Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:06:19 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bộ đội Bình Xuyên  (Đọc 53409 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
colorwind
Thành viên
*
Bài viết: 141


« vào lúc: 11 Tháng Năm, 2008, 09:29:15 pm »

Tên sách: Bộ đội Bình Xuyên
Tác giả: Hồ Sơn Đài - Đỗ Tầm Chương - Hồ Khang
Nhà xuất bản: Lao động
Năm xuất bản: 2005
Số hoá: ptlinh, colorwind

BỘ ĐỘI BÌNH XUYÊN


TỰA

Thời kỳ kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ,  trong số các đơn vị võ trang có bộ đội Bình Xuyên. Cả nước đều biết như vậy. Nhưng nhiều người muốn biết lịch sử bộ đội Bình Xuyên như thế nào? nguồn gốc, thành phần, việc làm và công lao của họ ra sao? Đó là nhu cầu chính đáng đòi hỏi các nhà sử học, các cán bộ chiến sĩ từng là người Bình Xuyên ghi lại lịch sử của bộ đội Bình Xuyên. Cuốn sách ghi lại lịch sử bộ đội Bình Xuyên (liên chi đội 2 và 3) này là một tiếng nói đáp ứng nhu cầu ấy.  Bộ đội Bình Xuyên thoạt đầu hình thành từ “hạt nhân” chi đội 2 và chi đội 3 Vệ quốc đoàn Khu 7 dưới sự chỉ huy của người anh cả Dương Văn Dương. Thành phần chủ vếu là các anh chị cùng đông đảo đàn em  giang hồ vì mưu sinh và tự vệ mà kết lại với nhau thành từng nhóm, lấy nghĩa huynh đệ, luật giang hồ làm căn bản ứng xử. Ngoài lực lượng của Dương Văn Dương còn có lực lượng của Nguyễn Văn Mạnh (ở Bình Xuyên, Chánh Hưng, Cần Giuộc) và nhiều nhóm anh chị khác tự coi mình là bộ đội Bình Xuyên, trở thành bộ đội Bình Xuyên. Vùng Bình Xuyên trở thành nơi khét tiếng như một trung tâm của giới giang hồ. Bọn cường hào ác bá địa phương phải khiếp sợ. Bọn an ninh cảnh sát Pháp phải khoanh tay bất lực. Trong bối cảnh bị thực dân Pháp đô hộ họ chống Pháp, chống cường hào tay sai Pháp theo cách riêng của giới giang hồ. Nhưng họ chỉ biết xưng hùng mà chưa tìm ra được cách “định bá đồ vương " cho đất nước. Phát huy tâm tính tích cực vốn có của những người Bình Xuyên đàn anh, một số người cộng sản đã thâm nhập vào Bình Xuyên với chân tình bằng hữu, dày công vun đắp cho họ lòng yêu nước, yêu giai cấp là mục đích cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương. Từ đó các thủ lĩnh Ba Dương và Tám Mạnh cùng một số bằng hữu chí thân qui tụ đàn em đi theo chủ trương của Đảng Cộng sản, tham gia chuẩn bị khởi nghĩa từ lúc Pháp đầu hàng Nhật. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp lần thứ hai, dưới sự lãnh đạo của đảng , các nhóm võ trang tụ họp lại, tham gia tích cực vào cuộc chống xâm lược, từng bước phát triển từ các nhóm bộ đội riêng lẻ thành chi đội, trung đoàn. Đại bộ phận cán bộ, chiến sĩ Bình Xuyên từ trong cuộc chiến đấu đầy cam go thử thách đã trưởng thành, thành những đảng viên Cộng Sản, những cán bộ chiến sĩ cách mạng kiên cường.Máu và mồ hôi của họ đã góp phần xứng đáng vào thắng lợi trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Tuy nhiên, trong hàng ngũ Bình Xuyên, đã không tránh khỏi có một bộ phận nhỏ vì nhiều lý do (âm mưu thâm độc của kẻ thù, bản lĩnh rèn luyện yếu, sa sút) trở thành tay sai của địch  làm phương hại đến sự nghiệp chung và uy tín của  bộ đội Bình Xuyên.  Lịch sử bộ đội Bình Xuyên, về thực chất chỉ tồn  tại trong vòng mấy năm ngắn ngủi, từ tháng 9 năm 1945 đến giữa năm 1948  khi Bảy Viễn về Sài Gòn hàng Pháp và các đơn vị bộ đội Bình Xuyên hòa nhập chung vào những trung đoàn Vệ Quốc  đoàn trên toàn bộ chiến trương miền Đông Nam Bộ. Kể từ đây không còn tổ chức đơn vị bộ đội Bình Xuyên, và do đó, không còn "Bộ đội Bình Xuyên " theo đúng nghĩa chân thực của cụm từ này.  Bản thân lịch sử bộ dội Bình Xuyên rất phức tạp. Việc nghiên cứu biên soạn lịch sử Bình Xuyên là một việc khó. Các tác giả của cuốn sách này mà chủ biên là đồng chí Hồ Sơn Đài đã nghiêm túc góp nhiều công sức trong quá trình thực hiện, nhất là khâu sưu tầm đánh giá tư liệu. Cuốn sách này đã trình bày được cơ bản  từng bước đường trưởng thành với những bước quanh co nhiều sự kiện thăng trầm khắc  nghiệt, những nét đặc thù của lịch sử bộ đội Bình Xuyên trong một thời kỳ lịch sử đầy biến động của đất nước đồng thời, cuốn sách cũng gợi mở nhiều vấn đề  cần được tiếp tục tranh luận nghiên cứu bổ sung, để tiến tới có được một bộ sử hoàn chỉnh xứng đáng với bộ đội Bình Xuyên.  Là chiến sĩ  “Bộ đội Bình Xuyên” từ ngày  mới thành lập, cầm dao kiếm, súng gỗ, súng lửa, lưỡi lê đi đánh giặc, tôi hân hạnh viết những dòng này  và xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. 

Thiếu tướng LÊ THÀNH CÔNG (Sáu Thịnh)
Phó tư lệnh quân khu 7
 
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Năm, 2008, 05:30:44 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Ta đã trở lại lợi hại gấp trăm lần.
colorwind
Thành viên
*
Bài viết: 141


« Trả lời #1 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2008, 09:37:06 pm »

Chương I

ĐẤT VÀ NGƯỜI BÌNH XUYÊN


Huyện Nhà Bè nằm ở đông nam thành phố Hồ Chí Minh, là dải đất kéo dài theo hướng bắc nam, chiều rộng 5 km và chiều dài độ 1,5 km với diện tích đất tự nhiên 13.316 ha.

Thời thuộc Pháp, Nhà Bè là một quận thuộc tỉnh Gia Định, gồm hai vùng đất thuộc hai tổng: Bình Trị Hạ (vùng đất liền gồm 9 xã )[1] và An Thịt ( vùng rừng Sác gồm 9 xã )[2].

Vùng đất liền Nhà Bè là một cù lao, bao bọc bốn chung quanh là sông, kinh rạch hình thành ranh giới giữa Nhà Bè với các địa phương sát cạnh. Phía bắc, Nhà Bè giáp Quận 4 mà dòng kinh Tẻ là đường phân giới. Phía đông bắc giáp huyện Thủ Đức, địa giới là sông Sài Gòn. Phía đông, Nhà Bè giáp huyện Long Thành (tỉnh Đồng Nai), Cần Giờ mà sông Nhà Bè là đương phân ranh. Kinh Đồng Điền (nối thông sông Nhà Bè với Rạch Dơi ) là ranh giới giữa Nhà Bè với huyện Cần Giuộc (tỉnh Long An). Rạch ông Lớn bắt dòng với kinh Cây Khô, tạo nên địa giới phía tây giữa Nhà Bè với Cần Giuộc và Quận 8. Nhà Bè nằm trên khu vực  chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long độ cao so vởi mặt biển trung bình là 1,3 mét. Địa hình bị chia cắt mạnh bởi hệ thống rạch, kinh chằng chịt. Ngày ngày thủy triều lên xuống, đất đai nhiễm mặn. Thời thuộc Pháp, cư dân thưa thớt, lúc đông nhất mỗi xã cũng chỉ độ 1.000 dân. Đất đai phần lớn là hoang hóa. Trên bãi sình lầy, các loại cây ưa mặn lâu năm mọc lên xanh um tạo thành các " Vạt rừng " hoang rậm. "Vạt rừng " trải khắp lan tới ven trục lộ, tận mép các dòng sông, kinh. Thuở trước, đây là nơi cư ngụ và hành nghề của các băng nhóm trộm cướp, là nơi trú náu kín đáo cho những kẻ “bất phục tùng" chế độ. Chính thực dân Pháp cũng phải tỏ ra ngao ngán và bất lực khi đối mặt với vùng “đất nghịch" này.

Ép sát một phía của Sài Gòn, phía đông nam, mà những dòng kinh, sông và các tuyến đường bộ ngang qua nối Sài Gòn với biển cả và các tỉnh đồng hằng sông Cửu Long. Nhà Bè chiếm giữ vị trí quan trọng về kinh tế, quân sự đối với Sài Gòn và Nam Bộ. Từ đông nam rừng Sác, sông Lòng Tàu xuyên suốt rừng Sác miền Đông, lên hương tây bắc rồi hoà nhập với sông Nhà Bè, tẽ nhánh trái ăn thông với sông Sài Gòn[3] là một thương lộ quốc tế quan trọng nối cảng Sài Gòn với cửa biển Cần Giở. Trên dòng sông đó, tàu bè quốc tế có tải trọng hàng vạn tấn thường xuyên đi lại. Tuyến rạch ông Lớn - Cây Khô lại là đường vận chuyển thủy quan trọng nối Sài Gòn với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Dòng kinh Tẻ cũng giữ một vai trò tương tự. Ngoài những đường thủy ra liên tỉnh lộ 15 nối Sài Gòn với Nhà Bè, hương lộ 34 nối Sài Gòn với các huyện lỵ của tỉnh Chợ Lớn và tỉnh Gò Công cùng những tuyến giao thông đường bộ huyết mạch. Do điều kiện tự nhiên như đã kể trên ở Nhà Bè, thực dân Pháp, đặc biệt đế quốc Mỹ đã xây dựng nhiều cơ sở kinh tế quân sự lớn. Hàng loạt kho chứa các nguyên liệu lỏng (xăng, nhớt)... của các công ty tư bản Mỹ, Pháp, Anh, Bỉ, Hà Lan, nằm dọc theo sông Nhà Bè với sức chứa rất lớn đủ cung cấp cho cả chiến trường Nam Đông Dương. Quân cảng Nhà Bè nằm giữa vùng tiếp giáp hai xã Phú Mỹ và Phú Xuân là nơi Pháp rồi Mỹ chuyên dùng nhập các hàng quân sự. Một bộ phận bến kè (quai) và bến đậu của hải cảng Sài Gòn, nằm trên đất Tân Thuận với dãy kho hàng đồ sộ.

Quá trình thực dân Pháp rồi đến đế quốc Mỹ xây dựng các cơ sở kinh tế, quân sự, bến cảng và hệ thống kho tàng trên đất Nhà Bè, cũng là quá trình xuất hiện đội ngũ những người công nhân làm thuê cho các hãng tư bản thực dân. Bên cạnh đội ngũ công nhân ngày càng tăng, còn có một bộ phận đáng kể gồm những người nông dân lao động nghèo làm công có định kỳ ở các kho chứa dầu Nhà Bè, bến cảng Tân Thuận. Hàng năm, khi công việc đồng áng rỗi rang, những người nông dân nghèo kéo tới các hãng dầu Nhà Bè, bến cảng Tân Thuận tìm việc làm để rồi khi mùa tới, họ lại lũ lượt về lại xóm cũ trồng cây... quá trình đó cứ lặp đi, lặp lại đơn điệu và buồn bã như đời người dân sống trong cảnh lầm than, mất nước.

Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, như bao người dân mất nước, những người lao động Nhà Bè trải qua năm tháng đói rách, tủi nhục, bị bọn thực dân đế quốc áp bức bóc lột nặng nề. Chưa qua khỏi một thời xơ xác và cùng cực của cuộc tổng khủng hoảng những năm 1929-1933, nhân dân ta lại phải sống trong cảnh hết sức khốn cùng ngột ngạt, do phải chịu áp bức của thực dân Pháp, phát xít Nhật.

Là địa bàn có những cơ sở kinh tế, quân sự quan trọng của thực dân, đế quốc, Nhà Bè càng chịu những tác động nặng nề của tình hình đó.

Việc các nước trong Đồng Minh chống phát xít thực hiện bao vây quân sự, kinh tế phát xít Nhật ở Đông Dương khiến các tuyến đường nối thông giữa Sài Gòn với biển cả phía đông bị cắt đứt. Hàng hoá trở nên vô cùng khan hiếm. Bấy giờ, hàng vạn công nhân làm thuê trong các hãng dầu Nhà Bè, ở bến cảng Tân Thuận... bị thất nghiệp. Đời sống thường nhật vì vậy, lại càng trở nên khó khăn hơn. Nơi tập trung các kho xăng dầu lớn mà nhân dân phải thắp bằng dầu phộng, dầu mù u le lói, ốm đau, bệnh tật không tiền và không thuốc chữa trị. Công nhân và nông dân, đa phần là áo cộc tay, quần đùi tơi tả. Phụ nữ nông thôn phải dùng cả bao bố làm cái mặc, ở nhiều xã người dân bị phát xít Nhật cưỡng bức, dồn đuổi khỏi nhà cửa, đất đai, bến bãi của họ để thành lập phòng tuyến trận địa chống quân Đồng Minh có thể đổ bộ từ mặt sông Soài Rạp, Nhà Bè lên, các trận địa pháo phòng không bảo vệ quân cảng Nhà Bè, xây dựng các hầm ngầm cố thủ... Đồng thời, để đảm bảo an ninh và an toàn cho các trận địa. các tuyến phòng ngự... bọn mật thám và lực lượng cảnh binh Nhật thường xuyên tổ chức các cuộc vây ráp, truy lùng những người chống đối.


1.   Tân Thuận, Phú Mỹ, Phú Xuân, Tân Quy, Long Kiểng, Phước Lộc, Phước Long, Long Thới, Nhơn Đức (sau này thêm Hiệp Phước).
2.   Bình Khánh, An Thới Đông, Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp, Cần Thạnh, Đồng Hoá, Thạnh An, Long Thạnh, Tân Thạnh. 
3.   Nơi đó là cửa của hai sông Sài Gòn sông Đồng Nai: "Nhà Bè nước chảy chia hai, ai về Gia Định. Đồng Nai thì về". 
Logged

Ta đã trở lại lợi hại gấp trăm lần.
colorwind
Thành viên
*
Bài viết: 141


« Trả lời #2 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2008, 10:02:18 pm »

Đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của cư dân Nhà Bè do  vậy cũng mang những đặc điểm khác biệt.

Đối mặt với kẻ thù, với bất công ngang trái, một số người giác ngộ sớm đi theo Đảng làm cách mạng, một số khác náu mình nơi cửa Phật, cắt tóc đi tu. Loại thứ ba không thế, họ phản ứng lại áp bức, bất công, khổ nhục bằng cách đi làm giang hồ. Đa phần trong số họ, thuở đầu vốn là những người dân nghèo khổ, trong sạch và lượng thiện. Sớm tối trên đồng ruộng hay ở bến cảng, kho dầu..., họ đã chọn con đường kéo bè, kết cánh thành các phe nhóm giang hồ hòng tự giải thoát, tự cứu mình trong cái thế giới đầy bất công nguy hiểm. Phần lớn trong số họ thoát ly sản xuất để đâm thuê, chém mướn kiếm ăn ở bến tàu, bến xe tổ chức cướp các cửa hàng, các chuyến xe khách, các chuyến ca nô... hoặc canh giữ và bảo vệ các sòng bạc, nhà chứa. Giới giang hồ gọi loại này là lục lâm thảo khấu (lục lục thường tài). Một số khác thuộc loại võ hiệp giang hồ (mã thượng giang hồ). Dẫu là “giang hồ" nhưng vẫn gắn bó với sản xuất, công việc họ giao du, kết bạn xa gần với những người đồng chí hương, làm việc nghĩa, bảo vệ người yếu thế, chăm lo việc đảm bảo an ninh xóm ấp, bất phục tùng, bất hợp tác với chính quyền thực dân, phong kiến. Bởi thế, không những họ có uy tín trong giới giang hồ mà còn được nhân dân trong vùng cảm mến.

Trong ngót mười năm, chỉ ở ba xã phía bắc Nhà Bè là Tân Thuận, Tân Quy, Phú Mỹ, hàng trăm băng nhóm giang hồ lớn, nhỏ ra đời. Mỗi băng nhóm do một hoặc vài “tay anh chị” trội nhất về võ nghệ so với “đàn em” trong nhóm đứng đầu. Sống chết phải hết lòng vì nhau, các thành viên trong băng nhóm không bao giờ được phản bội, lấy nghĩa khí, ân tình, có thuỷ có chung mà ứng xử với nhau. Đó chính là luật  của giới giang hồ. Từ thuở nhóm họp ban đầu và suốt cuộc vùng vẫy, hành nghề, người thủ lãnh phải là một mẫu mực về thế ứng xử, về khả năng tổ chức các hoạt động để dắt dẫn đàn em "làm ăn " đồng thời phải thường xuyên quan tâm, củng cố và tăng cường thực lực của băng nhóm, trong đó, điều cốt tử đảm bảo cho băng nhóm tồn tại là phải bằng mọi cách có thể, thu phục và đào luyện được đàn em út tuyệt đối  trung thành, đáng tin cậy, sẵn sàng tuân thủ bất cứ yêu cầu, mệnh lệnh nào của thủ lĩnh, hoàn thành bất cứ nhiệm vụ nào được trao phó trong mọi tình huống.

Tân Thuận là một xã ở phía đông bắc Nhà Bè, nơi có bến cảng Tân Thuận - bến cảng ngày đêm tàu bè lớn nhỏ tấp nập vào ra. Như bất cứ bến cảng nào thuở đó, gắn liền với bến cảng là sòng bạc, nhà chứa, các dịch vụ... Và cũng đi  liền vởi nó là sự xuất hiện hàng chục các băng, nhóm "nhảy dù” chuyên sống bằng nghề trộm cắp hàng hoá ở các tàu ngoại quốc, ở bến bãi, kho tàng, trên các tàu thuyền, xà lan hoặc xe vận tải. Trong số đó, trội hơn là băng của Trần Văn Hoàng (Ba Hoàng). Sinh ra trong một gia đình công giáo nghèo, cư ngụ cạnh chợ Tân Thuận. Ba Hoàng được cha mẹ cho ăn học đến hết lớp elêmentaire. Gặp lúc cảnh nhà khốn  khó anh thuê xe dùng con ngựa còm của gia đình đêm đêm đưa rước khách trên tuyến Tân Thuận - Sài Gòn. Ngặt nỗi,  vào thời buổi khó khăn, khách đi lại ít, tiền kiếm được  chẳng là bao. Cảnh sang giàu và nghèo túng vẫn ngày ngày đập vào mắt anh. Mong thoát vận bí anh triệu tập đàn em, tổ chức đánh cướp hàng hóa ở bến cảng Tân Thuận và cả bến cảng Sài Gòn nói chung. Với bản lĩnh, sự năng nổ, tháo vát ngoại giao của Ba Hoàng cộng với số "tay dao tay súng" ngày càng tăng, nhóm của Ba Hoàng "làm ăn " phát đạt, tiếng tăm “nổi” như cồn, khiến các tay anh chị khác phải “để ý”.

Tại bến tàu, bến xe, nhiều băng nhóm giang hồ khác “làm ăn" bằng cách thầu bảo vệ các sòng bạc, nhận đâm thuê, chém mướn, bắt cóc con tin... Hoạt động của các băng nhóm này dữ dằn đến nỗi bọn lính cũng giả bộ làm ngơ, không dám nhúng tay can thiệp. Bến tàu Nguyễn Văn Kiệu, cạnh cột cờ Thủ Ngữ, là chốn làm ăn ban đầu của nhóm giang hồ Trần Văn Đối (Sáu Đối). Rồi sau, nhóm này quản luôn cả bến đò Thủ Thiêm. Khi thế lực đã mạnh. Sáu Đối nhường lại các khu vực này cho một số đàn em hoạt động, còn mình và đa phần trong nhóm dịch chuyển sang hành nghề ở miệt Chợ Lớn, vùng chạy dọc bến Hàm Tử và Lê Quang Liêm. Năm 1940, khi Nhật vào Đông Dương, dùng tiền và vàng lo lót. Sáu Đối và nhóm của mình được thầu bảo vệ bãi chứa gỗ của một hãng chuyên đóng tàu đi biển, đi sông cho quân đội Nhật ở vùng Nam Bộ. Bấy giờ, Sáu Đối đã có một lực lượng khá đông, trang bị phần lớn là súng.

Ngoài hai nhóm giang hồ trên đây, có một số nhóm chuyên nghề đánh cướp nhà giàu, tiệm buôn, ghe thuyền, tàu xe... Công việc này, giới anh chị thương gọi là đi "hát". Thuộc loại này, trên địa bàn và vùng lân cận xã Phú Mỹ có các nhóm của Sáu Hoà vùng đông bắc xã, của hai anh em Sáu Kìm, Bảy Tường tây nam xã, của Bảy Tần. Năm Thợ Rèn, Ba Y, Tư Dết, Tư Màng... tại mạn nam xã mà "sào huyệt" đặt trong vùng Dừa Xụp ở phía tây bắc Phú Mỹ.

Cũng ở Tân Thuận bên cạnh những nhóm giang hồ kể trên, trội vượt và trùm lên là nhóm do Trần Văn Thơ (Sáu Thơ hoặc Xã Thơ) làm thủ lĩnh. "Đất căn bản" của nhóm này là khu vực tiếp giáp xã Tân Quy, một vùng đất đai hoang hóa với những "đám lá tối trời" u tịch nơi có rạch ông Đội, rạch Bàng Đông, thông ra cầu Hàng đổ dòng vào kinh Tẻ, tiện cho ẩn náu và dễ dàng cơ động ra Tân Quy, qua ấp 1, ấp 2 Tân Thuận... xuống địa bàn Dừa Xụp... Sáu Thơ sinh trưởng trong một gia đình trung lưu, theo đạo Thiên Chúa, đất có năm mẫu, trâu cày, ghe, xuồng đều sắm đủ. Chiều chiều, trong bộ cánh lành lặn, những người trong gia đình bác Cả Thoi, cha của Sáu Thơ, một thầy dạy võ có tiếng thời ấy, đều đặn đến nhà thờ bên xóm Chiếu. Bị bọn địa chủ tư sản địa phương dựa vào thần thế của người thân là tay sai của thực dân Pháp cướp hết ruộng đất, cả gia đình phải tới dốc cầu Tân Thuận mở lò rèn, rồi lại chuyển tới cầu Hàn để sống bằng nghề cưa xẻ gỗ. Sáu Thơ cùng người em trai thứ chín, chín Thôi, rủ thêm những bạn bè cùng trang lứa, chung cảnh ngộ, bỏ nhà đi "hát". Đầu tiên, cả thảy có độ vài mươi người và bảy khẩu súng. Đối tượng chủ yếu là nhè vào những kẻ sang giàu, nhất là bọn người có quyền, có thế và có súng đạn hay hiếp đáp dân nghèo. Chẳng bao lâu, nhóm của Sáu Thơ, Chín Thôi lên tới con số 60 người với 40, rồi 50 khẩu súng. Các nhóm Sáu Hoà (Tắc Rỗi). Bảy Trường... lần lượt tới gia nhập, thanh thế của nhóm Sáu Thơ ngày một mở rộng.
Logged

Ta đã trở lại lợi hại gấp trăm lần.
colorwind
Thành viên
*
Bài viết: 141


« Trả lời #3 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2008, 10:13:18 pm »

Dọc theo bến cảng và cả ở quanh chợ Tân Thuận, nơi lai vãng của khách làng chơi đủ loại, kể cả người ngoại quốc, hàng chục phe nhóm hình thành, chia nhau khu vực ảnh hưởng, chuyên "làm ăn" bằng cách đứng ra mở hoặc thầu bảo vệ các nhà chứa, động mãi dâm, hoặc bảo vệ riêng từng gái làm tiền... Làng lính và thảy hết những kẻ muốn trải nếm lạc thú nơi đây, đều nhất nhất tuân theo luật giang hồ của các băng, nhóm. Trong tất cả các tay anh chị như Ba Én, Hai Địa, Tư Muôn, Tư Thiệt, Bảy Vàng.... thực lực mạnh nhất là nhóm của hai anh em họ Đoàn: Đoàn Văn Ngọc (Ba Ngọc) và Đoàn Văn Gìn (Bảy Gìn). Nhờ vào bản lĩnh, võ nghệ và khả năng thu phục, băng nhóm Ba Ngọc phát triển, có thực lực nhất trong số các băng nhóm trên địa bàn này. Một số trong các băng nhóm ở đây đã đến xin được sáp vào làm vây cánh, như băng nhóm của Hai Tư Lý chẳng hạn.

Ở Tân Quy, bám theo các bến đò, chợ búa, dọc theo lộ 34, đoạn từ ngang đồn Tân Quy qua cầu Rạch Bàng đến gần cầu Rạch Đỉa, hàng chục băng nhóm giang hồ hoạt động cũng không kém dữ dằn. Đó là các nhóm Sáu Núi, Mươi Dần, Năm Quán, Ba Tần, Bảy Cà Cuống, Hai Lô... Từ mạn đông cầu Tám Long kéo dài xuống phía tây Dừa Xụp là giang sơn chiếm giữ của các nhóm Năm Mười Ba, Tám Mao... Muộn hơn so với các bậc đàn anh, nhóm do Chín Phải[4] cầm đầu ra đời không lấy việc đâm thuê, chém mướn, hay cướp giật tài sản làm kế sinh nhai, mà để trả mối thù cho người cha đã bị một băng nhóm giang hồ khác liên kết với nhau sát hại. Được các đồng chí như Ba Của, Hai Lân và đàn anh Dương Văn Dương thuyết phục. Phải đưa toàn bộ đàn em rời Tân Quy, tới xóm Than chuẩn bị vũ khí, tăng cường lực lượng, cùng toàn dân chuẩn bị cướp chính quyền địch trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 và trở thành một bộ phận quan trọng của bộ đội Tân Quy sau đó. Tại Chánh Hưng quận Cần Giuộc, lò võ Nguyễn Văn Mạnh (Tám Mạnh) quy tụ được nhiều anh chị không kém “nổi tiếng”. Tám Mạnh vốn là một anh chị giang hồ, học trò của những thầy võ khét tiếng như: Bảy Khuyên ở Hóc Môn, Hai Ngàn ở Tân Khánh, Tư Thêm ở Vàm Láng. Tám Mạnh là thầy võ có tư cách mực thước điềm đạm, được đồng chí Nguyễn Văn Trân (Bảy Trân) kết nạp vào Đảng Cộng Sản trước năm 1945. Cùng với Mai Văn Vĩnh (con rể), Tám Mạnh trở thành thủ lĩnh một nhóm anh chị có uy tín ở vùng này.

Như  đa số anh em giang hồ khác, Dương Văn Dương (Ba Dương) xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo trú ngụ ở làng Long Phước tổng An Bình, quận Thủ Đức, tỉnh Gia Định. Cha mất sớm, mẹ đi bước nữa, cả gia đình chuyển về xóm Bến Đò xã Tân Quy, quê bố dượng. Người bố dượng thương đứa con riêng của vợ như chính con mình, ông đặc biệt hy vọng nhiều vào anh, gửi đi học võ ở những lò có tiếng, rồi giao vốn cho nuôi vịt đàn.

Khoảng giữa năm 1936, bố dượng mất, Ba Dương mở lò dạy võ, trở thành một tay võ hiệp giang hồ có uy tín.

Khác với nhiều băng nhóm khác, Ba Dương vẫn dựa bám vào công việc cày cấy, chăn nuôi, lấy đó làm nguồn sống của cả gia đình. Mở lò dạy võ, anh hy vọng qua đó giúp cho người dân lượng thiện tự bảo vệ được cuộc sống của mình, không để cho những kẻ quyền thế và giàu có ức hiếp, không để cho tài sản bị lọt vào tay bọn cướp...

Tháng 9 năm 1929, sau khi Xứ uỷ Nam Kỳ thành lập, đồng chí Ngô Gia Tự phái Châu Văn Ký (tức Ấn) về Nhà Bè phát động phong trào đấu tranh trong công nhân, nhân dân lao động, gầy dựng cơ sở Đảng. Tại hãng dầu Sôcôny, Châu Văn Ký đã tiếp xúc với nhiều phần tử tích cực trong  công nhân, giác ngộ và dần dần đưa họ vào đội ngũ của Đảng. Ngày 3 tháng 2 năm 1930, Đảng Cộng Sản Đông Dương thành lập. Cách mạng lan tới vùng rừng Sác, Nhà Bè. Xứ ủy Nam Kỳ tăng cường cán bộ, đảng viên về đây. Phong trào đấu tranh của công nhân bắt đầu phát triển. Cuối năm 1930, chi bộ Đảng Nhà Bè ra đời. Châu Văn Ký là Bí thư chi bộ đầu tiên. Tháng 8 năm 1935, tiểu tổ Đảng xã Tân Thuận thuộc chi bộ Nhà Bè được thành lập. Phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân Nhà Bè chuyển sang giai đoạn phát triển mới từ đấu tranh lẻ tẻ, tự phát tiến dần lên đấu tranh tự giác, có sự phối hơp hành động tương đối thống nhất, chặt chẽ.

Phong trào công nhân phát triển và tổ chức Đảng hình thành là những nhân tố tác động mạnh mẽ tới các tầng lớp nhân dân Nhà Bè, trong đó có giới giang hồ anh chị. Khi Xứ uỷ Nam Kỳ chủ trương phát động quần chúng nhân dân đứng lên khởi nghĩa cướp chính quyền (năm 1940), ở Chánh Hưng (quận Cần Giuộc tỉnh Chợ Lớn) nhóm Nguyễn Văn Mạnh đã nhanh chóng hưởng ứng. Những ngày đầu tháng 11 năm 1940 thầy võ Tám Mạnh lệnh cho đàn em ngưng đi “hát”, "ăn hàng"... để dồn, giành tâm lực chuẩn bị cho đại sự sắp bắt đầu. Bình yên trở về với nhiều xóm ấp tại vùng ngoại vi thành phố. Đêm đêm không còn xáo xác tiếng chó sủa, tiếng tù và rúc, tiếng thanh la, thùng thiếc liên hồi cùng tiếng la trộm cướp. Mọi công việc chuẩn bị diễn ra khẩn trương, đầy hứng khơi trong nhóm Nguyễn Văn Mạnh, dưới sự chỉ đạo sốt sắng của đồng chí Nguyễn Văn Trân.

Tất thảy nóng lòng đón chờ phút giây ra tay hành động!

Đêm 22 rạng ngày 23 tháng 11 nhân dân ở nhiều tỉnh Nam Bộ nhất loạt vùng lên. Khởi nghĩa Nam Kỳ như  ngọn triều dâng chồm lên rồi lắng xuống. Địch tập trung toàn lực đàn áp quyết liệt. Cuộc khởi nghĩa bị dìm trong máu. 

Ở Nhà Bè, về cơ bản lực lượng ta chưa bị lộ. Dù vậy, địch vẫn tăng cường lực lượng đối phó. Viên đội Ba Tai khét tiếng đàn áp Cộng sản ở Hóc Môn được điều tới Nhà Bè chỉ huy lực lượng an ninh toàn huyện. Trong khi đó, bọn làng, lính, chỉ điểm, mật thám càng hung hãn bội phần. Chúng thẳng tay đàn áp, bắt bớ những ai bị nghi là cộng sản. Giới giang hồ, những phần tử mà chúng xếp vào loại nguy hiểm thứ ba sau Cộng sản và các đảng phái chính trị đối lập,cũng bị truy lùng, bắt bơ gắt gao.

Sau khởi nghĩa, các nhóm giang hồ trở về nghiệp cũ, nhưng đối tương chính giờ đây được xác định là đám hội tề làng xã, cai tổng, những nhà giàu có mà sự giàu có đó gắn liền với mối quan hệ với thực dân. Một số người chuyển “nghề” náu mình đời thời cơ mới.

4. Quách Văn Phải con trai thứ chín của Quách Văn Sắc. Năm Sắc một nông dân yêu nước, Tổng lãnh binh của tổ chức Thiên Địa Hội quận Nhà Bè.
Logged

Ta đã trở lại lợi hại gấp trăm lần.
colorwind
Thành viên
*
Bài viết: 141


« Trả lời #4 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2008, 10:22:25 pm »

Năm 1941 , bị một số cường hào, địa chủ tố giác tích trữ binh khí. Dương Văn Dương hai lần bị thực dân Pháp bắt. Tại khám Nhà Bè, anh bị biệt giam và bị tra tấn dã man. Năm 1942, Ba Dương và bạn bè tâm phúc đành chia tay nhau, mỗi người một nẻo, tìm đương trốn lánh. Anh đến trú ẩn tại nhà người em gái Tám Trắng, bấy giờ đang cùng chồng làm ăn ở một đồn điền cao su gần biên giới Việt Nam Campuchia.

Tình hình trong nước và trên thế giới đang có những chuyển hiến khẩn trương. Tại nước ta, phát xít Nhật ngày càng lấn át thực dân Pháp, âm mưu hất cẳng Pháp để độc quyền thống trị. 

Bạn bè của Ba Dương lần lượt trở lại Tân Quy. Mọi chuyện xem chừng êm thấm và xuôi xẻ. Thực dân Pháp và tay sai của chúng không còn hung hăng như trước. Bè bạn viết thư cho anh, kể rõ tình hình ở Tân Quy, ở khắp Nhà Bè, gơi rằng có thể khéo léo dựa vào thế Nhật để che mắt địch, tập hơp lực lượng, tích trữ chiến khí, sẵn sàng đón lấy cơ may...

Cuối 1943, Dương Văn Dương cùng vợ chồng em gái và một số bạn bè rời Lộc Ninh về lại Tân Quy. Lực lượng nhanh chóng được tập hợp. Nhóm anh ký hợp đồng thầu bảo vệ bãi chứa gỗ của một tư bản người Nhật hãng Ni-chi- năng. Sau tấm bình phong che đỡ đó, Ba Dương và các bạn bè thân thiết tìm mọi cách móc nối với những anh em cũ hiện còn tản mát nơi xa, gấp rút mua sắm, truy tầm vũ khí súng đạn, liên hệ với các đảng viên như Ba Của, Hai Lân, Tư Huệ (tức Nguyễn Việt Hồng)... vốn chỗ một thời quen biết cũ. Trong lúc đó, chi bộ Nhà Bè cũng chủ trương đẩy mạnh công tác vận động cách mạng trong quần chúng nhân dân, trong giới giang hồ. Đồng chí Tư Huệ được chi bộ giao nhiệm vụ trực tiếp tiếp xúc với Dương Văn Dương và nhóm của anh. Đây là thời kỳ Ba Dương được sự giáo dục, rèn luyện của các đảng viên cộng sản. Nhận thức của giới giang hồ Nhà Bè nói chung, của Dương Văn Dương và nhóm của anh có sự chuyển biến quan trọng. Giữa lúc đó ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp. Tại Đình Bảng, Ban Thương vụ Trung ương Đảng họp ngay tối hôm đó và ra nghị quyết: "Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta". Cao trào "chống Nhật cứu nước" dấy lên mạnh mẽ từ Nam ra Bắc. Hoà trong không khí chung của toàn dân tộc các băng nhóm giang hồ vùng ngoại ô Sài Gòn – Chợ Lớn khẩn trương củng cố và tăng cường lực lượng, ra sức luyện tập, gấp rút tìm kiếm, mua sắm thêm vũ khí. Tại Nhà Bè, Dương Văn Dương chủ động nối kết với các băng nhóm khác nhằm tập hợp và thống nhất lực lượng, động viên và giao nhiệm vụ cho bạn bè, người thân, môn đệ cũ hiện đang nắm các băng nhóm giang hồ như Mười Lực, Chín Hiệp, Sáu Thơ... Tận dụng thời cơ Nhật hất cẳng Pháp, các băng nhóm đã bao vây và đột nhập nhà cửa của bọn cường hào, ác bá từng là tay sai của thực dân Pháp, chặn bắt và tước súng của bọn lính Pháp, lính Nhật. Một số nơi, anh em bày ra quán cơm, quán rượu dọc ven đường, nhằm hút bọn lính vào để gạ đổi hoặc tước vũ khí của chúng, tổ chức mò, vớt vũ khí do lính Pháp đổ xuống lòng sông, tháo gỡ trang thiết bị, máy móc ở những tàu địch đã bị đánh chìm... Trong một thời gian ngắn, số lượng các loại vũ khí có trong tay giới giang hồ không ngừng tăng lên.

Vào đầu tháng 5 năm 1945, ở Sài Gòn Thanh niên Tiền phong - một tổ chức bán võ trang hoạt động hợp pháp, làm nòng cốt cho quần chúng cách mạng tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền - được thành lập. Trong dịp này, Lê Yên Triều được Thành uỷ Sài Gòn phái xuống Tân Thuận, Tân Quy, Phú Mỹ (phía bắc Nhà Bè) chỉ đạo việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân, thành lập các đội Thanh niên Tiền phong, nhằm sẵn sàng hỗ trở cho quần chúng nổi dậy.

Nắm được nội dung chủ trương của Xứ uỷ, Ba Dương tức tốc thông báo cho các băng nhóm giang hồ đã thiết lập mối quan hệ với nhóm của anh, nhắc nhở, đốc thúc việc tiếp tục xây dựng lực lượng, tìm kiếm và mua sắm vũ khí, ủng hộ và sẵn sàng tiếp ứng cho các đội Thanh niên Tiền phong ở địa phương mình. Nhân dịp này, anh đề nghị thủ lãnh các băng nhóm đẩy mạnh các hoạt động khống chế, trừng trị bọn mật thám, tay sai của thực dân Pháp và phát xít Nhật thực hành các hiện pháp khả dĩ, nhằm vô hiệu hoá hội tề, gián điệp tay sai của địch ở các địa phương, tước vũ khí của chúng.

Thống nhất với đề nghị của Ba Dương, từ tháng 5 đến trước ngày tổng khởi nghĩa, số anh em giang hồ đã có sự phối hợp với lực lượng Thanh niên Tiền phong Nhà Bè, được sự hỗ trở tích cực của các băng nhóm giang hồ, các đội Thanh niên Tiền phong ở các xã đã công khai tiến hành trấn áp bọn tay sai, phản động. Đồng thời với các hoạt động “nổi" đó, anh em giang hồ đẩy mạnh các hoạt động "chìm": truy lùng, trừng trị, cảnh cáo những tên tay sai, ác ôn từng có nhiều nợ máu với nhân dân. Trong vòng ba tháng, hàng trăm tên chỉ điểm, mật thám, cảnh sát đã bị thủ tiêu, bị khống chế, nhiều tên phải chui lủi đi nơi khác. Cho đến trưa ngày tổng khởi nghĩa, nhiều nơi ở Nhà Bè, chính quyền tay sai đã căn bản bị vô hiệu hoá.
Logged

Ta đã trở lại lợi hại gấp trăm lần.
colorwind
Thành viên
*
Bài viết: 141


« Trả lời #5 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2008, 10:26:49 pm »

Song song với các hoạt động trên đây, các băng nhóm giang hồ không ngừng củng cố và tăng cường thực lực của bản thân. Đầu tháng 8 năm 1945, nhóm Ba Dương đã có 70 người và 50 khẩu súng, trong đó có cả trọng liên 13,2 ly, đại bác nòng đúp cỡ 24 ly. Ngoài lực lượng trực tiếp cầm vũ khí chiến đấu. Ba Dương còn thành lập ban sưu tầm vũ khí bộ phận binh công xưởng có kỹ sư và nhiều thợ cơ khí lành nghề. Cùng với nhóm Ba Dương, nhóm Nguyễn Văn Hiệp - người em kết nghĩa của Dương Văn Dương, cũng có sự phát triển về số lượng và chất lượng. Lợi dụng lúc phát xít Nhật hoang mang, giao động trước phong trào cách mạng của quần chúng, nhóm này đã liên kết với cơ sở nội tuyến, vận động được gần 20 binh lính Việt và 2 lính Nhật ở trại Hei-hô trên quận Cần Giuộc mang theo 26 khẩu súng trốn trại, về theo với nhóm bấy giờ đang đứng chân ở ấp Long Đức.

Tại Tân Thuận, nhóm của Trần Văn Thơ đã tập hợp thêm lực lượng thuộc nhóm Sáu Hoà, Bảy Trương. Vào giữa tháng 8 năm 1945, dưới quyền thống lãnh của Sáu Thơ, lực lượng của nhóm đã lên tới ngót 80 người với hơn 50 khẩu súng. Ở Thủ Thiêm  Mười Lực có trong tay hơn 60 người với hơn 40 khẩu súng. Nhóm Đoàn Văn Ngọc và nhóm Chín Mập có 2 trung đội với 40 khẩu súng...

Trước đòi hỏi của tình hình mới, các băng nhóm giang hồ từng một thời vùng vẫy dọc ngang trên sông nước Nhà Bè bây giờ sát cánh, thống hợp lại xung quanh Ba Dương. Không chỉ giới "anh chị" trên địa bàn Nhà Bè mà ở các miền phụ cận cũng vậy, một số các băng nhóm giang hồ khác đã kéo về Tân Quy, tự nguyện gia nhập.

Theo chủ trương của chi bộ Nhà Bè, Ba Của[5] trưởng đạo Thanh niên Tiền phong quận Nhà Bè, đã truyền đạt cho Ba Dương toàn bộ yêu cầu, mục đích, biện pháp, thời gian tổng khởi nghĩa đề nghị Ba Dương đặt toàn bộ lực lượng hiện có vào tư thế sẵn sàng hành động. Thực hiện nhiệm vụ của chi bộ Nhà Bè giao cho. Ba Dương cho họp toàn bộ thủ lãnh các băng nhóm để phổ biến kế hoạch tổng khởi nghĩa, nêu rõ niềm tin của cách mạng đối với giới giang hồ, đồng thời tiến hành phân công trách nhiệm cụ thể cho các bộ phận:

1. Nhóm Sáu Thơ, phối hơp với một số lực lượng khác. đêm 24 tháng 8 sẽ đánh chiếm hai bót Xít-dèm và Thương Khẩu trụ lại đánh lực lượng phản kích của địch. Đồng thời, cử một bộ phận phối hơp với các lực lượng khác tiến công sở mật thám Ca-ti-na. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, sẽ tiến hành giao lại các vị trí đã đánh chiếm cho lực lượng sở tại quản lý.

2. Lực lượng Tám Mao, Chín Hiệp sức tham gia đánh chiếm Toà án và Khám lớn Sài Gòn.

3. Lực lượng Ba Bay sẽ phối hơp với lực lượng Dương Văn Đức (Năm Đức) truy quét bọn lính hiện đang tản khắp địa bàn Quận 6...

Căn cứ vào tình hình địch ta, các thủ lãnh đã hình thành phương án hành động. Trở về bản doanh. Sáu Thơ tập hợp lực lượng và phân giao nhiệm vụ:

-    Một lực lượng gồm 16 người và 10 khẩu Mút cơ tông, 10 quả lựu đạn do Bảy Trương chỉ huy sẽ tiến công bót Xít-dèm. Một lực lượng khác gồm 15 người và 10 khẩu mút cơ tông, 10 quả lựu đạn, do Hai Giàu chỉ huy, có nhiệm vụ tiêu diệt bót Thương Khẩu. Hai Hữu sẽ chỉ huy 16 đàn em tiến đánh bót Ca-ti-na. Với nhiệm vụ được giao, Tám Mao và Chín Hiệp họp bàn và đi tới thoả thuận: Tám Mao sẽ sử dụng lực lượng của mình cùng với các đơn vị bạn đánh chiếm mục tiêu Toà án Sài Gòn.
 
-   Chín Hiệp với lực lượng hiện có tham gia tiến công Khám Lớn, giải phóng các tù nhân hiện đang bị Nhật giam giữ.

Tại Chánh Hưng, lực lượng Thanh niên Tiền phong do Nguyễn Văn Mạnh làm đoàn trưởng cũng tích cực chuẩn bị, luyện tập võ nghệ, sắm sửa vũ khí, phối hơp với các lực lượng khác chờ ngày khởi nghĩa.

5. Lê Văn Của sau Tổng khởi nghĩa được cử làm Chủ tịch đầu tiên ủy ban nhân dân quận Nhà Bè.
Logged

Ta đã trở lại lợi hại gấp trăm lần.
colorwind
Thành viên
*
Bài viết: 141


« Trả lời #6 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2008, 10:33:48 pm »

Thời cơ ngàn năm có một của vận mệnh dân tộc đã đến!

Cùng cả nước, nhân dân Sài Gòn tiến hành tổng khởi nghĩa đêm 24 tháng 8 năm 1945, 0 giờ ngày 25 tháng 8 toàn bộ chính quyền trong thành phố về tay nhân dân.

Mở sáng 25 tháng 8 Sài Gòn đã rập rập bước chân người. Náo nức và hân hoan ngập tràn mọi nẻo. Trước cuộc mít tinh lớn nhất trong lịch sử của thành phố, ủy ban hành chính lâm thời Nam Bộ (gọi tắt là Lâm uỷ hành chính) chính thức ra mắt đồng bào.

Ngày 2 tháng 9 tại vườn hoa Ba Đình của Thủ đô Hà Nội. Hồ Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hoà.

Ở Sài Gòn, hơn hai triệu đồng bào biểu tình tuần hành đón chào giờ phút thiêng liêng và trọng đại của dân tộc. Hoà trong thác người hôm ấy có lực lượng của giới giang hồ, các nhóm Bình Xuyên - những người đã có phần đóng góp vào thắng lợi của những ngày tháng 8 năm 1945.

Đối với lực lượng võ trang của giới giang hồ Nhà Bè, Xứ uỷ và Lâm uỷ hành chánh Nam Bộ chủ trương thống nhất các băng nhóm và nắm lấy lực lượng này. Huỳnh Văn Tiểng, Phó chủ tịch Lâm ủy, thay mặt ủy ban giao cho Dương Văn Dương nhiệm vụ Trưởng ban sưu tầm vũ khí.

Được sự cổ vũ của các đảng viên, Ba Dương khẩn trương thuyết phục các băng nhóm giang hồ, thống nhất thành lực lượng võ trang chung của quận Nhà Bè nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng khẩn trương và phức tạp của tình hình mới. Bấy giờ, trên đất Nhà Bè ngoài lực lượng của các băng nhóm giang hồ Nhà Bè và lực lượng do chi bộ Nhà Bè, tiểu tổ Đảng Tân Thuận tổ chức, còn có một số các băng nhóm giang hồ từ nơi khác đến gia nhập. Toàn bộ lực lượng võ trang thống nhất Nhà Bè gồm các bộ phận sau:

1. Lực lượng Tân Thuận do Trần Văn Đối chỉ huy, là kết quả hợp nhất ba thành phần: Lực lượng Trần Văn Đối , lực lươc Trần Văn Thơ và lực lượng của tiểu tổ Đảng xã Tân Thuận.

2. Lực lượng Tân Quy do Quách Văn Phải chỉ huy gồm lực lượng của Quách Văn Phải, của Tám Mao và của Năm Mười Ba. 

3. Lực lượng Phú Xuân của chi bộ Đảng Nhà Bè, do Nguyễn Văn Soái (Hai Soái) phụ trách.

4. Lực lượng của Mười Đen.

5. Lực lượng của Chín Hiệp.

6. Lực lượng của Đoàn Văn Ngọc (Tân Thuận), Chín Mập (Chánh Hưng), Dương Văn Đức[6] hợp lại, do Đoàn Văn Ngọc làm chỉ huy trưởng. Lực lượng này được tổ chức thành đơn vị trinh sát, vệ binh trực thuộc Ban chỉ huy lực lượng võ trang thống nhất Nhà Bè.

 
7. Lực lượng do Ba Dương trực tiếp xây dựng, chỉ huy.

8. Lực lượng xã An Khánh (quận Thủ Đức, tỉnh Gia Định thường gọi là bộ đội Thủ Thiêm) gồm ba thành phần: của Ngô Văn Lực (Mười Lực). Võ Văn Môn (Bảy Môn) và Nguyễn Văn Hoe (Tám Hoe).

9. Lực lượng Nguyễn Văn Huỳnh (Tư Huỳnh). Đây là bộ phận bao gồm lực lượng Phú Nhuận, Tân Định và Thị Nghè. (Sau khi địch phá vỡ phòng tuyến ở nội ô Sài Gòn, Tư Huỳnh cho rút ra ngoại ô, sáp nhập vào lực lượng võ trang thống nhất của huyện Nhà Bè vào khoảng đầu tháng 10-1945).

6.Từ ngã ba Xóm Chiếu kéo xuống Cầu Rạch Đỉa với hơn 1 tiểu đội võ trang.
Logged

Ta đã trở lại lợi hại gấp trăm lần.
colorwind
Thành viên
*
Bài viết: 141


« Trả lời #7 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2008, 10:38:07 pm »

Đến tháng 10 năm 1945, quân số của lực lượng võ trang thống nhất Nhà Bè khoảng 2000 người, gồm từ 22 đến 24 trung đội chiến đấu được trang bị 1.300 khẩu súng các loại (trong đó có 2 đại bác 24 ly, 7 trọng liên 13,2 ly khoảng 15 trung liên). Toàn bộ lực lượng này đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ huy của cơ quan chỉ huy thống nhất lực lượng võ trang Nhà Bè do Ba Dương làm chỉ huy trưởng. Đinh Văn Nhị làm uỷ viên chính trị, Từ Văn Ri đảm trách tham mưu trưởng và Năm Quán là phụ tá quân sự. Tổng hành dinh của lực lượng võ trang thống nhất Nhà Bè được đặt tại xóm Bến Đò, cầu Rạch Đỉa. xã Tân Quy - bản quán của Ba Dương. Trực thuộc tổng hành dinh có Ban tham mưu, Ban tình báo, bộ phận phụ trách văn phòng (sau đó đổi là quản trị), Ban quân nhu, Ban sưu tầm vũ khí, lực lượng trinh sát, lực lượng vệ binh bảo vệ Tổng hành dinh. Ngoài ra còn có đơn vị cảnh sát quân sự do Dương Văn Hà (Năm Hà) em trai Ba Dương làm cảnh sát trưởng.
 
Là một tập hợp không thuần nhất, không đồng đều về trình độ giác ngộ, gần một phần tư là anh em trong giới giang hồ, lực lượng võ trang thống nhất Nhà Bè thuở đầu mới thống nhất đã bộc lộ một số mặt còn non kém về ý thức giác ngộ chính trị, về chấp hành kỷ luật, về mối quan hệ đoàn kết, hiệp đồng giữa các bộ phận lực lượng... Thực tế đó đặt ra cho cấp lãnh đạo, chỉ huy nhiều vấn đề cần giải quyết. Ngay từ đầu, nhiều tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể cách mạng ở huyện Nhà Bè, thành phố Sài Gòn, Liên hiệp công đoàn Sài Gòn - Chợ Lớn... đã điều động đảng viên, cán bộ có nhiệt tình, có năng lực và dày dạn kinh nghiệm về tăng cường cho lực lượng võ trang Nhà Bè. Liên hiệp công đoàn Sài Gòn gửi tới 300 đoàn viên công đoàn. Khắp nơi, hàng ngàn người kéo tới xin gia nhập. Lực lượng võ trang Nhà Bè ngày càng được tăng cường về số lượng, trong đó các đảng viên đóng vai trò nhân tố đoàn kết, cảm hoá dần những anh em, đồng đội vốn thuộc các băng nhóm giang hồ.

Ngay khi cơ cấu tổ chức của lực lượng võ trang thống nhất Nhà Bè vừa được định hình, nhiều cán bộ chiến sĩ thấy cần có một danh xưng thống nhất, biểu đạt được ý nguyện của toàn thể thành viên và phản ánh được sắc thái riêng của lực lượng. Trước nay, mỗi bộ phận có một tên riêng, ví như “lực lượng võ trang Nhà Bè của Ba Dương”. Sau Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945, hàng ngàn đảng viên ưu tú từ nhà tù Côn Đảo và nhiều nhà tù khác của đế quốc trở về đất liền. Nhiều người trong số họ đề nghị thay thế khái niệm “lực lượng võ trang thống nhất” bằng "bộ đội". Ý kiến này được chấp thuận. Vì nó gọn, tỏ rõ được bản chất cách mạng và phân biệt với lực lượng quân sự của kẻ thù. Từ đó, danh từ “bộ đội” được thống nhất dùng ví như "Bộ đội Tân Thuận". "bộ đội Ba Dương". Trong một cuộc họp giữa ban chỉ huy và chỉ huy các bộ phận tại Tổng hành dinh cầu Rạch Đỉa, vấn đề tìm một tên gọi chung cho bộ đội Nhà Bè được nêu ra. Các đại biểu thảo luận sôi nổi. Có ý kiến đề nghị lấy tên một vị anh hùng dân tộc để đặt. Ý kiến khác cho rằng nên lấy một địa danh lịch sử như ái Chi Lăng hay Bạch Đằng... chẳng hạn. Ý kiến thứ ba gợi rằng nên tìm ở ngay mảnh đất Nhà Bè một địa danh hoặc một tên người có liên quan đến truyền thống của địa phương làm tên gọi chung, bởi lẽ nó vừa sát hợp, vừa khiêm tốn. Ý kiến này được hội nghị tán đồng.

Mọi người cùng nghĩ ngay tới địa danh "Dừa Xụp". Đấy là vùng sình lầy nằm ở trung tâm vùng đất liền Nhà Bè, nơi có những “đám lá tối trời” liên giăng và hệ thống rạch, kinh chằng chịt nối Dừa Xụp với sáu xã bao quanh: Tân Thuận, Phú Mỹ, Tân Quy, Long Kiểng, Phước Lộc và Phú Xuân. Ở đây, chòm xóm lưa thưa dăm bảy nóc nhà và rải rác có những chòi tranh của người chăn vịt, đánh cá hay hái củi. Cư dân gồm những người nghèo, những kẻ trốn thuế, trốn lính, trốn tù trốn tội. Ngoài ra, đây còn là chỗ dừng chân của các tay giang hồ hảo hớn, những đảng viên cộng sản hoạt động bí mật... gọn lại, có thể nói, đó là "vùng đất nghịch" không chấp nhận ách áp bức, thống trị của kẻ thù. Không ít lần, những toán lính làng, lính quận thậm chí cả lính tập, lính trận... được điều tới hòng trấn dẹp nhưng đều bị tiêu diệt. Dừa Xụp, vì thế. là một tiêu biểu cho truyền thống đấu tranh bất khuất của nhân dân Nhà Bè. Tuy nhiên, từ "Dừa Xụp không được nhiều ý kiến tán thành vì nó nôm na lại gợi lên cảm giác không chắc bền, không vững chãi.

Dù vậy, như một gợi ý, nó nhắc mọi người liên tưởng tới ấp Bình Xuyên, vùng đất thuộc xã Chánh Hưng, xứ sở của bộ đội Tám Mạnh, Hai Vĩnh, nơi hệt như Dừa Xụp, cũng sình lầy hoang hoá, các loài cây ưa nhiễm mặn và hệ thống rạch kinh chằng chịt. Đây cũng là một giang sơn riêng của những kẻ bất phục tùng chế độ thực dân nửa phong kiến, nơi tụi làng lính phải dè chừng, kiềng mặt. Rồi nữa, cái tên "Bình Xuyên" phần nào biểu đạt được đặc trưng địa hình Nhà Bè là chằng chịt rạch sông, biểu đạt được cả những chiến công đánh dẹp... Bởi vậy, cuối cùng, hội nghị đã quyết định chọn "Bình Xuyên" làm danh xưng. Từ đây, toàn thể lực lượng do Dương Văn Dương làm tổng chỉ huy, Đinh Văn Nhị làm uỷ viên chính trị và Từ Văn Ri làm tham mưu trưởng, được gọi bằng một tên thống nhất: Bộ đội Bình Xuyên.
Logged

Ta đã trở lại lợi hại gấp trăm lần.
colorwind
Thành viên
*
Bài viết: 141


« Trả lời #8 vào lúc: 12 Tháng Năm, 2008, 09:02:01 pm »

Chương II

KHÁNG CHIẾN VÀ MẶT TRẬN SỐ 4

0 giờ ngày 23 tháng 9 năm 1945, được quân Anh trợ giúp, thực dân Pháp bắt đầu nổ súng, đánh chiếm hàng loạt mục tiêu quan trọng trong thành phố. Cuộc tái chiếm Đông Dương của chúng bắt đầu.

Sáng sớm 23 tháng 9. Xứ uỷ và ủy ban nhân dân Nam Bộ họp tại nhà số 629, đường Cây Mai (Chợ Lớn). Hội nghị chủ trương kiên quyết kháng chiến và ra lời kêu gọi toàn dân đoàn kết đứng lên chiến đấu chống kẻ thù xâm lược. Hội nghị quyết định thành lập ủy ban Kháng chiến Nam Bộ do Trần Văn Giàu làm chủ tịch.

Thực hiện lệnh của ủy ban Kháng chiến, nhân dân thành phố Sài Gòn bãi công, bãi thị, bãi khoá, tiến hành tiêu thổ kháng chiến, bất hợp tác với địch. Trong khi đó, các nhóm võ trang của ta liên tục tiến công quân địch trên cả năm mặt trận trong và bao quanh thành phố [7].

Một ngày cuối tháng 9 năm 1945 tại một địa điểm cạnh đường xe lửa Sài Gòn đi Mỹ Tho, ở bờ nam rạch Chợ Đệm, cuộc hội nghị cán bộ chỉ huy các lực lượng võ trang phía nam thành phố được tổ chức. Trần Văn Giàu chủ tịch ủy ban Kháng chiến Nam Bộ chủ trì cuộc họp. Thay mặt Xứ ủy và ủy ban kháng chiến, Trần Văn Giàu phổ biến quyết định thành lập Mặt trận số 4. Lực lượng chiến đấu ở đây bao gồm các bộ đội phía nam thành phố. Đứng đầu Mặt trận là ủy trưởng quân sự Nguyễn Văn Trân (Bảy Trân) một cán bộ đảng kỳ cựu và từng nhiều năm hoạt động ở địa bàn này. Nhằm giúp ủy trưởng quân sự tổ chức chỉ huy chiến đấu, hội nghị quyết định bầu ra một số ban giúp việc. Dương Văn Dương được bầu làm trưởng ban do thám, Sáu Đối phụ trách ban sưu tầm vũ khí. Trương Văn Bang (Ba Bang) đương nhiệm bí thư quận uỷ, chủ tịch ủy ban kháng chiến quận Cần Giuộc và là chỉ huy trưởng bộ đội Cần Giuộc làm trưởng ban tiếp tế, Sáu Tùng một anh chị giàu có ở ngã ba Xóm Chiếu là trưởng ban vận động nhân dân quyên góp ủng hộ bộ đội...

Cách trung tâm thành phố Sài Gòn khoảng 2 km về phía nam, phạm vi chủ yếu của Mặt trận số 4 gồm địa bàn hai huyện Nhà Bè và Cần Giuộc. Hạn định Mặt trận trải rộng kể từ bộ phận của hải cảng Sài Gòn, trên xã Tân Thuận - Nhà Bè ở phía đông bắc, theo dọc bờ nam con kinh Tẻ (Canal de dérivation) và kinh Đôi (Canal de doublement) theo hướng tây nam, đến tận rạch Bà Tàng thuộc nhóm Đồng Phú, xã Phong Đước, Cần Giuộc, nay thuộc Quận 8. Có chiều rộng khoảng 12 km. Không giống các mặt trận 1, 2, 3 và 5 lúc bấy giờ. Mặt trận số 4 tương đối cách xa địch, phân ranh chiến tuyến rạch ròi, dứt khoát hơn. Đó là một thuận lợi. Tuy nhiên, địa hình ở đây có nhiều nhược điểm đối với hoạt động của các đơn vị võ trang tập trung.

7. Bốn mặt trận bao vây xung quanh thành phố (đông, bắc, tây, nam) và " mặt trận nội đô.
Logged

Ta đã trở lại lợi hại gấp trăm lần.
colorwind
Thành viên
*
Bài viết: 141


« Trả lời #9 vào lúc: 12 Tháng Năm, 2008, 09:29:33 pm »

Chiến đấu chủ yếu trên mặt trận này có lực lượng võ trang Nhà Bè và lực lượng võ trang Cần Giuộc. Nhà Bè gồm bộ đội Dương Văn Dương (xóm Bến Đò cầu Rạch Đỉa) bộ đội Trần Văn Đối (Tân Thuận, gồm cả bộ đội Sáu Dối và Sáu Thơ) bộ đội Quách Văn Phải (Tân Quy gồm cả lực lượng Chín Phải, Tám Mao, Năm Mười Ba) bộ đội Nguyễn Văn Soái (Phú Xuân) bộ đội Đoàn Văn Ngọc (Tân Thuận gồm cả lực lượng Chín Mập, Dương Văn Đức, bộ đội Chín Hiệp (bến đò Tân Thanh, ngã ba rạch Ba Lao, rạch Dơi) bộ đội Mười Đen (khu vực kho cảng), bộ đội Ngô Văn Lực - Võ Văn Môn - Nguyễn Văn Hoe (Thủ Thiêm ) bộ đội Nguyễn Văn Huỳnh... Cần Giuộc gồm bộ đội Tám Mạnh (Chánh Hưng) bộ đội Tư Hoạch (cầu ông Thìn) bộ đội Ba Bang (Cần Giuộc) và một bộ phận bán võ trang quân số khoảng 1 trung đội trực thuộc cơ quan chỉ huy Mặt trận số 4.

Trên cơ sở phân tích, tính đến các điều kiện địa hình, địch, ta, hội nghị chỉ huy các bộ phận lực lượng phía nam thành phố quyết định đặt tổng hành dinh Mặt trận tại khu vực cầu Bình Đăng, sát cạnh liên tỉnh lộ 5A Sài Gòn đi Cần Giuộc.

Buổi đầu. hệ thống tổ chức chỉ huy còn sơ giản, phương hướng hoạt động, kế hoạch tác chiến chưa được xây dựng. Bởi thế trong quá trình chiến đấu, giữa các bộ phận lực lượng có sự chệch choạc, thiếu sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất.

Sau hội nghị, các bộ đội tiến hành xây dựng công sự trận địa và bố trí lực lượng, triển khai công tác tuần tra, canh gác, đồng thời sử dụng một bộ phận lực lượng đột nhập vào nội đô nhằm quấy rối, tiêu hao quân địch.

Trên địa bàn quận Nhà Bè. nhân dân thực hành tiêu thổ kháng chiến, bao vây, phong toả địch. Trên các nẻo đường mà địch có thể đi qua, nhất là liên tỉnh lộ 15 và hương lộ 34, ta hạ cây, đào hào, xẻ rãnh, cắt đứt đường, phá sập cầu để ngăn chống xe tăng, cơ giới địch. Khắp nơi, nhân dân cất giấu, phân tán lương thực, thực phẩm và gia súc. Người già, trẻ em tản cư khỏi những vùng trọng điểm. Chợ Tân Thuận dời sâu xuống phía nam quãng hơn 1 km. Hàng chục trạm kiểm soát hỗn hợp dựng lên dọc triền bãi sông Nhà Bè cầu Tân Thuận, bến đò Tân Quy... nhằm kiểm tra tàu bè, ghe xuồng qua lại, ngăn không cho tải chuyển đồ ăn, thức uống về phía nội đô thành phố.

Các bộ đội phân chia khu đứng chân chiến đấu ngăn chặn địch, ở hướng đông - đông nam, nơi có quân cảng và các kho dầu Nhà Bè, bộ đội Phú Xuân và bộ đội Mười Đen phụ trách. Hướng đông bắc, bộ đội Tân Thuận chốt chặn đầu cầu Tân Thuận, đồng thời sẵn sàng cơ động lực lượng về hướng tây và nam. Ở tây bắc, bộ đội Tân Quy trấn giữ vùng giáp giới giữa Quận Nhà Bè và Cần Giuộc, chặn đánh địch ở cầu Rạch Ông - Cây Khô, bảo vệ căn cứ cầu Rạch Đỉa và khi cần, dùng một bộ phận chi viện cho đơn vị bạn chốt chặn phía nam cầu chữ Y. Bộ đội Chín Hiệp triển khai việc tổ chức kiểm soát chặn bến đò Tân Thanh, khoá chặt ngã ba rạch Ba Lao và rạch Dơi (xã Nhơn Đức) không để tàu thuyền địch từ sông Cần Giuộc ngược kinh Cây Khô lên rạch ông, thông qua kinh Tẻ để về cảng Sài Gòn. Nhiệm vụ chính của bộ đội Chín Hiệp là chặn đánh bộ binh địch nếu chúng từ bến đò Tân Thanh, theo hương lộ 34, đánh lên hướng bắc. Túc trực bên cạnh căn cứ Dương Văn Dương tại cầu Rạch Đỉa có các bộ đội và đơn vị trợ chiến với các hoả lực như tromblon VB, trọng liên 13,2 ly, đại bác 24 ly và tàu thuyền có võ trang. Tất cả sẵn sàng cơ động ứng cứu các nơi trong quận.

Trong khi các bộ đội đang triển khai chuẩn bị công sự trận địa, một lực lượng gồm 4 tiểu đội với trang bị gọn nhẹ (chủ yếu súng ngắn và lựu đạn) cải trang thành thường dân, đột nhập sâu vào vùng địch theo từng tốp nhỏ. Phối hợp với lực lượng nội thành, các tốp này đã thực hành các trận tập kích chớp nhoáng. Tại câu lạc bộ sĩ quan và câu lạc bộ hạ sĩ quan Pháp, các chiến sĩ bất ngờ tiến công, tiêu diệt và làm bị thương hàng chục tên. Phối hợp với lực lượng nội thành đột nhập vào hải cảng Sài Gòn nơi tàu thuyền đậu, thu hàng chục ghe hàng của địch, đốt cháy 4 dãy kho tại ngã ba Xóm Chiếu. Tiếp đó, từ 21 giờ đêm ngày 16 đến ngày 17 tháng 10, các chiến sĩ Bình Xuyên đã cùng lực lượng bạn tập kích địch ở xóm Bến Đò Cây Keo đánh thẳng xuống bót cảnh sát đường Ga-li-ê-ni (tức trung tâm cảnh sát thành phố Sài Gòn bót central).
Logged

Ta đã trở lại lợi hại gấp trăm lần.
Trang: 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM