Hình ảnh & Tiểu sử Lãnh đạo, Tướng lĩnh, Sỹ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam

<< < (42/102) > >>

panphilov:


Thiếu tướng Phó Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Kỹ thuật Hồ Thanh Minh (bí danh: Thanh, 15.05.1933) từng giữ các chức vụ: Cục phó Cục Quản lý Khoa học Công nghệ và Môi trường, Cục trưởng Cục quản lý Khoa học Kỹ thuật Quân sự Tổng cục Kỹ thuật, Phó Tư lệnh-Chủ nhiệm Hậu cần Quân chủng Không quân, Cục phó Cục Kỹ thuật  Quân chủng Không quân.

Huân chương Quân công hạng Nhì, Huân chương Chiến công hạng Ba, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (hạng Nhất, Nhì, Ba), Huy chương Quân kỳ quyết thắng, Huy chương Vì sự nghiệp Khoa học Công nghệ  và Môi trường, Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng.

Thiếu tướng (1992).

Thiếu tướng Hồ Thanh Minh quê tại xã Hải Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Ông nhập ngũ ngày 30 tháng 4 năm 1948 và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 1 tháng 1 năm 1955 (chính thức ngày 2 tháng 9 năm 1955).

Tháng 8 năm 1947, ông làm lien lạc cho Huyện ủy, huyện đội Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình; 4.1948, nhập ngũ là chiến sĩ liên lạc huyện đội Bố Trạch; 3.1951, được cử đi học Quân chính Liên khu 4; 9.1952, trưởng thành từ tiểu đội phó đến trung đội trưởng thuộc Đại đội 57 Tiểu đoàn 326 Trung đoàn 18.

Tháng 6 năm 1955, ông theo học tại Trường Văn hóa Kiến An; 9.1956, học đào tạo kỹ sư Không quân tại Học viện Kỹ thuật Không quân Giu-cốp-xki của Liên Xô; 10.1963, đại đội trưởng sau đó là tiểu đoàn phó kỹ thuật Trung đoàn Không quân 921.

Tháng 10 năm 1967, ông đi làm nghiên cứu sinh về động cơ máy bay tại Học viện Kỹ thuật Không quân Giu-cốp-xki; 3.1971, Trợ lý kỹ thuật, Phó phòng Máy bay, Phó phòng Nghiên cứu Cục Kỹ thuật Quân chủng Phòng không Không quân; 6.1977, Cục phó Cục Kỹ thuật Quân chủng Không quân.

Tháng 11 năm 1983, ông là Phó Tư lệnh kiêm Chủ nhiệm Hậu cần (cho đến 10.1988 thì thôi kiêm Chủ nhiệm) Quân chủng Không quân; 5.1989, Cục trưởng Cục Quản lý Khoa học Kỹ thuật Quân sự Tổng cục Kỹ thuật; 1.1993, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khoa học Côgn nghệ và Môi trường cho đến khi nghỉ hưu (7.1999).




panphilov:


Thiếu tướng Anh hung Lực lượng Vũ trang Nhân dân Nguyễn Hồng Nhị (bí danh: Hồng Việt, Trường Sơn; 22.12.1936) từng giữ các chức vụ: Tổng cục trưởng Tổng cục Hàng không Dân dụng Việt Nam, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân chủng Không quân.

Huân chương Quân công (hạng Nhì, Ba), 2 Huân chương Chiến công hạng Nhất, Huân chương Chiến công hạng Nhì, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (hạng Nhất, Nhì, Ba), Huy chương Quân kỳ quyết thắng, 8 Huy hiệu Bác Hồ, Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng.

Phi công trực tiếp chiến đấu, bắn rơi 8 máy bay Mỹ. Khi tuyên dương Anh hung ông là Đại úy, Trung đoàn phó Trung đoàn Không quân 921 Bộ Tư lệnh Không quân Quân chủng Phòng không Không quân.

Thiếu tướng (12.1985).

Thiếu tướng Nguyễn Hồng Nhị quê tại xã Hoài Sơn, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Tháng 5 năm 1952, ông là chiến sĩ Đại đội 104 Phòng Tham mưu Liên khu 5; 7.1953, chiến sĩ Đại đội 2 Tiểu đoàn 365 Trung đoàn 803 Liên khu 5; 1.1954, chiến sĩ, tiểu đội phó rồi tiểu đội trưởng thuộc Đại đoàn 324.

Tháng 3 năm 1960, ông được cử đi học tại Trường sĩ quan Lục quân; 3.1961, tiểu đội trưởng Đại đội 2 Tiểu đoàn 95 Trung đoàn Không quân 910; 10.1961, được cử đi học lái máy bay Mig 21 tại Trường Không quân Liên Xô.

Sau khi về nước tháng 11 năm 1964, ông là sĩ quan lái máy bay, Trung đội trưởng lái máy bay Trung đoàn Không quân 921 Quân chủng Phòng không Không quân; 8.1965; đại đội phó, đại đội trưởng Trung đoàn Không quân 921; 10.1968, Trung đoàn phó Trung đoàn Không quân 921; 1.1972, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Không quân 927 Bộ Tư lệnh Không quân Quân chủng Phòng không Không quân; 1973, đi học bổ túc tham mưu chỉ huy tại Học viện Không quân Liên Xô; 3.1975, được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Tư lệnh Sư đoàn Không quân 371 Quân chủng Phòng không Không quân.

Tháng 6 năm 1976, ông là Tư lệnh Sư đoàn Không quân 372 Quân chủng Phòng không Không quân cho đến tháng 8 năm 1978 được cử đi học tại Học viện Chính trị cấp cao; 3.1979, Tư lệnh Sư đoàn Không quân 372 Quân chủng Không quân; 7.1980, đi học bay chuyển loại Su 22 tại Liên Xô đến hết tháng 11 năm 1980; 8.1982, Sư đoàn trưởng Sư đoàn Không quân 370 Quân chủng Không quân; 2.1987, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân chủng Không quân; 4.1988, Tổng cục phó Tổng cục Hàng không Dân dụng Việt Nam cho đến tháng 10 năm 1990 là Tổng Cục trưởng kiêm Tổng Giám đốc Tổng công ty Hàng không Việt Nam; 1993, Tổng Giám đốc, Củ tịch Hội đồng quản trị, Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng Việt Nam. Thiếu tướng Nguyễn Hồng Nhị nghỉ hưu tháng 5 năm 1998 tại thành phố Hồ Chí Minh.





panphilov:


Thiếu tướng Ngô Huynh (bí danh: Kim Anh, 06.12.1934 – 10.02.1999) từng giữ các chức vụ: Tư lệnh Quân chủng Phòng không, Hiệu trưởng Trường sĩ quan Phòng không kiêm Phó Bí thư Đảng ủy nhà trường.

Huân chương Quân công hạng Ba, Huân chương Chiến công hạng Ba, Huân chương Chiến thắng (chống Pháp) hạng Ba, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (hạng Nhất, Nhì, Ba), Huy chương Quân kỳ quyết thắng, Huy chương Vì sự nghiệp Khoa học và Công nghệ, Huy chương Vì thế hệ trẻ, Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng.

Thiếu tướng (8.1990).

Thiếu tướng Ngô Huynh quê tại xã Hưng Phú, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Tháng 3 năm 1949, ông làm liên lạc cho thôn đội, xã đội Hưng Phú, tham gia dạy bình dân học vụ; 12.1953, nhập ngũ là chiến sĩ đoàn 44 Đại đội 71 Tiểu đoàn 417 Trung đoàn 154 Công binh; 7.1954, chiến sĩ vần vụ liên lạc Trung đoàn 154.

Tháng 12 năm 1955, ông là chiến sĩ thông tin thu phát Trung đoàn 151 Cục Công binh; 12.1957, văn thư kiêm Quân kí viên Đại đội 1 Trung đoàn 151 Cục Công binh; 6.1958, được cử đi học Trường Văn hóa Cục Công binh; 1.1959, theo học Trường sĩ quan Công binh; 10.1959, tiếp tục học tại Trường Văn hóa Công Nông Trung ương; 10.1960, theo học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội chuyên ngành Vô tuyến điện; 6.1964, học tiếng Nga tại Trường Văn hóa Lạng Sơn; 10.1964, đi thực tập tại xưởng Thông tin Bộ Tổng Tham mưu.

Tháng 5 năm 1965, ông là Đại đội trưởng Đại đội 1 Tiểu đoàn 81 Trung đoàn tên lửa 238 Quân chủng Phòng không Không quân, cơ động chiến đấu vào chiến trường Quân khu 4, tham gia phục kích đánh máy bay B52 thuộc Mặt trận B5; 3.1968, Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 81 Trung đoàn Tên lửa 238 Sư đoàn Phòng không 375 Quân chủng Phòng không Không quân; 10.1968, quyền Tiểu đoàn trưởng, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 83 Trung đoàn Tên lửa Phòng không 238, Trung đoàn Tên lửa Phòng không 237 (12.1970), Sư đoàn Phòng không 367 Quân chủng Phòng không Không quân; 8.1971, Trợ lý tác chiến Phòng Tham mưu Sư đoàn Phòng không 363; 10.1971, Trung đoàn phó, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Tên lửa Phòng không 238 Sư đoàn Phòng không 363 Quân chủng Phòng không Không quân.

Tháng 9 năm 1975, ông đi học bổ tục chỉ huy Phòng không ở Học viện Phòng không quốc gia Liên Xô; 3.1976, phụ trách Tham mưu phó, Tham mưu phó Sư đoàn Phòng không 363 Quân chủng Phòng không Không quân; 6.1977, Tham mưu phó Sư đoàn Phòng không 363 Quân chủng Phòng không; 5.1978, Phó Tư lệnh Sư đoàn Phòng không 363 Quân chủng Phòng không; 9.1980, đi học bổ túc tại Học viện Quân sự cấp cao; 9.1981, quyền Sư đoàn trưởng, Sư đoàn phó, Sư đoàn trưởng Sư đoàn Phòng không 363, Phó bí thư Đảng ủy Sư đoàn (12.1983); 8.1986, Sư đoàn trưởng Sư đoàn Phòng không 361 Quân chủng Phòng không, phó Bí thư Đảng ủy Sư đoàn; 1.1988, Phó Tham mưu trưởng Quân chủng Phòng không, Đảng ủy viên Bộ Tham mưu; 5.1989, được cử giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường sĩ quan Phòng không, Phó Bí thư Đảng ủy nhà trường; 5.1991, Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Quân chủng; 2.1992, học bổ túc chương trình A Học viện Chính trị Quân sự; 12.1993, Tư lệnh Quân chủng Phòng không, Ủy viên thường vụ Đảng ủy, phó Bí thư Đảng ủy Quân chủng cho đến khi mất ngày 10 tháng 2 năm 1999.

panphilov:


Thiếu tướng Vũ Ngọc Diệp (05.09.1938) từng giữ các chức vụ: phó Chánh thanh tra Bộ Quốc phòng, Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không.

Huân chương Quân công hạng Ba, Huy chương Chiến thắng (chống Pháp) hạng Nhì, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (hạng Nhất, Nhì, Ba), Huy chương Quân kỳ Quyết thắng, Huy chương Vì thế hệ trẻ, Huy chương Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn, Huy chương Vì sự nghiệp giải phóng Phụ nữ, Huy chương Vì sự nghiệp Khoa học và Công nghệ, Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng.

Thiếu tướng (10.1994).

Thiếu tướng Vũ Ngọc Diệp quê tại thôn Bái Dương, xã Nam Dương, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Tháng 12 năm 1953, ông tham gia thanh niên xung phong thuộc Đội 38 Đại đội 279; 2.1954, nhập ngũ là chiến sĩ Trung đoàn 77 rồi Đại đội 223 Tiểu đoàn 29 Trung đoàn 88 Đại đoàn Quân tiên phong  tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tháng 4 năm 1955, ông được cử đi học trắc thủ Ra-đa RZ-II Đại đoàn Phòng không 367; 10.1958, kỹ thuật viên Ra-đa Trung đoàn pháo cao xạ 230 Bộ Tư lệnh Phòng không; 3.1960, giáo viên Ra-đa Trường tập huấn Bộ Tư lệnh Phòng không; 7.1963, trợ lý Trung đoàn 228B Bộ Tư lệnh Phòng không (từ 22 tháng 10 năm 1963 là Quân chủng Phòng không Không quân).

Tháng 5 năm 1965, ông là Đại đội phó, Đại đội trưởng Đại đội 1 Tiểu đoàn 61 Trung đoàn Tên lửa Phòng không 236 Quân chủng Phòng không Không quân; 7.1967, giáo viên Kỹ thuật Tên lửa Tiểu đoàn 5, Phó ban rồi Trưởng ban binh khí Tên lửa Khoa Tên lửa Trường sĩ quan Phòng không Quân chủng Phòng không Không quân; 6.1972, quyền Tiểu đoàn trưởng, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 168 Trung đoàn Tên lửa Phòng không 276 Quân chủng Phòng không Không quân; được cử đi học chuyển loại tên lửa ở Liên Xô; 4.1973, Tham mưu phó Trung đoàn Tên lửa Phòng không 276 Sư đoàn 361 Quân chủng Phòng không Không quân.

Tháng 6 năm 1977, ông là Trợ lý Phòng Tác chiến Bộ Tham mưu Quân chủng Phòng không; 8.1977, Trưởng Ban Kế hoạch Phòng Tham mưu Cục Kỹ thuật Quân chủng Phòng không; 3.1978, Trung đoàn phó Trung đoàn Tên lửa Phòng không 276 Sư đoàn Phòng không 361 Quân chủng Phòng không; 8.1978, theo học tiếng Nga tại Trường Văn hóa Quân đội; 8.1979, Trung đoàn phó Trung đoàn Tên lửa 276 Sư đoàn Phòng không 361 Quân chủng Phòng không; 8.1980, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Tên lửa Phòng không 236 Sư đoàn Phòng không 361 Quân chủng Phòng không; 10.1982, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn Tên lửa Phòng không 236 Sư đoàn Phòng không 361, Quân chủng Phòng không; 9.1983, đi học bổ túc lớp Trung đoàn Tên lửa Phòng không Trường Sĩ quan Tên lửa Ra-đa Quân chủng Phòng không; 11.1984, Sư đoàn phó kiêm Tham mưu trưởng Sư đoàn Phòng không 365, Quân chủng Phòng không; 12.1987, Sư đoàn trưởng Sư đoàn Phòng không 365, Quân chủng Phòng không; 3.1989, đi học bổ túc tại Liên Xô; 4.1989, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân chủng Phòng không cho đến 9.1993 thôi kiêm Tham mưu trưởng; 2.1996, ông chuyển sang làm Phó Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng cho đến khi về hưu ngày 1 tháng 5 năm 2002.




pallmall:
Bác panphilov có tài liệu về tiểu sử của Thiếu tướng Đặng Quang Long ở quân khu 7 kô  ah? nếu có bác pót cho e đọc với nhé .
Cám ơn bác trước !

Navigation

[0] Message Index

[#] Next page

[*] Previous page