Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:05:25 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hình ảnh & Tiểu sử Lãnh đạo, Tướng lĩnh, Sỹ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam  (Đọc 825421 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #150 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2009, 06:06:53 pm »


Trung tướng Nguyễn Sùng Lãm (1925), nguyên : Trưởng đoàn Quân sự Việt Nam tại Cuba, Tư lệnh Đặc khu Quảng Ninh, Phó Tư lệnh Quân khu 1, Phó Tư lệnh Quân khu 4, Tham mưu phó Quân khu Trị Thiên.

Huân chương Quân công hạng nhất, nhì ; Huân chương Chiến thắng hạng nhì ; Huân chương Chiến công hạng nhất, hạng nhì ; Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhất ; Huân chương Chiến sỹ vẻ vang hạng nhất, nhì, ba ; Huân chương Chiến sỹ giải phóng hạng nhất, nhì, ba ; Huy chương Quân kỳ Quyết thắng ; Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng. Ngoài ra, ông được Nhà nước Cu Ba tặng Huân chương Che Guevara.

Thiếu tướng (1980), Trung tướng (1986).


Trung tướng Nguyễn Sùng Lãm quê tại xã Thất Hùng, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Tham gia Cách mạng từ tháng 5 năm 1945. Tháng 6 năm 1945, ông nhập ngũ Từ tháng 6 năm là Chiến sỹ thuộc chiến khu Trần Hưng Đạo (Đệ tứ chiến khu). Do những thành tích chỉ huy và chiến đấu, tháng 10 năm 1948, ông được chính thức kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam (Đảng Cộng sản Việt Nam). Tháng 12 năm 1949, ông chuyển về làm Đại đội trưởng thuộc Trung đoàn 64, Trung đoàn 42 Liên khu 3. Từ tháng 1 năm 1950 đến tháng 12 năm 1955, ông là Tiểu đoàn trưởng, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 64, Tham mưu trưởng Sư đoàn 320.

Từ năm 1956 đến năm 1959, ông học tại Học viện Quân sự Bắc Kinh Trung Quốc. Từ tháng 1 năm 1960 đến tháng 9 năm 1967, ông là Sư đoàn phó rồi Sư đoàn trưởng Sư đoàn 320. Từ tháng 10 năm 1967 đến tháng 12 năm 1970, ông là Sư đoàn trưởng Sư đoàn 320, Tư lệnh Mặt trận 7 Quảng Trị thuộc Quân khu Trị Thiên, chiến đấu và chỉ huy bộ đội chiến đấu ở Mặt trận B5, chiến dịch đường 9 Khe Sanh, chiến dịch đường 9 Nam Lào. Từ năm 1971 đến năm 1973, ông là Sư đoàn trưởng Sư đoàn 320B rồi Tham mưu phó Quân khu Trị Thiên, chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

Từ năm 1974 đến năm 1978, ông là Phó tư lệnh Quân khu 4, rồi được cử đi học tại Học viện Quân sự Bộ Tổng tham mưu Vôrôsilốp của Liên Xô và Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc. Từ năm 1979 đến năm 1981, ông là Phó tư lệnh Quân khu 1, Phó tư lệnh Đặc khu Quảng Ninh. Từ năm 1982 đến năm 1987, ông là Tư lệnh Đặc khu Quảng Ninh.

Từ tháng 1 năm 1988 đến tháng 12 năm 1991, ông là Trưởng đoàn Chuyên gia Quân sự Việt Nam tại Cu Ba. Từ tháng 1 năm 1992 đến tháng 3 năm 1996, ông về Quân khu 3 nghỉ chế độ. Tháng 4 năm 1996, ông được Nhà nước cho nghỉ hưu.

Theo Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam.




Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #151 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2009, 06:15:56 pm »


Trung tướng Phạm Hồng Cư (11.02.1926), nguyên: Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Phó Tư lệnh chính trị Quân khu 2.

Huân chương Quân công hạng nhì, ba; Huân chương Chiến thắng hạng nhì; Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhất; Huân chương Chiến sỹ vẻ vang hạng nhất, nhì, ba; Huy chương Quân kỳ Quyết thắng; Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng; Kỷ niệm chương Chiến sỹ cách mạng bị bắt và tù đày.

Thiếu tướng (1983), Trung tướng (1988).


Trung tướng Phạm Hồng Cư (tên thật Lê Đỗ Nguyên), quê ở xã Đông Cương, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ông là anh trai của nhân vật nữ trong bài thơ Màu tím hoa sim nổi tiếng. Ông là chồng của Phó Giáo sư Đặng Thị Hạnh, con rể của Giáo sư Đặng Thai Mai và là anh em đồng hao với Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp.

Từ năm 1940 đến năm 1944, ông là học sinh Trường Bưởi, tham gia các hoạt động yêu nước tại nhà trường và bị đế quốc Pháp bắt, giam tại xà lim Thanh Hoá. Khi Nhật đảo chính Pháp (ngày 9 tháng 3 năm 1945), ông trốn ra, tiếp tục tham gia hoạt động cách mạng tại Hà Nội trong tiểu đội Phạm Hồng Thái. Vì là thời kỳ tiền khởi nghĩa cho nên, các chiến sĩ trong tiểu đội đều đổi họ tên và đều lấy họ Phạm Hồng.

Ngày 25/8/1945, nghĩa là chỉ một tuần sau khi giành được chính quyền, Thành uỷ Hà Nội quyết định thành lập Đội tự vệ chiến đấu cứu quốc (ĐTVCĐCQ) Hoàng Diệu. Đây là những đoàn viên cứu quốc trung kiên, được tuyển lựa chủ yếu trong hàng ngũ công nhân, dân nghèo thành thị và thanh niên học sinh. Họ được giao nhiệm vụ cùng với các lực lượng vũ trang khác bảo vệ chính quyền cách mạng, làm công tác tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, Chính phủ, Mặt trận Việt Minh và vận động quần chúng thực hiện; tổ chức và huấn luyện cho tự vệ thành; làm nòng cốt trong các cuộc đấu tranh của quần chúng chống thù trong giặc ngoài. Từ tháng 9 năm 1945 đến tháng 9 năm 1946, ông được cử giữ chức Trung đội trưởng Tự vệ chiến đấu Cứu quốc thành Hoàng Diệu (Thành bộ Việt Minh Hà Nội).

Trong ngày lễ lịch sử (2/9/1945), ông cùng các đội viên ĐTVCĐCQ được giao ngay trọng trách là làm hàng rào danh dự bảo vệ lễ đài trên quảng trường Ba Đình lịch sử, nơi Chính phủ lâm thời ra mắt quốc dân đồng bào và Hồ Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn độc lập.

Từ tháng 10 năm 1946 đến tháng 2 năm 1947, ông là Thư ký Văn phòng Quân uỷ Hội. Từ tháng 3 năm 1947 đến tháng 7 năm 1947, ông là Chính trị viên Đại đội 3, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 140. Từ tháng 8 năm 1947 đến tháng 9 năm 1949, ông là Chính trị viên Tiểu đoàn Bình Ca, tham gia chiến dịch Việt Bắc Thu đông năm 1947, đánh thắng quân Pháp trận đầu trên Sông Lô. Từ tháng 10 năm 1949 đến tháng 2 năm 1951, ông là Phó phòng Chính trị Đại đoàn 308, tham gia chiến dịch Biên Giới, Trung Du. Từ tháng 3 năm 1951 đến tháng 9 năm 1954, ông là Phó chính uỷ Trung đoàn 36, Đại đoàn 308, tham gia các chiến dịch lớn trong đó có chiến dịch Điện Biên Phủ.

Từ tháng 10 năm 1954 đến tháng 11 năm 1955, ông là Chính trị viên Trường Quân chính Đại đoàn 308. Từ tháng 12 năm 1955 đến năm 1956, ông là Chính trị viên Tiểu đoàn Huấn luyện, rồi Trưởng ban Tuyên huấn Sư đoàn 308. Từ tháng 12 năm 1956 đến tháng 7 năm 1959, ông là Chính uỷ Trung đoàn 36, Đại đoàn 308. Từ tháng 8 năm 1959 đến tháng 2 năm 1962, ông là Trưởng phòng Tuyên truyền, Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị. Từ tháng 3 năm 1962 đến tháng 2 năm 1970, ông là Cục phó Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị. Từ tháng 3 năm 1970 đến tháng 2 năm 1974, ông là Phái viên Tổng cục Chính trị tại chiến trường B5, tham gia chiến dịch Đường 9 Nam Lào năm 1971, Quảng Trị năm 1972. Từ tháng 3 năm 1974 đến tháng 5 năm 1975, ông là Cục trưởng Cục Văn hoá, Phái viên Tổng cục Chính trị tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975.

Từ tháng 6 năm 1975 đến tháng 5 năm 1978, ông là Cục trưởng Cục Văn hoá, Tổng cục Chính trị. Từ tháng 6 năm 1978 đến tháng 7 năm 1980, ông là Phó tư lệnh Chính trị kiêm Chủ nhiệm chính trị Quân khu 2. Từ tháng 8 năm 1980 đến tháng 7 năm 1986, ông là Phó tư lệnh chính trị Quân khu 2.

Từ tháng 4 năm 1986 đến tháng 9 năm 1995, ông là Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Năm 1995, ông được Nhà nước và Quân đội cho nghỉ hưu.

Thao Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam




Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #152 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2009, 06:49:52 pm »


Trung tướng Nguyễn Văn Tiên (02.06.1924-2003), nguyên: Phó Tư lệnh phụ trách kỹ thuật Quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật, Hiệu trưởng Trường Đại học Kỹ thuật Quân sự kiêm Phó Bí thư Đảng ủy trưởng, Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không Không quân, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Không quân.

Huân chương Độc lập hạng Nhì, Huân chương Quân công hạng Nhất, 3 Huân chương Quân công hạng Ba, Huân chương Chiến công hạng Nhì, Huân chương Chiến thắng hạng Nhì.

Thiếu tướng (01.1980), Trung tướng (04.1989)


Trung tướng Nguyễn Văn Tiên quê ở xã Long Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Trong Cách mạng tháng 8 năm 1945, ông là đội viên du kích ở quê nhà tham gia giành chính quyền ở Mỹ Tho. Tháng 10 năm đó, ông là chiến sĩ Dân quân Cách mạng tỉnh Mỹ Tho, trưởng thành từ chiến sĩ, tiểu đội phó đến tiểu đội trưởng.

Từ tháng 4.1946, ông lần lượt giữ các chức vụ Trung đội phó, Trung đội trưởng rồi Đại đội trưởng Đại đội 3 Chi đội 14 của Khu 8. Đến tháng 9.1946, ông là Đại đội trưởng Đại đội 3 Tiểu đoàn 3 Chi đội 17 trực thuộc Khu 8. Tháng 10.1946, ông được cử đi học khóa đầu tiên của Trường Quân chính Khu 8, sau khi tốt nghiệp, ông được giữ lại trường làm huấn luyện viên. Từ tháng 12.1947, ông là Chính trị viên Tiểu đoàn 305 Khu 8 hoạt động tại tỉnh Gò Công, Thường vụ Ủy viên Tỉnh ủy rồi Bí thư Đảng ủy Gò Công. Tháng 12.1949, ông được điều về làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Liên quân lưu động Khu 8 (Tiểu đoàn 307) trực thuộc Trung đoàn Đồng Tháp do ông Đỗ Huy Rừa làm Tiểu đoàn trưởng. Sau khi ông Đỗ Huy Rừa hy sinh, tháng 9.1950, ông kiêm luôn chức vụ Tiểu đoàn trưởng. Tháng 9.1952, ông được cử đi học Trưởng Đảng của Trung ương cục miền Nam, sau khi tốt nghiệp ông tiếp tục quay về giữ chức vụ Chính trị viên kiêm Bí thư Đảng ủy Tiểu đoàn 307 lúc này trực thuộc Phân Liên khu miền Tây và do ông Phạm Hồng Sơn làm Tiểu đoàn trưởng. Tháng 10.1954, ông được cử giữ chức vụ Trung đoàn trưởng Trung đoàn 1 Phân liên khu miền Tây, Phó Bí thư Đảng ủy Trung đoàn.

Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, ông tập kết ra Bắc và được cử đi học Trường Văn hóa Bộ Quốc phòng. Tháng 5.1956, ông sang Trung quốc theo học tại Học viện Không quân Quân giải phóng Trung Quốc.

Sau khi trở về Tổ quốc, ông được cử giữ chức vụ Tham mưu trưởng Cục Không quân Bộ quốc phòng (10.1960) và là Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Cục Không quân. Tháng 11.1963, ông là Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không Không quân, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Quân chủng. Tháng 3.1967, ông là Tư lệnh Bộ Tư lệnh KHông quân, Quân chủng Phòng không Không quân và là Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Quân chủng. Tháng 10.1969, ông là Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không Không quân, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Quân chủng.

Tháng 4.1974, ông chuyển sang Tổng cục Kỹ thuật giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm và là Ủy viên Thường vụ Tổng cục. Tháng 6.1979, ông là Phó Chủ nhiệm Tổng cục Ký thuật đặc trách Hiệu trưởng Trường đại học Kỹ thuật Quân sự và là Phó Bí thư Đảng ủy của Trường. Tháng 3.1981, ông là Phó Tư lệnh về trang bị kỹ thuật Quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia và là Đảng ủy viên Quân tình nguyện. Tháng 5.1988, ông là Đại diện Tổng cục Kỹ thuật (bộ phận đại diện Bộ quốc phòng) ở Campuchia. Năm 1996, ông được Nhà nước và Bộ quốc phòng cho nghỉ hưu.




« Sửa lần cuối: 31 Tháng Giêng, 2009, 07:42:08 pm gửi bởi panphilov » Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #153 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2009, 07:21:26 pm »


Thiếu tướng Chuẩn đô đốc Trần Văn Giang (07.02.1924), nguyên: Phó Tư lệnh chính trị, Bí thư Đảng ủy Quân chủng Hải quân; Chính ủy Quân chủng Hải quân; Chính ủy Sư đoàn 361 (Sư đoàn Phòng không Hà Nội hay Sư đoàn Phòng không Cận vệ Đỏ).

Huân chương Quân công (1 hạng Nhất, 1 hạng Ba), Huân chương Chiến thắng hạng Nhì, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương Chiến sĩ vẻ vạng (hạng Nhất, Nhì, Ba), Huy chương Quân kỳ quyết thắng; Huy chương Vì thế hệ trẻ, Huy hiệu 40 và 50 năm tuổi Đảng.

Thiếu tướng (1980)


Thiếu tướng Chuẩn đô đốc Trần Văn Giang quê ở xã Thắng Thủy, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Ông tham gia Cách mạng từ tháng 1 năm 1945, hoạt động Việt Minh bí mật vùng Ninh Giang (nay thuộc tỉnh Hải Dương). Trong Cách mạng tháng 8.1945, ông là Cán bộ Việt Minh thành phố Hải Phòng.

Sau khi Cách mạng tháng 8.1945 thành công, ông theo học qua Trường Cán bộ Quân chính Việt Nam mở tại Việt Nam học xá (Liên khu 3), sau khi tốt nghiệp ông được điều về làm cán bộ ở Bộ Quốc phòng. Tháng 12.1945, Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Trưởng Cựu binh sĩ cứu quốc Việt Nam, đào tạo các sĩ quan và hạ sĩ quan người Việt từng phục vụ trong quân đội Pháp nhưng có lòng yêu nước, giác ngộ Việt Minh, tham gia lớp huấn luyện ngắn ngày để ra làm cán bộ tiểu đội trưởng, trung đội phó hoặc trung đội trưởng cho Quân đội non trẻ. Ông đặc trách nhiệm vụ Phái viên Bộ quốc phòng và là Chính trị viên của Trường.

Tháng 3.1946, ông là Đại đội trưởng kiêm Chính trị viên thuộc chi đội Bắc Bắc (Trung đoàn 36). Tháng 6.1946, ông là Tiểu đoàn trưởng kiêm Chính trị viên Tiểu đoàn, Bí thư Chi bộ đoàn Bắc Giang, Bắc Ninh (Bắc Bắc). Tháng 6.1947, ông là Chính trị viên Tiểu đoàn Đáp Cầu. Tháng 9.1947, là Trưởng tiểu Ban tổ chức kiêm Trưởng ban Tuyên huấn Quân khu ủy 12. Tháng 2.1948, ông là Phái viên, Trưởng tiểu ban Chính trị Trung đoàn 121 Liên khu 1, Bí thư Đảng ủy Trung đoàn, tỉnh ủy viên Thái Nguyên, Chính trị viên Mặt trận nam Sông Nhị (tháng 1 năm 1949), Trưởng ban giáo dục chính trị Bộ quốc phòng (tháng 8.1949). Tháng 10.1950, ông là Chủ nhiệm chính trị, phó Chính ủy Trung đoàn sơn pháo 675. Tháng 10.1951, ông giữ quyền Phó chủ nhiệm chính trị Đại đoàn 316. Tháng 3.1953, ông được cử giữ chức vụ Chính trị viên, Bí thư Đảng đoàn Trường cán bộ, học viên pháo cao xạ ở Đông Bắc Trung quốc. Sau khi về nước, tháng 7.1953, ông giữ chức vụ Phó Chính ủy kiêm Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn pháo cao xạ 367. Tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Sau đó, ông là Chính ủy Trung đoàn pháo cao xạ 689 Đại đoàn Pháo cao xạ 367.

Tháng 2.1957, ông là Phó Chủ nhiệm Chính trị Đại đoàn pháo cao xạ 367. Năm 1960, ông là Phó Chủ nhiệm Chính trị Bội đội Hải quân. Năm 1964, ông là Chủ nhiệm chính trị, Phó bí thư hiệu ủy Đảng bộ Trường đào tạo cán bộ chính trị sơ cấp. Tháng 5.1965, ông là Chính ủy Bộ Tư lệnh Phòng không Hà Nội. Tháng 6.1966, ông là Chính ủy Bộ tư lệnh Phòng không Hải Phòng. Tháng 3.1967, ông được cử giữ chức vụ Chỉnh ủy Sư đoàn Phòng không 361 (Sư đoàn Phòng không Cận vệ đỏ hay Sư đoàn Phòng không Hà Nội). Tháng 7.1974, ông trở về Quân chủng Hải quân giữ chức vụ Chính ủy.

Tháng 8.1980, ông là Phó Tư lệnh về Chính trị Quân chủng Hải quân kiêm Bí thư Đảng ủy Quân chủng. Tháng 10.1983, ông là Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, Bí thư Đảng ủy Quân chủng. Tháng 10.1985, ông tiếp tục giữ chức vụ Phó Tư lệnh về Chính trị của Quân chủng và là Bí thư Đảng ủy. Ông nghỉ hưu ngày 18.01.1988 và hiện sống tại thành phố Hồ Chí Minh.



Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #154 vào lúc: 09 Tháng Hai, 2009, 03:28:39 pm »


Trung tướng Nguyễn Xuân Mậu (tên thật: Nguyễn Xuân Kế, 10.1922), nguyên: Phó Chính ủy Quân chủng Phòng không Không quân, Chính ủy Bí thư Đảng ủy Quân chủng Phòng không, Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Quân ủy Trung ương.

Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Quân công (hạng Nhất, Nhì), Huân chương Chiến công hạng Nhì, Huân chương Chiến thắng hạng Nhì, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (hạng Nhất, Nhì, Ba), Huy chương Quân kỳ quyết thắng. Huy hiệu 40 và 50 năm tuổi Đảng.

Thiếu tướng (01.1979), Trung tướng (01.1986).


Trung tướng Nguyễn Xuân Mậu quê ở thôn Yên Trường, xã Trường Yên, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tĩnh, tham gia hoạt động Cách mạng từ năm 1938 trong tổ chức Tương tế Ái hữu của Mặt trận Bình dân, rồi tham gia thanh niên dân chủ, thanh niên phản đế. Năm 1940, ông tham gia đoàn thanh niên cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh xã Trường Yên, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây. Năm 1941, ông được bầu vào Ban chấp hành thanh niên cứu quốc, phụ trách Ban chấp hành Việt Minh xã Trường Yên, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây. Năm 1944, ông là Đội trưởng Đội tuyên truyền vũ trang huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Đông, phụ trách đội tự vệ chiến đầu giành chính quyền tại xã Trường Yên, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Đông.

Trong Cách mạng tháng 8, ông chỉ huy Đội tự vệ chiến đấu cùng các đoàn thể cách mạng giành chính quyền ở huyện Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây (17.08.1945). Tháng 10.1945, ông được bầu là huyện ủy viên, cán bộ Việt Minh huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.

Tháng 10.1946, ông nhập ngũ là Chính trị viên trung đội, chính trị viên Đại đội 23 Tiểu đoàn 87 Trung đoàn 34 chiến đấu tại 2 tỉnh Ninh Bình, Nam Định. Tháng 1.1948, ông là Chính trị viên Đại đội 14 Trung đoàn 66. Năm 1950, ông là Chính trị viên Tiểu đoàn 632 Trung đoàn 34. Bí thư Tiểu đoàn ủy Trung đoàn 45 thuộc Bộ Tư lệnh Đại đoàn Pháo binh 351. Tháng 5.1952, ông theo học lớp chính trị do Tổng cục Chính trị mở, tháng 10 năm này ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Chính trị viên Tiểu đoàn, Bí thư Tiểu đoàn ủy Tiểu đoàn phòng không 681 thuộc Bộ quốc phòng, tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Ngày 21.9.1954, ông là Chính ủy Trung đoàn pháo Phòng không 681 Đại đoàn pháo cao xạ 367 Bộ Tư lệnh Pháo binh, Đảng ủy viên Đại đoàn.

Sau hiệp định Giơ-ne-vơ, ông được cử giữ chức vụ Chủ nhiệm Chính trị Đại đoàn pháo cao xạ 367 Bộ Tư lệnh Pháo binh. Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Đại đoàn. Năm 1956, ông được cử đi học tại Học viện Chính trị trung cao ở Bắc Kinh (Trung Quốc). Tháng 11.1958, ông là Chủ nhiệm Chính trị Bộ Tư lệnh Phòng không.

Ngày 22.10.11963, ông là Phó Chủ nhiệm rồi Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Phòng không Không quân. Phó Bí thư Đảng ủy Quân chủng. Tháng 10.1964, ông là Phó Chính ủy Quân chủng Phòng không Không quân. Phó bí thư Đảng ủy Quân chủng. Tháng 10.1965, ông là Chủ nhiệm Chính trị Học viện Chính trị, Phó Bí thư Đảng ủy Học viện. Tháng 3.1966, Phó Chính ủy kiêm Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Phòng không Không quân, Phó bí thư Đảng ủy Quân chủng.

Năm 1971, ông là Phó Chính ủy Quân chủng Phòng không Không quân. Tháng 8.1974, ông được cử đi học Bổ túc tại trường cao đẳng quân sự ở Liên Xô. Trở về nước, tháng 6.1975, ông là Phó chính ủy quân chủng Phòng không Không quân.

Ngày 16.5.1977, ông là Chính ủy Quân chủng Phòng không. Tháng 9.1980, ông là Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Quân ủy Trung ương. Tháng 1.1985, ông là Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Đảng Tổng cục Chính trị, Bộ quốc phòng. Tháng 1.1986, ông là Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Quân sự Trung ương.

Ông là Đại biểu dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 3, 5 và 6. Ông được nhà nước và quân đội cho nghỉ hưu năm 1989.




Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #155 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2009, 03:43:45 pm »


Trung tướng Đỗ Văn Đức (1925), nguyên: Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Cục trưởng Cục Quân lực Bộ Tổng tham mưu, Tham mưu phó Bộ Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam Việt Nam.

Huân chương Độc lập hạng Nhì, Huân chương Quân công (hạng Nhất, Nhì), Huân chương Chiến công giải phóng hạng Ba, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (hạng Nhất, Nhì, Ba), Huy chương Quân kỳ quyết thắng, Huy hiệu 50 tuổi Đảng.

Thiếu tướng (1980), Trung tướng (1986)


Ông quê ở xã Trịnh Xã, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Tham gia Cách mạng từ năm 1944, hoạt động trong phong trào thanh niên Nam Bộ.

Từ năm 1945 đến 1952, ông lần lượt phụ trách Ban huấn luyện Trung đoàn 9, Ban huấn luyện Liên khu 4, Phó Ban tác huấn Liên khu 4, Tiểu đoàn trưởng rồi Phó Tham mưu trưởng Trung đoàn 9 trực thuộc Đại đoàn 304. Tháng 9 năm 1952, ông là Phó rồi Trưởng Phòng Tổ chức biên chế thuộc Cục Quân lực Bộ Tổng tham mưu tham gia nhiều chiến dịch trong đó có Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử.

Tháng 1.1965, ông là Trưởng phòng Quân lực Bộ tham mưu Quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Tháng 6 năm 1969, ông là Tham mưu phó Bộ Tư lệnh Miền, tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Từ tháng 8.1976 đến năm 1981, ông là Cục trưởng Cục Quân lực Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam. Từ năm 1982 đến 1995, ông giữ chức vụ Phó Tổng tham mưu trưởng cho đến khi về hưu.

Tham khảo: Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Mười Hai, 2011, 02:18:08 am gửi bởi panphilov » Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #156 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2009, 12:16:01 am »


Trung tướng Giáo sư Nhà giáo Nhân dân Trần Xuân Trường (14.10.1928), nguyên Giám đốc Học viện Chính trị Quân sự Bộ Quốc phòng Việt Nam.

Huân chương Quân công hạng Nhì, Huân chương Chiến công hạng Nhất, Huân chương Chiến thắng hạng Nhì, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (hạng Nhất, Nhì, Ba), Huy chương Quân kỳ quyết thắng, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng.

Thiếu tướng (1984), Trung tướng (1992)


Trung tướng Trần Xuân Trường quê ở xã Nhân Chính, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Ông tham gia cách mạng từ tháng 6 năm 1945, là đội viên, Trung đội trưởng Đội tự vệ chiến đấu Trường kỳ nghệ Hà Nội rồi nhập ngũ tháng 12 năm 1946. Tháng 3 năm 1947, ông là chính trị viên Tiểu đoàn 101, Trung đoàn Thủ đô kiêm Bí thư Đảng ủy Tiểu đoàn. Tháng 6 năm 1947, ông là Chính trị viên đại đội, Trung đoàn 140 kiêm Bí thư Chi bộ đại đội. Tháng 12 năm 1949, ông là Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn Thủ đô (E102), Đại đoàn Quân tiên phong (F108). Tháng 1.1950, ông giữ chức Trưởng ban tuyên huấn Đại đoàn 308.

Sau hòa bình lập lại trên miền Bắc, tháng 5 năm 1956 ông là Chủ nhiệm khoa Kinh tế Trường trung cao chính trị. Tháng 12 năm 1964, ông là Trưởng phòng giáo dục Học viện Chính trị. Tháng 6 năm 1970, ông là Cục phó cục chính trị Bộ tư lệnh 968 và Đoàn 559.

Tháng 8.1978, ông là Chủ nhiệm Khoa Mác Lê-nin của Học viện Quân sự cấp cao. Tháng 5.1979, ông là Phó viện trưởng Học viện chính trị. Từ tháng 1 năm 1992 ông là Giám đốc Học viện Chính trị cho đến khi về hưu (năm 2002).

Tham khảo: Bảo tàng lịch sử Quân sự Việt Nam.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Mười Hai, 2011, 02:19:53 am gửi bởi panphilov » Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #157 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2009, 03:43:51 pm »


Thiếu tướng Lã Ngọc Châu (1926), nguyên: Chủ nhiệm Chính trị Sư đoàn 1 thuộc Mặt trận Tây Nguyên, Phó Chủ nhiệm Hậu cần Mặt trận B3 - Tây Nguyên, , Phó Chính ủy Quân đoàn 3, Phó Hiệu trưởng về Chính trị Trường Sĩ quan Lục quân 1.

Huân chương Độc lập hạng 3, Huân chương Quân công hạng Nhì, Huân chương Chiến thắng hạng Nhì, Huân chương Chiến công (hạng Nhất, Nhì, Ba), Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (hạng Nhất, Nhì, Ba), Huân chương Chiến sĩ giải phóng (hạng Nhất, Nhì, Ba), Huy chương Quân kỳ quyết thắng.

Thiếu tướng (12.1984)


Thiếu tướng Lã Ngọc Châu quê ở xã Khánh Cư, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, ông được cử tham gia vào Ủy ban hành chính xã Khánh Cư cho đến khi nhập ngũ (8.1946).

Năm 1948, là chính trị viên Trung đội trinh sát trực thuộc Tiểu đoàn 171. Năm 1949, là cán sự Chính trị Đại đội 180, Tiểu đoàn 171. Tháng 12.1949, ông giữ chức vụ Chính trị viên Đại đội 131, Trung đoàn 66. Tháng 8.1952, là Chính trị viên phó Tiểu đoàn Nguyễn Huệ, Trung đoàn 66, Đại đoàn 304. Đến tháng 12.1953, ông là Trợ lý tuyên huấn Trung đoàn 9, Đại đoàn 304. Từ tháng 3.1954 đến tháng 8.1955, ông giữ chức vụ Chính trị viên Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 9, Đại đoàn 304.

Từ tháng 9.1956 đến tháng 1.1957, ông lần lượt giữ các chức vụ: Chính trị viên Công trường sư đoàn, Chính trị viên Tiểu đoàn huấn luyện trực thuộc Sư đoàn 304. Từ tháng 3.1961 đến tháng 2.1962, ông được cử đi học tại Trường chính trị trung cao khóa 4. Từ tháng 3.1962 đến tháng 12.1963, ông được đề bạt giữ chức vụ Phó Chính ủy Trung đoàn 66, Sư đoàn 304.

Từ tháng 1.1964 đến tháng 10.1967, ông là Chính ủy Trung đoàn 66 Sư đoàn 304. Từ tháng 11.1967 đến năm 1968, ông là Phó Chủ nhiệm rồi Chủ nhiệm Chính trị Sư đoàn 1 thuộc Mặt trận Tây Nguyên. Từ năm 1969 đến tháng 4.1970, là Phó Chủ nhiệm Hậu cần Mặt trận Tây Nguyên. Từ tháng 4.1970 đến 1971, ông là Phó Chủ nhiệm Chính trị Mặt trận Tây Nguyên. Từ tháng 9.1972, giữ chức vụ Phó Chính ủy Sư đoàn 10, Mặt trận Tây Nguyên sau thuộc Quân đoàn 3, tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Từ năm 1976 đến tháng 6.1978, ông là Chủ nhiệm Chính trị Quân đoàn 3. Từ tháng 7.1978 đến tháng 11.1978, ông giữ chức vụ Phó Chính ủy Quân đoàn 3. Từ tháng 12.1978 đến tháng 7.1980, là Phó Chính ủy Trường Sĩ quan Lục quân I. Sau khi Quân đội bỏ chế độ Chính trị viên, Chính ủy, từ tháng 8.1980 đến tháng 9.1983, ông là Phó Hiệu trưởng về Chính trị Trường sĩ quan Lục quân I. Từ tháng 10.1983 đến tháng 10.1987, ông lại giữ chức Chủ nhiệm Chính trị Trường sĩ quan Lục quân I. Ông được nhà nước cho nghỉ hưu tháng 1.1988.

Theo Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Mười Hai, 2011, 02:22:57 am gửi bởi panphilov » Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #158 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2009, 07:01:24 am »


Trung tướng Vũ Cao (tên thật: Vũ Đức Cao, 06.1927), nguyên: Cục trưởng Cục tác chiến Bộ tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam; Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân đoàn 4 (Binh đoàn Cửu Long).

Huân chương Độc lập hạng Nhì, Huân chương Quân cộng (hạng Nhì, hạng Ba), Huân chương Chiến thắng hạng Nhì, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương Chiến công hạng Ba, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (hạng Nhất, Nhì, Ba), Huân chương Hữu nghị Campuchia hạng Nhất, Huy chương Quân kỳ quyết thắng; Huy hiệu Vì thế hệ trẻ, Huy hiệu vì nghĩa vụ Quốc tế, Huy hiệu 50 tuổi Đảng.

Thiếu tướng (12.1984), Trung tướng (06.1992).


Trung tướng Vũ Cao quê ở xã Xuân Phú, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Từ tháng 7 đến tháng 8 năm 1945, ông tham gia Việt Minh, giành chính quyền ở huyện Giao Thuỷ, Xuân Trường, Lạc Quần, Nam Định. Từ tháng 8 năm 1945 đến tháng 11 năm 1946, ông là Chiến sỹ Đại đội 3 Chiến khu Lạc Quần.

Từ tháng 12 năm 1946 đến tháng 6 năm 1948, ông là Tiểu đội trưởng, Trung đội trưởng bảo vệ Kho Quân giới, thuộc Trung đoàn 19, 34. Từ tháng 7 năm 1948 đến tháng 8 năm 1949, ông là Chính trị viên Đại đội, bảo vệ Công binh xưởng, Kho Quân giới Liên khu 3. Từ tháng 9 năm 1949 đến tháng 5 năm 1951, ông là Đại đội trưởng Đại đội 18, Đại đội 64, Tiểu đoàn 632, Trung đoàn 34. Từ tháng 6 năm 1951 đến tháng 5 năm 1955, ông là Phó Ban Tác chiến Trung đoàn 45, Tiểu đoàn phó Trung đoàn 45.

Tháng 6 năm 1955 đến tháng 11 năm 1958, ông là Cán bộ khung Trường Sỹ quan Pháo Binh (400). Từ tháng 12 năm 1958 đến tháng 9 năm 1964, ông là Trợ lý Tham mưu Bộ Tư lệnh Pháo binh 351. Từ tháng 10 năm 1964 đến tháng 9 năm 1966, ông là Phó phòng Nghiên cứu khoa học Bộ Tư lệnh Pháo binh 351, Tham mưu phó Lữ đoàn 364. Tháng 10 năm 1966 đến tháng 7 năm 1971, ông là Trợ lý Pháo binh Quân khu 4, Trung đoàn phó Trung đoàn 271, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 166 Quân khu 4. Từ tháng 8 năm 1971 đến tháng 11 năm 1972, ông là Phó phòng và Trưởng phòng Pháo binh Quân khu 4. Từ tháng 11 năm 1972 đến tháng 2 năm 1979, ông là Phó Sư đoàn 341 Quân khu 4, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 341, Quân đoàn 4.

Từ tháng 3 năm 1979 đến tháng 5 năm 1985, ông là Tham mưu trưởng Quân đoàn 4, Phó Tư lệnh Tham mưu trưởng Quân đoàn. Từ tháng 5 năm 1985 đến tháng 7 năm 1991, ông là Phó Cục trưởng Cục Tác chiến Bộ Tổng Tham mưu. Từ tháng 9 năm 1991 đến tháng 10 năm 1997, ông là Cục trưởng Cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu. Tháng 10 năm 1997, ông được Nhà nước cho nghỉ hưu.

Tham khảo: Bảo tàng Lịch sử Quân sử Việt Nam.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Mười Hai, 2011, 02:24:33 am gửi bởi panphilov » Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #159 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2009, 07:03:53 am »


Thiếu tướng Bùi Nam Hà (1924), nguyên: Phó Tổng thanh tra Quân đội, Ủy viên thường trực Hội đồng thi đua Bộ Quốc phòng, Viện trưởng Học viện Hậu cần, Phó Giám đốc Học viện Quân sự cấp cao, Cục trưởng Cục nhà trường Bộ Tổng tham mưu, Phó Tư lệnh Đoàn 959, Phó Tư lệnh Tham mưu trưởng Tây Nguyên, Tham mưu phó Quân khu 5. Ngoài ra ông còn là Phó chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam-Ni-ca-ra-goa, Phó Chủ tịch Ủy ban tiếp quản Hà Nội (1954).

Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Quân công hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến Chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương Chiến thắng hạng Hai, Huân chương Chiến công hạng Nhất, Huân chương Chiến công giải phóng hạng Nhất, 2 Huân chương Chiến công hạng Nhì, Huân chương Chiến sĩ giải phóng (hạng Nhất, Nhì, Ba), Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (hạng Nhất, Nhì, Ba)

Thiếu tướng (1983)


Thiếu tướng Bùi Nam Hà quê tại phường Hồng Châu, thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. Ông tham gia cách mạng từ tháng 12 năm 1944. Từ tháng 12 năm 1944 đến tháng 3 năm 1945, ông là liên đội trưởng hoạt động Việt Minh bí mật trong Đoàn Thanh niên Tuyên truyền xung phong thuộc Đoàn thanh niên Cứu Quốc Hà Nội. Tháng 3 năm 1945, ông gia nhập quân đội.

Từ ngày 19 tháng 8 năm 1945 đến tháng 12 năm 1949, ông lần lượt giữ các chức vụ: Tiểu đội trưởng, Trung đội trưởng giải phóng quân Chi đội Phú Vĩnh Phúc năm 1946; Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 55 Bắc Ninh, Tiểu đoàn 56 Bắc Giang, Trung đoàn Bắc Bắc, năm 1946; Tiểu đoàn 517 Độc lập Khu 12 Vệ quốc đoàn năm 1948; Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 322, Trung đoàn 88, Sư đoàn 308, Phó bí thư Liên chi năm 1949. Từ tháng 1 năm 1950 đến tháng 9 năm 1955, ông lần lượt giữ các chức vụ: Trung đoàn phó, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 88, Sư đoàn 308, Phó bí thư Đảng uỷ Trung đoàn, Phó Chủ tịch uỷ ban tiếp quản Thủ đô Hà Nội năm 1954.

Từ tháng 10 năm 1955 đến tháng 10 năm 1964, ông là Phó Tham mưu trưởng Quân khu Tả Ngạn, Phó Cục trưởng Cục Quân huấn, Bộ Tổng tham mưu, năm 1958. Từ tháng 11 năm 1964 đến tháng 11 năm 1972, ông vào chiến trường B1, B3 Quân khu 5, giữ các chức vụ: Tham mưu phó Quân khu 5, Phó Tư lệnh Tham mưu trưởng Tây Nguyên, Thường vụ Đảng uỷ B3, Phó Tư lệnh Đoàn 959 Quân tình nguyện Việt Nam tại Lào, Thường vụ Đảng uỷ Đoàn 959.

Từ tháng 12 năm 1972 đến tháng 9 năm 1982, ông là Cục trưởng Cục Nhà trường Bộ Tổng Tham mưu, Uỷ viên Ban chấp hành Đảng uỷ Bộ Tổng Tham mưu, Khoa trưởng Khoa Nghệ thuật Quân sự Viện Khoa học Quân sự - Bộ Quốc phòng, Phó Giám đốc Học viện Quân sự Cấp cao, Viện trưởng Học viện Hậu cần, Đảng uỷ viên Ban chấp hành Đảng uỷ Tổng cục Hậu cần. Từ tháng 10 năm 1982 đến năm 1981, ông là Phó Tổng Thanh tra Quân đội, Uỷ viên thường trực Hội đồng thi đua Bộ Quốc phòng, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Ni-ca-ra-goa. Năm 1992 ông được Nhà nước cho nghỉ hưu.

Tham khảo: Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Mười Hai, 2011, 02:26:24 am gửi bởi panphilov » Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM