Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 04:21:39 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Từ Angkor đến Melai, Poipet và Svailo  (Đọc 344196 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #140 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2010, 10:37:52 am »

Cận ảnh con đường cấp phối đất sỏi đỏ và những những sóng trâu bằng đất văng ra từ bánh xe máy cày lâu ngày tích tụ thành. Tại những sóng trâu này mà xe chạy "tưng" dữ lắm Undecided



Một chiếc ô tô đang chạy theo con đường nhỏ ra biên giới Thái



Còn con đường nhỏ này thì chạy sâu vào nội địa


Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #141 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2010, 11:02:10 am »

Ngã tư Con Bò kéo xe là trung tâm huyện lỵ Melai.

Mê-lai là huyện nghèo mới thành lập sau chiến tranh nên Con Bò ốm nhách, gầy trơ xương.

Đầu bò quay về hướng ngã ba Con Voi, đít bò quay về hướng Palin của lão Quyền KH. Tính theo hướng Bò kéo xe thì bên trái Con Bò là đường ra biên giới, bên phải Con Bò là 1 con đường đất nhỏ đi vào các phum làng sâu bên trong chợ huyện Melai.



Từ ngã tư huyện lỵ Malai, theo con đường (chỉ trắng) xuôi về nam chúng ta tới thành phố Pailin


Căn cứ vào bản đồ Google Earth thì đường chim bay từ huyện lỵ Malai đến thành phố Pailin của lão chỉ là một khoảng cách = 84,5km thôi lão Quyền KH ạ. Grin
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Sáu, 2010, 11:40:00 am gửi bởi H3 Hùng » Logged
bschung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 870


"Mùa sang khấp khểnh tôi về...! "


« Trả lời #142 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2010, 11:47:17 am »

  Em nghe trên mấy chương trình truyền hình trực tiếp bi giờ, có rất nhiều người phát biểu là muốn được lên truyền hình,và thế là sướng lăm rồi ! nay thấy bác Trí "bẻ cò" nhà mình còn sướng hơn lên Ti vi nhiều !
Logged

Nhân sinh bất như ý sự thường bát-cửu
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #143 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2010, 02:09:18 pm »

Xin trở lại ký ức một thời xa xưa của tôi:

Trước đây trong topic Ngã ba Con Voi tôi đã kể về trận đánh đầu tiên của tiểu đoàn 3 với Pốt ở khu vực phum Không tên, lúc đó do chưa tập hợp đủ thông tin nên tôi cứ ngở trận này xãy ra vào đầu mùa mưa năm 81. Sau này nói chuyện với tư Sen nghe tư Sen khẳng định có tham gia trận đó (trận ông Thảo bị bắn bể đầu) thì tôi mới nhớ ra là trận này xãy ra đầu mùa mưa 1979 (đâu khoảng cuối tháng 5).

Xin trích một đoạn hồi ức http://www.quansuvn.net/index.php/topic,8218.190.html

MỘT TRẬN TẬP KÍCH
Rồi tình hình bắt đầu yên tỉnh, sáng hôm sau đồng chí Ánh kêu chúng tôi lên đào công sự chiến đấu trên một ụ mối tiếp giáp giữa 2 trung đội, chúng tôi tuân lệnh, vác AK đi... Đang đào, thì tôi nghe tiếng chạm súng kịch liệt ở hướng sau lưng mình, rồi tôi thấy đồng chí Ánh chạy lên, mặt cắt không còn chút máu kêu B9 xuống cứu nguy đại đội! Anh Thạch cùng chúng tôi xách súng chạy xuống, đến đại đội bộ thì thằng địch đã bỏ chạy.

Đến hầm ban chỉ huy đại đội, tôi thấy một cái xác chết gục trên miệng hầm chữ U, nóc hầm xổ ra một đống óc bầy nhầy như tàu hủ. Phải...  giống như tàu hủ, đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy óc người nên ấn tượng rất sâu đậm!

Tôi chưng hửng:
- Ai vậy cà?

Anh Thạch nhìn ra ngay:
- Thằng Thảo chứ ai.

Trận này đại đội phó Ma Văn Thảo anh dũng hy sinh ngay trận địa, với vết thương khủng khiếp, văng mất đỉnh đầu và phọt óc ngay trên nóc công sự.

Tôi và anh Thạch khiêng xác anh Thảo ra đặt nằm trên mặt đất, rồi chui xuống hầm kéo anh Cường y tá đại đội lên... anh đang kêu la thảm thiết vì vết thương quá nặng!

Thằng Pôn Pốt đã quăng một trái lựu đạn vào hầm làm cánh tay phải của anh đứt tiện lòi xương, còn chân thì gãy lặt lìa... Chúng tôi lôi anh lên, đặt anh nằm yên trên mặt đất, kéo cái chân gãy xuôi theo đúng tư thế anh nằm. Anh đang dãy chết, tay phải của anh bị mảnh lựu đạn tiện đứt ngang, tuốt thịt gần tới khủy, trơ ra hai cẳng xương cánh tay một lớn một nhỏ đang co giật nhấp nhấp, như níu kéo một cái gì... Cái túi thuốc y tá cứu thương của anh luôn mang bên mình đã bị thằng Pôn Pốt giật mất!

Chúng tôi đang chiếm giữ cái phum của thằng Pôn Pốt bỏ. Nó thuộc lòng nằm lòng địa hình, nó cho một tốp lính nhỏ, vận động xuyên qua khoảng hở chổ tiếp giáp giữa hai đại đội. Rồi nó thọc sâu vào đại đội bộ của C13, nơi đồng chí Thảo đang trấn giữ, chỉ một mình đồng chí đứng trong công sự, làm sao chống nổi hỏa lực một tốp lính thiện chiến.

Chúng tôi đang chiến đấu với một đội quân thiện chiến của Khơme đỏ... Tụi này ăn miếng trả miếng với chúng tôi sòng phẳng và đang chiếm thế thượng phong vì địa lợi. Chúng tôi đang bất lợi hoàn toàn, ngay cả cái phum này không ai biết tên của nó là gì, gọi nó là phum không tên!

Rồi thằng Pôn Pốt không tập kích chúng tôi nửa, thấy tình hình yên tỉnh, đồng chí Ánh kéo chúng tôi luồn ra phía trước xem xét địch tình. Địch đã ra đi, để lại những hố cá nhân đối diện tuyến  phòng thủ của chúng tôi.

Chúng tôi cũng rời bỏ cái phum đó đi luôn, một đi không trở lại. Trận này chúng tôi tổn thất nặng, chỉ riêng đại đội bộ hy sinh 3 và bị thương nguyên khẩu đội cối. Xong trận, toàn khối đại đội bộ chỉ còn trơ trọi duy nhất một đồng chí Ánh chính trị viên.

MỘT CHỨNG NHÂN LỊCH SỬ  
Giống như mọi chuyến hành quân từ Cao Mê-lai trở về, chúng tôi lại tấp vô con voi, hạ vũ khí nghỉ mệt, anh nào có đồng hương quanh đó thì tấp vô kiếm đồng hương - đồng khói. Riêng tôi, tôi đứng đó, tại bức tượng con voi, sờ mình voi, vỗ đít voi rất đổi thân tình, con voi này lúc đó dân dã lắm, đen thui, mốc thích, xù xì, quạu quọ... rất hạp với mấy thằng lính chúng tôi, đầu bù tóc rối, thất tha thất thểu, ngồi núp nắng dưới bóng con voi, rồi lại hò nhau đi về, để lại con voi bê tông... trơ gan cùng tuế nguyệt.

Chào voi, tao sẽ trở lại thăm mày. Mày lúc này ấm rồi, được o bế, sơn phết để làm du lịch, có nhớ mấy thằng bạn Việt Nam thưở hàn vi vẫn thường hay ngồi mình voi và vuốt... đuôi voi không?


Tôi có mang 1 bó nhang, 1 gói bánh, 1 gói kẹo và 1 chai rượu thằng gồng định bụng sẽ vào đâu đó ở phnom Mê-lai mà thắp hương, bày bánh kẹo, rót rượu ra cúng anh em. Vậy mà không vào tới chân Mê-lai được, cũng chẳng biết đâu là phum Không tên?

Hởi ơi, rừng Cao Mê-lai ngày nay không còn! Địa hình trống trải thành bình địa, tầm nhìn ngút ngàn thấy cả phnom Vêng, phnom Măc Hô-un, phnom Mê-lai. Ngày xưa chúng tôi luồn rừng mà đi, tôi đã từng bị Pốt bắn thẳng vào mặt, chạy đạn đạp cả cứt Pốt. Sau đó chúng tôi chiếm được cái phum Không tên, lại bị Pốt vây đánh xà quần te tua tủa.

Những nơi đó nay là đâu trong cái địa hình trống trải này:



Chúng tôi kiếm chổ trút bầu tâm sự, tranh thủ chụp vội Cao Mê-lai một phát trước khi trở ra Con Voi


Trên đường trở ra Con Voi, chúng tôi bị mắc mưa chèm nhẹp như thế này Undecided

Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #144 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2010, 02:57:25 pm »

Không thể hình dung được cái ngã ba kraolanh của 31 năm trước ! Khi chưa có mấy tấm ảnh của các bác em cứ tưởng nó vẫn như ngày xưa, hồi đó chỉ có mấy căn nhà ngay ngã ba mà em nhớ hình như là nằm hướng đi vào Sam Rong thì phải (cũng có thể em nhớ lộn trong Sam Rong). Từ đây các bác rẽ vào Sisophon rồi nhưng cũng đi theo các bác xem hướng F5 mình hồi đó ra sao.
hehe bác nhớ lại dùm em có ngọn đồi ở đầu đường 68 không ? dù bác yta262 nói có những em vẫn thấy ngờ ngợ . Đầu đường 68 nhà cửa lúc em sang cũng chỉ lưa thưa vài 3 cái , nhà cửa tập trung nhiều bên kia đường và con đường nhỏ ( cặp con suối ) chạy về hướng nam xuống Biển Hồ .
Ngọn đồi này em nhớ nó nằm ở hướng đi sisophon và nằm bên kia đường 6 . Kiểm tra trên bản đồ cũng thấy đầu đường 68 không có cái điểm cao nào , không lẽ người ta khi làm đường đã nắn lại cái ngã 3 này ?
hehe mà công nhận trí nhớ của chúng ta cũng hay lẫn lộn lắm vì hồi đó chỉ nắm lơ mơ địa hình . Con đường 56 gần sisophon mà em lại nhớ là nó chỉ cách kralanh 1 đoạn ngắn và tưởng nó là lộ 69 ( vì thấy phía dưới là 68 nên suy ra nó là 69 và cũng đi lên biên giới như 68 ) Grin Giờ nhìn lại bản đồ mới biết là mình nhầm  Grin
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Sáu, 2010, 03:08:28 pm gửi bởi haanh » Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #145 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2010, 03:39:43 pm »

hehe bác nhớ lại dùm em có ngọn đồi ở đầu đường 68 không ? dù bác yta262 nói có những em vẫn thấy ngờ ngợ . Đầu đường 68 nhà cửa lúc em sang cũng chỉ lưa thưa vài 3 cái , nhà cửa tập trung nhiều bên kia đường và con đường nhỏ ( cặp con suối ) chạy về hướng nam xuống Biển Hồ .

Gởi haanh hai tấm ảnh ở đầu đường 68 chụp cùng thời điểm để minh họa Grin
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #146 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2010, 03:43:29 pm »

Còn đây là 2 tấm ảnh chụp ở 1 cái cống gần cầu P'rây Ch'ruc và quảng trường "Vị thần bắn cung" ở giao lộ 68. Chú ý thời điểm vào lúc 7 giờ đến 7 giờ 48 phút ngày 6/6 chúng tôi ở ngã ba Kralanh, giao lộ 6 và 68 ăn sáng và chụp hình tại ngã ba này là chủ yếu thôi.
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #147 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2010, 04:09:58 pm »

hehe cái quảng trường này lúc trước không có , chắc người ta làm khi sửa đường lại . bác H3 Hùng nhớ lại dùm em khi từ kralanh đi sisiphon có thấy ngọn đồi nào bên trái đường 6 không ( nó cách ngã 3 khoảng non cây số ) . Nếu ngã 3 bây giờ nó trở thành ngã 4 như tấm hình lần trước anh chụp tấm bảng chỉ đường thì rỏ ràng là người ta đã nắn cái ngã 3 này lại vì em nhớ con đường xuống hướng nam BH không nằm ngay đầu đường 68 mà dịch sang hướng đi ssp 1 đoạn ( vì vậy lúc đó mới gọi là ngã 3 kralanh , còn bây giờ thì phải gọi là ngã tư rồi  Grin)
À mà bác nói hình chụp cái cống gần cầu bray chruc  là đúng rồi vì em nhớ cây cầu này bắt qua 1 con suối khá lớn và sâu hút . Nếu vậy thì chổ các bác đang đứng cách đây 23 năm đêm nào em cũng ra đó ngủ để phục không cho địch cắt qua đường 6 . Sáng ra chặn đường xin cá dân từ hướng kralanh chở về XR  Grin
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Sáu, 2010, 04:18:52 pm gửi bởi haanh » Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
tribeco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 973



« Trả lời #148 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2010, 05:05:32 pm »

hehe cái quảng trường này lúc trước không có , chắc người ta làm khi sửa đường lại . bác H3 Hùng nhớ lại dùm em khi từ kralanh đi sisiphon có thấy ngọn đồi nào bên trái đường 6 không ( nó cách ngã 3 khoảng non cây số ) . Nếu ngã 3 bây giờ nó trở thành ngã 4 như tấm hình lần trước anh chụp tấm bảng chỉ đường thì rỏ ràng là người ta đã nắn cái ngã 3 này lại vì em nhớ con đường xuống hướng nam BH không nằm ngay đầu đường 68 mà dịch sang hướng đi ssp 1 đoạn ( vì vậy lúc đó mới gọi là ngã 3 kralanh , còn bây giờ thì phải gọi là ngã tư rồi  Grin)


    Thật sự bây giờ muốn tìm hình ảnh cũ ngày xưa thì phải cắt đường vào sâu bên trong. Còn ngoài lộ 6 thì bó tay, thay đổi gần như toàn bộ haanh à.

  - Kralanh: Bảng chỉ đường nhìn từ lộ 6 hướng về Pouk


  - Kralanh :Bảng chỉ đường nhìn từ lộ 68 hướng ra lộ 6 ( bên phải là cửa hàng Metphone  Grin )


  - mt91 trong cửa hàng Metphone

Logged

như chưa hề cầm súng...
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #149 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2010, 05:44:31 pm »

Còn đây là 2 tấm ảnh chụp ở 1 cái cống gần cầu P'rây Ch'ruc và quảng trường "Vị thần bắn cung" ở giao lộ 68. Chú ý thời điểm vào lúc 7 giờ đến 7 giờ 48 phút ngày 6/6 chúng tôi ở ngã ba Kralanh, giao lộ 6 và 68 ăn sáng và chụp hình tại ngã ba này là chủ yếu thôi.
Cầu này sao gọi là cầu P'rây Chiruc được. E bộ 262 đóng quân ở P'rây Chiruc cả 6 tháng trước khi đi Chông Kal mà, từ P'rây Chiruc tới Kra Lanh là một đoạn trên dưới 15 cây số.

Còn ký ức của yta đối với ngã tư Kra Lanh (ngã tư vì đường 68 cắt ngang lộ 6 ở Kra Lanh rồi đi xuống Battambang mà, xem hình của H3 Hùng thì rõ, vả lại bản đồ Mỹ năm 1973 cũng vẽ là ngã tư) là một dãy nhà bằng gỗ không phải nhà sàn mà là nhà như VN, chỉ có điều làm bằng gỗ rất tốt, nhà san sát nhau kiểu dãy phố lầu, không có lề đường, nhà 2 bên chỉ chừa đường xe chạy độ 5 mét thôi. Dãy phố chạy dài theo lộ 68 cả cây số như vậy. Bây giờ đường mở lớn ra, có bùng binh (vòng xoay) đàng hoàng, không còn một chút dấu tích nào của thời 1979-82 gì nữa hết! Dãy phố lầu đúc này giống khu vực Hố Nai Trảng Bom quá, giống nhất là gạch men mosaic dùng lát tường nhà tắm đem lát mặt tiền nhà! Ngoài ra là hoa tường & gạch ống, cột điện bê tông đặc trưng kiến trúc VN.
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Sáu, 2010, 06:07:18 pm gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM