Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:08:15 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tam giác Trung Quốc - Việt Nam - Campuchia  (Đọc 68511 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2010, 12:48:13 pm »



MỤC LỤC

Mở đầu
Phần thứ nhất: Đấu tranh giải phóng dân tộc
--I. Đảng Cộng sản Đông dương

--II. Khme Itxarac
--III. Hội nghị Giơnevơ 1954
Phần thứ hai: Bối cảnh của tấn thảm kịch Campuchia
--IV. Khme đỏ trỗi dậy, phần 1

--V. Khme đỏ trỗi dậy, phần 2
Phần thứ ba: Nội tình Campuchia những năm 1975 – 1979
--VI. Những người sống sót làm chứng

--VII. Một xã hội nô lệ ở thế kỷ 20
--VIII. Làm thế nào để trở thành một người Khme đỏ “tốt”
--IX. Rèn đúc những người trong sạch và cứng rắn
Phần thứ tư: Những mối quan hệ tam giác
--X. Cuộc chiến tranh biên giới

--XI. Sự dính líu của Trung quốc
--XII. Trung quốc chuẩn bị tấn công Việt nam
Phần thứ năm: Campuchia hồi sinh – cái gì đang chờ đợi ở phía trước?
--XIII. Từ kháng chiến đến giải phóng

--XIV. Hồi sinh kỳ diệu
--XV. Tái bút.
------------------------------------------------------------------------
Nguồn: thuvien-ebook.com; chưa đối chiếu với sách in -> nếu có sai khác xin báo để chỉnh sửa lại.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Hai, 2021, 09:42:42 am gửi bởi ptlinh » Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #1 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2010, 12:50:10 pm »

Mở đầu

Sẽ chẳng bao giờ hiểu nổi đầy đủ tầm cỡ của những điều khủng khiếp do Khme đỏ gây ra đối với nhân dân Campuchia. Chẳng bao giờ có thể đếm hay phân loại xuể hàng triệu những bộ xương và đầu lâu vô danh dưới những hố chôn người và những nấm mồ tập thể. Đã có đầy đủ tư liệu để khẳng định rằng ban lãnh đạo Khme đỏ đã phạm phải những tội ác gần như có một không hai trong lịch sử đối với chính nhân dân của họ từ ngày 17/4/1975, khi các lực lượng Lon Non đầu hàng và họ lên nắm chính quyền cho đến ngày 7/1/1979, khi đến lượt họ, bị đánh đổ.

Hồi những năm 1960, tôi đã cùng gia đình sống ở Campuchia 4 năm. Vợ tôi dậy môn lịch sử nghệ thuật tại trường Đại học Mỹ thuật PhnomPenh; 3 con tôi học tại trường Trung học. Lẽ dĩ nhiên, bạn bè của chúng tôi là trí thức, văn sĩ, nhà báo, giáo viên, giáo sư đại học, các nhà ngoại giao và cả những nhân vật có tầm cỡ về chính trị nữa. Những người này nằm trong số những mục tiêu đầu tiên của các đội tra tấn và hành quyết. Nạn nhân đầu tiên là những ai đã từng du học ở nước ngoài hoặc biết tiếng nước ngoài, rồi dần dần, tiêu chuẩn bị giết mở rộng ra, gồm bất kỳ ai đeo kính hoặc biết đọc, biết viết. Trừ dăm ba người buông mình trôi theo bọn cầm đầu Khme đỏ, còn thì tất thảy những người mà tôi biết trong suốt một phần tư thế kỷ quan hệ thường xuyên với nước Campuchia đều đã bị giết. Nhiều người chết chỉ sau những trận tra tấn dã man.

Mọi tội ác của bọn Quốc xã đều được Khme đỏ lặp lại và lặp lại “có sáng tạo”, phát minh thêm nhiều cái mới. Gơ rinh, Gơ ben và những tên Quốc xã khác đều là những tên quỷ sứ, hiện thân của những gì được coi là tột cùng của “cái ác” trong thời đại của chúng ta. Thế nhưng, tội ác của chúng vẫn chưa thấm tháp vào đâu nếu đem so với những tội ác của Khme đỏ do bọn Pon Pot, Ieng Xary và Khieu Xamphon cầm đầu. Hitle đã có tiêu diệt người Do thái, người Slavơ, người Digan và những người không thuộc “chủng tộc Arien” khác. Còn Pon Pot thì quyết tâm tiêu diệt không chỉ người Việt, người Hoa, người Chàm theo đạo Hồi và các nhóm người thiểu số khác, mà cả những người thuộc giống Khme của chính bản than hắn nữa. Hitle bắt người từ Pháp, Balan và các nước khác về làm nô lệ và buộc họ làm việc đến chết trong các trại lao động. Còn ban lãnh đạo Khme đỏ thì lại biến cả đất nước của họ thành một trại tập trung khổng lồ. Hitle đốt cháy và làm ô uế các giáo đường Do thái, ngược đãi các nhóm tôn giáo. Còn Khme đỏ thì lại đàn áp mọi hình thức lễ bái tôn giáo. Họ biến nhà chùa đạo Phật, nhà thờ đạo Hồi và nhà thờ Thiên chúa giáo thành các trung tâm tra tấn, thành chuồng lợn, thành kho chứa, hoặc đơn giản hơn, phá tan tành, biến chúng thành một đống gạch nát. Hitle đốt sách của các nhà văn chống phát xít. Còn Pon Pot và bè lũ thì đốt tất cả sách vở và thư viện, chà đạp lên mọi di tích của truyền thống và nền văn hóa Campuchia. Hitle tìm cách dồn phụ nữ Đức trở lại vai trò “bếp núc, nhà thờ và con cái”. Còn Khme đỏ thì tách vợ khỏi chồng, cha mẹ khỏi con cái và thủ tiêu hoàn toàn cuộc sống gia đình.

Có một số trí thức cánh tả, quen ngồi ghế bành ở phương Tây không muốn tin vào tất thảy vào những chuyện đã xảy ra. Họ bênh vực chính quyền Khme đỏ, coi đó là một “Cuộc thí nghiệm xã hội” có thể biện minh được. Việc họ từ chối thực tế không thể đứng vững nổi trước lời minh chứng áp đảo của những ai đã thực sự tới Campuchia, kể cả những đại diện của các cơ quan cứu trợ quốc tế - những người phải đụng chạm với cái phần còn lại ấy của xã hội Campuchia.

Càng ngày người ta cành biết rõ hơn về những nỗi khủng khiếp đã diễn ra ở Campuchia. Những thực tế sáng rõ đã được làm nổi bật hẳn lên nhờ chính tầm cỡ của những nỗ lực quốc tế nhằm hàn gắn những vết tàn phá trên mọi mặt của xã hội Campuchia. Mỗi công dân Campuchia thật sự vừa là nạn nhân vừa là nhân chứng. Không có người nào đã tiến hành công tác điều tra tại chỗ lại có thể hoài nghi về những gì đã xảy ra. Nhưng đều còn chưa sáng tỏ là những thực tế ấy đã xảy ra như thế nào và vì sao lại thế. Hiển nhiên là việc tìm ra câu trả lời có tầm quan trọng then chốt. Các học giả, văn sĩ, nhà báo và những người làm phim hiện đang làm việc. Còn giữa chúng ta với nhau, chúng ta có thể rọi một luồng ánh sang nào đó để xem xét một trong những sự kiện đen tối nhất trong thời đại chúng ta đã xảy ra như thế nào và vì sao như vậy. Những chương tiếp theo trong cuốn sách này chính là sự đóng góp của tôi vào quá trình soi rọi luồng ánh sang đó.

Winfred Burchett
Paris, tháng 7 năm 1981
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Sáu, 2010, 04:49:37 pm gửi bởi Bodoibucket » Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #2 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2010, 12:56:55 pm »

Phần thứ nhất - Đấu tranh giải phóng dân tộc

I. Đảng cộng sản Đông-dương
Trong quá trình nuốt chửng một cách khá ngon lành những bộ phận cấu thành của cái mà về sau này trở thành các Quốc gia Liên hiệp Đông dương, trước hết, năm 1862, Pháp đoạt lấy 3 tình miền Đông Nam bộ. Năm năm sau, họ chiếm luôn 3 tình miền Tây, khẳng định chủ quyền của họ đối với những vùng trồng lúa giàu có ở đồng bằng sông Mê kông. Ngày 18 tháng 2 năm 1859, một đoàn quân viễn chinh hỗn hợp Pháp – Tây ban nha, đã chiếm được Sài gòn; tạo chỗ đứng đầu tiên cho Pháp trong vùng. Rồi 30 năm sau đó, cả 3 vùng lãnh thổ Việt nam – Nam kỳ ở miền Nam, Trung kỳ ở miền Trung và Bắc kỳ ở miền Bắc cùng với những lãnh thổ riêng rẽ là Campuchia và Lào ở phía Tây đã bị Pháp gộp cả lại để hình thành một đơn vị hành chính duy nhất là Đông dương. Sự khác nhau trên các mặt văn hóa, ngôn ngữ và sắc thái tôn giáo giữa Campuchia với Lào, cũng như giữa hai nước này với Việt nam hồi đó chẳng làm cho Pháp mảy may quan tâm. Sự quan tâm ấy thực sự chỉ bắt đầu từ năm 1930 khi Cụ Hồ Chí Minh lúc đó lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, trực diện thách đấu bằng việc thành lập một Đảng Cộng sản Đông dương duy nhất. Từ khoảnh khắc ấy trở đi, giờ cáo chung của ách thống trị thực dân Pháp đã điểm.

Cụ Hồ Chí Minh là một con người có nhiều tài năng và một khối kiến thức khổng lồ. Người tuyệt đối kiên trì việc chấm dứt ách thống trị thực dân ở Đông dương.

Người đã nổ những phát súng đầu tiên vào năm 1919. Tháng 6 năm ấy Người công nhiên gửi tới các nước thắng trận tại Hội nghị Vec xây một bản kiến nghị. Đó là một văn kiện với lời lẽ giản dị không quanh co mà đi thẳng ngay vào vấn đề - tất cả 8 điểm của kiến nghị được trình bày gọn trong 1 trang giấy – cũng y như bản Di chúc Người viết sau đó nửa thế kỷ, khi Người biết mình chẳng còn sống được bao lâu nữa. Cốt lõi của 8 điểm này là việc Người đòi quyền con người cơ bản cho các dân tộc Đông dương. Như đã có thể thấy trước, kiến nghị của Người bị đoàn Pháp và các đoàn khác tại Hội nghị Vec xây lờ đi nhưng đã gây nên niềm xúc động mạnh mẽ trong cộng đồng đông đảo người Việt nam tại Pháp.

Nguyễn Ái Quốc là đại biểu chính thức tại Đại hội Tua nổi tiếng (từ ngày 15 đến ngày 30/12/1920). Tại Đại hội này, Đảng Xã hội Pháp bị phân liệt khi phải lựa chọn nên đi theo Quốc tế Hai (Dân chủ - Xã hội) hay theo Quốc tế Ba (Cộng sản). Đến cuộc bỏ phiếu có tính chất quyết định, cụ Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu ủng hộ Quốc tế thứ Ba. Sau sự phân liệt, Lê ông Blom và Pôn Phơ rơ tiếp tục lãnh đạo Đảng Xã hội Pháp, thiểu số. Còn Pôn Macxen Casanh và Pôn Vayang Cutuyrie trở thành những người lãnh đạo Đảng Cộng sản Pháp mới ra đời với sự hậu thuẫn của đa số đại biểu.

Như vậy, Nguyễn Ái Quốc đã trở thành một trong những người sang lập ra Đảng Cộng sản Pháp và là người cộng sản Việt nam đầu tiên. Sau bài phát biểu đầu tiên của mình trong Đại hội nói về vấn đề độc lập của xứ Đông dương – với tư cách là đại biểu duy nhất của các xứ thuộc địa Pháp - ảnh hưởng của Người xuất hiện trên báo chí. Ngày hôm sau, cảnh sát tới để bắt người, nhưng các đại biểu đã dũng cảm đánh lui chúng và “Nguyễn – Nhà yêu nước” vẫn tiếp tục tham gia cuộc tranh luận, ngoan cường ủng hộ vấn đề mà Người tâm huyết.

Nguyễn Ái Quốc dự định về nước thành lập một Đảng giống như Đảng Cộng sản Pháp mới, được sự hỗ trợ của Quốc tế. Sau khi đi nhiều nơi ở châu Âu, Người lên đường đi Liên xô với hy vọng được gặp Lê nin. Người đến Lêningrat vào cuối tháng 1/1924, rét run lên trước cái lạnh của mùa đông nước Nga, mặc dù trên người đã có bộ đồ lông thú mà các thủy thủ trên con tầu Xô viết đã ép Người phải mặc. Hai ngày trước khi Người tới, Lê nin đã qua đời. Ca-sanh và Vayang Cutuyriê lúc đó có mặt ở Matxcova để dự lễ tang Lê-nin đã giới thiệu Người với những người có trách nhiệm. Kết quả là Người được dự một khóa nghiên cứu ngắn ngày về chiến lược và sách lược Cách mạng. Hơn một năm sau, Người xuất hiện ở Quảng châu, Trung-quốc. Về mặt công khai, Người là cố vấn về các vấn đề châu Á cho Mikhaiin Bôrôđin, đặc phái viên người Xô viết của Quốc tế Cộng sản bên cạnh Chính phủ cách mạng của Tôn Dật Tiên – người sáng lập, đồng thời là lãnh tụ của Quốc dân đảng (1).

Chỉ trong vòng vài tháng sau khi “lập nghiệp” ở Quảng châu, Nguyễn Ái Quốc đã chỉ đạo từ xa việc thành lập Việt nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội. Tổ chức này lại cho ra đời tổ chức Công đoàn đầu tiên của Việt nam. Ở Pari, Người không chỉ vận động cho quyền tự do của dân tộc mình, mà còn tổ chức ra “Liên hiệp các dân tộc thuộc địa” tập hợp các kiều dân của tất cả các nước thuộc địa đang sống ở Pháp. Người biên tập tờ “Người cùng khổ” (Le Paria) và bí mật pháp hành khắm Đế chế Pháp. Ở Quảng châu cũng vậy. Tại đây Cụ Hồ Chí Minh tương lai, một nhà quốc tế chủ nghĩa lỗi lạc đã thành lập “Hội lien hiệp các dân tộc bị áp bức ở châu Á”. Thành viên của Hội không chỉ là người Việt nam, mà cả người Triều tiên, Indonexia, Miến điện, Thái lan và những người châu Á khác. Sau khi Tưởng Giới Thạch phá vỡ lien minh giữa Quốc dân đảng với những người Cộng sản Trung quốc. Bô rô đin và các cố vấn khác của Quốc tế Cộng sản trở về Liên xô, còn Nguyễn Ái Quốc thì chuyển căn cứ đến Xiêm (nay là Thái lan) nới có một số đông người Việt nam sinh sống.

Luôn luôn bị mật vụ của cảnh sát Pháp bám gót, Người luôn thay đổi hình dạng, đi từ nơi này qua nơi khác, tổ chức và thức tỉnh sự giác ngộ của đồng bào mình, đào tạo họ và thường xuyên duy trì quan hệ với các nhóm cách mạng và phong trào độc lập ở trong nước. Người đã phải làm nhiều nghề để tự kiếm sống và đó cũng chính là những phương pháp tốt nhất để ngụy trang. Lúc thì Người là một nông dân làm mướn. Có khi Người lại là một nhà sư, đầu cạo trọc, tay cầm bát ăn xin; hoặc là một người đứng bán thuốc lá ở góc phố. Nhưng dù Người ở đâu, làm gì để kiếm sống, Người vẫn làm công tác vận động, tổ chức và đào tạo. Ở Xiêm, Người thành lập “Hội ái hữu Việt nam” và xuất bản tờ “Tuần báo Nhân đạo”; báo này vượt biển vào Campuchia và từ đó vào Việt nam.

Liệu Nguyễn Ái Quốc thỉnh thoảng có tự mình vượt qua biên giới để xem những hạt giống mà mình gieo trồng đã nảy mầm ra sao không? Trong cuốn sách của Kiếc nam và Chanthu Bua (2) viết về những nhà vận động cộng sản đầu tiên được biết đến của Campuchia có một đoạn cực hay liên quan đến chuyện này: một ông Ben Krahom nào đó làm “culi” tại nhà máy điện PhnomPenh bị bắt cùng với vợ vì phân phát truyền đơn viết bằng tiếng Việt hô hào “vô sản đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc” và vì treo trên cây lớn “cờ đỏ có búa liềm Xô viết”. Cặp vợ chồng này khai rằng họ nhận được một số truyền đơn từ tay một công nhân cùng làm trong nhà máy điện và số còn lại là từ tay “một người cắt tóc rong”. Nghề cắt tóc rong chính là một trong những cách ngụy trang được Nguyễn Ái Quốc ưa thích. Nếu như đây không phải là đích thân nhà lãnh tụ cách mạng lưu động này, thì hẳn cũng là một vị mới nhập môn làm cách mạng học theo hình tượng của Người!

Rõ ràng là những hạt giống của Nguyễn Ái Quốc đã được gieo xuống một mảnh đất mầu mỡ: tháng 6/1929, Đông dương Cộng sản Đảng được thành lập ở các tỉnh cực bắc Bắc bộ Việt nam. Vài tháng sau, Công hội đỏ cũng hoạt động trong vùng này. Và đến cuối năm 1929, ở Việt nam đã có 3 Đảng Cộng sản, mỗi đảng mang một tên khác nhau tùy theo ý của ban lãnh đạo mình.

Gần cuối năm 1929, Nguyễn Ái Quốc từ Xiêm trở lại Trung quốc để dự một cuộc họp ở Quế lâm – khi đó là thủ phủ tỉnh Quảng tây của Trung quốc có biên giới chung với Bắc Việt nam – cùng với đại biểu của 3 tổ chức cách mạng nói trên. Đảng nào cũng muốn được công nhận là Đảng Cộng sản duy nhất. Như thường lệ, Nguyễn Ái quốc nói ngắn gọn nhưng đi thẳng vào vấn đế:

“Ở Liên xô, Anh, Pháp và Trung quốc, cũng như ở các nước thuộc địa như Ấn độ, Nam dương và các nước khác, người ta chỉ có một Đảng Cộng sản duy nhất. Việt nam không thể có đến 3 đảng. Chúng ta cần đoàn kết toàn thể dân tộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và để đạt được mục đích này cần phải có sự thống nhất về tổ chức. Tổ chức đó thể vẫn giữ tên cũ là “Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội” hoặc lấy tên là “Đảng Cộng sản” nhưng cương lĩnh chính trị của nó phải là: độc lập dân tộc, tự do dân chủ cho nhân dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội”(3).

Sau một cuộc tranh luận ngắn, nhưng người có mặt nhất trí thành lập một Đảng Cộng sản duy nhất. Sau đó, các đại biểu trở về nước báo cáo lại với tổ chức của mình, thỏa thuận vài tháng sau sẽ gặp lại ở Hồng công để chính thức hóa quyết định đó.

Dù rằng tổng số giai cấp công nhân ở Việt nam chỉ có 220.000 người – chưa đến một phần trăm dân số nhưng Nguyễn Ái Quốc vẫn nhất quyết yêu cầu Đảng phải được thành lập dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân. Một trong những lập luận của của Người là những tổ chức công hội đầu tiên ra đời chỉ sau khi Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội được thành lập.
Nửa thế kỷ sau, tại Viện Nghiên cứu Lịch sử của Đảng Cộng sản Việt nam, Nguyễn Can, thành viên sang lập phong trào công đoàn, đã giải thích cho tôi ý nghĩa của tất thảy những điều này:

“Một nét đặc trưng của Việt nam chúng tôi là công nhân xuất thân từ nông dân và vẫn duy trì những mối quan hệ gia đình họ hang với thôn quê. Đây chính là điều mà Lê nin đã từng có lần miêu tả là một “điều kỳ diệu” mà rất nhiều người ao ước muốn có. Nó tạo thuận lợi lớn cho sự gắn bó giữa các vấn đề kinh tế và chính trị. Suốt nhiều thế kỷ, giai cấp nông dân đã chiến đấu trung thành dưới sự lãnh đạo của giai cấp phong kiến để đánh đuổi giặc ngoại xâm mà không hề được ban thưởng: quyền lợi của chính họ không được thỏa mãn. Sau khi đánh tan giặc ngoại xâm, bọn phong kiến lại quay lại với vai trò truyền thống của chúng, áp bức bóc lột giai cấp nông dân.

Khi thực dân Pháp xâm lược kéo tới với kỹ thuật quân sự hiện đại hơn, người nông dân nhận ra rằng bọn phong kiến cầm quyền chẳng còn chút giá trị gì nữa. Thực ra, các tập đoàn phong kiến đối lập còn đua nhau kéo bọn thực dân cùng vũ khí hiện đại của chúng về phía mình! Khi một tập đoàn đè bẹp được đối thủ của mình, thì nó sẽ có thể bóc lột giai cấp nông dân dưới quyền nó được nhiều hơn. Nhờ khẩu hiệu thiết thực: Độc lập dân tộc và ruộn đất về tay nông dân! Mà giai cấp công nhân, thong qua Đảng của mình, đã ngay lập tức được sự ủng hộ của đông đảo nông dân. Nhưng còn một vần đề lớn: Thanh niên Hội – tiền than của Đảng Cộng sản – mặc dù nhận thức được sự cần thiết phải có sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, lại có tới 90% thành viên là trí thức tiểu tư sản”.

Tôi tin rằng những gì diễn ra sau đó chỉ có thể diễn ra ở một nước Việt nam hoàn toàn say mê với sức hấp dẫn của tính lý tưởng và tính hiện thực thể hiện trong đường lối mà Nguyễn Ái Quốc trình bày trong những bài báo ngắn được những người cách mạng Việt nam truyền tay nhau. Nguyễn can kể tiếp câu chuyện của mình về việc giới lãnh đạo “trí thức tiểu tư sản” tự rèn luyện trong thực tiễn sống và làm việc qua phong trào vô sản hóa như thế nào.

“Ngay trước khi thành lập Đảng, họ đã bắt đầu đi vào nhà máy, công xưởng để tiếp thu tư tưởng của giai cấp công nhân. Ông Nguyễn Chí Thanh (sau này là Tướng Nguyễn Chí Thanh, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt nam, chỉ đúng thứ hai sau ông Võ Nguyên Giáp về uy tín quân sự) về làm thợ mỏ ở vùng mỏ Hồng Gai. Ông Nguyễn Lương Bằng (Phó Chủ tịch nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa sau khi Cụ Hồ Chí Minh qua đời tháng 9/1969) đến Hải phòng làm phu kéo xe tay; ông Lê Thanh Nghị sau này là người đứng đầu cơ quan kế hoạch hóa kinh tế cùng tới làm việc ở vùng mỏ Hồng Gai. Hầu hết lãnh tụ của chúng tôi đều tham gia phong trào này”.

Cũng như đối với mọi việc mà Nguyễn Ái Quốc làm, tác động chiến lược lâu dài của mỗi một bước đi đều được chu ý xem xét từng li từng tí. Đảng Cộng sản Việt nam được thành lập ngày 3/2/1930 tại Hồng công (*).
(...)
Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #3 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2010, 12:57:18 pm »

(tiếp)


Từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 2 năm 1930, vào đúng dịp Tết Canh Ngọ, hội nghị hợp nhất thành lập Đảng Cộng sản đã họp ở Cửu long (Hương cảng) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Hội nghị đã tiến hành với sự tham gia của 2 đại biểu của An nam Cộng sản Đảng, 2 đại biểu của Đông dương Cộng sản Đảng và 2 đại biểu nước ngoài …. Hội nghị nhất trí tán thành hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt nam. (BT trích “Lịch sử Đảng Cộng sản Việt nam – Sơ thảo – Tập 1, 1920 – 1954, Nxb Sự thật, Hà nội, 1981, tr.90)

Chẳng bao lâu sau, ngày 1 tháng 5 năm 1930, tại hai tỉnh kề nhau Nghệ an (quê hương Cụ Hồ Chí Minh) và Hà tĩnh, một cuộc khởi nghĩa công – nông đã bùng nổ. Quân khởi nghĩa giành được chính quyền tiến hành cải cách ruộng đất, xóa bỏ hoặc giảm sưu thuế. Và trong hơn một năm rưỡi trời, đánh bại mọi âm mưu dập tắt cuộc khởi nghĩa của Pháp. Cuộc khởi nghĩa được mang tên là “Xô viết Nghệ-Tĩnh”. Đây là một trong những mốc có ý nghĩa của phong trào giải phóng dân tộc ở Việt nam. Khi đó người Pháp dường như không để ý đến điều này nhưng đó chính là lời cảnh cáo nghiêm khắc rằng không còn là những kẻ đứng đầu triều đình phong kiến chống lại họ, được sự hậu thuẫn tạm thời của những “kẻ bầy tôi” là nông dân bị ràng buộc bởi nghĩa vụ nữa; cũng không còn là những nhà nho yêu nước dũng cảm đã tiếp nhận từ tay bọn phong kiến bất lực trách nhiệm bảo vệ chủ quyền dân tộc nữa, mà tiến hành cuộc khởi nghĩa này là một lien minh mới và bền chặt của các lực lượng công nhân và nông dân, mà lợi ích vật chất đồng nhất với lợi ích dân tộc. Sau cuộc khởi nghĩa Nghệ Tĩnh, cuộc đấu tranh giải phóng dây tộc đã mang một nội dung mới!

Một trong những kết quả quan trọng của sự kiện này – và là một cái gì đó đặc thù của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của Việt nam – là giai cấp công nhân đã có ảnh hưởng quan trọng đối với những trí thức sớm nhận ra nhân tố mới, nhân tố yêu nước mà họ đại diện. Nguyễn Can và người phụ trách công tác nghiên cứu của Viện, Lê Thanh can, giới thiệu cụ thể về vấn đề này:

“Do trí thức nắm bắt được những hiện tượng mới một cách dễ dàng, nên họ nhanh chóng hiểu được vì sao những phong trào trước đó của các học giả tư sản, các nhà sư và những người khác đều thất bại, dù họ rất dũng cảm và sẵn sàng hy sinh. Ở nước Việt nam phong kiến và sau này, bị thực dân hóa, trí thức bị thống trị và không được độc lập theo đuổi hoạt động sang tạo của mình. Họ nhận thấy ngay lập tức sự xuất hiện của một khối lãnh đạo ái quốc, trung kiên từ trong giai cấp công nhân”.

Say sưa với chủ đề này, Lê Thanh Can nhấn mạnh rằng: mặc dù người Việt nam chẳng bao giờ lãng quên hình ảnh của các vị ái quốc vĩ đại thời phong kiến – từ Hai Bà Trưng đã từng đánh đuổi bọn Trung quốc chiếm đóng năm 43 sau Công nguyên, đến Trần Hưng Đạo đã 3 lần đánh tan quân Nguyên xâm lược hồi thế kỷ XIII và những vị khác như ba anh em Tây Sơn đánh bại bọn Mãn Thanh chiếm đóng vào thế kỷ XVIII – nhưng Đảng Cộng sản Việt nam – một lực lượng hoàn toàn mới đã ra đời và hoàn toàn thích hợp với những thách thức của kỷ nguyên thực dân này.

“Sau khi Đảng Cộng sản Việt nam được thành lập, cả giai cấp tư sản sinh sau đẻ muộn ở Việt nam, lẫn giai cấp nông dân trong những hình thức tổ chức chính trị riêng rẽ đều không có tính chất quyết định trong cuộc đấu tranh cứu nước trước đây, khi người Pháp mới đến. Giai cấp phong kiến đã từng đóng vai trò yêu nước quan trọng, nay họ đã rời bỏ đấu trường. Các nhà cầm quyền phong kiến đối lập đua nhau giành sự bảo hộ của Pháp”.(Đây là Hội nghị thành lập Đảng, lúc này chưa có điều kiện để tổ chức Đại hội – về vấn đề này, xem “Lịch sử Đảng Cộng sản Việt nam – Sơ thảo” tập I, 1920 – 1954, Nxb Sự thật, Hà nội, 1981, tr.130; Việc đổi tên Đảng xem các trang 140, 141; hoặc xem Văn kiện Đảng, tập 1, 1930 – 1935, Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng TƯ xuất bản, Hà nội, 1977, Tr.86, 187 – 188.BT)

Ngày 30 tháng 4 năm 1930, ít lâu sau khi Đảng Cộng sản Việt nam được thành lập, các chi bộ cộng sản đã ra đời tại Thủ đô hành chính của nước Lào – Viên chăn và tại vùng mỏ thiếc Bo nèn gần đó. Cũng khoảng thời gian đó, các chi bộ khác đã được thành lập ở Phnom Penh và tỉnh Công pông Chàm sản xuất caosu của Campuchia. Chính sự ra đời của các chi bộ này đã mở đường cho việc chuyển Đảng Cộng sản Việt nam thành Đảng Cộng sản Đông dương tại Đại hội thành lập Đảng ở Ma cao, thuộc địa của Bồ đào nha tại Trung quốc, tháng 10 năm 1930, Đại hội tiến hành dưới sự chủ tọa của Nguyễn Ái Quốc, với tư cách là đại diện của Quốc tế Cộng sản có trụ sở tại Matxcơva. Điều này có ý nghĩa là, trong Điều lệ của Đảng mới ra đời này có câu: Đảng có nhiệm vụ lãnh đạo tất cả các dân tộc ở Đông dương trong cuộc đấy tranh giành “độc lập hoàn toàn cho Đông dương và đem lại ruộng đất cho nông dân”.

Giới lãnh đạo Trung quốc và Khme đỏ nói rằng Việt nam luôn luôn chủ trương một “Liên bang Đông dương” dưới sự lãnh đạo của Việt nam. Điều đáng chú ý là: sẽ hết sức phi lý nếu như Đại hội thành lập Đảng đề ra nhiệm vụ đấu tranh cho nền độc lập riêng rẽ cho Việt nam, Lào và Campuchia trong khi người Pháp kiểm soát toàn Đông dương về hành chính và quạn sự như một đơn vị duy nhất. Tuy nhiên, theo sang kiến của Nguyễn Ái Quốc, một nghị quyết của Đảng Cộng sản Đông dương về vấn đề dân tộc hồi tháng 3 năm 1935 đã viết:

Sau khi đánh đuổi đế quốc Pháp khỏi Đông dương, mỗi dân tộc sẽ có quyền tự quyết; dân tộc ấy có thể gia nhập Liên bang Đông dương hoặc thành lập một quốc gia riêng; dân tộc ấy được tự ý gia nhập hoặc rút khỏi Liên bang; dân tộc ấy có thể theo bất cứ hệ thống nào tùy ý. Khối liên minh an hem phải dựa trên nguyên tắc chân thành cách mạng, tự do và bình đẳng”.

Đây là phương châm chỉ đạo vấn đề dân tộc, được kiên trì tuân thủ trong mọi giai đoạn của cuộc kháng chiến chống Pháp (và về sau trong cuộc kháng chiến chống Mỹ). Điều này phù hợp với những nguyên tắc quốc tế chủ nghĩa của Cụ Hồ Chí minh về quyền tự quyết của các dân tộc. Về sau, điều này đã được thể hiện trong việc Người dành cho các dân tộc thiểu số ở ngay chính Việt nam quyền tự trị tối đa (5).

Về vấn đề quyền của các dân tộc Campuchia và Lào được tự do lưa chọn con đường của mình, khóa họp toàn thể lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông dương họp vào tháng 6 năm 1941 đã thông qua một Nghị quyết cụ thể khác nữa. Vào lúc đó, Nhật đã kéo vào Đông dương và chia sẻ quyền lực với chính quyền Vi si của Pháp. Nghị quyết viết:

“Sau khi đánh đuổi Pháp và Nhật, chúng ta phải thực hiện đúng chính sách tự quyết dân tộc đối với các dân tộc Đông dương. Nhân dân Đông dương có thể hoặc tự tổ chức mình thành một Liên bang Dân chủ Cộng hòa hoặc vẫn là những quốc gia riêng rẽ”.

Chẳng bao lâu sau khi giành được chính quyền từ tay Nhật – Pháp tháng 8 năm 1945 và thành lập nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa trong thánh 9 cùng năm đó, Đảng Cộng sản Đông dương tuyên bố tự giải tán về công khai vì những lý do sách lược. Thực ra Đảng rút vào bí mật với ba chi nhánh hoạt động tích cực ở ba nước (Việt nam, Lào và Campuchia). Vì Việt nam phát triển hơn nhiều về mặt kinh ết và xã hội, nên Đảng Cộng sản ở đó mạnh hơn nhiều cả về tỷ lệ đảng viên lẫn tốc độ trưởng thành. Chỉ trong năm hoạt động bí mật đầu tiên, số lượng đảng viên của chi nhánh ở Việt nam của Đảng Cộng sản Đông dương hoạt động bí mật đã tăng từ 5.000 nghìn đảng viên lên 20.000 đảng viên. Đây là thời kỳ đấu tranh vũ trang chống lại thực dân Pháp đang tìm cách đặt lại ách thống trị trên cả 3 nước. Ba chi nhánh của Đảng bí mật này hoạt động thông qua các tổ chức mặt trận: Việt minh (Việt nam Độc lập Đồng minh Hội, Lào Ít xa la (Nước Lào tự do) và Ne khum Ít xa rắc (Mặt trận Khme Tự do).

Tháng 2 năm 1951, một Đại hội đặc biệt của Đảng Cộng sản Đông dương, với sự có mặt của đại biểu các Đảng Campuchia và Lào còn đang trong thời kỳ trứng nước, đã tuyên bố thành lập một Đảng Lao động Việt nam riêng biệt. Một nghị quyết thong qua tại Đại hội này nêu rõ rằng Đảng Lao động Việt nam, sau này đổi tên thành Đảng Cộng sản Việt nam, có nhiệm vụ giúp đỡ những người cộng sản ở Lào và Campuchia thành lập các tổ chức cách mạng phù hợp với điều kiện cụ thể ở mỗi nước. Các Ban hoặc các Ban Chấp hành Trung ương non trẻ cũng được thành lập cả ở Lào và Campuchia nhằm tổ chức việc lập các Đảng Cộng sản riêng rẽ. Từ đó, Đảng Cộng sản Đông dương thật sự giải tán. Đảng Lao động Việt nam có 76.000 đảng viên, Campuchia có khoảng 300 đảng viên và Lào có 170 đảng viên. Số lượng đảng viên giữa các Đảng có sự chênh lẹch, một phần là do dân số mỗi nước một khác, nhưng chủ yếu là do mức độ phát triển kinh tế - xã hội và giác ngộ chính trị của quần chúng ở các nước này chênh lệch nhau quá nhiều.

Các tổ chức vẫn tiếp tục hoạt động. Ngày 3 tháng 3 năm 1951, tại cuộc họp chung, ba tổ chức của ba nước quyết định thành lập Liên minh Việt nam – Khme – Lào nhằm phối hợp đấu tranh chống thực dân Pháp. Chính trên cơ sở quyết định này (công bố ngày 11 tháng 3 năm 1951) mà bộ đội Việt nam về sau đã vào Campuchia và Lào để kề vai chiến đấu cùng với quân đội giải phóng dân tộc Khme và Pathet Lào, các lực lượng vũ trang của Lào Ítxala.

Lê Thanh Can nói tiếp: “Ngay từ đầu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh mối quan hệ chặt chẽ giữa ba dân tộc ở Đông dương, gắn bó với nhau về địa lý, dân tộc (đặc biệt các dân tộc ít người ở vùng biên giới), kinh tế và trên hết, về quan hệ chính trị. Chúng ta có kẻ thù chung là thực dân Pháp và đề chiến thắng, điều cốt yếu là ba dân tộc phải đoàn kết với nhau”.

Không nghi ngờ gì nữa, chính trình độ đoàn kết có hiệu quả thực sự ấy đã dẫn tới thất bại của Pháp ở Đông dương, mà tượng trưng là chiến thắng lịch sử của Quân đội Nhân dân Việt nam tại Điện biên phủ. Chiến thắng đó là sản phẩm của những nỗ lực quân sự thống nhất và có phối hợp. Trong khi các lực lượng của ông Võ Nguyên Giáp đóng vai trò chủ yếu tại Điện biên phủ, thì cũng phải kể đến vai trò hỗ trợ có tầm quan trọng sống còn của Pa thét Lào ngăn chặn âm mưu của Pháp đưa quân tiếp viện từ Lào tới giải vây cho cứ điểm đang bị vây hãm đó và của các lực lượng Khme Ít xa rắc đã giải phóng được một phần ba Campuchia và đang băm nát các tuyến giao thông của Pháp.

Có những kẻ ra sức giải thích rằng sau khi Khme đỏ lên cầm quyền, mối quan hệ giữa Campuchia và Việt nam xấu đi là do “mối thù truyền kiếp” giữa hai dân tộc. những kẻ đó đã cố tình làm ngơ tình đoàn kết chiến đấu và sự phối hợp chặt chẽ của hai dân tộc đã có từ những ngày đầu tiên khi thực dân Pháp chiếm đóng Đông dương. Thậm chí cả khi chưa có một tổ chức nào đứng ra phối hợp cuộc đấu tranh giải phóng Đông dương, thì các sĩ quan Pháp cũng đã phải than thở là thường xuyên bị tấn công cùng một lúc trên cả hai mặt trận dọc biên giới Việt nam – Campuchia. Người Việt nam tấn công khi thấy người Pháp gặp khó khăn ở bên Campuchia và người Campuchia cũng làm tương tự. Do đó, chính việc thành lập Đảng Cộng sản Đông dương đã tạo nên thành tổ cốt yếu cho chiến thắng. Với mục đích chủ yếu là giải phóng các dân tộc Đông dương, Đảng đã động viên và tổ chức tình đoàn kết giữa ba dân tộc và phối hợp cuộc đấu tranh vũ trang giải phóng dân tộc của họ. Bất cứ một công trình nghiên cứu khách quan nào về vai trò của Khme đỏ dưới sự lãnh đạo của Pon Pot và Iêng Xari cũng đều phải đi đến kết luận rằng mục tiêu của Ban lãnh đạo Khme đỏ là phá hoại tình đoàn kết này và đẩy các dân tộc Khme, Lào và Việt nam đến chỗ tiêu diệt lẫn nhau.
-------------------------------------------------------------
Chú thích
1. Được Tôn Dật Tiên thành lập năm 1905, Quốc dân đảng đã lật đổ triều đình Mãn Thanh, lên cầm quyền năm 1911 và lập nên một chính thể Cộng hòa. Tuy vậy, chính quyền nhanh chóng rơi vào tay các tập đoàn quân phiệt thế truyền. Liên minh với Đảng Cộng sản Trung quốc, Tôn Dật Tiên cho xây dựng một tổ chức quân sự hiện đại tại Quảng châu – với sự giúp đỡ của các cố vấn Liên xô – nhằm tiến hành một cuộc “Bắc phạt” để thống nhất đất nước dưới quyền của Quốc dân đảng. Tôn Dật Tiên mất tháng 3 năm 1925, ít lâu trước khi cuộc “Bắc phạt” dự tính bắt đầu nên quyền lãnh đạo Quốc dân đảng chuyển sang người em đồng hao là Tưởng Giới Thạch. Tưởng sớm đoạt tuyệt với những người cộng sản và thúc đẩy điều mà sau này trở thành một cuộc nội chiến đẫm máu, kéo dài, một cuộc chiến đã giúp cho Mao Trạch Đông nổi lên thành người chiến thắng lừng lẫy.

2. Ben Kiếc nam và Chanthu Bua, Nông dân và Chính trị ở Campuchia 1942 – 1979, Zed Press, đang in.

3. Uynphret Bớc sét, Bắc vĩ tuyến 17, tr.20 – 21, Hà nội, do tác giả xuất bản 1955. Dựa vào cuộc nói chuyện với Cụ Hồ Chí Minh năm 1955 và các tài liệu của tác giả.

4. Trong suốt 2.000 năm trước, cuộc đụng đầu giữa người Việt nam và những “bọn ngoại xâm từ phương Bắc” diễn ra trong điều kiện chất lượng vũ khí của hai bên tương đối bằng nhau: cung nỏ bao gồm cả mũi tên lửa, vũ khí đâm và chem. Cầm tay, sung đạn bao gồm cả thuốc nổ chế tạo trong nước. Và nếu như quân xâm lược mạnh hơn hẳn về số lượng, thì người Việt nam lại giàu kinh nghiệm hơn trong việc sử dụng một cách có hiệu quả và tiết kiệm về người và vũ khí của mình. Người Pháp, mang theo sung máy bắn nhanh và pháo tầm xa, đã làm đảo lộn thế căn bằng quân sự cổ xưa và giới phong kiến Việt nam cúi đầu rút khỏi cuộc đấu tranh. Thế là sân khấu đã được chuẩn bị để các lực lượng mới giương tiếp ngọn cờ mà các vị phong kiến đã bỏ rơi.

5. Ý kiến này đã có hiệu lực thực tiễn ngay khi nửa phía bắc nước Việt nam đánh đổ ách thống trị của Pháp. Tháng 3 năm 1955 – hai tháng trước khi quân Pháp rút khỏi miền Bắc Việt nam- Việt minh đã thành lập Khu Tự trị Thái – Mèo. Tại đây, người thiểu số Thái và Mèo chiếm 75% dân số, 15 dân tộc ít người khác chiếm hầu hết phần còn lại.
Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #4 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2010, 01:03:14 pm »

II. Khme Ít Xa-rắc

Trong vòng một năm sau khi Đảng Cộng sản Đống dương rút vào bí mật và bắt đầu hoạt động thông qua các tổ chức mặt trận ở Việt nam, Lào và Campuchia, tổ chức ở Campuchia – Khme Ít xa rắc – mở đầu một cuộc tấn công. Tháng 8 năm 1946, du kích Khme Ít xa rắc tiêu diệt gọn một đồn quân của Pháp đóng ở Xiêm riệp và thu toàn bộ vũ khí. Từng bước, họ bắt đầu xây dựng những căn cứ du kích trên những vùng rộng lớn ở Tây Bắc, Tây Nam và Đông Nam Campuchia. Khẩu hiệu là “lấy sung địch đánh địch”, địch ở đây rõ ràng là lực lượng chiếm đóng Pháp. Sau khi khởi đầu một cách tốt đẹp, Khme Ít xa rắc thành lập những xưởng vũ khí ở trong rừng để chế tạo mìn, lựu đạn, ba dô ca hạng nhẹ và những vũ khí khác thích hợp với chiến tranh du kích. Từ năm 1946 đến năm 1949, các Ủy ban nhân dân được thành lập ở cấp huyện và cả ở cấp xã trong nhiều tỉnh; đơn vị tự vệ cũng được thành lập để bảo vệ dân làng. Với sự phát triển của những tổ chức này, những nhóm kháng chiến ở các vùng biệt lập được liên kết lại, cho đến khi xuất hiện một mặt trận quân sự - chính trị rộng lớn và thống nhất.

Từ năm 1947 đến cuối năm 1949, không có một sự kiện quân sự nổi bật nào trong cuộc chiến tranh Đông dương (Sự thực, trong năm 1947 có sự kiện nổi bật là quân và dân ta đã giành được thắng lợi to lớn trong chiến dịch Việt Bắc, đã phá tan cuộc tấn công Thu Đông của giặc Pháp (từ ngày 7 tháng 10 đến ngày 19 tháng 11 năm 1947) – Sơ thảo Lịch sử Đảng, Tr.550 – 557). Người Pháp tập trung vào việc “bình định”; còn các lực lượng kháng chiến thì tập trung xây dựng tổ chức và đặt cơ sở cho cuộc đấu tranh vũ trang lâu dài trên cả ba nước Đông dương. Thắng lợi của những người cộng sản Trung quốc và việc thành lập nước Cộng hòa Nhân dân trung hoa ngày 1 tháng 10 năm 1949 với triển vọng của một biên giới hữu nghị để vận chuyển vũ khí giữa Bắc Việt nam và Trung quốc – rõ rang tình hình sẽ thay đổi.

Chính phủ Pháp phái Bộ trưởng Chiến tranh, tướng Rơ ve sang thị sát tình hình Đông dương. Theo sự đánh giá của ông ta – cũng như của M. Mắc Đô nan, Cao ủy Anh tại Đông Nam châu Á, người cùng đi với ông ta trong chuyến thị sát – thì miền Nam Việt nam, Campuchia và Lào đã được “bình định”. Vấn đề duy nhất còn lại là tiêu diệt Việt minh ở miền Bắc Việt nam. Theo họ, vấn đề chủ yếu là giữ vững đồng bằng song Hồng; từ đó người Pháp có thể mở một chiến dịch để vây quét Quân đội Nhân dân Việt nam của tướng Giáp. Đó chính là kiểu phân tích giản đơn, thực dân và sô vanh mà người Pháp (và sau họ là người Mỹ) vẫn tiếp tục tiến hành, trên cở sở giả định ngầm về xu thế` của chính họ.

Tuy nhiên, quyết định tập trung lực lượng của Pháp vào miền Bắc là điều mà Thái tử Xi ha núc của Campuchia đã nhanh chóng lợi dụng. Ông ta dung các cuộc đột kích của Khme Ít xa rắc, chiến đấu dưới ngọn cờ “độc lập dân tộc”, làm một căn cứ then chốt để thuyết phục người Pháp rằng ông ta phải là “nhà vô địch vinh quang” – của độc lập dân tộc. Ngày 8 tháng 11 năm 1949, nước Pháp trao cho Campuchia một vài phục sức bên ngoài của một nền độc lập. Xi ha núc còn được phép có lực lượng vũ trang riêng.

Khme Ít xa rắc đã thận trọng không tấn công lực lượng của Xi ha núc. Nhưng sau hậu trường, như một người lãnh đạo của Khme Ít xa rắc còn sống sót nói với tôi sau này:

“Chúng tôi huy động nhân dân làm áp lực với Xi ha núc với tư cách là người cha tinh thần của nhân dân trong vai trò kép của ông ta là Vua và là người đứng đầu hàng giáo phẩm Phật giáo. Phải làm cho ông ta hiểu nỗi đau khổ của nhân dân dưới chế độ thực dân và bước xuống bên cạnh nhân dân. Ông ta sẽ bị mất danh dự nếu cứ làm tay sai cho Pháp, là kẻ đã đưa ông ta lên cầm quyền. Đường lối lúc đó là tấn công quân Pháp về quân sự để nêu rõ với Xi ha núc trách nhiệm của ông ta. Trong một chừng mực nào đó, chúng tôi đã thành công”.

Trên mặt trận chính trị, cuộc bầu cử Quốc hội lập pháp tháng 12 năm 1947 đã mang lại 54 ghế cho Đảng Dân chủ và 21 ghế cho Đảng Tự do bảo hoàng. Việc những người Dân chủ ngày càng có cảm tình với Khme Ít xa rắc đã khiến cho Xi ha núc, có lẽ dưới sức ép của Pháp, giải tán Quốc hội vào tháng 9 năm 1949. Tiếp đó, ông ta cử một chính phủ cánh hữu gồm những người Dân chủ bảo thủ đứng đầu là Yêm Xambo, một người trong nhóm cánh hữu chống lại sự có mặt của Pháp với hy vọng thu lượm được ít nhiều lợi ích kinh tế mà việc người Pháp ra đi sẽ có thể đem lại.

Sau khi lập nên chính phủ Yêm Sambo, mà ông ta có thể tin cậy ở sự phục tùng, Xi ha núc trao cho Cao ủy Pháp một yêu sách 5 điểm:

1. Chủ quyền nội bộ thực sư cho Campuchia.

2. Tự do đặt quan hệ đối ngoại với các cường quốc chính trên thế giới và có đại diện tại Liên Hợp Quốc.

3. Từng bước và nhanh chóng giảm các quân khu của Pháp ở Campuchia và thay thế sự có mặt của Pháp ở đó bằng sự có mặt của quân đội Campuchia.

4. Ân xá cho tất cả các chiến sĩ kháng chiến.

5. Có thái độ rộng lượng đối với việc trả lại tự do và ân xá hoàn toàn cho các tù binh và tù chính trị và những người lưu vong – kể cả Sơn Ngọc Thành (1).

Tất cả những yêu sách này cuối cùng đều được đáp ứng và Campuchia tham gia Liên hợp quốc với tư cách một thành viên độc lập và có chủ quyền.

Cuộc đấu tranh vũ trang tăng nhanh nhịp độ và quy mô. Việc chuyển quân Pháp từ Campuchia sang Bắc Việt nam năm 1950 đã khiến cho hoạt động của Khme Ít xa rắc được dễ dàng, nhưng không mảy may cải thiện tình hình quân sự chung của Pháp. Đêm 16 tháng 9 năm 1950, tướng Giáp mở một trong những chiến dịch quyết định của cuộc kháng chiến trường kỳ, một chiến dịch đã mở đường cho Điện biên phủ. Chiến dịch này, gọi là “Chiến dịch Biên giới”, kéo dài 6 tuần lễ. Khi chiến dịch kết thúc, toàn bộ vùng biên giới Bắc Việt nam – Trung quốc đã được nắm chắc trong tay Việt minh cả về chiều sâu lẫn chiếu dài. Cao bằng, Lạng sơn và Lào cai ở ngay sát vùng biên giới, cũng như Thái nguyên (đúng ra là Bắc cạn, chứ không phải Thái nguyên như tác giả đã viết – BT) và Hòa bình ở phía sau, nằm trong số các tỉnh lỵ được giải phóng.

Việt minh đã khai thông được một biên giới với thế giới xã hội chủ nghĩa và như nhà viết sử Nguyễn Khắc Viện trình bày, đã thiết lập được “một hậu phương rộng lớn kéo dài từ Trung quốc tới Tiệp khắc”. Đó là thất bại lớn nhất của Pháp tính đến lúc đó và chỉ kém thất bại ở Điện biên phủ sau đó ba năm rưỡi.

Tổng chỉ huy quân đội Pháp, tướng Raun Xalăng, bị triệu hồi và bị thay thế bằng một người chiến binh tiếng tăm lừng lẫy nhất nước Pháp, Thống chế Giăng Đờ Lát đờ Tátxinhi, cùng với 20.000 quân tăng viện. Đờ Lát thành công trong việc để mất các vị trí then chốt ở đồng bằng song Hồng. Trong vòng vài năm, ông bị tướng Henri Nava thay thế, ông này đến nơi vào tháng 3 năm 1953 với một kế hoạch nổi tiếng, được Oasinhton ủng hộ, nhằm “kết thúc chiến tranh trong vòng 18 thánh”. Đúng một năm sau đó, trận Điện biên phủ bắt đầu.

Cuộc vật lộn chính trị nội bộ ở Campuchia, việc các chính phủ được lập lên rồi sụp đổ và việc Sihanuc chà đạp các thể thức dân chủ mỗi khi chúng không mang lại kết quả như ông ta mong muốn – nhưng vấn đề mà một vài học giả rất quan tâm – chẳng có ý nghĩa gì mấy. Tương lai của Campuchia, đặc biệt vấn đề then chốt là nền độc lập của Campuchia, sẽ được định đoạt không phải bởi Đảng Dân chủ, đứng đầu là Hoàng than Hay Cathun sau cái chết của Hoàng than Yutêvong, hoặc Đảng Dân túy của Xônxan, hoặc Đảng Duy tân Khme của Lon Non, hoặc bất cứ Đảng nào khác đang tranh giành quyền lực. Tương lai của Campuchia sẽ được định đoạt bởi các thắng lợi của Việt minh trên chiến trường, với sự hỗ trợ của các phong trào giải phóng dân tộc Pathét Lào và Khme Ítxarắc được Việt minh ủng hộ.

Điều không thể chối cãi được là các lực lượng kháng chiến Việt nam đã gánh phần chủ yếu của cuộc đấu tranh. Người Pháp (và sau này là người Mỹ) đã coi Đông dương như một chiến trường duy nhất. Cụ Hồ Chí Minh, ông Võ Nguyên Giáp và các nhà lãnh đạo đồng sự của họ cũng bị buộc phải làm như vậy. Nhưng trong cách làm thì họ rất tôn trọng những tình cảm dân tộc của các đồng minh Campuchia và Lào và đã giúp đỡ những người này giành độc lập và chủ quyền của chính mình. Mặc dù lực lượng chiến đấu chủ yếu trong cả ba nước là người Việt nam, nhưng ở Campuchia và Lào họ vẫn chiến đấu trong các tổ chức của Khme Ítxarắc và Lào Ítxala. Trong nội bộ các tổ chức này, Ban lãnh đạo Việt minh đã làm hết sức để phát triển nhưng cơ cấu chính trị và quân sự thực sự dân tộ của Khme và Lào.

Chiến trường chủ yếu vẫn là Việt nam cho đến khi kết thúc. Năm 1952, người Pháp có 237 tiểu đoàn ở Đông dương. Trong số 54 tiểu đoàn chiến đấu, 50 tiểu đoàn được tập trung ở Việt nam và trừ 10 tiểu đoàn, số còn lại đều tập trung ở miền Bắc. Trong số 179 tiểu đoàn “bình định” thì 30 tiều đoàn được sử dụng ở Lào và Campuchia, còn lại 149 tiều đoàn ở Việt nam, trong đó 61 tiều đoàn ở miền Bắc. Trong vòng một năm, số tiểu đoàn chiến đấu đã tăng lên 80 tiểu đoàn, trong đó 71 tiều đoàn ở Việt nam và 9 tiểu đoàn ở Lào. Đến tháng 3 năm 1953, ở Campuchia chỉ có 2 tiểu đoàn “bình định” của Pháp và 5 tiểu đoàn của Quân đội Hoàng gia Khme do người Pháp chỉ huy. Chính những thắng lợi của Việt minh trên các chiến trường Việt nam và Lào là nhân tố chính đã tạo điều kiện cho việc giành độc lập của Campuchia dưới chế độ quân chủ vào cuối năm 1953.

Sihanúc là một trong số rất ít người đã nhận thức được điều đó và ông ta đã tận dụng mỗi thắng lợi trên bất cứ mặt trận nào để leo lên them một bậc trên chiếc thanh độc lập. Ông ta đã đích than tham gia vào hoạt động chính trị, điều thật hiếm đối với một người ở cương vị ông ta. Tháng 6 năm 1952, ông giải tán Chính phủ và giữ ghế Thủ tướng và Ngoại trưởng. Tiếp đó, ông ta phát động cái mà sau này ông ta gọi là cuộc thập tự chinh Hoàng gia giành độc lập.

Lúc đó, nước Pháp không chịu trao nền độc lập hoàn toàn cho Campuchia, với lý do rằng các căn cứ ở Campuchia là cần thiết cho người Pháp để đẩy mạnh cuộc chiến tranh chống Việt minh. Sihanúc giải thích lập trường của mình như sau:

“Tôi nói rõ lập trường của tôi với người Pháp. Mặc dù tôi không muốn thấy Việt minh trên đất Campuchia, việc họ làm ở chính nước họ chẳng lien quan gì đến Campuchia và tôi không muốc Campuchia được dùng làm căn cứ hành quân chống lại họ. Tôi tiếp tục đòi độc lập hoàn toàn”.

Nhằm làm cho Sihanúc hoảng sợ, do đó làm dịu bớt chiến dịch vì độc lập do ông ta tiến hành, người Pháp dựng lên một phong trào Khme Ítxarắc giả, bọn này tiến hành các cuộc tiến công khủng bố đặc biệt nhằm vào nền quân chủ. Sihanúc đối phó lại thật điển hình bằng cách khuyến khích một số sĩ quan và binh lính của quân đội Hoàng gia “đào ngũ” sang phía Khme Ítxarắc thật và bảo đảm họ không bị thiếu vũ khí. Trong một công hàm gửi Tổng thống Pháp Ôriôn ngày 5 tháng 3 năm 1953, Sihanúc đã ca ngợi sức mạnh của lực lượng Khme Ítxarắc hơn cả những đều họ nói về bản thân họ. Ông ta cũng kiên quyết bác bỏ lập luận của người Pháp cho rằng họ cần duy trì chỗ đứng của họ tại Campuchia, cần phải giữ nơi đây làm một căn cứ để chiến đấu chống Việt minh….

“Chính sách hiện nay của Pháp tại Đông dương dựa trên tư tưởng cho rằng mục đích chính trong lúc này là thắng lợi trong cuộc chiến đấu chống Việt minh (ông ta viết), nhưng đều đó chẳng có gì liên quan đến lợi ích của nhân dân Campuchia thực lòng gắn bó với những tư tưởng tự do và độc lập”.

Ông ta nói rằng 3/5 lãnh thổ Campuchia đã bị Khme Ítxarắc chiếm (nhưng họ nói chỉ chiếm 1/3). Nhưng, thay vào việc lấy đó làm một lập luận đề yêu cầu người Pháp tiếp tục ở lại, Sihanúc lại dùng nó để đẩy mạnh yêu sách đòi độc lập, vạch rõ rằng Khme Ítxarắc đã bắt rễ sâu trong nhân dân, rằng sức mạnh của họ bắt nguồn từ việc họ chiến đấu dưới ngọn cờ độc lập dân tộc.

“Là những người con của đất, nông dân và cả người than phố (1) những lời tuyên bố yêu nước của họ đã được sự hưởng ứng thuận lợi của dân chúng và cả giới sư sãi, nhưng người có ảnh hưởng to lớn khắp Vương quốc và họ có những người theo họ một cách trung thành trong quần chúng cũng như trong giới thượng lưu của dân tộc… Hiểm họa Ítxarắc tự nó là có thật… Những kẻ phiến loạn này thường phục kích các đội tuần tra của bảo an tỉnh, cảnh sát, quân đội và gần đây – một mình hoặc cùng với Việt minh – đã thu được những kết quả có tác động đối với dư luận…

Tôi có thể trả lời gì được khi tuyên truyền của Ítxarắc chứng minh cho nhân dân và giới sư sãi rằng Campuchia không phải là thực sự độc lập?

Giải pháp mà tôi đề nghị là giao cho Nhà Vua (Sihanúc) và Chính phủ của Người các trách nhiệm chính về cai trị đất nước. Việc này có thể bao gồm việc chuyến giao các đặc quyền cho đến nay vẫn do người Pháp nắm giữ; điều đó sẽ dẫn đến việc Nhà Vua và Chính phủ Hoàng gia phải tự tìm lấy những biện pháp cần thiết để thực thi quyền hạn và trách nhiệm của mình… Chỉ bằng cách đó chính sách của Pháp mới được nhân dân chúng tôi thong cảm và chấp nhận và tôi cần nhấn mạnh rằng, nhân dân chúng tôi đã trưởng thành nhiều hơn bao giờ hết, họ đòi hỏi những thuộc tính thực sự của độc lập…”.

(...)
Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #5 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2010, 01:04:16 pm »

(tiếp)

Câu trả lời của Chính phủ Pháp chắc chắn không phải là điều mà Sihanúc mong đợi:

“Niềm hy vọng của tôi tăng lên khi tôi được mời sang Paris dự ăn trưa với Tổng thống Pháp Ôriôn ngày 25 tháng 3 năm 1953. Người ta đã bảo đảm với tôi rằng những thong điệp của tôi gửi Chính phủ Pháp đã được nghiên cứu hết sức kỹ lưỡng. Cuộc thảo luận trong bữa ăn trưa không mang lại kết quả gì; và Tổng thống Ôriôn cho biết rằng tôi rời đất Pháp về Campuchia càng sớm bao nhiêu thì ông ta càng hài long bấy nhiêu. Ông ấy còn đi xa đến mức đưa vào trong thong báo chính thức một câu thật xúc phạm, nói rằng Vua Sihanúc “phải trở về Phnom Penh trong vòng vài ngày…”.
Tại sao một nước Pháp chỉ mới gần đây thôi đã phải trải qua cuộc đấu tranh của chính mình chống bọn chiếm đóng Quốc xã lại không thể hiểu được nguyện vọng của nhân dân Campuchia – thực tế là tất cả nhân dân tất cả các nước Đông dương: đó là điều tôi không thể nào hiểu nổi. Điều khó hiểu hơn nữa là một Tổng thống thuộc Đảng Xã hội lại có thể có thái độ như vậy. Lại còn có những lời bóng gió nói rằng tôi có thể “Mất Ngai vàng” nếu tôi đi quá xa. Phải chăng Ngai vàng là của họ để họ muốn cho thì cho, muốn lấy thì lấy?” (4).


Bất chấp chỉ thị của “người bảo hộ”, Sihanúc lên đường đi Hoa kỳ qua đường Canada ngày 13 tháng 4 năm 1953, tìn rằng có thể tìm được ở đó sự ủng hộ đối với yêu cầu cấp bách phải trao trả “độc lập hoàn toàn” cho 3 quốc gia Đông dương.

“Đó là chủ đề chính của cuộc thảo luận một tiếng đồng hồ với John Phoster Dulles. Phản ứng của ông ấy thật chua chat, tối thiểu là như vậy: “Hãy đánh bại Chủ nghĩa Cộng sản trong khu vực của ông! Sau đó, chúng tôi sẽ làm áp lực với Pháp để làm nhưng gì cần thiết”. Đó là nội dung chủ yếu của lời khuyên kẻ cả của ông ấy. Ông ta khư khư giữ ý kiến về yêu cầu khẩn cấp phải diệt Việt minh và về tầm quan trọng của sự đóng góp của Campuchia vào việc đó… “Chúng ta đang ở thời điểm quyết định nhất của cuộc chiến tranh. Phải đánh thắng cuộc chiến tranh này. Vì vậy hơn bao giờ hết chúng ta phải thống nhất lực lượng và phương tiện, chứ không phải cãi nhau và chia rẽ. Cuộc tranh chấp của ông với nước Pháp sẽ chỉ có lợi cho kẻ thù chung của chúng ta… Không có sự giúp đỡ của quân đội Pháp thì nước ông sẽ nhanh chóng bị bọn Đỏ chinh phục và nền độc lập của các ông sẽ đi đời” (5).

Hồi đó Sihanúc là một người thực tế, nếu xưa nay quả đã có người thực tế. Sự hiểu biết về lịch sử của chính đất nước ông ta đã cho ông ta thấy rằng nếu người Pháp thành công trong việc đánh bại Việt minh, thì chỉ qua một đêm tí chút nền độc lập mà ông ta giành được sẽ biến mất. Lịch sử thực dân hóa của Pháp trong khu vực là lịch sử lien tiếp dung một nước làm căn cứ để khuất phục nước láng giềng. Việc giành độc lập thực sự cho Campuchia tùy thuộc vào thắng lợi toàn bộ của Việt minh.

Sihanúc đã rút ra những kết luận khôn ngoan từ những cuộc tiếp xúc với các nhà lãnh đạo phương Tây. Trên đường từ Hoa kỳ trở về, ông nhận được một bức điện của Đalét. Trong bức điện, Đalét một lần nữa kêu gọi ông ta hợp tác với Pháp “trong một thời điểm mà nguy cơ cộng sản xâm lăng Lào đã quá rõ ràng và Hoa kỳ quyết tâm tằng cường và đẩy nhanh viện trợ để cứu nhân dân Khme khỏi sự xâm lược của cộng sản. Bình luận về bức điện này, Sihanúc về sau nhận xét:

“Những người muốn làm tôi nản chí thích làm ra vẻ rằng, đâu đó trong quá trình phát triển của tôi, nhất định là tôi đã bị Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai tẩy não. Nhưng chính những người như Vanhxăng Ôriôn, Giêm Photxtơ Đalét – và sau đó Risớt Níchxơn – phải chịu trách nhiệm về sự giáo dục chính trị của tôi. Trong con mắt những nhà lãnh đạo này, độc lập là một cái có thể mặc cả, chứ không phải vì lợi ích của đất nước nhỏ bé có liên quan” (6).

Bằng sự kết hợp một cách đúng đắn ngoại giao, hăm dọa và cuối cùng dùng lực lượng vũ trang của mình tước vũ khí vài đơn vị quân đội Pháp – với sự tính toán kỹ càng thời điểm của từng bước đi sao cho khớp với sự lúng túng tối đa về quân sự của Pháp ở Bắc Việt nam và Lào – Sihanúc đã moi được từ nước Pháp những tiền đề của một nền độc lập hoàn toàn từ ngày 9 tháng 11 năm 1953. Từ đó chỉ còn một bước ngắn tới Hội nghị Giơnevơ năm 1954 và sự công nhận quốc tế đối với nền độc lập hoàn toàn của Campuchia. Phần thưởng giành thêm được ở Giơnevơ là việc triệt thoái những kẻ thù tiềm tàng nguy hiểm nhất của ông ta – những du kích Khme Ítxarắc dày dạn chiến đấu và đồng minh Việt minh của họ, kể cả các cán bộ chính trị và quân sự đã cùng nhau chiến đấu trong thời kỳ đầu khó khăn nhất.
-------------------------------------------------
Chú thích
1. Sơn Ngọc Thành được sự ủng hộ đáng kể của một số giới trong nội bộ Đảng Dân chủ. Việc người Pháp bắt ông ta về tội phản quốc làm tay sai của Nhật và đưa ông ta sang Pháp đã tạo cho ông ta cái thế của một kẻ “tử vì đạo”.

2. Norodom Sihanúc và Uynphrết Bớc sét. Cuộc chiến tranh của tôi với CIA, NiuYooc, Nxb Pantêông, 1972, Tr.152.

3. Việc Sihanúc nói đến vai trò yêu nước của hàng giáo phẩm Phật giáo là điều có ý nghĩa. Cũng như ở Việt nam và Lào, các vị sư yêu nước ở Campuchia đã đóng vai trò quan trọng trong các giai đoạn của ách chiếm đóng Pháp. Ví dụ: năm 1943, Acha Hem Chiêu, một vị sư giảng viên tại tu viện Phật giáo ở Phnom Penh, bị bắt vì đã viết một số tác phẩm tố cáo chủ nghĩa thực dân Pháp. Vị sư này bị tình nghi là đứng đầu một phong trào chống thực dân. Hai ngàn vị sư (mà tiếng Khme gọi là bi khu) cùng hàng vạn thường dân đã biểu tình đòi thả sư Chiêu. Phong trào phản đổi phát triển thành khởi nghĩa vũ trang và bị người Pháp dập tắt với sự tàn bạo quen thuộc của họ. Acha Hem Chiêu và hang trăm người khác, trong đó có nhiều bikhu, bị đầy ra đảo tù khét tiếng Côn lôn; và nhiều người, trong đó có Hem Chiêu, chẳng bao giờ trở lại.

Tháng 4 năm 1950, tại Hội nghị đại biểu nhân dân thành lập Ủy ban trung ường Giải phóng Khme, 105 trên 200 đại biểu là nhà sư. Về sau, Ủy ban Trung ương này chuyển thành một Chính phủ Lâm thời, rồi Chính phủ Quốc dân Kháng chiến để quản lý các vùng giải phóng của Khme ítxarắc. Sơn Ngọc Minh, một nhà sư cao cấp có nhiều uy tín, được cử làm Chủ tịch Chính phủ Kháng chiến. Sau này, ông trở thành một trong những người sang lập và lãnh đạo Đảng Cộng sản Khme.

4. Sihanúc và Bớcsét, Cuộc chiến tranh của tôi với CIA, Tr.152 – 153.

5. Sách đã dẫn, tr. 153 – 154

6. Sách đã dẫn, tr. 155

Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #6 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2010, 01:14:01 pm »

III. Hội nghị Giơnevơ 1954

Khi các nhà viết sử vạch rõ trở ngại chủ yếu đối với cách mạng Campuchia, họ đã lưu ý đến những hậu quả của Hội nghị Giơnevơ năm 1954 về Đông dương và đặc biệt là vai trò của Trung quốc tại Hội nghị đó. Pon Pot và phe cánh không có lý do gì để tranh cãi về điều này, vì chúng không đóng vai trò gì trong việc đánh bại người Pháp. Nhưng, các chiến sĩ kháng chiến Khme Ítxarắc có tham gia cuộc đấu tranh đó đã bị cướp mất tại Giơnevơ phần của họ trong thắng lợi chung của nhân dân ba nước Đông dương đánh bại chủ nghĩa thực dân Pháp.

Phần bàn về Đông dương của Hội nghị Giơnevơ (Hội nghị này bắt đầu bằng những cuộc thảo luận thất bại về Triều tiên) khai mạc ngày 8 tháng 5 năm 1954. Dẫn đầu đoàn đại biểu nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa là ngoại trưởng Phạm Văn Đồng. Ngày hôm trước ông đã nhận được một vũ khí cực kỳ thần diệu đối với một nhà thương lượng, đó là chiến thắng của tướng Võ Nguyên Giáp, bạn chiến đấu gần gũi của ông, đánh bại lực lượng ưu tú của quân đội viễn chinh Pháp trong trận Điện biên phủ lịch sử (1).

Trong phiên họp đầu tiên, ông Phạm Văn Đồng nêu vấn đề dại diện của Khme Ítxarắc và Lào Ítxala. Xét cho cùng đây là Hội nghị để chấm dứt chiến tranh ở Đông dương! Pháp là một bên tham chiến; các lực lượng kháng chiến Việt nam, Campuchia và Lào là bên kia. Đại biểu của những người được phép bảo trợ - “Hoàng đế” Bảo Đại của Việt nam, Vua Sihanúc của Campuchia và Vua Xavang Vathana của Lào – đã tham gia Hội nghị. Ngoại trưởng Pháp Gioócgiơ Biđôn cực lực phản đối sự có mặt của Khme Ítxarắc và Lào Ítxala, chế diễu rằng họ chỉ là những “bong ma không tồn tại”.

Đó là một câu nói khiếm nhã mà Biđôn đã từng dùng để nói về ông Phạm Văn Đồng trong một cuộc thảo luận tại Liên hợp quốc mấy tháng trước đó. Ông Đồng đã nhanh chóng nhắc lại với Biđôn điều đó.

“Nhưng nay tôi đến đây để thảo luận với ông. Pathét Lào (2) và Khme Ítxarắc đang chiến đấu cũng như người Việt nam đang chiến đấu. Họ không phải là những bong ma. Tại Hội nghị này có những người đang cử động và nói năng và trong số đó có những cái bong của những bong ma thực sự, họ không đại diện cho thực tế. Họ đại diện cho một dĩ vãng đã vĩnh viễn qua rồi. Nhưng, cũng như ông, họ muốn bám lấy những ảo tưởng. Đó chính là những bóng ma thực sự”.

Đây là một cú đích đáng và càng đích đáng hơn vì toàn bộ đoàn đại biểu Pháp đang mặc comple màu đen để tang cho thất bại Điện biên phủ - Biđôn và đồng sự của ông ta vậy là đã vô tình nhấn mạnh trước thế giới tầm cỡ của thất bại đó và sự thật rằng đó là một sự kiện lịch sử, mà tầm quan trọng đã vượt xa khuôn khổ của Hội nghị Giơnevơ về Đông dương. Vấn đề “bóng ma” đã trở thành những đầu đề trên báo chí Pháp ngày hôm sau.

Trong tất cả các phiên họp đầu tiên, ông Phạm Văn Đồng nêu đi nêu lại vấn đề đại diện của Khme Ítxarắc và Pathét Lào. Nhưng đó là một tiếng nói đơn độc. Trong khi Biđôn có thể trông cậy vào sự ủng hộ vững chắc của phương Tây (Anh và Hoa kỳ), ông Phạm Văn Đồng bị cô lập về vấn đề đại biểu cũng như về các vấn đề then chốt khác. Đại biểu chop he xã hội chủ nghĩa là Ngoại trưởng Liên xô Viachétxláp Molotốp và Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trung quốc Chu Ân Lai.

Các đoàn đại biểu Khme Ítxarắc và Pathét Lào đến Giơnevơ thật giống như những “Khách không mời mà đến”. Sự có mặt của họ được giữ hết sức bí mật và đoàn đại biểu duy nhất mà họ có lien hệ là đoàn đại biểu nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa. Cuối cùng Chu Ân Lai thuyết phục ông Phạm Văn Đồng phải có một cách nhìn “thực tế” và “thực dụng” và không nên nếu vấn đề đại diện của Khme Ítxarắc và Pathét Lào ra các phiên họp toàn thể nữa. Và như vậy, vấn đề này bị chôn vùi trong một tiểu ban.

Cuộc tranh luận tiếp tục gay go hơn bao giờ hết, về vấn đề các khu vực tập kết và các giới tuyến sẽ phân định chúng. Đoàn đại biểu nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa đấu tranh rất dữ cho Khme Ítxarắc có một vùng tập kết, nhưng không được sự ủng hộ của Chu Ân Lai về vấn đền này vì lý do đơn giản là Trung quốc không có biên giới chung với Campuchia. Sau này, người ta biết rõ là trong khi người Việt nam để cứu cách mạng Campuchia và Lào và bảo đảm cho các lực lượng cách mạng ở hai nước này những phần thưởng chính đáng của thắng lợi chung, thì Trung quốc chỉ quan tâm đến việc thiết lập những khu đệm để bảo đảm an toàn dọc biên giới của họ.

Vì vậy, Chu Ân Lai ủng hộ việc lập một vùng ậtp kết cho Pathét Lào, nhưng vùng này phải được bố trí thế nào đó để phục vụ cho lợi ích an ninh của Trung quốc hơn là lợi ích của cách mạng Lào. Cuộc thảo luận lớn là vế việc phải phân chia nước Lào theo kinh tuyến hay vĩ tuyến. Các căn cứ kháng chiến mạnh nhất của Pathét Lào đều ở miền chung hoặc miền Nam, nhất là các tỉnh Atôpơ, Xaravan và trên cao nguyên Boloven. Việc lập một khu đệm, trong đó có Phongxalỳ, một tỉnh dân cư thưa thớt ở cực Bắc có biên giới chung với Trung quốc, là phục vụ lợi ích của Trung quốc. Ông Phạm văn Đồng lại phải tiến hành một cuộc đấu tranh đơn độc với một phương Tây thống nhất chống lại ông, còn Chu Ân Lai thì đứng về phía họ. Bị cô lập và buộc phải thương lượng nhân danh các phong trào kháng chiến Campuchia và Lào, ông đã phải có những nhân nhượng không phải được biện minh bằng so sánh lực lượng hoặc thực tế chiến trường, mà là được thúc đẩy bởi lợi ích của Trung quốc và tinh thần chung về “hòa hoãn” và “cùng tồn tại hòa bình” đang ngự trị trong phe xã hội chủ nghĩa châu Âu lúc bấy giờ. Vậy là các lực lượng cách mạng Lào phải rút khỏi các cứ điểm mạnh trong 10 tỉnh của Lào và tập kết vào 2 tỉnh cực Bắc là Phongsalỳ và Sầm nưa. Chu Ân Lai nói rằng điều đó sẽ tạo cho Bắc Việt nam có một biên giới chung với Lào và, do đó có một “khu đệm”. Nhưng nó có nghĩa là Pathét Lào sẽ phải rời bỏ những vùng căn cứ quan trọng nhất của họ, rời bỏ nhân dân đã từng trung thành ủng hộ cuộc đấu tranh vũ trang của họ trong nhiều năm.

Nhiều năm sau, một phụ tá cao cấp của ông Phạm Văn Đồng tại hà nội nói với tôi:

“Đối với chúng tôi, vấn đề không phải là các khu đệm. Vấn đề là toàn bộ nước Lào, sự thống nhất và độc lập của nước Lào, sự bảo toàn các căn cứ để bảo đảm thắng lợi cuối cùng. Độc lập, thống nhất, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, đó là khẩu hiệu của chúng tôi – chúng tôi đã làm mọi việc để những nguyên tắc này được chấp nhận và chúng tôi không bao giờ từ bỏ lập trường đó.

Lập trường của chúng tôi là: “Chúng ta hãy thực tế. Cố bám lấy nguyên tắc bây giờ là không thực tế. Chúng ta hãy đề cập đến các vấn đề cụ thể. Những vấn đề quân sự - chấm dứt chiến sự. Sau đó sẽ đề cập đến nguyên tắc”. Họ không muốn nói đến quá khứ: “Việc đó sẽ chỉ đầu độc bầu không khí. Chúng ta hãy chỉ đề cập đến hiện tại thôi”. Không may cho chúng tôi có những đồng minh nhân danh “chủ nghĩa thực tế” và “chủ nghĩa thực dụng”, cũng đã khuyên chúng tôi không nên “đầu độc bầu không khí” mà phải nhượng bộ”.


Theo dõi việc đưa tin về Hội nghị Giơnevơ từ ngày đầu đến ngày cuối, tôi, và các nhà báo khác có quan hệ chặt chẽ với các đoàn xã hội chủ nghĩa – không nghi ngờ gì về việc đoàn Trung quốc không ủng hộ mạnh mẽ đoàn Việt nam. Nhiều năm sau Hội nghị, các nhà lãnh đạo Việt nam vẫn còn nói một cách trung thành: “các kết quả đó đạt được qua thảo luận và thỏa thuận chung”. Điều đó đúng sự thật theo nghĩa đen, nhưng không đúng sự thật thực sự, dù chỉ là một nửa.

Khi Hội nghị thảo luận đến vấn đề quy định một giới tuyến để quân đội Pháp rút về phía Nam và quân đội Việt Minh rút về phía Bắc, ông Phạm Văn Đồng đề nghị một đường ranh giới dọc theo vĩ tuyến 13. Trong tình hình thảm hại của lực lượng Pháp sau thất bại Điện biên phủ và số còn lại trong những lực lượng tinh nhuệ của họ thì đang bị bao vây ở đồng bằng sông Hồng và các nơi khác ở miền Bắc, đó không phải là một đề nghị không phải chăng. Đề nghị đó sẽ cho Việt Minh có 100 km biên giới chung với Campuchia và sẽ bù đắp lại việc họ không giành được một vùng tập kết cho các lực lượng Khme Ítxarắc. Nhưng, trước “chủ nghĩa thực tế” và “chủ nghĩa thực dụng” đó, từng bước ông Phạm Văn Đồng đã buộc phải lùi đường ranh giới của mình qua vĩ tuyến 14 (như vậy cũng vẫn cho Việt Minh có một biên giới nhỏ với Campuchia), rồi qua vĩ tuyến 15 tới vĩ tuyến 16, tới đó ông kiên quyết giữ lập trường.

Đã hai lần trong lịch sử Việt nam, vĩ tuyến 16 từng là ranh giới phân chia tạm thời. Sau chiến tranh Thế giới lần thứ 2, khi Quân đội Quốc dân đảng Trung quốc kéo vào phía Bắc và quân đội Anh vào phía Nam (bề ngoài là để vây quét tàn dư của quân đội chiếm đóng Nhật và đưa chúng về Nhật), đường ranh giới giữa hai lực lượng này chạy dọc theo vĩ tuyến 16 và qua ngoại ô phía Nam của Đà nẵng. Khi đất nước bị chia cắt giữa nhà Trịnh và nhà Nguyễn vào thế kỷ 17, đường ranh giới cũng chạy dọc theo vĩ tuyến 16. Vĩ tuyến 16 trở thành giới tuyến logic – nếu cần phải có một giới tuyến.

Nhưng người Pháp đòi một đường ranh giới dọc vĩ tuyến 17. Sau một cuộc gặp riêng giữa Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng mới của Pháp, Pi e Măngđét Phrăng và Chu Ân Lai, Chu ủng hộ lập trường của Pháp (4).

Vấn đề vĩ tuyến 17 hay 16 có tầm quan trọng chiến lược trọng yếu. Giữa hai vĩ tuyến đó có quốc lộ số 9 nối Lào với bờ biển Việt nam. Người Pháp muốc giữ quốc lộ 9 để duy trì sự kiểm soát đối với Lào. Ông Phạm Văn Đồng muốn có nó để có thể tiếp tục sự ủng hộ của Việt Minh đối với Pathét Lào. Người phụ tá của ông Phạm Văn Đồng, sau này thông báo cho tôi về những gì thực sự đã diễn ra ở Giơnevơ, bình luận:

“Người Pháp tìm mọi cách để có thể có được con đường này. Chính tại cuộc gặp gỡ ở Bécnơ giữa Chu và Măngđét Phrăng, người Trung quốc đã nhượng bộ. Trước cuộc họp đó và sau lưng chúng tôi, họ đã thảo một dự thảo Hiệp định, mà những chi tiết cuối cùng đã được hoàn tất tại Becnơ. Chúng tôi đứng trước một sự đã rồi. Nhưng còn một vấn đề, chung tôi kiên trì và không chịu nhượng bộ. Chu Ân lai khuyên chúng tôi đặt Hà nội, Hải phòng và Quốc lộ 5 nối liền hai thành phố đó dưới sự kiểm soát của Liên quân Pháp – Việt! Điều đó phù hợp với người Trung quốc vì khu vực phía Bắc con đường Hà nội – Hải phòng vẫn có thể cung cấp một khu đệm đáng kể để bảo vệ biên giới phía Nam của Trung quốc. Chúng tôi bác bỏ điều này, cũng như bác bỏ một cố gắng sau đó của Pháp muốn đẩy giới tuyến lên đến vĩ tuyến 18.

Nhìn lại, chúng tôi thấy người Trung quốc đã làm hết mọi việc có thể làm – mà chúng tôi phải trả giá – để tranh thủ Chính phủ mới ở Pháp. Quan hệ của họ với Mỹ vẫn còn xấu và họ cần một người bạn phương Tây”.
(...)
Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #7 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2010, 01:14:50 pm »

Vấn đề lớn thứ hai gắn liền với vấn đề xác định giới tuyến là việc quy định thời gian tuyển cử. Tất cả mọi người dự hhội nghị đều đồng ý về nguyên tắc rằng tuyển cử sẽ được tiến hành sau khi cách ly các lực lượng chiến đấu. Ông Phạm Văn Đồng muốn tuyển cử ở Việt nam được tiến hành càng sớm càng tốt. Người Pháp muốn tuyển cử bị trì hoãn càng lâu càng tốt, cũng như họ muốn giới tuyến càng bị đẩy lên phía bắc càng tốt. Người Trung quốc ủng hộ người Pháp về thời gian cũng như về không gian.

Chu Ân Lai nói rõ với người Pháp rằng Trung quốc đến Giơnevơ trước hết là bảo vệ quyền lợi của chính mình chứ không phải vì lợi ích của các lực lượng cách mạng Đông dương. Điều này trở nên sang tỏ một cách tàn nhẫn trong một cuốn sách về Hội nghị Giơnevơ, dựa trên những tài liệu về Hội nghị chưa hề được công bố của nhà viết sử và chuyên gia về châu Á người Pháp Phrăngxoa Gioayô. Tác giả kế lại một cuộc họp giữa Chu Ân Lai và Antony Iđơn tại Giơnevơ một ngày trước khi Bộ Ngoại giao Anh công bố quan hệ ngoại giao giữa hai nước sẽ được nâng lên hàng đại sứ.

“Trưởng đoàn đại biểu Trung quốc đã nói riêng với Iđơn là ông ta nghĩ rằng có thể “thuyết phục được Việt Minh rút khỏi Lào và Campuchia”. Qua đó, Trung quốc đã đi một bước rất dài theo quan điểm của người Campuchia, người Lào, người Anh và người Pháp. Điều đó bao hàm việc thừa nhận rằng Việt Minh đúng là kẻ xâm lược ở hai nước đó, ngược lại với quan điểm lâu nay của Việt Minh. Đó cũng là coi các vấn đề Lào và Campuchia không giống như vấn đề Việt nam. Ngoài ra, Chu Ân Lai còn nói sẵn sang công nhận tính hợp pháp của các Chính phủ Vương quốc Lào và Campuchia ngay khi nào ông ta được bảo đảm rằng không một căn cứ quân sự nào của Mỹ được xây dựng ở hai nước này” (5).

Trung quốc thực sự đã quyết định quay lưng lại các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Lào và Campuchia để cầu xin ân huệ của các Chính phủ Anh và Pháp. Hiển nhiên là Iđơn đã nhanh chóng truyền đi điều đó. Buổi chiều ngày Chu Ân Lai gặp Iđơn (ngày 16 tháng 6), các đoàn đại biểu Vương quốc Lào và Campuchia cực lực đòi phải “rút toàn bộ” quân đội Việt Minh ra khỏi lãnh thổ của họ. Chu Ân Lai bèn đưa ra một đề nghị 6 điểm, trong đó kêu gọi chấm dứt chiến sự đồng thời ở Lào, Campuchia và Việt nam. Trong đó đề nghị rằng đại diện các “bên tham chiến” (có nghĩa là Việt Minh và Pháp, không đả động gì đến Khme Ítxarắc và Pathét Lào) phải thương lượng ở Giơnevơ để chấm dứt chiến sự, rằng phải “xác định trong một cuộc thương lượng khác về số lượng và các loại vũ khí cần thiết để tự vệ có thể đưa vào các nước này”. Gioayô ghi nhận rằng Trung quốc đã có những nhượng bộ đáng kể, bởi vì điều đó có nghĩa là:

“Nó cho phép trang bị quân đội Chính phủ hiện nay đang tranh đấu chống du kích Pathét Lào và Khme Ítxarắc, và trong tương lai có thể đẩy lùi mọi hoạt động mới của Việt Minh ở bên ngoài biên giới Việt nam” (6).

Trên thực tế, điều đó có nghĩa là Trung quốc tìm cách phá vỡ tình đoàn kết cách mạng giữa lực lượng nhân dân ba nước Đông dương và góp phần tạo điều kiện cho việc tiêu diệt Pathét Lào và Khme Ítxarắc, vì rằng sẽ cấm toàn bộ mọi nhân viên quân sự và vũ khí mới các loại, trừ những gì cần thiết cho việc “tự vệ” của các quốc gia tay sai của Pháp. Gioayô nhận xét rằng ông Phạm Văn Đồng đã “kiên trì giữ vững lập trường cứng rắn của mình” để bảo vệ Pathét Lào và Khme Ítxarắc.

“Ông tuyên bố: logic của sự thật đòi hỏi người ta phải công nhận phong trào giải phóng ở hai nước này và bác bỏ những lời khẳng định có dụng ý xấu của những ai muốn giải thích rằng các phong trào đó là do ảnh hưởng từ bên ngoài. Đoàn đại biểu Việt Minh chào mừng mối thiện cảm và kính trọng các phong trào đó, sản phẩm của sự áp bức dã man tàn bạo, bắt nguồn sâu xa từ trong nhân dân và không thể nào tạo nên một cách giả tạo và từ bên ngoài được” (7).

Gioayô bình luận một cách lạnh lùng: “Đó là những lời lẽ gay gắt đến mức mà người ta có thể tự hỏi là những lời lẽ đó nhằm vào ai trong bối cảnh đó”. Chắc chắn là Chu Ân Lai hiểu, nhưng điều đó không ngăn cản ông ta. Ngày hôm sau, ông ta nói với Biđôn vừa bị mất nhiệm rằng:

“Đúng là quân đội tình nguyện Việt nam đã vào lãnh thổ Lào và Campuchia do những yêu cầu của các hoạt động quân sự trước đây. Phần lớn lực lượng đó đã không còn ở đó nữa. Nhưng những lực lượng còn lại cũng sẽ rút về nốt” (9).

Về cuộc họp nổi tiếng ở Bécnơ, Gioayô kể lại rằng một trong những đều bất ngờ của nó là Chu Ân Lai, trong lời mở đầu đã nói rằng ông ta đã “thúc đẩy Việt Minh nhích lại gần không những với nước Pháp mà với cả Việt nam của Bảo Đại”. Tiếp đó Gioayô tóm tắt bản báo cáo về cuộc họp mà Măngđét Phrăng gửi ngày hôm sau cho các đại sứ quán Pháp ở London và Oasinhtơn.

“Ông ta nêu lên 5 điểm đáng ghi nhớ. Trước hết, Trung quốc đã không tìm cách đòi sự đền bù nhỏ bé nhất nào đối với những nhượng bộ của họ về vấn đề Lào và Campuchia. Thứ hai, Chu Ân Lai không những khẳng định lại sự đồng ý cần thảo luận các vấn đề quân sự trước các vấn đề thuần túy chính trị, mà còn – đây là điều chủ yếu – lần đầu tiên tuyên bố rằng, sau giải pháp quân sự, giải pháp chính trị có thể tiến hành theo nhiều bước trong một thời gian khá dài. Thứ ba, trưởng đoàn đại biểu Trung quốc đã thừa nhận sự cần thiết phải đẩy nhanh việc thương lượng về vấn đề tập kết quân đội Việt nam – Chu Ân Lai đã nói đến thời hạn 3 tuần lễ - và còn nói thêm rằng Việt Minh cũng mong muốn Hội nghị nhanh chóng đi đến kết quả. Thứ tư, Trung quốc đã không hề đề cập đến vấn đề Pháp công nhận về ngoại giao, cũng như vấn đề Đài loan và vấn đề Trung quốc gia nhập Liên hợp quốc. Người ta bèn nhanh chóng báo cho Đài bắc biết tin này. Cuối cùng Chu Ân Lai không tìm cách đòi chính phủ mới của Pháp phải có nhượng bộ đặc biệt gì. Tóm lại, người đứng đầu nền ngoại giao Trung quốc đã không hề tìm cách khai thác những khó khăn chính trị mà nước Pháp đang trải qua” (10).

Về 3 điểm đầu, lập trường của Trung quốc đối lập hoàn toàn với lập trường của người Việt nam và các bạn chiến đấu Khme và Lào của họ. Họ đã bị cướp đi khả năng khai thác các thế mạnh trên chiến trường để giành những giải pháp chính trị thuận lợi. Việc đầy nhanh thủ tục tập kết là có lợi cho người Pháp, vì nó giúp họ rút lực lượng ra khỏi các vị trí không thể giữ được. Kéo dài giải pháp chính trị - trì hoãn càng lâu càng tốt cuộc Tổng tuyển cử để thống nhất đất nước – cũng có lợi cho Pháp. Việc khăng khăng đòi các thủ tục ngừng bắn cũng lại có lợi cho Pháp, vì nó cho phép có một giải pháp quân sự trước khi người Pháp bị buộc chặt vào những mục tiêu chính trị cụ thể mà lại không có những phương tiện cần thiết để đạt những mục tiêu đó.

Măngđét Phrăng đã cam kết sẽ từ chức nếu ông ta không đạt được một Hiệp định ngừng bắn trước nửa đêm ngày 20 thánh 7. Phiên họp bế mạc đã được định vào 9 giờ sáng ngày 20. Các nhà báo chờ đợi tại Trung tâm báo chí của Hội nghị sẽ khó quên được đêm đó. Đã sắp đến 9 giờ tối; rồi đồng hồ điểm 9 giờ mà chẳng có một lời nào từ phòng họp. Nhiều phút, rồi nhiều giờ trôi qua, uýtky chảy tràn trề ở quầy rượu và kim đồng hồ nhích dần tới nủa đêm. Đến giờ đó, nhiều nhà báo Mỹ chạy tới buồng điện thoại để thông tin cho các báo và hãng thông tấn của họ rằng Măngđét Phrăng đã thua canh bạc này và không còn cách nào hơn là từ chức vào ngày mai. Nhiều giờ nữa trôi qua. Đã quá chậm để có thể đưa tin cho những đợt cuối cùng của các báo hang ngày ở London. Hầu hết các nhà báo bỏ về, nhiều người tin rằng cuộc chiến tranh mở rộng là điều sẽ diễn ra trước mắt đối với Đông dương.


Điều gì đã xảy ra? Oantơ Biden Smít, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ, đã được cấp trên trực tiếp của ông ta Giôn Phostơ Đalét – để lại tại Hội nghị Giơnevơ để tìm hết cách ngăn cản việc đi đến một Hiệp định. Biden Smít đã từ chối tham gia bất cứ một giai đoạn cuối cùng nào của công việc. Tuy nhiên ông ta yêu cầu mọi tài liệu chủ yếu phải được mang đến cho ông ta tại khách sạn. Ông ta cũng cùng với đại biểu của Vương quốc Campuchia và Vương quốc Lào âm mưu tạo ra càng nhiều trở ngại vào giờ phút chót càng tốt. Bằng bất cứ giá nào cũng phải ngăn cản một giải pháp trước nửa đêm 20 tháng 7! Biết đâu trong một cơn hờn giận, Măngđét Phrăng lại sẽ chẳng xuôi tay và từ chức. Đó là một hy vọng, được phản ánh qua những tin tức mà các nhà báo và các nhà bình luận Hoa kỳ (đặc biệt là anh em nhà Alsop), vẫn lởn vởn trong đầu Biden Smít và Đalét cho đến phút cuối cùng.

Cuối buổi chiều ngày 20 tháng 7, Xam Xary, phái viên riêng của Quốc vương Norodom Sihanuc, đã có một hành động phá hoại bộ phận dự thảo văn kiện. Iđơn, Molotop, Chu Ân Lai và Măngđét Phrăng đã thỏa thuận với nhau là các quốc gia liên kết (nước Việt nam của Bảo Đại, các Vương quốc Campuchia và Lào) không được tham gia vào bất cứ liên minh quân sự nào; cũng không được chấp nhận việc thiết lập bất kỳ một căn cứ quân sự nào của nước ngoài. Chỉ có trường hợp ngoại lệ duy nhất đối với điều khoản thứ hai này là ở Lào, nước Pháp được phép duy trì hai căn cứ huấn luyện quân sự. Chu Ân Lai – mà kinh nghiệm về sự đối đầu phải trả giá cao của Trung quốc đối với Mỹ ở Triều tiên vẫn còn mới mẻ - đặc biệt kiên trì trong việc bịt kín bất kỳ một lỗ hổng nào mà Hoa kỳ sau này có thể dùng để tiến vào Đông dương. Chu Ân Lai và Măngđét Phrăng có lợi ích giống nhau về điểm này, ông Phạm Văn Đồng cũng thế.

Nhưng nước Pháp bị mắc kẹt trong một cái bẫy do chính họ đặt ra. Pháp đã trao cho Campuchia bộ phục sức bên ngoài của một nền độc lập vào tháng 11 năm 1953. Vào phút thứ 59 của giờ 11, Xam Xary lên tiếng khẳng định rằng Vương quốc Campuchia, một quốc gia độc lập và có chủ quyền, không thể chấp nhận bất cứ một hạn chế nào đối với sự lựa chọn của mình về những mối liên minh đối ngoại hoặc ngay cả đối với quyền cho phép Hoa kỳ thiết lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình.

Dường như đây chỉ là sáng kiến cá nhân của Xam Xary (Xam Xary sau này đã tham gia một cuộc đảo chính chống Sihanuc và lien minh với Sơn Ngọc Thành, kẻ thù quyết liệt nhất của Sihanuc, được CIA ủng hộ). Trưởng đoàn đại biểu Campuchia Tép Phan ngày hôm đó đã từng họp với Chu Ân Lai trong 2 tiếng đồng hồ không nêu lên vấn đề nào như vậy. Với mục đích để kéo dài thời gian, quả bom của Xam Xary đã có tác dụng. Nhưng, tại một cuộc họp vào 2 giờ sáng ngày 21, Iđơn, Măngđét Phrăng và Molotop – trong khi Chu Ân Lai vắng mặt – đã đồng ý đưa vào trong văn bản một đoạn nói rằng: “trong trường hợp nền an ninh bị đe dọa”, Campuchia sẽ được phép thiết lập căn cứ quân sự của nước ngoài trên lãnh thổ của mình. (Đây là điều mà sau này Sihanuc kiên quyết chống). Với lý do để cho “cân xứng”, Măngđét Phrăng đòi áp dụng điều khoản đó đối với Lào. Phải đến phiên họp bế mạc Hội nghị vào 3 giờ 30 phút chiều 21 tháng 7, ông Phạm Văn Đồng mới được biết về hai biện pháp mới này nhằm tăng cường sự bao vây tiềm tàng đối với Bắc Việt nam (12).

Bài phát biểu ngắn của ông Đồng tại phiên họp bế mạc phản ánh sự cay đắng của ông khi phải chấp nhận những quyết định do sự áp đặt của người khác, bè bạn cũng như đối thủ. Các nhà báo không được dự phiên họp này (cũng như mọi phiên khác), nhưng Gioayô đã tóm tắt những gì đã xảy ra:

“Ông Phạm Văn Đồng chỉ có một câu cám ơn hai đồng chủ tịch, chứ không có một lời nào biết ơn đối với Trung quốc. Liệu có thể giải thích sự im lặng này một cách nào khác hơn là dấu hiệu về sự bất bình của Việt Minh đối với đồng minh của họ, những người tuy là nguồn ủng hộ vững chắc trong quá trình thương lượng, nhưng vẫn không ngần ngại tìm cách hạn chế những yêu cầu của nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa, mỗi khi lợi ích dân tộc của chính họ đòi hỏi?”.

Tối ngày 22 tháng 7, ông Phạm Văn Đồng và các thành viên khác của đoàn đại biểu Việt nam Dân chủ Cộng hòa đến dự một cuộc chiêu đãi của Chu Ân Lai để “chúc mừng thắng lợi của Hội nghị”. Họ chờ đợi một cuộc “chúc mừng giữa những người đồng chí”. Họ rất ngạc nhiên khi thấy đoàn đại biểu Liên xô đã không được mời, trong khi các đoàn đại biểu của “Hoàng đế” Bảo Đại, Vương quốc Lào và Campuchia lại có mặt. Chu Ân Lai trước hết nâng cốc chúc mừng Hoàng đế Bảo Đại rồi đến Vua Lào và Vua Campuchia. Người phụ tá cao cấp của ông Phạm Văn Đồng (mà tôi đã trích dẫn trước đây) nói với tôi:

“Chúng tôi hầu như không thể tin ở mắt và tai mình nữa. Về sau, chúng tôi thấy vấn đề rõ hơn. Trung quốc muốn các nước Đông dương nằm trong túi mình và hy vọng rằng ba Vương quốc ở đây sẽ được duy trì như những nước triều cống kiểu như Thiên hoàng trị vì đế quốc Trung hoa với những quốc gia phiên thuộc! Trung quốc không thể coi thường hơn nữa nội dung xã hội của các quốc gia ấy cũng như của các lực lượng cách mạng ở đó. Nhìn lại những gì xảy ra sau này với Khme đỏ ở Campuchia và việc Trung quốc xâm lược Việt nam rõ ràng đã được khởi động bởi thái độ của Trung quốc tại Hội nghị Giơnevơ và đặc biệt là cuộc chiêu đãi cuối cùng này”.

Chu Ân Lai đã bố trí để tại cuộc chiêu đãi các trưởng đoàn Campuchia và Lào, Tép Phan và Phủixananicon ngồi cùng một bàn với vài phụ tá cao cấp của Chu Ân Lai, Tại bàn do Chu Ân Lai chủ trì, Ngô Đình Luyện (em Ngô Đình Diệm, người mới được CIA đưa lên cẩm quyền ở Sài gòn) được xếp ngồi giữa Phạm Văn Đồng và Tạ Quang Bửu, thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt nam Dân chủ Cộng hòa. Ngô Đình Luyện và Tạ Quang Bửu đã từng học cùng tại Pháp và Chu Ân Lai tìm hết cách làm cho hai người gợi lại những kỷ niệm thời thanh niên. Có lúc, Chu gợi ý Ngô Đình Luyện sang thăm Bắc kinh. Khi Luyện hỏi sang đó với danh nghĩa nào, Chu Ân Lai trả lời: “Tại sao các ngài không đặt một công sứ quán ở Bắc kinh?”. Nhận thấy ông Phạm Văn Đồng giật nảy người phản ứng, Chu Ân Lai lạnh lung nói rằng việc ông Phạm Văn Đồng gần gũi với Trung quốc hợn về mặt tư tưởng không loại trừ việc Sài gòn có đại diện ngoại giao tại Bắc kinh. “Dù sao, hai ngài đều chẳng phải là người Việt nam cả sao và tất cả chúng ta đây chẳng phải là người châu Á cả đó sao?”. Đây nữa lại là một viên thuốc đắng mà ông Phạm Văn Đồng phải nuốt tại Giơnevơ. Lý do khiến Chu Ân Lai ủng hộ việc đẩy lùi càng lâu càng tốt cuộc Tổng tuyển cử để tái thống nhất đất nước đã trở nên quá rõ rang. Trung quốc quan tâm tới việc mở rộng ảnh hưởng của chính mình ở Sài gòn hơn là giúp Việt Minh giành thắng lợi chính trị và tái thống nhất đất nước (11).
(...)
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Sáu, 2010, 04:35:03 pm gửi bởi Bodoibucket » Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #8 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2010, 01:15:53 pm »

Sextơ Roning, đã từng là quyền trưởng đoàn đại biểu Canada tại phần bàn về Triều tiên của Hội nghị và đã được lưu lại làm quan sát viên trong quá trình thương lượng về Đông dương, nhận xét:

“Chính những nhân nhượng của Chu và những nhân nhượng mà ông ta buộc Cụ Hồ Chí Minh phải chấp nhận đã giúp Măngđét Phrăng đạt được các hiệp nghị về Việt nam, Lào và Campuchia. Mặc dù tướng Giáp đã chiến thắng các lực lượng quân sự của Pháp ở Việt nam, ông Phạm Văn Đồng đã phải nhân nhượng đều quan trọng nhất khi ông chấp nhận sự chia cắt tạm thời của Việt nam trong thời gian 2 năm. Nhân nhượng đó cuối cùng đã ngăn cách việc tái thống nhất” (15).

Nhà ngoại giao Canada nói gần đúng. Thực ra, nhân nhượng lớn nhất của Cụ Hồ Chí Minh và ông Phạm Văn Đồng là đồng ý tham dự Hội nghị Giơnevơ. Các lực lượng của họ đang ở thế chiến thắng. Cùng với chiến thắng của Pathét Lào và Khme Ítxarắc, họ có thể chấm dứt sự có mặt về quân sự của Pháp trên toàn cõi Đông dương. Nhưng việc đó không phù hợp với điều mà Trung quốc coi là lợi ích của mình trong khu vực. Như Gioayô đã viết, Trung quốc có một “cách nhìn về một Đông dương đa dạng trong đó Lào và Campuchia phải là đối trọng của Việt nam”, một cách nhìn mà “sau cuộc ngừng bắn, đã trở thành một trong những hằng số của chính sách của trung quốc ở Đông dương” (16).

Gioayô, người đã có một công trình nghiên cứu cực kỳ đồ sộ không chỉ về công việc hàng ngày của Hội nghị Giơnevơ mà cả về hậu quả của nó, nhận thấy rằng thái độ của Trung quốc ở Giơnevơ là phù hợp với chính sách cổ truyền của Trung quốc, dù là dưới chế độ hoàng đế, cộng hòa hay xã hội chủ nghĩa. Thái độ đó hoàn toàn xa lạ đối với mọi khái niệm của chủ nghĩa Quốc tế Vô sản và tình đoàn kết cách mạng. Những việc làm đó hoàn toàn không xứng đáng với cái giá mà nhân dân Việt nam, Lào và nhân dân Khme đã phải trả. Gioayô viết:

“Chúng ta hãy tìm cách trả lời câu hỏi này. Liệu chính sách của Trung quốc đối với Đông dương năm 1954 là có gần gũi hay không với chính sách cổ truyền của đế chế Trung hoa trong khu vực này?

Một trong những nét nổi bật nhất của chính sách đó là trung quốc thường xuyên muốn duy trì hòa bình ở sườn phía Nam bằng cách thiết lập một sự cân bằng dựa trên sự kình địch giữa các quốc gia khác nhau trong khu vực. Một “nền hòa bình kiểu Tàu” (pax sinica) giống như việc khử tác động của các lực ngược chiều. Một chính sách rất gần gũi với chính sách “chia để trị” cổ xưa ở hình thức sơ đẳng nhất, bằng lòng với việc chống bất cứ một ý muốn nào có thể phá vỡ thế cân bằng và buộc nó phải can thiệp trực tiếp. Nhằm mục đích đó, đế chế xưa kia luôn luôn quan tâm gìn giữ sự hài hòa trong mối quan hệ với các nước láng giềng hùng mạnh nhất, đồng thời duy trì quan hệ trực tiếp, càng nhiều càng tốt với các nước làng giềng nhỏ yếu…

Trong thời gian Hội nghị Giơnevơ, ít nhất là trên ba điểm, Trung quốc đã ngân cản mục đích của Việt Minh bằng chính sách cổ điển của họ. Trước hết, ngày 16 tháng 6, trong khi đề nghị tách vấn đề Lào và Campuchia khỏi vấn đề Việt nam, Trung quốc đã góp phần tăng cường tính chất đại diện của các Chính phủ Vương quốc Viêng chăn và Phnom Penh ngay sau chiến thắng Điện biên phủ; đồng thời làm tiêu tan những hy vọng của Việt Minh nhằm thành lập ở sườn phía Tây và Tây Nam những Chính phủ Cách mạng trung thành với Việt Minh. Cũng như vậy, ngày 23 tháng 6, tại Bécnơ, trong khi cho Măngđét Phrăng biết rằng ông ta (Chu Ân Lai) sẽ thúc đẩy Việt nam Dân chủ Cộng hòa nhích lại gần Việt nam của Bảo Đại, rồi ngày 19 tháng 7, tại Giơnevơ, trong khi đề nghị một thời hạn 2 năm để tổ chức Tổng tuyển cử trên toàn cõi Việt nam, Chu Ân Lai đã tỏ rõ ý của trung quốc là về phần mình: Trung quốc không phản đối việc Việt Minh bị đàn áp ở miền Nam… Như vậy là, một Đông dương mà cuộc Cách mạng, cũng như quá trình thực dân hóa của Pháp trước đây, đã làm thống nhất lại, sẽ nhường chỗ cho một Đông dương đa dạng, mà tượng trưng là bữa tiệc cuối cùng của Chu Ân Lai” (17).


Một ngày sau khi kết thúc Hội nghị Giơnevơ, ông Phạm Văn Đồng tiếp một nhóm nhà báo trong khu vườn tòa biệt thự dung làm trụ sở của ông tại Vécxoa, trên sườn đồi dẫn xuống hồ Lêman êm đềm tuyệt đẹp. Một trong những câu hỏi của chúng tôi lúc đó là: liệu Hoa kỳ có thành công – như những người phát ngôn của họ đã bắt đầu lớn tiếng tuyên bố - trong việc biến Nam Việt nam từ vĩ tuyến 17 thành một Nam Triều tiên từ vĩ tuyến 38 và biến giới tuyến tạm thời thành một ranh giới chia cắt vĩnh viễn hay không? Một nụ cười làm sang lên gương mặt u buồn, khắc khổ của ông:

“Người Mỹ đến Giơnevơ với những kế hoạch của họ; chúng tôi có kế hoạch của chúng tôi. Trước tiên, họ không muốn có Hội nghị Giơnevơ. Thay cho việc ngừng bắn, họ muốn mở rộng chiến tranh với sự can thiệp của Mỹ như ở Triều tiên. Nhưng như các bạn đã thấy, đã có ngừng bắn. Rồi các bạn sẽ thấy là chúng tôi sẽ thực hiện được việc thống nhất đất nước”.

Về những tin tức nói rằng Hoa kỳ đang đổ đôla vào để biến Nam Việt nam thành một “thiên đường” khiến cho nhân dân không muốn thống nhất, ông trả lời một cách tự hào:

“Không thể nào mua được bằng đôla Mỹ một dân tộc đã từng không tiếc xương máu vì thống nhất và độc lập. Không thể nào duy trì được ở miền Nam – ngay cả bằng viện trợ Mỹ - một chính phủ công khai chống lại sự thống nhất của đất nước. Nhiệm vụ chủ yếu hiện nay là củng cố miền Bắc để giữ gìn hòa bình và thống nhất nước Việt nam bằng tuyển cử tự do” (18).

Gương mặt ông lại trở nên u buồn và mắt ngấn lệ, ông nói chậm rãi: “tôi không biết rồi chúng tôi sẽ giải thích như thế nào về tất cả những gì đã được quyết định ở đây cho đồng bào miền Nam”. Hai mươi sáu năm sau (tháng 4 năm 1980), tôi nhắc lại với ông việc này và ông đáp:

“Chúng tôi lẽ ra đã có thể giành được hơn nhiều, nhiều lắm. Chúng tôi đã thỏa thuận trước với người Trung quốc về mọi vấn đề - Nhưng Chu Ân Lai đã họp kín với Măngđét Phrăng và tất cả đều bị biến đổi. Nếu lúc đó chúng tôi cứ tiếp tục chiến tranh thì có lẽ chúng tôi đã thắng và được tất cả. Phải nói rằng người Trung quốc đóng một vai trò cực kỳ nguy hiểm trong suốt cuộc thương lượng và đã phản bội chúng tôi một cách đê tiện nhất”.

Việc các nhà lãnh đạo Việt nam giữ gìn điều bí mật về vai trò của Trung quốc tại Hội nghị Giơnevơ là một điều đáng khâm phục về tính thận trọng, ý thức trách nhiệm và tinh thần đoàn kết trong phe Xã hội chủ nghĩa – nhưng cũng là một điều đáng tiếc là họ không thông báo rộng rãi trong một chừng mực nào đó những việc đã xảy ra sau hậu trường ở Hội nghị. Tôi đã từng theo dõi đưa tin về Hội nghị Giơnevơ, đã từng thường trú ở Hà nội trong nhiều năm để đưa tin về việc thi hành các quyết định của Hội nghị, đã từng có vô số cuộc nói chuyện với Cụ Hồ Chí Minh, ông Phạm Văn Đồng, ông Võ Nguyên Giáp và những người khác, nhưng tôi chẳng hề được một gợi ý xa xôi nào về những gì xảy ra sau hậu trường ở Giơnevơ, cho mãi đến khi Trung quốc đã phạm điều phản bội tột cùng bằng cách xâm lược Việt nam!

Rõ ràng Việt Minh đã có những hy sinh đáng kể trong khi chấp nhận các Hiệp nghị Giơnevơ. Nhưng họ đã tạo nên ấn tượng rằng họ đã tự nguyện chấp nhận những hy sinh đó vì lợi ích của đường lối chung về “cùng tồn tại hòa bình” lúc đó đang thịnh hành trong thế giới Xã hội chủ nghĩa. Hơn một phần tư thế kỷ sau, người phụ tá của ông Phạm Văn Đồng, khi thông báo cho tôi về những gì đã thực sự xảy ra ở Giơnevơ bình luận:

“Chúng tôi đã học được một bài học lớn qua những mưu đồ của Trung quốc – trong những cuộc thương lượng ngoại giao, điều quyết định là phải nắm chắc mọi việc trong tay mình. Đừng để cho người khác can thiệp vào! Chỉ thương lượng vì lợi ích của chính mình – Chính vì vậy mà tại Hội nghị Paris chúng tôi đã giữ vững quyền kiểm soát – điều này làm cho người Trung quốc hết sức bất bình. Chúng tôi đã tiến hành chiến tranh và có đủ khả năng lập lại hòa bình, hoặc ít ra là bảo đảm cho mình một thế thắng trong trường hợp phải cần đến một vòng nữa trên trường đấu.

Mọi điều mà Trung quốc và Ních xơn, Kítxinhgiơ đã thỏa thuận trong các cuộc hội đàm ở Bắc kinh đều nhằm áp đặt các điều kiện, để lợi dụng các chiến thắng của chúng tôi trên chiến trường. Nhân dân Trung quốc là bạn của chúng tôi. Nhưng những người lãnh đạo Trung quốc lúc đó đã lợi dụng xương máu của chúng tôi vì lợi ích của chính họ; dung tình hữu nghị Việt – Trung vào mục đích bành chướng của chính họ.

Vì những sự phản bội ở Giơnevơ, cuộc đấu tranh của chúng tôi đã phải kéo dài thêm 20 năm; những kinh nghiệm của chúng tôi về quân sự, chính trị và ngoại giao đã chứng minh một điều: phải tuyệt đối độc lập. Đây là một thực tế sống đụng đến xương máu của chính mình”.


Ngoài các khía cạnh khác, Hội nghị Giơnevơ còn là một cuộc tao diễn khổng lồ về đạo đức giả. Người Pháp và đồng minh của họ, vốn chưa hề gọi khu vực này bằng cách nào khác hơn là “Đông dương”, nay bỗng giơ tay kinh hãi khi phát hiện ra rằng các chiến sĩ giải phóng dân tộc cũng coi đó là một chiến trường chung và họ đang chiến đấu chống mọi kẻ thù chung là thực dân Pháp, quan thầy của các “Quốc gia liên hiệp Đông dương”. Nếu điều này không phải là thực tế thì tại sao lại có một Hội nghị Giơnevơ về Đông dương?

Một trong những lời tuyên bố kinh tởm, đạo đức giả nhất về mặt này là của ngài Antoni Iđơn, đại diện của cường quốc đã giúp đỡ về mặt quân sự và vật chất cho người Pháp trợ lại Đông dương sau Chiến tranh thế giới thứ II. Sau đây là một trích đoạn trong tuyên bố của Iđơn tại Hội nghị Giơnevơ ngày 10 tháng 6 năm 1954, trong đó ông ta bác bỏ cả quyền của Khme Ítxarắc và Pathét Lào được tham gia Hội nghị lẫn quyền của quân đội Việt Minh được chiến đấu trên đất Lào và Campuchia.

“Về chủng tộc, tôn giáo và văn hóa, nhân dân hai nước này khác hẳn nhân dân Việt nam. Quân xâm lược Việt Minh không chỉ vượt qua một biên giới chính trị. Họ đã vượt qua biên giới ngăn cách hai nền văn minh lớn ở châu Á – Văn minh Ấn độ và văn minh Trung hoa”(19).

Biểu hiện xuất sắc đó của “luật này cho người giàu, luật khác cho người nghèo” vận dụng vào nền ngoại giao quốc tế lẽ ra đã thu hút được sự chú ý của báo chí, nếu như Iđơn đã không tiến hành trước những biện pháp nhằm che dấu vết chân của mình. Ông ta tiết lộ rằng ngay từ đầu phần bàn về Đông dương của Hội nghị, trong một cuộc họp với quyền trưởng đoàn đại biểu Hoa kỳ, Oantơ Biden Smít và Ngoại trưởng Pháp Gioócgiơ Biđôn, ông ta đã đề nghị:

“Rằng các cuộc đàm phán phải được tiếp tục tại các phiên họp hẹp, bao gồm những người đứng đầu của cả chin đoàn đại biểu, mỗi người chỉ mang theo hai hoặc ba cố vấn. Sẽ không cung cấp cho báo chí một tường thuật nào về tiến trình đàm phán. Đề nghị này được tán thành và hôm sau, Molotop và Chu Ân Lai cũng chấp nhận… Tình hình quân sự có thể buộc chúng ta phải nhân nhượng cộng sản ở Việt nam và họ muốn áp dụng những nhân nhượng này vào cả Lào và Campuchia. Chúng ta phải ngăn chặn điều này bằng bất kỳ giá nào. Một đằng là cuộc nội chiến ở Việt nam, một đằng là Việt Minh trực tiếp xâm lăng Lào và Campuchia; không thể đề cập đến chúng trên một cơ sở như nhau” (19).
(...)
Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #9 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2010, 01:16:08 pm »

Vậy là, tại Giơnevơ, các cường quốc phương Tây, với sự đồng lõa của Trung quốc, đã chia cắt, thậm chí xóa bỏ Đông dương, với hy vọng tiêu diệt các lực lượng cách mạng ở Lào và Campuchia và hạn chế thắng lợi của Việt Minh vào khu vực phía Bắc vĩ tuyến 17. Đây là một điều báo trước về những gì Trung quốc sẽ làm năm 1975, khi họ tìm cách thuyết phục Việt nam đừng mở cuộc tổng tiến công để thống nhất đất nước. Khi lời thuyết phục này thất bại và cuộc tấn công đã thành công, Trung quốc bèn ủng hộ Khme đỏ trong những cuộc phiêu lưu quân sự điên rồ chống Việt nam, đồng thời dựng lên những tổ chức chính trị đối lập ở Lào, nòng cốt là những lính đánh thuê người Mẹo thừa hưởng của CIA, nhằm “chia để trị” các nước trước đây thuộc Đông dương.

Hiệp định Giơnevơ quy định rút lực lượng Việt Minh khỏi Campuchia. Điều đó tất yếu là phần lớn lực lượng Khme Ítxarắc, vốn gắn bó, xen kẽ một cách chặt chẽ với họ, cũng phải rút đi. Nếu họ ở lại Campuchia, họ sẽ bị đặt vào một thế yếu không thể nào chịu nổi. Trong thời gian 300 ngày để quân đội và cán bộ Việt Minh rút về phía bắc vĩ tuyến 17 và quân đội viễn chinh Pháp rút vào phía nam vĩ tuyến 17, đại bộ phận quân đội và cán bộ Khme Ítxarắc cũng đã rút ra Bắc Việt nam.
-----------------------------------------------------
Chú thích
1. Tầm vóc và thời điểm của chiến thắng Điện biên phủ, chiến thắng đã kết thúc số phận của toàn bộ quân Pháp ở phần phía bắc quyết định của Việt nam, là biểu hiện cao nhất lý thuyết của Cụ Hồ Chí Minh rằng tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá một hoạt động quân sự là tác động chính trị của nó.

2. Lào Ítxala và Pathét Lào là những tên gọi có thể dung thay cho nhau.

3. Sextơ Roning. Hồi ký về cách mạng Trung quốc, New York, Nxb Panteon, 1974, tr.222.

4. Chính phủ của Thủ tướng Giodép Lanien và Ngoại trưởng Gioócgiơ Biđôn đổ ngày 6 tháng 6 năm 1954 sau khi thất bại trong một cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội về việc xử lý vấn đề Đông dương. Ngày 17 tháng 6, một chính phủ mới được thành lập, đứng đầu là Pie Măngđét Phrăng – ông này hứa sẽ đạt được ngừng bắn ở Đông dương trước ngày 20 tháng 7, nếu không sẽ từ chức. Việc định thời gian để đạt được ngừng bắn hoặc Hội nghị tan vỡ cũng được dùng như một biện pháp để gây sức ép đòi ông Phạm văn Đồng phải nhân nhượng cho kịp thời hạn. Cuộc họp giữa Chu Ân Lai và Măngđét Phrăng diễn ra tại Đại sứ quán Pháp ở Bécnơ chiều ngày 23 tháng 6. Theo các nguồn tin cao cấp của Việt nam, chính cuộc họp này đã đưa ra bản dự thảo Hiệp định mà không tham khảo ý kiến của đoàn đại biểu Việt nam. Hôm sau, Chu Ân Lai rời Giơnevơ đi Niu Đêli, Răngun và Bắc kinh, rồi trở lại Giơnevơ ngày 12 tháng 7. Trong chuyến đi của Chu, có cuộc họp với Cụ Hồ Chí Minh trên biên giới Việt Trung ngày 5 tháng 7.

5. Phrăngxoa Gioayô, Trung quốc và việc giải quyết cuộc chiến tranh Đông dươnglần thứ nhất, Giơnevơ, 1954, Paris, Trường Đại học Sorbon, 1979, tr.227.

6. Sách đã dẫn, tr.228 – 229.

7. Sách đã dẫn, tr.229.

8. Sách đã dẫn

9. Sách đã dẫn tr.231

10. Sách đã dẫn, tr. 240 – 241.

11. Ngoại trưởng Đalét đã giận dữ bỏ về một tuần sau khi Hội nghị bắt đầu, nổi tiếng về việc từ chối bàn tay chìa ra của Chu Ân Lai. Ông ta nổi khùng vì đã thất bại trong việc biến phần bàn về Triều tiên của Hội nghị thành một mảnh đất để quốc tế hóa cuộc chiến tranh Đông dương.

12. Sihanúc đấu tranh kịch liệt chống mọi mưu đồ chia cắt nước ông qua việc cho phép Khme Ítxarắc có một khu vực tập kết, tương tự khu vực giành cho Pathét Lào ở Lào. Gần như chắc chắn rằng XamXary đã hành động không phải theo chỉ thị của Sihanúc mà là theo một sáng kiến (chắc chắn là được cung cấp dồi dào về tài chính) của Mỹ.Biđen Smít và bộ máy của ông ta đã ráo riết hoạt động để mua cho được ít nhất là một thành viên trong các đoàn đại biểu Lào và Campuchia (đối với Việt nam, điều này không cần thiết vì thủ tướng Ngô Đình Diệm là “con người” của Hoa kỳ tại Sài gòn, được đưa lên trong thời gian Hội nghị Giơnevơ). Có tin rằng Phủi Xananicon, Bộ trưởng Ngoại giao Vương quốc Lào đã được trả 1.000.000 đôla – rót vào tài khoản ở Thụy sĩ – đề không ký Hiệp nghị Giơnevơ. Thành viên thứ hai trong đoàn đại biểu Lào, Bộ trưởng Quốc phòng Ku Vôravông, người đã ký tên nhân danh nước Lào, bị giết trong nhà Phủi Xananicon ở Viêng chăn, ít lâu sau khi ông ta tố giác việc này trước Quốc hội. Ku Vôravông cũng tiết lộ rằng quân đội Hoàng gia Lào đã có kế hoạch tấn công các lực lượng Pathét Lào từ phía sau, khi họ di chuyển đến vùng tập kết ở các tỉnh Sầm nưa và Phong Salỳ!

13. Ph. Gioayô, Trung quốc và việc giải quyết cuộc chiến tranh Đông dương lần thứ nhất, tr.295

14. Ph.Gioayô viết rằng Ngô Đình Luyện đã chuyển đạt ý kiến này cho Ngô Đình Diệm, nhưng bị y bác bỏ, Sách đã dẫn, tr. 297

15. Rôning, Hồi ký về cách mạng Trung quốc, tr.240-241.

16. Ph. Gioayô, Trung quốc và việc giải quyết cuộc chiến tranh Đông dương lần thứ nhất, tr.324.

17. Sách đã dẫn, tr.357-358.

18. Uynphrét Bớcsét, Bắc vĩ tuyến 17, tr.102-103, Hà nội, tác giả xuất bản, 1955.

19. Sách đã dẫn, tr.216-217.

20. Antoni Iđơn, Trọn một vòng, London, Catxen, 1960 (người viết nhấn mạnh), tr.118

Logged
Trang: 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM