Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 10:19:22 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Từ Angkor đến Melai, Poipet và Svailo  (Đọc 344202 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
heavenshield92
Thành viên
*
Bài viết: 331



« Trả lời #60 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2010, 01:13:07 am »

Bác minhtrang91 và chú tribeco ơi, chịu khó post hộ ảnh Angkor (các loại đền) vào đoạn này cho mọi người cùng xem đi. Phần mềm photobucket của tôi xử lý ảnh chậm quá! 5 phút mới xong 1 tấm Undecided Biết bao giờ mới post hết ảnh đây
Dạ cái này cháu đoán là do bác up ảnh gốc dung lượng lớn lên photobucket nên thời gian upload mới lâu vậy ạ
Bác download phần mềm này để resize ảnh hàng loạt

Sau đó upload lên photobucket 1 lần, sẽ nhanh hơn rất nhiều.
Nếu có vấn đề với photobucket bác có thể hỏi bác bodoibucket  Grin
Logged
minhtrang91
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 692


"


« Trả lời #61 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2010, 04:46:54 am »

  
   Ăn trưa xong ,xe chở chúng tôi đi thăm đền Tà Phrom.Chúng tôi chỉ chụp hình bên ngoài và máy của H3 Hùng bị hết pin .Tiếp theo đền Ta Phrom là đền Bành tia P'đây .Tại đây ,Tribeco nhà mình ra sức làm dân vận với dân:


  Trong khi đó MT91 cùng hai người đàn bà trong đoàn trả giá để mua khăn cà ma và xà rông (MT làm phiên dịch ):



  Trời đã xế chiều ,Đoàn gồm hai xe về lại nhà nghỉ .Tay Sốc phan nhỏ nhẹ báo giá cho chuyến đi ngày mai .Giá cả được đấy nhưng để khỏi phải cãi lộn , bọn chúng tôi lấy bản đồ ra và ngồi trên tuktuk chỉ đường đi, cự ly cho biết trước . Sốc Phan gọi ngay cho chủ xe đem xe đến giới thiệu ba chúng tôi và nhất trí với cự ly đi ,sau đó đi uống cà phê ven đường rồi trở về phòng .
  Khi vào đến sân nhà nghỉ thì gặp "anh hai" SôcKun biết nói tiếng Việt . H3 Hùng quyết định nhờ anh này kêu thêm một xe nữa chở chúng tôi đi thăm hồ Parai ngay khi trời chưa tối .
    
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Sáu, 2010, 11:50:36 pm gửi bởi minhtrang91 » Logged

[IMG]
...Ta đi qua những năm tháng không ngờ ...
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #62 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2010, 05:36:42 am »

 Các bác cựu đi thăm chiến trường xưa, hoàn toàn với tư cách cá nhân, dân K biết tỏng tòng tong là bộ đội VN. Nhưng nhìn vào những hình ảnh trên, ít nhất họ cũng không có "thái độ" gì với các bác!
 Nói xa thêm tý nữa, mấy ông Pháp, Mỹ sang thăm chiến trường xưa của họ có dám đi với tư cách cá nhân không nhỉ? Kiểu như vài ông vào thăm 1 nơi mà mình đã tham chiến ấy? Hay là họ phải nhờ đến chính quyền và kè kè thêm mấy ông an ninh VN đi cùng?
 Nói gân gần đây thôi, mấy cựu binh TQ có sang thăm lại chiến trường xưa của họ dọc BGPB không nhỉ? Chẳng hạn cầu Khánh khê-Lạng sơn, đèo Tà hồ sìn-Cao bằng, Vị xuyên-Hà tuyên(Hà giang)...

 Mà các bác hay có má nuôi bên K lắm! Mấy ông Pháp, Mỹ, TQ kia có u nuôi, má nuôi ở VN không nhỉ?
Logged
minhtrang91
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 692


"


« Trả lời #63 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2010, 08:16:33 am »

Các bác cựu đi thăm chiến trường xưa, hoàn toàn với tư cách cá nhân, dân K biết tỏng tòng tong là bộ đội VN. Nhưng nhìn vào những hình ảnh trên, ít nhất họ cũng không có "thái độ" gì với các bác!
  Mà các bác hay có má nuôi bên K lắm! Mấy ông Pháp, Mỹ, TQ kia có u nuôi, má nuôi ở VN không nhỉ?
Cám ơn nhận xét của bác ! Đúng thế ạ ! Dân K thế hệ 9X cũng được cha chú nó kể lại về cái thời chú đội VN phải hy sinh xương náu trên đất nước Kampuchia này cho ai vì ai .
 Anh Sốckun trong bài trên đây đã nói với MT: Trong Đảng CPP luôn luôn quán triệt cho đảng viên rằng VN là vị cứu tinh của cả dân tộc Khmer .Họ thủy chung ,tốt bụng .Nhân dân Kampuchia còn nợ họ rất nhiều và nhất là nợ của họ những chàng trai 18-20 .Nghe xúc động quá chừng chừng !!!(Trong khi đó ,Đảng SamRainsy -có 1 ghế trong Quốc hội thì cho rằng VN qua cướp nước ta ).Bởi vậy ,khi gặp trụ sở Đảng "Cambodian People's Party"treo tại Đomđec,MT tranh thủ chộp ngay một tấm ảnh làm kỉ niệm .
 Bọn Mỹ làm gì có má nuôi ,chúng chỉ có em nuôi thôi ,đặc biệt là em gái nuôi -nuôi để ăn thịt đó !
Logged

[IMG]
...Ta đi qua những năm tháng không ngờ ...
tribeco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 973



« Trả lời #64 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2010, 08:41:57 am »


Ngày mai chú Trí lo post và chú thích ảnh đền Tà phom đi, còn bác minhtrang91 cứ vào đây kể chuyện chú trung úy bộ đội K hiện làm nghề lái xe tuk tuk (tức xe kéo rờ moọc Grin) cho mọi người cùng nghe. Chuyện của mình còn dài lắm. Còn chuyện đi Melai, Poipet, dọc đường ghé Kralanh, cầu Prey Ch'ruc... ôi dài dài.

Sáng mai tôi lo chép ảnh ra đĩa và chép đĩa DVD.

   Tuân lệnh, sếp  Grin
   Mấy hôm nay tribeco bận quá nên chưa tham gia topic này, hôm nay em cố dứt điểm một số chuyện Angkor trở về trước.
Logged

như chưa hề cầm súng...
tribeco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 973



« Trả lời #65 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2010, 08:46:21 am »

Trích dẫn
Cái xe mà bọn mình ngồi không phải TukTuk ,đích thị là xe lôi ( vì nó được lôi bằng một xe máy ). Nhất trí với các bác vậy  

Tôi không nhất trí, vì tôi đi hai lần rồi: Bên mình gọi đó là xe lôi, bên K gọi là tuk tuk. Bởi nó quan niệm (hoặc tự phong) như vậy mà. Chính cái anh lái xe biết tiếng Việt cũng mời tôi bằng tiếng Việt rõ ràng: Đi tuk tuk không anh?

Nhập gia tùy tục: Ở bển gọi đó là xe tuk tuk thì mình cứ gọi là xe tuk tuk. Chứ ở VN ai chấp nhận đi xe lôi với giá gần 300 ngàn một ngày đâu (15 đô x 19 ngàn = 285 ngàn) mà chỉ đi lòng vòng Angkor thôi! Đi hồ Baray nó chê xa, không chịu đi, mình phải thuê xe khác đấy, tốn thêm 32 ngàn riel bằng khoảng 150 ngàn đồng VN nửa. Angry

Nói thêm một chút ở chổ này, không thì anh em nghĩ tôi là người cố chấp: Qua bển từ thủ đô Phnom Pênh đến thành phố Siêm Riệp, dân K lái xe lôi (do bên mình gọi vậy) mời du khách cứ: Tuk tuk boòng. Họ mời rất nhiệt tình, ra khỏi cửa nhà nghỉ là họ rề tới mời liền: Cứ tuk tuk luôn miệng thôi. Grin

    Đồng ý với bác Hùng ở điểm này. Người ta gọi  tuktuk mình cũng gọi là tuk tuk. Nhưng cũng có thể diễn giải thêm cho dễ hình dung. tuk tuk ở Campuchia gần giống như xe lôi ở miền Tây của ta, khác với tuk tuk ở Thái lại là loại xe 3 bánh từa tựa xe lam bên mình.

   - Xe lôi Cần Thơ:


   - Xe lôi Châu Đốc - bà xã và thắng út tribeco  Grin:


  - tuktuk ở Phnompenh - cặp đôi Thượng sỹ Hùng  Grin:


  - tuktuk ở Bangkok :

« Sửa lần cuối: 13 Tháng Sáu, 2010, 09:08:40 am gửi bởi tribeco » Logged

như chưa hề cầm súng...
sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #66 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2010, 08:48:54 am »

   Tiện cũng hỏi luôn các bác trong đoàn , chiến tranh BGTN đã qua lâu đất nước bạn cũng thay da đổi thịt mối quan hệ ngoại giao 2 nước cũng xamaki (đoàn kết)giờ đây các bác về thăm lại chiến trường xưa tất nhiên là không có vấn đề gì nhưng đến nhưng vùng miền chiến tranh khốc liệt ấy sẽ gặp lại những anh pốt cùng lứa tuổi không biết trong tiềm thức họ nghĩ gì và thế nào thái độ hiện tại ra sao ?của những gia đình có con em tử trận . Năm trước sang đó đầu tiên định sắm bộ quần áo bộ đội mặc đi cho dã chiến nhưng nghĩ đi nghĩ lại thôi cứ mặc dân sự cho nó lành để họ hiểu chí ít ra là tôi đi tìm em , lạ thay chỗ mảnh đất em tôi đang nằm nằm trong thửa ruộng của 1 ông lính Pốt năm xưa song sự quan hệ vẫn xảy ra tốt đẹp, ý tôi muốn biết trong họ nghĩ thế nào .
   Người Việt Nam ta vốn có tính bao dung khép lại quá khứ trong cuộc KCCM không biết bao nhiêu người con đã anh dũng hy sinh nhưng mấy năm gần đây biết bao chuyện cảm động có nhiều CCB Mỹ đã tham chiến ở VN đã trở về thăm chiến trường cũ với tư cách cá nhân  cũng tìm được người "Vixi"năm xưa mà anh hạ gục mang di vật trả lại cho gia đình khung cảnh gặp lại này thật đầm ấm và cảm động.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Sáu, 2010, 10:32:51 am gửi bởi sudoan5 » Logged

tribeco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 973



« Trả lời #67 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2010, 10:29:00 am »

  Tiện cũng hỏi luôn các bác trong đoàn , chiến tranh BGTN đã qua lâu đất nước bạn cũng thay da đổi thịt mối quan hệ ngoại giao 2 nước cũng xamaki (đoàn kết)giờ đây các bác về thăm lại chiến trường xưa tất nhiên là không có vấn đề gì nhưng đến nhưng vùng miền chiến tranh khốc liệt ấy sẽ gặp lại những anh pốt cùng lứa tuổi không biết trong tiềm thức họ nghĩ gì và thế nào thái độ hiện tại ra sao ?của những gia đình có con em tử trận . Năm trước sang đó đầu tiên định sắm bộ quần áo bộ đội mặc đi cho dã chiến nhưng nghĩ đi nghĩ lại thôi cứ mặc dân sự cho nó lành để họ hiểu chí ít ra là tôi đi tìm em , lạ thay chỗ mảnh đất em tôi đang nằm nằm trong thửa ruộng của 1 ông lính Pốt năm xưa song sự quan hệ vẫn xảy ra tốt đẹp, ý tôi muốn biết trong họ nghĩ thế nào .
   Người Việt Nam ta vốn có tính bao dung khép lại quá khứ trong cuộc KCCM không biết bao nhiêu người con đã anh dũng hy sinh nhưng mấy năm gần đây biết bao truyện cảm động có nhiều CCB Mỹ đã tham chiến ở VN đã trở về thăm chiến trường cũ với tư cách cá nhân  cũng tìm được người "Vixi" năm xưa mà anh hạ gục mang di vật trả lại cho gia đình khung cảnh gặp lại này thật đầm ấm và cảm động.

   Vấn đề bác đặt ra hay quá nhưng rất tiếc hôm vào Boeng Mealea. MT 91 gặp lại người thân xưa đều là gia đình cách mạng. Thời gian quá ít nên chỉ hàn huyên tâm sự kỷ niệm xưa- không đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên trong chuyến về chiến trường xưa hồi năm trước bác Hùng có nhắc đến, xin giới thiệu với bác:
____________________________________________________________
    Trích " Nhật ký hành trình thăm lại chiến trường xưa "
    « Trả lời #303 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2009, 09:25:43 pm »
____________________________________________________________

    Hơn 10 giờ sáng ngày 03/11/2009 chúng tôi vào đến phum Angkor Krao, đây là một cái phum lớn, đường sá rộng thênh thang. Xe chúng tôi dừng lại tại đầu phum thì gặp một chàng thanh niên người Campuchia mặc áo đồng phục vệ sĩ bảo vệ vòng ngoài khu đền Angkor, angko krao hỏi thăm thằng em cái gì đó thì chú em nó nhận ra người quen ngay, chú vui vẻ dẩn chiếc xe tut tut của chúng tôi chạy vào trong phum.

     Angko krao nhìn ra chổ đóng quân của trung đội cối 82 của angko ngay nhờ cây dầu nghiêng nơi angko đặt trạm gác của trung đội hồi nẵm, anh mừng lắm đi vòng vòng thăm lại các nơi mà anh đã bố trí đội hình trung đội của mình, sau đó anh đội mưa đi kiếm nhà người quen.

    Mưa mặc mưa, anh cứ trùm áo mưa đi tìm về miền quá khứ, chúng tôi tôn trọng sự riêng tư của anh, để anh tự do đi tìm về vùng đất nơi anh đã từng hoài niệm. Chúng tôi vào nhà một nhà người dân quen biết ngồi chơi nói chuyện khào với chị chủ nhà.

    Hồi lâu thì angko mới vào nhà, cùng vào với anh là một đoàn người già trẻ lớn bé đủ cả, mọi người tíu tít hỏi thăm, chị chủ nhà lật đật trãi chiếu xuống sàn để mọi người ổn định chổ ngồi, sau đó tiệc rượu thốt nốt được bày ra để hai vị chủ nhân vùng đất Angkor Krao mời anh bạn CCB trung đoàn 4 lần đầu tiên thưởng thức món nước thốt nốt chu (chổ đóng quân của tôi quanh khu vực ngã ba Con Voi không có món thức uống này, nên tôi cũng chưa từng được thưởng thức qua, không biết lão DK thế nào?).

     Hôm nay bão số 11 tan, tạo thành một vùng áp thấp nhiệt đới trên đất Xiêm Riệp, tiết trời ẩm thấp làm các khớp xương hông của tôi đau nhức, cái mảnh đạn cối còn lại trong mông tôi nó làm tôi thấy thốn, tôi cứ ngồi nhấp nha nhấp nhổm không yên, bà con tin ý hỏi tôi làm sao vậy, thì tôi trả lời đại khái là trước đây hồi cuối tháng 3/79 tôi đi đánh trận tại Kom-pong Chơ-năng bị lính của Tà Mốc bắn trúng một trái cối 60 văng miểng bị thương nay hành đau nhức mỗi khi trái gió trở trời…

      Bà con nghe xong cười ồ lên, chỉ một anh già tuổi trộng trộng mặc áo lính nói đây là kon tiahien Tà Mốc nè, anh lính nọ hoảng quá nói: Khơ-nhum ót panh tê! Ý anh nói là anh không có bắn trúng tôi.

     Tôi nói: Không sao, mình nhắc lại chuyện cũ thôi mà, bây giờ làm dân rồi, có còn thù oán gì nửa đâu?

     Nói xong tôi cười ha hả, kéo anh đứng dậy nhờ anh em chụp một tấm hình làm kỹ niệm ( ảnh 1 và 2- bên dưới ), đồng thời làm tư liệu gởi cho anh em trong quân sử Việt Nam biết thế nào là chân dung anh lính Tà Mốc. Lúc đứng lên chụp hình, sẳn có hơi men, tui vui trong người lắm, tôi lấy tay chỉ chỉ vô ngực mình nói: Hôm nay coong tôp Việt Nam nhậu xa-ma-ki với coong tốp Tà Mốc đã đời rồi chụp một tấm hình làm kỹ niệm chơi, ha ha.

     Quả thực là sảng khoái, đi Angkor Krao thăm boòng pờ-ôn pu mạ, tái kiến kon tiahien Tà-Mốc nhậu mút mùa lệ thủy, quả là một cuộc tao ngộ chiến bằng nước thốt nốt chu cực kỳ thú vị…
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Sáu, 2010, 10:40:53 am gửi bởi tribeco » Logged

như chưa hề cầm súng...
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #68 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2010, 10:36:50 am »

Tiện cũng hỏi luôn các bác trong đoàn , chiến tranh BGTN đã qua lâu đất nước bạn cũng thay da đổi thịt mối quan hệ ngoại giao 2 nước cũng xamaki (đoàn kết)giờ đây các bác về thăm lại chiến trường xưa tất nhiên là không có vấn đề gì nhưng đến nhưng vùng miền chiến tranh khốc liệt ấy sẽ gặp lại những anh pốt cùng lứa tuổi không biết trong tiềm thức họ nghĩ gì và thế nào thái độ hiện tại ra sao ?

Bác sudoan5 hỏi hay lắm, chuyến đi này em không gặp lính Pốt cũ, nhưng chuyến đi đầu tháng 11 năm ngoái vào phum Angkor Krao cách đền Angkor Krao vài cây số về hướng bắc, em đã găp được một anh Pốt cũ. Anh này là Kh'mer k'hom (Kh'mer đỏ) thứ thiệt, đi lính Pốt từ thời trước 1975. Trong trận Amleang tháng 3/79 anh là lính của Tà Mốc, từng đánh nhau với bộ đội Việt Nam. Sau khi thất trận Amleang anh chạy về Angkor Krao nương náu, bị bộ đội e747 f317 của bác angko krao và Kon tiahien bắt được nhưng tha mạng.

Anh này sống trong dân và vẫn mặc áo Pốt (vì nó bền), xem cái mặt thì đúng là dân Kh'mer lơ là chủng tộc được chế độ Pôn Pốt ưu ái nhất vì tộc người này thuần chủng Kh'mer với làn da đen và mái tóc quăn tít. Tôi thấy điệu bộ của anh có vẽ lăng xăng, rất tôn trọng anh em nhà Kon tiahien và có vẽ được lòng anh phum trưởng, vì anh Pốt cút cung tận tụy, dễ sai dễ bảo. Anh phum trưởng này thời Kon tiahien cầm súng anh còn là chú bé đánh xe bò thôi.

Hoan nghênh bài viết của tribeco. Grin Chuyện xưa nhắc lại, tôi xin gởi kèm thêm 2 hình ảnh:
(Chú thích: Anh phum trưởng là cái anh đeo khăn rằn) 
Logged
sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #69 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2010, 12:00:46 pm »

   Tôi có nhiều cơ hội gặp "đối tác" của mình (QLVNCH)cuối tháng 5/75  ở Tổng y viện cộng hòa là viện QĐ nên chúng tôi nằm chung khoa với họ cạnh giường có 1 anh lính cùng trang lứa nhưng vì tâm lý đang hoảng loạn nên không hỏi được nhiều chỉ biết anh ấy đang sinh viên thì bị gọi đi lính hiền khô và anh cũng khen bọn tôi cũng hiền khô ít lâu họ chuyển về viện Vì dân . Mấy năm sau vào SG nhiều bởi thế gặp rất nhiều anh lính khác chuyện trò vui vẻ không câu nệ biết người biết ta tuy muộn mằn nhưng lý thú. Chỉ tiếc rằng chưa tìm gặp được những người lính đối đầu trực diện năm xưa .
   Chắc bộ đội VN tặng bà con áo mưa giấy ? đúng là " trời không mưa mà vẫn mặc áo mưa " Grin
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Sáu, 2010, 12:29:22 pm gửi bởi sudoan5 » Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM