Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:11:31 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hình ảnh & Tiểu sử Lãnh đạo, Tướng lĩnh, Sỹ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam  (Đọc 825448 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #180 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2009, 04:53:39 am »


Thiếu tướng Nguyễn Quang Bích (tên thật : Phùng Quang Bích, bí danh Chiến, 16.08.1922), nguyên : Chủ nhiệm Khoa Quân chủng (Khoa Chỉ huy Tham mưu) Học viện Quân sự cấp cao, Phân viện phó Phân viện nghiên cứu chiến lược Học viện Quân sự cấp cao, Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không Không quân ; Phó Tư lệnh Đường Trường Sơn.

Huân chương Quân công (hạng Nhất, Nhì), Huân chương Chiến công hạng Nhì, Huân chương Chiến thắng chống Pháp hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương Chiến sĩ Giải phóng hạng Ba, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (hạng Nhất, Nhì, Ba), Huy chương Quân kỳ quyết thắng, Huy hiệu 40 và 50 tuổi Đảng.

Thiếu tướng (02.1983).


Thiếu tướng Nguyễn Quang Bích quê tại Thọ Lão, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Ông tham gia Cách mạng ngày 20 tháng 8 năm 1945, là chiến sĩ, tiểu đôi phó, tiểu đội trưởng, trung đội phó, trung đội trưởng, đại đội phó, đại đội trưởng Giải phóng quân Hà Nội. Khi thực dân Pháp núp bóng quân Anh trở lại xâm lược Nam Bộ, ông tham gia đoàn quân Nam tiến vào chiến đấu tại chiến trường Nam Trung bộ. Tháng 3 năm 1946, ông giữ chức vụ Chi đội phó Chi đội Kon Tum Liên khu 5. Tháng 5 năm 1956, được cử giữ chức vụ Tham mưu trưởng Trung đoàn 94 Liên khu 5.

Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông lần lượt giữ các chức vụ : Trung đoàn phó Trung đoàn 95 Liên khu 5 (12.1946) ; Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 50 Trung đoàn 120 Liên khu 5 (1947) ; Trung đoàn phó Trung đoàn 108 Quảng Nam Đà Nẵng (1948) ; Tham mưu phó Mặt trận miền Tây (1952) ; Trung đoàn phó Trung đoàn Pháo cao xạ 367 thuộc Đại đào Pháo binh 351 tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ trên cương vị Chỉ huy trưởng Pháo cao xạ (1953) ; Trung đoàn trưởng rồi Tham mưu phó Đại đoàn Pháo cao xạ Bộ Tư lệnh Pháo binh (10.1954).

Sau hiệp định Giơ-ne-vơ, năm 1956 ông được cử đi học Pháo cao xạ ở Trung Quốc. Trở về nước, tháng 10 năm 1960 ông được cử giữ chức vụ Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Phòng không cho đến tháng 10 năm 1963 là Tham mưu trưởng Quân chủng Phòng không Không quân.

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông lần lượt giữ các chức vụ : Phụ trách chỉ huy Pháo binh (pháo binh cao xạ Nam Bộ), Chủ nhiệm phòng không miền Nam, Thường vụ Đảng ủy Pháo binh miền Nam ; tháng 12.1966, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Phòng không Hà Nội Quân chủng Phòng không Không quân ; tháng 8.1970, Phó Tư lệnh Đoàn 559 phụ trách lực lượng Phòng không Trường Sơn ; tháng 9.1972, Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không Không quân, Đảng ủy viên Quân chủng, trực tiếp chỉ huy trận đánh đầu tiên của Quân chủng trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không ; 10.1973, Trưởng đoàn đi nghiên cứu các chiến trường miền Nam ; tháng 8.1974, được cử đi học tại Trường Cao đẳng Phòng không Ô-đéc-xa của Liên Xô.

Trở về nước, ông lần lượt giữ các chức vụ : tháng 7.1975, Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không Không quân ; tháng 6.1977, Trưởng Khoa chỉ huy Học viện Quân sự cấp cao ; tháng 5.1979, Phân viện phó Phân viện nghiên cứu chiến lược Học viện Quân sự cấp cao ; tháng 9.1983, Chủ nhiệm Khoa Quân chủng (Khoa chỉ huy tham mưu) Học viện Quân sự cấp cao cho đến khi nghỉ hưu tháng 7 năm 1989.




« Sửa lần cuối: 05 Tháng Mười Hai, 2011, 02:31:21 am gửi bởi panphilov » Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #181 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2009, 07:08:41 pm »


Trung tướng Trần Nhẫn (tên thật : Trần Văn Nhẫn, bí danh : Trần Ánh, 02.08.1927), từng giữ các chức vụ Tư lệnh Quân chủng Phòng không, Hiệu phó Trường Sĩ quan Phòng không, HIệu trưởng Trường Trung cấp Kỹ thuật Phòng không, Cục phó Cục Kỹ thuật Quân chủng Phòng không Không quân.

Ngoài ra ông từng là Đại biểu Quốc hội khóa 8.

Thiếu tướng (2.1983), Trung tướng (4.1989).

Huân chương Quân công (hạng Nhì, Ba), Huân chương Chiến công hạng Nhì, Huân chương Chiến thắng (chống Pháp) hạng Ba, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương Chiến thắng (chống Mỹ) hạng Ba, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (hạng Nhất, Nhì, Ba), Huy chương Quân kỳ quyết thắng, Huy hiệu 40 và 50 tuổi Đảng.


Trung tướng Trần Nhẫn quê tại thôn Thổ Ốc, xã Nhân Hưng, huyến Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Sớm lưu lạc vào Nam, trong Cách mạng tháng 8 ông nhập ngũ tham gia bảo vệ Chính quyền Cách mạng non trẻ và là chiến sĩ Giải phóng quân Chi đội Nguyễn Văn Vĩnh tại thành phố Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh ngày nay). Tháng 4.1946, ra Bắc là tiểu đội phó thuộc Đại đội Đặc vụ Vệ Quốc đoàn thành phố Hà Nội tham gia cuộc chiến 60 ngày đêm bảo vệ Hà Nội cuối năm 1946 và đầu năm 1947.

Tháng 4 năm 1947, ông được cử đi học tại Trường Quân chính Chiến khu 2. Tháng 8 năm 1947, trở về làm Cán sự Dân quân huyện Lạc Thủy rồi Cán sự Tham mưu Huấn luyện của Tỉnh đội Hà Nam. Năm 1950, ông được điều về làm cán sự Phòng Tham mưu Bộ Tư lệnh Liên khu 3. Năm 1952, theo học bổ túc Trung sơ cấp Bộ Tổng Tư lệnh. Năm 1953, sau khi hoàn thành khóa học, ông tham gia bộ đội chủ lực là Đại đội phó Đại đội 530 Tiểu đoàn 154 rồi Đại đội trưởng Đại đội 520 Trung đoàn Sông Lô Anh hùng (E209) trực thuộc Đại đoàn Chiến thắng (F312). Năm 1954, ông là Tiểu đoàn phó rồi Tiểu đoàn trưởng (9.1950) Tiểu đoàn 154 Trung đoàn Sông Lô Anh hùng của Đại đoàn 312.

Tháng 9.1955, ông được bổ nhiệm chức vụ Tham mưu phó Trung đoàn 209 Sư đòan 312. Tháng 1.1956, chuyển sang làm Tham mưu phó Trung đoàn cao xạ 685, Đại đoàn Phòng không 367 rồi theo học Trường Văn hóa Bộ Tổng Tư lệnh chuẩn bị đi học tại Học viện Pháo binh Lê-nin-grát và Trường Kỹ sư tên lửa Ki-ép thuộc Liên Xô cũ (8.1957).

Sau khi trở về nước, tháng 10 năm 1963 ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Trưởng Phòng cao xạ dã chiến Quân chủng Phòng không Không quân. Tháng 6.1964, Trung đoàn trưởng Trung đoàn pháo Phòng không 228 Quân chủng Phòng không Không quân. 2.1965, Trung đoàn phó Trung đoàn tên lửa Phòng không 238 Quân chủng Phòng không Không quân. 5.1965, quyền Trung đoàn trưởng Trung đoàn Tên lửa Phòng không 236 Quân chủng Phòng không Không quân. 10.1965, Trưởng Phòng Tác huấn Bộ Tham mưu Quân chủng Phòng không Không quân. 1967, ông phụ trách Hiệu phó Trường trung cấp Kỹ thuật Phòng không Quân chủng Phòng không Không quân. 10.1969, được bổ nhiệm chức vụ Cục phó Cục Kỹ thuật Quân chủng Phòng không Không quân. 6.1970, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Kỹ thuật PHòng không Quân chủng Phòng không Không quân rồi Hiệu phó Trường Sĩ quan Phòng không. 1.1971, Phó Tư lệnh Sư đoàn Phòng không 363 Quân chủng Phòng không Không quân. 6.1972, Phó Tư lệnh Sư đoàn Phòng không 361 Quân chủng Phòng không Không quân cho đến 6.1974 là Sư đoàn trưởng.

Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, tháng 6 năm 1977 ông được cử giữ chức vụ Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân chủng Phòng không, Đảng ủy viên Quân chủng. Tháng 9 năm 1979, được cử đi học lớp Bổ túc lý luận Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc. Tháng 8.1980, tiếp tục giữ chức vụ Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân chủng Phòng không, Đảng ủy viên Quân chủng. Tháng 9.1981, theo học tại Học viện Quân sự cấp cao rồi đi học bổ túc tại Học viện Vô-rô-si-lốp của Liên Xô (9.1982). Sau khi về nước, tháng 12 năm 1983 ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Tư lệnh Quân chủng Phòng không và là Ủy viên thường vụ Đảng ủy Quân chủng cho đến khi về hưu ngày 1 tháng 11 năm 1995. Trung tướng Trần Nhẫn là Đại biểu Quốc hội khóa 8.



« Sửa lần cuối: 05 Tháng Mười Hai, 2011, 02:32:22 am gửi bởi panphilov » Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #182 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2009, 07:32:15 pm »


Trung tướng Lương Hữu Sắt (bí danh : Mạnh Thắng, 17.07.1927) từng giữ các chức vụ : Phó Chủ nhiệm kiêm Bí thư Đảng ủy Tổng cục Kỹ thuật, Phó Tư lệnh Quân chủng Không quân, Chủ nhiệm Kỹ thuật Quân chủng Phòng không Không quân, Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh ra-đa Quân chủng Phòng không Không quân, quyền Phó Chủ nhiệm Kỹ thuật Hậu cần Quân chủng Phòng không Không quân.

Huân chương Quân công (hạng Nhì, Ba), Huân chương Chiến công hạng Nhì, Huân chương Chiến thắng chống Pháp hạng Nhì, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (hạng Nhất, Nhì, Ba), Huy chương Quân kỳ quyết thắng, Huy hiệu 40 và 50 năm tuổi Đảng.

Thiếu tướng (4.1984), Trung tướng (6.1992).


Ông quê tại thôn Mai Xá Hạ, xã Xuân Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Nhập ngũ tháng 6 năm 1946. Được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 5 năm 1946 (chính thức tháng 12 năm 1946). Tham gia Cách mạng từ tháng 3 năm 1945 trong Đoàn thanh niên cứu quốc rồi Mặt trận Việt Minh tại quê.

6.1946, ông là Chính trị viên Trung đội thuộc Đại đội 12, Tiểu đoàn Lê Trực thuộc tỉnh đội Quảng Bình. 1.1947, Trung đội trưởng chiến đấu ở Mặt trận Đường 9 tỉnh Quảng Trị. 3.1947, Trung đội trưởng chiến đấu ở Mặt trận Quảng Bình. 5.1947, là Đại đội phó rồi Đại đội trưởng Đại đội 1 (Lệ Thủy) chiến đẩu ở Quảng Bình. 6.1950, Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 229 tỉnh Quảng Bình. 9.1951, theo học bổ túc trung cấp Lục quân khóa 7. 10.1953, được cử vào làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 302 miền Đông Nam Bộ.

5.1955, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Trung đoàn phó Trung đoàn 4 Pháo binh trực thuộc Đại đoàn Nam Bộ (F330). 12.1955, Chủ nhiệm Pháo binh Sư đoàn 328 rồi Sư đoàn 324. 3.1958, Trung đoàn phó Trung đoàn ra-đa 290 trực thuộc Bộ Tư lệnh Phòng không. 11.1963, được cử đi học ra-đa tại Học viện Phòng không Liên Xô.

Sau khi về nước, tháng 8 năm 1964 ông là Trung đoàn trưởng Trung đoàn ra-đa 290 Quân chủng Phòng không Không quân. 5.1965, Chỉ huy trưởng Công trường 300 Quân chủng Phòng không Không quân. 6.1966, Phụ trách Phó Chủ nhiệm Kỹ thuật Hậu cần Quân chủng Phòng không Không quân. 3.1967, Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh ra-đa (Sư đoàn 373) Quân chủng Phòng không Không quân. 10.1969, Chủ nhiệm Kỹ thuật Quân chủng Phòng không Không quân.

6.1977, ông được cử giữ chức vụ Phó Tư lệnh Quân chủng Không quân. 8.1980 đươc cử đi học tại Trường Nguyễn Ái Quốc và sau đó giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật (6.1981). 10.1987, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật kiêm Cục trưởng Cục Vũ khí đạn, Tổng cục Kỹ thuật, Bí thư Đảng ủy Cục. 4.1989, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật, Bí thư Đảng ủy Tổng cục cho đến khi về hưu tháng 1 năm 1994. Trung tướng Lương Hữu Sắt hiện đang sống tại thành phố Hà Nội.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Mười Hai, 2011, 02:33:27 am gửi bởi panphilov » Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #183 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2009, 05:17:35 am »


Trung tướng Hoàng Ngọc Diêu (3.5.1925) từng giữ các chức vụ : Tổng cục trưởng Tổng cục Hàng không dân dụng, Cục phó Cục Tác chiến Bộ Tổng Tham mưu, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân chủng Phòng không Không quân.

Huân chương Độc lập hạng Nhì, Huân chương Quân công hạng Nhất, Huân chương Quân công hạng Ba, Huân chương Chiến công hạng (hạng Nhì, Ba), Huân chương Chiến thắng chống Pháp hạng Nhì, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (hạng Nhất, Nhì, Ba), Huy chương Quân kỳ Quyết thắng, Huy hiệu 40 và 50 năm tuổi Đảng.

Thiếu tướng (1.1979), Trung tướng (1.1986).


Trung tướng Hoàng Ngọc Diêu quê ở xã Phong Hiền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên, ông tham gia Cách mạng tháng 6 năm 1945-là Chủ nhiệm Việt Minh tổng Hiền Lương, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên. Tháng 8 năm 1945, ông tham gia giành chính quyền tại địa phương, là Ủy viên Ban chấp hành Việt Minh rồi Bí thư cứu quốc huyện Phong Điền. Tháng 4 năm 1946, ông nhập ngũ và là đội trưởng Đội cảm tử Huế thuộc Trung đoàn Trần Cao Vân.

5.2947, ông là đại đội trưởng Đại đội 3 Tiểu đoàn 16 Trung đoàn Trần Cao Vân. 6.1948, theo học lớp bổ túc sơ cấp của Bộ Quốc phòng. 1.1950, tiểu đoàn phó Tiểu đoàn rồi Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 238 Trung đoàn 101 (11.1950). 3.1951, Tham mưu trưởng Trung đoàn 101 Sư đoàn 325. 12.1951, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 319 Trung đoàn 101. 12.1952, ra học lớp chỉnh huấn khóa 7 ở Bộ Quốc phòng. 4.1953, trưởng Ban Tác huấn Sư đoàn 325. 10.1953, Trung đoàn phó rồi Trung đoàn trưởng Trung đoàn 101 Đại đoàn 325 (Trị Thiên Huế) (12.1954).

2.1955, ông là Trưởng phòng Kế hoạch Ban nghiên cứu sân bay rồi Tham mưu trưởng Cục Không quân. 2.1960, đi học tại Học viện Không quân Bắc Kinh, Trung Quốc.

Sau khi trở về nước, 10.1963 ông được bổ nhiệm làm Tham mưu phó thứ nhất Bộ Tư lệnh Phòng không Không quân. 1.1966, Tham mưu trưởng Không quân trực thuộc Quân chủng Phòng không Không quân. 3.1967, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh không quân Quân chủng Phòng không Không quân. 6.1968, Tham mưu phó Quân chủng Phòng không Không quân. 10.1969, Tham mưu trưởng Quân chủng Phòng không Không quân. 3.1974, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân chủng Phòng không Không quân.

12.1975, ông chuyển sang làm Tổng cục trưởng Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam. 8.1976, tiếp tục giữ chức vụ Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân chủng Phòng không Không quân. 12.1976, được cử đi học bổ túc tại Học viện Bộ Tổng Tham mưu Vô-rô-si-lốp của Liên Xô. 6.1977, Cục phó Cục Tác chiến Bộ Tổng Tham mưu. 9.1978, tiếp tục giữ chức vụ Tổng cục trưởng Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam. 7.1981, là Phái viên Bộ Tổng Tham mưu cho đến tháng 7 năm 1987 tiếp tục giữ chức vụ Tổng cục trưởng Tổng cụ Hàng không dân dụng Việt Nam. Ông được Nhà nước và Quân đội cho nghỉ hưu tháng 9 năm 1989.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Mười Hai, 2011, 02:34:38 am gửi bởi panphilov » Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #184 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2009, 05:41:28 am »


Trung tướng Vũ Trọng Cảnh (tên thật : Vũ Đình Cảng, 2.4.192) từng giữ các chức vụ : Phó Tư lệnh về Chính trị kiêm Bí thư Đảng ủy Quân chủng Phòng không, Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Phòng không Không quân.

Huân chương Quân công (hạng Nhì, Ba), Huân chương Chiến công (hạng Nhất, Ba), Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Nhì, Huân chương Chiến công (hạng Nhất, Ba), Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (hạng Nhất, Nhì, Ba) Huân chương Tự do của nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Huy hiệu 40 và 50 năm tuổi Đảng.

Thiếu tướng (4.1984), Trung tướng (8.1990).


Trung tướng Vũ Trọng Cảnh quê tại thôn An Mỹ, xã Trung Đông, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Trong Cách mạng tháng 8 năm 1945, ông tham gia giành chính quyền tại địa phương, là ủy viên Ủy ban nhân dân của thôn phụ trách thiếu nhi.

Tháng 1 năm 1946, ông nhập ngũ là chiến sĩ liên lạc Đại đội 18 Tiểu đoàn 53 (Thái Bình) Trung đoàn 64 tham gia chiến đấu ở Hải Phòng, rồi sau đó là Đại đội 18 Trung đoàn 44 (sau đổi tên là Trung đoàn 42) Khu 3 ; 1.1947, được cử đi học lớp đào tạo Chính trị viên Trung đội của Khu 3, sau khi tốt nghiệp ông lần lượt giữ các chức vụ : Chính trị viên Trung đội Đại đội 73 Tiểu đoàn 182 Trung đoàn 64, Chính trị viên Trung đội Đại đội 74 Tiểu đoàn 59 Trung đoàn 42 rồi Bí thư Chính trị Đại đội đột kích số 2 Trung đoàn 64. 6.1948, tiếp tục đi học đào tạo Chính trị viên đại đội tại Trường Sĩ quan Lê Lợi của Khu 3, sau đó ông là Cán bộ địch vận Ban Chính trị Mặt trận Đường số 5, Bí thư Ban Chính trị Duyên Chiến đoàn Mặt trận đường 5 ; 1950, lần lượt giữ các chức vụ : Phái viên Chính trị Trung đoàn 42, Chính trị viên Đại đội 21 (53), Chính trị viên phó Tiểu đoàn 664 Trung đoàn 42, Chủ nhiệm cung cấp Trung đoàn 42 rồi theo học chỉnh huấn khóa 7, sau đó được điều sang làm Phái viên Tổng cục Hậu cần Bộ Tổng Tư lệnh và đi học chỉnh quân khóa 8 ; 11.1953, là Chính trị viên Tiểu đoàn 664 Trung đoàn 42 ; 7.1954, Phó Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn 42.

Tháng 7 năm 1955, ông là Phó Ban Tổ chức Khu Tả ngạn, Trung đoàn bậc phó, Trưởng ban Tổ chức Sư đoàn 328 ; 7.1957, Phó phòng Cán bộ Sư đoàn pháo 465 Bộ Tư lệnh Pháo binh ; 4.1958, Trợ lý Phòng Cán bộ Bộ Tư lệnh Pháo binh và theo học tại Trường Trung cao cấp Bộ Tổng Tư lệnh ; 9.1959, Trưởng Ban Tổ chức Bộ Tư lệnh Phòng không ; 10.1963, Trưởng phòng Tổ chức Quân chủng Phòng không Không quân kiêm Đảng ủy viên Quân chủng.

Tháng 6 năm 1966, ông được cử giữ chức vụ Chủ nhiệm Chính trị Bộ Tư lệnh Phòng không 365 Quân chủng Phòng không Không quân ; 11.1967, Phó Chính ủy Sư đoàn Phòng không 365 Quân chủng Phòng không Không quân kiêm Bí thư Đảng ủy Sư đoàn ; 1.1969, Phó Chính ủy Sư đoàn Phòng không 377 Quân chủng Phòng không Không quân kiêm Bí thư Đảng ủy Sư đoàn ; 10.1969, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Phòng không Không quân và là Ủy viên thường vụ Đảng ủy Quân chủng ; 6.1974, Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Phòng không Không quân, Ủy viên thường vụ Đảng ủy Quân chủng.

Tháng 6 năm 1977, ông là Phó Chính ủy kiêm Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Phòng không, ủy viên thường vụ Đảng ủy Quân chủng ; 7.1978, Cục phó rồi Cục trưởng Cục trưởng Cục Tổ chức Tổng cục Chính trị, Phó đoàn Chính trị Đoàn 576 chuyên gia tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ; 12.1983, Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Phòng không, Chủ tịch Hội đồng Cục Chính trị, Ủy viên Hội đồng Quân sự Quân chủng ; 10.1985, Phó Tư lệnh về Chính trị kiêm Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Phòng không ; 10.1987, Phó Tư lệnh về Chính trị, Bí thư Đảng ủy Quân chủng Phòng không. Ông là Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 6. Trung tướng Vũ Trọng Cảnh được Nhà nước và Quân đội cho nghỉ hưu tháng 10 năm 1992.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Mười Hai, 2011, 02:36:11 am gửi bởi panphilov » Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #185 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2009, 06:09:04 am »


Trung tướng Chu Duy Kính (bí danh : Chu Hải, Lăng, Hòa, Lê Văn Mai ; 6.10.1930) từng giữ các chức vụ : Tư lệnh Quân khu Thủ đô, Phó Tư lệnh Chính trị kiêm Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Không quân, Phó Tư lệnh Chính trị Quân chủng Phòng không Không quân.

Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Quân công (hạng Nhất, Ba), Huân chương Chiến công hạng Nhất, Huân chương Chiến thắng chống Pháp hạng Ba, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (hạng Nhất, Nhì, Ba), Huy chương Quân kỳ quyết thắng, Huy chương ‘’Bảo vệ An ninh Tổ quốc’’, Huy hiệu 40 và 50 năm tuổi Đảng.

Thiếu tướng (4.1984), Trung tướng (4.1989).


Trung tướng Chu Duy Kính quê tại xã Tân Hồng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông tham gia Cách mạng tháng 6 năm 1944, hoạt động Việt Minh tại quê nhà. Tháng 6 năm 1945, nhập ngũ là Chiên sĩ Trinh sát và liên lạc của Việt Nam Cứu quốc quân tại Chiến khu Yên Thế, tham gia khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở tỉnh Bắc Giang.

Tháng 5 năm 1946, ông là chiến sĩ Đại đoàn tiếp phòng quân tại Hà Nội ; 4.1948, đi học văn hóa tại Trường Nguyễn Huệ ; 5.1949, Tổ trưởng Vũ trang Tuyên truyền bí mật nội thành Hà Nội ; 6.1949, bị Pháp bắt sau đó vượt ngục. Tháng 2 năm 1950, trở lại nội thành Hà Nội làm nhiệm vụ tình báo, tham gia vào các trận đánh quan trọng như : Trận đánh sân bay Bạch Mai phá hủy 25 máy bay và trận đánh chìm chiến hạm của Hải quân Pháp trên vùng biển Sầm Sơn ; 10.1950, được cử đi học tại Trường Sĩ quan lục quân Nguyễn Huệ ; 4.1951, Trung đội trưởng xung kích thuộc Đại đội 79 Tiểu đoàn 337 Trung đoàn 52 Đại đoàn 320 (Đồng Bằng) ; 1952, đi học lái máy bay tiêm kích, sau chuyển sang học pháo cao xạ 37 mm tại Thẩm Dương (Trung Quốc), tốt nghiệp ông là Đại đội phó, Chính trị viên Đại đội 832 Tiểu đoàn Pháo cao xạ 396 thuộc Đại đoàn 367 Tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ ; 10.1954, Chính trị viên phó Tiểu đoàn 396, tham gia tiếp quản Thủ đô trong đội hình Đại đoàn 308 (Quân tiên phong).

Tháng 7 năm 1957, ông là Chính trị viên Tiểu đoàn 14 Pháo Phòng không trực thuộc Sư đoàn 325 (Trị Thiên Huế) ; 6.1958, Chính trị viên Tiểu đoàn 436 Trung đoàn 101 (Trần Cao Vân) Sư đoàn 325 rồi Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn 78 Sư đoàn 325 ; 8.1959, Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn 228 Bộ Tư lệnh Phòng không ; 12.1961, Chủ nhiệm Chính trị Trường Không quân 910 Cục Khôg quân ; 6.1962, đi học bổ túc tại Trường Trung cao Chính trị ; 1963, học tại Trường Chính trị Trung cao cấp của Quân đội.

Tháng 2 năm 1964, ông là Phó Chính ủy Trung đoàn Không quân 921 trực thuộc Bộ Tư lệnh Không quân ; 6.1966, Chính ủy Trung đoàn 921 Bộ Tư lệnh Không quân ; 10.1969, Phó Chủ nhiệm Chính trị Bộ Tư lệnh Không quân ; 6.1970, Chủ nhiệm Chính trị, Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Không quân-Quân chủng Phòng không Không quân ; 6.1974, Chính ủy Bộ Tư lệnh Không quân Quân chủng Phòng không Không quân.

Tháng 6 năm 1976, ông là Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Phòng không Không quân ; 6.1977, Phó Chính ủy Quân chủng Không quân ; 8.1980, Phó Tư lệnh Chính trị Quân chủng Không quân ; 10.1985, Phó Tư lệnh Chính trị kiêm Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Không quân ; 1986, Phó Tư lệnh Chính trị rồi Tư lệnh (9.1989) Quân khu Thủ đô cho đến khi về hưu ngày 1 tháng 1 năm 1997. Trung tướng Chu Duy Kính là Đại biểu Quốc hội khóa 9.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Mười Hai, 2011, 02:37:16 am gửi bởi panphilov » Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #186 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2009, 04:08:22 am »


Thiếu tướng Trần Mạnh (tên thật : Mai Văn Đa, bí danh : M, 01.05.1928 – 1992), nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam, Phó Tư lệnh Quân chủng Không quân, Tham mưu phó Quân chủng Phòng không Không quân.

Huân chương Quân công (hạng Nhì, Ba), Huân chương Chiến công (hạng Nhì, Ba), Huân chương Chiến thắng chống Pháp hạng Nhì, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (hạng Nhất, Nhì, Ba), Huy chương Quân kỳ quyết thắng, Huy chương Vì sự nghiệp Hàng không Việt Nam, Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng.

Thiếu tướng (3.1986).

Thiếu tướng Trần Mạnh quê ở xã Vĩnh Lại, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Trong Cách mạng tháng 8, ông gia nhập Đoàn Thanh niên cứu quốc rồi sau đó chuyển sang làm cán bộ quân sự tại Sài Gòn, Chợ Lớn (9.1945).

Tháng 12 năm 1946, ông được cử đi học Trường Quân chính Khu 8 Nam Bộ rồi sau đó tham gia chiến đấu trên khắp các chiến trường Nam Bộ. Ông trưởng thành từ Chính trị viên cấp Trung đội, Đại đội đến Tiểu đoàn (trưc thuộc Trung đoàn 109) của Khu 8 rồi được cử vào Tỉnh ủy Trà Vinh. Năm 1953, ông được lệnh ra Bắc (năm 1954 tới nơi) rồi được cử đi học tại Trường Lục quân (khóa 9, 9.1954).

Tháng 2 năm 1956, ông là Chủ nhiệm Giáo dục Sư đoàn 305 ; 2.1957, Chính ủy Trung đoàn 556, Sư đoàn 330 ; 3.1959, ông đi học tại Trường Văn hóa Lạng Sơn rồi đi học Không quân tại Trường Không quân Trung Quốc.

Tháng 2 năm 1964, ông về nước và được cử giữ chức vụ Trung đoàn phó Trung đòan Không quân 921  cho đến tháng 6.1966 là Trung đoàn trưởng Trung đoàn Không quân 921 ; 4.1969, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Không quân trực thuộc Quân chủng Phòng không Không quân ; 11.1969, Phó Tư lệnh Binh chủng Không quân ; 6.1974, Tham mưu phó Quân chủng Phòng không Không quân.

Tháng 2 năm 1976, ông chuyển sang làm Tổng cục phó Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam ; 12.1977, Phó Tư lệnh Quân chủng Không quân ; 11.1980, Tổng cục trưởng Tổng cục Hàng không Dân dụng Việt Nam cho đến khi về hưu (4.1990). Thiếu tướng Trần Mạnh mất năm 1992 tại thành phố Hồ Chí Minh.




Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #187 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2009, 04:11:25 am »


Thiếu tướng Phó Giáo sư Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Nguyễn Ngọc Độ (tên thật : Nguyễn Văn Khiên ; 01.11.1934) từng giữ các chức vụ : Chủ nhiệm Khoa Không quân Học viện Quốc phòng Việt Nam, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân chủng Không quân.

Huân chương Quân công (hạng Nhì, Ba), 2 Huân chương Chiến công hạng Nhất, 2 Huân chương Chiến công hạng Nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng Ba, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (hạng Nhất, Nhì, Ba), Huy chương Quân kỳ quyết thắng, 6 Huy hiệu Bác Hồ. Ông là phi công chiến đấu, trực tiếp bắn rơi 6 máy bay. Ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng ngày 25 tháng 8 năm 1970.

Thiếu tướng (12.1985)


Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Độ quê ở xã Thanh Bình, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An ; Năm 1950, ông tham gia Thanh niên cứu quốc tạị quê nhà và tham gia làm liên lạc cho dân quân rồi là Tổ trưởng thông tin văn nghệ, dạy học tạị quê nhà (1952) ; 6.1953, nhập ngũ là chiến sĩ Trung đoàn 44, Trung đoàn 9, Đại đoàn 304 tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ ; 10.1954, Tiểu đội phó, tiểu đội trưởng Đại đội 126 Tiểu đoàn 284 Trung đoàn 53 Sư đoàn 350 tham gia tiếp quản Thủ đô Hà Nội rồi đi làm nhiệm vụ tại khu 300 ngày tại Hải Phòng.

Tháng 6 năm 1955, ông đi học văn hóa tại Tiểu đoàn 126 Tổng cục Chính trị ; 10.1956, học lái máy bay chiến đấu tại Trường Hàng khôn số 3 Trung Quốc ; 1961, tiếp tục theo học Chương trình đề cao về chiến thuật tại Căn cứ số 1 thuộc Quân khu Bắc Kinh, Trung Quốc.

Trở về nước, tháng 8 năm 1964 ông là Biên đội trưởng, Đại đội phó, Đại đội trưởng, Trung đoàn phó (7.1970) rồi Trung đoàn trưởng (1.1972) Trung đoàn Không quân 921, Bộ Tư lệnh Không quân trực thuộc Quân chủng Phòng không Không quân ; 1973, tiếp tục được cử đi học tại Học viện Không quân Liên Xô ; 3.1975, Phó Tư lệnh Sư đoàn Không quân 371 Quân chủng Phòng không Không quân.

Tháng 6 năm 1977, ông được cử giữ chức vụ Tham mưu trưởng Quân chủng Không quân ; 8.1978, Tư lệnh Sư đoàn Không quân 372 Quân chủng Không quân ; 3.1979, Tham mưu trưởng Quân chủng Không quân ; 10.1985, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân chủng Không quân ; 3.1987, được cử đi học tại Học viện Quân sự cấp cao ; 2.1988, Chủ nhiệm Khoa Không quân Học viện Quân sự cấp cao  cho đến tháng 12 năm 1998 chuyển sang làm công tác nghiên cứu khoa học tại Học viện Quốc phòng. Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Độ nghỉ hưu tháng 1 năm 2000 và tiếp tục cộng tác nghiên cứu khoa học, hướng dẫn nghiên cứu sinh, thạc sĩ tại Học viện Quốc phòng.




Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #188 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2009, 12:56:10 am »


Trung tướng Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Phó Giáo sư Tiến sĩ Trương Khánh Châu (tên thật : Trương Minh Trinh ; 15.01.1934) từng giữ các chức vụ : Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Giám đốc Trung tâm Khoa học Công nghệ Bộ Quốc phòng, Chủ nhiệm kiêm Bí thư Đảng ủy Tổng cục Kỹ thuật Bộ Quốc phòng, Phó Tư lệnh Quân chủng Không quân kiêm Viện trưởng Viện Kỹ thuật Không quân.

Huân chương Quân công hạng Nhì, Huân chương Chiến thắng (chống Pháp) hạng Nhì, Huân chương Chiến công (hạng Nhì, Ba), Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhì, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (Nhất, Nhì, Ba), Huy chương Quân kỳ quyết thắng, Huy chương Vì sự nghiệp Khoa học Công nghệ.

Trung tướng Trương Khánh Châu được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân ngày 31 tháng 12 năm 1973 khi là Thượng úy, Trợ lý (kỹ sư), Phòng Kỹ thuật Sư đoàn Không quân 371 Bộ Tư lệnh Không quân Quân chủng Phòng không Không quân. Tiến sỹ Khoa học kỹ thuật., Tiến sỹ khoa học danh dự đại học tổng hợp hàng không Quốc gia Ucraina, Viện sỹ chính thức Viện Hàn lâm các khoa học tự  nhiên Nga, Viện sỹ Viện Hàn lâm Khoa học Hàng không và Không hành Nga.

Thiếu tướng (6.1988), Trung tướng (6.1992).


Trung tướng Trương Khánh Châu quê ở thôn Khánh Hòa, xã Châu Phú, huyện Châu Đốc, tỉnh An Giang.

Tháng 11 năm 1949, ông là thư ký Văn phòng Tỉnh đoàn Cứu quốc Long Châu Hà ; Tháng 5 năm 1950, nhập ngũ vào quân đội là chiến sỹ thuộc Tỉnh đội Hà Tiên ; Tháng 1 năm 1952, là học viên Trường Kỹ thuật Nam Bộ ; Tháng 9 năm 1952, là thợ nguội Công binh xưởng 141 miền Tây Nam Bộ.

Tháng 3 năm 1955, ông chuyển ngành là thợ đặc thiết sân bay Gia Lâm ; Tháng 12 năm 1959, học tại Trường Văn hoá Quân đội, học tiếng Trung Quốc, tiếng Nga tại Cục Không quân ; Tháng 8 năm 1961, tái ngũ, học Đại học Hàng không ở Kiép Liên Xô.

Năm 1965, ông học kỹ thuật tại Trường Kỹ thuật Không quân Trung Quốc. Năm 1966, thực tập tại Trung đoàn Không quân 923 Quân chủng Phòng không-Không quân ; Tháng 5 năm 1967, Trợ lý kỹ thuật Phòng Kỹ thuật Bộ Tư lệnh Không quân, Quân chủng Phòng không-Không quân. Tháng 12 năm 1971, làm nghiên cứu sinh tại Trường Kỹ thuật không quân Giucốpki Liên Xô, sau đó về công tác tại Phòng Kỹ thuật Sư đoàn 371, Bộ tư lệnh Phòng không- Không quân. Ông được tuyên dương anh hùng LLVTND năm 1973.

Tháng 10 năm 1976, ông là Trưởng phòng Máy bay Cục Kỹ thuật Quân chủng Phòng không- Không quân. Tháng 4 năm 1978, Trưởng phòng Nghiên cứu Cục Kỹ thuật Quân chủng Không quân. Tháng 8 năm 1979, Viện trưởng Viện Kỹ thuật Không quân.

Từ tháng 7 năm 1980 đến tháng 8 năm 1990, ông là Phó tư lệnh về Trang bị kỹ thuật, kiêm Chủ nhiệm Kỹ thuật, kiêm Viện trưởng Viện Kỹ thuật Không quân. Từ tháng 9 năm 1990 đến tháng 10 năm 1996, Phó chủ nhiệm thứ nhất, sau đó là Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật, Bí thư Đảng uỷ Tổng cục. Ngày 29 tháng 11 năm 1996, bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, kiêm Giám đốc Trung tâm Khoa học Kỹ thuật- Công nghệ Quân sự bộ Quốc phòng. Năm 2002, ông được Nhà nước cho nghỉ hưu.




« Sửa lần cuối: 05 Tháng Mười Hai, 2011, 02:37:45 am gửi bởi panphilov » Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #189 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2009, 01:35:18 am »


Thiếu tướng Bùi Đức Tạm (10.10.1923) từng giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật, Chính ủy kiêm Bí thư Đảng ủy Cục vận tải Tổng cục Hậu cần, Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Đoàn 559 kiêm Chính ủy Đoàn 470, Cục trưởng Cục Chính trị Đoàn 559.

Huân chương Quân công (hạng Nhất, Nhì), Huân chương Chiến thắng chống Pháp (hạng Nhì), Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương Chiến công (hạng Nhì, Ba), Huân chương Chiến công Giải phóng (hạng Ba), Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (hạng Nhất, Nhì, Ba), Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng, Huy chương Vì thế hệ trẻ, Huy chương Vì sự nghiệp Khoa học Công nghệ và Môi trường.

Thiếu tướng (2.1983).


Thiếu tướng Bùi Đức Tạm sinh tại xã Xuân Bảng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định trong một gia đình địa chủ yêu nước. Từ tháng 2 năm 1945 đến tháng 8 năm 1945, ông tham gia cách mạng ở Nam Định, là Uỷ viên chính trị Uỷ ban Khởi nghĩa giành chính quyền huyện Xuân Trường, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định.

Từ tháng 9 năm 1945 đến tháng 12 năm 1947, ông là Chính trị viên Đội Trinh sát Lạc Quần, Chính trị viên Trung đội thuộc Đại đội 3, Tiểu đoàn 62, sau là Tiểu đoàn 77, Trung đoàn 44 Liên khu 3, Bí thư chi bộ ; 1.1948, Chính trị viên Đại đội 3, Tiểu đoàn 77, Trung đoàn 44, Bí thư chi bộ. 3.1949, Phó ban Chính trị, kiêm Trưởng tiểu ban Cán bộ Trung đoàn 44, Bí thư chi bộ ; 12.1950, Chính trị viên Tiểu đoàn 722, Phó ban Chính trị Trung đoàn 64, Sư đoàn 320. 10.1953, Phó chính uỷ, Chính uỷ Phòng Cung cấp Sư đoàn 320, Bí thư Đảng uỷ Phòng.

Từ tháng 7 năm 1954 đến  tháng 5 năm 1955, ông là Chính uỷ Trung đoàn 42, Quân khu Hữu Ngạn, Bí thư Đảng uỷ Trung đoàn ; 6.1955, Chính uỷ Trung đoàn 248, Quân khu Đông Bắc, Bí thư Đảng uỷ Trung đoàn ; 7.1958, ông là Chính uỷ Trung đoàn 53, Liên khu 3, Bí thư Đảng uỷ Trung đoàn. 9.1959, Phó chủ nhiệm Sư đoàn 320 ; 7 .1963, học lớp Trung cao chính trị.

Từ tháng 8 năm 1964 đến tháng 6 năm 1966, ông là Chủ nhiệm chính trị Sư đoàn 320, Đảng uỷ viên Sư đoàn ; 7.1966, Cục phó, Cục trưởng Cục Chính trị Đoàn 559. 3.1970, Phó chủ nhiệm, Chủ nhiệm chính trị Bộ Tư lệnh Đoàn 559 ; 3.1970, Phó chính uỷ Đoàn 559, Uỷ viên thường vụ Đảng uỷ Đoàn 559, kiêm Chính uỷ Đoàn 470 ; 2.1973, Chính uỷ Cục Vận tải Tổng cục Hậu cần, Bí thư Đảng uỷ Cục Vận tải ; 10.1974, học tại học viện Hậu cần Lêninggát Liên Xô.

Từ tháng 6 năm 1976, ông là Phó chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật cho đến khi về hưu tháng 9 năm 1989. Thiếu tướng Bùi Đức Tạm hiện sống tại thành phố Hồ Chí Minh.




« Sửa lần cuối: 05 Tháng Tư, 2009, 01:37:54 am gửi bởi panphilov » Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM