Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 03:16:10 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tam giác Trung Quốc - Việt Nam - Campuchia  (Đọc 68557 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #10 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2010, 01:23:50 pm »

Phần thứ hai - Bối cảnh của tấn thảm kịch Campuchia

IV. Sự trỗi dậy của Khme đỏ (phần 1)


Việc Khme đỏ trỗi dậy, cầm quyền và suy tàn chắc chắn sẽ là chủ đề tranh cãi trong nhiều thập kỷ tới giữa các nhà viết sử, các nhà khoa học chính trị và xã hội, các nhà tư tưởng, các nhà nghiên cứu về châu Á và những người khác. Cau hỏi cơ bản là bằng cách nào mà những quái thai của nhân cách và đạo đức cách mạng như Pol Pot, Iêng Xari cùng một nhúm than nhân (1) và bè lũ có thể leo dần lên đến tột đỉnh và thực hiện các chính sách diệt chủng của chúng. Những núi đầu lâu và xương người, mà chúng ta vẫn còn tìm thấy khắp nơi ở Campuchia, đang lặng lẽ gào thét đòi hỏi câu trả lời. Hàng triệu người trên khắm thế giới cũng đang đòi hỏi phải trả lời.

Không có một lời giải thích nào. Hầu hết những người biết được những gì đã xảy ra trong nội bộ giới cầm quyền và những người không tán thành, đều đã bị thủ tiêu. Những kẻ thắng cuộc thì khôn muốn giải thích về những phương pháp và động cơ không thể nào bào chữa được của chúng. Cộng với sự hiếm hoi về tài liệu và sự mâu thuẫn thường xảy ra giữa các tài liệu có được, là việc thiếu những lời khai của những giới cầm quyền cao cấp Khme đỏ càng làm cho việc sắp xếp lại thành một lời giải thích đầy đủ, trở nên cực kỳ khó khăn. Tuy nhiên, các cuộc điều tra được tiến hành cho đến nay đã làm sáng tỏ một số điểm then chốt để hiểu được những mâu thuẫn đã khiến cho một bộ phận của ban lãnh đạo phong trào cách ở Campuchia phan bội lại phong trào đó.

Khme đỏ chưa bao giờ là một tổ chức đồng nhất. Thực ra, từ “Khme đỏ” là do Sihanúc đặt ra để chỉ cánh đối lập cực tả ở Campuchia. Khác với từ “Việt Minh” trong cuộc kháng chiến chống Pháp – một tên gọi tắt Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội – Mặt trận Tổ quốc, đã giương ngọn cờ giải phóng dân tộc – “Khme đỏ” là một nhã hiệu do một người ngoài cuộc gắn cho phong trào. Nhãn hiệu này đã được dung cho những đảng viên kỳ cựu của Đảng Cộng sản Đông dương ở Campuchia, cho những sinh viên Campuchia mà về sau được gọi là “nhóm Paris”, cũng như những người đi theo cả hai nhóm. Những kinh nghiệm và viễn cảnh khác nhau giữa những người kỳ cựu và “Nhóm Paris” đã dẫn đến những bất đồng liên tục và cơ bản về mục tiêu và sách lược của phong trào. Ngay trong nội bộ “nhóm Paris” tình hình cũng như vậy, nhưng bất đồng ít hơn và hầu hết là về sách lược. Cuộc đấu tranh ngày càng tăng cường, thì phe Pol Pot trong “nhóm Paris” càng đối phó với những bất đồng bằng cách đơn giản là sát hại những người chống đối lại chúng về lý luận cũng như về tổ chức.

Có một điểm mà hầu hết các nhà quan sát đều nhất trí là phong trào cách mạng đã ra đời trong nhưng hoàn cảnh rất đặc biệt, bắt nguồn tận trong bản thân Vương quốc Campuchia. Khi người Pháp bắt đầu công cuộc thực dân hóa Campuchia bằng cách thành lập một “xứ bảo hộ” năm 1863, họ đã ghép một hệ thống thực dân lên một nền quân chủ chuyên chế. Các phong trào dân chủ chẳng có mấy cơ hội nảy nở và chúng quả có trông thấy ánh mặt trời thì hầu như tất cả đều “hữu sinh vô dưỡng” – nếu chế độ quân chủ không bóp chết chúng, thì chắc chắn các nhà cầm quyền mới, thực dân sẽ bóp chết chúng. Không có một tầng lớp trí thức đáng kể và các vị sư sãi (Phật giáo) là người đại diện cho cơ cấu trí thức hạ tầng duy nhất và rất hạn chế.

Mặc dù triết lý của Đạo Phật là thụ động và không bạo lực, các vị sư sãi đã giữ một vai trò chiến đấu, tiên phong trong việc chống thực dân, một phần vì bọn này đã du nhập vào cùng với chúng một tôn giáo xa lạ - đạo Cơ đốc. Mặc dù các vị lãnh đạo Phật giáo đã tỏ ra hết sức anh hung và thỉnh thoảng được sự ủng hộ của giới tu hành cấp dưới và quần chúng Phật tử, họ không thể cung cấp một cơ sở tư tưởng cho cuộc đấu tranh vũ trang lâu dài chống một cường quốc thực dân hiện đại. Tuy vậy, các nhà viết sử cũng cần ghi nhận rằng giới tu hành Phật giáo ở Campuchia, cũng như ở Việt nam và Lào, đã đóng một vai trò yêu nước quan trọng – nhiều người đã chịu hy sinh hy sinh to lớn – trong cuộc đấu tranh chống cả bọn xâm lược Pháp và Mỹ (2).

Khi Campuchia giành được độc lập – dù tính là tháng 11 năm 1953, khi người Pháp trao trả ít ra là độc lập danh nghĩa cho Sihanuc, hay là tháng 7 năm 1954, khi nền độc lập của Campuchia được ghi vào Công pháp quốc tế ở Giơnevơ – thì nước này vẫn là một quốc gia nửa phong kiến. Mặc dù chế độ nô lệ đã được chính thức bãi bỏ, nhưng những tàn tích của nó vẫn tồn tại (3). Và tình trạng của ít ra là một bộ phận nông dân Campuchia cũng gần giống tình trạng mà một viên quan cai trị người Pháp đã mô tả năm 1939:

“Những ngọn đòn của số phận giáng vào người nông dân tay trắng; bệnh tật, tang tóc và thiên tai biến anh ta thành miếng mồi ngon của bọn cho vay nặng lãi người Trung quốc. Từ đó, anh ta vật lộn cật lực, cày và cày thêm nữa, với niềm hy vọng không thể nào đạt được là trả xong món nợ mà việc cho vay nặng lãi cứ làm phình to lên mãi. Mùa màng của anh ta tất nhiên bị thất thu, gia đình anh ta phải đi làm đầy tớ, trước tiên là trẻ con và đàn bà, cho đến ngày mà, bất chấp mọi hy sinh anh ta đã chịu đựng, các chủ nợ tàn nhẫn tước hết của cải của anh ta. Anh ta chẳng còn cách nào khác, ngoài việc đến ở nhà một người bà con mà vận may đã làm trở nên khấm khá, hoặc đi tu” (4)./

Làm thế nào để tiến hành một cuộc đấu tranh cách mạng trong khi không có giai cấp tư sản lẫn giai cấp công nhân? Đó rõ rang là một vấn đề lớn được đặt ra trước ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông dương, người đã tự đặt cho mình nhiệm vụ phải giúp đỡ người Campuchia xây dựng các tổ chức cách mạng và Đảng Cộng sản của chính họ. Trong một cuộc nói chuyện tại Hà nội tháng 5 năm 1980, nhà viết sử và xuất bản sách Việt nam, Nguyễn Khắc Viện đã tóm tắt tình hình cho tôi:

“Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đã phát triển trong một không khí hỗn loạn về tư tưởng, bao gồm những quan điểm dân tộc, truyền thống và một số quan điểm hiện đại. Không có quan điểm rõ rang, thống nhất. Yếu tố duy nhất rõ ràng là đoàn kết với người Việt nam trong cuộc đấu tranh chống thực dân. Tình đoàn kết vượt qua biên giới đó phát triển thì tình hình được sang tỏ. Cuộc đấu tranh và tình đoàn kết đó suy yếu, thì tình hình bên trong Campuchia trở lại hỗn loạn. Sihanuc phản ánh sự hỗn loạn đó. Trong một thời gian dài, ông ta tự mâu thuẫn và dao động, không thấy rõ chính mình muốn gì.

Có lúc, ông ta là một nhà độc tải gia trưởng; lúc khác, là một người yêu nước theo chủ nghĩa dân tộc và đôi khi, ông ta kết hợp cả hai vai trò. Xu hướng yêu nước thúc đẩy ông ta có lập trường thân Việt nam trong cuộc đấu tranh chống Hoa kỳ. Khía cạnh độc tài chiến ông ta bóp chết các phần tử dân chủ, những người lẽ ra có thể là đồng minh của ông ta – cứ như vậy, nhân dân Khme bị đẩy trở lại tình trạng hỗn loạn và thành quả tốt đẹp giành được trong thời kỳ đấu tranh chống Pháp đã bị mây mù che phủ. Trong cuộc đấu tranh chống thực dân này, tình đoàn kết của ba nước Đông dương tượng trưng cho một sự đoạn tuyệt với quá khứ phong kiến – dân tộc chủ nghĩa, nhưng cái đà đó về sau không còn nữa. Đó là một nhân tố giúp cho sự trỗi dậy của những người sau này gọi là Khme đỏ; bản thân họ là một sản phẩm của sự hỗn loạn về tư tưởng đã nói ở trên”.


Vai trò của những người cộng sản kỳ cựu và của lực lượng du kích Khme Ítxarắc ở Campuchia trước Hội nghị Giơnevơ đã được bàn đến rồi. Trong những năm cuộc giải phóng dân tộc được tiến hành mạnh mẽ nhất, hầu hết những người lãnh đạo sau này của Khme đỏ vẫn còn là sinh viên ở Paris.

Người đến Paris đầu tiên, năm 1946 là Keng Vanxắc, sau này trở thành người dìu dắt Iêng Xary và PolPot. Con của “một viên quan lại điển hình, tay sai của thực dân Pháp”, nhu chính y đã kể với tôi hơn 30 năm về sau. Keng Vanvắc theo học tại Trường Cao đẳng Sư phạm Xanh Clu nổi tiếng, ở ngoại ô Paris, sau đó làm chuyên gia tiếng Campuchia cho một trường còn nổi tiếng hơn nữa, đó là Viện nghiên cứu về châu Phi và phương Đông ở London (5). Trở lại Paris, Keng Vansắc trở thành một trong ba người thuộc “Ủy ban Chính trị” của một nhóm nghiên cứu chủ nghĩa Marx gồm các sinh viên Campuchia lần lượt đến Paris từ năm 1949. Trong số họ có Rốt Xamaun, Thun Mun, Hu Yun Pohung Pon, May Phát, Mây Nam, Xiêng An, Iêng Xary, Tốc Phơn và Xalốt Xa. Tham gia Ủy ban Chính trị cùng với Keng Vanxắc là Iêng Xary và Xalốt xa (y chỉ tiết lộ với cô bạn gái người Pháp rằng tên thật của y là Pon Pot).

Nhiều người trong số sinh viên này lúc đầu là những người yêu nước lý tưởng chủ nghĩa, nguyện cống hiến tài năng mà những điều kiện hiếm hoi được tiếp cận các lý thuyết cách mạng hiện đại – nhờ theo học ở Paris – để cải tạo xã hội Campuchia nhằm phục vụ lợi ích của những người nghèo khổ, nhất là nông dân. Với số liệu dồi dào và các tư liệu khác, những sinh viên này đã chứng minh rằng, mặc dù hầu như không có quan hệ địa chủ - tá điền trực tiếp như ở Việt nam, Trung quốc và hầu hết các nơi khác ở châu Á, giai cấp nông dân vẫn bị bóc lột và thường bị bọn con buôn và cho vay nặng lãi làm cho khánh kiệt và mất hết ruộng đất. Trong quá trình học lấy bằng cử nhân và tiến sĩ, một số sinh viên cánh tả Campuchia, nhất là Khiêu Xamphon, Hu Nim và Hu Yun, đã có những công trình nghiên cứu sâu sắc đầu tiên về hệ thống kinh tế - xã hội và những triển vọng đổi thay. Nhưng người ta không phải lúc nào cũng biết chắc được liệu những điều mà những nhà lãnh đạo tương lai của Khme đỏ viết trong những luận án ở Paris là dựa trên sự điều tra thực tiễn hay nghiên cứu lý thuyết. Điều tối thiểu mà người ta có thể nói được là những lời khẳn định kiểu dưới đây, trích trong luận án của Hu Yun, đã báo hiệu trước các chính sách của học sau này:

“Chúng ta có thể so sánh việc thành lập các tổ chức thương mại trong thời kỳ thuộc địa như một mạng nhện lớn bao trùm khắp Campuchia. Nếu chúng ta coi nông dân và người tiêu dùng như những con ruồi, con muỗi bị sa vào mạng nhện, chúng ta có thể thấy rằng họ là miếng mồi cho bọn thương nhân, tức con nhện đã chăng lưới. Hệ thống thương mại, việc bán và trao đổi nông sản ở nước ta bóp nghẹt sản xuất, làm khô kiệt nông thôn và kìm hãm nông thôn thường xuyên trong cảnh đói nghèo. Những cái mà chúng ta quen gọi là “thành phố” hoặc “thị trấn” là những máy bơm hút kiệt sức sống của nông thôn. Mọi thứ hàng hòa mà các thành phố và thị trấn cung cấp cho nông thôn chỉ là những miếng mồi. Vùng nông thôn rộng lớn nuôi sống các thành phố và thị trấn. Các thành phố, các thị trấn với bề ngoài tươi mát và hiện đại, sống trên mồ hôi nước mắt của nông thôn, cưỡi trên lưng nông thôn…

Những người lao động trên ruộng đất, cấy, gặt, chịu đựng toàn bộ gánh nặng của thiên nhiên, dãi dầu mưa nắng, với những ngón tay xương xẩu, với da bàn tay và bàn chân khô nẻ, chỉ nhận được 26%..., trong khi những người khác, làm việc trong bóng mát, không đụng đến cái gì khác ngoài đồng tiền, nhận được có khi tới 74%... Nông thôn nghèo nàn, da bọc xương và khốn khổ, bởi vì hệ thống thương mại áp bức nó. Cây mọc ở nông thôn, nhưng quả lại đi ra thành phố” (6).

(...)
Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #11 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2010, 01:24:27 pm »

Các luận án tiến sĩ do Hu Yun và Khiêu Xamphon viết tại trường Đại học Sorbon ở Paris đều nói nhiều đến sự bóc lột trực tiếp và gián tiếp đối với nông dân Campuchia. Khiêu Xamphon khẳng định rằng tình trạng lạc hậu kéo dài của các cơ cấu Campuchia sau ngày độc lập là do những điều kiện của việc Campuchia “gia nhập các hệ thống kinh tế quốc tế” (chủ yếu là của Pháp và Hoa kỳ), việc này ngăn cản – thậm chí chặn đứng mọi khả năng thoát khỏi những cơ cấu kinh tế - xã hội “nửa thực dân nửa phong kiến” của đất nước. Trong lập luận của y vì một sự phát triển kinh tế tự trị, thậm chí tự cấp tự túc, người ta có thể thấy mầm mống của những quan điểm đã khiến Khme đỏ tự cô lập hầu như hoàn toàn khỏi thế giới bên ngoài (trừ Trung quốc) sau khi chúng nắm được chính quyền.

“Chấp nhận sự hợp tác quốc tế là chấp nhận một cơ chế trong đó sự mất cân đối về cơ cấu sẽ trầm trọng thêm, tình trạng trầm trọng này có thể kết thúc bằng một sự bùng nổ bạo lực, vì rằng nó sẽ không tránh khỏi tình trạng làm cho đông đảo nhân dân ngày càng không chịu đựng nổi. Thực ra nhân dân cũng đã thấy được những mâu thuẫn đang khóa chặt sự hợp tác của nền kinh tế trong khuôn khổ thị trường hang hóa và tư bản quốc tế.
Vì vậy, sự phát triển có ý thức và tự chủ là một tất yếu khách quan” (7).


Nhìn lại, người ta có thể hình dung được điều mà Khiêu Xamphon đã cảm thấy sẽ phải xẩy đến với giai cấp phong kiến và giai cấp tư sản mới ra đời của Campuchia. Những điều y viết trong luận án hóa ra lại là một sự mô tả tương đối chính xác, tuy có giảm bớt đi, về những gì thực sự đã xảy ra dưới chế độ Khme đỏ.

“Theo ý chúng tôi, những biện pháp thiết yếu phải được tiến hành sẽ giống như một chương trình chính trị - xã hội nhằm triệt bỏ những quan hệ kinh tế tiền tư bản chủ nghĩa trước đây và thiết lập một hệ thống tư bản dân tộc đồng nhất, hơn là một chương trình kỹ thuật nhằm động viên các phương tiện tài chính.

Hãy hiểu đúng đề nghị của chúng tôi…

Chúng tôi không đề nghị thủ tiêu các giai cấp đang chiếm đoạt phần lớn thu nhập. Cải cách về cơ cấu mà chúng tôi đề nghị không nhằm thủ tiêu khả năng cống hiến của các tập đoàn này. Chúng tôi cho rằng, trái lại, có thể và phải tìm cách giải phóng tiềm năng cống hiến của họ bằng cách cố gắng cải tạo những địa chủ, người buôn bán trung gian và cho vay nặng lãi ấy thành một giai cấp của những người sản xuất nông nghiệp hoặc công nghiệp. Vì vậy, chúng tôi sẽ tìm cách tách họ khỏi những hoạt động phi sản xuất và đưa họ tham gia vào sản xuất. Trong các thành phố, chúng tôi sẽ cố gắng thúc đẩy một phong trào nhằm chuyển tư bản từ khu vực thương mại, hiện đang ở trong tình trạng teo dần lại, sang những khu vực trực tiếp sản xuất…

Nhưng, để tiến hành một cuộc cải tạo triệt để như vậy, chúng ta không thể bằng lòng với những biện pháp lẻ tẻ. Ít ra là lúc đầu, một hệ thống hoàn chỉnh những biện pháp thật nghiêm khắc, theo ý chúng tôi, là tuyệt đối cần thiết. Và trong số những biện pháp này, trước hết, phải có những biện pháp lien quan đến quan hệ với thế giới bên ngoài. Không có một giải pháp thỏa đáng cho mối quan hệ từ bên ngoài, thì chúng tôi không tin rằng lại có thể nói một cách có giá trị cải cách cơ cấu và phát triển tự chủ…”.


Trong số những người đầu tiên từ Paris trở về có Xalót Xa (tên thực của y – PonPot – mãi đến những năm 1960 người ta mới biết). Trở về cùng một nhóm nhỏ các sinh viên năm 1953, y liên hệ với Đảng dân chủ, một nhóm trí thức “đứng giữa” đứng đầu là Hoàng thân Can thun, một người anh em họ tiến bộ của Sihanuc. Cùng với Xalốt Xa có Khiêu Pônary, về sau trở thành Ủy viên Ban chấp hành Đảng Dân chủ và là vợ của y. Ít lâu sau khi nhóm này trở về, Xalốt Xa và một nhóm hỗn tạp các phần tử đối lập, gồm cánh hữu, cánh tả và trung tâm, được Sihanuc mời ra lập Chính phủ. Đây là một trong những hành động của Sihanuc nhằm làm mất tín nhiệm của các lực lượng đối lập trước khi họ được củng cố. Nó cũng báo hiệu trước chiến lược của ông ta là thuyết phục các chính đảng hiện có giải thể và hợp nhất với Xangkum (cộng đồng xã hội chủ nghĩa bình dân) của ông ta, nhằm giành cho Xangkum 100% số ghế trong cuộc tuyển cử năm 1955 đã được Hiệp nghị Giơnevơ quy định. Xalốt Xa coi lời mời này như một bước đầu tiên nhằm đàn áp cánh tảvà y bỏ vào rừng.

Ở đó, trong tỉnh Kôngpông Chàm, có cơ quan lãnh đạo của Đảng Cộng sản Khme trứng nước, về sau gọi là Đảng Pracheachon (Nhân dân Cách mạng) – đến Kôngpông Chàm, Xalốt Xa và vài sinh viên khác mới về nước tiết lộ rằng họ từng là đảng viên Đảng Cộng sản Pháp trước khi rời nước Pháp và nay muốn gia nhập Đảng Cộng sản Khme.

Theo Quyết định của Đại hội Đảng Cộng sản Đông dương tháng 2 năm 1951 về việc sẽ thành lập ba đảng riêng và việc Đảng Cộng sản Việt nam sẽ giúp các đồng chí Lào và Campuchia thành lập đảng của họ. Phạm Văn Ba, một người Việt nam, phụ trách công tác tổ chức ở Kôngpông Chàm (về sau, Phạm Văn Ba trở thành đại diện Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt nam ở Paris, và sau đó nữa, ông là đại sứ Việt nam bên cạnh Chính phủ Khme đỏ của PonPot tại PhnomPenh). Sau này Phạm văn Ba nói với tôi:

“Hồi đó, trong trường hợp có đơn xin gia nhập Đảng, bao giờ chúng tôi cũng phải xác minh với Đảng Cộng sản Pháp, nếu người xin gia nhập nói họ là đảng viên Đảng này. Nguy cơ nhân viên mật vụ của Pháp thâm nhập là rất lớn. Nếu được Đảng Cộng sản Pháp xác nhận thì người đó đương nhiên trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Khme mà không cần thêm thủ tục gì. Đúng hạn, chúng tôi được trả lời rằng tất cả họ đều từng là đảng viên Đảng bộ tiếng Khme của Đảng Cộng sản Pháp. Hồi đó, Đảng Cộng sản Pháp tập hợp đảng viên người nước ngoài thành những đảng bộ theo tiếng mẹ đẻ của họ. Về sau, chúng tôi được Đảng Cộng sản Pháp thông báo thêm rằng toàn bộ “nhóm Paris” đều chịu ảnh hưởng của lý thuyết Trotxky và các lý thuyết cực tả khác (9). Lúc đó Xalốt Xa đã được phân công vào Ban dân vận, do tôi lãnh đạo”.

Việc thành lập Đảng Prcheachon là một quán trình lâu dài, do những điều kiện khó khăn thời chiến. Bước đầu tiên là tách khỏi Đảng Cộng sản Đông dương ở cơ sở, điều này thường có nghĩa là rút hết người Việt nam sinh tại địa phương ra khỏi đảng bộ, để cho Đảng mới thực sự là Campuchia. Tiếp đó, việc tách rời được tiến hành ở cấp huyện. Nhưng chỉ sau chiến thắng Điện biên phhủ mới thành lập được một Ban Chấp hành Trung ương lâm thời ở cấp toàn quốc.

Nhiệm vụ đầu tiên của Pon Pot là nghiên cứu cặn kẽ tình hình nông thôn để phân định rõ các hình thức bóc lột khác nhau, tình hình tư tưởng nông dân và quan hệ giữa công nhân và nông dân, nhằm đề ra một đường lối đúng đắn trong cương lĩnh tương lai của Đảng. Phạm Văn Ba mô tả Pon Pot là một người trẻ tuổi “năng lực trung bình, nhưng có khát vọng rõ rệt về quyền lực và những phương kế ngang tắt để leo lên tột đỉnh”. Y không đóng vai trò gì quan trọng trong cuộc kháng chiến. Sauk hi hoàn thành cuộc điều tra và phân tích, y được cử đi học tại một trường dành cho cán bộ Đảng. “Về sau, y rõ rang lấy làm kho chịu vì không có trong danh sách những người được của vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng”.

Sau khi đạt được Hiệp nghị Ở Giơnevơ về việc tập kết lực lượng chiến đấu Việt Minh và Khme Ítxarắc ra miền Bắc Việt nam, một ủy ban hỗn hợp gồm các sĩ quan Pháp và Việt nam được thành lập để giám sát việc triển khai lại các lực lượng này. Một số cán bộ Khme Ítxarắc và đảng viên Cộng sản được để lại để tiếp tuc công tác bí mật; vì vậy Xalốt Xa được phân công đến vùng Phnom Penh với cương vị Thành ủy viên của Đảng Pracheachon, để tổ chức sinh viên hoạt động cách mạng. Rõ ràng y đã dùng cương vị này để tập hợp một số sinh viên làm nòng cốt cho việc xây dựng phe cánh của y trong Đảng.

Có thêm những người thuộc “nhóm Paris” trở về Campuchia. Dựa vào quyết định năm 1951 về việc thành lập một Đảng Cộng sản Khme riêng, họ tuyên truyền cổ động cho việc thành lập một đảng không có mọi quan hệ với Đảng bộ Khme của Đảng Cộng sản Đông dương trước đây và từ bỏ việc tiếp tục quan hệ với Đảng Lao động Việt nam. Vì hầu hết các nhà lãnh đạo cách mạng kỳ cựu – nhất là những người hiểu được nhu cầu về một nền dân chủ từ cơ sở và mối liên hệ giữa các chính sách dân tộc và quốc tế - đã tập kết ra miền Bắc Việt nam, “nhóm Paris” đã có thể nắm lấy quyền lãnh đạo phong trào cách mạng. Giá như lúc đó ở Campuchia cũng có một tổ chức cách mạng mạnh như tổ chức mà Việt Minh để lại ở miền Nam Việt nam thì những người từ Paris trở về có lẽ đã phải sát nhập vào đó và đã có thể xuất hiện những chính sách thực tế dựa trên tình hình cụ thể khách quan.

Thực ra “nhóm Paris” khinh thường các đảng viên kỳ cựu của Đảng Cộng sản Đông dương, coi họ là những “lão nhà quê” ít kiến thức lý luận. Những người kỳ cựu cho rằng “nhóm Paris” hoàn toàn chẳng biết gì về tình hình trong nước Campuchia và chỉ được trang bị bằng những câu trích dẫn đúng chỗ của Marx và Lenin. Ngay từ những cuộc gặp gỡ đầu tiên, giữa hai nhóm này đã nảy sinh chia rẽ.

Một trong những bất đồng đầu tiên và quan trọng giữa “nhóm Paris” và những người kỳ cựu là về việc Sihanúc hay đế quốc Mỹ là nguy cơ lớn nhất. “Sihanúc” là lập luận của Pon Pot và Ieng Xary’ “Đế quốc Mỹ” là ý kiến của những người kỳ cựu. Cuộc tranh cãi này kéo dải đến tận ngày 18 tháng 3 năm 1970.

Một thời gian sau, nhà viết sử Nguyễn Khắc Viện – ngày nay là một trong nhữngg học giả được trân trọng của Việt nam – nói về Khme đỏ:

“Sai lầm lớn nhất của họ là coi Campuchia như là một nước nằm trong một khoang trống – cô lập trong lãnh thổ của chính mình. Nếu Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng suy nghĩ như vậy thì chúng tôi có lẽ đã chẳng đoàn kết với các lực lượng kháng chiến Lào và Campuchia trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và quân phiệt Nhật. “Nhóm Paris” đã không nhìn cuộc đấu tranh của Campuchia trong bối cảnh của cuộc đối đầu lớn với đế quốc Mỹ, mà lại tách khỏi cuộc đối đầu đó…

Trong các cuộc đấu tranh cách mạng chân chính, hoặc là các khái niệm về chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa quốc tế được hòa quyện vào nhau, hoặc là cách mạng sẽ biến thành một kiểu chủ nghĩa dân tộc bí ẩn, tách rời những lợi ích chân chính của nhân dân”.


Trong khi Pon Pot và Ieng Xary tăng cường số người theo chúng trong bộ phận bí mật của Đảng Pracheachon, thì Khiêu Xamphon, Hu Yun và Hu Nim hoàn thành việc học tập ở Paris và trở về Phnom Penh để đeo đuổi sự nghiệp trong nghề dạy học và làm việc với Chính phủ. Ngay sau khi từ Paris trở về, Khieu Xamphon và Hu Yun được bổ dụng vào khoa Luật và khoa Kinh tế của trường Đại học Phnom Penh.

Trong số học trò của họ có Nguyễn Hữu Phước, một người Việt nam gốc Campuchia, sau này là thầy phụ đạo về toán cho Pitơ, con trai tôi và đã tìm cách thoát được sang Paris để tránh các chiến dịch tàn sát chống người Việt nam. Anh ta có cảm tưởng gì về hai người lãnh đạo Khme đỏ tương lai sau này?

“Là giáo sư, cả hai đều dạy theo các sách giáo khoa được chỉ định. Hai người bao giờ cũng đi với nhau, Khieu Xamphom có dáng dấp dịu dàng hơn Hu Yun, nhưng thực tế lại cứng rắn hơn. Nói chuyện riêng, cả hai đều khẳng định rằng xã họi tương lai phải dựa trên quần chúng nông dân và các giai cấp khác đều phải bị tiêu diệt. Tôi có nhiều lần nói chuyện với Khieu Xamphon, ngoài các bài giảng trên khoa. Y tỏ ra sắt đá hơn Hu Yun về sự cần thiết phải xây dựng xã hội mới từ số không, dựa trên quần chúng nông dân. “Họ là những người trong sạch”. Y cứ nhắc đi nhắc lại. “Phải thanh toán mọi thứ của xã hội cũ. Chúng ta phải trở về với thiên nhiên và dựa vào nông dân”. Những tư tưởng như vậy là một yếu tố bất biến trong cuộc nói chuyện với Khieu Xamphon. Nhưng y cũng tin tưởng vào vai trò của một số trí thức chọn lọc, y cho rằng họ là những người xứng đánh nhất để cai trị đất nước và vạch ra một con đường tắt đi tới tiến bộ xã hội và kinh tế. Pon Pot và Ieng Xary chống lại điều này và sợ rằng việc truyền bá những tư tưởng như vậy sẽ dẫn đến sự ô nhiễm tư bản chủ nghĩa”.

Từ năm 1958 đến 1963, Khiêu Xamphon, Hu Nim và Hu Yun đều phục vụ trong chính phủ của Sihanúc. Hu Yun làm tại Bộ Thương nghiệp và Công nghiệp từ tháng 4 đến 7 năm 1958, tại Cục Ngân sách từ tháng 7 năm 1958 đến tháng 2 năm 1959 và tại Bộ Y tế từ tháng 6 năm 1959 đến tháng 4 năm 1960. Y trở lại Bộ Tài chính từ tháng 8 đến tháng 10 năm 1962 và sau đó chuyển sang Bộ Kế hoạch cho đến tháng 2 năm 1963. Đời hoạt động nghề nghiệp tích cực của y dưới quyền Sihanuc kéo dài ngót 5 năm. Trái lại, cuộc đời thường và vật chất của y chưa đầy hai năm, trước khi y tự cắt mạch máu của mình bằng một cái thìa gẫy bằng kim loại tại trung tâm tra tấn và thủ tiêu TunXleng! Khiêu Xamphon làm Quốc vụ khanh về thương nghiệp cho Sihanuc từ năm 1962 – 1963, trong khi Hu Nim, sau này bị đồng bọn Khme đỏ tra tấn đến chết tại Tun Xleng, sử dụng vốn kiến thức về luật được đào tạo tại Pháp trên cương vị đứng đầu một số Vụ và Bộ khác nhau.
(...)
Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #12 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2010, 01:24:50 pm »

Ở Phnom Penh, việc Pon Pot leo lên cương vị lãnh đạo trong Đảng Pracheachon trở nên thuận lợi khi Tuxamớt, bí thư bộ phận bí mật, mất tích năm 1962 trên đường về thăm gia đình. Lúc đó, người ta bàn tán nhiều về việc liệu ông đã bị mật vụ của Sihanuc giết, hay là do “thanh toán lẫn nhau” trong nội bộ Đảng Pracheachon. Theo lời Sihanuc thì Tuxamớt bị phe cánh của Pon Pot – Ieng Xary sát hại, nhằm bảo đảm cho Pon Pot leo lên cương vị lãnh đạo trong đảng (10).

Pon Pot và phe cánh lợi dụng việc Tuxamớt mất tích để triệu tập một “Đại hội bất thường” nhằm bầu một bí thư mới của Đảng. Do đảng hoạt động trong điều kiện bí mật, việc triệu tập một đại hội đông đủ và tiến hành các phiên họp bình thường là cực kỳ khó khăn. Vì vậy, những người dự họp chủ yếu thuộc khu vực Phnom Penh và Pon Pot được bầu làm bí thư Đảng.

Năm 1963 bắt đầu bằng sự xáo động trong sinh viên, mà thúc đẩy tình hình này lại là lĩnh vực biệt tài của Pon Pot và Iêng Xary, người đồng nghiệp giáo viên và an hem đồng hao của y. Ở Xiêm Riệp, các cuộc biểu tình diễn ra đặc biệt dữ dội. Sihanuc đã phản ứng quá mức và thanh trừng khỏi chính quyền các phần tử cánh tả, than Pracheachon. Vì vậy, Khiêu Xamphon bị cách chức Quốc vụ khanh phụ trách kế hoạch hóa kinh tế. Pon Pot và Iêng Xary coi đây là một kiểu “bố cáo” đáng ngại nên cùng một số trí thức khác bỏ vào rừng. Về sau, Sihanuc đã viết về thời kỳ này:

“Chính vào lúc này, năm 1963, Lon Non đã bắt đầu lập các hồ sơ với những “bằng chứng” rằng cánh tả đangâm mưu lật đổ tôi. Tôi không thể nói là tôi có bằng chứng rằng CIA đã trực tiếp hoặc gián tiếp dính líu vào âm mưu này của Lon Non nhằm đánh lạc hướng tôi, Tuy nhiên, có lý do để giả định rằng sau khi bị vạch trần một cách triệt để như vậy, năm 1963, CIA sẽ chẳng ngần ngại dựng lên một cái gì đó chống lại cánh tả.

Dù sao thì những lợi buộc tội dối trá và những bằng chứng giả cũng đã trở thành chuyện hàng ngày và được Lon Non dung làm cớ để tiến hành một trong những cuộc săn người chống lại cánh tả, trong đó những người bị tình nghi bị hành quyết ngay khi bị bắt giữ. Kết quả là đợt đầu tiên các trí thức và những người khác, trong đó có hang trăm người từ Phnom Penh, rời bỏ các thành phố đi vào các căn cứ kháng chiến cũ” (11).


Đến lúc đó, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đã được tiến hành mạnh mẽ ở bên kia biên giới, ở miền Nam Việt nam. Đó là thời kỳ “chiến tranh đặc biệt”, trong đó Hoa kỳ cung cấp “cố vấn” quân sự, vũ khí các loại, vận chuyển, hỗ trợ đường không – nghĩa là tất cả, trừ quân đội chiến đấu. Đó là thời kỳ mà Sihanuc, trên cương vị Quốc trưởng, ngày càng có lập trường công khai thù địch đối với sự can thiệp của Hoa kỳ vào khu vực.. Kết quả là ông ta trở thành đối tượng của nhiều âm mưu đảo chính và ám sát, nằm trong một kế hoạch của Hoa kỳ nhằm thay thế ông ta bằng một tên bù nhìn được CIA ủng hộ. Những âm mưu này nằm trong một quá trình đã dẫn tới cuộc đảo chính của Lon Non năm 1970. Trong số những kẻ đồng lõa chủ yếu của Lon Non năm 1970 có Xiríc Matắc, Long Bôrét và Yêm Xambua, tất cả đều đã dính vào âm mưu chống Sihanuc năm 1963.

Pon Pot sử dụng cương vị Bí thư Đảng Cộng sản Khme hoạt động bí mật để đẩy mạnh chiến dịch đấu tranh vũ trang chống Sihanuc, trong khi Lon Non và CIA cũng đang ra sức làm đúng như vậy. Đường lối của “nhóm Paris” tiếp tục gây nên sự chống đối đáng kể trong nọi bộ đảng, và là nguyên nhân mất đồng giữa phe Pon Pot, đang nắm giữ ưu thế trong ban lãnh đạo đảng và Đảng Lao động Việt nam.

Không phải ngẫu nhiên mà Pon Pot và Lon Non lại cùng đeo đuổi một mục đích. Sau nhiều tháng điều tra ở vùng biên giới và hơn 4 tháng ở Campuchia năm 1981, Ben kiếcnam, một chuyên gia nổi tiếng người Australia về các vấn đề Campuchia nói tiếng Khme và Chanthu Bua, vợ ông ta người Khme, đã kết luận:

“Nhãn quan dân tộc chủ nghĩa của Pon Pot cũng là một nhãn quan truyền thống, có thể so sánh với nhãn quan của Lon Non… kẻ đã nói toạc ra hy vọng “thống nhất” những người Khme ở Campuchia, Thái lan và Việt nam; người Chàm ở Campuchia và Việt nam; người Thượng ở Campuchia và miền Nam Việt nam cà cả người Mông ở Thái lan và Miến điện” (12).

Cả Pon Pot và Lon Non đều muốn khôi phục Đế chế Ăngco cổ đại, nhưng đế chế của Pon Pot chỉ những người Khme “trong sạch” về chủng tộc và những người về chính trị trong sách theo tiêu chuẩn của y sẽ sống sót.

“Năm 1963 (Kiếc nam và Bua viết) Pon Pot và Iêng Xary đã bí mật rời Phnom Penh ra vùng dân tộc ít người ở Đông Bắc và có lẽ đã sống ở đó phần lớn của 5 năm tiếp theo. Vừa là bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Khme, Pon Pot vừa là Bí thư Khu ủy Đông Bắc từ năm 1968 đến 1970, vào thời kỳ một số dân tộc ít người trong khu đã nổi dậy chống chế độ Sihanuc. Ít ra là tháng 5 năm 1970, khi Pon Pot ở nước ngoài (Bắc kinh), cả Iêng Xary và Xônxen cùng “phụ trách khu Đông Bắc”. Tháng 7 năm 1975, Pon Pot tuyên bố rằng phong trào của y đã “ra khỏi núi rừng” và những vùng nông thôn “hẻo lánh”. Năm 1978, y nói với các nhà báo Nam tư rằng y biết “rất rõ các dân tộc ít người” và coi họ thuộc những người ủng hộ y mạnh mẽ nhất” (13).

Tất nhiên, việc tổ chức người thượng (hoặc “dân miền núi” như người ta thường gọi) không có gì sai trái. Cụ Hồ Chí Minh cũng làm việc đó. Nhưng Người tổ chức họ chủ yếu là để giúp họ tự giải phóng chứ không phải để dùng họ làm những người lính xung kích được rèn luyện và nhồi sọ để tiêu diệt dân thành phố. Những người cách mạng Việt minh tin tưởng ở nhân dân – dù là người Thượng ở vùng biên giới, nông dân ở vùng đồng bằng sông Cửu long hoặc các đồng bằng ven biển hay công nhân và những người dân thành phố khác – và xây dựng hoạt động của mình trên chỗ dựa đó (14). Một nhân tố quan trọng của tấn thảm kịch ở Campuchia là những người thắng trong cuộc tranh chấp quyền lực đẫm máu ở trong giới lãnh đạo cao cấp nhất chẳng những không hề tìm cách bắt rễ sâu về tổ chức trong long nhân dân, mà còn khinhg thường nhân dân một cách sâu sắc.
--------------------------------------------------------------------
Chú thích:

1. Những cuộc thanh trừng trong nội bộ Ban lãnh đạo Khme đỏ tiếp tục tăng lên, một số người nổi tiếng nhất trong “nhóm Paris” bị thủ tiêu và quyền hành tập trung trong tay 7 người. Trong Chính phủ đầu tiên được thành lập sau cuộc “tuyển cử” giả mạo mà người ta nói lã đã tiến hành ngày 30 tháng 3 năm 1976, Khiêu Xamphon thay Norodom Sihanuc là Quốc trưởng, Pon Pot trở thành Thủ tướng và Iêng Xary trở thành Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Khiêu Thirít, vợ Iêng Xary được cử làm Bộ trưởng Bộ Xã hội. Về sau, mụ thay Hu Nim đã bị tra tấn đến chết. Khiêu Pônary, em gái Khiêu Thirít và là vợ Pon Pot, là Chủ tịch Hội Phụ nữ Campuchia. Cả hai chị em Khiêu đều được đào tạo ở Paris và Khiêu Thirít có bằng về Văn học Anh. Xonxen, người trở thành Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đã học ngành Sư phạm ở Paris trong những năm 1950 và trong một thời gian ngắn đã giữ một cương vị lãnh đạo tại trường Đại học Sư phạm Phnom Penh. Vợ y, Yun Yat, trở thành Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Văn hóa. Pon Pot còn giữ chức Bí thư Đảng Cộng sản Khme và Chủ tịch Quân ủy. Pon Pot, Iêng Xary và Xonxen là 3 thành viên quan trọng nhất của “nhóm Paris” đã rời Phnom Penh năm 1963.

2. Xem Chương II, chú thích 3 để có them thong tin về vai trò yêu nước, tiến bộ của các vị sư.

3. Bằng chứng về các tàn tích của các hình thức nô lệ vẫn tồn tại đến tận những năm 1950, chủ yếu theo các nguồn tư liệu của Pháp, được trình bầy trong cuốn Nông dân và Chính trị ở Campuchia, 1942 – 1979 của Kiếcnam và Chanthu Bua, London, Fed Press, đang in).

4. Ben Kiếcnam và Chanthu bua, Nông dân và chính trị ở Campuchia, 1942 – 1979.

5. Cần nói vài dòng về bối cảnh của cơ hội khiến Keng Vanxắc được theo học ở Paris, vì nó lien quan đến toàn bộ lịch sử Campuchia và cả đến tình trạng tâm lý của những người lãnh đạo Khme đỏ. Năm 1990, ông nội Sihanuc là Hoàng đế Norodom đã cử Thái tử Yukantho sang Paris để cầu xin một chút tôn trọng đối với phẩm giá của chính ông và đất nước ông. Kết quả là trát bắt giữ Yukantho. Thái tử kịp chốn thoát sang Anh, rồi về Xiêm và chết ở đó 34 năm sau mà không hề một lần đặt chân trở lại quê hương (do việc Yukantho lưu vong mà em ông ta là Xixôvát, kẻ trung thành với mọi thứ của Pháp, được đặt lên ngai vàng). Chị của Thái tử Yukantho là Công chúa Yukantho Ping Po được người Pháp cử làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Bà đã thu xếp để người cháu cực kỳ đáng kính là Keng Xavắc sang Paris.

6. Hu Yun, “Nông dân Campuchia”, Paris, Sorbon, 1955. Trong cộng đồng nông nghiệp ở Australia, phụ thuộc vào ý thích dường như không lường được của những thị trường và những con buôn thành phố về những gì chúng tôi đổi được bằng mớ khoai tây và các sản phẩm khác của chúng tôi. Trong khi “chúng nó” lại định giá cả mà chúng tôi phải trả về giống, phân bón, lưỡi cày và các hang công nghệ khác. Tôi hiểu rằng thật dễ kích động sự đối kháng giữa một cộng đồng nông thôn và những người dân thành phố. Dân “đại bợm thành phố” là kẻ thù tự nhiên của chúng tôi, nếu kết quả câu chuyện giữa “bọn đực rựa chăn bò” – cách gọi những nông dân làm nghề chăn nuôi bò sữa lúc bấy giờ ở Australia – quanh các chuồng bò vào những ngày phiên chợ - nếu xảy ra một cuộc đình công trong công nghiệp, thì thế nào cũng có những lời xì xào của cánh cựu binh chiến tranh Thế giới lần thứ nhất: “Cho tao cái đại đội súng máy của tao hồi đó. Chúng tao sẽ cho bọn cầm đầu đứng xếp hang vào tường và cuộc đình công sẽ đi đời trong nửa phút!”. Tuy nhiên, tôi chưa hề nghe người nào, kể cả những láng giềng phản động nhất, nói rằng phải rời bỏ Menbourne (thành phố lớn gần nhất khi tôi còn là một thiếu niên, trước khi Canbơrơ, Thủ đô Liên bang được xây dựng) và biến công dân thành phố thành nô lệ.

7. Khiêu Xamphon, “Nền kinh tế Campuchia và các vấn đề công nghiệp hóa”, Paris, Sorbon, 1959, tr.100.

8. Sách đã dẫn, tr. 113-114.

9. Tại Paris năm 1980, Keng Xavắc nói với tôi rằng hồi đó những người thuộc “nhóm Paris” đều hết sức “Stalinist”.

10. “Hoàng than Sihanuc ổ Campuchia”, phỏng vấn và nói chuyện với Hoàng than Norodom Sihanuc, số 110, tr.7, Pitơ Siơ và Manôla Siơ Um, hợp tác với Oandrơ Giắcơ, Ham buốc, 1980 (thông tin của Viện Nghiên cứu Á châu, 1980)

11. Norodom Sihanuc và Uynphrết Bớcsét: “Cuộc chiến tranh của tôi với CIA”, New York, Nxb Pantheon, 1972, tr.117-118.

12. Ben Kiếcnam và Chanthu Bua, “Nông dân và chính trị ở Campuchia, 1942 – 1979”, London, Zed Press, 1981.

13. Sách đã dẫn.

14. Pon Pot, Iêng Xary và Xônxen chạy vào rừng núi Đông Bắc Campuchia để thoát chết. Khi bị lực lượng an ninh của Sihanuc đuổi riết, chúng có thể và chúng thường tận dụng khả năng này, vào ẩn náu cùng với các lực lượng du kích của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt nam. Trái lại, Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam Việt nam duy trì căn cứ quân sự đầu tiên cho toàn miền Nam Việt nam và Bộ chỉ huy quân sự khu Sài gòn tại bờ đông và tây sông Sài gòn, cách trung tâm Sài gòn chưa đầy 20 dặm. Huỳnh Tấn Phát, Tổng Thư ký Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt nam và về sau là Thủ tướng Chính phủ Cách mạng lâm thời, đã duy trì căn cứ của ông ở trong và quanh Sài gòn trong suốt cuộc chiến tranh. Và Huỳnh Văn Tâm, người lạnh đạo phong trào bí mật của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt nam đã đặt trụ sở của ông – để chỉ đạo việc chiếm các công trình lợi ích công cộng then chốt và các xí nghiệp khác vào đêm trước ngày Sài gòn giải phóng – ngay tại tầng hầm của trụ sở kẻ thù không đội trời chung của ông là Trần Quốc Bửu, tên lưu manh đứng đầu phong trào công đoàn của chính quyền Sài gòn.

Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #13 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2010, 01:33:28 pm »

V. Sự trỗi dậy của Khme đỏ (phần 2)

Năm 1967, Khiêu Xamphon, Hu Yun và Hu Nim biến mất sau khi bị Sihanuc công khai tố cáo là đã xúi giục một cuộc nổi loạn của nông dân ở Bat tam bang. Lúc đó, người ta đồn rằng tất cả đã bị Sihanuc sát hại. Thực ra, họ đã trốn vào rừng để tham gia các lực lượng du kích chống Sihanuc. Đến lúc Khme đỏ nắm được chính quyền năm 1975, đặc biệt Khiêu Xamphon đã biến chất, từ chỗ là một trong những trí thức tiến bộ xuất sắc nhất của Campuchia thành một tên phátxít. Trong luận án tiến sĩ của y, Khiêu Xamphon đã tán thành sự phát triển của một giai cấp tư sản dân tộc và việc tiến tới một xã hội công bằng hơn bằng cách cải tạo nên giai cấp tư bản của chính campuchia nhằm phát triển các tài nguyên của đất nước, coi đó là một giai đoạn lâm thời trước khi xây dựng một xã hội Xã hội chủ nghĩa. Vì sao về sau y lại đi đầu trong những chính sách cực tả, nhảy qua mọi bước trung gian, hòng đạt tới “chủ nghĩa cộng sản trong nháy mắt”?

Có ý kiến nói rằng thời gian ngắn ngủi làm Quốc vụ khanh về thương nghiệp năm 1962 – 1963 đã làm cho Khiêu Xamphon tin rằng con đường duy nhất để cứu nước là dung các phương pháp cách mạng – kể cả đấu tranh vũ trang lật đổ chế độ Sihanuc và giết sạch giai cấp trung lưu ăn bám.

Một ý kiến khác nói rằng việc tiếm quyền của Lon Non và Xiríc Matắc – tên này là anh em họ và là người kình địch quyết liệt trọn đời của Sihanuc, đồng thời là một kẻ cầm đầu mọi phần tử thối nát nhất trong cộng đồng kinh doanh mại bản của Campuchia – đã đẩy nhanh những hậu quả tai hại của sự “hợp nhất quốc tế” mà Khiêu Xamphon đã từng kiên trì báo trước. Đây là một điểm mà Uyliam Socros đã lưu ý trong cuốn sách quan trọng và có sự điều tra tuyệt vời: “Tiết mục phụ: Kítxinhgiơ, Níchxơn và việc tàn phá Campuchia”:

“Từ đầu năm 1971 đến tháng 4 năm 1975 (và về một số mặt thì sau đó nữa), viện trợ của Hoa kỳ là yếu tố bao trùm trong hầu hết mọi khía cạnh của các vấn đề chính trị, kinh tế và quân sự ở Campuchia. Vì rằng chủ thuyết đòi hỏi phải tỏ ra rằng Hoa kỳ không đích thân dính líu vào công việc của đất nước nhỏ bé này, viện trợ kinh tế cũng như quân sự, được cung cấp mà không có ràng buộc mấy. Các quan chức của Đại sứ quán “kín đáo” theo dõi tiền do họ cung cấp ảnh hưởng đến những người nhận viện trợ như thế nào.

Các khoản viện trợ đầu tiên là để giúp Campuchia nhập khẩu những hàng hóa thanh toán bằng nguồn tài chính do xuất khẩu mang lại. Mặc dù có sự trì trệ về kinh tế dưới thời Sihanuc, năm 1969 xuất khẩu gạo, cao su và ngô đã mang lại 90 triệu đôla, một tỷ lệ đáng kệ trong tổng sản phẩm quốc dân là 450 triệu đôla. Đến cuối năm 1970, Chính phủ đã chi tiêu hơn gấp 5 lần thu nhập và không thu được một đồng nào từ nước ngoài…

Viện trợ kinh tế mỗi năm càng được đổ thêm vào Campuchia nên kinh tế càng sa sút. Người ta có nhìn vào chỉ số giá cả tiêu dung về thực phẩm; các con số là do Chính phủ cung cấp, có lẽ có thổi phồng chút ít nhưng không nhiều lắm. Nếu lấy 100 là chỉ số giá cả năm 1949, thì tháng 3 năm 1970 – tháng cuối cùng của chế độ Sihanuc, chỉ số lên đến 348. Đến cuối năm 1970, chỉ số là 523;cuối năm 1971 là 828; cuối 1972 là 1.095; cuối 1973 là 3.907 và cuối 1974 là 11.052” (1).


Liệu có thể cón có sự xác nhận nào quan trọng hơn về sự phân tích của Khiêu Xamphon họn một thập kỷ trước đó? Các sự kiện đã biện minh một cách bi thảm những đều tiên đoán của y và hẳn đã đề cao y trong con mắt của “nhóm Paris”, đặc biệt là các phần tử cấp tiến nhất. Rồi đến những cuộc ném bom B52 của Mỹ tàn phá phần lớn những cơ cấu xã hội và kinh tế sẵn có của Campuchia. Socros cung cấp tài liệu rất đầy đủ về cuộc leo thang ném bom, từ “Chiến dịch Ăn sáng” ngày 18 tháng 3 năm 1969, bên phía Campuchia dọc biên giới với Việt nam, đến những cuộc ném bom hủy diệt vào nửa đầu năm 1973.

“Trong vòng 14 tháng tiếp theo đó, đã có 3.630 vụ ném bom B52 xuống nhưng nơi nghi là có căn cứ cộng sản dọc theo nhiều vùng biên giới Campuchia. Sau “Ăn sang” là “Ăn trưa”, sau “Ăn trưa” là “Ăn nhẹ”, sau “Ăn nhẹ” là “Ăn tối”, sau “Ăn tối” là “Tráng miệng”, sau “Tráng miệng” là “Ăn khuya”; cứ thế chương trình lan rộng từ vùng “Đất thánh” này đến vùng “Đất thánh” khác. Toàn bộ chiến dịch này được gọi là “Thực đơn”(2).

Hầu hết các cuộc ném bom xảy ra trước khi Sihanuc bị lật đổ và Hoa kỳ chính thức tham chiến bên cạnh Lon Non. Sau đó, toàn bộ lãnh thổ Campuchia trở thành mục tiêu của các máy bay ném bom khổng lồ của Hoa kỳ, chưa kể lực lượng không quân của Nam Việt nam được phát triển nhanh chóng. Cường độ các cuộc ném bom tăng lên sau khi Hiệp định tháng 1 năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt nam được ký tại Paris và các hoạt động của không quân Hoa kỳ ở Việt nam ngừng lại. Việc ném bom trở thành điên loạn trong 6 tháng trước khi Quốc hội Hoa kỳ buộc Níchxơn và Kítxinhgiơ phải đình chỉ ngày 15 tháng 8 năm 1973.

“Nhà Trắng phớt lờ sự thỏa thuận với Quốc hội là sẽ không tăng cường độ ném bom trong 45 ngày cuối cùng. Tháng 6 có 5.064 phi vụ chiến thuật ở Campuchia; tháng 7, con số này tăng vọt lên 5.818 phi vụ và trong nửa đầu tháng 8, có 3.072 phi vụ. Trong 45 ngày đó, việc ném bom chiến thuật đã tăng lên 21%. Các cuộc ném bom của B52 cũng tăng, mặc dù loại máy bay này hầu như đã được huy động hết. Đến ngày 15 tháng 8, khi chiếc máy bay Mỹ cuối cùng thả hết hàng, tổng số bom ném xuống từ “Chiến dịch Ăn sáng” là 539.129 tấn. Gần một nửa số này, tức 257.465 tấn, được ném xuống trong 6 tháng cuối cùng (trong Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai, 160.000 tấn bom đã được ném xuống Nhật bản). Trên những bản đồ Campuchia của không quân, hang ngàn dặm vuông thuộc những vùng đông dân phì nhiêu, được đánh dấu màu đen do sự tàn phá này”(3)

Bao trùm lên toàn bộ tình hình đó là việc Khme đỏ bị ám ảnh bởi cuộc Cách mạng văn hóa bên Trung quốc: để cho nông dân “cải huấn” trí thức; đặt nông dân – ít ra là về lý thuyết – lên bậc thang cao nhất của xã hội Trung quốc; săn lùng và tàn sát cán bộ kỳ cựu của đảng và cả giai cấp tư sản dân tộc trước đây từng được dễ dãi chấp nhận. Những người như Pon Pot và Xonxen, từng theo các khóa nghiên cứu ở Bắc kinh trong thời kỳ cao điểm của Cách mạng Văn hóa, nhận được một liều thuốc mạnh về tuyên truyền chống Việt nam và đã truyền cho đồng bọn trong giới lãnh đạo. Khiêu Xamphon, thường được mô tả là “ôn hòa”, nhưng chính là kẻ khát máu nhất, khi đụng đến vấn đề quan hệ với Việt nam hoặc với các chiến sĩ kỳ cựu Khme đỏ bị “ô nhiễm” do đã chiến đấu kề vai sát cánh với người Việt nam chống Pháp. Vandi Kaom, một tiến sĩ xã hội học và giáo sư triết học được đào tạo tại Paris, ngày nay là ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Thống nhất cứu nước Khme, đã phân tích cho tôi như sau về sự tha hóa của Khiêu Xamphon:

“Khi Khiêu Xamphon từ Paris trở về, phong trào cánh tả - những người cho rằng phải thay đổi cơ cấu của Campuchia thì mới giải quyết được vấn đề của đất nước – được tăng cường mạnh mẽ. Tham gia Chính phủ, y đã tìm cách giải quyết các vấn đề kinh tế bằng những giải pháp cấp tiến, nhưng giải pháp này, do thự tế tình hình, chỉ là “ảo tưởng tả khuynh”. Vì vậy, y sớm rời khỏi Chính phủ.

Cuộc đảo chính của Lon Non và sự can thiệp của Hoa kỳ đã đẩy nhanh việc tàn phá các cơ cấu sẵn có và Khiêu Xamphon bắt đầu tìm kiếm những tư tưởng mới, giải pháp mới. Y nhìn sang Trung quốc. Trước đó y đã tiếp thu đường lối Maoít rằng cách mạng phải do giai cấp nông dân lãnh đạo. Trung quốc đã lợi dụng tình trạnh rất lúng túng trong tư tưởng của ban lãnh đạo Khme đỏ lúc bấy giờ để áp đặt đường lối của chính họ về phong trào cách mạng, bao gồm việc phá hủy các kế hoạch của những nhà cách mạng kỳ cựu muốn đi theo con đường của chủ nghĩa xã hội khoa học. Đây là yếu tố bao trùm trong chính sách diệt chủnh sau này. Không tranh cãi với những người đối lập: phải tiêu diệt họ tận gốc rễ!

Khi Sihanuc thành lập Chính phủ Khánh chiến ở Bắc kinh, Khiêu Xamphon được cử làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang.

Thực ra, y chỉ là một nhân vậy hữu danh vô thực. Chính Pon Pot phhụ trách các vấn đề quân sự ngay từ đầu. Nhưng Khiêu Xamphon vẫn là nhà tư tưởng tối cao. Iêng Xary là người thực hiện, là người lien lạc chủ yếu với Bắc kinh và Hà nội. Nay đã có đầy đủ tài liệu để chứng tỏ dứt khoát rằng Pon Pot và Ban lãnh đạo Khme đỏ nằm dưới sự đỡ đầu của Bắc kinh.

Nếu người Trung quốc muốn có một lãnh tụ có uy tín lớn có lẽ họ đã chọn Khiêu Xamphon chứ không phải Pon Pót, nhưng Pon Pot là một người máy của Trung quốc, không phải là người yêu nước Campuchia.

Cuộc đấu tranh chống Lon Non tiếp diễn. Khiêu Xamphon bắt đầu đưa những khái niệm mới vào triết lý của y. Từ tư tưởng cơ bản cho rằng con người vốn là tốt nhưng đã bị nền văn minh làm cho hư hỏng, rằng nền “văn minh” được thể hiện bằng một xã hội công nghiệp hóa thì con người càng hư hỏng, y tiếp thu thêm một tư tưởng nguy hiểm hơn nhiều, đó là sự chuyên chính của một nhóm nhỏ trí thức ưu tú và cả sự giáo dục cũng bị y coi là nguồn gốc làm hư hỏng quần chúng. Chỉ cần một hệ thống xã hội thật đơn giản để duy trì sự “trong sạch” và sự lành mạnh của con người. Một trong những câu nói ưa thích của y là: “Con người càng được giáo dục thì càng trở nên dối trá”.

Nhóm ưu tú sẽ làm công việc suy nghĩ, quần chúng sẽ làm công việc lao động – họ càng lao động thì càng ít có thời giờ để suy nghĩ vô ích. Rõ ràng là Khiêu Xamphon đã thừa kế những tư tưởng đó của các hoàng đế cổ đại và của học thuyết về quyền lực tối cao của lãnh tụ. Hoàng đế ở gần trời nhất, do đó biết tất cả! Nhân dân chỉ cần lao động và tuân lệnh! Con người và ruộng đất, mặt trời và nước, đó là tất cả những gì cần thiết cho một cuộc sống trong sạch, bình yên. Về một khía cạnh nào đó, Khiêu Xamphon đã thực hành điều mà y thuyết giáo. Y sống một cuộc đời rất giản dị và làm việc ngoài đồng hồi y làm đại biểu Quốc hội. Sauk hi Khme đỏ giành chính quyền, y đi xe đạp trong khi Pon Pot, Iêng Xary và những người lãnh đạo khác đi xe Merxedet có tài xế lái”.


Năm 1970, khi Khiêu Xamphon, Hu Yun và Hu Nim xuất hiện trở lại, đáp ứng lời kêu gọi của Sihanuc về việc gia nhập Mặt trận Thống nhất Dân tộc Campuchia (FUNK) chống Lon Non do ông ta đứng đầu, trong nội bộ Khme đỏ có ba phái khác biệt:

1. Nhóm sôvanh, dân tộc cực đoan và phân biệt chủnh tộc, đứng đầu là Pon Pot, Iêng Xary, Xonxen, vợ của chúng và Khiêu Xamphon, muốn hình thành một xã hội “cộng sản” độc đáo theo kiểu riêng của Campuchia, chứ không phỏng theo Liên xô, Trung quốc, Việt nam hay bất cứ mô hình nào khác. Chúng chịu sự cổ vũ và ảnh hưởng mạnh mẽ của “Chủ nghĩa Mao” và cuộc Cách mạn văn hóa Trung quốc. Tuy nhiên, có bằng chứng rằng, trong khi xun xoe trước những nhà lãnh đạo Trung quốc và phụ thuộc nặng nề vào sự ủng hộ vật chất của họ, trong thâm tâm Pon Pot vẫn coi thường họ.

2. Một nhóm, đứng đầu là Hu Nim, Hu Yun, Phúc Chay và Tin Op đấu tranh đòi áp dụng mô hình Cách mạng Văn hóa Trung quốc vào điều kiện Campuchia.

3. Một nhóm, đứng đầu là Xô Phim, Keo Môni, Chu Chét và những người khác, tán thành xây dựng một nước Campuchia xã hội chủ nghĩa bằng cách theo mô hình Việt nam. Nhóm này chủ yếu gồm những đảng viên kỳ cựu thuộc Đảng bộ Khme của Đảng Cộng sản Đông dương trước đây và những người ủng hộ lập trường quốc tế chủ nghĩa của họ.

Mỗi nhóm có căn cứ riêng và trung tâm quyền lực riêng; Pon Pot lúc đầu ở Đông Bắc trong vùng người Thượng, Hu Nim ở miền Nam và Tây Nam trong vùng núi Voi và núi Đậu Khấu; còn Xô Phim ở các tỉnh đông dân ở miền Đông nằm giữa sông Mê kông và biên giới Việt nam. Chỉ có nhóm thứ ba tôn trọng thỏa thuận với Sihanuc ở Bắc kinh về việc đoàn kết trong cuộc đấu tranh vũ trang chung chống chế độ Lon Non. Hai nhóm đầu đều ra sức tiêu diệt các lực lượng theo chủ nghĩa dân tộc của Sihanuc và các lực lượng của nhóm thứ ba.

Các nhóm của Pon Pot và Hu Nim vẫn coi Sihanuc – chứ không phải đế quốc Mỹ - là kẻ thù chủ yếu của cách mạng Campuchia. Chúng tin rằng phải quan niệm cuộc đấu tranh trong nước chúng tách biệt khỏi cuộc đụng đầu toàn cục ở Đông dương và cuộc đấu tranh trên thế giới chống đế quốc Mỹ. Nhưng Pon Pot không thể tha thứ cả đến mức độ sai lệch trong sự hào hứng của Hu Nim và Hu Yun đối với Cách mạng Văn hóa Trung quốc. Có lẽ y sợ rằng nhóm Hu Nim sẽ thắng cuộc trong trận chiến đấu giành ân huệ của Trung quốc (5).

Hầu hết những người lãnh đạo “khu miền Đông” của Xô Phim về sau đều bị giết hết, chủ yếu là sau những cuộc khởi nghĩa quân sự chống Pon Pot bị thất bại. Một số ít sống sót, trong đó có Hêng Xomrin, tuy không phải là đảng viên kỳ cựu của Đảng Cộng sản Đông dương, nhưng là một chiến sĩ hăng say của nhóm “khu miền Đông” chống Pon Pot.
(...)
Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #14 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2010, 01:34:13 pm »

Mâu thuẫn giữa các phe phái Khme đỏ là một trong những nút thắt khó gỡ nhất trong tấn thảm kịch Campuchia. Vài tài liệu cơ bản (số tài liệu này rất ít) liên quan đến quá trình tháo gỡ là: (a) một cuốn Lịch sử Đảng Cộng sản Khme, xuất bản ở Khu miền Đông năm 1973; (b) một báo cáo dài của Pon Pot ngày 22 tháng 7 năm 1975 khi các lực lượng vũ trang của các chiến khu được chuyển giao cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Khme; và cuốn “Sách đen” công bố tháng 9 năm 1978, mở đầu cách trình bày của Pon Pot về lịch sự Đảng Cộng sản Khme và quan hệ của Đảng với Việt nam.

Đem so sánh cuốn Lịch sự Đảng Cộng sản Khme của Khu miền Đông với hai tài liệu kia thì thấy nổi lên một điều có ý nghĩa to lớn. Việc nghiên cứu kỹ càng các tài liệu đó cho thấy một mâu thuẫn cơ bản giữa chủ nghĩa quốc tế và chủ nghĩa dân tộc. Tuy nhiên, mâu thuẫn này thường bị che mờ.

Cuốn “Sách đen” là mưu đồ rõ ràng nhất của Khme đỏ nhằm chứng minh “sự thống trị của Việt nam”. Đó cũng là sự tổng hợp đầy đủ nhất về tư tưởng của ban Lãnh đạo Khme đỏ mà thế giới bên ngoài có được. Hình thức và nội dung của cuốn “Sách đen” nói lên sự man rợ mà chúng đã dung để thủ tiêu các đảng viên kỳ cựu của Đảng Cộng sản Đông dương trước đây, rồi đến những người ngay trong nội bộ Ban lãnh đạo Khme đỏ đã đặt dấu hỏi về sự khôn ngoan, lợi ích và có lẽ cả đạo đức của hành động đó.

Dưới đầu đề: “Dùng ngọn cờ cách mạng để chiếm đoạt lãnh thổ”, người ta tìm thấy cách trình bày của Khme đỏ về cống hiến của Việt Minh đối với việc đánh bại chủ nghĩa thực dân Pháp. Với cách gọi “Việt nam – kẻ thù số một”, chúng coi bọn cầm quyền phong kiến Việt nam, chế độ bù nhìn Sài gòn, mà còn cả Việt Minh và Việt Cộng – những người bạn chiến đấu của Campuchia chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và chế độ bù nhìn Sài gòn – đều là kẻ thù.

“Từ năm 1946 đến 1954, dưới chiêu bài của “Tình đoàn kết cách mạng” chống thực dân Pháp, người Việt nam đã tìm cách chiếm đoạt lãnh thổ Campuchia. Dưới ngọn cờ cách mạng, người Việt nam đến Campuchia và lập các chi bộ Đảng Cộng sản Đông dương để nắm nhân dân Campuchia. Chúng dung công cụ đó để tìm cách chiếm đoạt Campuchia…

Lúc đó, những người Khme tiến hành cuộc đấu tranh ở Campuchia không có lập trường độc lập. Họ dựa hoàn toàn vào người Việt nam. Họ không hiểu rõ họ làm cách mạng cho ai và vì cái gì. Chính vì vậy mà người Việt nam đã có thể dễ dàng vào Campuchia. Chúng chia Campuchia thành các khu:
Đông, Tây Nam và Tây Bắc. Ở đó, chúng muốn đặt ai lên thì đặt. Chúng thay họ làm mọi việc và muốn làm gì thì làm.

Nhân dân campuchia, nạn nhân của các hành động xâm lược và thôn tính của người Việt nam và đã lien tiếp mất một phần lớn đất đai của vùng Hạ Campuchia, nuôi một mối hận thù sâu sắc đối với bọn Việt nam xâm lược, thôn tính và nuốt sống đất đai của Campuchia. Nhân dân Campuchia biết rõ những hành động phản trắc, những sự lẩn tránh và đạo đức giả của bọn Việt nam. Nhân dân Campuchia bao giờ cũng sôi sục một mối thù sâu sắc”(6).


Tháng 5 năm 1980, tôi hỏi ý kiến của ông Nguyễn Khắc Viện về “mối hận thù truyền kiếp” mà Khme đỏ dùng để giải thích sự hung hăng của chúng đối với Việt nam. Ông trả lời:

“Giữa nhân dân tất cả các nước đã từng gây chiến tranh với nhau, có những tàn dư của “hận thù truyền kiếp”. Ngày nay, những phần tử phản động đã nhấn mạnh những khác biệt về văn hóa và những cuộc tranh chấp phong kiến trong lịch sử. Những người tiến bộ thì nhấn mạnh truyền thống đoàn kết trong cuộc đấu tranh chống thực dân. Thái độ đối với vấn đề này là sự thử thách để xem ai là phản động, ai là tiến bộ.

Vấn đề của chúng tôi với nước Campuchia của Khme đỏ không phải là một vấn đề giữa hai nước xã hội chủ nghĩa, như ở phương Tân người ta thường nói, mà là một vấn đề với những lực lượng đã biến thành cách mạng giả danh, cộng sản giả danh.

Đằng sau cái điều điên rồ của Pon Pot là chính sách có tính toán của Bắc kinh dung hắn làm công cụ, trước hết để đánh ngang sườn và sau đó để chinh phục Việt nam. Không có cái điên rồ và tính tự cao tự đại của Pon Pot thì Bắc kinh không thể tạo ra được một nước Campuchia chống Việt nam! Trong lịch sử đã có những tiền lệ và việc khai thác cái điên rồ đó. Hítle là một thằng điên, nhưng bọn trùm tư bản vùng Rua đã khéo sử dụng cái điên rồ của hắn để xúc tiến âm mưu thống trị toàn thế giới của chính chúng”.


Hình ảnh về “mối hận thù truyền kiếp” mà Khme đỏ đã dày công tuyên truyền thật khác với những cảm tưởng mà tôi đã thu lượm được – và lúc đó đã công bố - trong những cuộc gặp gỡ với những người các mạng kỷ cựu Khme trong chuyến đi thăm Campuchia lần đầu tiên năm 1965. Một trong những trung tâm chính của hoạt động kháng chiến chống Pháp là tỉnh Côngpông Chàm, trong công nhân đồn điền caosu Chúp, đồn điền cao su lớn thứ hai trên thế giới. Lúc đó, tôi đã viết:

“Ở Phnom Penh, tôi may mắn gặp một cán bộ cũ của Khme Ítxarắc đã từng làm công tác tổ chức ở Chúp và chúng tôi đã cùng nói chuyện với một số công nhân đồn điền cũ khác. Một công nhân già cười khoái trá khi chúng tôi nói về những ngày kháng chiến: “Chúng (người Pháp) hy vọng vào việc chia rẽ chúng tôi với người Việt nam. Nhưng chúng không hiểu rằng khi người ta cùng làm, cùng đau khổ và cùng chết, thì chủng tộc chẳng có nghĩa lý gì. Chúng gọi người Việt nam (họ làm phu hợp đồng trong đồn diền) là Việt Minh và thường theo dõi họ chặt chẽ. Còn đối với người campuchia chúng tôi, chúng không làm phiền chúng tôi đến thế, Vì vậy, chúng tôi thường làm công tác lien lạc. Chúng tôi thành lập công đoàn bí mật và các chi nhánh Khme Ítxarắc khắp các đồn điền…”(7).

Ông kể tiếp về cuộc đình công đầu tiên ở đồn điền, về việc ban quản đốc Pháp phải nhân nhượng sau 3 ngày, mặc dù chúng đã ra sức chia rẽ nhân viên văn phòng và công nhân nhà máy với phu đồn điền.

“Người công nhân già tiếp tục: “Đối với chúng tôi lúc đó thật là vĩ đại, thật mới. Trước đó, chưa hề bao giờ có chuyện như vậy, cả những công nhân cao tuổi nhất cũng chưa hề thấy bao giờ. Đặc biệt sung sướng là những người từng mang gạo cho cán bộ Ítxarắc. Chúng tôi thấy rõ cán bộ đã nói đúng khi nhấn mạnh rằng đoàn kết là quan trọng, rằng không được để cho bọn Pháp chia rẽ người Campuchia và người Việt rằng đoàn kết thì nhất định thắng”(8).

Các tác giả của “Sách đen” và thủ trưởng trực tiếp của chúng, Iêng Xary, có lẽ có thể được tha thứ về sự dốt nát của chúng đối với những gì đã toát ra từ cuộc chiến tranh chống Pháp. Hồi đó, chúng đang bận nghiên cứu chủ nghĩa Marx, chủ nghĩa Mao, chủ nghĩa Trotxki, chủ nghĩa Titô, chủ nghĩa vô chính phủ và các lý thuyết khác ở Paris. Nhưng sau đó, vào cuối những năm 1950 và đầu những năm 1960, chúng đã có mọi điều kiện để nhận ra rằng tình đoàn kết gắn bó chặt chẽ giữa các lực lượng cách mạng của nhân dân 3 nước Đông dương là nhân tố quyết định thắng lợi chung của họ.

Trong tác phẩm “Nông dân và chính trị ở Campuchia, 1942 – 1979” Ben Kiếcnam và Chanthu Bua so sánh cuốn “Lịch sử Đảng” của khu miền Đông với những lời khoác lác của Pon Pot. Trước hết, cuốn Lịch sừ Đảng viết:

“Các điều kiện thành lập Đảng ở nước ta về nguyên tắc không khác các điều kiện cách mạng dẫn đến việc thành lập các đảng macxít – leninit trên thế giới. Qua những gì mà chúng ta biết được về nước Pháp, Anh, Liên xô, Trung quốc, Việt nam.v.v… tất cả đều theo một nguyên tắc giống nhau, đó là phong trào cách mạnh của nhân dân; mà nhân dân là công nhân (ở các nước công nghiệp) hoặc là nông dân (ở các nước nông nghiệp chậm phát triển).

Việc thành lập Đảng chắc chắn là theo “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” của Marx và Ănghen, Đảng của các học trò của Lenin, của Đại Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười, cách mạng dân chủ nhân dân Trung quốc và cách mạng khắp thế giới”(9).


Trong bài diễn văn tràng giang đại hải trước khoảng 3.000 đại biểu quân đội cách mạng ngày 22 tháng 7 năm 1975, Pon Pot khoe khoang:

“Chúng ta đã giành thắng lợi hoàn toàn, vĩnh viễn và dứt khoát, có nghĩa là chúng ta đã thắng mà không cần có sự liên hệ hay dính líu của nước ngoài nào.

Chúng ta đã dám tiến hành đấu tranh trên một lập trường hoàn toàn khác hẳn lập trường của cách mạng thế giới. Cách mạng thế giới tiến hành đấu tranh với mọi sự viện trợ hang loạt của các lực lượng bên ngoài, về vật chất, kinh tế và tài chính. Còn chúng ta, chúng ta đã tiến hành đấu tranh cách mạng chủ yếu trên các nguyên tắc độc lập, tự chủ và tự lực cánh sinh. Trên toàn thế giới, kể từ ngày có đấu tranh cách mạng và chủ nghĩa đế quốc ra đời, chưa hề có một nước nào, một dân tộc nào và một quân đội nào đã có thể đuổi sạch bọn đế quốc và giành toàn thắng như chúng ta đã làm”(10).


Tất nhiên, đây là chuyện nói càn. Các chiến thắng quyết định chống chế độ Lon Non là do các lực lượng Việt nam và chính Khme đỏ đã công khai yêu cầu họ can thiệp(11).

Điều duy nhất mà Pon Pot có thể khoe khoang một cách “chính đáng” là việc y đã nghiền nát các đối thủ, từ những người đi theo Sihanuc, đến các lực lượng được Việt nam đào tạo và cuối cùng là là các đồng chí Khme đỏ của chính y, những người đã từ là bạn biến thành thù, mà không cần đến các lực lượng bên ngoài. Nói toạc ra hơn, trong khi các bộ chỉ huy Khu miền Đông và trong một chừng mực nào đó, Khu Tây Nam có hợp tác trong việc đánh bại Lon Non và các lực lượng Hoa kỳ - Sài gòn, thì phe cánh của Pon Pot trong Ban lãnh đạo Khme đỏ tập trung các nỗ lực quân sự và chính trị vào việc thủ tiêu các đối thủ tiềm tàng và những người mà chúng cho là đối thủ.

Kiếcnam và Bua cũng vạch rõ sự đánh giá khác nhau về Hội nghị Giơnevơ năm 1954 của Pon Pot, của nhóm Khu miền Đông và cả của Hu Yun thuộc nhóm ủng hộ Cách mạng Văn hóa. Pon Pót và phe cánh mô tả Hội nghị Giơnevơ như là một vụ bị “Việt nam bán đứng”, trong đó các thành quả của Cộng sản mà phe cánh Pon Pot chẳng có tí đóng góp nào, “bị tan thành mây khói”. Pon Pot coi đây là đển hình về sự “phản trắc” của Việt nam. Trong cuốn Lịch sự Đảng của Khu miền Đông, kết quả của Hội nghị đã được trình bày khác hẳn.

“… chiến thắng đế quốc Pháp và tay sai… cùng với thắng lợi đã giành được của Đảng và nhân dân Việt nam, nhân dân Lào và nhân dân toàn thế giới, Đảng Campuchia đã có thể “buộc giai cấp phong kiến, tư sản và phản động, bọn địa chủ, phải theo đuổi chính sách trung lập”(12).

Nghe nói rằng tại một cuộc mítinh tháng 5 năm 1972, Hu Yun có lẽ cảm thấy cần phải biện hộ cho vai trò của Trung quốc tại Hội nghị Giơnevơ, đã phát biểu:

“Các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu bị thiệt hại nặng sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai và những người xã hội chủ nghĩa châu Á bị suy yếu nhiều do các cuộc chiến tranh ở Trung quốc và Triều tiên, đã đánh giá quá cao sức mạnh của đế quốc lúc bấy giờ và đã gây sức ép buộc các lực lượng cách mạng Đông dương đang gặp khó khăn (!) chấm dứt chiến sự và chấp nhận hiệp ước hòa bình với các lực lượng đế quốc”(13).

Đây là một sự đánh giá về Hội nghị Giơnevơ có hiểu biết hơn nhiều sơ với luận điệu thô bạo của pon Pot về việc Việt nam cố tình “bán đứng” Campuchia. Kiếcnam và Bua có trích dẫn lời một người đã chính tai nghe Hu Yun nói rằng y “thấy rõ rằng những người Cách mạng Việt nam cũng đau long (về Hiệp nghị Giơnevơ) như người Campuchia”. Sự “đau lòng” của người Việt nam càng tăng thêm vì họ đã bảo vệ mãnh liệt lợi ích của Campuchia và Lào. Người ta có thể lập luận một cách hợp lý rằng người Việt nam hiểu rõ bảo vệ lợi ích Campuchia và Lào cũng là bảo vệ lợi ích của chính họ, sự liên quan giữa các lợi ích này là điều mà Pon Pot và đồng lõa hoàn toàn bỏ qua. Về thực chất, chính sự khác biệt này giữa quan điểm dân tộc và quan điểm quốc tế về sau đã khiến Pon Pot từng bước đi theo con đường vị chủng và diệt chủng.

Trong một đoạn nói về việc phát động đấu tranh vũ trang ở miền Nam Việt nam chống chế độ Ngô Đình Diệm năm 1959 – 1960, các tác giả “Sách đen” nói rằng ván bộ cách mạng ở miền Nam Việt nam đã thâm nhập vào Campuchia để tìm kiếm sự ủng hộ. Quả đúng như vậy, nhưng sự ủng hộ mà họ tìm kiếm là của khoảng 600.000 người gốc Việt sống tại Campuchia. Theo “Sách đen” thì:

“Khẩu hiệu của họ là “Đoàn kết giữa ba nước! Campuchia, Lào và Việt nam là bạn bè kết nghĩa gắn bó, đấu tranh chống kẻ thù chung”. Nhân dân và Cách mạng Campuchia đã tin rằng chúng trân thành. Thực ra, người Việt nam dùng những khẩu hiệu này để che dấu các hoạt động chia rẽ và phá hoại và để chui vào phong trào Cách mạng Campuchia. Chúng gây dựng tình hữu nghị với cán bộ và nhân dân Campuchia để sau đó đưa họ vào tổ chức của chúng. Chúng tổ chức những người đã tiến hành đấu tranh chống thực dân Pháp và đưa họ trở lại vào Đảng Cộng sản Đông dương”(14).
(...)
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Sáu, 2010, 01:41:35 pm gửi bởi macbupda » Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #15 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2010, 01:34:46 pm »

Tiếp đó là một lời chú thích, đáng chú ý về sự ngắn ngủi mà chúng dùng để gạt bỏ một sự kiện có tầm quan trọng sống còn trong lịch sử cách mạng Đông dương:

“Đảng Cộng sản Đông dương giải tán năm 1951, nhưng chỉ về hình thức. Trên thực tế, Đảng này vẫn tiếp tục tồn tại. Vào thời điểm Đảng Cộng sản Đông dương chính thức giải tán, người Việt nam đã thành lập cho mỗi nước một đảng. Nhưng ở Campuchia, “Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia” (Pracheachon) chỉ tồn tại trên danh nghĩa”(15).

Đây là một vụ nói càn trắng trợn! Đảng Cộng sản Đông dương đã thực sự giải tán theo sang kiến của cụ Hồ Chí Minh sau khi tình thế đã rõ rang là chủ nghĩa thực dân Pháp sẽ thất bại và quan niệm của nó về một đơn vị hành chính “Đông dương” duy nhất nhất định sẽ sụp đổ. Như đã quy định trước đó 20 năm, khi thành lập Đảng Cộng sản Đông dương, Đảng sẽ được thay thế bằng các đảng riêng biệt cho Việt nam, Campuchia và Lào vào thời điểm thích hợp. Bất cứ nhà nghiên cứu độc lập nào về những sự kiện chính trị ở ba nước trong thời kỳ đó cũng sẽ đồng ý rằng các đảng riêng biệt – ngụy tranh thành các “mặt trận” vì những lý do cách mạng rất chính đáng – thực sự đã được thành lập với sự giúp đỡ của Việt nam. Vả lại, còn ai xứng đáng hơn người Việt nam để giúp đỡ họ trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung, một cuộc đấu tranh nhất định sẽ kéo dài nhiều năm và có lẽ hàng thập kỷ. Những người cách mạng Campuchia và Lào chắc chắn đã nhận ra rằng đối phó với một kẻ thù chung – lúc bấy giờ là chủ nghĩa thực dân Pháp – họ cần những chiến lược chung và phối hợp với nhau.

Trong “Sách đen”, sự giúp đỡ của Việt nam, vào thời kỳ gay cấn nhất khi đế quốc Mỹ tìm cách thay thế thự dân Pháp tại các quốc gia Đông dương trước đây, đã bị xuyên tạc:

“Thông qua tiếp xúc, người Việt nam tìm hiểu xem ai nhất trí và ai không nhất trí với chính sách đấu tranh vũ trang của Đảng Cộng sản Campuchia. Chúng lôi kéo những người lập trường không vững. Chúng bí mật tổ chức họ và tổ chức một chính quyền song song. Chúng kích động và đả kích Đảng Cộng sản Campuchia, nói rằng chính sách của đảng là sai lầm, là “tả khuynh”, phiêu lưu.v.v… Đối với những người Campuchia từng học tập ở miền Bắc Việt nam, chúng phân phối cuốn “Bệnh ấu trĩ tả khuynh trong phong trào cộng sản” của Lênin. Chúng tăng cường đả kích Đảng Cộng sản Campuchia khi cuộc đấu tranh vũ trang ở Campuchia bị bẻ gãy năm 1958. Đồng thời, chúng đặt các mối tiếp xúc ở cấp khu hành chính nhằm thúc đẩy sự bất đồng và chia rẽ trong nội bộ Đảng Cộng sản Campuchia. Đồng thời chúng phá hoại nền kinh tế Campuchia, mlột mặt, chúng buôn lậu qua chợ đen; mặt khác, chúng ăn cướp lương thực, thực phẩm của nhân dân: nông sản, lợn, gà v.v…

Đó là những kinh nghiệm cay đắng đến với nhân dân và cách mạng Campuchia. Từ năm 1965, cuộc đấu tranh giữa những người cách mạng Campuchia và Việt cộng trở nên gay go, mãnh liệt. Người Việt nam đến Campuchia không chỉ để tìm nơi ẩn náu, mà còn để tìm cách thôn tính và nuốt chửng Campuchia. Mặc dù chúng ở trong tình thế cựa kỳ khó khăn, người Việt nam vẫn tiếp tục chuẩn bị khắp nơi các lực lượng chiến lược nhằm lật đổ chính quyền cách mạng Campuchia khi thời cơ thuận lợi.

Ở vùng Đông Bắc Campuchia, người Việt nam gặp khó khăn trong việc thực hiện chiến lược của chúng, vì ở đó có Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Campuchia”(18).


Trên cơ sở những kinh nghiệm của bản thân tôi từ năm 1965 đến năm 1968 - ở sâu trong vùng giải phóng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt nam, ở các vùng chiến sự với các lực lượng Mỹ - Sài gòn và cư trú tại Campuchia trong những năm đó – tôi có thể vạch trần câu chuyện của “Sách đen” là hoàn toàn nhảm nhí. Chính tháng 2 năm 1965, Hoa kỳ bắt đầu ném bom có hệ thống miền Bắc Việt nam và tháng 3 bắt đầu đưa quân chiến đấu tham gia cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt nam. Nghĩ rằng, vào thời điểm gay go này của cuộc đối đầu với cường quốc đế quốc hùnh mạnh nhất, người Việt nam lại hướng nghị lực của họ vào việc lật đổ một “chính quyền cách mạng” không có thực nào đó ở Campuchia, thì quả là đẩy trí tưởng tượng đến những giới hạn lố bịch nhất. Ý kiến này lẽ ra không đáng được nhắc đến, nếu như một số chiến sĩ có uy tín của “cánh tả” ở thế giới phương Tây đã không nuốt phải nó và phun ra trở lại.

Hơn nữa, nói rằng Việt nam gặp khó khăn ở vùng Đông Bắc Campuchia “vì ở đó có Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Campuchia” là nói láo, có lẽ nhằm ghi nhận rằng chính ở vùng Đông Bắc Pon Pot đã tập hợp những người sống sót trong cuộc khởi nghĩa thất bại của y chống Sihanuc. Dựa vào cuộc điều tra rất kỹ lưỡng của họ về vấn đề này, Kiếcnam và Bua kết luận:

“Việc thủ tiêu các cán bộ chủ chốt của đảng vào những thời điểm khác nhau của những năm 60 và 70, trong những điều kiện mà nạn nhân rõ ràng bị bất ngờ, cũng là một phương tiện để xây dựng ví trí của nhóm Pon Pot. Việc nhóm này tiến hành cac hoạt động trong vòng bí mật đã được nêu bật khi Iêng Xary, trong một cuộc thảo luận riêng năm 1973 với các cán bộ và đại diện của Cách mạng Campuchia tại châu Âu, đã nói rằng ở Campuchia không có Đảng Cộng sản thực sự hoạt động (điều này cũng có thể lien quan đến việc nhóm này, ở thời điểm đó, vẫn không hoàn toàn kiểm soát được Đảng, một đảng dứt khoát là có tồn tại).

Trên một phạm vi rộng hơn nhiều, thật khó mà hiểu được sự hung bạo tàn nhẫn của các lực lượng vũ trang Pon Pot, nếu không giả định là chúng đã được huấn luyện để thiết lập quyền uy theo cách đó và đó cũng là cách duy nhất để chúng thực hiện các chương trình.

Rõ ràng là trong Đảng Cộng sản Campuchia đã có những căng thẳng đáng kể ngay từ giữa những năm 1960 và giữa những người lãnh đạo của Đảng đã có những hố ngăn cách sâu rộng về tư tưởng và sách lược. Thế thì, làm sao mà họ lại có thể hoạt động chung với nhau lâu như vậy, trong cùng một phong trào?

Một phần của câu trả lời là nói chung, họ không hoạt động chung với nhau. Đảng thì nhỏ (nhất là trong những năm 1960), nhiều đảng viên thì ở Bắc Việt nam hoặc Trung quốc, còn những người khác lại thuộc các nhóm du kích độc lập, phân tán khắp nông thôn”(17).


Trong những cuộc nói chuyện với Ốc Xakun và bác sĩ In Xakon, Giám đốc và Phó Giám đốc phòng Thông tin của GRUNK (Chính phủ Vương quốc Đoàn kết Dân tộc Campuchia) ở Paris (năm 1970 – 1975) tôi được bảo đảm rằng trong nội địa Campuchia không có Đảng Cộng sản, rằng – như tôi đã công bố lúc bấy giờ - mọi cố gắng để thành lập một Đảng hướng về Liên xô đều thất bại. Tôi và những người khác tìm hiểu thì được bảo đảm rằng Khme đỏ đã hoàn toàn gắn bó với phong trào kháng chiến của FUNK – GRUNK. Điều này cũng đã được nhắc đi nhắc lại trong các cuộc gặp gỡ ở Bắc kinh với các nhân vật như anh em Thium Praxít và Thium Mun – về sau xuất hiện như những trụ cột của chế độ Khme đỏ - và trong các cuộc gặp mặt giữa tôi và Iêng Xary ở Bắc kinh cũng như tại các hội nghị quốc tế.

Cuộc gặp cuối cùng là trong một bữa ăn sang tại Hội nghị cấp cao các nước Không Liên kết tại Angiê tháng 9 năm 1973. “Chúng tôi bao giờ cũng sẽ giũ Sihanuc làm Quốc trưởng”, lúc bấy giờ Iêng Xary nói, khiến tôi cứ suy nghĩ mãi về việc “chúng tôi” ở đây, những người có quyền quyết định như vậy, là ai? Tôi tìm cách hỏi khéo, y cười nhẹ nhàng và nói: “Các lực lượng cách mạng chân chính của nhân dân Campuchia”. Công bằng đấy chứ! (Một trong những điều may rủi nghể nghiệp của một nhà báo là anh ta không có khả năng làm công việc của một máy phát hiện nói dối).

Do bức màn bí mật dày đặc bao phủ công việc xây dựng Đảng đầy mưu ma chước quỷ ở Campuchia, thật khó biết được những gì đang xảy ra, ngay cả lúc người ta ngồi trên lễ đài ở Phnom Penh trong những năm 1960. Và, với việc tấn thảm kịch lớn nhất của thế giới đang đến độ cao trào ở bên kia biên giới, sự xung đột phe phái giữa những người cách mạng Campuchia còn non yếu chẳng có gì là quan trọng.

Kiếcnam và Bua nhắc đến những cuộc tranh chấp phe phái, chắc chắn đó là những bong dáng đáng ngại về những điều sẽ xảy ra.

“Vài người (lãnh đạo) sẵn sàng thỏa hiệp hơn người khác về lợi ích của đoàn kết nội bộ và có thể có hại cho chính họ sau này. Đoạn đáng buồn sau này là một trong những điều hài hước lớn nhất trong cuốn Lịch sử Đảng, viết năm 1973, năm mà những cuộc thanh trừng nội bộ của Pon Pot nổ ra gay gắt, chống lại xu hướng trong đó có các tác giả của văn kiện này (tất cả số này về sau đều bị hành quyết).

Chia rẽ về quan điểm chính trị, kèm theo là sự phân biệt về nhân sự thành những nhóm bè phái, khiến chúng ta phải đề phòng và là một nguy cơ đối với Đảng. Các vấn đề này gây ra lo ngại và đau thương bởi vì, đáng lẽ tấn công kẻ thù bên ngoài, chúng ta lại đem máu thịt của chính mình làm mồi cho kẻ thù.
Trong thời kỳ từ năm 1960 đến năm 1967 trong lịch sử của mình, Đảng đã đối phó thắng lợi với nhiều trở ngại nghiêm trọng để xây dựng đoàn kết nội bộ về mọi mặt. Đó là thành tựu chủ yếu của Đảng”(18).


Kiếcnam và Bua bình luận: “Đây là thời kỳ PonPot giành được cương vị lãnh đạo Đảng”. Chẳng có thêm bao nhiêu tài liệu về thời kỳ này. Trong số những người có thể - và sẵn sang – kể lại những gì đã xảy ra, chỉ có rất ít người sống sót qua cuộc khủng bố và diệt chủng mà Pon Pot và phe cánh của y trong Khme đỏ sau đó đã gây ra cho nhân dân Campuchia.
-------------------------------------------------------
Chú thích

1. Uyliam Socros “Tiết mục phụ: Kitxinhgiơ, Níchxơn và sự tàn phá Campuchia”, New York, Ximơn và Sơxtơ, 1979, tr. 220-221.

2. 60 phi vụ B52 đầu tiên được mệnh danh là “ăn sáng”, bởi vì việc tiến hành chúng đã được quyết định – quyết định này được giữ bí mật suốt mấy tháng đối với Quốc hội và cả các quan chức chủ chốt của Chính phủ - tại một cuộc họp quanh bữa ăn sang nhằm bàn mưu tính kế ở Lầu năm góc một vài ngày trước cuộc oanh kích đầu tiên.

3. Socros, “Tiết mục phụ: Kítxinhgiơ, Níchxơn và sự tàn phá Campuchia”.

4. Sách đã dẫn, tr.296-297.

5. Vận may của hai nhóm đầu theo sát những thăng trầm của Đặng Tiểu Bình trong cuộc vật lộn với “bè lũ bốn tên”. Việc Đặng sa cơ tất yếu dẫn đến việc hành quyết Hu Nim và các cộng sự gần gũi của y.

6. “Sách đen”: Sự kiện và bằng chứng về những hành động xâm lược và thôn tính của Việt nam chống Campuchia. Phnom Penh. Vụ Báo chí và thông tin Bộ Ngoại giao Campuchia Dân chủ, tháng 9 năm 1978 (trích bản dịch tiếng Anh do Khme đỏ công bố).

7. Uynphrét Bớcsét, “Ngược dòng Mê kông”, Berlin, Nxb Bảy biển, 1959, tr.107-108

8. Sách đã dẫn.

9. Tóm tắt Lịch sử Đảng chú giải, cơ quan chính trị và quân sự của Quân khu miền Đông của Khme đỏ ấn hành năm 1973. Trích dẫn trong tác phẩm của Ben Kiếcnam và Chanthu Bua “Nông dân và chính trị ở Campuchia, 1942 – 1979”, London, Zed Press, đang in.

10. Kiếcnam và Bua, “Nông dân và chính trị ở Campuchia, 1942 – 1979”.

11. Xem chương 10 để biết chi tiết về viện trợ quân sự của Việt nam cho Campuchia.

12. Kiếcnam và Bua, “Nông dân và chính trị ở Campuchia, 1942 – 1979”.

13. Sách đã dẫn.

14. “Sách đen”, tr25.

15. Sách đã dẫn.

16. Sách đã dẫn, tr.25-26.

17. Kiếcnam và Bua, “Nông dân và chính trị ở Campuchia, 1942 – 1979”.

18. Sách đã dẫn.

Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #16 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2010, 01:43:37 pm »

Phần thứ ba - Nội tình Campuchia những năm 1975-1979

VI. Những người sống sót làm chứng


Xin hãy bảo bất kỳ một đứa trẻ Campuchia nào vẽ lại bức tranh cuộc sống dưới thời Khme đỏ theo trí nhớ của nó. Thường thường, hình ảnh bao trùm bức tranh đó sẽ là một gã thanh niên trong bộ đồ đen đang dung roi quất ai đó trên công trường hay đang dung gậy đập chết ai đó trên mép một hố chon người tập thể. Đó là những hình ảnh thông thường nhất được mô tả bởi nhiều người mà tôi đã có dịp phỏng vấn trong các trại tỵ nạn bên phía Việt nam dọc theo biên giới với Campuchia hồi tháng 12 năm 1978 và trong 5 cuộc viếng thăm của tôi tới Campuchia từ tháng 5 năm 1979 tới tháng 3 năm 1981. Đó là những hình ảnh được hang chục nhân chứng tại tòa án xủ tội diệt chủng tổ chức tại Phnom Penh tháng 8 năm 1979 kể lại(1).

Điển hình là lời làm chứng của một dược sỹ dưới chế độ cũ tên là Pen Bun Píp. Ngay sau khi Khme đỏ giành chính quyền, ông đã phải bỏ nhà cửa và toàn bộ tài sản của mình tại Phnom Penh.

“Vợ tôi ẵm đứa con mới 10 tháng trên tay, cùng cha mẹ tôi dù tuổi đã cao, cất bước ra đi với nỗi buồn rầu và niềm lo lắng vô cùng tới một phương trời chẳng ai hay, tới một tương lai không ai biết. Cả thảy có 8 người trong gia đình tôi”.

Ông liệt kê nhiều địa danh khác nhau, nơi gia đình ông được lệnh phải dừng lại vài tuần hay vài tháng để làm bất cứ việc gì được giao. Nói chung, họ phải làm việc từ 10 đến 13 giờ mỗi ngày để đổi lấy chưa đến một lạng gạo cho mỗi người mỗi ngày. “Chúng tôi cố tìm ra những thứ lá cây có thể ăn được và cac thứ cua ốc để bổ sung cho khẩu phần của mình”. Trong vòng 4 tháng sau khi rời khỏi Phnom Penh, bố mẹ vợ và em gái ông đã chết vì đói, tất cả đều chết hồi tháng 8 năm 1975. Tháng sau đó, những người còn lại trong giá đình ông bị chuyển đến một xã heo hút thuộc tỉnh Battambang.

“Công việc thật không thể chịu nổi. Tôi bị bắt phải làm phân tự nhiên – một thứ hỗn hợp phân người và phân súc vật. Vợ tôi phải đắp đê, các em trai và em gái đều phải đắp đập.

Rồi tôi phải mang ách lên cổ để kéo xe chở lúa. Về sau, cùng 5 người khác, dưới làm roi vọt, sự dọa dẫm và giám sát ngặt nghèo của lính gác Ăngca, tôi phải đeo ách cày ruộng giữa mù mưa tháng 6 năm 1976, dù rằng ở xã này có biết bao gia súc – cả trân lẫn bò. Dù làm việc nặng nhọc, tất thảy những gì chúng tôi có được chỉ là một bát cháo nổi lều bều vài hạt gạo, một trăm người mới được khẩu phần một căn gạo”.


Pen Bun Píp kể tên 5 người kia trong tổ cày của ông. Ông là người duy nhất còn sống sót. Ba người, trong đó có 2 nữ thanh niên, chết hồi tháng 10 năm 1976; hai người còn lại, một giáo viên và một y tá, chết tháng tiếp đó. Nguyên nhân? “Quá ư kiệt sức, đói và thiếu thuốc men”. Đối với cái chết của người giáo viên và anh y tá nọ, nguyên nhân là “sự tiêu diệt về thể xác vì họ đã dám kêu rằng không thể tiếp tục kéo cày được nữa”. Pen Bun Píp cho rằng ông ta còn sống sót được là vì đã tỏ ra “dễ bảo và không than thở gì” ngay cả khi ông phải làm thêm việc “ngày và đêm chon dân làng chết. Hết mùa này, ông bị chuyển sang làm nghề mộc, nghề rừng, nghề song nước và nghề nông.

“Dù sức tôi yếu, bọn Pon Pót vẫn bắt tôi phải làm việc cho tới một hôm tôi quỵ ngoài đồng.

Để sống sót, chúng tôi buộc phải ăn thịt chuột, châu chấu, thằn lằn, cóc nhái, rắn rết, giun đất… Khi chúng tôi tới xã Tà am, dân số ở đó khoảng 4.000 người, nhưng đến khi chúng tôi đượ giải phóng, dân số chỉ còn khoảng 1.000 – vì đói và làm việc quá sức – và những người thoát chết đều trong tình trạng rất thảm thương”.


Trong số những người tham dự phiên tòa xử tội diệt chủng – nơi Pen Bun Píp làm nhân chứng – có người em gái họ gần của Hoàng than Norodom Sihanuc: bà hoàng Xavetthoong Mônivông. Cũng như tất cả những người dân Phnom Penh, bà cùng 24 thành viên trong gia đình đã bị buộc phải bỏ nhà ra đi ngày 17 tháng 4 năm 1975. Bà cũng đã kể lại sự hãi hùng và cảnh tàn bạo của cuộc di tản này.

Những người cùng gia đình, mà lúc đó mỗi người ở một nơi, chẳng còn cơ hội để đoàn tụ lại nữa. Khi những nơi có loa phóng thanh đến, họ được lệnh ai ở đâu thì cứ từ đó mà đi, mỗi người một ngả. Những người ốm yếu và những người nào không đủ khả năng đi tiếp đã bị bỏ lại bên vệ đường với chút đồ ăn thức uống gì đó mà người ta có thể để lại cho họ. Người ta đặt họ ngồi dựa vào gốc cây cho qua vài giờ ngắn ngủi cuối cùng trong bong râm và những người nào may mắn thì được đắp bằng một chiếc màn hoặc một tấm áo khi những người cùng gia đình họ bị những báng sung thúc đi tiếp.

Sau nhiều tuần lê bước, bà Hoàng Lôla (gia đình tôi vẫn quen gọi bà như vậy khi chúng tôi sống ở Phnom Penh) cùng với họ hang bị phân tới một khu vực có bệnh sốt rét nằm giữa Bát tam bang – thành phố lớn thứ hai của Campuchia, ở phía bắc Phnom Penh – và đường biên giới giáp Thái lan. Khi họ tới nơi đã định, ở đó đang có cuộc săn lung những người thuộc Hoàng tộc cùng những ai đã từng phục vụ các chính quyền của Lon Non và Sihanuc. Tất thảy những người này đều phải bị giết sạch cùng gia đình họ từ đứa trẻ bé nhất cho tới những ông bà già nhất. “Một số dân làng nhận ra tôi nhưng không ai phản lại tôi:. Bà Hoàng Lôla kể:

“Chồng tôi là một bác sĩ và khi bệnh sốt rét nhanh chóng hoành hành trong những người dân di tản, ông ấy đã hết sức cứu chữa cho mọi người. Bọn Khme đỏ ở địa phương phát hiện thấy chuyên môn của ông ấy; đầu tiên, chúng hài long và sai ông ấy chữa chạy cho thương bệnh binh của chúng, Nhưng rồi chiến dịch giết sạch trí thức nổ ra và bọn Khme đỏ địa phương biết rằng ông ấy hẳn phải là bác sĩ. Một đêm, chúng tới nói rằng Ăngca Lơ (tổ chức cấp trên) cần đến ông ấy. Chúng đưa ông ấy đi. Tôi theo sau cách một quãng, tay ôm con bé, tay dắt con lớn. Chúng đưa ông ấy tới một trảng nhỏ có một chiếc hố đã đào sẵn và lấy một mảnh vải bịt mắt ông ấy lại. Ông ấy thét lên rằng “Không cần”. Con gái tôi chạy tới chỗ ông ấy, gào to: “Bố ơi, bố!”. Một thằng lính dùng bang sung nện vào đầu nó, rồi bắn chồng tôi. Ông ấy ngã xuống, nhưng vẫn còn giãy giụa, vì thế chúng lại bắn tiếp vào đầu. Chỉ vài ngày sau, con gái tôi cũng chết”.

Trong số 24 người tronh gia đình cùng từ giã Phnom Penh ngày 17 tháng 4 năm 1975, gần 4 năm sau, bà hoàng Lôla chỉ còn lại chỉ với một cậu con trai út. Ba đứa còn lại, cùng những người bà con khác đều đã hoặc bị giết hoặc chết vì ốm đau hay đói khát.

Tháng 5 năm 1980, tôi gặp lại bà ở Phnom Penh. Tấn thảm kịch đã biến khỏi nét mặt bà. Bà đã tái giá – lại với một bác sĩ – và nhận nuôi 3 đứa trẻ mồ côi, nạn nhân của sự khủng bố của Khme đỏ. Bà giữ một cương vị quan trọng tại bộ Ngoại giao. “Xin đừng gọi tôi là bà Hoàng nữa” – bà nói – “những người nào trong số chúng tôi còn sống sót cũng đều được nỗi thống khổ làm cho bình đẳng với nhau và gắn bó lại với nhau. Lôla, từ nay về sau chỉ hai chữ đó thôi”.

Trong số những người đã trình bày những lời làm chứng hùng hồn tại phiên tòa xử tội diệt chủng, có một phụ nữ người Pháp, bà Đơnidơ Aphôngxô, sinh ra ở Phnom Penh và có chồng là một người Việt gốc Hoa. Khi Khme đỏ vào Phnom Penh bà đang làm việc tại Phòng Văn hóa thuộc Đại sứ quán Pháp. Dưới đây là những đoạn trích từ lời chứng của bà:

“Thứ Hai ngày 17 tháng 4 năm 1975, tôi lên đường đến Sứ quán để tìm hiểu tình hình. Nhưng vừa lên xe, tôi nghe tiếng súng nổ khắp nơi. Đó là quân Khme đỏ đang kéo vào thành phố và bắn sung để báo hiệu rằng chúng đã đến. Ông chồng ngốc nghếch của tôi, vốn đầy long nhiệt thành, chạy ra chào đón hoan nghênh chúng trên đường phố. Ai cũng phát cuồng lên vì vui mừng, gào thét: “Cheyo Yothreas! Cheyo Yothreas!” (Quân giải phóng muôn năm!). Tôi chẳng bao giờ quên được cái từ CHEYO ấy, vì sau khi chúng tôi được giải phóng khỏi cái gọi là ách nô dịch của Lon Non, chúng tôi lại bị giam cầm và đầy đọa suốt 3 năm trời trong một cảnh nô dịch còn tồi tệ hơn.

Chỉ vài giờ sau khi đến Phnom Penh, bọn Yotheas đi từ nhà này sang nhà khác ra lệnh cho dân chúng Phnom Penh phải di cư khỏi thành phố. Ăngca (tổ chức) đề nghị chúng tôi rời “nhà” mình vài bữa, vừa đủ thời gian để chúng vãn hồi trật tự. Đã mấy lần tôi cố tìm cách đến Đại sứ quán Pháp mà không được. Tất cả mọi người được lệnh đi xuống phía Nam. Tôi cũng phải làm như vậy. Chúng tôi – gồm chồng tôi, hai con tôi, bản than tôi, cô em chồng và bốn con cô ấy – đưa hành lý gồm toàn quần áo và đồ ăn thức uống (gạo, rượu vang Xomuya, cá khô, sữa, cá sardine hộp, cà phê, chè, đường…) lên xe và rời nhà ra đi xuống phương Nam ngày 18 tháng 4.

Tôi hoảng hồn khi ra tới đường, thấy cảnh tượng đập vào mắt, tôi khóc như trẻ con. Tất cả đều hoang tàn; các hiệu thuốc, cửa hàng tạp phẩm, tiệm bán đồ cũ, xưởng sản xuất đồ uống lạnh, tất cả đều bị cướp phá một cách có hệ thống. Những nơi này đều được chủ nhân khóa cửa cẩn thận trước khi ra đi. Chính bọn Yotheas là những đứa đầu tiên đột nhập vào cướp đi những gì làm chúng hoa mắt.

Sau khi chúng xong việc thì mọi người được thả sức. Đường phố tắc nghẽn. Mọi người đi lại hết sức khó khăn vì nóng bức, đầu cúi gục vì sức nặng của đồ đạc mang theo. Có ai đã chứng kiến cảnh như vậy chưa? Quét sạch một thành phố hai, ba triệu người – với danh nghĩa để lập lại trật tự”.


Lời chứng của Đơnidơ Aphôngxô là một lời chứng hiếm có bởi lẽ bà cùng gia đình đã không ra đi ngày 17 tháng 4 như lệnh truyền. Dĩ nhiên, với niềm tin của chồng bà đối với Khme đỏ, họ chẳng hề nghĩ rằng họ đã đánh liều với tính mạng của mình khi không ra đi đúng ngày có lệnh. Bà giải thích rằng thái độ của bọn Khme đỏ rất khác nhau: một số tên chia sẻ thức ăn và thậm chí có thể chia sẻ cả một chai rượu, trong khi những tên khác lại lạnh lung và tàn nhẫn.

Trong những ngày đầu tiên trên đường đi, họ đã nhiều lần bị chặn lại lục soát. Tại một trong những điểm chặn như vậy:

“Chúng tịch thu tất thảy những gì in bằng tiếng nước ngoài, sách giáo khoa, tạp chí, thẻ căn cước, giấy khai sinh, máy thu thanh, băng ghi âm và đồng hồ đeo tay. Tôi xuất trình hộ chiếu và cố làm cho chúng hiểu rằng tôi là người Pháp. Chẳng ăn thua gì, chúng tịch thu hộ chiếu của tôi và tuyên bố rằng chẳng còn gì người Pháp, người Trung quốc hay người Việt nam nữa – chỉ còn người Khme thôi. Khi những cuộc tịch thu hoàn tất, chúng ta lệnh cho chúng tôi tiếp tục đi nữa về Phương Nam, nơi Ăngca đang chờ chúng tôi”.

Về sau, trong khi đi tiếp xuống phương Nam, họ bị chặn lại và được phổ biến về cách cư xử của họ trong tương lai. Chỉ được phép nói tiếng Khme và nếu có ai đó không nói thành tạo thứ ngôn ngữ này, thì người đó phải lập tức bắt đầu học ngay. Kho họ tới chặng dừng chân đầu tiên – một làng nằm trên hòn đảo mang tên Cô Tuốcvin, tên một trong những nhánh của dòng Mêkông Hạ - họ nhận thêm những huấn thị mới.

“Đàn bà, thanh nữ không được để tóc dài nữa mà phải xén tóc ngắn. Trong làng sẽ có người chuyên cắt tóc cho mọi người. Đàn ông, đàn bà và trẻ con được cắt tóc không phải trả tiền. Nếu muốn hảo tâm với thợ cắt tóc, hay cho anh ta một khúc cá hoặc chút quần áo cũ. Chỉ được mặc đồ đen. Nếu không có quần áo đen, phải đem nhuộ quần áo đi – có thể dung một loại quả có tên gọi Makhouer để nhuộm. Đêm đến không được chuyện trò. Khắp nơi đều có mật thám. Chúng lượn lờ mọi chốn và thậm chí nghe trộm từng nhà”.

Đơnidơ Aphôngxô được giao trồng ngô mấy vụ liền, còn chồng bà thì bị đưa tới một vùng rừng ngập mặn cách vùng trồng ngô một quãng để khai hoang cấy trồng.

“Ôi! Ông chồng đáng thương của tôi, giá như ông ấy ít mồm ít miệng hơn thì hẳn ông ấy đã không bị bắt đi trại cải tạo. Ông ấy tin tưởng vào Khme đỏ một cách mù quáng. Thiên – lão trùm Ăngca ở địa phương làm ra bộ rất thân thiện – đêm nào cũng đến nói chuyện với chồng tôi và ông ấy đã kể cho lão nghe chuyện đời ông ấy. Khi Thiên ốm, chồng tôi đem thuốc men đến cho lão (khi đó chúng tôi vẫn còn thuốc men dự trữ cho 3 tháng). Sai lầm thứ hai của chồng tôi là xin cho một người bạn của ông ấy được tới đảo… Ông ta là người cho chúng tôi thuê nhà ở Phnom Pênh, là người rất thích khoác lác và hay nói tiếng Anh, tiếng Pháp. Hai tháng sau khi tới đảo, ông ta trở thành người đầu tiên được “nhập” trại cải tạo. Một tối, sau bữa ăn, ông ta bị chúng đưa đi, nói rằng:

“Ăngca cần ông ta phục vụ. Hai tuần sau đó, đến lượt hai chục người khác – trong đó, hiển nhiên có chồng tôi. Họ ra đi sau bữa ăn trưa. Tôi không thể có mặt khi họ ra đi vì hôm đó tôi đang thu hoạch ngô. Tối đến, khi tôi về, Thiên bảo: “Đừng lo, chỉ hai ngày nữa là ông ấy sẽ về thôi. Ăngca cần hỏi một số vấn đề vì bạn chồng bà đã tố giác ông ấy”. Ngày, tháng rồi nhiều năm trôi qua. Tôi chẳng bao giờ gặp lại chồng tôi nữa. Những người cùng bị đưa đi với ông ấy cũng không bao giờ trở lại nữa”(3).
(...)
Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #17 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2010, 01:44:05 pm »

Tại một trong những lớp “tẩy não” được tổ chức định kỳ, những người dân di tản được cho biết rằng họ bị coi là “tù nhân chiến tranh”. “Trước khi quân Khme đỏ chúng ta vào Phnom Pênh, các người đã được lệnh rời khỏi thành phố. Tại sao các người không làm như vậy”. Cuối tháng 2 năm 1975, Khme đỏ đã phát đi trên đài phát thanh một mệnh lệnh rằng tất cả mọi người ở Phnom Pênh và “các vùng chưa được giải phóng” khác phải ra đi tìm đến những “vùng giải phóng”. Thế nhưng, khi quân Khme đỏ tiến vào “những vùng chưa được giải phóng”, chúng coi những cư dân ở đó là “tù binh”, là “tù nhân chiến tranh”(4).

Trong nước Campuchia của Khme đỏ, có 3 loại công dân. Loại A gồm những người đã ùng hộ khánh chiến và đã có mặt trong “vùng giải phóng” vào ngày 17 tháng 4 năm 1975. Loại B gồm những người bị bắt trong “những vùng chưa được giải phóng”. Hai loại này trở thành dân “cũ” và dân “mới”. Loại C gồm bất kỳ ai đã từng phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc các cơ quan chính quyền trong chế độ Lon Non và chế độ Sihanuc. Những người này bị săn lùng và bị trừ khử cùng toàn bộ bà con họ hang mình.

Giữa tháng 9 năm 1975, Đơnidơ Aphôngxô và những dân “mới” khác ở Cô Tuốcvin được yêu cầu chuẩn bị chuyển đi nơi khác. Một thông tư của Ăngca cho hay rằng họ sẽ chuyển về những tỉnh sainh quán của họ. Họ gói nghém tất cả những tài sản gì còn lại và lên phà qua sông. Hàng đoàn xe tải quân sự đang chờ sẵn để đưa họ - như họ hằng trông chờ - trở về quê hương. Thậm chí Đơnidơ còn mơ đến việc trở về Phnom Pênh.

“Sau khi ghi tên và số người trong mỗi gia đình, lại đến một cuộc kiểm tra hành lý nữa. Các túi xách đều bị dốc sạch một cách hết sức bừa bãi và chúng tôi mất thêm phần lớn tài sản của mình nữa. Chúng tịch thu cuốn album lớn lưu ảnh của gia đình tôi – một thứ tài sản mà tôi rất quý – và bảo rằng: “Không lưu niệm, kỷ niệm gì nữa. Phải quét sạch, phải quên đi hết tất cả những gì dính dáng đến chế độ cũ. Đó là một chế độ của bọn mục nát, bọn đồi bại”.

Lời tuyên bố rằng họ đang được đưa về quê cũ chỉ là một trò lừa bịp điển hình của Khme đỏ. Thực ra, họ bị đưa lên xe tải, tàu hỏa rồi xe bò kéo đi khoảng 10 ngày trước khi bị phân ra đến các làng xã khác nhau dưới chân một dãy núi thuộc tỉnh Bat tam bang. Đơnidơ Aphôngxô bị phân tới xã Tà cheng, có 5 krum (tức là xóm).

“Ngay lập tức dân làng tự phân biệt rất rõ giữa bản than họ với những người tị nạn. Chúng tôi, dân tị nạn, hình thành một tập đoàn những “dân mới”. Họ gọi chúng tôi là “dân mới”, còn họ là “dân cũ”. Chúng tôi vừa đặt chân tới nơi, những điều nghiêm cấm dưới đây đã lập tức có hiệu lực:

Chỉ nói tiếng Khme.
Không nói chuyện với nhau ban đêm vì Chlop (mật thám – ND) lượn lờ nghe trộm ngoài cửa.
Mỗi ngày ăn không quá hai bữa.
Không được tự mình nấu cơm. Hãy ăn cháo vì vùng này vẫn thiếu gạo”.


Trong nửa cuối năm 1976, nạn đói đã buộc mọi người phải tìm cách ăn trộm ngoài đồng và lung kiếm đồ ăn trong rừng để sống. Phản ứng của bọn trùm Ăngca địa phương là dung những kiểu hành quyết tàn ác nhất để gieo rắc sự kinh hoàng vào tận tâm can mọi người. Bị đưa đi “rừng tây” cũng đồng nghĩa với việc bị tra tấn đến chết.

“Mọi người, từ trẻ đến già, gặp cái gì là vớ lấy cái đó: sắn, rau, mía… Nhưng nếu bị bắt quả tang, thì hãy cầu nguyện đi và phó thác linh hồn cho Chúa! Một hôm, một cậu bé tên là Tusơ bị bắt vì dám nhổ trộm mấy củ sắn. Được thông báo về việc này, Tà Linh (ăngca trưởng của xóm) chỉ nói: “Đưa nó đi rừng tây”.

Đơnidơ Aphôngxô mô tả lại cảnh cậu bé bị “ba tên đồ tể” dẫn đi ra sao và bà đã theo sau cách một quãng khá xa như thế nào để chứng kiến những gì đã diễn ra. ẩn mình trong một bụi rậm để “có thể nhìn thấy mà vẫn không bị lộ”.

“Đứa bé chịu tội, từ thắt lưng trở lên để trần, bị trói vào một than cây, mắt bị bịt kín. Tên đồ tể Tà Xốc, tay cầm một con dao to, rạch một đường dài vào bụng nạn nhân tội nghiệp làm nó gào lên đau đớn như hoang thú (tới tận hôm nay tôi vẫn còn nghe tiếng em gào). Máu xối ra từ mọi chỗ và từ ruột trong khi Tà Xốc lần tìm lá gan, cắt rời ra và cho ngay vào một cái chảo đã được Tà Chìa đun nóng. Chúng chia nhau lá gan đã nấu chin, ăn một cách hết sức ngon lành. Sau khi chôn xác đứa bé, chúng bỏ đi, hể hả. Cho đến khi chúng đã đi xa, tôi mới dám rời nơi ẩn náu”.

Một cảnh địa ngục trần gian khác (nguyên văn: cảnh như của Đăngtê – ND) mà Đơnidơ Aphôngxô được chứng kiến đã xảy ra khi bà nằm điều trị trong thời gian bị ốm nặng tại một nơi gọi là Phnom (có nghĩa là núi) Liếp, cách xã Tà Cheng chẳng bao xa. “Tôi vẫn biết là chẳng có thuốc men điều trị gì đâu”, bà giải thích, “nhưng tôi tưởng rằng ít ra tôi cũng sẽ được nghỉ ngơi”. Bà đã nhầm:

“Đêm xuống, chẳng ai ngủ nổi. Chúng tôi chờ chiếc xe tải thường lệ đến. Quãng 9 giờ, nó dừng bánh cách bệnh viện không xa, dưới chân Phnom Trayônô. Những tiếng đàn ông thét ra lệnh, rồi im lặng hoàn toàn. Sau khoảng khắc, có thể nghe thấy những tiếng kêu đau đớn “Ối! Ái!”. Những tiếng kêu đó nhanh chóng khựng lại. Rồi im lặng. Sau một tiếng đồng hồ, xe tải chạy đi. Người ta lại có thể nghe thấy những tiếng kêu nghèn nghẹn. Đó là tiếng kêu của những người bị đánh bất tỉnh rồi bị chôn sống. Hôm sau, để thỏa mãn tính tò mò, tôi đi đến nơi ấy. Những gì trông thấy làm cho tôi chết đứng cả người. Nơi ấy có những đường hào khổng lồ, rộng đến nỗi có thể thu nhận cả bốn năm chục xác người; có những hố chỉ được lấp đất vội vàng trong đêm tối, những cánh tay, ống chân vẫn còn thò ra ngoài. Đêm hôm sau, trước khi ô tô tải đến một lúc, tôi ra nấp sau một bụi tre to để tận mắt thấy tường tận mọi việc.

Chín giờ đúng, một xe tải quân sự chở đầy người chạy đến mép hào. Một, hai, ba người đàn ông nhảy xuống và ra lệnh cho mọi người cùng làm theo như vậy, từng người một và xếp hàng đi theo người lái xe tới một đường hào vừa mới đào. Tổng số có 40 người – tôi đếm thấy như vậy. Đàn ông, đàn bà, trẻ con đủ mọi lứa tuổi. Hai gã đàn ông theo sau, rìu và xẻng cán ngắn trong tay. Tới đường hào, những gã có rìu và xẻng đứng đối diện nhau, tên lái xe đẩy các nạn nhân về phía chúng, hai người một. Bị một nhát rìu hoặc xẻng, họ bất tỉnh và bị đá xuống hào, hoặc còn sống hoặc đã chết. Một vài người nhìn thấy cảnh diễn ra tìm cách chạy trốn. Vô ích. Họ bị bắt lại ngay. Khi tất cả mọi người đã bị ném xuống hào, bọn chúng lấy đất lấp kín lại và chiếc xe tải chạy đi. Một tháng sau, một máy kéo đến san bằng toàn bộ khu vực này và tên trùm một xã gần đó được lệnh trồng sắn khắp vùng. Cho đến lúc chết, tôi sẽ không bao giờ quên những cảnh hãi hung này, những cảnh mà chỉ những loài dã thú như bè lũ Pon Pot – Iêng Xary mới có khả năng làm nổi”.


Lời chứng kiến của Đơnidơ Aphông xô khá dài và đầy những tình tiết dường như không thể tin nổi. Trong một cuộc phỏng vấn sau khi kết thúc phiên tòa, bà kể với tôi rằng bà đã từng không dám chắc mình có thể qua khỏi cảnh sống trong trại tập trung, khi quanh bà toàn là tàn sát, tra tấn, chết đói cùng những điều kiện sống và làm việc không thể chịu đựng được. Nhưng bà đã quyết tâm phải sống, sống để ra sức tố cáo chế độ này bằng những thực tế chính xác về những gì bà đã được chứng kiến. Đó chính là lý do thúc đẩy bà nhiều lần mạo hiểm với số mệnh để chứng kiến những cảnh hãi hung như ở sau bệnh viện Phnom Liếp và cuộc hành hình chú bé Tusơ.

Những lời kể của bà về sinh hoạt hang ngày cũng sinh động không kém: lao động nô dịch trên cánh đồng từ 12 đến 14 giờ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần, với miếng cơm chết đói. Nhiều lần đôi chân bà đã khuỵu xuống sau những ngày đói khát khủng khiếp. Đã hai lần bà suýt chết đuối do đuối sức ngã xuống kênh dẫn nước. Một lần bà bà đã bị chó cắn xé khi bà giành giật với nó một mẩu da của một con bò mới thịt – và chịu thua. Cũng có lần, bà đã phải đánh nhau với cậu con trai mới 14 tuổi đầu của mình để giành một nhúm gạo sấy mà hai mẹ con đã ăn trộm được. Đến đầu tháng 1 năm 1979, bà đã kề bên cái chết vì đói và ngay cả tên trùm ăngca của địa phương cũng công nhận rằng bà không còn khả năng làm đồng nữa. Một buổi sang, bà lần ra khỏi túp lều của mình thử đi xin ít đường thốt nốt với hy vọng nó sẽ giúp bà phục hồi sức lực. Bà cố tìm đến nhà tên chủ tịch huyện: vợ hắn ta đã có lần tỏ lòng tốt với bà.

“Vừa tới nơi thì tôi thấy ngay tình thế tồi tệ. Toàn bộ bọn Nearaday (xã trưởng) được vũ trang tận răng đang tập hợp ở đó. Bốn, năm người thợ may đang bận rộn, làm hết tốc lực, may túi dết và các thứ túi khác theo hình ruột tượng để chở gạo. Tôi được biết rằng trong hai ngày qua nhà máy xay đã xay xát khoảng 40 bao gạo mỗi ngày. Đến tối, chúng chất bừa bãi cac thứ vào xe bò, cả vợ con chúng nữa. Chúng rời Xahakar (hợp tác xã) đi lên mạn bắc, thậm chí chẳng buồn ngó ngành gì đến chúng tôi – điều này chẳng làm chúng tôi ngạc nhiên, bởi lẽ chúng vẫn thô lỗ như vậy. Cái đêm chúng ra đi, mọi thứ đều bị cướp phá: cả cánh đồng mía phía sau nhà Tà Xốc lẫn những kho muối và thóc, lợn và cả thóc trong nhà máy xay đều bị ăn trộm. Chẳng ai có thể chặn bắt những người cướp phá đã từng bị đè nén một thời gian dài đến vậy.

Rồi tôi hay tin quân giải phóng đã đến Phnom Liếp. Mọi người được đề nghị đi khỏi vùng này theo hướng đông. Ai nấy khăn đùm khăn gói, chẳng cần xin phép ai. Những tên ủng hộ Nearaday còn chưa đi tìm cách giữ chúng tôi lại: “Các người đi đâu? Ai bảo các người đi? Lẽ nào các người không biết rằng cái chết đang chờ các người trên đường đi hay sao? Không cơm gạo, không thuốc men, không xe cộ - chắc chắn các người sẽ phải chết vì Xiêm Riệp cách đây những 60 km kia mà!” Chẳng ai đếm xỉa đến chúng, có người còn nói: “Nếu phải chết, chẳng thà tụi tao chết ở nơi khác còn hơn là vùi xương ở cái khu rừng khốn nạn này”.


Đơnidơ Aphôngxô không tin là bà có thể đến nơi được. Bà đang bị phù nề vì đói, đôi chân sưng tướng lên, nên bà ở lại bồi bổ sức lực cho mình bằng số thức ăn đột nhiên thừa thãi. Người ta thịt bò, cứ 20 người thịt một con: “Suốt 3 ngày ấy, tôi ăn quá nhiều đến nỗi bị đi ỉa chảy – gạo và rau đầy rẫy”. Sau ba ngày ăn no, hai mẹ con bà lên đường, vai chất đầy đồ ăn. Lúc đầu họ chỉ đi được khỏang 100 thước là lại phải nghỉ. Sau nhiều quãng ngắn một, sau vài đêm nghỉ lại ở những làng xóm đi qua, họ đã tới Xiêm Riệp. Họ phải mất 2 tuần mới đi được 30 dặm. “Ngay cả những người có xe bò hoặc xe tay cũng phải đi từng chặng ngắn một và cũng phải mất 7 – 8 ngày mới tới nơi”.

Bà kể lại những ấn tượng đầu tiên về quân đội Việt nam đến giải phóng:

“Nhiều ngày liền, tôi sống nhờ vào lòng tốt của quân giải phóng. Dù chẳng biết mình là ai, nếu họ thấy mình đói, họ cũng cho mình cái gì đó để ăn – cơm, cá khô, cháo thịt, mỳ sợi…

Những người lính giải phóng này không có gì giống với những điều bè lũ Pon Pot – Iêng Xary (bọn Nearaday) mô tả về họ; theo chúng, họ là những kẻ chuyên cắt cổ người, giết trẻ em, hút máu người. Họ chỉ là những bộ xương, chẳng có gì ăn, phải sống bằng vỏ trấu. Tôi không thể không kể những chuyện này cho những người lính giải phóng: họ lắng nghe một cách thích thú. Là những người đã từng sống chung với bọn lính của Pon Pot – Iêng Xary, chúng tôi có thể cam đoan rằng bọn giết người và cắt cổ người thực thụ chính là bè lũ Pon Pot – Iêng xary. Chẳng hạn ở Phnom Xrốc, những ai không kịp chạy đi đều bị cắt cổ hoặc ít nhất cũng bị móc mắt (rõ ràng là để họ không thể nhận mặt bọn đồ tể và những kẻ đã tra tấn mình – Tác giả).

Những người lính giải phóng này cư xử rất đứng đắn với chị em phụ nữ và thật bất ngờ với tôi, họ bị cấp tuyệt đối không được lấy bất cứ thứ rau quả nào ở địa phương. Họ chỉ dựa vào những gì của Chính phủ họ chở đến bằng máy bay. Họ không lấy gì của đất nước này, họ chỉ có đem thêm đến để phân phát dưới dạng hàng viện trợ”(5).


Lời chứng của Đơnidơ Aphôngxô – người sau này đã tới Paris làm việc tại Bộ Ngoại giao Pháp – là cực kỳ có giá trị. Những lời miêu tả của bà cùng những điều bà đã trải qua là bằng chứng hết sức đầy đủ về bản chất man rợ nguyên thủy, kẻ cướp của các lực lượng Khme đỏ. Các lực lượng giải phóng không cướp bóc tài sản riêng của mọi người. Những điều Khme đỏ đã làm chỉ chứng minh cho thái độ coi thường của chúng đối với bản than dân tộc chúng, đối với nền văn hóa và truyền thống của dân tộc ấy. Phản ứng của chúng khi Đơnidơ Aphôngxô van vỉ được giữ cuốn album gia đình thật là điển hình: “Hãy quên đi quá khứ”(6). Dưới con mắt của các lãnh tụ Khme đỏ, lịch sử của đất nước Campuchia chỉ mới bắt đầu từ ngày 17 tháng 4 năm 1975. Tất thảy những gì trước đó đều bị phải lãng quên, đều phải bị xóa sạch.
----------------------------------------------------
Chú thích
1. Phiên tòa xét xử tội diệt chủng của tập đoàn Pon Pot – Iêng Xary được tổ chức tại Tòa án Nhân dân Cách mạng ở Phnom Pênh từ ngày 17 đến 19 tháng 8 năm 1979. Tác giả của cuốn sách này cùng nhiều nhóm phóng viên vô tuyến truyền hình và nhà báo phương Tây, đã có mặt và được gặp gỡ trực tiếp các nhân chứng, được tạo điều kiện thuận lợi tới thăm những nơi xảy ra tội ác như đã nêu trong bản cáo trạng.

2. Về trình bày chi tiết đầy đủ về vai trò của Ăngca Lơ, xin xem Chương 7.

3. Việc một người bạn của chồng bà Đơnidơ Aphôngxô bị bắt chưa đầy 3 tháng sau khi Khme đỏ giành được chính quyền chỉ vì ông ta bị phát hiện là có nói tiếng nướ ngoài gợi cho ta thấy rằng một chính sách tiêu diệt trí thức đã được quyết định từ trước và không lien quan gì – như nhiều người tưởng – tới thái độ chống đối của giới trí thức đối với chế độ mới này.

4. Theo tập quán phong kiến – mà tập quán này còn lâu mới có thể được gột sạch ở Campuchia – thì tù binh có thể đương nhiên bị đối xử như nô lệ. Chủ nô có thể bắt nô lệ làm gì cũng được. Họ sống hay chết không có vần đề gì! Cho nên, có thể nói theo nghĩa đen là Khme đỏ đã thực hành một xã hội nô lệ hiện đại.

5. Gần một năm sau tại Xiêm Riệp, bà giám đốc khách sạn mang tên Grand Hotel, bà Loong Xavan cũng nhận xét như vậy về những người lính Việt nam ở đấy: “Họ đối xử với chúng tôi như thể họ là những ông bố bà mẹ rộng lượng bao dung vậy. Mặc dù chúng tôi có vô khối hoa quả và cá, họ vẫn chẳng chịu nhận tí gì hết. Họ chỉ ăn khẩu phần đạm bạc của họ”.

6. Chính thái độ này đã cung cấp tên gọi cho một cuốn sách của linh mục Thiên chúa giáo Phrăngxoa Phôngxô, cuốn Campuchia: Năm số không (Cambodia: Year Zero, New York, Holt, Richard and Vinston, 1978) và tên gọi cho một bộ phim của các nhà làm phim người Anh Giôn Phingơ và Davít Mônrô, bộ phim: Năm số không: cái chết thầm lặng của một dân tộc (Year Zero: the Silent Death of e Nation).

Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #18 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2010, 01:53:57 pm »

VII. Một xã hội nô lệ ở thế kỷ XX

Ở nước Campuchia của Khme đỏ, mọi thứ đều được thực hiện nhân danh Ăngca. “Ăngca Lơ cần đến đồng chí”, tên đội trưởng đội hành quyết sẽ chỉ nói vậy khi hắn đến vào lúc nửa đêm để lôi nạn nhân đi. “Ăngca đề nghị đồng chí cho mượn chiếc đồng hồ”, “Ăngca sẽ cấp cho”, “Ăngca muốn làm cho các đồng chí trở thành những người cách mạng thực sự”. Dưới cái vỏ bọc của những lời lẽ có vẻ cách mạng, bè lũ Pon Pot – Iêng Xary đã áp đặt lên nhân dân Campuchia một hệ thống biến họ thành nô lệ và thi hành quyền lực của chúng đối với họ trên cơ sở của sự khủng bố, sự tàn bạo và sự diệt chủng.

Mặc dù người ta chưa nhất trí được với nhau về cái nhãn hiệu thể hiện hệ tư tưởng cho cái xã hội này, nhưng rõ ràng là, những định nghĩa kinh điển trong các từ điển về khái niệm nô lệ đã mô tả một cách hoàn hảo than phận những công dân Campuchia bình thường dưới ách Khme đỏ. Dù rằng họ quả là không bị mua đi bán lại – vì chẳng có tiền tệ và cũng không có hệ thống giá trị trao đổi – thì dưới thời Khme đỏ, người dân Campuchia cũng không được lựa chọn công ăn việc làm, không thể thay đổi nơi làm việc, không có quyền tự do đi lại bất kỳ đâu. Cuộc sống của họ không có gì khác ngoài việc phải lao động từ 12 đến 14 giờ một ngày, 7 ngày một tuần, không được trả lương, chỉ được một suất ăn chết đói mà họ không thể tùy ý sử dụng. Bất kỳ công dân nào cũng có thể bị bắt đi và nện vào đầu cho đến chết, mà chẳng được biết là đã phạm tôi gì hoặc chẳng được ai bào chữa. Họ hang gia đình không được phản đối hoặc đòi bồi thường gì cả, vì những chuyện đó sẽ dẫn đến cái chết chắc chắn cho bất kỳ ai dám phản đối hoặc thậm chí phê phán chính quyền, bằng việc khóc thương vợ chồng hay con cái bị giết.

Nếu như trước kia, chỉ những tù binh người nước ngoài – người Thái, người Lào, người Chàm và các dân tộc khác – bị đẩy vào cảnh nô lệ trên đất nước Campuchia, thì một trong những nét độc đáo của xã hội Khme đỏ là Pon Pot đã nô dịch chính dân tộc của chính hắn. Lúc đầu, than phận nô lệ được quy định cho những ai không có mặt trong những vùng do Khme đỏ kiểm soát vào thời điểm “giải phóng” ngày 17 tháng 4 năm 1975. Nhưng chẳng bao lâu sau, than phận này được quy cho toàn thể dân tộc, trừ giới lãnh đạo có đặc quyền. Danh chính ngôn thuận mà nói, và không danh chính ngôn thuận tới mức hiển nhiên hơn nhiều mà nói (trong những khóa học tập chính trị mỗi tuần hai hay ba lần mà thành viên của tổ chức nào cũng đều phải tham gia), đó là cuộc chiến tranh sống chết giữa dân nông thôn và dân thành thị, diễn ra trong khi vũ khí trấn áp nằm gọn trong tay dân nông thôn và những tên Khme đỏ “bảo hộ” cho họ. Trong khi giới lãnh đạo Khme đỏ đề ra khẩu hiệu “trả thù giai cấp” để hô hào thành viên của chúng ở mọi cấp phát động “tinh thần cảnh giác và nghiêm khắc cách mạng” ngày càng cao trong khi xử lý “kẻ thù giai cấp” thì thực ra sự phân bố giai cấp chẳng dính dáng gì đến việc ai là người xử lý và ai là người bị xử lý. Giới lãnh đạo Khme đỏ hoàn toàn xuất thân từ giai cấp tiểu tư sản và tư sản có sở hữu tài sản và một số trường hợp có lien quan đến giai cấp phong kiến. Đại đa số những người bị giết hoặc cố tình bị bỏ cho chết vì đói khát hoặc bệnh tật vốn là những tiểu nông, ngư dân, công nhân và những người có học thuộc những thành phần xuất thân khác nhau, nhưng hầu hết là xuất thân trong tầng lớp nghèo khổ. Làm sao có thể nói khác được khi mà số người chết trong chưa đầy bốn năm trời là từ 2 đến 3 triệu?

Sau giải phóng, Ăngca Lơ cho truyền đạt xuống một chỉ thị hướng dẫn bọn thừa hành ở các địa phương về chính sách đối với những người bị lưu đầy – số người này chiếm đến 2/3 dân số - diễn đạt dưới hình thức một khẩn hiệu: “Giữ chúng – không lãi gì! Giết chúng – không lỗ gì!” Giáo sư Keng Vanxắc – cựu Chủ nhiệm khoa Văn chương trường Đại học Phnom Penh, một trong những nhà macxít xuất sắc của Campuchia và là người dìu dắt ở Paris một số lãnh tụ tương lai của Khme đỏ - đã giải thích cho tôi rằng những từ Khme Camnenh (nghĩa là Lãi) và Khat (nghĩa là Lỗ) viết trong cái chỉ thị - khẩu hiệu ở trên không phải là những thuật ngữ trừu tượng hay triết học gì; chúng thể hiện những giá trị vật chất và thương mại như vẫn được sử dụng trong công tác kế toán thông thường.

“Con người bị hạ xuống thành một đối tượng của lãi và lỗ. Những người nào có khả năng thoát khỏi bàn tay của các đơn vị hành quyết, thoát khỏi lao động cưỡng bức, cảnh thiếu thốn thuốc men, thoát khỏi bệnh tật, đói khát, sẽ trở thành những vật có lãi. Nếu không, họ sẽ bị giết chết và cái chết của họ chẳng hề gây ra chút lỗ nào!”

Keng Vanxắc cũng chỉ ra rằng trong thự tế Ăngca là “một bộ máy đàn áp và khủng bố khổng lồ như một thứ hỗn chất gồm Đảng, Chính phủ và Nhà nước, không phải hiểu theo nghĩa thông thường của những từ này, mà đặc biệt nhấn mạnh vào đặc tính thần bí, khủng khiếp và tàn nhẫn của nó. Theo một cách hiểu nào đó, nó là một quyền lực chính trị siêu hình, vô danh, có mặt ở khắp mọi nơi, là thượng đế huyền bí, gieo rắc cái chết và sự khủng bố nhân danh chính nó”. Vì mọi cán bộ Khme đỏ đều có thể đương nhiên hành động nhân danh Ăngca, nên gã ta hoặc mụ ta – được miễn giải bất kỳ ý thức trách nhiệm cá nhân nào khi phạn tội giết chóc hay tra tấn nhân danh Ăngca.

Tại phiên tòa xét xử tội diệt chủng tổ chức ở Phnom Penh tháng 8 năm 1979, Đít Munty, một giáo viên trung học đã thoát chết nhờ thành công trong việc không để lộ ra mình là một “trí thức”, đã đưa ra một trong những bản mô tả lý thú và thất triệt về việc Ăngca đã nô dịch nhân dân Campuchia như thế nào.

“Ăngca là hiện than của một quyền lực quân phiệt và chuyên chế tuyệt đối nằm trong tay Khme đỏ. Nó có quyền sinh quyền sát đối với mọi người. Để gieo rắc sự bất đồng giữa người thành thị và người nông thôn, Ăngca chia mọi người thành 3 loại: dân cũ, dân mới và kẻ thù. Loại thứ nhất bao gồm những người sống trong vùng giải phóng hoặc trong những vùng đã đi theo Khme đỏ trước khi chính quyền Lon Non sụp đổ. Loại thứ hai bao gồm những người bị lưu đầy khỏi Phnom Penh và những nơi khác. Những người này bị coi như nô lệ. Họ phải chịu mọi thứ nhục hình của “dân cũ”. Dân cũ có nhiều quyền hành và ân huệ hơn dân mới. Chính dân mới là người phải làm tất thảy những công việc nặng nhọc. Suốt 6 tháng trong 1 năm, Ăngca bắt họ phải đắp đê, đào mương máng. Mỗi ngày họ phải làm việc 13 tiếng, từ 3 giờ sang đến 10 giờ 30, từ 13 giờ 30 đến 17 giờ 30 và từ 19 giờ đến 21 giờ, để đổi lấy 150gr gạo mỗi người và ngày nào cũng vậy(1). Đối với họ, không hề có ngày nghỉ, ngay cả khi ốm đau, họ cũng không có quyền nghỉ ngơi. Bị cái chết đe dọa, họ phải lien tục làm việc cả ngày lẫn đêm, dưới cả mưa lẫn nắng. Loại thứ ba, bao gồm những nhân viên quân sự và dân sự dưới chính quyền cũ, toàn bộ trí thức, học sinh và sinh viên từ lớp 7 trở lên. Tất cả những người này đều phải bị giết bởi lẽ họ là kẻ thù.

Đất đai khô cằn, điều kiện sống chật vật, thuốc men thiếu thốn. Nhiều người đã chết vì đói. Ở công xã Xăngcát Xamôrích, mỗi ngày có từ 4 – 6 người chết. Mọi người ở đây ốm yếu đến nỗi có lúc họ không còn sức để chon người chết nữa, vì thế họ đã chất xác chết lên xe bò và bỏ lại trong rừng”.


Trong số các nạn nhân, có mẹ của Dit Munty. Bằng việc tả lại cái chết của bà, anh đã trình bày một cách hùng hồn, điều chắc chắn là số mệnh của hang trăm ngàn đồng bào của mình: chết đói ngay trên mảnh đất vốn đã từng là một trong vùng xuất khảu lúa gạo hàng đầu ở châu Á.

“Mẹ tôi cũng bị chết đói. Bà là một phụ nữ dịu hiền, khiêm tốn và dễ thương. Bà mới 45 tuổi, nhưng bị tiều tụy bởi tâm trạng đau buồn, bởi lao động cưỡng bức, bởi suy dinh dưỡng và thiếu thuốc men, trong bà như một cụ già 80 tuổi. Tôi bị đưa đi đắp đê ở xa trong 5 tháng trời và khi tôi trở về, mẹ tôi đan hấp hối. Bà kêu: “Cho mẹ chút gì để ăn đi. Mẹ chết đói mất thôi”. Liều thân, tôi lao bừa đi và cũng kiếm được một bát cơm. Bất hạnh thay, mẹ tôi không thể nuốt nổi nữa. Giọng bà nhỏ dần, nhỏ dần, đến khi lịm đi. Vừa khóc lóc, tôi vừa khẽ lay người bà và hỏi xem bà còn nhận ra tôi nữa không. Bà mở mắt, nhìn tôi, chớp chớp mắt ra điều nhận ra tôi – rồi chết”.

Lời chứng có tính xác thực, thuyết phục và đầy xúc động của Dit Munty nằm trong số những lời chứng quan trọng nhất đã được trình bày tại phiên tòa xử tội diệt chủng. Đối với tôi, đó là sự tổng hợp của tất thảy những gì tôi đã phát hiện ra từ thực tế hang trăm cuộc phỏng vấn, lúc đầu với những người tỵ nạn, rồi về sau với những người “trên đường” và những người cuối cùng đã trở về được làng quê mình hoặc nhà mình ở Phnom Penh. Rõ ràng là một người quan sát sắc sảo có một trí nhớ tốt và một ý thức cao về giá trị con người. Dit Munty đã mô tả cuộc sống dưới thời Khme đỏ, đó là một trong những bản cáo trạng có hiệu quả nhất đối với chế độ này và chẳng cần nói ra, đối với những ai – đặc biệt là những trí thức phương Tây – đã trở thành những kẻ biện hộ cho cái chế độ ấy. Trong lời chứng của anh, không có một câu, một chữ nào lại không được sự xác nhận của những người đã từng sống dưới ách Ăngca, trong cáo xã hội mà Iêng Xary đã huênh hoang là “điều chưa từng có trong lịch sử”. Với câu nói này, người ta có thể hết sức sốt sắng nói thêm: “và có lẽ chẳng bao giờ có lại nữa”.

“Chúng tôi được ăn uống rất tồi, ăn mặc rách rưới và bị biến thành nô lệ. Quyền con người bị chà đạp, quyền được sinh hoạt với gia đình và quyền tự do hôn nhân được thay thế bằng “ăn tập thể” và hôn nhân cưỡng bức mỗi lần từ 30 – 50 hoặc 60 cặp. Chúng tôi, những người “không ai cần đến”, không có quyền trợ về quê hương và tái lập hạnh phúc và cuộc sống gia đình. Quyền cư trú, tự do đi lại trong nước, quyền tự do chính kiến, hội họp, tín ngưỡng, quyền làm việc, nghỉ ngơi hoặc học hành đều bị cấm đoán hoàn toàn. Mọi công dân không được “tự do bình đẳng” một khi hầu hết mọi người bị giam cầm bằng vũ lực trong các hợp tác xã và chết gục vì đói, trong khi Khme đỏ, đại diện Ăngca, có thể đi lại tự do và ngồi mát ăn bát vàng. Chúng đã thực sự phá hủy mọi cơ sở giáo dục, buộc trẻ em từ bỏ việc học hành. Trẻ em từ 13 – 14 tuổi bị cưỡng bức tong quân, còn các em từ 6 – 12 tuổi thì chăn trâu bò và đi nhặt phân rơi.

Khme đỏ phỉ nhổ tất cả truyền thống, luân lý và tập quán của dân tộc. Chúng phá hủy chùa chiền, đền miếu hoặc biến những nơi này thành nhà tù, buộc các nhà sư phải bỏ áo cà sa.

Ăngca muốn phát triển nông nghiệp, nhưng chúng lại giết hết cán bộ kỹ thuật và cán bộ nông học. Trong khi đó chúng phải đóng cửa hết nhà máy này đến nhà máy khác do thiếu nguyên liệu và công nhân.

Không có tiền tệ, cũng chẳng có chợ búa. Ăngca thực hiện một thứ “kinh tế đóng cửa”. Chỉ có thương mại với một nước duy nhất là Trung quốc, một nền ngoại thương coi thường lợi ích của nhân dân Campuchia, chỉ thừa nhận lợi ích của Bắc kinh”.


Nếu ở Campuchia đã xảy ra nạn đói thì đó chẳng phải là do mất mùa. Sản lượng lúa vẫn cao, nhưng hoặc bị đưa vào kho dự trữ dùng cho quân đội hoặc bị xuất khẩu sang Trung quốc. Tại phiên tòa xử tội diệt chủng, đã có những tài liệu cho thấy Trung quốc ép Campuchia phải chuyển gạo ngày càng nhiều sang Trung quốc. Một số ở phương Tây biện hộ cho chế độ này đã lấy việc Campuchia “thậm chí còn có gạo xuất khẩu” để chứng minh rằng hệ thống canh nông của Ăngca hoạt động hữu hiệu! Lúa gạo cùng gỗ, da cá sấu, cá khô, cá xông khói, hồng ngọc, xiricon, các loại đá quý khác va một ít caosu là những mặt hang chủ yếu của Campuchia xuất khẩu sang Trung quốc để đổi lấy vũ khí mà nè lũ Pon Pốt – Iêng Xary nhập của Trung quốc.
Dit Munty trình bày tiếp:

“Các cuộc hành quyết thường xuyên xảy ra. Đêm nào cũng vậy, hai hay ba người dân “mới” bị triệu đi “họp” và biến mất không để lại chút dấu tích. Không ai dám hỏi han gì về số mệnh của những người bất hạnh này; thân nhân cũng không dám khóc, vì sợ kết tội là “đồng lõa”. Nếu có ai đó bị gọi đi vào một thời điểm không bình thường – nhất là vào ban đêm – người đó chắc sẽ bị giết. Chúng tôi sống trong nỗi lo sợ bất tận, như cá trong chậu, chẳng biết bao giờ sẽ đến lượt mình bị giết. Để thoát chết, người ta phải hết sức thận trọng. Không ai dám tin ai, bởi mật thám trà trộn giữa chúng tôi. Khme đỏ đã lập nên một hệ thống do thám rất có hiệu quả - những đứa trẻ từ 6 – 8 tuổi phải làm mật thám đối với cả cha mẹ chúng.

Các xã trưởng, được coi là cán bộ, được tuyển chọn trong số những người ít học nhất và để duy trì quyền lực của mình, chúng có thừa nhiệt huyết. Công lý luôn sẵn sang ra tay. Bất kỳ ai không may làm vỡ chỉ một chiếc đĩa cũng sẽ bị gán cho là tay chân của CIA và KGB hoặc của Việt nam.

Cuộc thảm sát lớn nhất nổ ra tháng 6 năm 1977. Bạn Xeng Meng Tếch của tôi là nạn nhân đầu tiên. Anh ấy vừa cùng gia đình bắt đầu ăn cơm trưa thì hai tên địa phương quân bước vào. Chúng bắt anh đi và đánh anh ấy đến chết dưới một gốc cây thốt nốt cách nhà 1 km. “Tội” duy nhất của anh ấy là đeo một cặp mắt kính dầy!”


Tháng 6 năm 1977 đánh dấu sự khởi đầu của một làn song thần những cuộc hành quyết ở các tỉnh. Những đoàn xe bò, làm người ta nhớ lại những đoàn xe chở tù nhân ra máy chém hồi Cách mạng Pháp lọc cọc lăn bánh tới những pháp trường, lèn chặt những nạn nhân vô tội.

“Suốt thời kỳ này, người ta phổ biến bằng miệng ở khắp nơi chỉ thị rằng: “vì thiếu đất trồng” Ăngca đang cho xây dựng hàng trăm ngôi nhà kiểu mẫu ở nơi khác cho “dân mới” tại những vùng nhiều đất trồng. Tối tối, người ta tập trung các gia đình lại để chuyển đến nơi mới. Những đoàn xe trâu bò kéo và một con thuyền được dùng để chở những gia đình bất hạnh này tới những “làng mới”. Từ nơi ấy, chẳng có ai trở lại bao giờ. Chỉ riêng ở làng tôi, 36 gia đình với tổng số 202 người, đàn bà, người già, trẻ nhỏ đã bị đưa đi bằng những đoàn xe như vậy và từ đó đến nay vẫn biệt tăm. Tôi tin chắc rằng sẽ đến lượt mình – bị Ăngca đưa đi đến đó, nơi chưa có ai trở lại. Đêm nào cũng vậy, chúng tôi trông chừng chiếc thuyền và đoàn xe tới và chúng tôi không thể nào ngủ nổi cho đến khi âm thanh ghê rợn của chúng xa dần khỏi làng. “Nó đấy! Thế là lại thêm một lần thoát chết”. Vợ tôi thì thầm.

Chúng tôi sống trong tình trạng luôn luôn sợ hãi, vợ chồng tôi đã kiếm được và luôn thủ trong túi vài chục hạt quả độc có chứa độc tố stricnin. Nếu bị triệu đi chúng tôi sẽ tự đầu độc mình. Đó là cách duy nhất để khỏi phải chịu đau khổ hơn nữa. Tất cả những người “dân mới” do xe bò và thuyền chở đi đều được đưa tới trường Staung – ngôi trường này đã bị biến thành một trung tâm tù đầy và tra tấn. Tới nơi, mọi dấu vết của những người bất hạnh này đều biến mất. Những cuộc giết chóc đều theo một mẫu có sẵn. Đầu tiên là những nhân viên quân đội và cảnh sát, rồi tới những nhân viên dân sự, trí thức, nhân viên kỹ thuật, bác sĩ, giáo viên và giáo sư, tiếp đến là sinh viên và học sinh.”

(...)
Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #19 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2010, 01:54:43 pm »

Dit Munty đã giấu nghề nghiệp và nguồn gốc giai cấp của mình, bị đưa đi làm đủ kiểu lao động chân tay: đốn gỗ, đánh cá, trồng rau, trộn phân. Lời chứng của anh kết thúc bằng một thong báo não long là sau khi chế độ Pon Pot bị lật đổ, thời gian đó anh bị đưa đến một “đội đánh cá” ở Tônglê Sáp tức “Hồ Lớn”, anh trở lại xã Staung và thấy nơi ấy lạnh tanh như sa mạc.

“Mọi người đều ra dựng lều trại dọc theo quốc lộ dưới sự bảo vệ của Mặt trận Khme thống nhất cứu nước, vì sợ Khme đỏ bắt đưa vào rừng. Không ai có thể cho tối biết chính xác điều gì đã xảy ra với vợ con tôi. Cho tới tận bây giờ, tôi vẫn chẳng được tin gì về vợ con tôi cả”.

Để liệt vào danh sách có “lãi” trong cuốn sổ cái của Ăngca, những ai có đủ sức khỏe cơ bắp để thoát khỏi những thiếu thốn kinh khủng trong sinh hoạt hàng ngày đều đã phải trở thành những người cách mạng “trong sạch và cứng rắn”. Thế là trẻ em được dậy rằng tố cáo cha mẹ chúng chính là một việc làm tốt giúp cho cha mẹ chúng được “trong sạch hơn”, để rồi họ có thể có một vai trò cao quý hơn trong xã hội mới. Một trong những khuyết tật vốn có lớn nhất của dân thành thị là “xu hướng thiên về chủ nghĩa cá nhân” của họ. Nhu cầu làm cho họ gột rửa được đều này là một trong những chủ đề thường xuyên nhất của những lớp “giáo dục chính trị” được tổ chức đều đặn.

Pin Yathay, tác giả của cuốn sách sởn gai ốc nhan đề L’Utopie Meurtrière – Cõi không tưởng chết chóc, đã dùng những gì bản thân và gia đình mình đã trải qua để cho thấy Khme đỏ đánh giá “tiến bộ” về mặt tư tưởng như thế nào(3). Trong vòng chưa đầy một năm sau khi cùng gia đình bị lưu đầy khỏi Phnom Penh, ông đã mất 19 trong số 23 người ruột thịt của ông do bệnh tật và đói. Tại cái “hợp tác xã” mà gia đình ông được phân tới ở Đôn Êy, thuộc tỉnh Puốc Xát, Pin Yathay đã tới ngưỡng cửa của tử thần sau một trận sốt rét khủng khiếp, tiếp đó là bệnh phù thũng do đói. Con trai cả của ông, Xađát, bị một vết thương nhiễm trùng rất nặng ở chân và cũng bị phù thũng. Khi một cán bộ Khme đỏ đến đưa cậu bé đi, Pin Yathay cho hắn xem vết thương đã nhiễm trùng và van xin hắn cho phép con trai ông được nghỉ một hai ngày chờ cho vết thương lành. Gã Khme đỏ trả lời:

“Đồng chí vẫn còn xu hướng cá nhân chủ nghĩa. Vì đồng chí ốm yếu mà đồng chí muốn giữ con lại cùng. Cho đến nay, đồng chí đã vượt qua tất cả thử thách trừ lần này. Tuy nhiên đồng chí cần phải làm cho bản than mình trong sạch đi. Hãy làm cho mình thoát khỏi mọi thứ tình cảm. Đứa trẻ này thuộc về Ăngca. Đồng chí không được ao ước giữ nó cho mình làm gì”(4).

Cậu bé Xađát bị lôi đi và 5 ngày sau thì chết. Pin Yathay lại bị trách mắng thêm lần nữa vì đã xin nhìn xáx con mà chẳng được.

Một lần khác, Pin Yathay bị bắt khi đang đưa đồ ăn đồ uống cho bà vợ góa của một người bạn từ ngày còn ở Phnom Penh, sau khi chồng và hầu hết gia đình bà đã chết ở Đôn Êy. Bà ta yếu đến nỗi không thể lê bước nổi khỏi giường, vì thế Pin Yathay cùng vợ là Any cố hết cách giúp bà. “Giúp đỡ bà ấy không phải là nhiệm vụ của các đồng chí”, tên Khme đỏ lên tiếng và ngăn ông lại, “Việc làm này chỉ chứng tỏ rằng các đồng chí vẫn chưa gột sạch được những tình cảm trắc ẩn, bạn bè. Các đồng chí phải thanh toán những tình cảm như vậy và những xu hướng cá nhân chủ nghĩa đi. Còn bây giờ hãy quay về!” Hai ngày sau, người đàn bà ấy – nguyên là một viên chức của Ngân hàng Thương mại Khme ở Phnom Penh – qua đời. Hai đứa con của bà bị đưa đi biệt tăm(5).

Một trong những cuộc thuyên chuyển – thường xuyên xảy ra trong những năm đầu lưu đầy – gia đình Pin Yathay cùng những người khác sống cùng làng bị đưa tới Xrama Liếp thuộc tỉnh Tà keo, nam Phnom Penh. Cuộc thuyên chuyển này được công bố một cách dối trá là để đưa dân về quê cũ. Đến khi họ vừa dỡ đồ đạc từ trên xe bò xuống, tên trùm Khme đỏ ở địa phương cho họ biết ngay rằng chuyến đi tiếp về quê đã bị hoãn lại. Khi đó là cao điểm của thời vụ nông nghiệp tháng 7 năm 1975 và họ sẽ ở lại Xrama Liếp cho tới khi trồng cấy xong đã.

“Tất nhiên Ăngca sẽ lo cho việc ăn ở của các đồng chí. Ăngca sẽ chăm lo mọi thứ. Về phần mình, các đồng chí phải tôn trọng kỷ luật, trật tự. Các đồng chí phải cố gắng tự làm trong sách mình”.

Chủ đề thử thách và tự làm trong sạch cứ lặp đi lặp lại trong những bài giảng tẻ ngắt của Khme đỏ (Pin Yathay trình bầy). Gã hung biện lớn tiếng thuyết trình cuốn kinh thánh về những ước vọng của Ăngca đối với chúng tôi. Lời lẽ tuôn chảy của hắn tang bốc lên tận mây xanh việc cải tạo con người: “Ăngca muốn làm các đồng chí trở thành những người cách mạng chân chính…”

“Hãy cố làm chủ bản than và chịu trách nhiệm đối với vận mệnh của chính mình bằng cách lao động cật lực nhằm đáp ứng nhu cầu của bản thân mình. Điều cần thiết là phải xử sự như những người cách mạng tốt, tẩy sạch những vết nhơ của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa phong kiến”(6).


Những từ “đáp ứng nhu cầu của bản thân mình” chính là một phần trong một tổng thể những lời nói láo. Chẳng bao giờ những người lao động nô dịch được sử dụng những gì họ làm ra. Sản phẩm họ làm ra được chất vào những kho chứa của công xã, rồi từ đó đi đâu nữa thì ai mà biết đượ! Tôi chưa hề biết đến một trường hợp nào về sự liên quan giữa những gì được làm ra và được sử dụng của các thành viên các “hợp tác xã” hoặc “công xã”. Hình phạt đối với hành động tìm cách chiếm dụng thành quả lao động của chính mình tất yếu là việc bị đưa ra đấu tố trước công chúng rồi bị giết một cách khủng khiếp.

Tuyển cử được coi là đã tiến hành hồi tháng 3 năm 1976. Khi trịnh trọng công bố “kết quả”, ban lãnh đạo Khme đỏ cho hay dân số Campuchia khi đó xấp xỉ 7 – 8 triệu người, trong đó có nói rõ số “cử tri đã được đăng ký” và tỷ lệ người đã đi bỏ phiếu. Tôi chưa hề gặp được người nào đã từng tham gia vào cuộc tuyển cử này. Về cuộc tuyển cử đó, Pin Yathay viết:

“Chúng tôi trông chờ được người ta hỏi ý kiến. Vô ích! Ở vùng tôi, không ai tham gia tuyển cử. Ở một số xã, người ta chỉ đưa ra một ứng cử viên duy nhất… Kết quả tuyển cử được công bố trong một bầu không khí chung thờ ơ, lãnh đạm.

Khme đỏ lấy việc huy động người ra đồng làm việc để biện minh cho tình trạng không tham khảo ý kiến cử tri ở một số khu vực. Chúng làm ra vẻ rằng họ quá bận rộn ngoài đồng hay trên thuyền đánh cá đến nỗi không thể bỏ phiếu được. Thực ra có ai để ý đến tiếng nói của chúng tôi đâu. Chúng tôi chẳng có nghĩa lý gì hết. Có thể chúng tôi không được phép bỏ phiếu vì chúng tôi là “dân mới”.


Chính sau cuộc tuyển cử này và sau việc chỉ định một chính phủ mới, Sihanuc “từ chức” Quốc trưởng, còn người bạn cũ đồng thời là cố vấn của ông – Pen Nút – “từ chức” Thủ tướng. Khi ấy, người ta thong báo rằng Sihanuc sẽ được nhận trợ cấp hàng năm là 8.000 dollars. Pin Yathay viết rằng thong báo này làm ông và những người khác tin rằng Sihanuc cùng ra đình sáp lên đường tới “một nước thân hữu nào đó”. Chỉ sau khi Pin Yathay chạy thoát ang Thái lan tháng 6 năm 1977, ông mới biết rằng ngay sau trò hề “từ chức”, Sihanuc đã bị quản thúc tại nhà và vẫn còn ở trong nước.

“Trong các cuộc họp hành chính trị, Khme đỏ che đậy sự đe dọa của chúng một cách qua loa. “Các người phải lao động chăm chỉ để trở thành những người cách mạng tốt. Nếu các người chần chừ giữa đường, bánh xe cách mạng sẽ nghiến nát các người. Ở nước Campuchia mới, chỉ một triệu người cũng đủ để tiếp tục cuộc cách mạng. Một triệu người cách mạng tốt là đủ đối với xã hội mà chúng ta đang xây dựng. Chúng ta không cần số còn lại. Chúng ta thà giết chết mười người bạn còn hơn là để sống sót một kẻ thù”. Lời cảnh cáo thật rõ rang. Khme đỏ chẳng cần có bằng chứng gì cũng có thể bắt người bị tình nghi, cho dù người đó là bạn của chế độ mới.

Bất kỳ xã trưởng nào cũng đều có quyền ra lệnh giết bất cứ ai. Chúng sẵn sàng thanh toán những chuyện quan hệ riêng tư hoặc cướp bóc của mọi người. Chúng ngụy trang tội ác của chúng bằng những bài diễn thuyết chính trị. Chúng tôi không được tự vệ để chống lại hệ tư tưởng này. Khme đỏ chỉ hứa hẹn đem lại cho chúng tôi nước mắt, máu và niềm tuyệt vọng… “Các người phải chứng minh cho Ăngca biết rằng các người không ngần ngại gì mà không chịu hy sinh nào đó, các người phải lao động chăm chỉ. Nếu ngã xuống, hãy tự nâng mình đứng dậy và tiếp tục lao động”(8).


Pin Yathay và nhiều người trong số những người tôi có dịp nói chuyện, nói rằng đi liền với những lời dọa dẫm và hò hét sau cái gọi là cuộc tuyển cử tháng 3 năm 1976 là việc tăng cường tình trạng khủng bố và cường độ công việc đối với những người lao động nô dịch. Lời đe dọa giảm dân số xuống còn một triệu người đã làm cho luận điểm chính thống rằng mục tiêu của khủng bố “chỉ là” kẻ thù giai cấp trở nên vô nghĩa (9).

Do tình trạng đói kém lan rộng trên thực tế đã trở nên phổ biến nếu đem so sánh báo cáo của nhân chứng ở hầu như tất cả các tỉnh với nhau – mức sống của “dân cũ” và “dân mới” dường như chẳng còn khác biệt lắm nữa. Hồi đầu tiên, “dân cũ” có thể được sài nhiều hơn những thứ họ làm ra và đồng thời cũng được sài hoa quả và những thứ lâm sản có thể ăn được. Nếu “dân mới” làm như vậy, họ sẽ đương nhiên bị giết tức khắc. Nhưng chẳng bao lâu, “dân cũ” đã mất những đặc quyền này. Vì sự đồng cam cộng khổ giúp người ta xóa bỏ khác biệt, nên toàn bộ “dân mới” và một bộ phận ngày càng tăng “dân cũ” bất kể thuộc nguồn gốc giai cấp nào – trở thành mối đe dọa thực sự hoặc tiềm tàng đối với chế độ.

Những cuộc nổi dậy và phản đối rải rác nổ ra khắp nông thôn. Pin Yathay kể lại một “hiện tượng khác thường” xảy ra tháng 11 năm 1975 trong khi gia đình ông có mặt tại Vin Vông dưới chân dãy Đậu khấu. Hàng trăm “dân mới” dưới sự lãnh đạo của 5 giáo viên phổ thong tuần hành tới trụ sở Khme đỏ ở địa phương để phản đối việc vận chuyển chậm trễ - hoặc không cấp phát – khẩn phần lương thực. Tại trụ sở, một trong những giáo viên bước lên và phát biểu đôi lời, tóm tắt những nỗi thống khổ của những người biểu tình, nhưng vẫn ca ngợi đúng mức công đức của Ăngca! Cái cốt lõi của lời khiếu nại là:

“Khẩu phần ăn uống thật kỳ quặc! Chẳng có thịt cũng không có rau. Công việc thì quá nặng nề - không hề có gì chăm lo sức khỏe chúng tôi cả. Không có thuốc men cũng không có phòng khám”(10).

Đáp lời, gã trùm Khme đỏ của xã mắng nhiếc người phát biểu vì đã tỏ ra “vô ơn bạc nghĩa” đối với tất cả những gì Ăngca đã làm cho mọi người:

“Phải chăng những lời khiếu nại, than thở này là kết quả của việc chúng tôi hàng ngày giáo dục? Phải chăng đây là cách các đồng chí gột rửa những xu hướng cá nhân chủ nghĩa? Không đâu, các đồng chí ạ! Đây không phải là cách mạng đâu. Hãy về ngay và giữ trật tự. Sẽ có khẩu phần”(11).

Trong vòng một tuần, năm giáo viên kia biến mất không để lại dấu tích gì.

Pin Yathay nhận xét rằng từ đó trở đi, lính tuần tra khắp vùng trong xã, lần lượt bắt đi các nạn nhân, “từng người một, vào ban đêm”. Dân làng bắt đầu bắt gặp xác người trong những cánh rừng quanh đó.

“Khme đỏ đã đạt được mục đích của chúng. Chúng khủng bố tinh thần dân chúng trong xã bằng cách cho phép họ bắt gặp một số xác người bị chặt, cắt và đã thối rữa.

Không thể có nổi dậy nữa. Việc 5 giáo viên bị biến mất đã làm cho chúng tôi bị tổn thương và xúc động sâu sắc. Chúng tôi quá dễ bị đánh quỵ… Nổi dậy như thế nào bây giờ? Chúng tôi không có vũ khí. Và cho dù chúng tôi co khả năng kiếm được một số vũ khí và giết được khoảng dăm chục tên Khme đỏ trong xã, thì sau cuộc nổi dậy chúng tôi sẽ làm gì? Phía ngoài Vin Vông đều là rừng… Thật khó mà lập ra chiến khu chỉ với vài chục khẩu súng, một chút dự trữ đạn dược và với khẩu phần lương thực cực kỳ ít ỏi, để chống lại một tổ chức độc đoán”(12).

Những phong trào kháng chiến quan trọng và thành công đã và đang ra đời trong những điều kiện thậm chí còn ít thuận lợi hơn và trên thực tế đã và đang hoạt động ngay trong nước Campuchia. Nhưng những khó khăn trong việc thông tin liên lạc là những trở ngại to lớn trong việc tôi luyện một phong trào kháng chiến trên phạm vi cả nước. Và trên hết, chưa có một tổ chức lãnh đạo nào để chỉ đạo và phối hợp một cuộc đấu tranh như vậy. Những cuộc đấu tranh vũ trang như đã xảy ra đều do các đơn vị vũ trang làm binh biến tiến hành chống bọn cầm đầu Ăngca. Bằng cách ghép vào tội tự hình mọi cuộc giao tiếp giữa các cộng đồng dân cư và mọi việc đi lại trên đường, Khme đỏ đã thu hẹp khả năng nổi dậy của nhân dân xuống mức tối thiểu.

Đồng minh lớn nhất của Khme đỏ là nạn đói. Đến lúc những người nô lệ cảm thấy nhu cầu nổi dậy, hàng ngũ của họ đã bị tiêu hao và những người còn sống sót đã bị suy yếu và tàn tạ tới mức họ không còn khả năng nổi lên chống bọn Khme đỏ, chẳng khác gì khả năng của những nạn nhân ở trại Ausơvít nổi dậy chống lại bọn cảnh vệ quốc xã được ăn uống tốt và được vũ trang đầy đủ. Theo ước tính của Pin Yathay, ngay từ hồi đầu tháng 5 năm 1976, cứ 10 người bị lưu đầy ở Đôn Êy, đã có 8 người chết vì đói, vì bệnh tật hay bị giết chết.
(...)
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Sáu, 2010, 04:34:23 pm gửi bởi Bodoibucket » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM