Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:13:29 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lửa kinh thành  (Đọc 23314 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoacuc
Thành viên
*
Bài viết: 1597



« Trả lời #30 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2010, 06:23:58 pm »

Họ thấy trong nhà có một người đàn ông đầu húi cua, nước da sạm nắng, mặc veston đen, bên trong có sơ mi, cổ thắt càvạt nghiêm chỉnh đang ngồi uống nước trà với mấy người lớn tuổi. Trông cái veston nhàu sau lưng, không hợp với cái đầu húi cua. đắc Xuân hoài nghi, anh nhìn thẳng người ấy, đột ngột hỏi ngay:

- Anh là sĩ quan nguỵ về nghỉ tết hả?

Người đàn ông không giấu được ngạc nhiên vì sự phát hiện rất nhanh của người mới vào, đáp:

- Vâng. Tôi vừa đi trình diện về.

Đắc Xuân gật đầu:

- Thế tốt rồi.

- Nhưng ... Thưa anh... - Người đàn ông hạ giọng như muốn nói thêm điều gì.

Cha Nguyễn Thiết, với tư cách là người vừa quen, vừa là người lớn tuổi nhất giải thích thêm câu nói nửa chừng của người đàn ông mặc veston:

- Nó trình diện rồi. Nhưng không khai báo là lính, mà khai là công chức ty Thuỷ nông.

- Sao vậy? - Đắc Xuân hỏi.

- Vì em sợ các ông biết em là sĩ quan - Người đàn ông cúi đầu từ tốn nói - Nếu là sĩ quan em sẽ bị đem bắn bỏ giữa ngày tết thì tội nghiệp cho vợ con em
lắm.

Hỏi kỹ mới biết người ấy tên là Nguyễn Văn Lân, đại uý bộ binh, đơn vị đóng ở Đông Hà, vừa được nghỉ về Huế ăn tết. Lân là bà con bên ngoại Nguyễn Thiết.
Lúc chưa bị động viên, Lân đã từng theo Thiết đấu tranh, làm nhiệm vụ bảo vệ cho Thiết.

Trò chuyện thân tình một lúc, Nguyễn Văn Lân tỏ ra ăn năn, trách Đắc Xuân:

- Hồi ấy các anh có tuydô theo giải phóng, sao mấy anh bỏ em, không cho em đi theo? Để bây giờ em đâm ra là người có tội chống đối cách mạng.

Đắc Xuân cười xuề xoà:

- Lân biết thế là tốt rồi. Con người ta hơn nhau ở chỗ nhận ra đường đi của mình. Bây giờ Lân đã nhân ra, còn kịp chán, chưa muộn.

- Nhưng em đã cầm súng cho Mỹ rồi, liệu giải phóng có còn tin em nữa không?

- Tin hay không là tuỳ hành động cụ thể của mình đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc chứ.

- Thế thì em có thể làm được gì?

Xuân hỏi:

_ Lân còn nhớ chiến đoàn Nguyễn Đại Thức không?

- Vâng, nhớ lắm - Giọng Lân reo lên như đã bắt gặp cái điều mình muốn gặp - Nguyễn Đại Thức, một sĩ quan nguỵ đã ám sát hụt tên tướng Huỳnh Văn Cao và đã bị bắn chết ngay trong Mang Cá. Binh lính quân đội Sài Gòn về nghỉ phép ở Huế ly khai Thiệu - Kỳ đã họp lại lập nên chiến đoàn mang tên Nguyễn Đại
Thức để tỏ rõ ý chí chống đối của mình mà.

- Đúng rồi. Rõ ràng Lân không quên.

- Lúc ấy em mới là thiếu uý, chính em chỉ huy một tiểu đội của binh đoàn Nguyễn Đại Thức. Em đi với anh Ngô Kha vào giữ đèo Hải Vân. Nếu không theo anh Ngô Kha đã bị tụi dù của Thiệu - Kỳ bắn bỏ mạng dưới chân đèo rồi.

Gặp nhau xa lạ bây giờ bỗng thên tình. Cái sợi dây mỏng manh bị lãng quên, bây gờ bỗng có tác dụng nối lại họ với nhau.
Logged

Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy nâng niu từng phút giây bạn có.
hoacuc
Thành viên
*
Bài viết: 1597



« Trả lời #31 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2010, 06:27:29 pm »

Thấy Lân quên đi nỗi lo lắng ban đầu, đắc Xuân đã níu sợi dây lại cho họ gần nhau hơn:

- Khi ấy Lân chỉ huy một tiểu đội ly khai. Tại sao bây giờ Lân không tập họp anh em sai đường lạc lối, xây dựng một tiểu đoàn lấy tên là “Đoàn Nghĩa Binh” và Lân làm tiểu đoàn trưởng luôn?

- Công việc cụ thể của đoàn Nghĩa Binh là gì hả anh?

- Làm tất cả những gì có lợi cho dân tộc, cho cách mạng là được. Ví như kêu gọi anh em nguỵ quân ra trình diện. Những tên nào ngoan cố, cố tình chống lại nhân dân, chống lại cách mạng thì báo cho chính quyền biết để chính quyền có biện pháp ứng xử hợp lý nhất. Rồi huấn luyện cho thanh niên Huế sử dụng súng AR15, lựu đạn US chẳng hạn... CHỉ sợ thiếu nhiệt tình chứ công việc thì không thiếu.

- Em chỉ yêu cầu các anh một việc thôi.

- Lân cứ nói. Cái gì làm được, chúng mình sẵn sàng.

- Lân thành thật.

- Em chỉ yêu cầu các anh bảo lãnh cho em, được không?

Đắc Xuân reo lên:

- Ồ, cái đó thì được. Để mình giới thiệu với Lân, mình Nguyễn Đắc Xuân, Lân đã nhận ra rồi, còn đây Trần Thân Mỹ, Lê Thuý và Nguyễn Tá Phổ, Phố là lính giải phóng jin trăm phần trăm thứ thiệt. Nếu ai hỏi cứ bảo chúng mình giới thiệu. Gặp khó khăn gì cứ tìm chúng mình là xong ngay. Được chứ?

- Dạ được. Em sẽ bắt đầu lập đoàn Nghĩa Binh ngay từ baya giờ.

Bốn người bắt tay Lân thay cho lời kết.

Đoàn Nghĩa Binh ở Huế ra đời trong tết Mậu Thân abứt đầu như thế.

Ra đến cổng, Phố khen:

- Anh Xuân có cách vận động quần chúng hay thật đấy.

- Vì bọn anh đã có cái gốc gác quen nhau rồi nên vào chuyện dễ dàng hơn.

Lê Thuý bàn thêm:

- Đoàn Nghĩa Binh quân đội coi như đã xong. Theo mình, ở Huế còn một lực lượng đáng kể nữa, nếu ta tổ chức được giống như đoàn Nghĩa Binh thì rất tốt, đó là lực lượng cảnh sát Huế.

Ý kiến của Lê Thuý rất xác đáng, được mấy anh em ủng hộ ngay. Bốn người đứng quây tròn ngay đầu đường bàn tán sôi nổi. Đẻe có phong trào, phải có nhân tố tốt. Ai sẽ là người đứng đầu Nghĩa Binh cảnh sát? Tính đi tính lại mãi, điểm mặt những cảnh sát quen biết, Trần Thân Mỹ đề xuất Hoàng Thành Công. Lý lẽ của anh rất rõ ràng, khúc triết:

- Trong khu vực nội thành này, Hoàng Thành Công là người có cấp bậc cảnh sát cao nhất. Thời tranh đấu, mỗi lần địch sắp đàn áp sinh viên, Công thường báo trước cho anh em vài giờ để chuẩn bị. Mấy lần chính Hoàng Thành Công phải chỉ huy lực lượng đàn áp hoặc giải tán các cuộc hội thảo, mít tinh thì Công chỉ làm cho có lệ và rút về. Cũng có lần tìnhd thế kẹt quá, Công đến gặp lãnh đạo sinh viên trước, đề nghị sinh viên “tạm thời rút lui” cho Công “hoàn thành nhiệm vụ”, rồi sau đó sẽ tập trung trở lại.

Trần Thân Mỹ nhấn mạnh:

- Ân nghĩa ấy, trong hoàn cảnh này, mình tin là Hoàng Thành Công không từ chối đâu.

Quyết xong, bốn anh em tới nhà Hoàng Thành Công. Công ở trong một ngôi nhà cổ thấp lè tè. Trong nhà thiếu ánh sáng, cột trụ choán hết diện tích nhà. Song không khí trong nhà không có vẻ nặng nề như những gia đình có con em là sĩ quan uý, tá của quân đội Sài Gòn. Công đang đào đất giữa nhà làm hầm trú ẩn tranh phi pháo.

Thấy người quen, Công rời cuốc, xoa xoa hai tay, chạy ra, vẻ rất sốt sắng:

- Lệnh của anh Xuân, anh Mỹ, tôi đang bắt tay làm hầm đây. Tới đột ngột vaỵa, có việc gì không?

Trần Thân Mỹ vào chuyện ngay:

- Có một việc cần bàn với anh, không biết anh có vui lòng chấp nhận không?

Hoàng Thành Công tỏ vẻ lo lắng:

- Không biết chuyện lành hay dữ đây?

Mỹ nửa đùa nửa thật:

- Chúng tôi thấy nó lành thôi. Nhưng nếu anh thấy nó dữ thì cố gắng làm sao cho nó lành.

Công nhìn mọi người như dò ý:

- Thiệt không? Nghe anh Mỹ nói tôi lo quá!

Giọng Mỹ đằm thắm, trấn an:

- Đầu năm nói chơi với anh cho vui, chớ chuyện chỉ có thế này thôi. Anh em binh lính Sài Gòn ở Huế đã thành lập đoàn Nghĩa Binh rồi, anh em cảnh sát Huế cũng muốn họp lại thành một tổ chức để tham gia cách mạng, cùng nhân dân xây dựng cuộc sống mới. Họ muốn mời anh làm người phụ trách chung. Không biết ý kiến của anh như thế nào?

Công tỏ vẻ lo lắng, giọng van xin:

- Tôi rất hân hạnh được sự tín nhiệm ấy, nhưng hoàn cảnh tôi quá khó khăn, mong các anh thông cảm và tìm giùm người khác thay cho.
Trần Thân Mỹ  vỗ vai Hoàng Thành Công:

- Tôi biết, chuyện này với anh có khó khăn gì đâu. Nhớ mùa hè xuống đường năm 1966, không có anh thông tin trước, không có anh bàn kế hoach hoãn binh, không có anh móc nối với phong trào mà cứ để bọn cảnh sát làm tới, sinh viên chúng tôi không ra cám thì cũng ra bã. Lúc ấy đối mặt với chính quyền Sài Gòn, khó vậy anh còn làm được, huống gì baya giờ Huế đã về tay chúng ta, anh chối từ chẳng qua anh không muốn hưởng ứng phong trào cách mạng đang đến với Huế thôi.
Logged

Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy nâng niu từng phút giây bạn có.
hoacuc
Thành viên
*
Bài viết: 1597



« Trả lời #32 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2010, 06:29:30 pm »

Hoàng Thành Công giọng năm nỉ:

- Nói thế tội tôi anh Mỹ ơi. Tôi ở vào cái thế kẹt. Một là bà mẹ tôi quá yếu. Tôi mà đi tham gia với các anh thì ở nhà không có ai săn sóc bà. Hơn nữa trong sổ đen của chính phủ Thiệu - Kỳ đã ghi gia đình tôi có nhiều người đang ở miền Bắc. Nhỡ ra các anh lại đi, chúng tôi không biết nương tựa vào ai.

Lê Thuý thuyết phục:

- Anh tưởng mỗi chúng tôi không có hoàn cảnh gia đình sao? Anh Mỹ đây cả một đống con dại. Cùng cảnh cả, nỡ lòng nào chúng ta bỏ nhau. Bà già anh cũng giống như mẹ chúng tôi. Chúng ta cùng có trách nhiệm chăm sóc cụ. Những người thân của anh ngoài Bắc biết anh tuy làm cảnh sát, nhưng lòng vẫn hướng về cách mạng thì họ càng vui chứ sao. Chúng tôi nghĩ đây là một dịp tốt để thể hiện lòng dạ chúng ta với dân với nước, anh Công ạ.

Hoàng Thành Công vẻ đăm chiêu suy nghĩ. Lát sau anh trả lời thận trọng.

- Các anh ngồi uống nước đi. Cho phép tôi hỏi qua ý kiến mẹ tôi một chút, kẻo bà phiền lòng.

Công vào nhà trong. Bốn anh em ngồi uống nước chờ. Một lúc sau Công ra, nét mặt cởi mở.

- Tôi cũng liều các anh ạ. Vô lẽ các anh đã có ý mà tôi không nhận lời thì còn mặt mũi nào mà gặp lại các anh. Chỉ xin các anh một điều kiện: Khi nào mẹ tôi cần phải có mặt tôi bên cạnh thì xin các anh cho tôi được làm theo ý bà.

Nguyễn Đắc Xuân khen:

- Hoàng Thành Công đúng là người con trái Huế hiếu thảo.

*****

Chỉ huy cuộc tấn công nổi dậy ở Huế có hai tiền phương. Một tiền phương thường trực đóng ở núi Kim Phụng. Một tiền phương dã chiến, bám sát cuộc tấn công nổi dậy đóng ngay tại gần cửa Chánh Tây. đêm thứ ba, Ban chỉ huy dã ngoại vừa họp xong, giải tán. Một quả bom vô tình ném trúng hầm chỉ huy. Cả nhà, cả hầm tan hoang. May Ban chỉ huy không ai làm sao.

Để nắm chắc diễn biến chiến sự, Bí thư - Chỉ huy trưởng Lê Minh lập ngay một ban nghiên cứu chiến trường đóng tại làng An Ninh Thượng và Hậu Thôn. Đại điểm được ổn định, vừa bắt tay vào hoạt động thì một tiểu đoàn Mỹ ở Tứ Hạ tấn công lên chiếm Bổn Trì, kề ngay nách bên An Ninh Thượng. Bí thư - Chỉ huy trưởng Lê Minh lập tức dùng ngay tiểu đoàn dự bị đánh vỗ mặt tiểu đoàn Mỹ ở Bổn Trì suốt một buổi chiều. Cuối cùng Mỹ phải co lại về căn cứ Tứ Hạ.

Sáng mồng 6 tháng 2 năm 1968, chỉ huy trưởng báo cho các thành viên Ban chỉ huy biết ngay tối ấy phải có mặt ở Hậu Thôn để họp đánh giá tình hình, thì cùng lúc mờ mờ sáng ấy pháo ở Tứ Hạ và Mang Cá bắn lung tung avò thành phố Huế, bất kể chỗ đó là khu vực dân sinh hay khu vực dân sự. Tiếng pháo vừa dứt thì trên trời đầy máy bay. Tầm thấp là trực thăng. Trên đỉnh trực thăng là máy bay trinh sát OV10. Cao hơn nữa là máy bay ném bom F105. Bom trút xuống tơi bời ở An Cựu, Vĩ Dạ, cửa Chánh Tây. Mỗi lần F105 xé gió lao xuống, khi ngóc đầu lên là khói bom đen ngòm dựng thành cột, kèm theo một tiếng nổ rung mặt đất.
Logged

Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy nâng niu từng phút giây bạn có.
hoacuc
Thành viên
*
Bài viết: 1597



« Trả lời #33 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2010, 06:34:38 pm »

Bom ngừng, Mỹ, nguỵ mở ngay bốn cuộc tấn công vào Huế: Một tiểu đoàn thuỷ quân lục chiến theo đường số 1 đổ bộ vào ngay trước Toà Khâm.

Mũi thứ hai là một tiểu đoàn lính thuỷ đánh bộ từ Ái Tử, theo đường phá Tam Giang lên cửa Thuận An, đánh thốc lên, cũng đổ quân trước Toà Khâm. Trên đường về haụa cứ, một tiểu đội quân giải phóng đang dẫn năm mươi tên Mỹ, bị lính thuỷ quân lực chiến cướp lại. Không tương xứng lực lượng, tiểu đội dẫn giải tù binh phải bỏ của chạy lấy người.

Mũi thứ ba là hai tiểu đoàn lính nguỵ theo đường liên xã từ Quảng Điền đánh thẳng vào phía Bao Vinh, qua Cửa Hậu, chi viện quân cho đồn Mang Cá. Cho đến lúc này ngoài sư đoàn 1 nguỵ đóng tại Mang Cá, Thành Nội Huế đã được bổ sung tới năm tiểu đoàn.
Mũi thứ tư, năm chiếc tàu chiến có trực thăng yểm hộ hùng hổ từ Thuận An, ngược sông Hương định lên Huế, nhưng bị hoả lực phục kích hai bờ sông Hương, phía Bắc ở Bãi Dâu, phía Nam ở Cồn Hến, bắn dữ dội, bốn chiếc tàu chiến cháy tại chỗ, chiếc đi sau cùng chạy thoát được về Thuận An.

Có lẽ đây là ngày đầu tiên sau khi tổng tấn công bom đạn dữ dội nhất. Hai tiểu đoàn thuỷ quân lục chiến ở trước Toà Khâm, triển khai theo đường Lê Lợi, chiếm lại đài phát thanh Huế, chiếm bưu điện, ngân khố. Bộ đội ta ngăn lại ở toà tỉnh trưởng. Mặt đối mặt, súng đạn nổ tơi bời.

Nội thành Huế được tăng thêm quân số, lập tức chúng mở cùng một lúc ba mũi tiến quân đánh ra Thượng Tứ, cửa Hữu, cửa Chánh Tây. Cả ba đường tiến quân của chúng đã bị quân giải phóng chặn đứng lại, chiều tối, chúng phải rút vào Mang Cá.

Hãng AFP đưa tin: “Kể từ ngày 31 tháng 1 năm 1968 khi bắt đầu cuộc tấn công Huế, mọi việc tiếp tế đều chỉ tiến hành bằng tàu chạy trên sông Hương. Trong các trận đánh hàng nghìn quân nhân đã bị giết. Quân Mỹ và quân chính phủ phải chôn những người chết của họ bất cứ noi nào và lúc nào có thể được. Còn lính dù Việt Nam thì chôn xác chết ngay trên trận địa”.

Hãng Roitơ thốt lên: “Trận đánh thật đáng sợ, không có trận tuyến, đâu cũng có những tay du kích, những quả rốckét nổ qua bụi rậm giết chết liền mấy người một lúc.

Sau năm ngày đánh nhau ác liệt, giành giật từng nhà, quân Cộng sản vẫn chiếm hơn nửa thành phố Huế và quân chính phủ tiến dần từng bước vất vả. Cho đến nay không có dấu hiệu nào tỏ ra là họ có ý định rút lui”.

Khi nào ngừng tiếng súng là cả hai bên đều ra sức đào công sự chuẩn bị cho cuộc tấn công mới. Ngày mồng 6 tháng 2 là một ngày bom đạn ngút trời.

Đêm, Ban chỉ huy chiến dịch tấn công - nổi dậy vẫn họp đúng như đã hẹn tại Haụa Thôn. Ở cánh Nam, anh Phùng Van không ra họp được. Chỉ huy cánh Bắc tương đối đầy đủ: Lê Minh, Nam Long, Trần Anh Liên, anh Văn...

Các đồng chí chỉ huy ngồi lắng nghe ban nghiên cứu chiến trường báo cáo: Thành phố Huế, cho đến ngày hôm nay chúng ta đã làm chủ hoàn toàn. Ngoại trừ đồn Mang Cá của sư đoàn 1 và vài ổ đề kháng lẻ tẻ không đáng kể. Ta đã bắt hàng ngàn tù binh cả Mỹ, nguỵ quân, nguỵ quyền đưa lên rừng. Quần chúng đã nổi dậy làm chủ cả ba quận nội thành và ba huyện ngoại thành. Các uỷ ban phường được thành lập. Tình hình chính trị lên rất cao.

Về phía ta có hai điều đáng quan tâm. Một là thương binh bên cánh Bắc đã lên tới con số năm trăm người. đã chuyển một số lên rừng. Số đông còn lại đang anừm tại các trạm phẫu tiền phương. Chiến sự những ngày tới sẽ rất ác liệt, cần phải chuyển lên hậu cứ trên rừng. Hai là tất cả các hướng đều báo cáo về bộ chỉ huy cùng một việc: đạn đã hết. Riêng trung đoàn 6 thì thiếu nặng. Súng trường mỗi khẩu chỉ còn từ mười hai đến mười lăm viên. Súng máy còn trên một tảưm viên. Đạn trợ chiến còn rất thấp, không được nửa cơ số.
Logged

Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy nâng niu từng phút giây bạn có.
hoacuc
Thành viên
*
Bài viết: 1597



« Trả lời #34 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2010, 06:35:57 pm »

Chỉ huy trưởng Lê Minh tỏ ra rất lo lắng, ông nhìn một lượt các thành viên Ban chỉ huy như để thăm dò thái độ từng người, rồi chậm rãi nói:

- Cho đến ngày hôm nay tình hình trong chiến trường miền Nam đã lắng xuống, kể cả Sài Gòn và mặt trận phía Bắc Quảng Trị. Thằng Mỹ được rảnh tay ở phía Nam và khu Năm nhất định sẽ triển khai ra Huế. Như ngày hôm nay, thuỷ quân lục chiến Mỹ đã nhảy vào Toà Khâm, một tiểu đoàn kỵ binh bay đã xuống Phú Bài. Thuỷ quân lục chiến từ Bình Định cũng đã chiếm Phú Lộc. Huế chúng ta đang ở một tình thế hết sức khó khăn.

Dừng lại giây lát, ông nói tiếp:

- Nếu xét về nhiệm vụ tiêu hao tiêu diệt phần lớn quân đội và phương tiện chiến tranh của Mỹ - nguỵ, phát động quần chúng nổi dậy thành lập chính quyền cách mạng trong thành phố, gây ảnh hưởng chính trị lớn, Huế chúng ta đã hoàn thành nhiệm vụ của mình. Tôi đã điện xin Trung ương cho chúng ta rút khỏi thành phố, Trung ương đã trả lời: Huế đã trở thành chiến trường quyết định. Chúng ta chỉ còn một nhiệm vụ là chấp hành mệnh lệnh của cấp trên.

Anh Nam Long có ý kiến:

- Mệnh lệnh thì chúng ta phải thi hành. Song trước mắt quân đội của chúng ta có hai cái khó. Một là về súng đạn, chúng ta đang thiếu trầm trọng. Không có đạn thì đông mấy, sức lực chúng ta cũng yếu hẳn đi. Hai là về quân số, tuy có được bổ sung lực lượng từ hai nguồn: Cốt cán được giải phóng từ trong nhà tù ra, và thanh niên, sinh viên nội ngoại thành đều hăng hái nhập ngũ. Tuy vậy, số lính mới này sẵn tinh thần, nhưng chưa được rèn luyện, sức chiến đầu đang còn non yếu, chưa thể đảm nhiệm được một trọng trách mà chúng ta được giao.

Ý kiến của Chỉ huy trưởng Lê MInh và Nam Long được hội nghị nhất trí. Ban chỉ huy điện ngay cho Trung ương: “Chúng tôi hết đạn”. Dưới ký tên: Bảy – Tín – Minh tức là Trần Văn Quang, Lê Chưởng, Lê Tư Minh. Trung ương trả lời ngay: “Cấp trên sẽ chi viện đủ cho các anh để hoàn thành nhiệm vụ”. Ký tên: Văn – Dũng - Thảo, tức Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng – Song Hào.

Tiếp đó một điện khác của Bộ Tổng tham mưu do Đại tướng Văn Tiến Dũng ký: “Đã cho hai trung đoàn bộ binh một trung đoàn trợ chiến và đường dây 559 sẽ tiếp tế các loại đạn dược khí tài xuống. Các huyện ngoại thành đốt lửa lên, yêu cầu có 3 cụm lửa làm tín hiệu để máy bay thả vũ khí xuống. Yêu cầu làm tín hiệu ở Mang Cá để ném bom”.

Được ý kiện tiếp sức của Trung ương, hội nghị vui mừng hẳn lên.

Vấn đề còn lại sau cuộc họp này làm cả Bộ chỉ huy mặt trận đau đầu là cái Mang Cá. Ông Trần Văn Quang ngồi lại với ông Lê Minh để cùng nhìn lại đồn Mang Cá cho rõ ràng.

Ông Lê Minh nói:

- Dự kiến phương án ban đầu đến bây giờ càng rõ. Phía Nam sông Hương không diệt được trung đoàn 7 thiết giáp, nó sẽ chia cắt, làm cỏ bộ đội mình. Thành đội Huế đã hoàn thành nhiệm vụ này. Còn cái Mang Cá, nếu không diệt được nó, sẽ trở thành hai gọng kìm khi địch phản kích, từ trong đánh ra, từ ngoài đánh vào.

Ông Trần Văn Quang tỏ vẻ quyết tâm:

- Việc này để tôi tính.

Ông Trần Văn Quang là vị tướng kiên quyết, nói và làm đi đôi với nhau. Ông về ngay trung đoàn 6 và trung đoàn 9 cùng bàn bạc với hai bên chỉ huy trung đoàn, chính ông đứng ra tổ chức lại lực lượng, cả bộ binh, đặc công và công binh. Tập trung lực lượng đánh vào Mang Cá bằng cường tập bộc phá và súng cối.

Logged

Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy nâng niu từng phút giây bạn có.
hoacuc
Thành viên
*
Bài viết: 1597



« Trả lời #35 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2010, 06:38:06 pm »

Trận đánh kéo dài suốt 3 giờ đồng hồ, từ chín giờ tối đến mười hai giờ đêm, không có kết quả, ta thương vong nhiều.

Về gặp lại Lê Minh, Tướng Trần Văn Quang nhận định:

- Địch đã có đủ thời gian củng cố Mang Cá thành một ổ đề kháng lớn và ta đã mất một yếu tố hết sức quan trọng, quyết định năm mươi phần trăm thắng lợi, đó là sự bất ngờ.

Ông Lê Minh hỏi:

- Liệu còn thời cơ nào khác nữa không?

- Hết rồi - Ông Trần Văn Quang đáp.

- Cánh Bắc rồi sẽ rất vất vả với cái Mang Cá này. Phải hết sức cảnh giác với nó.

- Tôi mong đường 9 và 559 thực hiện được lời hứa của Trung ương, có lực lượng chúng ta mới tính được chuyện. Còn trước mắt là khó khăn đấy.


*******


Tại sở chỉ huy thành đội Huế đóng ở Từ Đàm, bên ngoài nhìn vào rất nghiêm mật, có lính gác trước cổng, bên trong lúc nào cũng sôi sụ nhưng phương án tác chiến.

Thành đội trưởng hỏi tham mưu trưởng:

- Hai tiểu đoàn thuỷ quân lục chiến Mỹ đổ vào Toà Khâm có điều gì đáng lo ngại không?

Tham mưu trưởng đáp:

- Tôi nghĩ không chỉ có hai tiểu đoàn thuỷ quân lục chiến đâu, cuộc tấn công của toàn miền đã lắng xuống. Ngoài Quảng Trị quân đội ta đã rút ra ngoài thành phố về củng cố nông thôn rồi, địch sẽ rảnh tay ở các miền xung yếu, chúng sẽ đổ quân vào Huế. Lúc ấy mới thật
khó khăn anh ạ.
Logged

Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy nâng niu từng phút giây bạn có.
Trang: « 1 2 3 4   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM