Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:33:15 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Súng tiểu liên AK - Phần 2  (Đọc 225779 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #50 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2010, 08:37:11 pm »

Nhất trí với bác Hai ruộng nhưng xin sửa 1 chút  F3= F2 x Tang(al pha).
Tuy vậy vẫn không ra được thành phần lực khiến súng nảy chéo sang phải. Tôi nghĩ là việc súng nảy chéo sang phải không phải do làm sai yếu lĩnh bắn mà do cấu tạo bên trong của AK (chỉ là giả thiết vậy)
Logged

Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #51 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2010, 08:47:14 pm »

Rất có thể lại do bệ khóa nòng thiết kế lệch tâm trục dọc!  Grin
Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #52 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2010, 09:17:32 pm »

Trong hệ thống chỉ còn phần trích khí đẩy về và bệ khóa nòng là chưa xét.
Phần trích khí đẩy về xét ra cũng là đối xứng trái - phải nên có lẽ không gây ra hiện tượng trên. Chỉ còn bệ khóa nòng như bác đã nêu nhưng vì không có tài liệu nên em ... chịu!
Bác nào có tài liệu về bệ khóa nòng thì post lên nhé

Nhưng mà lúc súng nảy lên thì bệ khóa nòng đã lùi về tới đâu nhỉ ?
Logged

yenthanh
Thành viên
*
Bài viết: 207


Bị giang hồ trục xuất vĩnh viễn!


WWW
« Trả lời #53 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2010, 09:53:37 pm »


Bác nào có tài liệu về bệ khóa nòng thì post lên nhé



 Bác hỏi lão Bomf2 ấy.
Logged
nhai quai dep
Thành viên
*
Bài viết: 225



« Trả lời #54 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2010, 10:36:06 pm »

Bẩm các Bác

Theo cá nhân em thì em lại nghĩ rằng mấy cái vụ nẩy lung tung này đa phần là do cái Báng Súng.

Báng Súng được cấu tạo bởi 1 hình Ô Van dẹt, khi chúng ta ngắm bắn Viên đạn thứ nhất thì khá cẩn thận... và Báng Súng nằm đúng vị trí cũng như tư thế... nhưng từ Viên đạn thứ hai trở đi thì... rằng thì mà là... Cái này không phải là lỗi của Xạ Thủ mà là yếu tố... tất lẽ dĩ ngẫu... một cách rất ngẫu nhiên bởi vì AK của Liên Xô giật mạnh quá thôi ( có lẽ khi thiết kế AK thì người ta thiết kế cho 1 người cao 180cm & nặng 70kg sử dụng )

PS: - Đây chỉ là giả thuyết của cá nhân em.
Logged

Đây Trường Sa, kia Hoàng Sa. Quần đảo tím hiên ngang thiên hùng ca ngời sáng...

( Nơi đảo xa, nhạc và lời: Thế Song)
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #55 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2010, 11:14:02 pm »

 Không hiểu tại sao cái máy của mình có lúc thì gỏ dấu được lúc thì lại không ?  CỨ mỗi lần  gỏ dấu là mất một chử phiá trước . Làm mình phải gỏ trừ hao thì mới được . Còn mình chép từ world qua thì nó như dưới đây :

Các bạn không cần phải quan tâm đến sự chuyển động của khóa nòng , cũng như là sự chuyển động của đạn khi nó còn đang ở trong nòng , vì tất cả đều là hệ kín nên nội lực do chuyển động bên trong  không gây nên chuyển động của hệ . Các lực mình nói ở các bài trên chỉ xảy ra khi đầu đạn vừa tách ra khỏi nòng . Vì nhờ định luật vật lý nầy mà các nhà chế tạo súng mới dám chế tạo ra đại liên cũng như các lọai trọng liên như 12,8 ly v.v.. Với các lọai súng lớn nầy nguyên lý bắn hòan tòan khác với tiểu liên AK , M16 . Các lọai súng nầy khác ở chổ : Khi ta chưa bóp cò thì viên đạn chưa lọt vào buồn đạn . Các lọai súng nầy không có búa để đập vào hạt nổ . Khi ta bóp cò thì tòan bộ bệ khóa nòng được giải phóng khỏi cò và tòan bộ bệ khóa nòng nầy chạy về phía trước sau đó đẩy luôn viên đạn tách rời khỏi dây đạn và chạy luôn vào buồn đạn và hai mang cá bành ra khóa nòng và trớn của bệ khóa nòng thay cho búa đập vào hạt nổ làm nổ luôn viên đạn . Chứ không giống như AK , khóa nòng chỉ đẩy viên đạn vào buồn đạn , rồi sau đó búa mới đập vào kim hỏa sau .
   Nếu không nhờ định luật vật lý về hệ kín thì khi ta bóp cò đại liên khóa nòng chạy về phía trước với khóa nòng của đại liên nặng như vậy thì lực quán tính ( trớn ) của nó sẽ làm lệch đường ngắm khi đạn chưa nổ và khi đạn đã nổ rồi thì làm sao mà trúng mục tiêu được . Nếu định luật vật lý nầy sai thì súng 12ly8 làm sao mà bắn trúng máy bay được
Logged
barcarra
Thành viên
*
Bài viết: 171


Họa sỹ của quansuvn.net


« Trả lời #56 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2010, 11:44:20 pm »

Không hiểu tại sao cái máy của mình có lúc thì gỏ dấu được lúc thì lại không ?  CỨ mỗi lần  gỏ dấu là mất một chử phiá trước . Làm mình phải gỏ trừ hao thì mới được .
Chắc bác nhấn phải phím Insert rồi, bác nhấn lần nữa để tắt nó.
Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #57 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2010, 11:53:31 pm »

Không hiểu tại sao cái máy của mình có lúc thì gỏ dấu được lúc thì lại không ?  CỨ mỗi lần  gỏ dấu là mất một chử phiá trước . Làm mình phải gỏ trừ hao thì mới được . Còn mình chép từ world qua thì nó như dưới đây :

Định PM cho bác nhưng thấy nhiều người bị tương tự nên nói luôn ở đây. Bác bị vậy là do bác dùng phần mềm VietKey. Lúc đầu thì không sao. Hiên tượng chữ tự nhảy cách khi gõ dấu chỉ xảy ra từ sau khi bắt đầu bác tiên hành thao tác cut/paste hoặc copy/paste thôi.

Có thể khắc phục tạm bằng cách không dùng 2 thao tác trên. Nên khắc phục triệt để bằng cách chuyển sang unicode (http://www.unikey.org/)

... hệ kín nên nội lực do chuyển động bên trong  không gây nên chuyển động của hệ Cái này e không ổn bác ạ. Hồi trước bọn tôi hay đố nhau: đứng trên chân đế của 1 cái cột lưới cầu lông (chỉ đặt hờ trên mặt đất chứ không chôn). Xin tạm mô tả thế này: Nó có dạng giống như 1 cái quạt cây bây giờ, bằng thép và khá nặng. Đứng trên chốc nó (Cơ thể chỉ được chạm vào cái đó) và tìm cách cả người và cái đó nhảy lên khỏi mặt đất. Rõ ràng đấy là 1 hệ kín nhưng bọn em đều nhảy được. Vì thế cho nên cũng giống như bác bodoibucket em mới để ý tới cái khóa nòng đó. Nhưng không có số liệu: Vị trí của trọng tâm so với trục ? Thời điểm di chuyển của nó so với thời điểm nảy lên của súng , ...
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Sáu, 2010, 12:09:22 am gửi bởi Giangtvx » Logged

danviet
Thành viên
*
Bài viết: 234


« Trả lời #58 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2010, 01:29:54 am »

Về phân tích lực của bác Hai Ruộng, em xin được bàn bạc thêm.
Theo em thì khi tính xem súng có nảy lên hay nảy xuống ta có thể bỏ qua không cần xét các lực dọc trục súng, bởi các lực đó không tạo ra các lực nâng. Và phản lực ở thời điểm đạn ra khỏi nòng luôn thẳng góc với nòng súng nên không gây ra việc nảy, mà chỉ gây ra giật thôi.

Rãnh khương tuyến có thể gây tác động lực lên nòng súng, nhưng trong một vòng quay của viên đạn thì tất cả các lực theo phương ngang sẽ triệt tiêu lẫn nhau. Cho nên em cho là rãnh này không gây ảnh hưởng trong việc nảy súng.

Một cách giải thích em cho là hợp lý là súng nảy lên do lực trích khí, khí trích theo một ống vát đi lên phía trên nòng súng, nó sẽ tạo một lực theo hướng đó, nâng khẩu súng lên. Bộ phận giảm nảy ở nòng súng vát xuống dưới để tạo lực bù do áp lực khí ở đầu nòng ép súng xuống dưới. Trong điều kiện lý tưởng thì hai lực này cân bằng, súng không nảy. Nhưng có thể do chế tạo (kể cả súng và đạn), do để lệch, do sai hỏng trong sử dụng... lực không cân bằng và gây nảy.

Nếu cầm súng nghiêng hoặc bộ phận giảm nảy đầu nòng không đối xứng dọc trục với đầu ruồi, thì lực tác dụng sẽ có cả giật lên và giật ngang (nghiêng...), lý giải tại sao súng nảy sang bên phải, bên trái.
Một điều mà em thắc mắc là viên đạn có thật sự cọ vào súng làm súng bị mòn? Khi đạn nổ, áp lực khí tác động vào thành nòng súng sẽ tạo ra một phản lực vào lớp khí lân cận thành nòng, gây ra áp suất cao hơn ở giữa nòng. Áp suất này sẽ giữ cho viên đạn không thật sự cọ vào nòng súng. Có thể hiện tượng mài mòn buồng đạn mà các bác nói là do áp lực khí mài mòn?? hoặc do tác dụng nhiệt?

Bác xem lại những chỗ bôi đỏ đi. Em không biết cách giải thích với bác thế nào!

Bác không nói tại sao nó đỏ, em xin nói rõ một chút.
Đỏ thứ nhất và thứ hai, theo em là tương đối hiển nhiên. Lực tác dụng vuông góc với phương chuyển động thì không gây ảnh hưởng tới chuyển động theo phương đó. Chuyển động ở đây ta xét là giật nảy lên hoặc giật sang phải, sang trái, đó là những phương vuông góc với nòng súng.
Phản lực của viên đạn lúc ra khỏi nòng súng (chưa tính đến bộ phận giảm nảy) là thẳng góc với miệng nòng súng.

Đỏ thứ 3: Khí được trích về phụt chéo về phía sau hướng lên trên, luồng khí này đập vào thành của ống trích khí tạo lực tác dụng lên nòng súng (vì gắn cứng với trích khí).

Đỏ 4 và 5: Cái gì làm cho nòng súng nảy lên trên thì khi xoay khẩu súng một góc theo phương thẳng đứng của nó (lấy nòng làm trục xoay), thì nó sẽ nảy theo một phương chéo, phải trái ...tương ứng. Và do thực tế cầm không thẳng góc, hay các yếu tố mà em đã nêu... thì sẽ dẫn đến các hiện tượng nảy theo phương ngang.

Đỏ 6: đây là băn khoăn của em và em hỏi mọi người. Thực chất khó giải thích rõ hơn với bác vì khí động học em đã từ lâu buông bát buông đũa không nhắm tới. Nhưng em nghĩ có một vùng khí bị ép quanh thành và nó tạo lực đẩy viên đạn không chạm thành. Các bác có thể tham khảo ở link sau đây: http://www.youtube.com/watch?v=sBQNnhfZ6CY

Về lực do rãnh xoáy khương tuyến: Do phương chuyển động của viên đạn, tại một thời điểm véc tơ vận tốc (tiếp theo là lực) được phân tích ra hai thành phần. Một là dọc trục, và một ngang trục. Thành phần dọc trục có thể bỏ qua không xét, thành phần ngang trục tác động vào nòng súng lệch về một bên.

Ở một thời điểm nhất thời, lực nhìn như trong hình số 2. Nhưng khi viên đạn đạt đủ 360 độ thì các lực của nó được nhìn ở hình số 3 và hoàn toàn triệt tiêu nhau.

Nếu có thể lệch do khương tuyến thì chỉ là lực do vòng quay cuối cùng của viên đạn. Tuy nhiên đây không phải lực cộng dồn, không lớn. Vả lại với bốn rãnh khương tuyến chứ không phải duy nhất, thì vị trí ra của đạn là tương đối ngẫu nhiên và khi bắn liên thanh các lực sẽ triệt tiêu nhau.

Trong phân tích góc nghiêng khi bắn súng mà các bác đưa ra do các điểm đặt của lực, em thấy một điểm không hợp lý là nếu do điểm đặt của lực ở phía dưới tạo ra góc nghiêng ban đầu, thì trước khi bắn góc nghiêng đó đã tồn tại rồi, mà nếu như thế thì do cách người cầm súng thôi. Thực ra, nếu các lực đều tác dụng từ dưới lên, ở vai tỳ tác dụng một lực cũng từ dưới lên, tay cầm coi như điểm tựa của đòn bẩy, thì các lực tác dụng vào nòng súng vẫn cân bằng và góc ban đầu đó không tồn tại. Nếu góc đó không tồn tại, thì phản lực của đạn không tham gia tác động vào nảy súng.
Thêm nữa là khi viên đạn ra ngoài môi trường rộng, lực phát tán nhanh chóng. Phản lực của nó tác động vào nòng súng chỉ ở dạng xung lực. Nếu ngay ở thời điểm nó tác động mà không tồn tại góc nghiêng nào thì sẽ không có ảnh hưởng. Và em vẫn cho rằng ở thời điểm đạn ra khỏi nòng (chưa tính đến cơ cấu giảm nảy) phản lực là thẳng góc với miệng súng.
Một điểm nữa, là em thấy hệ này không hề kín: công sinh ra do thuốc nổ đẩy viên đạn hoàn toàn thoát ra khỏi hệ. Bao gồm nhiều chuyển động và tương tác với bên ngoài. Đạn, khí thoát ra ngoài, nhiệt truyền ra môi trường, chuyển động của khóa nòng...Phản lực do khí tác dụng vào thành trích khí không bị truyền theo phương ngược trở lại như tác dụng của vật rắn, mà khí vẫn tiếp tục được đẩy lên và theo hướng trục dọc đi ra ngoài..
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Sáu, 2010, 01:46:45 am gửi bởi danviet » Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #59 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2010, 07:05:38 am »

Bác hairuong, hồi đó bodoibucket ốm yếu nặng có 42 ký, mỗi khi lau súng xong thường lên đạn (không có đạn), bóp cái xọach, súng thường ngúc ngoắc một chút, cũng không để ý là hướng nào.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM