Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 02:29:48 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bộ đội Bình Xuyên  (Đọc 53558 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
colorwind
Thành viên
*
Bài viết: 141


« Trả lời #40 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2008, 10:35:16 pm »

Bước sang năm 1947, huyện Long Thành, khu vực tiếp giáp phía bắc, đông bắc chiến khu rừng Sác bị địch uy hiếp nặng nề. Nhằm hỗ trợ phối hợp với lực lượng võ trang tỉnh Biên Hoà ở Long Thành. Bộ đội lưu động này do Nguyễn Văn Khoắn làm chỉ huy trưởng. Đến cuối năm 1947, đơn vị bộ đội lưu động Long Thành được tăng cường thêm hai trung đội. Liên chi đội còn tổ chức nhiều phân đội nhỏ, bí mật luồn sâu vào nội ô thị trấn và các xã địch hậu như Long An, Bà Ký, Tuy Long, Nhà Mát, Xóm Trầu... kết hợp với lực lượng tại chỗ, tiến hành các hoạt động chiến tranh du kích. Trong một trận đánh địch từ thị trấn Phước Lý - (gần kho đạn Thành Tuy Hạ) tới càn quét ấp Xoài Minh và ấp ông Kèo, bộ đội lưu động Long Thành đã cơ động hình thành các mũi trận đánh, loại khỏi vòng chiến đấu một số tên buộc chúng phải bỏ dở cuộc hành quân càn quét, bỏ lại những thứ đã cướp của dân. Trong một trận chiến đấu khác ở khu vực sở cao su Hêlêna thuộc Công ty cao su SIPH của tư bản Pháp, bộ đội Bình Xuyên đã phục kích diệt gọn 2 tiểu đội lính Pháp, thu toàn bộ vũ khí, trong đó có một khẩu trung liên Prenn.

Những hoạt động tác chiến trên đây của bộ đội lưu động Long Thành cùng với hoạt động của các đơn vị bạn đã góp phần đẩy lùi áp lực quân sự của địch ở Long Thành, góp phần từng bước giành quyền chủ động chiến trường trên khu vực này của tỉnh Biên Hoà.

Tại địa bàn ngoại ô phía nam, đông nam thành phố Sài Gòn, ở các vùng địch hậu của tỉnh Gò Công và Chợ Lớn, các vùng đất liền của Nhà Bè, các khu vực thuộc xã An Khánh, Thạnh Mỹ Lợi, Thủ Thiêm (huyện Thủ Đức), lực lượng còn lại của Chi đội 2 và 3, thường xuyên tổ chức đánh địch. Đây là địa bàn quen thuộc của bộ đội Bình Xuyên từ giữa năm 1946, bộ đội Gò Công, Cần Đước, Cần Giuộc, Phú Xuân, Nhơn Đức, Tân Quy, Tân Thuận, Thủ Thiêm... mở rộng các hoạt động quân sự, địch ngụy vận quyên góp tiền bạc trong các tầng lớp nhân dân địa phương, lập thêm các ban sưu tầm vũ khí, khai thác và thu mua máy móc, nguyên - hoá liệu để sửa chữa và sản xuất vũ khí. Bộ đội Tân Quy, Tân Thuận, Thủ Thiêm được chính quyền và nhân dân vùng tiếp cận nội ô ủng hộ đã tổ chức thành những phân đội nhỏ, bí mật vào thành phố, tập kích vào Portdechalanndes ở Quận 4, đốt cháy cơ sở kinh tế quan trọng này của địch. Chiến sĩ Bình Xuyên còn đột nhập bến cảng của Annexe Fortrede com- merce nằm giữa hải cảng quốc tế Sài Gòn, đoạt chiếm một tàu kéo 2.000 sức ngựa đưa về rừng Sác. Ngay sau đó, địch sử dụng máy bay trinh sát quần lượn trên bầu trời chiến khu rừng Sác hòng phát hiện nơi dấu ém chiếc tàu này nhưng cây rừng đã che mắt chúng. Nhằm giải quyết khó khăn về lương thực, thực phẩm, bộ đội nhiều lần tổ chức các phân đội nhỏ bí mật tiếp cận quân cảng Nhà Bè, đánh chiếm chiếc cầu nổi, khống chế quân địch, tạo điều kiện để hàng chục ghe thuyền của ta áp sát cầu tàu, lấy hàng hoá của địch. Bằng cách này ta thu được tương đối hàng hoá Mỹ viện trợ cho thực dân Pháp bao gồm máy móc, văn phòng phẩm và các thứ thực phẩm khô, đường sữa...

Các hoạt động này đặt vùng chiếm đóng sâu của địch ở vào thế bị uy hiếp, bị đe dọa tiến công thường xuyên. Chúng phải dàn mỏng lực lượng, bị động đối phó.

Thực hiện chỉ thị của Khu về việc đẩy mạnh kháng chiến lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn năm 1947, Bộ chỉ huy Liên chi 2-3 quyết định sử dụng pháo 24 ly tiến công địch trong huyện lỵ Nhà Bè, thiết thực kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1-5.

Bấy giờ, bộ đội Bình Xuyên có nhiều loại hoả lực: cối, trọng liên 13.2 ly, 12,7 ly..., trong đó có cả pháo hai nòng kép cỡ 24 ly. Đây là khẩu pháo lấy được từ chiếc tàu chiến Lamotte Picgué của Pháp bị Nhật đánh chìm khi đang neo đậu bên bờ đối diện của căn cứ thuỷ phi cơ thuộc căn cứ hải quân Cát Lái, Cò Gió, người phụ trách sưu tầm binh khí, đã cùng bộ đội Thủ Thiêm tổ chức mò lặn, tháo gỡ vào cải tiến lại nòng. Người công nhân lành nghề Cai Hiêm đã tách đôi thành hai khẩu. Đây là khẩu pháo có thể bắn liên thanh. Đạn từng gắp, mỗi gắp 20 viên.

Từ Phước An, bộ đội vượt quãng đường 30km chuyển pháo tới phía tây chiến khu rừng Sác, bố trì ở bờ đông sông Nhà Bè, đối mặt với trung tâm huyện lỵ qua mặt sông rộng gần 2km. 22 giờ 10 phút đêm mùng 1 tháng 5 năm 1947, đại bác ta bất ngờ gầm vang, róc đạn vào các mục tiêu trong huyện lỵ. Trận đánh chớp nhoáng, diễn ra trong 10 phút. Rồi bộ đội nhanh chóng rút khỏi trận địa, đưa pháo trở về nơi cũ an toàn.

Trận đánh gây nên chấn động mạnh! Sau trận tấn công vào huyện lỵ Nhà Bè, các đơn vị bộ đội Bình Xuyên lại cùng với quân và dân miền Đông Nam Bộ chủ động tỏa ra tìm giặc đánh trên khắp chiến trường. Những ngày cuối năm 1947, đơn vị đã góp phần xuất sắc trong đợt hoạt động phối hợp với chiến dịch Việt Bắc ở chiến trường phía nam đông nam thành phố Sài Gòn. Có thể nói từ sau cuộc hành quân xa về miền Tây đến cuối năm 1947 và quãng thời gian bộ đội Bình Xuyên củng cố lại lực lượng, xây dựng đơn vị thành tổ chức võ trang tương đối mạnh về chất lượng và hoàn chỉnh về biên chế tổ chức, xác định một lối chọn trụ bám và tác chiến trên chiến trường tại chỗ - chiến trường miền Đông!
 
Và cũng trong thời gian này, ở chiến trường này, trong bộ đội Bình Xuyên và những đơn vị có thành phần hợp thành là những anh chị giang hồ, bắt đầu xuất hiện sự phân hoá và cùng với nó là sự sàng lọc khắc nghiệt của lịch sử.
Logged

Ta đã trở lại lợi hại gấp trăm lần.
colorwind
Thành viên
*
Bài viết: 141


« Trả lời #41 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2008, 10:54:16 pm »

Chương VI

CHIẾN KHU MA VÀ CUỘC THANH TRỪNG


Chiến khu rừng Sác nằm ở phía đông nam thành phố Sài Gòn - mảnh đất của những rừng sác bạt ngàn mọc trên đất đai lầy thụt, có nơi những cù lao, gờ nổi vắng thưa bóng người, đượm màu sắc hoang liêu cô biệt. Sau khi địch đánh rộng ra xung quanh, phá vỡ các tuyến mặt trận bao vây thành phố, nhiều cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể kháng chiến cùng các nhóm võ trang đã rút về đây, dựa vào thế hiểm yếu của địa hình trụ bám và tiếp tục hoạt động.

Chiến khu rừng Sác ra đời, trở thành nơi đứng chân của hàng chục cơ quan, đoàn thể, đơn vị võ trang. Là vùng rừng có tổng diện tích 60 ngàn ha trải trên địa bàn 3 huyện thuộc 3 tỉnh khác nhau, nối thông với những dải rừng Giồng rậm rì trong thế trận đồ bát quái; với hàng trăm ngàn sông rạch lớn nhỏ, trong đó quan trọng nhất là con sông Lòng Tàu - huyết mạch nơi Sài Gòn với biển Đông... Chiến khu rừng Sác chiếm giữ vị trí có tầm quan trọng về quân sự, chính trị, kinh tế đối với cả ta và địch. Đây từng là nơi tập kết quân của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ, là căn cứ của nghĩa quân Trương Định, là giang sơn của những tay hảo hớn giang hồ. Bọn thống trị đã ngán sợ và kinh hoàng mỗi lần nghe tên những vùng tử địa như An Thịt, An Thổ, Bà Kiểng, Bà Đãi, Bà Nghĩa, Rạch Lá, Lý Trung, Lý Ngãi... nằm trong rừng Sác.

Khi chiến khu rừng Sác hình thành, bao chứa nhiều đơn vị lực lượng võ trang, trong đó có bộ đội Bình Xuyên, vùng đất này càng trở thành nỗi lo sợ nhức nhối trong tâm não của bọn xâm lược Pháp. Không ít lần, chúng xua quân tấn công hòng tiêu diệt nhưng mọi nỗ lực quân sự đã không đem lại kết quả. Từ đầu năm 1948, thực dân Pháp chuyển hướng chiến lược chiến tranh, từ đánh nhanh giải quyết nhanh sang đánh kéo dài, tập trung lực lượng bình định vùng đã chiếm đóng và lấn chiếm vùng tự do của ta. Một trong những biện pháp nhằm thực hiện chủ trương trên là sử dụng thủ đoạn chiến tranh gián điệp, kết hợp với các đòn tiến công bằng kinh tế, chính trị, quân sự làm tê liệt, vô hiệu hoá chiến khu của ta, làm cho chiến khu của ta trở thành chiến khu hình thức, chiến khu "ma". Chiến khu rừng Sác là một trong những đối tượng số một của kế hoạch này.

Và Lê Văn Viễn "lọt vào mắt xanh" của Pháp. Lê Văn Viễn tự Bảy Viễn, sinh năm 1904, trong một gia đình địa chủ ở xã Phong Đước, huyện Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn. Như bao con cái trong một gia đình giàu có, tuổi thơ của Bảy Viễn trôi trong nhung lụa. Tính khí ngỗ ngược hơn bè bạn cùng trang lứa, cậy thế ở gia đình. Viễn lêu lổng, ít học hành... 13 tuổi, Viễn bỏ nhà đi bụi, lang bạt giữa thành phố Sài Gòn đen đỏ. Thoạt đầu, Viễn quẩn quanh khu vực trường đua Phú Thọ, tiếp xúc với đám trẻ lưu manh, tiêm nhiễm những thói hư tật xấu của giới bụi đời, học được cách kiếm tiền một cách bất chính. Khi trở thành một thanh niên cường tráng, Viễn đã có xung quanh một đám "đàn em" đông đảo hành nghề trấn cướp xe đò, ghe thương hồ, đột nhập các tiệm vàng ở vùng chợ Thiếc, An Bình, bến Hàm Tử vùng dọc theo đường Phạm Thế Hiển, từ cầu Rạch ông đến cầu Mật. Dữ dằn, táo tợn trong cung cách hành nghề, hoang tàn trong tiêu xài tiền bạc, Bảy Viễn nhanh chóng trở thành tay anh chị "có cỡ" khiến nhiều băng nhóm khác phải kiêng nể.

Tiền bạc do kiếm dễ như thò bàn tay lấy vật trong túi Bảy Viễn sắm 3 chiếc Locaxông, mở rộng địa hạt "làm ăn" xuống tận vùng nông thôn quận phía nam Sài Gòn, nhằm vào đám tiểu chủ, hương cả, chủ tiệm vàng...

Như nhiều anh chị bấy giờ, Bảy Viễn không ít bận vào tù Ba lần bị kết án từ 10 đến 15 năm tù khổ sai, bị đày ra Côn Đảo, Bảy Viễn đều trốn ngục, kết bè, vượt biển, trở lại đất liền, tiếp tục nghiệp cũ. Về phương diện đó, nhà tù Pháp cũng góp phần làm cho Bảy Viễn càng thêm nổi tiếng.

Lại Hữu Tài (Năm Tài), một nhân viên phòng nhì Pháp, được giao nhiệm vụ tiếp cận và lung lạc Bảy Viễn. Vốn là nhân viên của Ty mật thám Sài Gòn hồi trước Cách mạng tháng Tám, Tài chẳng lạ gì Viễn. Đôi lần, chính hắn đã “giúp" Viễn thoát vòng tù tội. Nợ ân thì trả nghĩa, đó là mặt tích cực trong luật giang hồ. Cách mạng tháng Tám bùng nổ, Tài theo về với Bảy Viễn. Phần vì nghĩa cũ, phần vì lượng sức mình trí kém mưu nông, Bảy Viễn trọng dụng Tài, ban cho Tài chức "Tổng thơ ký mặt trận địa phương Sài Gòn - Chợ Lớn ".

Từ năm 1946. giặc Pháp xúc tiến thành lập "Mặt trận quốc gia liên minh" thâu góp các đảng phái phản động, tập hợp bọn tay sai, bọn đầu hàng, phản bội... Trong bối cảnh này, địch tìm cách nắm Bảy Viễn, đưa Bảy Viễn len sâu vào chiến khu rừng Sác, lôi kéo và nắm lấy các đơn vị bộ đội có thành phần hợp thành vốn là dân anh chị giang hồ trước đây, tạo thành bộ phận cùng với bọn phản động trong giáo phái Cao Đài, Hoà Hảo, hình thành trên một liên minh cả về chính trị lẫn quân sự, tạo nền tảng cho "Mặt trận quốc gia liên minh" phát huy tác dụng, làm hậu thuẫn cho sự tồn tại của chính phủ bù nhìn.
Logged

Ta đã trở lại lợi hại gấp trăm lần.
colorwind
Thành viên
*
Bài viết: 141


« Trả lời #42 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2008, 11:01:46 pm »

Thượng tuần tháng 2 năm 1946, nghe tin bộ đội Bình Xuyên vừa từ Bến Tre trở về, Dương Văn Dương không còn nữa, Trần Văn Đối tạm thời giữ chức chỉ huy trưởng bộ phận hành quân. Bảy Viễn và Lại Hữu Tài (đằng sau là phòng nhì Pháp) cho đây là cơ may để thực hiện ý đồ bá chủ Bình Xuyên. Sau khi liên hệ với Trần Văn Đối, tìm sự hậu thuẫn trong bộ đội Bình Xuyên, Bảy Viễn rời Vườn Thơm - Chợ Lớn, đem theo toàn bộ lực lượng về đóng tại An Thới Đông, trên khu vực tắt Cây Mắm. Cách tiềm nhập nửa úp nửa mở của lực lượng Bảy Viễn không khỏi khiến nhiều người trong bộ đội Bình Xuyên xì xào, dị nghị.

Với sự có mặt của Bảy Viễn, cùng các thủ đoạn của y do Năm Tài dàn dựng... khối đoàn kết gắn bó của bộ đội Bình Xuyên bắt đầu bị ảnh hưởng. Trong đội ngũ cán bộ chỉ huy, Bảy Viễn đã lôi kéo được một số người.

Sau khi thất bại trong ý định đoạt chức tư lệnh Bình Xuyên, cùng với bộ đội Bình Xuyên, Bảy Viễn đem lực lượng của mình theo về khu vực rừng Giồng, quận Châu Thành, Bà Rịa. Chẳng bao lâu, Viễn và Tài tách khỏi bộ đội Bình Xuyên, rời núi Eo ông, đưa quân về hạ trại ở Ba Giồng, vùng nam xã An Thới Đông, nơi giáp với xã Lý Nhơn, thuộc địa bàn rừng Sác. Tại đây, bộ đội Phú Thọ được Nguyễn Bình quyết định tổ chức thành Chi đội 9 do Lê Văn Viễn làm chi đội trưởng. Lại Hữu Tài được Bảy Viễn trao chức bí thư của Bảy Viễn.

Ngày 12 tháng 4 năm 1946, thay mặt Bộ Tư lệnh Khu 7, Nguyễn Bình gửi thư cho bộ chỉ huy liên chi đội 2 và 3 Bình Xuyên, chính thức chấp thuận kết quả bầu Dương Văn Hà làm chỉ huy trưởng của cuộc họp các cán bộ chỉ huy bộ đội Bình Xuyên.

Đầu tháng 6, toàn bộ bộ đội Bình Xuyên về lại rừng Sác, đóng cách Chi đội 9 của Bảy Viễn 10 km đường chim bay. Trong khi đó, tại tổng hành dinh của Bảy Viễn xuất hiện thêm một nhân vật mới: Lại Văn Sang, Lại Văn Sang tức Tư Sang, là anh ruột của Tài. Bảy Viễn cùng Tài, Sang ráo riết mua chuộc, lôi kéo thêm một số người trong ban chỉ huy các chi đội, đại đội, dùng số người này để tiếp tục tăng cường ảnh hưởng trong đơn vị.

Vào trung tuần tháng 6- 1946, nhân danh chi đội trưởng Chi đội 9. Bảy Viễn mời chi đội trưởng, chi đội phó các chi đội 2, 3, 4, 7, 21, 25 đến Ba Giồng bàn việc lập " Liên quân các chi đội", với lý do: để thống nhất và tăng cường lực lượng đánh Pháp. Chính trị viên các chi đội - thành viên của ban chỉ huy chi đội - không được mời.

Vào hội nghị. chương trình nghị sự gây bất ngờ đối với không ít người dự họp. Thay cho việc lập "liên quân các chi đội” đặng tăng cường sức mạnh đánh Pháp như giấy mời ghi rõ hội nghị xoay ra bàn việc thống hợp các chi đội về một mối do Bảy Viễn quản lãnh. Phần vì cả nể trước sự tiếp đãi của chủ nhà, phần vì chưa lường định hết những gì sẽ diễn ra sau đó, đa số đại biểu đã xuôi theo đề nghị của Bảy Viễn. Hội nghị quyết định thành lập "Liên khu Bình Xuyên", bao gồm lực lượng các chi đội 2, 3, 4, 7, 21, 25 và cử Bảy Viễn làm tổng chỉ huy.
Bộ đội Bình Xuyên, tên gọi của bộ đội Dương Văn Dương và bộ đội Nguyễn Văn Mạnh nay trở thành danh xưng của cả những đơn vị vốn không phải Bình Xuyên. Danh từ Bình Xuyên từ đây được dùng để chỉ cho tất cả các chi đội nêu trên [13] .

Cùng với diễn biến ngày càng phức tạp trong lòng chiến khu rừng Sác, tại chiến khu Đ và quân khu Đông Thành, địch đẩy mạnh cuộc tiến công nhằm vào khu vực đặt sở chỉ huy khu bộ Khu 7. Các cuộc chiến đấu chống càn diễn ra quyết liệt và liên tục. Trong tình hình đó, Tư lệnh Nguyễn Bình nhận được báo cáo của Bảy Viễn, trong đó trình bày diễn biến và kết quả hội nghị Ba Giồng. Thay mặt Bộ Tư lệnh, Nguyễn Bình nhất trí kết quả của hội nghị thành lập Liên khu Bình Xuyên, đồng thời để tranh thủ thêm lực lượng bộ đội đông đảo này và cá nhân Bảy Viễn, ông báo cáo lên cấp trên đề nghị bổ nhiệm tổng chỉ huy Liên khu Bình Xuyên Lê Văn Viễn giữ chức khu bộ phó Khu 7.

Trong thâm tâm ông muốn đối xử với con người này như đối với Dương Văn Dương trước đây.

Từ sau hội nghị Ba Giồng, khu vực gần địa bàn xóm Tiều và xung quanh thuộc xã Lý Nhơn - nơi đặt tổng hành dinh Liên khu Bình Xuyên huyên náo hẳn lên. Trong khi các đơn vị cơ quan, ban ngành trong chiến khu hết sức khó khăn, thiếu thốn thì tình hình tại đây khác hẳn. Hàng quán mọc lên, người qua kẻ tới tấp nập. Ngày lễ đón nhận quyết định đề bạt khu bộ phó, Bảy Viễn tổ chức linh đình. Đây là dịp Bảy Viễn khuếch trương thanh thế, đãi bằng khách khứa gần xa. Tiệc tùng ăn uống kéo dài suất tuần lễ.

13. Trước thời điểm xuất hiện "Liên khu Bình Xuyên", ngoài chi đội 2 và 3 mang tên Bình Xuyên và chi đội 7 vốn ở đất Bình Xuyên, Chánh Hưng, các đơn vị khác chưa có tên bộ đội Bình Xuyên. Chi đội 4 có tên là "bộ đội Bà Quẹo" "bộ đội Mười Trí" thoạt đầu hoạt động vùng Bà Quẹo, Gò Mây, Vĩnh Lộc. Lực lượng của Bảy Viễn lúc đầu gồm 11 trung đội mang tên "bộ đội Phú Thọ", "bộ đội Bảy Viễn". Chi đội 21 ban đầu là "bộ đội cầu ông Thìn" hoặc bộ đội Tư Hoạnh. Còn chi đội 5 là "bộ đội An Điền" hay "bộ đội Tư Ty"...
Logged

Ta đã trở lại lợi hại gấp trăm lần.
colorwind
Thành viên
*
Bài viết: 141


« Trả lời #43 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2008, 11:20:35 pm »

Hai anh em Tài, Sang xúi Viễn đặt các "trạm thu thuế lâm sản" trên địa bàn rừng Sác nhằm lấy tiền nuôi lính, hình thành các ban "địch vận", "trừ gian" và "tình báo" trực thuộc Tổng hành dinh Liên khu.

Dù vậy bọn cầm đầu phòng nhì và Bảy Viễn vẫn không sao chi phối được phần lớn cán bộ chiến sĩ trong 7 chi đội thuộc quyền, không tách nổi đa số các chi đội khỏi hệ thống chỉ huy trực tiếp của Bộ Tư lệnh Quân khu 7, càng không thể biến các chi đội đó thành lực lượng thù địch với nhân dân, với kháng chiến.

Tổ chức cơ sở Đảng và hệ thống chính trị viên trong các chi đội đã tích cực hoạt động và phát huy vai trò, hiệu lực của mình trong công tác lãnh đạo chính trị, tư tưởng và tổ chức bộ đội.

Trước tình hình này, bọn phòng nhì Pháp quyết giành thế chủ động. Thông qua Tài, Sang, chúng xúi Bảy Viễn lập ra bộ tham mưu Tổng hành dinh Khu bộ phó Khu 7. Về thực chất bộ tham mưu sẽ hoàn toàn thuộc quyền chi phối của cơ quan phòng nhì Pháp, sẽ là nơi chúng tổ chức và triển khai thực hiện các thủ đoạn nhằm biến rừng Sác thành một chiến khu kháng chiến trên hình thức, chiến khu ma, nơi tập kết lực lượng phản cách mạng.

Tháng 3 năm 1947. lấy tư cách Tổng chỉ huy Liên khu Bình Xuyên và khu bộ phó Khu 7, Bảy Viễn triệu tập chỉ huy trưởng 7 chi đội thuộc quyền về Tổng hành dinh Liên khu tại tắt Cây Mắm họp hội nghị. Trong hội nghị này, Bảy Viễn trình bày trước đại biểu dự thảo nghị quyết thành lập bộ tham mưu trực thuộc Tổng hành dinh Liên khu Bình Xuyên, đồng thời là Tổng hành dinh khu bộ phó Khu 7, trên địa bàn chiến khu rừng Sác. Theo dự thảo nghị quyết, 7 chi đội đứng trong Liên khu Bình Xuyên phải chịu sự lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp của bộ tham mưu này. Bộ tham mưu có toàn quyền xây dựng phương hướng, kế hoạch quân sự, có quyền điều động lực lượng, điều động sắp xếp đội ngũ cán bộ, chiến sĩ trong 7 chi đội. Bộ tham mưu có nhiệm vụ thay mặt các chi đội trực tiếp nhận mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên và ngược lại báo cáo toàn bộ tình hình các chi đội lên cấp trên. Mọi chủ trương, đường lối, chính sách, mọi mệnh lệnh, chỉ thị, chỉ lệnh của cấp trên gửi xuống đều qua Bộ tham mưu xét duyệt, phê chuẩn mới được chuyển xuống các chi đội. Bộ tham mưu có tài chính riêng của mình. Các chi đội sẽ được phân phát một khoản tiền tuỳ theo điều kiện ngân quỹ cho phép, không thành quy định thông lệ. Cuối cùng, dự thảo nghị quyết quy định: Bộ tham mưu có cơ quan tư pháp riêng. Tất thảy mọi chi đội trong Liên khu phải quán triệt, giáo dục cho mọi cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị mình đoàn kết với lực lượng võ trang giáo phái Cao Đài, Hoà Hảo.

Hội nghị tiến hành biểu quyết thông qua dự thảo. Từ đây, dưới sự thao túng của bọn Tài Sang tay sai Pháp do phòng nhì điều khiển, bộ tham mưu Liên khu Bình Xuyên đóng vai trò “não bộ" vạch ra và tổ chức thực hiện các hoạt động ngày càng tách xa con đường kháng chiến.

Sau khi cán bộ tham mưu được lập và đi vào hoạt động, vùng Tiều, xã Lý Nhơn ngày càng nhiều khách lạ lui tới. Họ không chỉ vào ra văn phòng bộ tham mưu mà còn xuất hiện cả ở ban chỉ huy các chi đội 9, 21 và 25. Mỗi người khách đều có một vệ sĩ súng dắt hông theo cạnh như hình với bóng. Tại bất cứ nơi nào khách đến, chủ đều dành cho họ sự thù tiếp ân cần, tỏ tấm thật tình đối với khách, tạo cho khách các điều kiện thuận lợi nhất để khách thực hành công vụ ...

Chiếm phần đông trong những người khách lạ trên đây là sĩ quan và các nhân viên, các chuyên gia thuộc phòng nhì Pháp, các chuyên gia về chất nổ, về công binh, về các hoạt động đặc biệt... Nổi bật trong số này là Lâm Ngọc Đường và Mo rít Thiên (Maurice Thiên).

Lâm Ngọc Đường còn được gọi là "chàng công tử Bạc Liêu'. Trước ngày 9 tháng 3 năm 1945. Đường đang là nhân viên an ninh trong bộ máy cai trị của Pháp ở Bắc Kỳ . Khi Nhận đảo chính Pháp, y được cử giữ chức giám đốc an ninh trong chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim. Pháp tái chiếm Nam Bộ, phòng nhì Pháp thâu nhận lại Đường, phong cho hàm trung uý , sĩ quan phòng nhì, đặc trách các vấn đề an ninh - chính trị. Đường được phòng nhì tung vào rừng Sác, tham gia Bộ Tham mưu Liên khu Bình Xuyên, chỉ huy cơ quan nghiên cứu, tổng hợp tình hình trên địa bàn chiến khu rừng Sác.

Cũng trong Bộ Tham mưu Liên khu Bình Xuyên, đứng đầu các ban giám sát, do thám, trừ gian là một trung uý phòng nhì khác: Tư Thiên, xuất thân trong một gia đình giàu có, Thiên nổi danh là kẻ ăn chơi ngang tàng, ham mê cờ bạc. Vào làng Tây, y lấy tên nửa ta: Mô rít Thiên. Rồi phục vụ trong quân đội liên hiệp Pháp ở Nam Kỳ. Phòng nhì Pháp phát hiện ở Thiên có nhiều khả năng nghiệp vụ nên tuyển chọn giao cho đặc trách binh chủng đặc biệt Com- măng-đô (biệt kích) phòng nhì.

Việc đầu tiên mà họ bắt tay thực hiện là biến các trạm "thu thuế lâm sản" (do Sáu Tuấn, con hội đồng Thì, một tay chân thân tín của Bảy Viễn, hiện đang quản lãnh) thành trạm thu thuế lâm sản, kiểm soát hỗn hợp về chính trị, quân sự kinh tế trên khắp địa bàn có thể vươn ra khống chế.
Logged

Ta đã trở lại lợi hại gấp trăm lần.
colorwind
Thành viên
*
Bài viết: 141


« Trả lời #44 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2008, 11:30:11 pm »

Độc quyền tổng quản của Sáu Tuấn đối với 40 trạm trước kia giờ bị chia sẻ bởi sự có mặt của các nhân viên an ninh, hạ sĩ quan phòng nhì. Cơ cấu của mỗi trạm cũng thay đổi theo hướng chuyển thành các chốt quân sự. Mạng lưới các chốt chặn này giăng khắp mọi nẻo, gây ra biết bao tai họa đối với lực lượng kháng chiến và nhân dân: giết hại cán bộ, chiến sĩ của ta đi công tác, tịch thu giấy tờ, công văn, ngăn chặn mọi luồng tiếp tế cho các bộ phận lực lượng kháng chiến bên trong chiến khu rừng Sác. Nhiều lần đã diễn ra cuộc chạm súng giữa lực lượng hộ tống, bảo vệ đoàn công tác giao liên với nhân viên các trạm.

Trong khi đó, lực lượng của các "ban đặc nhiệm", "đội đặc nhiệm" trực thuộc bộ tham mưu Liên khu tiến hành bắt bớ, giết hại dã man cán bộ, nhân viên, phá vỡ cơ sở của Phân tổng trạm 3 thuộc Tổng trạm giao liên - liên lạc của Ban giao thông liên lạc Khu 7 [14] .

Nhiều đoàn cán bộ, chiến sĩ của các đơn vị võ trang, các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể cứu quốc đi công tác trên các tuyến sông rạch thuộc địa bàn tây nam chiến khu rừng Sác bị phục kích giết hại. Một số kẻ từng dự các cuộc phục kích gọi tuyến đường giao thông liên lạc ở Phân tổng trạm 3 là "con đường ngập mình trôi sông". Những năm tháng ấy, trong nước của nhiều dòng sông núi đây có pha máu của biết bao cán bộ, chiến sĩ Vệ quốc đoàn không phải vì kẻ thù mà vì cái gọi là "lực lượng kháng chiến" !

Bộ tham mưu Liên khu Bình Xuyên còn lập ra 20 ban “do thám" và "trừ gian" làm nhiệm vụ ám sát, bắt cóc, quấy nhiễu nhân dân, thu nhập tin tức mọi mặt về tình hình của ta để cung cấp cho bộ tham mưu xử lý. Đây là một lực lượng khá lớn, mỗi ban có từ 70 - 100 người, phần lớn là các tay súng thiện xạ. Lực lượng này được huấn luyện kỹ lưỡng và trang bị bằng vũ khí phương tiện hoạt động tốt, được cung cấp dồi dào về tài chính chi tiêu. Trong thành phần cấu tạo lực lượng của 20 ban này, 35% là hạ sĩ quan và lính biệt động của phòng nhì, còn lại 65% được tuyển lựa trong đám lưu manh, côn đồ chuyên nghiệp và trong lực lượng của Bảy Viễn. Đối tượng tác chiến và địa bàn hoạt động của nó nhằm vào cán bộ, chiến sĩ, đảng viên, nhân viên các cơ quan, chính quyền đoàn thể cứu quốc, các đơn vị võ trang, du kích của ta ở khu vực trong và ngoài rừng Sác. Nhiều nơi, các cơ quan kháng chiến của ta luôn luôn đặt trong tình trạng sẵn sàng đối phó với hoạt động của các "ban" này. Tình trạng rất căng thẳng.

Một trong những đối tượng mà bọn phòng nhì tập trung nhiều công sức là tổ chức ám sát người đứng đầu lực lượng võ trang Khu 7 - Nguyễn Bình. Trước đây, chiến sĩ liên lạc của ông đã bị bắn chết trên đường đi công tác. Nhiều lần, phòng nhì Pháp đã xây dựng, triển khai kế hoạch để ám sát ông, nhưng không thành.

Nhân lúc bọn cầm đầu các đảng phái phản động hiệp sức cùng những tên Việt gian phản bội và một số chỉ huy của lực lượng ly khai kháng chiến hiện trụ bám tại các vùng sâu bưng biền ra lời kêu gọi các nhân sĩ, trí thức trong hàng ngũ kháng chiến, các vị lãnh đạo Uỷ ban kháng chiến hành chính Nam Bộ, Mặt trận Việt Minh... tham gia hội nghị mà chúng dự định sẽ tổ chức tại một vùng tự do nhằm thành lập "Mặt trận quốc gia liên minh", phục vụ cho mưu đồ của Pháp, cơ quan phòng nhì của Pháp chớp lấy cơ hội, vạch kế hoạch để ám sát Nguyễn Bình. Chúng đạo diễn để đại diện các đảng phái phản động mời chỉ huy các chi đội thuộc Liên khu Bình Xuyên và Khu bộ trưởng Nguyễn Bình dự hội nghị. 

Nắm được âm mưu của địch, sau khi trao đổi với lãnh đạo ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ, thay mặt lực lượng võ trang Khu 7, Nguyễn Bình gửi thư tới đại diện các đảng phái đề nghị chuyển chương trình nghị sự của hội nghị là thành lập "Mặt trận quốc gia liên minh" sang thành lập Mặt trận liên hiệp quốc dân Việt Nam - Mặt trận mà Chính phủ Trung ương vừa quyết định tổ chức ở Nam Bộ. Đề nghị này bị chúng bác bỏ, ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ ra quyết định giải tán hội nghị. Kế hoạch của phòng nhì Pháp cũng theo đó tan vỡ. Nhưng địch chưa từ bỏ âm mưu. Chúng tổ chức điều tra tìm cách khai thác những nhược điểm sơ hở nằm trong tính cách can trường giản dị, máu mạo hiểm mã thượng như một anh hùng hảo hớn của ông.

14. Phân tổng trạm 3 là một trong 3 phân tổng trạm của các tổng trạm giao thông - liên lạc trực thuộc Ban giao thông - liên lạc Khu 7 lập ra đặt trên địa bàn rừng Sác nhằm đảm bảo công tác giao thông liên lạc hai chiều giữa Bộ Tư lệnh Khu 7 với các bộ phận lực lượng Đảng, chính quyền, đoàn thể, các đơn vị võ trang hiện đứng chân trong rừng Sác. Phân tổng trạm 3 đặt ở tây nam chiến khu trên địa bàn xóm Tiều, xã Lý Nhơn, đặc trách tuyến giao thông liên lạc nối kết chiến khu rừng Sác với khu bộ Khu 7, mà cung đường chính là xóm Tiều - qua sông Xoài Rạp - Gò Bầu - rẽ hướng đông nam tây bắc - vượt sông Cần Giuộc vào quốc lộ 16, kinh chợ Đệm - tới xã An lạc (hoặc xã Tân Kiên) rồi mới nhập vào vùng giải phóng Giồng Tràm, Mỹ Thạnh Đông, Giồng Dinh nơi đặt bản doanh của khu bộ Khu 7.
Logged

Ta đã trở lại lợi hại gấp trăm lần.
colorwind
Thành viên
*
Bài viết: 141


« Trả lời #45 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2008, 11:50:25 pm »

Vào thời gian này, ở ngoại ô phía tây Sài Gòn và Quân khu Đông Thành thường xuyên có lực lượng của Chi đội 4 hoạt động. Chi đội trưởng Chi đội 4 Huỳnh Văn Trí vốn có quan hệ mật thiết với Khu bộ trưởng, được Nguyễn Bình tin tưởng. Lợi dụng mối quan hệ này, một đồ đệ của Mười Trí là Sáu Section được chỉ thị của phòng nhì Pháp thực hiện kế hoạch. Sáu Section tên thật là Sáu Thâu, có người thân con cô con cậu hiện là chuẩn uý biệt kích mà phòng nhì điều về phụ trách ban do thám số 2 thuộc bộ tham mưu Tổng hành dinh Bảy Viễn. Sáu Section bí mật tới Giồng Dinh gặp riêng Nguyễn Bình báo cáo: y có biết điểm trú náu của hai đơn vị ly khai kháng chiến do Nguyễn Thành Long, Bùi Hữu Phiệt chỉ huy. Đa số cán bộ, chiến sĩ trong hai đơn vị hết sức bất bình với chỉ huy,. đang mong mỏi được gặp Nguyễn Bình để báo cáo kế hoạch trong ngoài phối hợp nhằm tước khí giới của những phần tử phản loạn, bắt chỉ huy hai đơn vị này. Cuối cùng Sáu Section tình nguyện làm người dẫn đường cho Nguyễn Bình đến gặp họ tại địa điểm chuẩn bị.

Địa điểm đó là ngôi chừa Thạnh Lợi trong Quân khu Đông Thành. Chùa nằm trên một đồi đất bên rìa xóm nhỏ, có những khóm tre già nghiêng ngả lưa thưa. Xa về phía tây cây rừng mọc đầy bưng trấp.

Theo hẹn, Nguyễn Bình mang theo một phụ tá, một liên lạc người địa phương cùng Sáu Section vào chùa. Bên ngoài, các chiến sĩ trong tiểu đội bảo vệ lấy từ bộ đội Hoàng Thọ triển khai bố trí ở các lùm tre. Vừa giới thiệu Nguyễn Bình với nhà sư trụ trì xong, Sáu Section xin được phép đi đón 4 "cán bộ" của hai đơn vị ly khai vào báo cáo. Bốn "cán bộ" xuất hiện. Sáu Section theo cửa sau chùa đi ra. Ngay lúc đó một trong bốn người kia vốn là thuộc hạ của Section bất ngờ rút súng chĩa vào Nguyễn Bình. Ông né mình và rút súng. Đạn nổ, cánh tay phải của ông bị trúng ở phần mềm nhưng ngực tên kia đã bị dính liền hai viên đạn. Tên thứ hai cũng bị ông bắn gẫy tay khi hắn xông vào ông. Nghe súng nổ, tiểu đội bảo vệ ập vào. Nhưng hai tên còn lại đã chạy ra cửa phía tây ngôi chùa, lủi xuống bưng trốn thoát.

Cùng với việc giật dây các hoạt động nêu trên, cơ quan phòng nhì Pháp còn tổ chức tiếp tế vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm và các phương tiện, nhu yếu phẩm khác cho tổng hành dinh Bảy Viễn.

Vụ tổ chức tiếp nhận hàng trên chiếc tàu Thanh Vân trên sông Soài Rạp là một điển hình. Bọn phòng nhì Pháp tổ chức tiếp tế cho Bảy Viễn bằng cách cho phép Bảy Viễn lấy lương thực thực phẩm trên tàu Thanh Vân do Pháp bảo vệ. Viễn sắp đặt kế hoạch, thống nhất trong ngoài, tổ chức cho lực lượng của Chi đội 9 thi hành một trận phục kích giả. Lại Văn Sang chỉ huy chi đội phục sẵn dọc bờ sông Soài Rạp chờ "tàu địch" đi qua bèn phát lệnh xung phong. "Tàu địch" chưa bị đánh đã vội vã "đầu hàng". Các tam bản của quân ta lao ra thu gọn toàn bộ số hàng hoá mà tàu Thanh Vân tải kéo. Liền sau đó, Tổng hành dinh khu bộ phó ra thông báo về "chiến thắng vang dội" trên đây, biểu dương thành tích của chi đội 9. Đồng thời trích một phần "chiến lợi phẩm" gửi biếu các chi đội thuộc Liên khu. Chiếc tàu này được bố trí ngụy trang sơ sài để cho Pháp lấy lại. Mặc dù thao túng được bộ tham mưu Liên khu và Bảy Viễn. Pháp không thể chi phối được phần lớn các chi đội. Trong 7 chi đội thuộc Liên khu Bình Xuyên, qua Bảy Viễn, phòng nhì Pháp chỉ nắm được ban chỉ huy các chi đội 9, 21 và 25. 4 chi đội 2, 3, 4, 7 nói riêng và đa số cán bộ chiến sĩ thuộc Liên khu Bình Xuyên nói chung vẫn một lòng tin vào cách mạng, vào Chính phủ Trung ương.

Trước những diễn biến ngày càng phức tạp trong tổng hành dinh Bảy Viễn, các chi đội 2, 3, 4, 7 kiên quyết hướng hoạt động của đơn vị vào lợi ích chung của kháng chiến. Các đồng chí trong chi đội ủy đã bàn bạc và thống nhất chọn lựa, bố trí một số cán bộ, chiến sĩ trong chi đội vốn là con em các đảng viên, giả vờ đảo ngũ, bỏ trốn đơn vị, sang xin gia nhập Chi đội 9 của Bảy Viễn để nắm hoạt động của Bảy Viễn cùng Chi đội 9. Trong các chi đội, các đảng viên bí mật xây dựng cơ sở đảng trong đơn vị mình, phát triển đảng viên mới.
Một số chi đội không án binh bất động, vẫn tiếp tục xây dựng và chiến đấu. Đặc biệt, bất đầu từ cuối 1946 nhiều chi đội đã tách hẳn khỏi "Liên khu Bình Xuyên" của Bảy Viễn, kéo lực lượng đi chiến đấu.

Toàn bộ tình hình trên đây làm cho bọn phòng nhì trong bộ tham mưu Liên khu lo ngại. Chúng tung tiền mua chuộc, lôi kéo, tổ chức bắt, ám sát cán bộ chính trị viên, tung tin, kích động nhằm chia rẽ giữa Bảy Viễn với cán bộ chính trị, giữa cán bộ chính trị với cán bộ quân sự, giữa người miền Nam, miền Trung và miền Bắc. Trong chi đội 9, Bảy Viễn tuyên bố rõ: không có chính trị viên, không có người miền Bắc, không học chính trị...
Logged

Ta đã trở lại lợi hại gấp trăm lần.
colorwind
Thành viên
*
Bài viết: 141


« Trả lời #46 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2008, 11:53:03 pm »

Sau ngày thành lập bộ tham mưu Liên khu Bình Xuyên, một trong những trọng tâm hoạt động của phòng nhì là tìm mọi biện pháp nhằm vô hiệu hoá cán bộ chính trị viên, cấm các chi đội thuộc quyền học tập chính trị. Trong các chỉ thị gửi tới ban chỉ huy các chi đội, chúng xuyên tạc vị trí cán bộ chính trị viên, qua đó xuyên tạc Đảng và Chính phủ kháng chiến, chỉ thị cho ban chỉ huy các chi đội phải tích cực chống mọi ảnh hưởng của cộng sản, cấm học tập tài liệu liên quan đến học thuyết Mác - Lênin.

Trong tình hình giữa các chi đội đã có sự phân hoá, chỉ thị của ban tham mưu Liên khu Bình Xuyên không phát huy được hiệu lực ở các chi đội 2, 3, 4 và 7.

Chi đội 7 ngay từ giữa 1946 biết được mưu đồ của Bảy Viễn và bọn Tài, Sang đã dần thoát khỏi ảnh hưởng của Liên khu Bình Xuyên. Nguyễn Văn Mạnh và Mai Văn Vĩnh đưa chi đội rời chiến khu rừng Sác về đứng chân trên khu vực đất liền tỉnh Bà Rịa. Năm sau, Bộ Tư lệnh khu 7 điều Phan Đình Công (Bảy Công) cán bộ thanh tra Quân khu về làm chính trị viên chi đội.

Cũng như Chi đội 7, hai chi đội 2 và 3 ngay từ những ngày đầu và trong suốt, quá trình chiến đấu, xây dựng đã luôn luôn làm theo ước nguyện của Dương Văn Dương, một lòng đi theo kháng chiến. Một số phần tử tha hoá, gục ngã trước cám dỗ của những viên đạn bọc đường là đơn biệt.

Trong khi đường đi của ba chỉ đội (2, 3 và 7) về đại thể luôn luôn luôn được định hướng thì, với Chi đội 4 do Huỳnh Văn Trí làm chi đội trưởng là cả một quá trình chọn lựa và đấu tranh vật vã. Giữa Trí và Viễn vốn có tình bằng hữu kiểu đào viên kết nghĩa, từ độ cùng ngồi tù Côn Đảo kết bè vượt biển trở về. Trước hành động ngày càng sa đà vào con đường phản dân hại nước của Viễn, Huỳnh Văn Trí vẫn một lòng kiên trung, cùng ban chỉ huy chi đội gồm Triệu (chi đội phó), Tư Lạc (chính trị viên, bí thư đảng bộ chi đội) thống nhất bàn bạc giữ vững con đường đi theo kháng chiến của mình [15]. Kế hoạch biến chiến khu rừng Sác thành chiến khu ma, án binh bất động, biến lực lượng Liên khu Bình Xuyên thành lực lượng tay sai từ trong đánh ra, bảo vệ vững chắc tuyến thông lộ chiến lược chạy ngang qua rừng Sác đã không thu được kết quả như địch mong đợi.

Về mặt quân sự, cuộc tiến công đêm 1 tháng 5 năm 1947 buộc địch phải nhìn lại toàn bộ tình hình liên quan tới chiến khu rừng Sác của đối phương và mặt trận phía nam thành phố Sài Gòn. Trừ tuyến phòng ngự phía đông (phía tây rừng Sác) tương đối an toàn, các khu vực khác của chúng đều bị lực lượng của ta uy hiếp mạnh. Từ tháng 5 năm 1946, quân và dân Biên Hoà, Bà Rịa đã từng lúc cắt đứt quốc lộ 15, kiểm soát liên tỉnh lộ 19 dọc theo rìa phía bắc chiến khu rừng Sác (đoạn từ xã Phước Thọ đến xóm Xoài Minh xã Phước Lý) làm chuyển biến tình hình mặt trận ở phía bắc và suốt dọc phía đông chiến khu có lợi cho ta. Việc cơ động lực lượng phối hợp chiến trường, giao lưu kinh tế trong vùng rừng giồng phía bắc và đông thuộc Biên Hoà, Bà Rịa với lực lượng trong chiến khu rừng Sác thuận lợi hơn. Về phía địch, vấn đề điều động lực lượng, tiếp tế hậu cần cho lực lượng đang chiếm đóng Bà Rịa, Ô Cấp giờ đây chỉ có thể thực hiện được thông qua tỉnh lộ 2 và con đường thuỷ từ hải cảng Sài Gòn đến bến Rạch Dừa. Trong khi đó tàu thuyền địch xuôi ngược trên tuyến giao thông huyết mạch từ biển Đông vào hải cảng Sài Gòn luôn bị đe dọa tấn công. Bởi lẽ hai triền bờ dòng sông Lòng Tàu cây cối um tùm, lại uốn lượn quanh co trong bạt ngàn chiến khu rừng Sác mà phần lớn lực lượng đối phương đang trấn giữ.

Vì thế, địch gấp rút củng cố, tăng cường hệ thống phòng ngự phía đông - đông nam huyện lỵ Nhà Bè, tăng cường số lượng tàu thuyền chiến đấu, đưa vào hoạt động loại tàu chiến đấu mới trên sông và ven biển [16] , đẩy mạnh các cuộc hành quân chiến đấu trên các xuồng sông Thị Vải, Gò Già, Ngã Bảy, Rạch Dừa, tăng cường các hoạt động tuần tra, bảo vệ trên ba sông Lòng Tàu, Nhà Bè, Soài Rạp; đồng thời mở các cuộc hành quân lớn đánh vào chiến khu rừng Sác, buộc ta phải tập trung lực lượng đối phó, không rảnh tay để phục kích địch trên sông.

15. Khi đế quốc Mỹ xâm lược miền Nam, Huỳnh Văn Trí lại sớm gia nhập Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và được bầu vào ủy ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

16. Loại LCT chở 1 trung đội, trang bi tốc xạ pháo 20 ly; loại LCB chở 2 trung đội; loại LCM chở 1 đại đội, trang bi pháo 37 ly. 
Logged

Ta đã trở lại lợi hại gấp trăm lần.
colorwind
Thành viên
*
Bài viết: 141


« Trả lời #47 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2008, 09:17:06 am »

Phối hợp chặt chẽ với các hoạt động quân sự trên đây, bọn phòng nhì Pháp thông qua tay chân Bảy Viễn âm mưu lập đơn vị hoả lực chuyên trách để gom thu toàn bộ súng lớn của Liên chi đội 2 và 3. Nếu bước một thành công, sang bước hai chúng sẽ sử dụng biệt kích đường thuỷ và biệt kích đường không cùng phối hợp đánh chiếm toàn bộ súng lớn của đơn vị hoả lực.

Kế hoạch đó không thành, các phái viên của Khu bộ phó Lê Văn Viễn đi đến đâu cũng bị cán bộ các đơn vị thuộc Liên chi đội 2, 3 và bộ chỉ huy Liên chi đội viện lý lẽ khéo léo từ chối.

Sau đó ít lâu, nhân danh Khu bộ phó, Bảy Viễn triệu tập hội nghị các chi đội trưởng bảy chi đội thuộc Liên khu Bình Xuyên để bàn bạc và quyết định thành lập một số đơn vị liên quân. Hội nghị đã nghe Bảy Viễn trình bày toàn bộ vấn đề và tiến hành thảo luận. Kết quả hội nghị biểu quyết thống nhất lập "Liên quân A". Nhiệm vụ của liên quân này là trấn giữ tây nam chiến khu rừng Sác (3 xã Bình Khánh, An Thới Đông và Lý Nhơn), sẵn sàng vượt sông Soài Rạp. vào sâu vừng địch chiếm, tiến hành các hoạt động tập kích, phục kích, chặn đánh giao thông bẻ gãy các cuộc hành quân càn quét lấn chiếm của chúng trên địa bàn tây nam rừng Sác Về lực lượng tham gia liên quân này, hội nghị quyết định: mỗi chi đội góp một đại đội mạnh, được trang bị vũ khí đầy đủ và tốt (trong đó phải có một trung liên).

Một ban chỉ huy chung được bầu ra, Trương Công Trứ (đại đội trưởng Đại đội 2, Chi đội 3) chỉ huy trưởng, Lưu Quý Thoái (chính trị viên đại đội trong Chi đội 4) chính trị viên và Nguyễn Vãn Hoe (đại đội phó Đại đội 1 Chi đội 3) chỉ huy phó.

Bước triển khai thực hiện thành lập liên quân, chỉ có 5 chi đội điều lực lượng tham gia: 2, 3, 9, 21, 25. Chi đội 4 bấy giờ hoạt động ở xa chỉ gửi Lưu Quý Thoái tới. Chi đội 7 lúc đó còn ở Bà Rịa, lấy núi Thị Vải làm căn cứ.

Tập kết xong lực lượng, năm đại đội trong Liên quân A, dưới quyền điều khiển của bộ tham mưu Liên khu Bình Xuyên thực hiện án binh bát động, sống trong điều kiện rất khó khăn. Sáu tháng mùa khô, nước uống trở thành vấn đề nan giải. Bộ đội phải đi một đoạn đường cách khu vực đóng quân 20 km mới mong có nước. Nhân dân vùng rạch Gốc Tre Bé (cách xóm Đồng Tròn, xã Lý Nhơn 2 km phía đông bắc) và rạch Gốc Tre Lớn (cách xóm Cả Đại xã Lý Nhơn 1 km phía đông bắc) đã góp nước giúp Liên quân A trong những ngày cam go ấy - thứ nước hoà trộn giữa nước mưa và nước mặn chắt gạn trong ao hồ rồi để lắng. Ngày ngày, chờ cho nước ròng, đáy của các con lạch nhỏ lộ phơi dưới ánh mặt trời. cán bộ, chiến sĩ quần xà lỏn đi dọc theo lòng rạch, bắt tôm, cá dồn ẩn trong các búng lõm. Suốt tám tháng trời, 600 con người không sử dụng súng đạn, chỉ loay hoay cho nhu cầu tối thiểu cuộc sống thường ngày. Da dẻ mọi người bủng heo, vàng vọt. Sức khoẻ ngày càng sút kém. Đói khát, bệnh tật, rét mướt và những bù mắt, muỗi, ba cánh tỉa rút dần sức khoẻ của bộ đội. Trước thực tế khó khăn đó, Khu bộ phó Lê Văn Viễn phải chấp thuận đề nghị giải thể Liên quân A.

Trong khi đó, tại các chi đội, dưới sự lãnh đạo chỉ đạo của tổ chức cơ sở Đảng, của các đảng viên, bộ đội vẫn tiếp tục hoạt động chiến đấu và công tác theo phần việc được giao phó. Khu bộ trưởng và các đồng chí trong Khu uỷ, Bộ Tư lệnh Khu 7 tăng cường theo dõi, nắm tình hình ở chiến khu rừng Sác nói chung, Liên khu Bình Xuyên nói riêng, kịp thời đề ra những biện pháp nhằm hạn chế tối đa âm mưu, thủ đoạn và hậu quả của bọn phòng nhì Pháp. Tuy vậy công tác lãnh đạo, chỉ huy của Khu uỷ, Bộ Tư lệnh Khu đối với các đơn vị thuộc quyền gặp rất nhiều khó khăn, phần vì sự phá hoại thâm độc của địch, phần vì thành phần, nguồn gốc khác nhau và chất lượng không đồng đều của các đơn vị võ trang, chiến tuyến khó phân ranh, lực lượng ta - địch đan cài.

Giữa năm 1947, trong nội thành Sài Gòn, sáu ban công tác Thành phát triển thành mười ban, trở thành lực lượng nòng cốt trong tác chiến đánh địch ở nội đô. Ở vùng ven Sài Gòn, các lực lượng chiến đấu tập trung lại thành lập Trung đoàn Phạm Hồng Thái do Huỳnh Văn Vàng làm Trung đoàn trưởng, gồm ba tiểu đoàn Hoàng Văn Thụ, Ngô Gia Tự và Ký Con. Cùng thời gian này, Trung ương quyết định thành lập Tiểu đoàn Nam Tiến mang tên Dương Văn Dương. Nòng cốt của tiểu đoàn là cán bộ, chiến sĩ Bình Xuyên do Dương Văn Dương sinh thời cử đi học tại Trường quân chính Trung ương đặt tại Quảng Ngãi. Kết thúc khoá học, toàn bộ số này được bổ sung quân số, vũ khí, biên chế thành Tiểu đoàn Nam Tiến do Nguyễn Chí Sinh và Nguyễn Việt Hồng chỉ huy. Sau khi tập kết lực lượng ở Giồng Dinh. Tiểu đoàn còn lại 400 người. (Buổi ra nơi tập kết để lên đường về Nam, quân số là 1.000). Tại đây, Bộ Tư lệnh Khu 7 quyết định hợp nhất lực lượng của tiểu đoàn với Chi đội 13, lực lượng bộ đội hải ngoại và bộ đội Nha Trang vừa từ Thái Lan rút về, thành lập Trung đoàn 300 mang tên Dương Văn Dương. Trung đoàn khi mới thành lập chỉ mới có hai tiểu đoàn: Lý Chính Thắng, Lê Hồng Phong. Trung đoàn trưởng là Đặng Văn Thìn (Mười Thìn), chính trị viên là Nguyễn Việt Hồng (Tự Huệ). Trung đoàn 300 được điều xuống địa bàn tây nam chiến khu rừng Sác để hỗ trợ, chi viện cho lực lượng trung thành với kháng chiến trong các chi đội thuộc Liên khu Bình Xuyên, tiến hành các hoạt động đánh phá giao thông của địch và phát triển phong trào cách mạng địa phương ở các huyện phía đông nam thành phố Sài Gòn. Bấy giờ, tại đây, lực lượng bộ đội Cần Giuộc do Trương Văn Bang và Lưu Quang Tuyến chỉ huy đang hoạt động mạnh theo phương thức kết hợp chặt chẽ giữa tuyên truyền và tác chiến. Sở chỉ huy của bộ đội Cần Giuộc đặt tại xóm Tiều, cách căn cứ các chi đội 9, 21, 25 gần 2km.
Logged

Ta đã trở lại lợi hại gấp trăm lần.
colorwind
Thành viên
*
Bài viết: 141


« Trả lời #48 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2008, 09:25:41 am »

Trung đoàn 300 và Trung đoàn Phạm Hồng Thái là hai trung đoàn thành lập đầu tiên trên chiến trường miền Đông Nam Bộ. Sự ra đời của hai trung đoàn phản ánh sự trưởng thành của lực lượng võ trang ta nói chung. Đối với bọn phản động và gián điệp trong Tổng hành dinh Bảy Viễn, sự xuất hiện của một lực lượng mạnh như Trung đoàn 300 và sự kết hợp chặt chẽ giữa nó với các chi đội trong Liên khu, với bộ đội Cần Giuộc... là một áp lực.
 
Trong khi chú trọng lãnh đạo, chỉ huy các mặt chiến đấu và xây dựng của các chi đội 2, 3, 4, 7..., tăng cường sự hỗ trợ về lực lượng cho các chi đội đó, Khu uỷ và Bộ Tư lệnh Khu 7 còn xúc tiến việc theo dõi, thu thập các tin báo từ nhiều nguồn về các hoạt động của bộ tham mưu Bảy Viễn.

Hồ sơ về vấn đề Liên khu Bình Xuyên, về bộ tham mưu Liên khu và của cá nhân Bảy Viễn ngày càng dày thêm. Những nhận định của Bộ Tư lệnh về thủ đoạn mà địch đang tiến hành, đang lợi dụng cá nhân Bảy Viễn ngày càng được bổ túc thêm tư liệu. Trong khi đó, cuộc kháng chiến đang phát triển lên giai đoạn cao, đòi hỏi có lực lượng võ trang mạnh, thống nhất và xây dựng theo hướng chính quy. Ngày 27 tháng 3 năm 1948, Khu uỷ Khu 7 triệu tập hội nghị mở rộng toàn Khu. Hội nghị đã quyết định xây dựng các trung đoàn. Hội nghị cũng đã nghe háo cáo về tình hình nội bộ Bình Xuyên và trường hợp Bảy Viễn: Bảy Viễn bị bọn phòng nhì Pháp mua chuộc và đã phản bội lại kháng chiến, cần phải có kế hoạch thanh trừng bọn phản động và gián điệp nằm trong nội bộ Bình Xuyên.

Việc loại khỏi Bình Xuyên những phần tử phản động, gián điệp, củng cố lại nội bộ, xây dựng Bình Xuyên thành những đơn vị mạnh là nhiệm vụ cần được tập trung giải quyết khẩn cấp nhưng phải đặc biệt thận trọng.

Trong thời gian qua, các hoạt động của Bảy Viễn và đồng bọn gây cho ta nhiều thiệt hại, khó khăn, nhưng tất cả được bọn phòng nhì che dấu, gài ghép, bày đặt khá công phu. Trước mắt anh em chiến sĩ bảy chi đội, Bảy Viễn thoạt đầu là một người kháng chiến. Nhiều người cho ràng, cho đến bây giờ, mặc dù có hành vi sai trái, khó hiểu nhưng “chất kháng chiến" vẫn chưa nhoà nhạt hết trong con người này. Vả chăng, Bảy Viễn vẫn đương kim Khu bộ phó Khu 7. Có nghĩa có tình, có chung có thuỷ vốn là cung cách cư xử của những người dân lao động, của cả anh em trong giới giang hồ. Giữa gian khổ và nguy nan, thế ứng xử đó càng rõ nét.

Tuy nhiên, mọi điều tốt vẫn có thể bị kẻ xấu lợi dụng. Bọn phòng nhì núp sau Bảy Viễn đã lôi kéo, lường gạt được một số người. Quá nể vào tăm tiếng một thời của bậc đàn anh trong giới giang hồ, quá nệ vào tiền tài và hưởng lạc, một số người đã vô tình trở thành tay sai cho giặc mà không nhìn rõ thực chất của vấn đề. Bởi vì, Bảy Viễn là lưu ảnh một thời xa, nhắc nhở một quãng đời trước kia của họ. Rũ áo với Bảy Viễn là đoạn tuyệt với quá khứ của chính mình. Tự phủ định bao giờ cũng xót xa, rớm máu.

Nhận rõ sự phức tạp, éo le trong tâm khảm của một số cán bộ chiến sĩ trong Liên khu Bình Xuyên, Khu uỷ và Bộ Tư lệnh Khu 7 cho rằng, vấn đề Liên khu Bình Xuyên không bó gọn trong cá nhân Bảy Viễn. Khi xử lý cần phải tính đến các mặt khác liên quan, trên cơ sở đảm bảo lợi ích tối cao của kháng chiến, đảm bảo sự đoàn kết nhất trí trong nội bộ các đơn vị liên quan, làm thất bại âm mưu của kẻ thù. Sau khi cân nhắc, Khu bộ trưởng Nguyễn Bình và chính trị bộ chủ nhiệm Nguyễn Văn Trí đi đến quyết định: thanh trừng một số tên phòng nhì và tay sai phản động trong ban chỉ huy các chi đội 9, 21 , 25. Nội dung cuộc thanh trừng gồm :

1. Phương hướng chung: thực hiện phân hoá sâu sắc hàng ngũ kẻ thù, thấy rõ ai là kẻ chủ mưu, ai là người bị lợi dụng. Trên cơ sở đó có biện pháp thích hợp với từng loại đối tượng, về cá nhân Bảy Viễn: tìm mọi cách tách khỏi ảnh hưởng tác động và sự chi phối của bọn tay chân phòng nhì, chỉ cho Viễn thấy rõ âm mưu và thủ đoạn thâm hiểm của địch cùng những lầm lạc và tội lỗi của mình, từ đó làm cho Viễn hồi tâm, trở về với kháng chiến. Với bọn phản động và nhân viên phòng nhì cùng các loại nhân viên khác của địch cài vào tổng hành dinh, bộ tham mưu, các ban ngành, các chi đội, cùng bọn tay sai cơ hội đồng lõa, phải kiên quyết và nhanh chóng bắt gọn, không bỏ sót, không bắt nhầm, hết sức chú ý thu gom và lưu giữ các giấy tờ, tài liệu, hồ sơ của chúng.

2. Phương châm: bí mật, bất ngờ, tiến hành vây chặt, đột kích nhanh.

3. Thời gian tiến hành: sẽ quy định và thông báo sau. Trước mắt, các đơn vị, các bộ phận được giao nhiệm vụ phải khẩn trương bắt tay vào chuẩn bị.

Thấy trước những khó khăn, phức tạp trong việc xây dựng quyết tâm, hình thành phương án tác chiến. Khu ủy, Bộ Tư lệnh Khu một mặt báo cáo và xin ý kiến Xứ ủy, Ban quân sự Nam Bộ, mặt khác thường xuyên theo dõi chặt chẽ, sát sao các diễn biến của tình hình, kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo cấp dưới trong công tác chuẩn bị. Nguyễn Văn Trí đặc trách chỉ đạo trực tiếp quá trình chuẩn bị và thực hiện ý định của Khu ủy, Bộ Tư lệnh Khu về cuộc thanh trừng.
Logged

Ta đã trở lại lợi hại gấp trăm lần.
colorwind
Thành viên
*
Bài viết: 141


« Trả lời #49 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2008, 11:07:24 am »

Sau khi làm việc với ban chỉ huy các đơn vị bộ đội trực tiếp tham gia cuộc thanh trừng, Khu ủy ra quyết tâm: thực hành phân hoá hàng ngũ kẻ thù, tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ. Nhanh chóng tổ chức triển khai lực lượng, chọn lựa và nắm chắc đối tượng, bí mật bao vây, thực hành đột kích, dứt điểm gọn các mục tiêu bắt đúng đối tượng, đảm bảo an toàn, nhanh chóng và hiệu quả.

1. Ban chỉ đạo thanh trừng:

- Trưởng ban: Nguyễn Đức Huy (Phó bí thư Khu uỷ, kiêm Bí thư Đảng bộ Liên chi đội 2-3).
 
- Các uỷ viên: Dương Văn Hà (Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Liên chi đội 2,3), Nguyễn Việt Hồng (Phó bí thư Đảng uỷ chính trị viên Trung đoàn 300 Dương Văn Dương), Trương Văn Bang (Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 922 thuộc Trung đoàn 308), Võ Văn Thạnh (Tiểu đoàn trưởng thuộc Trung đoàn 300).

- Chức năng: tiếp nhận sự chỉ đạo của Khu uỷ, căn cứ vào điều kiện, tình hình đơn vị, đề ra phương hướng, yêu cầu cụ thể nhằm lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của ban chỉ huy thanh trừng và toàn thể cán bộ, chiến si trong lực lượng tiến hành thanh trừng.

2. Ban chỉ huy thanh trừng:

- Chỉ huy trưởng: Trần Văn Tâm (Tám Tâm, nguyên Chánh văn phòng Chi đội 9).
 
- Chính trị viên: Lưu Quý Thoái (chính trị viên đại đội trong Chi đội 4).

- Chỉ huy phó: Vũ Văn Hiệp (đại đội trưởng thuộc Chi đội 9).

- Chức năng: quán triệt chủ trương, yêu cầu, phương châm, mục tiêu, biện pháp mà ban chỉ đạo đề ra, tiến hành phân loại các đối tượng tiến hành thanh trừng tổ chức thực hiện.

3. Mục tiêu, đối tượng và yêu cầu:

- Mục tiêu: các sở chỉ huy các chi đội 9, 21 , 25 và Tổng hành dinh Liên khu Bình Xuyên, sở chỉ huy của ban "do thám" và ban "ám sát" thuộc bộ tham mưu Liên khu Bình Xuyên.

- Đối tượng: toàn bộ lực lượng biệt kích, sĩ quan và nhân viên phòng nhì cùng các lực lượng của địch gài vào Liên khu Bình Xuyên, các phần tử phản động đã gây nhiều tội ác đối với nhân dân và lực lượng kháng chiến.


- Yêu cầu tiến hành: đánh trúng đối tượng, có trọng tâm, trọng điểm, tập trung dứt điểm từng địa bàn, từng vấn đề, tránh tràn lan phân tán.

4. Sử dụng lực lượng bố trí đội hình:

Lực lượng sẽ tổ chức thành 3 mũi, đánh vào 3 cụm mục tiêu:

3 đại đội trang bị tốt của Trung đoàn 300 Dương Vãn Dương do Trần Sơn Tiêu (Năm Lê) chỉ huy sẽ bao vây và đột kích 3 mục tiêu: Tổng hành dinh Liên khu Bình Xuyên, bộ tham mưu Tổng hành dinh và sở chỉ huy Chi đội 9.

Đại đội 1 (thuộc Chi đội 21 đã tách khỏi Chi đội 21 kéo lên Khu 7, bây giờ trở lại hoạt động) được tăng cường thêm một lực lượng, do Bảy Nghiệp chỉ huy sẽ phối hợp với lực lượng các đại đội 2, 3 (Chi đội 21 ) tiến hành bao vây chặt vòng trong và vòng ngoài sở chỉ huy Chi đội 21, sử dụng một lực lượng làm nhiệm vụ thọc sâu, đánh vào trung tâm Sở chỉ huy.

Một đại đội (thuộc Chi đội 9) do Trần Công Đức chỉ huy, tiến hành bao vây và đột kích sở chỉ huy Chi đội 25.

5. Cách đánh:

Trên cơ sở nắm vững tình hình (bố trí lực lượng, quy luật hoạt động) bí mật tiếp cận và bao vây chặt mục tiêu, sử dụng một lực lượng làm nhiệm vụ thọc sâu, thực hành đột kích nhanh, mạnh, bất ngờ vào trung tâm, đè bẹp mọi sự phản kháng của bọn phản động và gián điệp. bắt đối tượng đã định trước, thu hồi gọn toàn bộ tài sản, tư liệu, sổ sách, hồ sơ. . . trong các sở chỉ huy đó.

6. Thời gian, mật hiệu:

- Hoàn thành mọi công tác chuẩn bị: ngày 1 5-5- 1948.
- Bắt đầu nổ súng: căn cứ vào tình hình, lúc không còn Bảy Viễn ở rừng Sác, cấp có thẩm quyền sẽ quyết định.
- Thời gian thanh trừng: trong vòng 10 ngày.
- Mật hiệu: hỏi - Tảo, đáp - Thanh.

Trong khi phương hướng đã hình thành, các bộ phận đang gấp rút triển khai xây dựng quyết tâm tác chiến thì tại Bộ Tư lệnh Khu 7, việc triển khai kế hoạch tách Bảy Viễn khỏi chiến khu rừng Sác đã bắt đầu.
 
Đầu tháng 5 năm 1948, Khu uỷ, Bộ Tư lệnh Khu đã gửi quyết định của Ban quân sự Nam Bộ đề bạt Lê Văn Viễn giữ chức Khu bộ trưởng Khu 7. Trung tướng Nguyễn Bình thôi giữ chức Khu bộ trưởng để giữ chức Uỷ viên quân sự Nam Bộ. Điều 2 quyết định này chỉ rõ: ngày 19-5-1948, Lê Văn Viễn phải có mặt tại trụ sở ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ và sở chỉ huy Ban quân sự Nam Bộ hiện ở xã Nhơn Hoà Lập - Hậu Thạnh trung tâm căn cứ kháng chiến Đồng Tháp Mười) để làm lễ nhận chức.

7. Công tác bảo đảm:

Chỉ huy sở: lấy sở chỉ huy Bộ chỉ huy Liên chi đội 2-3, gồm văn phòng và phương tiện thông tin liên lạc làm địa điểm và phương tiện liên lạc cho ban chỉ đạo thanh trừng. Sử dụng một số cán bộ thuộc Liên chi đội 2 và 3 phục vụ cho công tác chỉ đạo tại chỉ huy sở. Lập trại giam: thành lập 2 trại giam: trại giam đối tượng loại 1 (đối tượng đặc biệt) đặt ở núi Thị Vải. Võ Ngọc Phán (Trung đội trưởng thuộc Đại đội 3, Chi đội 2) làm chỉ huy trưởng và Nguyễn Văn Nam (chính trị trung đội 1 thuộc Đại đội 2 Chi đội 3) làm chính trị viên. Một trại giam khác đặt tại rạch Cá Út, ấp Bàu Bông, xã Phước An, Long Thành. Ba Bay, Năm Khoán (ban chỉ huy Đại đội 1 , Chi đội 2) làm chỉ huy trưởng và chỉ huy phó, Trịnh Tuấn Châu (Đại đội 3, Chi đội 2) làm chính trị viên lực lượng bảo vệ. Lê Thành Công (Sáu Thịnh, trưởng ban tình báo Chi đội 2) làm trưởng ban điều tra tội phạm.

Lực lượng bảo vệ Ban chỉ đạo thanh trừng: lấy đơn vị vệ binh thuộc bộ chỉ huy Liên chi 2-3. Hai trung đội thuộc Đại đội 2 Chi đội 3 nhận nhiệm vụ bảo vệ trại giam Thị Vải. Hai trung đội thuộc Đại đội 1 Chi đội 3 và Đại đội 3 Chi đội 2 bảo vệ trại giam rạch Cá Út.
Logged

Ta đã trở lại lợi hại gấp trăm lần.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM