Hình ảnh & Tiểu sử Lãnh đạo, Tướng lĩnh, Sỹ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam

<< < (45/102) > >>

panphilov:


Trung tướng Trần Linh (tên thật : Trần Như Linh, 1929) từng giữ các chức vụ : Phó Tư lệnh về Chính trị Bộ đội Biên phòng.

Huân chương Quân công (hạng Nhì, Ba), Huân chương Chiến công ( 1 hạng Nhì, 2 hạng Ba), Huân chương Chiến thắng (chống Pháp) hạng Nhì, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (hạng Nhất, Nhì, Ba), Huân chương Ít-xa-la (Nhân dân) hạng Nhất của Nhà nước Lào, Huy chương Quân kỳ quyết thắng, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng.

Thiếu tướng (12.1985), Trung tướng (12.1992).

Trung tướng Trần Linh nguyên quê tại xã Cự Khôi, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Lớn lên tại thị trấn Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Tháng 7 năm 1945, ông tham gia Đội Thiếu niên Tiền phong cứu quốc, làm liên lạc cho Việt Minh hoạt động tại thị trấn Ninh Giang. Tham gia giành chính quyền tại thị trấn trong Cách mạng tháng 8.

Tháng 4 năm 1946, ông nhập ngũ vào Đội tuyên truyền vũ trang ở Tiểu đoàn Quảng Yên ; 8.1946, học lớp đào tạo Chính trị viên Trung đội của Khu 3, sau khi tốt nghiệp ông là Chính trị viên Trung đội đóng quân ở Đồ Sơn, tham gia chiến đấu ở mặt trận Hải Phòng Đồ Sơn Kiến An ; 3.1947, Chính trị viên Trung đội Tiểu đoàn 160 (Phủ Thông) chủ lực cơ động của Bộ Quốc phòng (sau chuyển thành Tiểu đoàn 11) ; 9.1949, Chính trị viên đại đội thuộc Tiểu đoàn 11 Trung đoàn 141 Đại đoạn 308, sau Trung đòan này chuyển về Đại đoàn 312 ; 1.1951, Trưởng tiểu ban Tuyên huấn Trung đoàn 141-Ba vì Anh dũng ; 1.1952, Chính trị viên phó (1952-1953), Chính trị viên Tiểu đoàn 11 kiêm Bí thư Tiểu đoàn ủy ; 6.1954, Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn 209 – Sông Lô anh hùng – Đại đoàn 312 rồi đi học Trường Quân chính Bắc Sơn, Trưởng Ban Tuyên huấn Đại đoàn 312.

Tháng 10 năm 1955, ông là Phó Chủ nhiệm Chính trị Đại đoàn 325 Quân khu 4 ; 1958, đi học Trung cao Chính trị tại Trường Chính trị Trung cao ; 8.1959, Phó Chủ nhiệm Phòng Chính trị, trực tiếp phụ trách Chủ nhiệm Khoa Công tác Đảng công tác Chính trị Trương Trung cao Chính trị ; 1962, đi học tại Học viện Quân chính Lê-nin (Liên Xô).

Sau khi về nước, năm 1965 ông làm công tác biên soạn giáo khoa công tác Đảng, công tác Chính trị đại đội tại Tổng Cục Chính trị ; 3.1966, Cục phó Cục Chính trị kiêm Trưởng Phòng Tổ chức Học viện Chính trị ; 8.1966, Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Phòng không Quân khu 4 kiêm Bí thư Đảng ủy Bộ Tư lệnh Phòng không Quân khu ; 12.1968, Chính ủy Bộ Tư lệnh Phòng không nam Khu 4, Chính ủy Sư đoàn Phòng không 375 ; 4.1969, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 4 ; 6.1970, Phó Chủ nhiệm Chính trị Học viện Chính trị, Đảng ủy viên nhà trường .

Năm 1978, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Chủ nhiệm Chính trị Binh đoàn 687 Quân tình nguyện và chuyên gia Quân sự tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ; 7.1981, Chủ nhiệm Chính trị Bộ đội Biên phòng Bộ Quốc phòng ; 10.1985, Phó Tư lệnh về Chính trị Bộ đội Biên phòng Bộ Quốc phòng (từ tháng 6 năm 1986 chuyển về Bộ Nội vụ) cho đến khi nghỉ hưu tháng 5 năm 1998.




panphilov:


Trung tướng Phó Giáo sư Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Phan Thu (tên thật : Phan Hữu Thu, 16.06.1931) từng giữ các chức vụ : Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng và Kinh tế, Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật Bộ Quốc phòng, Viện trưởng Viện Kỹ thuật Quân sự, Cục trưởng Cục Kỹ thuật Quân chủng Phòng không, Cục phó Cục Kỹ thuật Quân chủng Phòng không Không quân.

Huân chương Quân công hạng Nhì, Huân chương Chiến công (hạng Nhất, Ba) Huân chương Chiến thắng (chống Pháp) hạng Ba, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương Chiến sĩ (hạng Nhất, Ba), Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (hạng Nhất, Nhì, Ba), Huy chương Quân kỳ quyết thắng, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng.

Khi tuyên dương Anh hùng ông là Đại úy, Kỹ sư vô tuyến điện thuộc Bộ Tham mưu Quân chủng Phòng không Không quân.

Thiếu tướng (12.1985), Trung tướng (8.1990).

Trung tướng Phan Thu quê tại xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây. Tháng 1 năm 1947, ông là Đoàn viên thanh niên cứu quốc, phụ trách công tác thiếu nhi và tham gia dạy bình dân học vụ ; 1.1948, là hoc sinh và làm công tác vận đông học sinh ở Trường Nguyễn Huệ (tỉnh Hà Đông) ; 1.1949, đi học và công tác vận động học sinh Trường Ngô Sĩ Liên (tỉnh Bắc Giang) ; 1.1950, tham gia Đại hội Thanh niên Việt Nam lần thứ nhất (tháng 2 năm 1950), là cán bộ Trung ương Đoàn Thanh niên Việt Nam (Ban vận đông sinh Trung ương) ; 5.1950, nhập ngũ và theo học Trường Lục quân khóa 6 chuyên ngành Pháo binh ; 6.1951, Trung đội trưởng, cán bộ khung và là giáo viên Trường Lục quân khóa 7 và 8 ; 5.1954, được cử đi học lớp Ra-đa, pháo cao xạ 88mm ở Đông Bắc Trung Quốc.

Tháng 3 năm 1955, ông là Tổ trưởng giáo viên lớp chuyển Binh chủng Ra-đa thuộc Đại đoàn Phòng không 367 ; 9.1955, Trợ lý Ra-đa Phòng Tham mưu Đại đoàn Phòng không 367 ; 11.1958, Trợ lý Ra-đa Phòng Tham mưu Bộ Tư lệnh Phòng không ; 22.10.1963, Trợ lý Ra-đa Phòng Tham mưu Quân chủng Phòng không Không quân ; 9.1967, Đội trưởng đội nhiễu Bộ Tham mưu Quân chủng Phòng không Không quân ; 10.1968, Phó Phòng nghiên cứu Khoa học Quân chủng Phòng không Không quân ; 9.1969, Phó Phòng Quân báo Bộ Tham mưu Quân chủng Phòng không Không quân ; 1.1970, Phó Phòng Quân báo kiêm Tiểu đoàn trưởng Tiểu dodàn nhiễu Quân chủng Phòng không Không quân ; 10.1970, Phó Phòng nghiên cứu Khoa học Quân sự Bộ Tham mưu Quân chủng Phòng không Không quân, 3.1972, Trưởng Phòng nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Cục Kỹ thuật Quân chủng Phòng không Không quân ; 3.1975, Cục phó Cục Kỹ thuật Quân chủng Phòng không Không quân.

Tháng 6 năm 1977, ông là Cục trưởng Cục Kỹ thuật Quân chủng Phòng không kiêm Bí thư Đảng ủy Cục Kỹ thuật ; 5.1979, Viện phó Viện Kỹ thuật Quân sự Tổng cục Kỹ thuật ; 8.1981, Viện trưởng Viện Kỹ thuật Quân sự ; 12.1987, đồng Chủ tịch Ủy ban phối hợp Trung tâm nhiệt đới Việt Xô, Chủ tịch Phân ban Việt Nam trong Trung tâm nhiệt đới ; 6.1988, Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật Bộ Quốc phòng ; 4.1989, Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng và Kinh tế Bộ Quốc phòng ; 7.1993, Giám đốc Công ty Kinh tế Kỹ thuật GAET ; 11.1993, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng và Kinh tế.

Trung tướng Phan Thu là Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 6, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 7 và là Đại biểu Quốc hội khóa 8 và 9. Ông nghỉ hưu ngày 5 tháng 1 năm 1997.




panphilov:


Thiếu tướng Phạm Đăng Ty (bí danh : Hà, Hồng Bắc ; 23.07.1926) từng giữ các chức vụ : Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Chính trị Quân sự.

Huân chương Độc lập hạng Nhì, Huân chương Quân công (hạng Nhì, Ba), Huân chương Chiến thắng (chống Pháp) hạng Nhì, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ (hạng Nhất, Ba), Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (hạng Nhất, Nhì, Ba), Huy chương Quân kỳ quyết thắng, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng, Huy chương Vì sự nghiệp Giải phóng Thủ đô, Huy chương Vì thế hệ trẻ, Huy chương Vì sự nghiệp Hàng không Việt Nam.

Thiếu tướng (12.1984).

Thiếu tướng Phạm Đăng Ty quê tại xã Dỵ Sử, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Năm 1944, ông tham gia Thanh niên cứu quốc tại quê nhà ; 1945, ông theo học lớp Quân chính đầu tiên tại Hà Nội rồi trở về làm Chính trị viên Huyện đội Kim Động ; 1946, tham gia chiến đấu đánh địch ở Hải Phòng rồi về Trung đoàn 34 (Khu 3) bảo vệ thành phố Nam Định ; 1948, Chính trị viên Đại đội Độc lập (Đại đội 100) Trung đoàn 34 (nay là Trung đoàn Tất Thắng), hoạt đồng vùng địch hậu (tỉnh Hà Nam), huyện ủy viên huyện Lý Nhân (tỉnh Hà Nam) ; 7.1948, Chính trị viên Đại đội 245 Tiểu đoàn 11 (Phủ Thông, Thái Nguyên) Đại đoàn 308 chủ lực Bộ ; 1950, được cử đi học Trường Nguyễn Ái Quốc, phụ trách công tác Tổ chức Trung đoàn 141 (Ba Vì anh dũng), Phó Ban Tổ chức Đại đoàn 312, Chính trị viên Tiểu đoàn 232 Đại đoàn 312 ; 1953, Chính trị viên Tiểu đoàn pháo cao xạ 394 Trung đoàn pháo cao xạ 367.

Tháng 10 năm 1955, ông là Phó Chính ủy Trung đoàn pháo cao xạ 685 (Trung đoàn pháo cao xạ 250) Đại đoàn pháo cao xạ 367 ; 3.1957, Chính ủy Trung đoàn pháo cao xạ 689 (Trung đoàn pháo cao xạ 240) Đại đoàn pháo cao xạ 367 ; 8.1957, Trưởng phòng Cán bộ Đại đoàn pháo cao xạ 367 ; 3.1958, Trưởng Phòng Cán bộ Bộ Tư lệnh Phòng không ; 9.1959, Chính ủy Trung đoàn Ra-đa 290 Bộ Tư lệnh Phòng không ; 10.1960, đi học tại Trường Chính trị Trung cao khóa 4 ; 3.1962, Phó Chủ nhiệm Chính trị Bộ Tư lệnh Phòng không ; 10.1963, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Phòng không Không quân.

Năm 1965, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Chính ủy Trung đoàn Tên lửa 236 Quân chủng Phòng không Không quân, Đảng ủy viên Quân chủng, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Phòng không Không quân ; 6.1966, Chính ủy Sư đoàn Phòng không Hà Nội (Sư đoàn 361-Cận vệ Đỏ), Bí thư Đảng ủy Sư đoàn ; 3.1967, Phó Chính ủy kiêm Chủ nhiệm Chính trị Bộ Tư lệnh Tên lửa, Đảng uy rviên Bộ Tư lệnh Tên lửa ; 3.1968, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Phòng không Không quân, Đảng ủy viên Quân chủng ; 8.1971, Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Phòng không Không quân.

Tháng 2 năm1976, ông chuyển sang giữ chức vụ Tổng Cục phó Tổng cục Hàng không Dân dụng Việt Nam ; 1980, đi học tại Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc ; 6.1981, Phó Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Chính trị Quân sự Bộ Quốc phòng ; 8.1987, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam cho đến khi về hưu năm 1991.




panphilov:


Thiếu tướng Trần Hiếu Tâm (tên thật : Trần Văn Luân, bí danh : Thanh Tâm ; 1925) từng giữ chức vụ : Phó Tư lệnh về trang bị kỹ thuật kiêm Chủ nhiệm Kỹ thuật Quân khu Thủ đô, Cục trưởng Cục quy hoạch và quản lý xây dựng cơ bản Bộ Quốc phòng, Tham mưu phó Tổng cục Hậu cần.

Huân chương Độc Lập hạng Nhì, Huân chương Quân công hạng Nhất, Huân chương Chiến công (hạng Nhì, Ba), Huân chương Chiến thắng (chống Pháp) hạng Nhì, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (hạng Nhất, Nhì, Ba) Huy chưong Quân kỳ quyết thắng, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng.

Thiếu tướng (12.1984).

Thiếu tướng Trần Hiếu Tâm quê tại Làng Vọc, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Trước Cách mạng ông theo học tại Hà Nội. Tháng 10 năm 1942, ông là Ủy viên Ban chấp hành Thanh niên cứu quốc Trường Kỹ nghệ Hà Nội rồi vào tự vệ chiến đấu ; 3.1945, là cán bộ Việt Minh huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang ; 6.1945, tham gia quân Giải phóng và theo học Trường Quân chính kháng Nhật tại Tân Trào, Việt Bắc.

Từ tháng 8 năm 1945, ông lần lượt giữ các chức vụ : Chính trị viên trung đội, đại đội, tiểu đoàn (Tiểu đoàn Hùng Vương), Chi đội giải phóng quân Trần Quốc Toàn (tức Trung đoàn 115 Phú Yên), Ủy viên Quân sự trong Ủy ban Hành chính kháng chiến tỉnh Phú Thọ ; 4.1947, chính trị viên Tiểu đoàn độc lập Hà Giang, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang, Ủy viên Quân sự Ủy ban hành chính kháng chiến tỉnh Hà Giang ; 6.1949, Chính trị viên Tiểu đoàn 542 Trung đoàn Lao Hà ; 10.1949, đi học bổ túc quân sự Trung cao cấp khóa Tổng phán công ; 3.1950, Chính trị viên Ban nghiên cứu Không quân Bộ Tổng tham mưu ; 7.1951, Trưởng phòng Chính trị Cục Quân báo Bộ Tổng Tham mưu ; 6.1954, Trưởng Phòng Điệp báo Cục Quân báo.

Tháng 11 năm 1955, ông đi học văn hóa và ngoại ngữ tại Kiến An ; 8.1956, đi học tại Học viện Quân sự Nam Kinh, Trung Quốc ; 10.1960, Cục phó Cục Trang bị vật tư Bộ Tổng Tham mưu ; 12.1963, Cục trưởng Cục Vật tư nhiên liệu Tổng cục Hậu cần.

Tháng 9 năm 1964, ông giữ chức vụ Tham mưu phó Bộ Tham mưu Tổng cục Hậu cần ; 3.1974, Cục trưởng Cục Quy hoạch và quản lý xây dựng cơ bản Bộ Quốc phòng.

Tháng 7 năm 1979, ông đi học tại Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc ; 8.1980, Phó Tư lệnh về trang bị kỹ thuật kiêm Chủ nhiệm Kỹ thuật Quân khu Thủ Đô cho đến khi nghỉ hưu tháng 10 năm 1987.




panphilov:


Thiếu tướng Cao Văn Chấn (08.03.1929) từng giữ chức vụ : Chủ nhiệm Chính trị kiêm Phó Bí thư Đảng ủy Quân khu Thủ đô.

Huân chương Quân công hạng Nhì, Huân chương Chiến công (hạng Nhất, Ba), Huân chưuơng Chiến thắng (chống Pháp) hạng Nhì, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (hạng Nhất, Nhì, Ba), Huy chương Quân kỳ quyết thắng, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng.

Thiếu tướng (12.1985).

Thiếu tướng Cao Văn Chấn quê tại xã Thanh Bình, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Tháng 1 năm 1947, ông tham gia Đoàn thanh niên rồi vào dân quân du kích tại địa phương ; 10.1947, nhập ngũ là chiến sĩ Đại đội 50, văn thư ban quân sự, phụ trách văn phòng Liên chi tỉnh đội Hải Dương ; 8.1949, học đào tạo chính trị viên đại đội Khu 3 (Trường Quân chính Lê Lợi) ; 1.1950, phái viên, Trợ lý Văn phòng Cục Chính trị (Tổng cục Chính trị) ; 10.1950, Phó Tiểu ban Tổ chức Trung đoàn 675, Chính trị viên Liên đội 755, Chính trị viên phó Tiểu đoàn 355, Chính trị viên Đại đội 756. Trưởng tiểu ban Tuyên huấn Trung đoàn 675 ; 4.1954, Phó tiểu ban, Trưởng tiểu ban tổ chức Trung đoàn Pháo binh 675 ; 8.1954, Trưởng tiểu ban tổ chức Trung đoàn 84, Phó Ban Tổ chức Sư đoàn 675, Trợ lý tổ chức cán bộ Bộ Tư lệnh Pháo binh.

Tháng 6 năm 1956, ông là Phái viên Cục Cán bộ Tổng cục Chính trị, Trợ lý Tổng cục Cán bộ Bộ Quốc phòng ; 1.1959, Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn 82 ; 8.1959, đi học bổ túc tại Trường trung cao chính trị ; 10.1960, Phó Chủ nhiệm Lữ đoàn Pháo binh 374 Bộ Tư lệnh Pháo binh ; 6.1961, Chính ủy Trung đoàn 82 (sau lấy lại tên cũ Trung đoàn 675) Bộ Tư lệnh Pháo binh.

Năm 1964, ông là Chính ủy Trung đoàn 675 Bộ Tư lệnh Pháo binh ; 6.1966, Chính ủy Trung đoàn Tên lửa Phòng không 263 thuộc Quân chủng Phòng không Không quân. Bộ Tư lệnh Tên lửa Quân chủng Phòng không Không quân (tháng 3 năm 1967) ; 3.1968, Chính ủy Trung đoàn Tên lửa Phòng không 236 Sư đoàn Phòng không 361 Quân chủng Phòng không Không quân ; 5.1968, Chủ nhiệm Chính trị Sư đoàn Phòng không 377 Quân chủng Phòng không Không quân ; 10.1969, Chủ nhiệm Chính trị Sư đoàn Phòng không 367 Quân chủng Phòng không Không quân, Đảng ủy viên Sư đoàn ; 10.1970, Phó Chính ủy Sư đoàn Phòng không 367, Ủy viên thường vụ Đảng ủy Sư đoàn ; 8.1971, Chính ủy Sư đoàn Phòng không 365 Quân chủng Phòng không Không quân, Bí thư Đảng ủy Sư đoàn, Đảng ủy viên Quân chủng.

Tháng 8 năm 1976, ông được cử giữ chức vụ Chính ủy Sư đoàn Phòng không 367 Quân chủng Phòng không Không quân, Bí thư Đảng ủy Sư dodàn, Đảng ủy viên Quân chủng ; 8.1979, đi học tại Học viện Quân sự cấp cao ; 12.1979, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu Thủ đô kiêm Tổng Biên tập báo Chiến sĩ Thủ đô (năm 1987), Đảng ủy viên Quân khu ; 10.1987, Chủ nhiệm Chính trị Quân khu Thủ đô, Phó Bí thư Đảng ủy Quân khu cho đến khi nghỉ hưu ngày 1 tháng 7 năm 1995.




Navigation

[0] Message Index

[#] Next page

[*] Previous page