Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 03:13:54 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bí mật vụ Trân Châu Cảng  (Đọc 46579 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #70 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2010, 04:06:51 pm »

Cuốn lịch sử hiện đại Tân Cambrige nghiêm túc viết:  "Nhà vua bị thương vào tay trái trong trận xung phong bằng kỵ binh. Được khiêng về, nhưng người ta đã bắn vào lưng nhà vua và ông chết vì một viên đạn bắn vào đầu”. Cái chết này khó hiểu vì thông thường vua chúa trong chiến trận bao giờ cũng có những cận thần trung thành đi theo.

Frederic Schiller trong cuốn “Chiến tranh Ba Mươi Năm", Michel Robelts trong cuốn "Tiểu sử Gustave Adolphe" đều kể lại tương tự như trên, chỉ xác định thêm chính bọn cướp người Crôat đã giết nhà vua Tác giả Michael Roberts còn đưa ra một lời đồn rằng Francois Albert, người Saxe-Lauenbour, hai tháng trước đã bỏ hàng ngũ quân Đức sang hàng Thuỵ Điển đã giết Gustave Adolpho, và tên này có lẽ đã bị Risơliơ mua chuộc.

Đức ông Richard kể rằng kẻ sát nhân sau trận đánh đã bị giết chết bởi một phát đạn súng ngắn, rồi chính kẻ sát nhân của kẻ sát nhân cũng bị giết nốt vài ngày sau; đức ông ngụ ý rằng linh mục Giôdep đã gây nhiễu để bảo vệ điệp viên của ông bằng cách gây ra một loạt vụ giết người như vậy. Nhưng được biết rằng những chứng cứ mà đức ông đưa ra đều đáng ngờ. Một lời tố cáo khác chống Risơliơ có ý đồ giết người, người tố cáo là bà de Chevreuse. Như tôi đã bảo, bà này trong khi lưu vong sang Anh năm 1638-1639 đã thương lượng với Hồng y cho bà hồi hương, thương lượng sắp thành thì bà nhận được thư nặc danh bảo đừng về vì Risơliơ đang tìm cách sát hại bà. Bà liền gửi lá thư đó cho Risơliơ. Rồi bà nhận được một bức thư của Charles de Lorraine bắt đầu như sau :

"Thưa bà, tôi biết chắc ý đồ của Hồng y Risơliơ là dụ bà về Pháp để giết bà...".

Thế là nữ Công tước tưởng thật, bà không dám về Pháp, mà chỉ về Bruxelles thôi.

Tháng ba năm 1638, Công tước de Rohan bị tử trận khi đánh quân Đế chế. Linh mục Giôdep nhân dịp này đã viết; "Nhà vua vừa mất một tướng tài, còn Hồng y mất một kẻ thù lớn". Vì câu này mà linh mục lại bị kết tội là lại giết thêm một người nữa.

Người ta ai cũng biết linh mục Giôdep hay ra vào ngục Baxti là nơi em ông làm chúa ngục. Việc ông gặp một nhân vật như vậy, tại một nơi như vậy cũng gây nên những lời đồn đại khủng khiếp, như đồn rằng đức ông Francan, "Tên bè phái quỷ quái" mà Hồng y ghét cay ghét đắng bị giết bởi ông ở trong ngục này... Họ còn đồn rằng Giôdep dã làm bạc giả trong ngục Baxti... Lời tố cáo cuối cùng còn phi lý và bỉ ổi đối với hai nhân vật vĩ đại này; đồn rằng chính Risơliơ đã giết chết linh mục Giôdep.

Linh mục bị bệnh ngập máu lần đầu tiên vào tháng 5 năm 1638. Ngày 14 tháng 12 cùng năm, khi đang giảng tại nữ tu viện Thánh giá thì ông bị tái phát bệnh. Ông tạm biệt các nữ tu khi ông tỉnh lại và yêu cầu đưa ông về nhà Hồng y là nơi ông thường cư trú và ở đó thư ký của ông là Linh mục Ange de Mortage đang chờ ông.

Tại đây bệnh tình của ông ngày càng trầm trọng, ông không cử động được chân tay và không nói được nữa. Ba ngày sau ông từ trần, đó là ngày 18 tháng 8 năm 1638.

Kẻ thù của ông thêu dệt như sau: Linh mục Giôdep ngã bệnh và đáng lẽ chết tại tu viện. Đích thân Hồng y đến tu viện dẫn ông về nhà: một linh mục dòng Phanxicô nài Hồng y để ông ở lại tu viện, nhưng Linh mục không chịu nghe và thế là vài ngày sau ông chết. Hai trận ngã bệnh của ông có lẽ là do thuốc độc của Risơliơ sai bỏ cho ông uống. Họ tung ra ba nguyên nhân của vụ giết hại Giôdep: trước hết hai ông Risơliơ và Giôdep có mâu thuẫn về chính sách đối ngoại. Giôdep chủ trương hoà bình, nhưng Risơliơ chủ trương chiến tranh vì có chiến tranh ông mới giữ được vị trí; thứ hai là Hồng y lo vị cố vấn của ông tranh đoạt mất chức tước của ông. Điều có thật là vào năm 1637, linh mục Caussin, cha tuyên uý của nhà vua, có đưa ra một đề xuất như vậy theo lệnh của nhà vua. Linh mục Giôdep đã từ chối lời đề nghị đố, nhưng ông không cho Hồng y biết chuyện này, song Risơliơ biết do một nguồn tin khác. Hồng y càng lo sợ hơn khi nhà vua phải lòng cô LaFayeue, em họ của linh mục Giôdep.

Những dư luận trên đây đều là không có căn cứ, thêu dệt trên những điều bịa đặt.

Chuyện về những ngày cuối cùng của linh mục đều sai như ta đã biết.

Risơliơ chỉ có một lần có thể ghen tị với người phụ tá của mình, đó là trường hợp khi ông ốm rất nặng vào tháng 12 năm 1533 khi ông được nhà vua đồng ý với đề nghị của ông là nếu ông chết thì đưa Giôdep lên thay ông.

Sau khi linh mục Giôdep chết. Hồng y đồng ý trao cho nữ tu viện Thánh Giá trái tim của linh mục; nếu ông đầu độc linh mục thì không dám cho mổ tử thi linh mục để lấy quả tim.

Cuối cùng, tôi đã tả lại trường hợp linh mục Giôdep chết, cũng như lần đầu linh mục bị ngã bệnh, thì thày thuốc đều khẳng định rằng đó là triệu chứng tai biến mạch máu não chứ không có thứ thuốc độc nào gây ra những triệu chứng lâm sàng như vậy được.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #71 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2010, 07:24:41 am »

VỤ DREYFUS VÀ PHÒNG NHÌ

Người ta đã nhiễm thói quen trong nghề này (Phòng Nhì) và hầu như vô thức quen với những hành vi không những bất hợp pháp nhất, mà thậm chí trái ngược nhất đối với đạo đức và lòng trung thực và người ta coi là chính đáng khi đặt ra những cái bẫy bất lương nhất như dùng thư nặc danh và tài liệu giả để điều tra khám phá một hành vi phản bội hoặc khi phát hiện một thủ đoạn gián điệp. (Lời viên tổng công tố Beaudouin trong bản cáo trạng trước Toà phá án, năm 1906).

VỤ DREYFUS

Vào tháng 10 năm 1894 xảy ra một trong những vụ án bí hiểm nhất và tai hại nhất trong lịch sử gián điệp, đó là vụ Dreyfus (Đrâyphuyt).

Bao nhiêu sách đã nói về vụ này cho nên xin bạn đọc miễn cho tôi khỏi phải trình bày lại. Nhưng tôi cần phân tích nó về mặt tình báo. Vụ Dreyfus phải là một điển hình không phải về việc nó đã gây ra bạo lực suýt nữa kéo nước Pháp vào nội chiến, nhưng bởi vì nó chứng minh hơn mọi việc khác rằng một cơ quan phản gián có thể bị sa vào những hành động cực đoan khi nó bị chính những thủ đoạn của nó cài nó vào bẫy.

Cho phép tôi tóm tắt sự việc để sau đó rút ra những suy nghĩ xuất phát từ vụ này.

Nhưng nhân vật chủ chốt của vụ này là ai?

Một bên là Dreyfus, đại uý pháo binh, tốt nghiệp Đại học Bách khoa và học viện chiến tranh, ba mươi lăm tuổi, bố là chủ một xưởng dệt lớn tại Mulhouse, năm 1871 cả gia đình đến Pháp, trừ người con cả ở lại Đức nhằm giữ được xí nghiệp của gia đình Alphred Dreyfus giàu có.

Bên kia là Phòng Nhì, do trung tá Sandherr, người Alsace, có thiếu tá Henry và hai đại uý quản trị và tàng thư giúp việc. Phòng này phụ trách cả tình báo lẫn phản gián. Tuy biên chế ít người nhưng thế mạnh.

Vụ này bắt đầu từ ngày 1 tháng 10 năm 1894 bằng việc Phòng Nhì gọi Dreyfus đến trụ sở Bộ Chiến tranh tại phố Saint-Dominique.

Dreyfus được dẫn đến gặp ông Bộ trưởng. Bộ trưởng không có trong phòng, đại uý gặp giám đốc An ninh Cochefort và một sĩ quan tham mưu, thiếu tá Paty de Clam: chính ông này trịnh trọng tố cáo Dreyfus phạm tội phản quốc. Đến đây, thiếu tá Henry từ sau bức màn xuất hiện và dẫn bị cáo vào nhà tù quân sự Cherehe Midi.

Dreyfus bị giam kín. Căn cứ buộc tội anh ta không được thông báo ngay tức khắc, là một tài liệu bảy trăm từ gửi cho tuỳ viên quân sự Đức, trong đó có nêu ra năm hồ sơ đó đặc biệt quan trọng nói đến chiếc phanh mới của đại bác. Tài liệu này không có chữ ký, nhưng đại chuyên viên Bertillon khẳng định do chính tay Dreyfus viết.

Điều lý thú cần biết tại sao công văn gửi cho tuỳ viên quân sự Đức tên là Max von Schwartzkoppen lại đến tay Phòng Nhì. Cơ quan này có hai điệp viên bám theo tuỳ viên này, vậy có hai khả năng: hoặc công văn bị cô hầu gái, điệp viên thứ nhất đánh cắp tại nhà ở của tuỳ viên này, hoặc tài liệu này bị giữ lại trước khi đến tay tuỳ viên bởi cô gác cổng là người tình của điệp viên thứ hai tên là Brucker. Nếu được biết lập luận chính xác sẽ giúp ta chọn trong số giả thuyết mà tôi sẽ trình bày sau khi đã kết thúc việc kể lại các sự kiện. Khốn thay tôi không có lập luận chính xác đó.

Dreyfus bị đưa ra truy tố trước một toà án quân sự đặc biệt từ 19 đến 22 tháng 12 năm 1894. Thiếu tá Henry làm chứng không có mặt can phạm và luật sư của can phạm là ông Demange, trình bày tại toà với sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ Chiến tranh những tài liệu không được thông báo cho bên bị đơn. Đại uý Dreyfus đã cam kết vô tội nhưng vẫn bị tuyên án cách chức và đi đày chung thân cầm cố. Ông bị đầy sang Guyan, trên đảo Quỷ (mười hecta), trong điều kiện khốc liệt.

Lúc đó chẳng ai nghi ngờ tội lỗi cửa Dreyfus, trừ gia đình anh ta. Tuy nhiên người ta biết có sự vi phạm tố tụng. "Hồ sơ mật", căn cứ của vi phạm đó, gồm có tám tài liệu mà chỉ có một tài liệu có liên quan đến Dreyfus: đó là bức thư của tuỳ viên quân sự Đức gửi cho tuỳ viên quân sự Italia, trong đổ có nói đến "tên vô lại D": ngày nay la biết D đó là Dubois chứ không phải Dreyfus.

Ngày 1 tháng 7 năm 1895 , Georges Picquan thay thế đại tá Sandherr phụ trách Phòng Nhì. Đó là một sĩ quan xuất sắc quê vùng Alsace như vị tiền nhiệm, là trung tá trẻ nhất quân đội Pháp.

Theo đạo Thiên Chúa hơn là bài Do Thái, Picard không hề có ý bênh vực Dreyfus. Ông tin rằng anh này có tội. Nhưng ông là người trung thực và là sĩ quan tình báo giỏi, có trực cảm tốt. Ông nghiên cứu hồ sơ vụ án và phát hiện một số tình tiết lạ lùng. Mặt khác ông rất chú ý đến một sĩ quan mà người phó của ông là Henry sử dụng trong một số kế hoạch rất bí mật tên là Estethazy, thiếu tá.

Ferdinand Walsin Esterhazy là một con người trụy lạc luôn luôn khẳng định xuất thân từ một gia đình quí tộc Hungari - chẳng có chứng cứ nào về chuyện này- Sau  tham gia nhiều quân đội châu Âu, rồi vào đội quân Lê dương của Pháp, anh được chính thức gia nhập quân đội chính quy của Pháp.

Vào tháng ba năm 1896, Piequart nắm được một bức thư phát ngay mà nữ điệp viên của ông làm hầu phòng cho tuỳ viên quân sự Đức Schwartzkippen đã lượm trong bồ đựng rác của ông chủ. Bức thư này của tùy viên quân sự Đức viết rồi không gửi mà xé đi rồi bỏ vào bồ rác, có nội dung như sau:

“M. Thân mến!
Vấn đề đặt ra, xin bạn đề xuất bằng văn bản. Tôi sẽ xem có nên tiếp tục quan hệ với hãng R. hay không. Địa chỉ người nhận là:
Thiếu tá Esterhazy, 27 phố Lòng Từ Thiện, Paris.”
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #72 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2010, 07:28:31 am »

Picquart suy nghĩ : nếu Esterhazy cộng tác với Đức, vậy có thể chính y là tác giả "tài liệu gửi cho tùy viên quân sự Đức" không? Ông nhớ chính chuyên viên Bertillon đã khẳng định chữ viết trong tài liệu đó là của Dreyfus, nhưng một chuyên viên khác không kém tài là Gobert của Bộ tổng tham mưu và ngân hàng Pháp quốc đã kết luận ngược lại. Sau bốn tháng điều tra xác minh. Pecquart từ nghi hoặc đi tới khẳng định. Đến tháng 8, ông báo cáo kết quả điều tra tên tướng Gonse, phó tổng tham mưu trưởng. Ông này nhận xét. "Như vậy là chúng ta sai lầm. Nhưng tại sao ông lại quan tâm quá đến việc Dreyfus phải đi đầy? Đây là một vụ án không thể xét lại được. Nếu ông không nói ra thì chẳng ai biết được việc này".

Có lẽ Picquart đã trả lời : "Thưa tướng quân ! Điều ngài vừa nói ra thật là ghê gớm."

Tuy nhiên thiếu tá Henry lại lo lắng cho tay chân của mình là Esterhazy và sự lo lắng này dẫn ông đến một hành động bất cẩn làm cho ông đi đến chỗ chết. Ngày 1 tháng 11 ông đem trình Picquart và tướng Gonse một tài liệu đã bị xé bỏ vứt trong bồ rác của tuỳ viên quân sự Đức. Đây là một bức thư của đại tá Panizzardi, tuỳ viên quân sự Italia, gửi cho bạn đồng nghiệp Đức với nội dung:

"Bạn thân mến!
Tôi đọc thấy tin một nghị sĩ sẽ chất vấn về Dreyfus. Nếu ở Rôma người ta yêu cầu những giải thích mới, tôi sẽ trả lời rằng không bao giờ tôi quan hệ với tên Do Thái đó. Đồng ý. Nếu người ta hỏi anh thì trả lời như vậy. Bởi vì đừng để người ta biết việc gì sẽ đến với y.
Alexandrine".


Vài hôm sau, Picquart phải bàn giao hồ sơ và chuyển công tác sang phương Đông. Tháng giêng năm 1897, ông sang công tác tại Nam Tuynidi, còn Henry được đề bạt trung tá và phụ trách Phòng Nhì.

Tuy nhiên vài ngày sau khi phát hiện ra bức thư của Alexandrine, xảy ra một sự kiện đem đến cho hồ sơ vụ án rối rắm này một yếu tố ngược chiều. Tờ Buổi Sáng thuộc phái chống Dreyfus đăng ảnh sao "tài liệu” vụ án để chứng minh mạnh hơn nữa tội của Dreyfus. Tai hại thay cho báo này, ông chủ ngân hàng tên là Castro tuyên bố qua bức ảnh chụp trên báo buổi sáng, ông nhận ra mặt chữ của một khách hàng của ông tên là Estethazy, thiếu tá.

Vụ án chuyển sang một ý nghĩa chính trị gay gắt. Kẻ thù của Dreyfus - quân nhân và phái quốc gia và những người ủng hộ ông đại uý - phe tự do trong đó có Mathieu Dreyfus, em trai đại uý, chống nhau vô cùng mạnh mẽ. Hàng ngũ ủng hộ đến tháng 10 năm 1897 thêm một đồng minh rất nặng cân: Scheurer-Kétner, phó chủ tịch thượng nghị viện, người Alsace, đã can thiệp với tổng thống Félix Faure, rồi viết bức thư ngỏ đăng trên báo Thời đại ngày 14 tháng 11 năm 1897 như sau: có những sự kiện mới chứng minh Dreyfus vô tội.

Ông phó chủ tịch này lấy tin từ nguồn nào? Từ Picquart. Từ cuối đại sa mạc, đại tá ngoan cường này vẫn theo dõi vụ án. Lo sợ bị ám sát rồi mang điều bí mật xuống nấm mồ, ông đã đem những suy nghĩ của ông trình bày với luật sư Leblois nhưng cấm công bố trước khi ông từ trần: nhưng Leblois bối rối đã thông báo việc này cho Scheurer-Kestner. Cũng chính Leblois đã thuyết phục Clémenceau và Jaurès về Dreyfus vô tội vì hai vị này lúc đầu rất dè dặt.

Bốn ngày sau bức thư của báo Thời đại, tờ Le Figaro cho nổ một quả bom: công bố những lá thư của Estethazy gửi cho bà Blulancy nào đó mà có những đoạn nói bóng gió đến những ý nghĩ phản bội.

Estethazy kiêu căng đòi được xét xử. Hắn không chối cãi chữ viết trên “tài liệu” giống chữ của hắn, nhưng xác định rằng chữ đó là vẽ phóng lại chữ của hắn. Một hội đồng chiến tranh họp hôm 11 tháng 1 năm 1898 xử trắng án cho hắn.

Hai ngày sau, Clémenceau cho đăng trên tờ Bình Minh của mình bài đả kích nổi tiếng của Zola "Tôi tố cáo".

Zola bị tuyên án phạt một năm tù và bồi thường ba nghìn quan vì tội vu cáo các quan toà quân sự. Picquart bị truy tố về tội phổ biến tài liệu mật, bị quản chế và phục viên.

Nhưng vụ án gây ra những mâu thuẫn ngày càng gay gắt thì ngày 7 tháng 7 năm 1898, Bộ trưởng Chiến tranh Cavaignae đọc trước Hạ viện bức thư của Alexandrine chưa được ai biết. Phe Dreyfus rụng rời chân tay, vậy con người mà bấy lâu nay họ đã kiên quyết bênh vực lại có tội. Nhưng ngày sau đó, họ lấy lại được tinh thần vì có tin lọt ra cho biết Picquart đã gửi thư cho Thủ tướng khẳng định bức thư của Alexandrine là giả mạo. Đại tá liền bị bắt.

Phải tìm một lời buộc tội nặng hơn tội không theo cấp trên. Bộ trưởng trao cho đại uý Cuignet tập trung hết hồ sơ từ trung tá Henry và lao vào nghiên cứu tỉ mỉ vụ án. Tài liệu làm ông thắc mắc chính là bức thư của Alexandrine, nó được dán lại từ những mảnh vụn, điều này không sao vì Henry tuyên bố nó là bức thư đã bị xé vụn vứt vào sọt rác; những cái khác thường là soi bằng kính lúp, ông thấy chất giấy khác nhau. Rõ ràng là tài liệu làm giả. Sau khi cùng nhiều bức thư của tuỳ viên quân sự Italia đã viết người ta cắt chúng và ghép lại thấy đúng là bức thư do tuỳ viên này viết nhưng Henry đã chắp vá bổ sung nội dung khác đi.

Cuignet báo cáo kết quả khám phá của mình lên Bộ trưởng. Ngày 30 tháng 8 năm 1898 , Bộ trưởng gọi trung tá Henry. Thủ trưởng Phòng Nhì thú nhận:

"Tôi muốn trong hồ sơ có một tài liệu không thể chối cãi được để không còn ai nghi ngờ về tính có tội của Dreyfus".

Henry bị bắt giam ngay vào pháo đài Mont-Valencien. Hôm sau, người ta phát hiện y đã chết vì cuống họng bị cắt.

Người ta kết luận y tự sát. Lập luận này không được chấp nhận. Người ta phát hiện có hiện tượng không bình thường của cái chết này. Kỳ lạ nhất là Henry cầm con dao cạo bằng tay trái để tự sát. Nhưng hắn lại là người thuận tay phải. Tự cắt cổ mình không dễ: người ta nghi ngờ một người quyết chết lại dùng công cụ bằng bàn tay không chắc chắn nhất.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #73 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2010, 07:32:34 am »

Tự sát hay bị giết, cái chết của Henry gây ra một phản ứng dây chuyền.

Bộ trưởng Cavaignac và Tổng tham mưu trưởng là tướng Boisdeftre xin từ chức. Estethazy trốn sang Anh. Chính phủ chấp nhận biện pháp xử lại vụ án, khiến  cho hai Bộ trưởng Chiến tranh tiếp theo lần lượt xin từ chức: vụ án trao cho toà phá án. Ngày 3 tháng 6 năm 1899, trong không khí náo nhiệt, toà phá án huỷ bản án Dreyfus. Đại uý được đưa từ Đảo Quỷ trở về và đưa ra Hội đồng chiến tranh mới tại Rennes. Phiên toà diễn ra  từ ngày 7 tháng 8 đến ngày 9 tháng 9 và bản án mới là  can phạm có tội nhưng có tình tiết giảm tội. Dreyfus bị tuyên mười năm tù giam. Bản án này gây phẫn nộ và không lô gích, bởi vì nếu anh có tội thì không có tình tiết nào giảm tội được cho anh. Tổng thống Loubet ân xá cho Dreyfus chấm dứt điều vô lý đó.

Vào lúc khác quân đội tất nhiên sẽ phản ứng rất mạnh. Nhưng Bộ trưởng Chiến tranh vừa mới được trao cho tướng Gallifet. Vị quý tộc cao ngạo nhưng sáng suốt này, quân nhân anh dũng này có uy tín và uy lực đến mức quân đội không nhúc nhích trước bản án. Quân đội chấp nhận thông báo của Bộ trưởng: "Việc rắc rối đã kết  thúc". Quân đội biết rằng bộ sẽ bảo vệ mình. Ông đã làm việc đó bằng bức thư gửi lên Thủ tướng Waldeck Rousseau:

"Tôi cho rằng biện pháp thương xót cao cả này sẽ không được mọi người thông hiểu nếu về nguyện tắc thủ tướng không kiên quyết miễn tố cho các tướng tá có liên quan đến vụ này. Cần mở cánh cửa lãng quên cho họ".

Phải bảy năm sau Dreyfus mới được Toà án phục quyền và phục chức trong quân đội với hàm thiếu tá. Picquart dũng cảm đã bị bỏ tù gần một năm, được đề bạt cấp tướng và trở thành Bộ trưởng Chiến tranh trong Chính phủ Clémenceau.

Zola mất năm 1902 được an táng trong đền Panthéon. Ngày hôm đó Dreyfus khi dự đám tang đã bị một tên cuồng tín làm bị thương. Năm 1907, André Dreyfus xin và được chấp nhận về hưu non. Khi nổ ra thế chiến I, ông lại nhập ngũ trong quân đội đã từng làm khổ ông một cách vô lý. Ông được thưởng bắc đẩu bội tinh khi chiến tranh kết thúc. Con trai ông là Pierre nhiều lần được khen thưởng.

Khi sắp chết, Schwartzkoppen, cựu tuỳ viên quân sự Đức tại Paris, thề bồi rằng chưa hề bao giờ có quan hệ với Dreyfus.

VÀI DIỄN BIẾN HUYỀN HOẶC HAY BI THẢM CỦA VỤ ÁN

Chuyện kể vắn tắt của tôi không thể phản ánh được không khí cũng như diễn biến huyền hoặc hay bi thảm của vụ án. Henry giở những thủ đoạn bất lương nhất đôi khi kỳ cục nhất để bảo vệ Estethazy, hoặc để khẳng định tội của Dreyfus. Điệp viên Lajoux của hắn muốn báo cáo cho tướng Boisdeffre rằng Richard Cuers, trưởng lưới tình báo Đức tại Bungari, chắc chắn rằng Dreyfus vô tội, đã phải trốn sang Braxin (năm 1890. Cuers là trưởng lưới tình báo Đức tại Bỉ đã tiếp xúc với Lajoux, được Tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp đồng ý cho làm việc với cơ quan tình báo Đức, đã phát hiện bốn điệp viên của Đức cho Phòng Nhì... Sau ba năm làm gián điệp đôi. Phòng Nhì không thể làm vừa lòng Cơ quan tình báo Đức nên quyết định loại bằng cách kết tội anh làm cho địch và thải anh. Lajoux phản đối. Phòng Nhì chủ trương "tiêu diệt" Lajoux bằng cách mua chuộc bà vợ anh. Bà này bỏ chồng nhưng không chịu tố người chồng cũ là phản bội. Phòng Nhì đưa anh vào nhà thương điên. Lajoux phải trốn sang Thuỵ Sĩ. Phòng Nhì tìm thấy và đề nghị cho tiền để anh sang Nam Mỹ với điều kiện không được quay lại Pháp. Lajoux chấp nhận và năm 1897 xuất cảnh sang Braxin).

Điệp viên Guenée của Henry đã tạo ra ảnh chụp  của Schwsrtzkoppen chụp chung với Dreyfus và với Picquart.

Hai cái chết có lẽ có quan hệ gián tiếp đến vụ án.

Cái chết thứ nhất là thượng sĩ Lorimier, cấp dưới của Henry, vào tháng tư năm 1899 người ta thấy hắn treo cổ.

Để làm giả, Henry dùng Leeman tức Lemercier Picard, rất khéo tay. Trong vụ xét xử Zola, ông này hẹn nhà báo để trao cho những phát hiện quan trọng, nhưng ông đã thất hẹn, người ta thấy ông bị bóp chết trong khách sạn Manche.

SỰ THẬT LÀ THẾ NÀO?

Ngày nay, ai cũng tin rằng Dreyfus vô tội. Lạ thay chúng ta chỉ có mỗi một điều chắc chắn tuyệt đối đó trong một vụ án biết bao nhiêu sử gia đã nghiên cứu, viết hàng trăm cuốn sách... Chúng tôi có một điều chắc chắn: Estethazy từ ngày 10 tháng 7 năm 1894 đã cung cấp cho tuỳ viên quân sự Đức nhiều tin tức với sự đồng ý của Phòng Nhì. Hắn là gián điệp đôi: liệu hắn có trung thành hay là cung cấp cho Đức nhiều hơn những gì Phòng Nhì cho phép ? Tới đây chúng ta bắt đầu không biết.

Một khả năng: Esterhazy là người đã viết "tài liệu”. Hắn đã khai trước Tổng lãnh sự Pháp tại Luân Đôn, Schwsrtzkoppen đã khẳng định như thế. Nhưng Schwsrtzkoppen có thể nhầm, và Esterhazy có thể nói dối.

Trong cuốn Giản yếu của vụ án Dreyfus, Dutrait Crozon đưa tin rằng Estethazy đã thú nhận vì hắn bị "ủy ban Do Thái" mua chuộc. Tôi không tin rằng có cái ủy ban đó, nhưng Ngân hàng Do Thái đã bỏ nhiều tiền để chứng minh Dreyfus vô tội, và Esterhazy là người mua chuộc được.

Sau đó, ta biết rằng căn cứ kỹ thuật của kế hoạch đầu độc có thể làm bằng chứng cho vụ án rất lớn: năm 1894, cựu sinh viên đại học Bách khoa Ste-Claire Deville mới chế tạo đại bác tốt hơn loại cũ là bắn nhanh và chính xác hơn, từ khẩu mẫu này, ông cùng hai đồng đường khác là Rimailho và Deport, chế tạo ra khẩu đại bác 75mm. Việc chế tạo thứ vũ khí này được giữ bí mật cao độ. Người Đức cũng nghiên cứu chế tạo loại súng lớn này nhưng không được. Đại bác 77mm của họ năm 1914 vẫn là loại đại bác cứng nhắc. Ưu thế của pháo binh Pháp trong thế chiến I là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi. Liệu có thể giả định rằng thất bại đáng ngạc nhiên của Đức xuất phát từ tài liệu giả này khiến cho họ hướng theo hướng sai không? Và tài liệu giả này có thể là "tài liệu về cái hãm thuỷ lực của đại bác 120mm nói trong "tài liệu” không?
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #74 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2010, 07:35:10 am »

Để kết thúc, có một điều cần chú ý: tất cả các tham mưu trưởng và Bộ trưởng Bộ Chiến tranh nối tiếp nhau đều ngoan cố không thừa nhận Dreyfus vô tội, tính vô tội này ngày càng rõ ràng hơn. Tháng 9 năm 1898 khi có lệnh xét lại vụ án, hai Bộ trưởng Chiến tranh Zurlinden và Chanoine trước khi được cử làm bộ trưởng đều bênh vực Dreyfus, nhưng chỉ vài ngày lên làm Bộ trưởng liền từ chức ngay, với lý do là họ đều tin rằng đại uý có tội cho nên chống lại việc xét lại bản án. Chắc chắn những viên tướng đó không thể tha hoá và hoàn toàn ngốc nghếch. Vậy hình như trong bộ chiến tranh, có lẽ trong Phòng Nhì có một chứng cứ bí hiểm, không thể công bố và không chối cãi được. Thực ra bây giờ người ta biết chứng cứ đó.

Từ những điều chắc chắn, nửa chắc chắn, cái có thể và cái đáng chú ý đó nếu nghiên cứu kỹ thấy chúng mâu thuẫn nhau. Vậy ta rút ra kết luận thế nào?

Thực ra, không kết luận được. Chỉ có thể đưa ra các giả thuyết. Tôi xin nêu ra bốn giả thuyết. Ba cái là của các chuyên gia của giai đoạn lịch sử đó; cái thứ tư chưa ai đưa ra nhưng cũng không phải là cái hay nhất.

Giả thuyết thứ nhất có ưu điểm là đơn giản, nó không công nhận có đầu độc tin, nhưng có phản bội làm lợi cho Đức, kẻ phản bội là Henry và đồng phạm là Estethazy. Do nhiệt tâm không hợp thời của một điệp viên gây nên trục trặc không dập đi được. Henry có lẽ đã dùng cách chuyển hướng nghi ngờ sang một người vô tội; Dreyfus bị chọn làm vật thế chân vì ba lý do: chữ viết giống chữ của Esterhazy, đang thực tập tại ban tham mưu pháo binh lại đã tốt nghiệp bách khoa, đó là những yếu tố giải thích Dreyfus có thể biết về cái phanh đại bác nổi tiếng; cuối cùng ông ta là gốc Do Thái. Henry hy vọng tố cáo hắn sẽ dễ được mọi người tin vì đang có phong trào bài Do Thái trong quân đội. Đó là một thủ đoạn phối hợp tốt. Nhưng liệu có phải như thế không?

Có hai yếu tố thuận cho giả thuyết đó; sự kiên trì đặc biệt của Henry bênh vực cho Rochelle; và một đoạn trong cuốn sổ tay của Schwsrtzkoppen kể lại quan hệ cua rông với Estethazy, rằng Estethazy đã đưa cho ông những tài liệu ghi trong "tài liệu” nhưng ông tin đó là những lài liệu thật, ông không thừa nhận rằng ông đã lừa bịp; và vì sau những kết luận về vụ án, ông không thể không biết những quan hệ của Estethazy với Phòng Nhì, ông xem xét sự tiếp tay của Henry và ông kết luận: "Có khả năng".

Ngược với giả thuyết là ba yếu tố: trước hết là nhân cách của Henry. Đúng là trong vụ án này Henry là kẻ bất nhân. Nhưng hắn áp dụng những quy tắc của môi trường của y: và hắn không han có bộ mặt của tên phản bội; cuộc sống giản dị, hắn không cần tiền, yêu nước đến mức cuồng tín.

Vậy thì lại sao hắn phản bội ? Schwsrtzkoppen không biết hắn, không thể đưa tiền thưởng thêm của Schwsrtzkopen: mười hai nghìn mác một tháng, đó là do một nguồn tin chắc chắn cho biết. Vậy là ít không đủ để mua một người yêu nước.

Cuối cùng, nếu Henry phản bội, các tư liệu trong “tài liệu” có thể là xác thực. Đức có thể biết bí mật về chiếc phanh đại bác và nhờ thế họ đủ sức chế tạo một loại đại bác tốt như loại đại bác 75mm. Chúng ta đều biết không có chuyện đó xảy ra.

Giả thuyết Henry phản bội là phi lý. Giả thuyết đó do các người bênh vực Dreyfus chống quân phiệt là những người cũng chẳng đáng quý hơn những người chống Dreyfus chiến đấu.

Giả thuyết thứ hai còn đơn giản hơn nữa và tôi cũng định viết cho đơn giản nếu nó không phản ánh ý kiến của Picquart, người biết rõ nhất vụ án và những điều ẩn đằng sau nó. Có một tên phản bội, đó là Estethazy. Giả thuyết này được củng cố thêm bởi Sổ tay của Schwsrtzkoppen trong đó ông ta khẳng định rằng Estethazy đã đưa cho ông những tư liệu của "tài liệu” vào ngày 1 tháng 9 năm 1894.

Nhưng tại sao Phòng Nhì lại bênh vực Esterhazy mạnh đến như vậy?

Mặt khác chúng ta cũng vấp phải trở lực như trước. Như vậy tài liệu về chiếc phanh đại bác phải là tài liệu giả. Và ta cũng phải chấp nhận rằng Phòng Nhì đã cực khéo dùng Esterhazy như gián điệp đôi vô ý; nhưng vậy Phòng Nhì phải biết rằng Esterhazy có tội và Dreyfus vô tội; vậy tại sao Phòng Nhì lại khởi tố Dreyfus? Nếu không... Đến đây ta đi vào giả thuyết thứ ba.

Giả thuyết này cho rằng: Sandherr và Henry có chứng cứ rằng Dreyfus phản bội: hắn đã cung cấp cho Cơ quan tình báo Đức và có thể cả Cơ quan tình báo Nga những tài liệu quan trọng nhất. Ví dụ như kế hoạch tập trung quân đội Pháp tại biên giới khi động viên. Chứng cứ như thế nào? Đó là tài liệu trước đây tôi đã ám chỉ đến nhưng chưa nói rõ tên: "Bức thư Alsace", thư của người cháu kiêm điệp viên gửi cho chú kiêm cục trưởng Phòng Nhì Sandherr, nhà công nghiệp Renné Kullmann tại Mulhouse (Đức). Trong lá thư này, Kullmann phát hiện một tên phản bội quê ở Mulhouse tên là Dreyfus có quan hệ với những nhân viên quan trọng của cơ quan tình báo nước ngoài; những chi tiết của lá thư này cho phép xác định Dreyfus này là Alfrerd Dreyfus. Kullmann là một điệp viên tin được Sandherr và Henry đều tin chắc đại uý Dreyfus phản bội.

Tại sao không xuất trình "lá thư Alsace"? Bởi vì điệp viên của Sandherr trong lưới Alsace hoạt động trong một địa bàn nguy hiểm thường bị nguy cơ lớn lao đe doạ. Năm 1887, hai nhà buôn Strasbourg đã bị Toà án thượng thẩm Laixich tuyên án tù rất nặng. Năm sau, Charles Appell bị kết án chín năm tù trong một pháo đài; Sandherr không dại gì đưa cháu mình vào nguy cơ bị bắt nếu đưa lá thư của Kullmann và làm chứng cứ dù trước toà án. Ông ta đã cất lá thư đó vào tủ sắt và dặn Henry "về cái này, không bao giờ được tiết lộ ra".

Chức năng của Phòng Nhì là bắt giữ bọn phản bội. Dreyfus là phản bội một cách nguy hiểm. Sandherr và Henry buộc phải tiêu diệt hắn, nhưng không xuất trình được chứng cứ, vậy họ buộc phải tạo ra chứng cứ giả: cách giải thích về đạo đức học nghiệp vụ đó chắc chắn làm bạn đọc chói tai, cũng như nó đã làm cho tổng công tố Baudouin chối tai, tình trạng lâu ngày phụ thuộc vào Cơ quan tình báo dẫn đến cách đánh giá khác.

Tạo ra chứng cứ giả nào? Tại sao "tài liệu” thống kê gửi cho Schwsrtzkoppen.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #75 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2010, 07:38:03 am »

Sandherr đọc cho tay chân là Esterhazy "tài liệu” thống kê nổi tiếng ra năm tài liệu (giả) rồi ra lệnh chuyền cho tuỳ viên Đức. Chữ viết của Estethazy giống chữ của Dreyfus. Việc làm này xảy ra ngày 2 tháng 9 "Tài liệu thống kê" được gửi đến Schwsnzkoppen nhưng Sandherr đã báo động trước cho điệp viên Brucker: anh này đã chặn lại từ người bảo vệ toà nhà của tuỳ viên quân sự Đức; như thế là kế hoạch đã giữ được thế hoàn toàn xác thực.

Đến khi "tài liệu thống kê" không còn là một chứng cứ đầy đủ nữa, người ta liền tạo ra tài liệu giả mới, đó là bức thư của Alexandrine, và những của giả dối khác.

Dù Sandherr đã dặn không được xuất trình báo cáo của Kullmann, nhưng Henry đã mang nó ra trình cho cấp trên và Bộ trưởng; có thể hắn đã huỷ báo cáo này trước khi hắn tự tử; nhưng có một số sĩ quan đã được xem: họ đã chứng nhận về tài liệu đó trước hai Bộ trưởng Chiến tranh Wulinden và Chanoine, hai ông này đều tin họ; cũng có thể bản báo cáo đó vẫn còn, chứ Henry chưa kịp huỷ.

Còn Picquart thì sao? Nếu "lá thư Alsace" đè nặng lên Dreyfus, tại sao ông bênh vực cho Dreyfus là vô tội? Picquart quan hệ rất chặt chẽ, thậm chí mười tám tháng cầm đầu Phòng Nhì, nhưng có thể không biết đến lá thư này. Ông không thuộc về êkíp Sandherr - Henry; người ta không tin ông. Các nhà nghiệp vụ học đến đoạn này sẽ thừa hiểu ông đã bị bao vây như thế nào rồi.

Nhưng Dreyfus có thể có tội không? Không, ngày nay chẳng còn ai tin như thế nữa. Nhưng ông ta là nạn nhân của những sự trùng hợp kinh khủng; ông đã phải trả giá cho một tên Dreyfus khác. Chính vì thế mà trong giả thuyết này ta mới thấy Sandherr, Henry và Phòng Nhì có tội.

Những nhà nghiệp vụ chắc chắn cũng lên án họ một cách nghiêm khắc, bởi vì các vị đó tuy chấp nhận những hành vi trái với đạo đức cổ điển, nhưng với điều kiện tuyệt đối là không được lầm.

Khi đọc hồ sơ vụ án, tôi thấy có hai yêu tố lạ lùng.

Yếu tố thứ nhất là lời tuyên bố của đại uý vệ binh cộng hoà Lebrun-Renaud là người đã dẫn Dreyfus trong chiếc xe đi đến Học viện quân sự để cách chức ông này: Theo Dreyfus thì ông vô tội nhưng có thú rằng ông có trao (cho cơ quan nước ngoài) một vài tài liệu, nhưng chỉ để "làm mồi".

Tuyên bố này làm cho mọi người lúng túng : một số người cho rằng Lebrun-Renaud không hiểu ý của Dreyfus; theo tôi ý kiến này là đúng một phương pháp mà tôi cho là không nghiêm túc để loại bỏ một lời chứng khó chịu.

Điều thứ hai làm tôi phải suy nghĩ là thái độ của Dreyfus trước hai hội đồng chiến tranh khi xét xử anh. Lúc nào anh cũng chỉ bào chữa rằng "tôi không có tội". Cách bào chữa này nó mơ hồ và làm thất vọng những người bênh vực anh, kể cả những người nhiệt tình nhất đối với anh. Dreyfus là con người thông minh. Năm 1894 người ta có thể chấp nhận được rằng anh chưa có kinh nghiệm tự bào chữa đối với một bản tố cáo bất ngờ. Nhưng năm năm sau, trong phiên toà thứ hai thì sao lại chỉ nói có như vậy thôi? Trên Đảo Quỷ anh đã bao nhiêu lần được lịch sử của anh thông báo đầy đủ tình hình đã diễn ra như thế nào rồi. Anh đáng lẽ có thể vạch rõ những mánh khoé tố cáo anh; thế mà anh chỉ bám lấy cách tuyên bố lạnh lùng là anh vô tội. Vợ anh là con người trung thành hoàn toàn với anh cũng chẳng nói được gì hay hơn. Bà chỉ nói được có mỗi một câu: "Chồng tôi vô tội", không như em chồng bà là Mathieu Dreyfus đã tố cáo Estethazy.

Tất cả sự việc khác thường đó trở nên sáng rõ nếu ta chấp nhận rằng Dreyfus đã là kẻ chuyển giao tin giả cho người Đức về chiếc phanh đại bác. Estethazy của.Phòng Nhì có thể bị đốt cháy, và đối với một kế hoạch quan trọng. như thế, có một điệp viên đáng tin. Để làm mồi cho kế hoạch, người ta dùng Dreyfus chuyển cho người Đức vài tư liệu sơ bộ. Đó là hành vi mà Lebrun-Renaud đã tiết lộ, trong thời gian hỗn loạn; nhưng sau đó tỉnh táo lại, anh không nói gì nữa để đảm bảo cho kế hoạch mà anh có trách nhiệm được thành công.

Điều bi thảm là việc chặn "tài liệu thống kê" lại, vì việc này đã khiến cho kế hoạch bung ra dư luận mà không sao bịt lại được. Đó là rủi ro cho nên mới cần đến việc phải ngăn vách các cơ quan mật vụ.

Cái được thua của kế hoạch cắt nghĩa thái độ tàn nhẫn của quân nhân và chính phủ. Về phần Dreyfus, anh có thể anh dũng chấp nhận hy sinh sự nghiệp, gia đình, quyền tự do và danh dự.

Mâu thuẫn trong giả thuyết thứ ba này rất lớn là thái độ của Picquart; ông nắm hết mọi ngóc ngách của vụ án, nhưng ông lại không "chơi" cho hết ván bài. Có phải ông đã phẫn nộ về chỉ đạo kế hoạch không? Về những dục vọng bẩn thỉu đã bung ra không? Về tính chất tàn ác của Phòng Nhì đã bám riết lấy người anh hùng bị hy sinh, nhằm giữ thế thủ và che giấu những cái vật ngày càng lộ rõ hơn?

VỤ DREYFUS VÀ VIỆC THÀNH LẬP NƯỚC IXRAEN


Trong tất cả những hậu quả của vụ án Dreyfus, một hậu quả quan trọng nhất lại bất ngờ nhất. Năm 1894 , tờ  báo lớn nhất tại Viên, tờ Neue Freie Presse, có một phóng viên tại Paris tên là Theodore Herzl, văn sĩ xuất sắc người Áo gốc Do Thái. Tuy không bao giờ từ bỏ cái gốc của mình, Herzl thuộc vào loại Do Thái bị đồng hoá đến mức ông chủ trương để giả1 quyết vấn đề Do Thái khó chịu thì xoá bỏ thực thể Do Thái bằng cách chuyển toàn bộ người Do Thái đi theo đạo Thiên Chúa: đó là con đường mà con trai ông tên là Hans đi theo.

Sự kích động điên cuồng bài Do Thái ở một đất nước được ông coi là tự do nhất và độ lượng nhất cho ông thấy giải pháp mà ông đề ra là không thể được, là ở đâu người Do Thái cũng không yên ổn, vì thế muốn cho họ được sống có phẩm cách thì phải có một nước riêng cho họ. Trong một lúc rất hứng khởi, ông viết cuốn "Nhà nước Do Thái" và năm sau (1896) ông lập "Hội đồng Do Thái thế giới". Từ đó trở đi, chủ nghĩa Xiônit phát triển không ai cưỡng nổi đề năm chục năm sau, ngày 15 tháng 5 năm 1948, Nhà nước Ixraen ra đời.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #76 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2010, 07:44:54 am »

NHỮNG CON HỔ GIẤY

CƠ QUAN TÌNH BÁO ĐỨC CHỖ NÀO CŨNG CÓ MẶT


Sau khi Stieber vĩ đại qua đời. Cơ quan tình báo Đức ra sao và hoạt động thế nào khi Thế chiến thứ nhất nổ ra?

Vào cuối thế kỷ XIX, Cơ quan tình báo Đức là một cục trong Bộ Tổng tham mưu. Nó có ba phòng khu vực địa lý là Tây Âu và châu Mỹ, Đông Âu và châu Á, Nam Âu và châu Phi.

Cục do một tướng chỉ huy, còn phòng do sĩ quan cấp tướng hoặc cấp tá làm trưởng phòng. Tất cả các tướng lĩnh Đức đều qua Cơ quan tình báo rồi leo lên.

Mỗi phòng khu vực phụ trách các tuỳ viên quân sự và sĩ quan đi công tác trong địa bàn của mình, và các điệp viên chia làm hai loại: loại điệp viên giám sát tổng hợp trong một vùng nhất định; loại thứ hai chịu trách nhiệm  điều tra một số mục tiêu cụ thể như điều tra vũ khí hoặc kế  hoạch tác chiến v.v... Loại thì cố định, loại khác cơ động lấy kinh phí cần thiết ở loại cố định.

Số lượng điệp viên cả hai loại rất lớn. Dưới những vỏ bọc đa dạng, tại Pháp chúng cài khá đông tại vùng phía Bắc, phía Đông, vùng Paris và vùng Bờ Biển Xanh (phía Nam nước Pháp). Nhiều điệp viên này nói thạo tiếng Pháp vì chúng gốc Alsace-Lorraine làm ngành đường sắt, Bỉ hoặc Thụy Sĩ, số lượng lên đến chín nghìn tên. Phụ nữ được dùng khá nhiều. Năm 1913, nữ điệp viên Đức lên đến con số hai nghìn.

Những chi nhánh mạnh của Cơ quan tình báo Đức đóng tại Bruxelles, Hy Lạp, Thụy Sĩ và Espana, đó là những vị trí then chốt của cơ quan tình báo Đức.

Tổ chức lớn thì ngân quỹ phải to. Cơ quan tình báo Đức ngoài tiền nhà nước cho trong ngân sách, còn được hưởng lợi tức tài sản tịch thu của dòng vua Hanovre, quyền tác giả một tác phẩm rất phổ biến về cuộc chiến tranh 1870, và những nguồn lợi bí mật khác; tổng cộng cuối thế kỷ XIX số ngân quỹ nổi của nó lên đến mười chín triệu rưỡi quan tiền Pháp.

Đó là sự mô tả về Cơ quan tình báo Đức - Nachorichtendiest - rút từ những sách báo do các sĩ quan Phòng Nhì phụ trách đối tượng Đức viết ra.

Thật là lý thú để so sánh nó với những tuyên bố của chính thủ trưởng cơ quan đó, đại tá Nicolai, vào năm 1913.

CƠ QUAN TÌNH BÁO ĐỨC ĐÁNG THƯƠNG

Theo Nicolai, sau khi Stieher từ trần, các chuyên gia nòng cốt của cơ quan tình báo được đề bạt lên và bỏ luôn ngành tình báo không bao giờ quay lại nữa.

Các tướng lĩnh vốn ghét Stieber đều quên luôn công lao của ông và suy nghĩ rằng chỉ cần chất lượng của quân đội là đủ để chiến thắng. Họ đồng ý để lại Cơ quan tình báo quân sự phục vụ chiến thuật trên chiến trường, nhưng tước bỏ chức trách tình báo tổng hợp và hoàn toàn coi thường các tác dụng chính trị và kinh tế của thông tin.

Ngân quỹ cơ quan rút xuống còn ba trăm nghìn Mác một năm, khi chiến tranh đã sắp nổ ra. Ludendorft mới nâng thêm một nửa nữa là bốn trăm năm mươi nghìn mác.

Cho đến năm 1906, biên chế của họ lèo tèo vài sĩ quan ở Beclin chỉ có một, những sĩ quan khác đóng tại biên giới: Cơ quan tình báo ỷ lại vào hệ thống cơ quan ngoại giao, nhưng nói chung bị hờ hững.

Trước thế chiến Cơ quan tình báo trở thành Cục HIB của Bộ Tổng tham mưu gồm một sĩ quan tốt nghiệp và hai sĩ quan cấp phó.

Mục tiêu của nó chỉ gồm nước Pháp và nước Nga; có dự kiến lập thêm một ban Anh nhưng do không có tiền nên bỏ đấy thôi.

Theo Nicolai, trước khi chiến sự nổ ra. Cơ quan tình báo Đức thuộc loại yếu kém nhất châu Âu.


CƠ QUAN TÌNH BÁO PHÁP KHẮT KHE


Nicolai là Cơ quan tình báo Pháp với một giọng khác hẳn, thậm chí tỏ vè khâm phục nó nữa. Trong cuốn "Lịch sử Cơ quan tình báo". Richard Rowan trích một đoạn lấy từ nguồn tin Đức mà tôi cho rằng đó là từ Cơ quan tình báo Đức của Nicolai, nói về Cơ quan tình báo pháp. Cơ quan này là trung tâm của một ngôi sao mà các tia sáng từ tất cả các cơ quan Nhà nước tập trung về, kể cả các sứ quán, các tổ chức kinh tế, các cơ quan thông tấn, ngân hàng, doanh nghiệp lớn - thật là một biểu đồ ngoạn mục biểu hiện rằng nước Pháp đã động viên toàn lực cho Cơ quan tình báo của mình.

Trên biên giới Đức - Pháp, sau bức màn quan chức đặc biệt đi tuyển điệp viên, những văn phòng cạnh các tỉnh trưởng Belfon và Verdun, và ban tham mưu quân đoàn 20 đóng tại Nancy tổ chức những kế hoạch đánh sâu vào Đức. Tình báo Pháp làm chủ nước Bỉ, Lucxembua, Thuỵ Sĩ, nó điều tra bản đồ các công sự tại Tây Đức, các cầu qua sông Ranh, nghiên cứu khả năng vượt sông này tại Trèves và Thionville, giám sát hoạt động quân sự. Một hệ thống liên lạc bằng chim câu nối liền Hà Lan với Thuỵ Sĩ. Tại Genève Cơ quan tình báo Pháp có một văn phòng với tám mươi sáu nhân viên, tại Bâle văn phòng tình báo Pháp chuẩn bị phá hoại đường sắt của Đức. Còn các Cơ quan tình báo Nga, Bỉ đều là tay sai của Pháp.

Nicolai miêu tả các thủ đoạn Cơ quan tình báo Pháp như sau:

Cơ quan tình báo Pháp vào loại bậc thầy vì có cả trăm năm kinh nghiệm. Nó cũng đáng chú ý ở tính chất tàn bạo, kết quả của lòng căm thù và những ý đồ chính trị của Pháp đối với Đức.

Nhà riêng của quan chức và sĩ quan của nước ngoài thường bị điệp viên Pháp xâm phạm. Cơ quan tình báo Pháp không e ngại bất cứ thủ đoạn nào: nó dùng bọn lưu manh, thậm chí cả thuốc độc.

Những điệp viên trong các tiểu thuyết và phim ảnh đều lấy mẫu từ Cơ quan tình báo Pháp trước chiến tranh.

Tất nhiên Nicolai đưa ra những điển hình về hành vi của Pháp như tha hoá các sĩ quan trẻ của Học viện quân sự Munich và Beclin bằng gái đẹp của lưới Tomps, quan chức đặc biệt Pháp; cướp Học viện pháo binh; đánh tháo đại uý Lux bị bắt gần xưởng Zeppelin v.v...
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #77 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2010, 07:50:05 am »

SỰ KHỐN CÙNG CỦA CƠ QUAN TÌNH BÁO PHÁP

Sau khi nêu lên những ý kiến của đối phương, tôi muốn để cho phía Pháp phát biểu ý kiến. Nhưng người Pháp không để lại một dấu vết gì về Cơ quan tình báo của họ trong thời gian này; đại tá cục trưởng Cơ quan tình báo pháp tên là Dupont không vết hồi ký; sự im lặng của các chuyên gia tình báo bị ngắt bởi những tiếng thở dài sâu xa. Ta dễ thấy qua những trình bày của các chuyên gia đó về gián điệp Đức và về sự có mặt khắp mọi nơi của Đức, là thái độ bất bình của họ đối với chính phủ đã mắc tội là từ chối không cấp cho một nhóm sĩ quan của cơ quan tình báo Pháp những phương tiện và ngân quỹ cần thiết để họ có thể làm tròn nhiệm vụ.

LÝ LẼ CỦA MỌI MÂU THUẪN KÉP


Vậy là ta đã thấy qua những lời kể lại của Pháp và Đức những hình ảnh trái ngược nhau từng đôi một, bên nào cũng tán dương sức mạnh của kẻ thù và thu nhỏ sức mạnh của mình. Thái độ ấy bình thường trong nghề tình báo; nhưng ở đây đã tiến đến mức châm biếm và đi rất xa khỏi những lời khoác lác về giá trị của quân đội quốc gia, ta có thể giải thích theo hai cách.

Trước hết, các Cơ quan tình báo thực tế đã nhầm khi nhận định đánh giá về sức mạnh của những kẻ thù. Họ chỉ hiểu kẻ thù thông qua những điệp viên của kẻ thù, thường tìm cách làm cho người ta tưởng và rồi bản thân họ cũng tưởng rằng mình đã đánh thắng to tát lắm và đã cứu được đất nước khỏi một hiểm hoạ. Còn gián điệp đôi thường mô tả kẻ thù rất nguy hiểm để lĩnh tiền thưởng to và cấp trên tín nhiệm hơn; cho nên chúng không dại gì mà không dở mánh khoé nối dối và trí tưởng tượng thường thường là lỗi lạc của chúng. Sau đến lý do là tại nhiều nước, trong đó có Pháp và Đức, các Chính phủ bao giờ cũng không muốn cung cấp nhân lực và nhất là tiền của cần thiết cho các Cơ quan tình báo của họ. Cơ quan tình báo là một thứ vũ khí ít tốn kém, nhưng các quan chức Tài chính còn quỹ mật của Cơ quan tình báo mà họ không kiểm tra được là một vi phạm không thể tha thứ dược đối với nền độc tài ngạo nghễ của họ.

Đó chính là lý do khiến cho các người phụ trách Cơ quan tình báo thường phóng đại sức mạnh, âm mưu, thủ đoạn của đối phương lên. Rõ ràng những lo lắng đó đã ám ảnh các thủ trưởng tình báo Đức cũng như Pháp vào cuối thế kỷ XIX và nhất là vào đầu thế kỷ XX khi viễn cảnh chiến tranh giữa hai nước xuất hiện ngày càng rõ ràng, đi đến chỗ tất yếu hai nước phải đánh nhau.

Thực ra giá trị của Cơ quan tình báo Pháp cũng như Đức đều thấp hơn đánh giá của đối phương nhưng rất trội hơn lời tuyên bố của những người tán thành chúng. Để chứng minh nhận xét đó, xin kể vài sự xâm nhập và kế hoạch hành động của hai Cơ quan tình báo này.

XÂM NHẬP VÀ HOẠT ĐỘNG TẠI PHÁP


Nếu Đức không cấm hai vạn đến hai vạn rưỡi điệp viên vào Pháp khi sắp nổ ra thế chiến I, thì ít ra họ cũng có hàng trăm điệp viên, một số đã đi sâu leo cao rồi.

Một trong số điệp viên đó là Ludwig Windell, đã tung hoành ở Pháp từ 1892 đến 1900. Hắn là quan hai bộ binh của trung đoàn 15 cũ, năm 1889 chuyển sang cảnh sát mật: thành tích đầu tiên của hắn là trong tám ngày tìm ra thủ phạm viết những bức thư nặc danh nói xấu gia đình nhà vua: đó là em của hoàng hậu. Nhưng do quá nhiệt tình, hắn bị cách chức và lưu vong. Sống một thời gian tại Hoa Kỳ, chẳng bao lâu, hắn quay lại Đức và xin làm việc cho Nam tước Delbruck, Cục trưởng Cơ quan tình báo Đức. Từ đây hắn lập được một loạt chiến công.

Trong các cuộc diễn tập lớn năm 1892, Widell mặc quân phục cấp thiếu tá đi quan sát đội ngũ quân Pháp. Năm 1893, hắn đi công tác tại Tulông; năm 1896 hắn đánh cắp chiếc cặp của tướng Boisdefferre, Bộ trưởng Chiến tranh Pháp, trong đó có kế hoạch động viên. Năm 1897  hắn đánh cắp tại Bộ Chiến tranh sơ đồ các pháo đài vùng Paris. Hắn đã lách đến mức tướng Mercier, cũng là bộ trưởng chiến tranh Pháp, thuê hắn lái xe cho ông đi thị sát các con đường quân sự vùng núi Anpơ.

Stieber đạt ít kết quả trong kế hoạch cài một lưới gián điệp trong ngành đường sắt Pháp. Người kế vị của ông đạt kết quả hơn bằng cách cài vào các ga một doanh nghiệp Đức. Sáng kiến này xuất phát từ nhà từ thiện Levanchy-Clarke, sáng lập viên "Xưởng người mù”, và là người đã xin được phép đặt tại các ga chiếc máy bán hàng tự động dành một phần lãi giúp người mù. Lavanchy- Clarke đã lập ra "Tổng công ty máy bán hàng tự động của Pháp" có trụ sở tại Paris để khai thác giấy phép kể trên. Một doanh nhân Đức vào quốc tịch pháp tên là Gaston Delbruck, em họ nam tước, chen vào kinh doanh. Với sự giúp đỡ của chủ ngân hàng Đức Von Schickler, ông ta giành được đa số cổ phần và đẩy Lavanchy-Clarke ra rồi chiếm ghế giám đốc. Lúc này anh ta Đức hoá máy móc và nhân viên bảo dưỡng, qua đó anh đặt điệp viên Đức vào những địa bàn chiến lược. Anh ta chỉ sai có một điểm là quên đóng tiền lãi cho người mù khiến cho họ đưa đơn kiện làm cho anh phải ngừng kinh doanh, nhưng lúc này đã là tháng năm năm 1914 rồi.

Một vỏ bọc khác của Cơ quan tình báo Đức là "Hãng bảo vệ nhà cửa Pháp", thành lập năm 1910 bởi hai người Đức tên là Boltz và Muller, người đầu vào quốc tịch Pháp năm 1913. Hãng này hoạt động chủ yếu tại vùng Bờ Biển Xanh: đêm đến, nhân viên của họ vào các nhà khách hàng vắng chủ, đặt một thẻ vào chiếc hộp đặc biệt để lấy cớ lục soát tàng thư của vài nhân vật rất quan trọng. Hai tên này bị bắt năm 1914, hơi muộn.

Theodore Weill, cựu cảnh sát Magdeburg, lập nghiệp tại Pháp năm 1905 với chức danh đại diện những nhà sản xuất hoa bia (hublông) Đức. Ông tiếp đãi nhiều nhà công nghiệp lớn và chính khách đến săn bắn tại rừng săn của ông tại vùng Ardennes. Năm 1912, ông bị nghi hoạt động tình báo nhưng không lo ngại, vì hai năm sau ông ra mặt công khai là quan hai tham mưu và dẫn đường cho quân Đức tiến vào miền Bắc nước Pháp.

Một lái buôn ngựa Đức cư trú tại Bỉ rồi sau sang Sédan (Pháp) lập một lưới gián điệp mà Phòng Nhì Pháp phát hiện nhờ điệp viên Pháp tại Beclin đánh cắp tài liệu. Lưới này có tám mươi hai thông tin viên, trong đó có ba mươi ba lính bị kỷ luật của các tiểu đoàn châu Phi.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #78 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2010, 07:53:30 am »

Phụ nữ làm gián điệp Đức không đến hai nghìn, nhưng không phải ít. Elsa Schoeuer là một gái điếm của lầu xanh nổi tiếng phố Provence. Cô có nhược điểm là say mê một khách làng chơi trẻ tuổi người Pháp nên cô định bỏ cả hai nghề gián điệp và gái điếm. Có được lệnh của chủ phải chuyền về Toulouse. Cô không tuân lệnh, tự thú với người yêu và kết hôn với anh ta. Một đêm, cô bị đâm chết tại công viên Montsouris; cuộc điều tra kết luận không phải chết vì bọn ma cô, mà cô chết vì đơn vị tình báo Đức đóng ở Stutgart giết.

Người mẫu xinh đẹp Marthe Dubreuil cũng không may mắn hơn; cô không bị đâm mà bị bắn chết khi chiến tranh bùng nổ.

Một thành tích rất quan trọng do điệp viên Ecqueviuey, cựu sinh viên tự do Học viện công binh đường thuỷ, và là kỹ sư Bộ Hải quân lập được. Hồi đầu chiến tranh, Đức rất chú ý công trình nghiên cứu đóng tầu ngầm của hai chuyên gia Laubeuf ở Pháp và Simon Lake ở Hoa Kỳ. Ecquevilley cung cấp mẫu của Pháp cho Đức. Năm 1904 hãng Krupp tại Kiel hạ thuỷ chiếc tầu ngầm kiểu Sirène của Mỹ cải tiến.

Đại tá Nicolai có nói đến những văn phòng tình báo của pháp tại Bỉ và Thuỵ Sĩ. Ông không nhắc tới việc Cơ quan tình báo Đức đã cắm từ rất lâu cũng tại những nước đó những cơ sở tại Bruxelles, Giơnevơ, Lodan.

Sticher đã cử đến Bruxelles Richard Cuers làm trưởng lưới rất giỏi đã có góp phần vào vụ Dreyfus như tôi đã nhắc đến gián điệp đôi Lajoux. Năm 1889, Cuers đã tuyển điệp viên có hạng Pierre Theissen tức Talbot, là người sẽ thay chân anh khi anh về hưu năm 1901. Theissen là nhà báo Bỉ, biên tập viên tờ Cải cách Bruxelles, chuyên gia quân sự. Năm 1891 hắn ta đã trúng một vụ buôn quan trọng là mua của thượng sĩ Chatelain một trong những khẩu súng Lebel đầu tiên mới xuất khỏi công binh xưởng của Pháp. Trong chuyến du lịch qua Pháp, hắn bị bắt và bị kết án năm năm tù. Sau khi được tha, y trở về Bruxelles tiếp tục nghề gián điệp, đặc biệt theo dõi sự nghiệp của các sĩ quan thủ khoa các Học viện quân sự. Năm 1907, hắn được giao nhiệm vụ đặc biệt: thu thập mật mã của Hải quân Pháp.

Theissen gặp cô bạn điệp viên của hắn tại Toulon mà giới làng chơi vẫn gọi là "nàng Lison xinh đẹp". Cô Lison công tác trên chiến hạm Carabine. Được Theissen duyệt kế hoạch, Lison đưa Ullmo vào bẫy: sau khi đập phá hết bảy vạn quan tài sản thừa kế, nàng dụ chàng vào hút thuốc phiện. Khi trung uý hết tiền, nàng báo tin cho chàng rằng nàng sẽ bỏ chàng... nếu không kiếm món tiền to theo chỉ dẫn của nàng. Ullmo chấp nhận, từ đó giữa Paul (Ullmo) và Pierre (Theissen) lập đường liên lạc qua mục quảng cáo. Lúc này có hai khó khăn: Ullmo chỉ có thể lấy được mật mã khi hạm trưởng vắng mặt và anh ta thay thế. Rồi đến số tiền công quá lớn: chín mươi lăm vạn quan.

Tất cả khó khăn đều được giải quyết. Và một ngày mùa đông năm 1907 hai người hẹn gặp nhau tại khe núi Ollioules đề trao đổi mật mã và tiền công. Không may cho chúng, cảnh sát đến bắt chúng. Theissen trốn thoát, nhưng Ullmo bị tóm cổ. Tháng hai năm 1908 Hội đồng Chiến tranh đã tuyên án Ullmo tù chung thân. Theissen tiếp tục hoạt động gián điệp đến đầu thế chiến thứ nhất.

Bộ Nội vụ thì biết nhân thân của Theissen, nhưng đại sứ Pháp tại Bỉ lại bao che cho hắn, có thể vì đã dùng hắn làm thông tin viên.

Sau khi chiến tranh bắt đầu. Chính phủ Pháp yêu cầu và được Bỉ chấp nhận đã dẫn độ Theissen về Pháp. Trong phiên toà xét xử đã kết tội hoạt động của Theissen gây ra tổn hại nghiêm trọng cho Đồng Minh và tuyên án hắn bị đi đầy suốt đời (25 tháng 9 năm 1915).

THẢM HỌA CỦA LƯỚI GIÁN ĐIỆP TẠI ANH


Nicolai khẳng định rằng phòng Anh của Cơ quan tình báo Đức không thành lập được vì không có tiền. Nhưng ít ra Cơ quan tình báo Đức cũng hoàn thành một công trình to lớn là "từ điển bốn mươi bảy nghìn nhân vật" của Anh nội dung là những báo cáo mật về tính nết của hàng nghìn người Anh nhằm phục vụ cho việc khống chế họ để sử dụng. Một thẩm phán Anh đã hỏi một nhân chứng xem tên của ông có trong tự vị đó không, thì nhân chứng kia đã trả lời "Thưa ngài tất nhiên là có chứ".

Thực ra tôi không chắc có cuốn từ điển đó hay không. Nhưng tôi có thể cam đoan với bạn đọc rằng câu chuyện sau đây là hoàn toàn chính xác nó có giá trị để vạch thủ đoạn nói dối của dại tá Nicolai.  

Trước cuộc chiến tranh 1914, nhiều điệp viên Đức đã được cài cắm vào nước Anh. Trong chương trước tôi đã kể đến một số gián điệp Đức bị Kell và Thomson tóm cổ. Tôi xin kể đến lưới của Gustay Steinhauer (tên thật là Reiners). Steinhauer là cựu thám tử của Công ty Thám tử tư Pinkenon nổi tiếng ở Hoa Kỳ. Hắn luôn luôn tự hào về các khả năng của hắn cho nên năm 1930 hắn đã xuất bản cuốn "Điệp viên bậc thày của vua Đức". Thật ra hắn vẫn có ý thức cảnh giác và lương tâm nghề nghiệp của công ty cũ. Hắn đã từng suốt một đêm nằm dưới gầm giường của một đại uý Đức để nghe lỏm câu chuyện của đại uý này với cô người tình mà hắn nghi là điệp viên của Pháp.

Nhưng trong lĩnh vực tình báo, Steinhauer phạm lỗi hoàn toàn ngu xuẩn. Tổ chức gián điệp tại Anh của hắn gồm hai mươi ba người đã phạm ba sai lầm lớn, trước tiên là việc hắn trả công cho mỗi điệp viên có một bảng mỗi tuần, điều này thật là buồn cười (và xác định lời phàn nàn của Nicolai về sự nghèo nàn của Cơ quan tình báo Đức là đúng). Thứ nhì là hắn để cả lưới của mình cùng dùng chung một hộp thư; sai lầm thứ ba của hắn là việc hắn đi thanh sát tổ chức trước khi tác chiến để khuấy động điệp viên đã chán ngấy đồng bảng duy nhất mà họ lĩnh hàng tuần.

Hộp thư là một hiệu cắt tóc của Khu Gusav Ernst, tại phố Caledonia, trong một khu phố nghèo cửa Lơndơn. Một hôm viên sĩ quan Quin báo cáo lên cục trưởng M.1.5 là Kell rằng một sĩ quan cao cấp của Đức đã đến thăm Ernst. Từ trước đến nay chẳng ai chú ý đến anh chàng thợ cạo này, nhưng Kell thắc mắc tại sao một sĩ quan cao cấp lại đến thăm chàng thợ cạo bình thường này dưới hình thức là đi cắt tóc. Kell ra lệnh kiểm tra thư tín của Ernst, đưa các câu hỏi cho hai mươi hai người khác. Kell chờ đến khi chiến tranh nổ ra, ngày 5 tháng 8 năm 1914 mới cho bắt Ernst và hai mươi mốt người có liên quan đến y: George Kiener, nhạc sĩ dương cầm tại Edimburg, Otto Weigels tại Hull. Kronauer tại Walthamstow, v.v... chỉ một mình Schapman thoát khỏi mẻ lưới.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #79 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2010, 08:07:36 am »

VỤ ÁN KỲ LẠ Ở NGA


Mục tiêu quan trọng khác của cơ quan tình báo Đức là nước Nga. Tuỳ viên quân sự Đức tại Petersboug là đại tá Vuillaume hồi còn ở Paris đã hoạt động tình báo, năm 1885 bị trục xuất khỏi Pháp. Tôi không rõ ông này có phải là tác giả của chiến công quan trọng của ngành tình báo Đức đã tuyển chọn được tướng Xukhomlilôp, Bộ trưởng Chiến tranh của Nga, hay không. Sự phản bội của viên tướng này đã làm cho Nga mất bảy sư đoàn và thảm bại tại Tannenberg. Vụ án này rất kỳ lạ. Sau đây là câu chuyện đã xảy ra.

Khi là tư lệnh quân khu Kiep, Xukhomlilôp say mê một bà giáo trẻ của trường trưng học thành phố. Ông bảo bà li dị chồng và cưới bà. Vì bà giáo gốc Do Thái, nên việc tái giá này trở thành bê bối cả thành phố đồn ầm lên, và giới quý tộc thành phố đều chê trách.

Vợ chồng ông tướng hay tiếp đãi đại tá Xecgây Miaxôưêđôp, tư lệnh khu vực biên phòng đối diện với nước Đức. Người ta kể rằng viên đại tá này đã lợi dụng vị trí công tác để mua rẻ những thứ hàng xa xỉ của Pháp nhập lậu rồi biếu cho bà tướng ăn chơi phù phiếm.

Năm 1909 Xukhomlilôp được đề bạt Bộ trưởng Chiến tranh dù đã vấp phải tai tiếng. Ông điều đại tá Miaxôumôp về Petersbourg.

Ít lâu sau có tin đồn rằng Miaxôưêđôp khi còn ở biên giới đã nhiều lần sang Đức săn bắn trong các rừng của nhà vua Đức ở Rominten. Điều tra thấy đại tá này đã cung cấp cho Đức những tin tức quân sự có giá trị chiến lược. Thế nhưng Toà án quân sự vẫn xử trắng án cho y. Bản án bị đại Công tước Nicola huỷ. Miaxôưêđôp phải ra toà án khác, bị tuyên án tử hình và bị treo cổ ngay hôm tuyên án.

Đến tháng 5 năm 1915, Xukhomlilôp bị truy tố trước Toà án quân sự, bị buộc tội đồng phạm với Miaxôưêđôp và bị tuyên án tù chung thân.

Sau vài chục năm tôi thấy hai vụ án này gây ra nhiều nghi vấn. Nhân cách của Xukhomlilôp xa cách với nhân cách của tên phản bội. Khi ông đứng đầu Bộ Chiến tranh của nước Nga, ông đưa hết tâm trí ra để tổ chức lại quân đội Nga và ông đóng góp rất hiệu nghiệm cho việc cải tiến nhiều lĩnh vực quân sự. Không bao giờ công bố những chứng cứ chính thức về tội lỗi của ông, và khi lên nắm chính quyền, Lênin đã ân xá viên Bộ trưởng này. Cựu tướng quân sống chặng đời cuối cùng trong cảnh nghèo khổ.

Alêchxây Vaxilep là thủ trưởng cuối cùng cơ quan cảnh sát Nga hoàng kể lại rằng ông dự thẩm phụ trách vụ án này có cho ông xem bức thư thuộc loại chứng cứ không thể chối cãi được để kết tội viên tướng. Đó là bức thư của một nhà buôn ở Kiep gửi cho người vợ nội dung, nói vì trời mưa, đường lầy lội nên không thể đi chơi được.

- Đây là cách nói mật mã? - Vaxilep hỏi.

- Hình như không phải.

- Vậy thì họ định nói gì?

- Chỉ có quỷ thần mới biết mà thôi - ông dự thẩm trả lời.

Người buộc tội chính đối với viên tướng là Gutkôp, nghị sĩ viện Đuma, sau cách mạng là Bộ trưởng Chiến tranh và là người đã cắt quyền hành của các sĩ quan để chuyển cho các ủy ban binh sĩ.

Còn về Miaxôưeđôp thì việc tuyên án và thi hành án ông ta một cách vội vã cho thấy có nhiều điều nghi vấn. Sau Cách mạng, vụ của ông được xử lại và ông được khôi phục danh dự. Nicolai lên làm Cục trưởng Cơ quan tình báo Đức sau vụ án đó, đã viết trong cuốn Geheime Machte những ý kiến hoàn toàn khác. Đúng, đại tá biên phòng đó có đi săn tại rừng nhà vua Đức; nhưng những mời mọc đó không đủ bù lại công trạng của ông; ngược lại ông đại tá này đã đánh lừa chủ nhà để hoàn tất nhiệm vụ của ông: ông là một sĩ quan tình báo của Cơ quan tình báo Nga.

Tôi không rõ các sử gia Xô Viết đã làm thật rõ vụ án Xukhomlilôp-Miaxôưêđôp hay chưa, nhưng qua nhưng qua những điều ta biết, ta thấy vụ án quá bi thảm.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM