SaoVang
Đại tá

Bài viết: 8205
|
 |
« Trả lời #30 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2010, 12:58:20 pm » |
|
NGÀY LỄ QUỐC KHÁNH BI THẢM - Thưa quý quan khách, thưa... Tiếng nói đầy vẻ long trọng của Nguyễn Cao Kỳ vừa cất lên bỗng tắt lịm. Sự cố gì xảy ra vậy? Những người theo dõi Lễ quốc khánh của Việt Nam cộng hòa (tức ngụy quyền Sài Gòn) qua làn sóng đài phát thanh Sài Gòn sáng ngày 1 tháng 11 năm 1966 đều ngơ ngác. Chính giây phút đó là niềm vui khó tả của các chiến sĩ biệt động và pháo binh Quân khu Sài Gòn - Gia Định. Và có lẽ cũng chỉ những người liên quan đến kế hoạch trận tập kích pháo thần kỳ này mới cảm nhận hết niềm vui sướng đó. Cái giây phút “khó lập lại" đó được chuẩn bị cả một thời gian dài vô cùng gian khổ, công phu, phải đổi cả bằng xương máu của nhiều pháo thủ * * * Dạo ấy ta chuẩn bị bước vào mùa khô lần thứ hai (1966-1967). Sau trận Attleboro lên vùng biên giới Tây Ninh bị thảm hại, tổng thống Mỹ Johnson cay cú tính ăn thua một canh bạc nữa với ta. Chúng chuẩn bị mở cuộc hành quân "khổng lồ” Junction City với nhiều tham vọng lớn: tiêu diệt cơ quan đầu não Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam, phá hủy Đài phát thanh giải phóng, đánh gãy xương sống Việt cộng (Sư đoàn 9 chủ lực miền Đông Nam Bộ). Ở Sài Gòn - Gia Định, địch xúc tiến cuộc hành quân Ceder Falls vào vùng "Tam giác sắt". Lực lượng Biệt động sẵn sàng “chia lửa" bằng các đòn sấm sét giáng vào sào huyệt chúng ở Sài Gòn. Từ sau ngày Diệm bị sụp đổ, bọn tướng tá ngụy tranh nhau cái ghế thủ tướng bù nhìn. Nhiều nội các được thành lập bằng những cuộc đảo chính rồi lại bị chủ Mỹ gạt bỏ. Mỹ ồ ạt đưa quân vào xâm lược miền Nam Việt Nam, vực dậy chính quyền Kỳ - Thiệu đã đứng bên bờ vực thẳm của sự thất bại. Nguyễn Cao Kỳ là Chủ tịch ủy ban hành pháp trung ương rồi lên ghế Phó tổng thống kiêm tư lệnh không quân. Chúng chọn ngày tên tổng thống độc tài Ngô Đình Diệm bị lật đổ để làm ngày quốc khánh cho chính phủ tay sai mà chúng gọi là ra đời nền "Đệ nhị cộng hòa”. Ngày quốc khánh 1 tháng 11 năm nay, Thiệu - Kỳ có ý định làm rùm beng nhằm phô trương "sức mạnh đồng minh", lấy lại nhuệ khí cho binh sĩ bước vào "mùa khô đỏ lửa" lần thứ hai, quảng cáo cho bộ mặt thối rữa trước quan thầy để tỏ lòng biết ơn và tiếp tục lừa mị nhân dân miền Nam. Tên phó tổng thống Việt gian Nguyễn Cao Kỳ sẽ đọc “đít-cua" trong buổi lễ này. Cả một hệ thống phương tiện truyền thông như vô tuyến truyền hình, đài phát thanh, báo chí... được Mỹ trả tiền, ra rả cả ngày cổ súy cho cái ngày “trọng đại” ấy. Lễ trường nhà thờ đức Bà hôm ấy không vắng mặt một tên chóp bu đầu sỏ nào, từ Cabot Lodge, Wesmoreland đến Thiệu, Kỳ, Hương, “quý quan khách", đại sứ "đồng minh". Theo chương trình, sau diễn văn của Chủ tịch ủy ban hành pháp trung ương Nguyễn Cao Kỳ, sẽ diễn ra cuộc diễu binh "lớn chưa từng có" gồm hàng ngàn quân đồng minh cùng các đơn vị quân chủng "Việt Nam cộng hòa", các dàn cơ giới tối tân và cuộc phi diễn của "thần sấm", "con ma", "phượng hoàng”. Sau cùng là đội ngũ cán bộ bình định, người nhái, đoàn nữ binh và đội quân chó bẹcgiê. Cần phải chủ động đánh ngay đòn hiểm, hạ uy thế của chúng, động viên khí thế đồng bào đô thị Sài Gòn - Gia Định và thực hiện lời hứa sắt son: Hà Nội gọi, Sài Gòn đáp lời; giặc Mỹ đụng đến Hà Nội một, Sài Gòn giáng trả mười, cần phải cho kẻ thù biết: nơi đây không phải là "thánh địa” của bọn bán nước và cướp nước. Trọng trách đầy khó khăn này Bộ Tư lệnh Quân khu Sài Gòn - Gia Định giao cho đơn vị Biệt động F100 phối hợp với Tiểu đoàn 6 Bình Tân, Tiểu đoàn 8 pháo binh Quân khu và pháo binh đặc công Đoàn 10 Rừng Sác thực hiện thay pháo Quân khu bị địch đánh thương vong. Qua nghiên cứu thực địa và tình hình chiến trường ven đô, lực lượng này được chia làm hai cánh: Thủ Đức và Nhà Bè. Thực tế đây là hai trận địa pháo hết sức bất ngờ đối với địch, vì nó quá gần để cho những trái phá rơi đúng vào lễ đài và đội hình diễu binh ngay trên đại lộ Thống Nhất (nay là đường Lê Duẩn), phía sau nhà thờ Đức Bà và trước dinh Độc Lập (nay là dinh Thống Nhất).
|
|
|
Logged
|
|
|
|
SaoVang
Đại tá

Bài viết: 8205
|
 |
« Trả lời #31 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2010, 12:58:33 pm » |
|
Khẩu ĐKZ 75 ly đặt ở Nhà Bè xác định cự ly đến lễ đài tổ chức cuộc lễ, xa 6.745 mét trên độ chênh 50 mét. Khẩu ĐKZ 75 ly đặt ở Thủ Đức đến đội hình quân ngụy duyệt binh, xa 5.378 mét.
Qua hơn một năm đọ sứe với giặc Mỹ, những trận đánh vang dội của Biệt động và những chiến công thần kỳ trên vành đai diệt Mỹ ở Củ Chi đã cổ vũ ý chí quyết thắng, lòng kiên trì chịu đựng gian khổ, bám trụ địa bàn của cán bộ chiến sĩ.
Hôm được giao nhiệm vụ sang phối hợp với cánh Nhà Bè, các chiến sĩ pháo thủ là những học sinh mới "đi làm cách mạng” trong khẩu ĐKZ của Tiểu đoàn 6 Bình Tân rôm rả kháo nhau qua tờ báo gói bánh mì về cái trò hề ra mắt cái gọi là “Đệ nhị cộng hòa” một cách mỉa mai:
- Hệt như trò quảng cáo áo lót phụ nữ.
- Phải bắn ngay vào mồm thằng Cao Kỳ lúc nó đọc diễn văn mới đã.
- Muốn chính xác đến mức đó, phải có tên lửa do hệ thống vệ tinh nhân tạo điều khiển.
- Mày làm như thể Liên Xô không bằng. Mình còn đang chiến tranh du kích.
Cuộc tranh luận lý thú nổ ra. Dĩ nhiên không được thoải mái bởi phân đội đang ép sát nách Sài Gòn, ngày phải "bó giò" dưới hầm bí mật, đêm mới đội nắp hầm lên. khiêng pháo đi tác chiến. Khẩu đội trưởng đành giảng hòa:
- Đánh Mỹ cũng cần phải vừa hiện đại vừa du kích. Chiến tranh nhân dân ngày càng phát triển tới trình độ cao, ta sẽ có dịp sử dụng các loại vũ khí hiện đại như súng chống tăng, hỏa tiễn (H12, ĐKP) Cachiusa
Dạo đó đội pháo binh Bình Tân chỉ có hai khẩu súng ĐKZ 75, mãi sau mới bổ sung thêm cối 82 với các pháo thủ nữ. Những đêm hành quân, hai người khiêng nòng, một người vác "đầu bò”, còn lại vác đạn. Đạn quý như con, bởi đưa được một trái đạn từ hậu cứ chiến khu về đến vùng ven Sài Gòn là xương máu; còn công sức thì không thể tính được. Và mùa mưa là vô cùng vất vả. Lính pháo hành quân như đánh vật "ạch đui" suốt bờ mương, bờ mẫu. Có anh bị pháo đè sưng mình mẩy. Những ngày trái gió trở trời, ai cũng kêu đau lưng.
Cái tập thể đầy sức sống lạc quan ấy chuyển pháo qua Nhà Bè như thực hiện một kỳ công: phải cắt qua nhiều con lộ ken dày tua bót giặc, qua nhiều sông rạch, đồng nước sình lầy thật gian truân.
Trong khi đó khẩu đội ĐKZ75 thuộc Tiểu đoàn 8 pháo binh Quân khu chẳng khấm khá gì hơn. Phải lặn lội từ Củ Chi qua Thủ Dầu Một, sang Biên Hòa, vòng Bà Rịa lên Long Thành mới về tới được Thủ Đức. Quãng đường chỉ hơn 20 ki-lô-mét, cả tháng trời hành quân, đơn vị mới tới địa điểm tập kết và đổi một giá đắt: 5 pháo thủ hy sinh. Quãng đường này thời “chiến tranh đặc biệt" chỉ cần đi từ 2 đến 3 đêm. Thế mới hay giai đoạn "chiến tranh cục bộ" ác liệt gấp nhiều lần.
Khẩu đội ĐKZ của Đoàn 10 đặc công may mắn hơn, được hành quân bằng xuồng nên tới nơi an toàn và trở thành vai trò chính - thay thế khẩu đội của Quân khu bị thương vong không thể chiến đấu được.
Thế bố trí trận địa dù bất ngờ đến đâu cũng không thể "lỏi" ra ngoài mật độ đánh phá, ruồng ráp của địch nhằm “tảo thanh" đối phương trên bán kính bảo vệ vành đai Sài Gòn trong dịp lễ quốc khánh của chúng.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
SaoVang
Đại tá

Bài viết: 8205
|
 |
« Trả lời #32 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2010, 12:58:50 pm » |
|
Ngày 31 tháng 10, địch nống ra càn quét đường bộ, đường sông kết hợp với phi pháo oanh kích ác liệt các vùng lõm. Bom dội trúng đội hình ém quân của Tiểu đoàn 5 bộ đội địa phương Nhà Bè, hy sinh 6, bị thương 4. Riêng khẩu đội ĐKZ75 của Bình Tân hy sinh 2 pháo thủ chính số 1 và số 2. Đơn vị giải quyết tử sĩ đến 23 giờ mới xong. Máy ngắm của khẩu pháo bị hỏng. Đối với một khẩu đội bước vào tác chiến một trận quan trọng như thế trong sáng mai thì tổn thất này không nhỏ.
Tuy thế, dưới sự chỉ huy của đồng chí Trần Minh Tâm và Nguyễn Văn Tăng, cán bộ Biệt động F100, trực tiếp chịu trách nhiệm trước Ban cán sự và Đảng ủy quân sự Nhà Bè, anh em vẫn quyết tâm giữ vững lời hứa danh dừ với Bộ Tư lệnh Quân khu: "kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ dù phải hy sinh đến người cuối cùng!". Công tác tư tưởng được ổn định, chiếc máy ngắm bị bom đánh hỏng được nhanh chóng thay thế bằng máy ngắm súng cối Đức, chủ yếu giải quyết về thăng bằng, góc độ và cự ly. Đồng thời khẩu đội tập trung huấn luyện cấp tốc cho pháo thủ phụ số 3 thay thế đồng chí số 1 bị hy sinh.
Ở cánh Thủ Đức, Tiểu đoàn 30 biệt động quân án ngự dọc trục lộ 33, liên tục càn quét hai bên đường. Trực thăng đổ quân Mỹ xuống lục soát các giồng gò. Pháo địch “căn ke" vào các lõm địa hình, “chuồn chuồn", "cá rô" rà trên đường mòn, sông, rạch. Ban đêm những luồng sáng đèn pha từ trên máy bay quét dọc quét ngang trông rõ từng lá cây, ngọn cỏ.
Ngày 30 tháng 10, bọn bộ binh càn ra chỉ còn cách vị trí pháo tập kết khoảng 100 mét. Các pháo thủ toan hạ nòng chuẩn bị nổ súng, nhưng chúng lại quay ra. Trực tiếp chỉ huy khẩu đội là đồng chí Nguyễn Văn Nga đặc công Đoàn 10, đồng chí Nguyễn Vãn Tăng (tức Tư Tăng, sau này được tuyên dương Anh hùng), trên đường đi công khai về vị trí chiến đấu, bị địch bắt ở Lái Thiêu. Nhưng bằng lòng dũng cảm và thủ pháp nhà nghề, đồng chí buộc địch phải thả ra kịp trở về đơn vị tham gia trận đánh quan trọng này. Với quyết tâm rất cao, đồng chí tiếp tục cùng ông Chín Khổ, một cơ sở chí cốt của Biệt động thành, dùng ghe máy chở vũ khí vào tận trận địa.
Ngoài hai trận địa chính này, một khẩu cối 61 của Biệt động thành bố trí khu rạch Trương Minh Giảng (nay là kênh Nhiêu Lộc), quận 3 do đồng chí Ba Phong và Ba Lài phụ trách và một số trận địa nghi binh sẵn sàng phối hợp khi có lệnh
Đó là ở ngoài vòng.
Còn ở bên trong: khu vực lễ đài, địch bảo vệ nghiêm ngặt với đường kính 1,2 ki-lô-mét bằng các lực lượng: cảnh sát trật tự, cảnh sát dã chiến, tuần cảnh, quân cảnh, công an chìm... “Vỏ cứng ruột mềm", lễ đài là “cái nhân" của sự bảo vệ. Nhưng trớ trêu thay, chính đây là cái dấu "chấm than" của cuộc lễ mà hai trận địa pháo của đặc công - biệt động đã cắm kim trên bản đồ. Đó là cái công trình mà tiểu đoàn công binh ngụy cật lực tạo dựng dài 40 mét, cao 2 mét, có 6 bậc dựa lưng vào nhà thờ Đức Bà, mặt hướng ra đại lộ Thống Nhất. Các sắc lính như rươi được lệnh giữ gìn khu vực lễ đài cẩn mật từ trước một tháng.
Ban đêm hệ thống ánh sáng tăng 3 lần so với ngày thường. Số lượng lính gác cũng gia tăng. Tất cả nhằm đề phòng đặc công xâm nhập vào đặt chất nổ. Thế nhưng chúng vẫn chưa yên tâm, thỉnh thoảng bọn công binh lại xách máy rà mìn ra kiểm tra cẩn thận khu vực lễ đài.
Rộng ra một chút, địch kiểm soát gắt gao việc ra vào thành phố, cho đến nhòm ngó, nhiễu nhương các xóm lao động, nơi mà chúng biết là có nhiều cơ sở cách mạng. Các chi cảnh sát tăng cường lực ]tượng sẵn sàng đàn áp các cuộc biểu tình. Quân cơ động của Biệt khu thủ đô sẵn sàng đi ứng chiến, địch có thể chăm sóc việc bảo vệ ba bề bốn bên một cách bài bản như thế. nhưng còn một hướng từ trên trời chúng không để mắt tới, bởi một lẽ “bích kích pháo của Việt cộng. không thể có trên chu vi quân lực tảo thanh”.
Trận đánh xảy ra tính bằng giây, phút thì công tác đảm bảo vật chất phải tiến hành hàng tháng trời trong điều kiện vô cùng hiểm nguy gian khổ. Đồng chí Dương Long Sang, cán bộ phụ trách công tác báo đảm cho Biệt động được giao trọng trách đã hoàn thành nhiệm vụ của mình trong việc đưa vũ khí vào nội thành, tổ chức cán bộ đi trinh sát công khai hợp pháp và hiệp đồng các mũi chiến đấu.
Tiểu đoàn 4 Thủ Đức và Tiểu đoàn 5 Nhà Bè cùng với du kích các xã triển khai việc khống chế hệ thống đồn bót địch, các trục lộ, cảnh giới những gò đất quanh trận địa mà dự kiến địch có thể đổ bộ bằng trực thăng, nghi binh đánh lạc hướng địch và sẵn sàng đánh chúng bung ra càn quét ‘trả đũa".
|
|
|
Logged
|
|
|
|
SaoVang
Đại tá

Bài viết: 8205
|
 |
« Trả lời #33 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2010, 12:59:39 pm » |
|
Gian khổ, căng thẳng bao nhiêu thì đêm ngày 31 tháng 10, các phân đội cũng đã hoàn thành công việc chuẩn bị của mình. Trên ấp Chánh Bình (Bình Hưng, Nhà Bè), khẩu ĐKZ 75 đặt trên “cái giá” gồm 50 cây cọc tràm, chà là xốc thành 3 tầng giữa ruộng bùn. Các ngọn lúa cao quá đầu người được câu lại làm “giàn rỡ" ngụy trang. Trên rạch Bà Vạt, ấp Đồng Phú (An Phú, Thủ Đức), pháo được giá trên 1.000 bao cát dìm xuống nước và các ruột xe hơi đắp lên nền nhà cũ. Số cát này, những người nông dân là cơ sở cách mạng trong “ấp chiến lược” phải mua đến 3 ghẹ đầy luồn lách trên sông rạch chuyển đến trận địa.
Khi pháo đã nằm trên “bệ", hướng nòng vào Sài Gòn, ai nấy đều mệt bã nhưng nghĩ tới giờ phút trút lửa xuống đầu quân thù thì không chợp mắt được nữa. Khoảng thời gian còn lại chỉ là thao thức đợi chờ. Theo mệnh lệnh của Quân khu thì pháo Nhà Bè sẽ nổ trước, đúng vào lúc khai mạc cuộc lễ còn pháo Thủ Đức phát hỏa khi địch bắt đầu cuộc diễu binh. Quyết định này xuất phát từ một quy luật của địch mà ta đã nghiên cứu: cuộc lễ nào của chúng hầu như cái trò diễu binh cũng diễn ra một giờ rưỡi sau khi khai mạc.
Việc hiệp đồng cho ăn khớp giữa hai trận địa pháo rất khó khăn. Nhưng cái điều tình cờ mà như tất yếu là địch phải tuyên truyền cuộc lễ qua làn sóng đài phát thanh, chính những thời khắc chặt chẽ trong chương trình của địch lại “cung cấp" chính xác giờ hiệp đồng cho ta. Hai đồng chí Trần Ninh Tâm và Nguyễn Văn Tăng đều được trang bị hai chiếc rađiô Sony Nhật chính hiệu.
Khẩu đội Bình Tân ở cánh Nhà Bè được trao vinh dự "bắn vào mồm Nguyễn Cao Kỳ” mở đầu đánh phá cuộc lễ, nên cán bộ, chiến sĩ càng bồn chồn háo hức. Mọi phương tiện thao tác đã được chuẩn bị xong, các pháo thủ chỉ còn nhiệm vụ nạp đạn... thu pháo rút lui. Còn hai giờ rưỡi nữa mới sáng nhưng chẳng ai tài nào ngủ được một lát. Pháo cầm canh của địch gầm vang bốn phía, lâu lâu một viên đạn vạch đường cong lửa lên nền trời ngoại ô như để trấn an đồng bọn.
Khi trời mờ sáng, mọi người nhận ra tất cả khẩu pháo nằm trên một vùng đất được bao kín bằng những ngọn lúa và cây trâm bầu, chung quanh nước sâu ngang đầu gối. Những "lồng cu” đen ngòm hiện ra cách trận địa không xa, ai cũng cảm nhận hết sự gay go mà khẩu đội phải gánh chịu khi khẩu pháo gầm lên giữa thanh thiên bạch nhật ngay trước "mũi" kẻ thù, mặc dù những phương án tối ưu nhằm bảo đảm an toàn đã được đề ra.
Khẩu đội trưởng hồi hộp kiểm tra lại thước ngắm trong ánh bình minh trải vàng trên mặt đất, không ai bảo ai, tất cả đều hướng về Sài Gòn.
Chỉ huy trưởng Trần Minh Tâm chỉnh đúng làn sóng đài Sài Gòn qua đài bán dẫn, đồng thời khu vực mục tiêu xác định được bằng mắt, nhờ nóc tháp chuông nhà thờ Đức Bà cao 64 mét, các pháo thủ theo dõi chặt chẽ giờ nổ súng.
Hôm nay chúng trực tiếp truyền thanh cuộc lễ. Mấy cái loa trong ấp cũng oe óe tiếp âm đài Sài Gòn từ sáng sớm. Những âm thanh hỗn độn láo nháo của đám đông nhiễm vào trong máy. Cái giọng nhừa nhựa của tên xướng ngôn viên chốc chốc lại cất lên:
- Thưa quý thính giả.
- Thưa quý đồng bào.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
SaoVang
Đại tá

Bài viết: 8205
|
 |
« Trả lời #34 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2010, 12:59:45 pm » |
|
Pháo thủ số 3 cầm sẵn trái đạn mới xanh vừa khui ra khỏi thùng, sẵn sàng nạp vào súng.
Cái tiếng nhừa nhựa ban nãy bỗng cuống lên:
- Thưa quý thính giả, hiện nay xe của Phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ đang tiến vào sân lễ, ông xuống xe bắt tay các vị quan khách... ông đang bước lên khán đài danh dự
Pháo thủ số 2 mím môi nắm chặt sợi dây giật cò, nhìn khẩu đội trưởng. Tiếng rađio rầm lọ hẳn lên. Bỗng phát ra tiếng nói của tên phó thủ tướng cao bồi, Chủ tịch ủy ban hành pháp trung ương:
- Thưa quý quan khách, thưa...
Đồng hồ chỉ 6 giờ 5 phút. Không để cho hắn nói hết câu, khẩu đội trưởng hô lớn:
- Bắn
“Đoành". Khẩu ĐK khẽ chồm lên, một đám khói trắng phì ra đầu nòng.
- Bắn
"Đoàng”. Tiếng nổ từ nội đô vọng lại.
Tiếng rađio tắt ngấm.
Bỗng nhiên cả khẩu đội tái người, chiếc máy ngắm súng cối Đức dùng khăn buộc vào thay máy ngắm khẩu ĐKZ 75 văng ra sau hai phát đạn. Chỉ huy trưởng Tâm lo lắng nhưng liền bình tâm nói với anh em:
- Cứ bình tĩnh thao tác, khẩn trương buộc lại máy ngắm, bắn tiếp.
Đoành, đoành, hai quả đạn nữa lao đi thì đạn từ trong các đồn bót chung quanh vãi ra như trấu, nhưng chỉ một lát chúng nín khe. Các đơn vị bạn làm nhiệm vụ kiềm chế đã nhanh chóng "dằn mặt" chúng bằng những loạt đạn chính xác.
Chớp thời gian, các cầu thủ bắn hết cơ số đạn 12 quả trong vòng 10 phút. Trận địa phủ mờ khói trắng, không còn che giấu bằng những cây lá mỏng manh. Pháo địch phản ứng dồn dập vào một vùng khá rộng nên các pháo thủ có đủ thời gian thu chân rút ra khỏi trận địa. Anh em phân nhau ôm pháo lao lách đi dưới tầm khống chế của bốn chiếc trực thăng võ trang quần đảo bắn phá ầm ĩ trên đầu. Vừa lúc ấy, một chiếc ghe lườn nổ máy lướt tới, đầu mũi cắm một lá cờ “ba que" nhỏ. Ghe dân! Anh em vẫy chiếc ghe cập lại. Bác nông dân nói nhanh:
- Các chú lên ghe lẹ đi, tụi nó đã ra đầu ấp kia!
Vài phút sau, cả khẩu đội và pháo đã nằm gọn trong lòng ghe. Chiếc ghe rẽ sóng băng băng chạy ra sông Nhà Bè, chẳng mấy chốc đã về tới điểm ém tại ấp Gò Bầu xã Phước Lạ .
Sau đó mấy giờ, 4 tiểu đoàn thủy quân lục chiến càn vào ấp Chánh Bình. Chúng nhìn thấy cái bệ pháo kỳ lạ toàn bằng cây tràm, cây chà là cột dây choại, tức tối bắn phá, lục soát vùng trắng Nhà Bè suốt bảy ngày liền.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
SaoVang
Đại tá

Bài viết: 8205
|
 |
« Trả lời #35 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2010, 01:00:06 pm » |
|
Ở cánh Thủ Đức, trời vừa hửng sáng, tiểu đoàn 30 biệt động quân đã triển khai án ngự dày đặc trên trục lộ 33, cách trận địa pháo của Đoàn 10 chừng 200 mét. Đơn vị bộ đội địa phương và du kích ém sát bên cạnh lộ sẵn sàng nổ súng bảo vệ khẩu đội ĐKZ làm nhiệm vụ. Cán bộ, chiến sĩ cùng trong một tâm trạng bồn chồn hồi hộp chờ đón giây phút khởi sự trận đánh. Tư Tăng căng thẳng theo dõi chiếc đài bán dẫn trên tay. Nghe tiếng Nguyễn Cao Kỳ tắc nghẽn. anh reo lên:
- Nhà Bè bắn rồi! Cha con nó chắc tá hỏa tam tinh. Chúng ta chuẩn bị cú đánh bồi cho thật ngon nghe
Những gương mặt phấn chấn hẳn lên xóa đi nét mệt mỏi hốc hác. Những tình huống ác liệt chắc chắn xảy tới nhấn chìm đi những nỗi căm thù cháy bỏng và niềm tin chiến thắng.
Một không khí chết chóc như bao trùm ở phía Sài Gòn câm lặng nặng nề. Đã hơn một giờ chiếc đài bán dẫn lặng thinh. Ai cũng nghĩ không lẽ cuộc lễ đã tan tác mau lẹ một cách thảm hại đến như vậy. Nếu thế, khẩu đội đành “thất nghiệp” chăng? Trong niềm vui trừng trị kẻ địch, mọi người nghe tiêng tiếc làm sao.
Có tiếng trực thăng lạch phạch bay lên. Đội hình 5 chiếc rõ dần đen trũi. Đồng hồ chỉ 7 giờ 15 phút. Chỉ lát sau, 40 tên Mỹ từ trên máy bay nhảy xuống gò đất ở phía sau lưng trận địa chừng 150 mét. Bọn Mỹ trụ lại quét đạn liên tục về phía mặt đường, báo hiệu cơn "trả đũa" khốc liệt cho thất bại cay đắng của chúng trước dinh Độc Lập.
Trong khi đó, pháo địch điên cuồng trút xuống vùng Bưng sáu xã. Bốn chiếc trực thăng khác quần xiết trên trận địa. Chúng sà thấp trông rõ cả tên xạ thủ đại liên ghì chặt súng. Anh em níu chặt các cành cây bình bát và dừa nước che kín pháo và người chống chọi sức gió từ cánh quạt trực thăng có thể làm lộ trận địa. Trên bầu trời Sài Gòn máy bay phản lực, L19 cũng đang xoay quần nhộn nhạo.
Mười phút trôi qua, bỗng đài phát thanh lại oe óe. Tên tướng Vĩnh Lộc lên tiếng điều khiển cuộc diễu binh. Phút chờ đợi lập công đã tới: Sau tiếng hô dứt khoát của Khẩu đội trưởng Nguyễn Văn Nga, những quả đạn liên tiếp lao vào trung tâm Sài Gòn. Cùng lúc đó, sáu trận địa nghi binh, bộc phá của du kích nổ ầm ầm tứ phía. Cánh đồng như thở ra những đám khói kỳ lạ đánh lừa hỏa lực của lũ “cá nhái", “chuồn chuồn" trên cao và các cụm pháo địch. Đạn của chúng rơi vu vơ cách xa trận địa.
Mười hai quả đạn giật liên tục trong vòng 5 phút khiến nền pháo sạt lở. Tư Tăng quyết định cho thôi bắn vì nếu bắn tiếp, độ chính xác không còn, đạn sẽ rơi tản mát vào dân. Các pháo thủ tiếc rẻ, song đành vội thu pháo. Theo lệnh của Tư Tăng, anh em tháo pháo rời các bộ phận đem nhận xuống nước cách đó 50 mét. Tám quả đạn còn lại cùng với 20 ki-lô-gam chất nổ C4 và súng bộ binh các pháo thủ mang về ém ở bên cạnh đồn Rạch Chiếc.
Theo kế hoạch hiệp đồng, đội du kích của Năm Nga nổ súng và rút về hướng Thủ Thiêm. Địch phát hiện truy kích theo, nhưng nhờ thông thạo địa hình và với tư thế hoàn toàn chủ động nên không ai hề hấn gì, để cho bọn bảo an và biệt động quân bắn nhầm vào nhau, thương vong một số tên.
Tối đến, các pháo thủ Đoàn 10 đặc công lại lần mò trò lại trận địa vớt pháo lên đưa về một căn cứ ở vùng giải phóng cánh đó 5 ki-lô-mét.
Ngày 2 tháng 11, địch mới thực sự bung ra càn quét dữ dội “vùng trắng" Thủ Đức.
Cùng trong ngày hôm đó, cơ sở trong thành ra đưa tin sốt dẻo về trận pháo kích: 24 quả đạn rơi vào khu vực lễ đài và đội hình diễu binh của địch. Số đạn tản mát không đáng kể, địch chết và bị thương khoảng dưới 100 tên, trong đó có 1 đại tá Mỹ. Một trái pháo nổ ngay giữa đổi hình bọn cán bộ bình định nông thôn, một lực lượng chúng đang ra sức đề cao. Có một chi tiết làm mọi người thốt lên tiếc rẻ:
Trời ơi! Sao nó không nổ cho chết mẹ thằng phó tổng thống cao bồi
Quả đạn đó rơi cách Nguyễn Cao Kỳ 4 mét.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
SaoVang
Đại tá

Bài viết: 8205
|
 |
« Trả lời #36 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2010, 01:00:12 pm » |
|
Tuy nhiên, một chi tiết sau đây làm ai nấy thú vị: bọn quan chức chóp bu, chính khách, đại sứ các nước “theo đóm ăn tàn" trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam như Đại Hàn, Thái Lan, Phi Nhật Tân từ trên khán đài danh dự đến các đơn vị diễu binh chạy tán loạn như kiến bị dội nước ngay từ những quả pháo đầu tiên rơi xuống. Một bức ảnh sau này ta lấy được ở “biệt khu thủ đô" cho thấy những tên "cân đai áo mũ” và lính tráng nằm lăn xuống gầm khán đài, các cống rãnh gần đó. Còn các đấng phu nhân mặt mày nhòe nhoẹt son phấn thì chắc cũng được một bữa chết xỉu nhớ đời.
Mãi hơn một giờ sau, tình hình mới tạm ổn, chúng gắng gượng vãn hồi trong sự lo âu nơm nớp, liền bị đánh đợt thứ hai. Cuộc lễ quốc khánh ra mắt “Đệ nhị cộng hòa” thực sự tan tác, buộc địch phải bỏ luôn. Cuộc “đại lễ" hóa thành đại tang thật là thảm khốc cho chính quyền tay sai Mỹ.
Có lẽ không cần phải phân tích nhiều về ý nghĩa của trận đánh, các phương tiện thông tin đại chúng của cả hai phía đã lên tiếng khá đầy dủ.
Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh Giải phóng, báo Nhân dân, Quân đội nhân dân... trong hai ngày 2 và 3 tháng 11 năm 1966 đã nhiệt liệt ca ngợi cổ vũ chiến công xuất sắc của Quân giải phóng Sài Gòn - Gia Định: “một trận đánh kỳ diệu”, ‘một chiến công oanh liệt", bằng lòng dũng cảm và tài tình, các chiến sĩ đã chuyển đại bác vào sát sào huyệt của Mỹ - ngụy, giáng cho chúng một đòn sấm sét”, “Quả là một kỳ công của quân giải phóng, chứng tỏ các chiến sĩ ta có tài xuất quỷ nhập thần...".
Chỉ 24 phát đạn của pháo biệt động nhưng tác động tâm lý của nó không lường được.
Hãng thông tin Pháp AFP nhận xét: "đường đạn đại bác đã bắn rất chính xác trong chu vi có đường kính 300 mét thuộc khu vực diễu binh…”, "Cuộc pháo kích đã gây ra cảnh hoảng sợ khủng khiếp, chứng tỏ Việt cộng có thể mang vũ khí nặng vào rìa thủ đô Nam Việt Nam”.
Hãng thông tin Anh Roitơ đưa tin: “đạn chỉ rơi cách lễ đài 50 mét". Hãng thông tin Mỹ UPI nói: “Một quả đạn rơi cách lễ đài 4 mét nhưng bị lép... Vợ các đại sứ lăn ra khi đạn bắt đầu nổ”. “Trên hàng ghế danh dự của quân lực Hoa Kỳ, đại tá hải quân Mỹ Richard vật vã trên vũng máu... Giám đốc sở cảnh sát quốc gia Nguyễn Ngọc Loan, mặc bộ đồ cảnh sát dã chiến đứng ra dẹp loạn ở đường Thống nhất. Một xe M113 lao vào cứu đại sứ Cabot Lodge”.
Một hãng thông tấn phương Tây trong bài “Ngày quốc khánh đẫm máu” cho biết: “từ khi xảy pháo kích cho đến những ngày sau đó, những người cầm đầu chính phủ Việt Nam cộng hòa và ngài đại sứ Hoa Kỳ Cabot Lodge, ngài đại tướng Westmoreland không dám gặp mặt nhau. Họ muốn tránh mặt nhau và tránh mặt tất cả, hình như cá hai đều xấu hổ ngượng ngùng bởi những biện pháp an ninh mà họ nói rằng “đặc biết hữu hiệu” đã trở thành vô hiệu ..." .
Trong cuốn hồi ký "Người lính tường trình”, Westmoreland thừa nhận: "Ngày 1 tháng 11 năm 1966, Việt cộng đã bắn 14 loạt đạn súng không giật trong buổi lễ diễu hành, đủ để nhắc nhở mọi người phải tiếp tục chiến tranh". "Mọi người" ở đây không ai khác mà chính là Nhà Trắng và Lầu Năm Góc!!! .
Bộ chỉ huy Quân khu Sài Gòn - Gia Định quyết định tặng thưởng hai khẩu đội ĐKZ75 của Bình Tân và Đoàn 10, mỗi khẩu đội một Huân chương Chiến công Giải phóng hạng Nhất; thưởng 10 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng Ba cho 10 cá nhân và 18 bằng khen, giấy khen cho các cơ sở quần chúng tham gia phục vụ trận chiến đấu...
Cùng với những chiến công trút bão lửa xuống đầu giặc ở Biên Hòa, Tân Sơn Nhất, Tây Ninh, Đồng Xoài... trận pháo kích phá tan cuộc lễ quốc khánh ngụy quyền Sài Gòn ngày 1 tháng 11 năm 1966, lực lượng pháo binh biệt động Sài Gòn - Gia Định đã ghi một chiến công kỳ diệu vào trang sử truyền thống của pháo binh miền Đông Nam Bộ anh hùng.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
SaoVang
Đại tá

Bài viết: 8205
|
 |
« Trả lời #37 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2010, 11:02:10 am » |
|
BIỂN LỬA TÂN SƠN NHẤT Trong bộ quần áo rằn ri lấm lem đầy bùn đất trông như một lính ngụy đi càn về, Bành Văn Trân khẽ nhếch mép cười với mấy tên sĩ quan ngụy trên chiếc jeep chạy qua rồi lững thững bước đi. Anh ghé vào một quán nhỏ ở một góc đường vắng ngoại ô định mua một ổ bánh mì lót vào dạ dày và uống một ly cà phê đặc cho tỉnh người nhưng quán chưa bán, anh lại lững thững đi ra. Dáng điệu bình thản ấy của người cán bộ biệt động khiến không ai có thể ngờ rằng chính anh và đồng đội của anh đã lầm một trận "kinh thiên động địa" đêm qua biến sân bay Tân Sơn Nhất, căn cứ không quân của Mỹ - ngụy thành biển lửa, thiêu hủy hàng trăm máy bay hiện đại, hàng trăm tấn bom đạn, phương tiện chiến tranh của chúng. Bành Văn Trân đang tìm về cơ sở để bắt liên lạc với đồng đội sau trận đánh, trong khi đó cái sân bay khổng lồ vào loại tầm cỡ Đông Nam Á này vẫn đang ầm ĩ, náo loạn tiếng máy bay, xe bọc thép lùng sục, tiếng nổ của bom đạn... Từng đám khói đen cuộn lên bao phủ bầu trời nặng nề, xám xịt một màu tang. Sân bay Tân Sơn Nhất rộng tới gần 2000 héc-ta, nằm giữa hai quận Gò Vấp và Tân Bình, cách trung tâm Sài Gòn không đầy 5 ki-lô-mét, có tầm quan trọng đặc biệt về chiến lược trong mạng lưới phòng thủ của địch ở toàn miền Nam và Sài Gòn. Nó được mở rộng sau nhiều cuộc dồn dân, cào nhà, cướp đất của lính Diệm những năm trước đây. Căn cứ không quân hỗn hợp này có nhiều đường băng cho đủ loại máy bay quân sự và dân sự với những hầm chìm, ụ nổi chứa từ bốn đến năm trăm máy bay đậu thoải mái. Trong sân bay, có hàng chục kho bom, đạn đủ cỡ được trang bị kỹ thuật hiện đại. Khu nhà ở phía nam sân bay là hang ổ của bọn chỉ huy quân sự Mỹ gồm: Bộ tư lệnh tập đoàn không quân Mỹ thứ 7, Bộ tư lệnh quân viễn chinh Mỹ và nhà đại tướng Westmoreland; Tư lệnh quân đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Kế đó là Bộ tư lệnh không quân ngụy và nhà Nguyễn Cao Kỳ, thiếu tướng Tư lệnh không quân. Với một khối lượng trang thiết bị chiến tranh kếch sù và một liên bộ chỉ huy "hỗn hợp Việt - Mỹ" như vậy cho nên cái căn cứ quân sự này được bao bọc bằng một chiếc "vỏ cứng” với 22 lớp rào kẽm gai kiểu Mỹ, từ rào đơn, rào kép, rào bùng nhùng, mắt cáo... Giữa các loại rào là đủ các loại mìn chiếu sáng nằm ẩn trong các đám cỏ dại và cây mắc cỡ đầy gai. Đây là những bãi mìn “gài chết” mà địch đã nghiên cứu rất công phu để chống đặc công ta xâm nhập, nhất là ở các hướng xung yếu. Bên ngoài các vòng rào, một hệ thống đường nhựa giáp vòng cho cơ giới tuần tra. Phía bên trong là những tuyến lô cốt, tháp canh ken nhau được trang bị từ đại liên đến đại bác và những đèn pha cao áp cực mạnh hắt ánh sáng ra xa tới gần 3.000 mét.. Các vị trí bên trong được ngăn cách nhau bằng ba lớp rào và những hào sâu 1 mét rộng 8 mét. Trên những đường nhựa ngang dọc trong chu vi sân bay, cứ 15 phút lại có một tốp xe chở lính tuần tiễu chạy qua. Phần bên trong các đường băng và các hầm chứa máy bay được giao cho lính Mỹ bố phòng canh giữ với một đại đội chó bẹc giê, một tiểu đoàn an ninh phi trường và một tiểu đoàn quân cảnh, gác nhà riêng cho tướng Westmoreland và bọn sĩ quan cao cấp. Còn bên ngoài những tiểu đoàn con cưng ngụy như: biệt động quân, thủy quân lục chiến (Hải thuyền sát cộng) được tung ra bảo vệ và ngăn chặn đối phương từ xa. Mặc dù phòng thủ có vẻ đến “tận răng" như thế, bọn công an cảnh sát mật vụ, thám báo hằng ngày vẫn trà trộn vào vùng dân chung quanh sân bay để dò la, phát hiện các hoạt động của ta. Westmoreland và bọn đầu sỏ chiến tranh ở Lầu Năm góc Phương Đông này rất hài lòng về kỳ công ở Tân Sơn Nhất. Cơ quan MACV với biệt hiệu “thanh gươm ngăn chặn làn sóng đỏ" không ngớt huênh hoang về cái căn cứ không quân cỡ bự này, nơi đã tung ra những trận tấn công khủng khiếp bằng pháo binh và không quân vào đối phương.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
SaoVang
Đại tá

Bài viết: 8205
|
 |
« Trả lời #38 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2010, 11:02:45 am » |
|
Bành Văn Trân và các chiến sĩ trinh sát dường như thuộc lòng cách bố trí và quy luật hoạt động của địch trong sân bay đến mức anh có thể cầm bút phác họa lại một cách mạch lạc từng chi tiết sơ đồ bố phòng của chúng. Nhưng để có được cái “bản đồ thuộc lòng” công phu như thế anh đã cùng đơn vị trải qua những ngày điều nghiên đầy gian khổ...
Trân nhớ hồi tháng 7 năm 1966, khi giặc Mỹ leo thang chiến tranh một bước nghiêm trọng, dùng không quân đánh phá Thủ đô Hà Nội, đáp lời kêu gọi thiêng liêng của Hồ Chủ tịch: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, Bộ Chỉ huy Quân khu Sài Gòn - Gia Định chỉ thị cho Đoàn biệt động F100, bằng lối đánh đặc công biệt động, tiêu hao, tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch và phương tiện chiến tranh của chúng trong sân bay Tân Sơn Nhất. Đây là một nhiệm vụ nặng nề nhưng rất vinh dự đối với đơn vị, cũng là thời cơ tốt để nâng cao thêm trình độ kỹ thuật chiến thuật và trình độ hiệp đồng chiến đấu với đơn vị bạn của cán bộ, chiến sĩ Đoàn F100
Trước trận đánh lớn đầy hệ trọng, những chặng đường chiến đấu của tiểu đoàn lại hiện lên. Thành lập năm 1965, F100 đã hoạt động chiến đấu trong các quận nội thành, được đồng bào tận tình nuôi dưỡng đùm bọc; giúp đỡ đã đánh hàng trăm trận lớn nhỏ, trong đó trận tập kích cụm xe Mỹ ở phía tây nam ngã tư Bảy Hiền phá hủy 98 xe quân sự và diệt gần 100 tên địch, gây tiếng vang lớn trong thời kỳ đầu đế quốc Mỹ ồ ạt đổ quân vào miền Nam thực hiện chiến lược "chiến tranh cục bộ".
Nhiệm vụ điều nghiên mục tiêu hết sức quan trọng. Là một trinh sát đặc công dày dặn, Trân ý thức thường xuyên rằng: điều tra nắm chắc mục tiêu là điều kiện "tiên quyết” để giành thắng lợi trận đánh.
Tháng 10 năm 1966, phân đội trinh sát được phái đi từ một vị trí ém quân trong cơ sở ở khu vực Tân Trụ. Bành Văn Trân và Tư Khinh đưa hai tổ trinh sát luồn sâu vào trong sân bay, bí mật trụ lại. Các chiến sĩ miệt mài nghiên cứu tình hình và thực địa cả ngày lẫn đêm. Thỉnh thoảng mới thay phiên nhau trở ra khu vực kênh Tham Lương và ấp Tân Trụ nghỉ “xả hơi".
Là trách nhiệm chỉ huy, Trân chẳng nề nguy hiểm, có những ngày anh cải trang thành phu lao động để lọt vào sâu hơn trong sân bay, quan sát từng lô cốt, ụ súng, các chiến hào, cách cấu trúc đồn bót, hệ thống đèn kiểm soát. Có lần, Trân cùng anh em chịu đói, khát hai ba ngày liền vì phải liên tục bám vị trí điều nghiên và bảo đảm bí mật tuyệt đối cho trận đánh. Anh thận trọng áp sâu vào khu trung tâm, có khi cách địch chỉ dăm bảy chục mét, có khi phải tìm một địa thế cao để thấy rõ hơn hành động của bọn lính. Và có lúc anh phải chịu sự căng thẳng hết sức vì những loạt đèn pha cực mạnh quét tới ở cự ly quá gần, chỗ anh đang ẩn nấp.
Trong quá trình điều nghiên mục tiêu, tiểu đội trinh sát đã phát hiện ra một vấn đề đáng lưu ý: có một kho bom nằm cạnh bãi máy bay, đánh kho bom dễ, nhưng muốn vào được kho bom thì phải vượt qua bãi để máy bay phản lực và trực thăng. Vì thế khi đánh phải đánh cả kho bom và bãi đậu máy bay cùng một lúc. Ý kiến này đơn vị đề xuất báo về trên và được Bộ Chỉ huy Quân khu chấp thuận.
Kế hoạch tác chiến có phần thay đổi so với ban đầu, nhưng lại phù hợp với thực tế điều nghiên khiến cho Trân đặt niềm tin cao hơn vào quyết tâm của mình. Không khí đơn vị chuẩn bị thật khẩn trương. Trân suốt ngày cùng anh em đắp sa bàn, rồi quay ra tập đánh. Chiếc sa bàn cát tuy thô sơ nhưng thể hiện đầy đủ chi tiết của sân bay Tân Sơn Nhất. Các mũi trưởng và chiến đấu viên nhận nhiệm vụ trên sa bàn với tinh thần phấn chấn, quyết tâm cao.
Mọi người đều chờ đón giây phút được trừng trị quân giặc, trả thù cho đồng chí, đồng bào. Ai đã trải qua những trận công kiên, tập kích mới thấu hiểu tâm trạng của những chiến sĩ cảm tử sắp bước vào trận đánh. Trân nhìn đồng đội bằng ánh mắt tin yêu, rồi đây chính những con người bình thường kia sẽ lao vào trong lửa đạn và làm nên những chiến tích vinh quang cho Tổ quốc.
Sự nôn nao chờ đợi làm cho ai nấy có cảm tưởng thời gian trôi đi quá chậm chạp. Nhưng rồi cái ngày đó đã tới. Bộ chỉ huy Quân khu hạ mệnh lệnh cho Đoàn biệt động F100 tập kích sân bay Tân Sơn Nhất. Đơn vị phối hợp chặn viện là Tiểu đoàn 6 Bình Tân, người bạn chiến đấu hiệp đồng thân thiết của F100, đã từng dội bão lửa xuống Tân Sơn Nhất mấy tháng trước đây. Mọi động tác hiệp đồng tác chiến trên một diện tích khá rộng được triển khai chóng vánh, chặt chẽ theo phương án
|
|
|
Logged
|
|
|
|
SaoVang
Đại tá

Bài viết: 8205
|
 |
« Trả lời #39 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2010, 11:03:27 am » |
|
Ngày 2 tháng 12 năm 1966, khi trời vừa xẩm tối, đơn vị rời khỏi Vườn thơm Lý Văn Mạnh, vắt qua lộ 10, băng về phía “ấp chiến lược" Tân Hòa, tất cả đều trang phục quần áo rằn ri kiểu lính “biệt động quân" của địch. Sau một ngày dừng chân ém trụ, chờ cho trời tối, đơn vị tiếp tục hành quân tiến thẳng về mục tiêu sân bay Tân Sơn Nhất. Tại vị trí tập kết cuối cùng, các mũi xung kích triển khai đội hình tiếp cận địch. Lúc nầy, các đơn vị trợ chiến, chặn viện, dân công tải đạn, tải thương cũng đã có mặt trên các vị trí quy định.
Chính trị viên Bành Văn Trân và đội trưởng Nguyễn Văn Kịp (Đồng Đen) cùng đi trong đội hình của phân đội xung kích 1. Tuy hai người phụ trách hai nhiệm vụ khác nhau nhưng từ lâu Trân và Đồng Đen đã thân nhau như anh em ruột thịt. Không những họ gặp nhau về tình cảm, hoàn cảnh mà còn giống nhau ở nét đánh giặc gan lỳ, linh lợi. Trong mọi nhiệm vụ họ chỉ biết "bàn vô", “làm tới", “gắng lên" chứ không hề biết chần chừ, tháo lui. Đêm nay họ lãnh trách nhiệm nặng nề trực tiếp chỉ huy trận đánh quan trọng vào một trong những mục tiêu quân sự đầu não của giặc Mỹ và tay sai.
Công việc điều nghiên nắm địch đã gian khổ, hiểm nguy, giờ đây đưa cả một tiểu đoàn với súng đạn cồng kềnh vào mục tiêu lại càng gian nan hơn gấp nhiều lần. Nhưng có khó khăn, ác liệt nào cản nổi bước chân của những chiến sĩ đang nung nấu quyết tâm và lòng căm thù cháy bỏng để tiêu diệt kẻ thù.
Sau khi vượt qua những đồng ruộng sình lầy và con kênh Tham Lương ngập nước để tiếp cận vào cửa mở, đơn vị được tin 5.000 quân Mỹ vừa đổ xuống trong' và ngoài sân bay để chuẩn bị cho trận càn lớn Cedar Falls vào vùng “Tam giác sắt Củ Chi - Bến Cát". Trân hội ý với Đồng đen quyết định họp chi bộ chớp nhoáng. Vừa nêu sự việc và ý nghĩa của sự phối hợp chiến đấu đêm nay, tất cả đảng viên đều tỏ rõ một quyết tấm: đánh. Sẵn sàng xông lên hoàn thành nhiệm vụ.
Các mũi xung kích tiếp tục dùng kỹ thuật đặc công lần lượt vượt qua các hàng rào treo lủng lẳng những ống lon bơ báo động, những hào sâu, bãi mìn, xâm nhập vào các vị trí đã quy định. Trân đích thân cắt hết hàng rào này đến hàng rào khác, mở đường cho đơn vị tiến lên. Mức độ quan trọng của trận đánh thu hút đến căng thẳng mọi người, khiến ai nấy như quên đi nỗi mệt nhọc, gian nan trải suốt mấy giờ liền.
Đơn vị đã lọt vào giữa sân bay. Trân liếc đồng hồ, kim giờ đã vượt con số 10. Bốn bề đèn điện sáng choang. Nhà cửa, tua bót nhấp nhô, hỗn độn, những hàng dây thép gai trập trùng lởm chởm như vây lấy mọi người. Ai nấy như cố nén lại niềm xúc động hồi hộp tràn căng lồng ngực, khi đặt chân lên đường băng sân bay, được tận mắt trông rõ lũ “quạ sắt" đã từng gây biết bao tội ác với đồng bào hai miền Nam, Bắc.
Lợi dụng triệt để mọi sơ hở của địch, Trân và Đồng Đen đưa đơn vị vào vị trí ém quân bí mật và kín đáo nhất, mà địch vẫn không phát hiện được gì. Phút giây này, Trân nghe lòng mình vơi nhẹ bởi đã vượt qua chặng đầu khó khăn của trận đánh. Toàn bộ đội hình chiến đấu vẫn bí mật chờ đợi giờ hiệp đồng nổ súng.
Anh ngước nhìn vòm trời Sài Gòn cao thẳm, đầy sao và bất giác nhớ về tuổi thơ xa xăm của mình. Nơi đó là Tân Thới Nhì (Bình Tân) quê anh. Những kỷ niệm se thắt vui buồn lại hiện ra. Năm 1949, cha Trân bị giặc Pháp bắt tra tấn dã man, khi chúng thả về phải mang bệnh nặng. Mẹ Trân tần tảo, vất vả lắm mà vẫn không nuôi nổi cả gia đình. Mười sáu tuổi đầu nhưng Trân chỉ có một chiếc quần xà lỏn trên mình. Hằng đêm Trân phải dậy sớm đi nặn sữa bò thuê cho bọn nhà giàu để lấy tiền nuôi em và mua thuốc cho cha. Những con bò cái khó tính đá Trân bầm cả ngực.
Nhưng trong những ngày đen tối đó, Trân may mắn được các chú, các anh cán bộ cách mạng tuyên truyền giáo dục lòng yêu nước và căm thù giặc, Trân đã sớm nhận ra chỉ có con đường đi làm cách mạng thì đời mình mới hết đói nghèo. Từ đó, đêm đêm nghe tiếng súng du kích Tân Thới Nhì là Trân không sao ngủ được, cứ trăn trở, ao ước trong lòng.
Được giao công tác thông tin và bảo vệ cán bộ cách mạng nhưng Trân không khi nào xao lãng việc giúp đỡ gia đình. Đêm nào cũng vậy, đi liên lạc hay đi hội họp về. Trân thức đến khuya để nhổ cải và 3 giờ sáng đã dậy gánh cải ra chợ cho mẹ bán.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
|