Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 06:52:20 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bí mật vụ Trân Châu Cảng  (Đọc 46547 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #10 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2010, 09:06:18 am »

...Ngày 7 tháng 7, mấy tuần trước cuộc oanh tạc khổng lồ của không quân Anh, Hít-le đã ra lệnh thực hiện khẩn trương kế hoạch sản xuất loại bom bay V2. Y cho rằng vụ oanh tạc là do có kẻ phản bội. Cơn tức giận của Híl-le tác động đến cả đội ngũ không quân Đức. Sau cú điện thoại của Hít-le với Gơ-rinh, Bộ trưởng không quân, viên tướng tham mưu trưởng không quân có trách nhiệm bảo vệ Pen-nơ-mun-đơ đã phải tự sát.

Người Đức bắt đầu tìm cách nguỵ trang bằng nhiều cách, nhất là phao tin đình chỉ sản xuất vũ khí bí mật. Các công xưởng đều đưa sâu xuống dưới đất làm thành một mê cung những hang động kéo dài hàng cây số.

Việc xây dựng khu vực này đã phải trả giá bằng sinh mệnh của hàng chục nghìn tù binh khổ sai. Bắt đầu từ ngày 1 tháng 9 năm 1943, ở đây người ta bắt đầu sản xuất V2 theo hệ thống dây chuyền và chỉ cần kiểm tra lại một lần cuối cùng các cơ chế tự động. Mặc dầu bọn SS kiểm tra cực kỳ nghiêm ngặt, các tù binh vẫn thực hiện được sự phá hoại từ bên trong. Có đến gần một phần ba V2 không bay được đến Luân Đôn, hoặc nổ ngay trên dàn phóng hoặc đi chệch đường bay.

Suốt mùa hè 1943, nhiều công trình bê-tông cốt thép mọc lên trên miền Bắc nước Pháp, đó là những bệ phóng tương lai của V2. Qua phong trào kháng chiến Pháp, các tù binh đã tìm cách thông báo cho Anh về nguy cơ sắp xảy đến. Anh và Mỹ đã huy động tất cả các máy bay ném bom để công phá các công trình gồm hàng triệu thước khối xi-măng cốt sắt.

Một tốp máy bay oanh tạc bốn động cơ của Mỹ dã thất bại mặc dầu mang đầy chất nổ và được điều khiển tự động bằng vô tuyến sau khi các phi công đã nhảy dù xuống biển Măng-sơ. Người em của Tổng thống tương lai Ken-nơ-đi, trung uý phi công, đã hy sinh vì chiếc máy bay nổ tung quá sớm, lúc còn bay trên đất Anh. Nhà bác học Oa-li đã sáng chế ra một loại bom mười tấn để phá các công trình của Đức dày hàng chục thước bê-tông cốt sắt.

Hít-le giao trách nhiệm bảo vệ vũ khí bí mật V2 cho đội SS. Chúng nguỵ trang thành những khu dân cư bình thường, những đàn bò bằng gỗ trên bãi cỏ, những người nộm trước các quán hàng và đó đây phấp phới các quần áo phơi trên dây. Các đại liên và pháo cao xạ đều được nguỵ trang hết sức khéo léo. Từ tháng 11 năm 1943, tất cả đều đã sẵn sàng. Mặc dầu đã có nhiều báo cáo, phía Đồng Minh vẫn nghĩ rằng đây là một xí nghiệp chế tạo máy bay sơ tán. Cho đến một hôm cuối năm 1943, một chiếc xe du lịch chở ba người khách bị tai nạn. Ba người Đức đều bị thương nặng và được mang cấp cứu tại bệnh viện. Một số công chức cao cấp đến hỏi thăm. Chỉ vài giờ sau, cả ba đều chết. Sự quan tâm đặc biệt của người Đức đối với ba vị khách thường dân, sự luyến tiếc đối với cái chết của họ đã đánh thức tính tò mò của các nhân viên bệnh viện. Cơ quan mật vụ Ba Lan (công trình của Đức xây dựng trên đất Ba Lan bị tạm chiếm) phát hiện ra rằng đó là ba chuyên gia bậc thầy của việc chế tạo vũ khí bí mật. Đồng Minh phái ngay các điệp viên đến khu vực này. Người nhân viên gác rừng đã tiết lộ cho họ biết nhiều sự việc lạ lùng xảy ra ở đây từ hồi mùa thu. Mỗi buổi sáng, một chiếc máy bay lượn mấy vòng trên khu rừng rồi sau đó biến mất. Tiếp theo là một tiếng nổ như sét và một quả đạn khổng lồ bay thẳng đứng từ từ lên khỏi rừng, cuối cùng tan biến trong không khí sau một tiếng nổ mạnh. Các điệp viên cũng chụp được nhiều bức ảnh. Họ cùng quan sát thấy những chuyến tàu hoả chở các thứ bom khổng lồ ấy đi đến một địa điểm khác.

...Ngày này qua ngày khác, khu vực yên tĩnh ấy bị xáo động dữ dội bởi những tiếng nổ xé tai, có ngày đến bốn lần. Các quả bom bay thể nghiệm gieo rắc cái chết và sự tàn phá trên một khu đất chừng sáu mươi mét vuông, có nhiều xóm làng và thành phố. Bọn địch rải truyền đơn để giải thích đánh lạc hướng quần chúng.

Ở Luân Đôn người ta hết sức quan tâm theo dõi từng chi tiết nhỏ các hoạt động ở vùng này. Bộ tư lệnh đòi hỏi các cơ quan gián điệp phải tìm cách sưu tầm các bộ phận của tên lửa.

Một hôm, cuối tháng 5 năm 1944, một người nông dân báo cho biết địa điểm của một tên lửa rơi mà không nổ. Người ta vội vàng đến tận nơi chụp ảnh và tìm cách giấu tên lửa vào một chỗ kín. Bọn Đức mở một cuộc tìm kiếm trên một khu vực rộng lớn, nhưng ba ngày sau thì xem như thất bại và công việc tìm kiếm bị bỏ.

Một chiếc máy bay vận tải Đakôta được bí mật phái đến và chở các bộ phận của V2 về Luân Đôn. Ma-rêc- xen đi trên chiếc Đakôta kể lại nỗi gian truân như sau:

"Giờ xuất phát trở về của chiếc Đakôta thật là bi kịch. Đó là đêm 25 rạng 26 tháng 7 năm 1944 . Đêm rất yên tĩnh. Mặt trận cách xa không là bao. Bỗng có tiếng động cơ máy bay, chiếc Đakôta lượn một vòng trên đầu chúng tôi rồi hạ cánh.

Mọi thứ đều được nhanh chóng chuyển lên máy bay. Và động cơ bắt đầu nổ. Nhưng chiếc máy bay vẫn đứng yên. Chắc là có chuyện gì đó, viên phi công tắt máy, nhảy ra ngoài và yêu cầu tất cả chúng tôi cùng xuống. Các bạn bè của tôi quan sát các bánh xe, người ta hỏi viên phi công xem đã mở máy hãm ra chưa? Lại thử cho máy bay cất cánh. Tát cả chúng tôi lại lên nhưng đâu vẫn hoàn đấy. Động cơ nổ ầm ầm, nhưng máy bay vẫn không nhúc nhích. Thật là khủng khiếp. Chúng tôi lại phải bước xuống, té ra bánh máy bay bị lún xuống đất bùn.

Mọi người đều nổi cơn gai ốc. Cả bãi cỏ rực sáng dưới ánh đèn pha của máy bay, tiếng nổ của động cơ lại càng âm vạng mạnh mẽ hơn trong đêm khuya.. Bất cứ lúc nào bọn Đức cũng có thể ập đến. Chúng đóng quân ở gần đấy thôi. Chúng tôi vội vàng chặt các cành cây rồi đem đặt trước máy bay. Chúng tôi lại nhảy vội lên, và phi công lại cho nổ máy. Lần này tiếng động cơ nổ còn mạnh hơn, đuôi máy bay đã bắt đầu nhích lên... nhưng máy bay vẫn đứng nguyên tại chỗ, không nhích lên được một bước.

Mọi việc lại bắt đầu từ đầu. Chúng tôi lại phải nhảy xuống. Viên phi công tắt đèn pha. Bánh máy bay đã lún sâu xuống bùn. Đoàn phi hành dự định phải đốt cháy máy bay.

Tất cả chúng tôi đều kinh hoàng. Chúng tôi đã mất bao nhiêu công phu chuẩn bị, đã chờ máy bay đến gần hai tuần lễ và sống những giờ phút cực kỳ nguy hiểm. Tất cả những điều đó cuối cùng đều vô ích hay sao? Tôi mang một bao nặng đầy những báo cáo mật, tôi nhất định phải đến Luân Đôn càng sớm càng tốt. Các bạn bè của tôi cũng đều như vậy cả. Chúng tôi đứng im lặng như chôn chân xuống đất. Nhưng các bạn trong phi hành đoàn chưa chịu bó tay. Người thì lấy tay móc đất bùn dưới bánh máy bay, người thì đi tìm các tấm gỗ, thân cây khô đặt lên mặt đất. Sau khi móc hết đất bùn, người ta luồn các phiến gỗ xuống dưới bánh máy bay. Và chúng tôi lại leo lên. Động cơ lại nổ rền vang, chiếc máy bay bắt đầu lăn bánh, mỗi lúc một nhanh và cuối cùng nó cất cánh".

Sau đó, chiếc Đakôta hạ cánh xuống Luân Đôn. Các bộ phận của tên lửa được nghiên cứu hết sức tỉ mỉ. Điều rõ ràng đối với loại tên lửa này là không thể phá đường bay của nó bằng cách gây nhiễu ra-đa. Hơn nữa không thể nào ngăn cản đường bay của nó khi nó đã đạt tốc độ siêu âm.

Ngày 3 tháng 9 năm 1944, sau mười tám giờ, có một tiếng nổ cực mạnh ở vùng ngoại ô Luân Đôn. Hai mươi ngôi nhà bị phá huỷ, nhiều người bị chết và bị thương nặng. Có tin đồn là một ống dẫn hơi lớn bị vỡ. Đó là cách người ta giải thích về quả bom bay V2 đấu tiên phóng xuống Luân Đôn.

Tám tuần lễ sau, ngày 10 tháng 11 năm 1944, Soóc-sin mới tuyên bố trước Nghị viện rằng những vụ nổ cực mạnh trong mấy tuần qua, mỗi vụ phá huỷ hàng chục ngôi nhà, là hoàn toàn không có liên quan gì đến các ống dẫn hơi đốt.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #11 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2010, 09:12:03 am »

NƯỚC MẮT KẺ TỬ TÙ

Một buổi sáng đầu năm - ngày 8 tháng Giêng năm 1949 nhân dân Pa-ri xôn xao bàn tán về cái tin vừa niêm yết trước Toà án: bà Ma-tin Ca-rê bị kết tội tử hình. Bà Ma-tin Ca-rê là ai? Và tại sao một người đàn bà lại phải lãnh án tử hình?

Ma-tin Ca-rê là một phụ nữ xinh đẹp, vóc người thon thả, mái tóc nâu mượt mà, hai hàm răng trắng nõn, đều đặn và cặp mắt dường như khi nào cũng có cái nhìn sâu thẳm.

Mác-xen A-sa, viên sĩ quan đóng vai trò nòng cốt trong cơ quan tình báo Pháp trong chiến tranh thế giới thứ hai và là tay chân của tướng Gioanh, tuyên bố trước toà án:

"Ma-tin Ca-rê đã lập được nhiều thành tích giúp quân đội Pháp. Trong những năm bà ấy làm việc với chúng tôi, bà đã khám phá được nhiều kế hoạch chiến dịch của quân Đức".

Năm 1939 Ca-rê còn sống ở An-giê-ri. Đó là một cô gái có tính cách đặc biệt, biểu hiện trong cả những đường mi đậm nét, trong đôi môi đầy đặn và cả khi cô ấy ngồi bắt chéo chân, đôi chân nổi lên những bắp thịt rắn chắc và sống động.

Cô gái lấy chồng là một sĩ quan Pháp, viên sĩ quan đã hy sinh trên chiến trường châu Âu. Sau đó cô quyết định sang sinh sông sở Pa-ri. Sau thất bại của Pháp năm 1940 đã đẩy cô phiêu bạt xuống miền Nam, ở Tu-lu-dơ. Ở đây Ca-rê có sáng kiến tự mình tổ chức một trung tâm để cứu giúp những người bị nạn. Một hôm cô tiếp xúc với một người đàn ông đang tỏ ra cần sự giúp đỡ của cô. Đó là một sĩ quan Ba Lan vừa mới trốn khỏi nhà tù của phát xít Đức, có một cái bên Ba Lan rất khó gọi (tên Ba Lan của viên sĩ quan này là Roman Czerniawski), Ca-rê gọi anh ta bằng cái tên Ác-măng. Còn anh thì gọi cô là "Con Mèo của tôi" vì nét duyên dáng hiếm có của cô.

Sau này Ác-măng kể lại: Khi bọn Đức chiếm Ba Lan, tháng chín năm 1939, tôi là đại uý trong không quân Ba Lan. Tôi được lệnh rời khỏi Vác-sa-va bay vội vã qua Ru-ma-ni rồi sang Pháp. Ở đó tôi nhanh chóng được đào tạo để làm việc cho cơ quan phản gián. Sau khi Pháp thất bại, tôi chạy đến Luy-nê-vin và ở nhờ tại nhà bà Rơ-nê Boóc-ni. Khi tôi ra đi, bà ta giao lại cho tôi tất cả giấy tờ của người chồng bà đã chết là Ác-măng Boóc-ni... Chính từ đó mà anh ta mang cái tên Ác-măng. Từ mùa hè năm 1940, với cái tên ấy, viên sĩ quan Ba Lan bắt đầu tổ chức mạng lưới điệp viên gọi là mạng lưới Anh-te A-li-ê và tìm cách bắt liên lạc với Luân Đôn (Lúc bấy giờ Luân Đôn được xem là Thủ đô chống phát xít của châu Âu).

Vào khoảng giữa tháng 9 năm 1940, Ác-măng làm quen được với Ma-tin Ca-rê trong một quán cà phê. Ác- măng tâm sự với cô gái muốn lập một mạng lưới kháng chiến làm công tác tình báo để góp phần đánh bại bọn Đức. Ca-rê nhiệt tình hưởng ứng.

Thế là cuộc chiến bắt đầu. Cả nước Pháp đang sống trong cảnh hoảng loạn, Ca-rê xông xáo khắp nơi để thực hiện ý đồ. Bước đầu "Con mèo" đã khai thác được những tin quan trọng.

Trong tập Nhật ký, Ca-rê đã ghi lại một buổi gặp gỡ với tên sĩ quan Đức trong một quán cà phê:

"Một viên sĩ quan phát xít đi lại phía tôi và nói:

- Thưa bà, tôi có thể ngồi cùng bàn với bà không? Tôi muốn hỏi thăm bà về một vài điều cần biết về thành phố này.

Ca-rê trả lời:

- Được lắm, thưa ông. Tôi cũng muốn hỏi ông một câu hỏi.

- Vâng, xin bà cứ hỏi.

- Ông mặc quân phục Đức những hình như ông không phải là phi công phải không? Tôi không thấy ông đeo phù hiệu.

- Đúng thế thưa bà, tôi là người mà ở nước Pháp của bà người ta gọi là sĩ quan hậu cần của không quân...".


Họ uống rượu sâm banh với nhau và sau đó còn cùng nhau đi uống nhiều chỗ khác nữa.

Trong Nhật ký, Ca-rê ghi tiếp:

"Tôi cố hết sức thật tỉnh ráo. Ngoài ra không tự hạn chế mình một điều gì hết".


Khi gặp Ác-măng, "Con Mèo" báo tin là bọn Đức sắp sửa tiến quân qua Tây Ban Nha. Tuy nhiên cô vẫn ở lại để tiếp tục theo dõi công việc chuẩn bị của bọn Đức. Khi cô nhận thấy rằng việc chuẩn bị ấy đang chậm dần lại thì cô cũng là người đầu liên báo đi cái tin quan trọng là bọn Đức đã từ bỏ ý đồ xuyên qua Tây Ban Nha để chiếm Gi- bơ-ran-ta. Khi gặp lại Ác-măng, cô cảm thấy cực kỳ hạnh phúc vì đã đem lại cho chàng những tin vô cùng quý giá.

Ca-rê viết trong Nhật ký: "Tôi yêu Ác-măng quá. Tôi gọi anh ta là “Tô-tô bé nhỏ của em" và tôi nói với anh ta: “Thưa đại tướng, xin tuân thủ mọi mệnh lệnh của đại tướng". Chúng tôi ôm hôn nhau thắm thiết... Sống với anh, tôi có cảm tưởng như được bay lên cao... tôi tin anh ta một cách tuyệt đối...".

Đối với Tổng hành dinh của Tìn báo Anh, mạng lưới của "Con Mèo" có uy tín lớn vì đã khai thác được nhiều tin quan trọng. "Con Mèo" đã tổ chức cho quân Anh thả dù tiếp tế lương thực, vũ khí cho các vùng kháng chiến. Mạng lưới của cô trải rộng ra hầu hết các vùng bị chiếm đóng.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #12 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2010, 09:14:55 am »

Ngày 10 tháng 5 năm 1941, từ ngôi nhà số Ba phố Tơ-rô-ca-đê-rô, bản tin điện đầu tiên được đánh thẳng sang Luân Đôn. Quân Đồng Minh bắt đầu trực tiếp liên lạc dược với Pa-ri. "Con Mèo" làm cả công việc quản lý tiền nong do Luân Đôn chuyển sang. Đã có lần, Ác-măng bay sang Luân Đôn để bàn bạc kế hoạch.

Ác-măng kể lại: "Giữa tháng 9 năm 1941 Luân Đôn muốn tôi sang Anh để trao đổi một số việc quan trọng. Ngày 1 tháng 10, tôi và hai người nữa đến địa điểm đã hẹn trước. Đống tài liệu báo cáo được giấu trong một hộp loa cũ. Khoảng quá nửa đêm, chúng tôi nghe có tiếng động cơ máy bay đến gần. Máy bay hạ cánh cách chúng tôi mấy mét. Chúng tôi leo lên và máy bay bay rất thấp, hướng về phía nước Anh".  (Hơn 25 năm sau, năm 1967, viên phi công Anh và Ác- măng đã gặp lại nhau ở địa điểm hạ cánh cũ để trò chuyện).

Ác-măng ở lại Luân Đôn mười ngày, sau đó lại nhảy dù bí mật xuống đất Pháp.

Một hôm cả Ác-măng và Ca-rê đều thấy cần có một người giúp việc thêm trong việc theo dõi các quán ăn, quán rượu, quán cà phê... Ca-rê tìm được một cô gái bí danh là Vi-ô-lét. Cô gái trung thành tuyệt đối với người chỉ đạo và sau một thời gian, "Con Mèo" buồn bã phát hiện thấy Ác-măng cũng yêu cô gái ấy. Một hôm Ca-rê đề nghị Ác- măng cho cô gái về một tỉnh lẻ làm một công việc không quan trọng lắm, Ác-măng mỉm cười nói với Ca-rê:

- Em ghen đấy à? - Ca-rê chống chế:

- Chẳng phải thế đâu anh, em có linh tính chúng mình đang bị đe doạ.

- Em muốn nói là em có cảm tưởng đang ghen chứ gì? Ác-măng vừa nói, vừa cười.

Trong thời gian đó, mạng lưới vừa kết nạp thêm một thành viên mới. Ê-min. Anh ta là một tay bợm rượu nhưng mạng lưới phải dùng anh vì anh làm ở nhà kho của không quân Đức ở Séc-bua, có thể thu thập nhiều tin tức. Một hôm trong quán rượu, lúc say Ê-min đã tiết lộ với một tên lính Đức về các hoạt động tình báo.

Tổng hành dinh phản gián Đức ở Pa-ri đã cử Huy- gô Bơ-lê-sơ, hạ sĩ quan công an mật đến điều tra. Chúng phát hiện ra Ê-min chỉ là mắt xích cuối cùng của mạng lưới. Mạng lưới này được chỉ đạo từ Tổng hành dinh đặt ở Pa-ri và là một mạng lưới cực kỳ quan trọng. Do Ê-min chỉ điểm, bọn Đức bắt được Pôn, chỉ huy một chi nhánh nhỏ ở Can-va-đốt. Pôn tiết lộ là hắn có thể bắt liên lạc với Va- lăng-ti, người lãnh đạo cao nhất của mạng lưới. Hắn khai là có thể gặp Va-lăng-ti vào giữa tháng mười một, trong ga tàu điện ngầm gần nhà hát ô-pê-ra ở Pa-ri. Một nhóm Đức mặc thường phục chực sẵn ở cửa ga tàu điện ngầm để bắt Pôn nếu hắn chạy trốn vào đường hầm. Nhiều tốp Đức khác bao vây xung quanh để bắt Va-lăng-ti khi Va-lăng-ti xuất hiện. Cách xa một đoạn, một số người Đức lượn lờ, đi đi lại lại như những cặp tình nhân. Mấy chiếc xe ôtô đã sẵn sàng. Sau vài giờ chờ đợi, Pôn thú nhận là hắn bịa ra chuyện gặp gỡ này để báo cho các đồng sự của hắn chứ thật ra hắn chưa bao giờ gặp Va-lăng-ti ở Pa-ri và cũng không hề biết chỗ ở của Va-lăng-ti. Hầu hết các thành viên trong mạng lưới chỉ liên lạc với Va-lăng-ti bằng hòm thư mật.

Mười tám giờ ngày 12 tháng 11, bọn Đức lại bắt Pôn từ nhà tù ra và doạ chỉ thoát chết nếu hắn nhắn một tin cho Va-lăng-ti qua hòm thư mật. Pôn viết theo địa chỉ cho Va-lăng-ti báo rằng cần gặp để bàn việc chi tiền cho một thành viên làm nghề đánh cá mà hắn vừa bắt liên lạc được. Bơ-lê-sơ giở bản đồ Pa-ri lên mặt bàn để Pôn chỉ địa điểm hòm thư mật.

Hòm thư mật số Một đặt trong ngôi nhà trường Béc-li, đại lộ Ý. Lên tầng thứ sáu, đến phòng số hai trăm tám mốt và nhét thư vào khe cửa. Mỗi nhân viên có một ám hiệu riêng. Chẳng hạn Pôn thì phải gõ cửa hai lần và vặn núm cửa ba lần xuống phía dưới. Lúc bấy giờ thư trả lời sẽ nhét ra qua khe cửa chứ Pôn không được vào phòng.

Hòm thư thứ hai đặt ở quán cà phê La Pa-lét, đại lộ Mông Pác-nát-xơ. Người đàn bà làm ở quán cà phê dưới mặt đất sẽ chuyển các thư từ. Pôn để lại ở đây một lá thư, lần này gửi cho Cơ-ri-xti-ăng, cộng tác viên thân cận nhất của Va-lăng-ti.

Ngày 14 tháng 11, hòm thư ở trường Béc-li không có ai cả. Pôn gõ cửa làm ám hiệu nhưng trong phòng vắng tanh.

Bảy giờ chiều ở quán cà phê La Pa-lét, có thư trả lời của Va-lăng-ti: "Hiện nay không thể trao đổi với nhau được. Đến ngay Gơ-răng-vin. Trở lại Pa-ri ngày 20 tháng 11. Sẽ có các chỉ dẫn và tiền cho người đấnh cá. Rất quan trọng - Va-lăng-ti".

Ngày hôm sau Pôn được phóng thích. Nhưng y cần phải gặp Cơ-ri-xti-ăng. Qua quán cà phê La Pa-lét, y hẹn gặp Cơ-ri-xti-ăng buổi chiều hôm đó ở quán cà phê Mông- tơ Các-lô.

Bơ-lê-sơ ngồi ở bàn cạnh cổng ra vào cửa quán, ngay bên bàn của Pôn. Một người bước vào ngồi đối diện với Pôn. Lập tức y bị bọn Đức bắt và còng tay lại.

Bị thẩm vấn, Cơ-rit-xti-tăng tiết lộ là y thường tiếp xúc với Va-lăng-ti. Nếu một ngày y không đến là Va-lăng- ti phải sẵn sàng cảnh giới. Bọn Đức hứa sẽ phóng thích Cơ- ri-xti-ăng nếu y cho chúng biết ngay địa chỉ của Va-lăng- ti. Cơ ri-xti-ăng im lặng không trả lời. Chúng bèn tìm Pôn và để cho hai người cùng ở trong xà lim của Cơ-ri-xti-ăng cùng với một vài chai rượu vang và cô-nhắc. Đến nửa đêm, Pôn tập tễnh bước ra khỏi xà lim, theo sau là Cơ-ri-xti-ăng. Pôn tòi ra một mẩu giấy lộn, trên đó có dòng chữ "Ác- măng Boóc-ni, số Tám - biệt thự Lê-ăng Mông- mác-tơ- rơ".

Đúng hai giờ sáng ngày 17 tháng 11, Bơ-lê-sơ phát hiện ra biệt thự Lê-ăng trong cái mê cung đầy những ngõ ngách của khu Mông mác-tơ-rơ. Lúc đó trong nhà số Tám cũng như trong mọi nhà xung quanh, thiên hạ còn ngủ say.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #13 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2010, 09:21:53 am »

Ác-măng kể lại:

"Rất ít người biết ngôi nhà mới của chúng tôi, biệt thự Lê-ăng. Đây là một nơi lý tưởng để hoạt động. Tôi và Rơ-nê ở tầng một, những người phụ trách điện đài ở tầng hai. Lúc bấy giờ chúng tôi đã hoạt động trên quy mô lớn: hàng ngày chúng tôi đánh đi bốn bức điện, mỗi bức một trăm chữ".

"Ngày 6 tháng 11 , ngày kỉ niệm thành lập mạng lưới chúng tôi chuẩn bị tổ chức liên hoan. Sau khi nhận được tin của Pôn về người đánh cá, tôi phái Cơ-ri-xti-ăng đến quán cà phê Mông-tơ Các-lô. Cơ-ri-xti-ăng hứa là sẽ trở về đúng để dự liên hoan kỷ niệm. Mọi người đều sốt ruột. Đúng hai giờ sáng, tôi đi nằm".

Năm giờ sáng hôm ấy, đội cảnh sát một của Đức được lệnh chuẩn bị và đúng sáu giờ mười lăm phút, đoàn xe ô tô dừng lại trước biệt thự Lê-ăng. Bô-lê-sơ bấm chuông nhà số Tám. Một cụ già bận quần áo ngủ bước ra trả lời là không hề có ai tên là Ác-măng cả. Bơ-lê-sơ sực nghĩ ra, hay là nhà 8 bis? Hắn ra lệnh: “Hai người ở lại đây và lục xét trong nhà, còn tất cả sang nhà 8 bis!"

Ác-măng lại tiếp tục kể:

"Tôi không nhớ là đã ngủ được bao nhiêu lâu. Tôi bị đánh thức dậy bởi một tiếng động lớn ở cầu thang. Một tiếng súng nổ, tiếp theo là nhiều tiếng kêu thét. Tôi vội nhảy ngay xuống giường. Lập tức cánh cửa phòng bị bật tung và một đám người hò hét ập vào. Ánh sáng bật lên, tôi nhận ra những tên lính Đức cùng với một người mặc thường phục, đeo kính, đội mũ nồi đen. Cùng lúc đó tôi nghe có tiếng người nhảy qua cửa sổ, đúng là các nhân viên điện đài đã chạy thoát. Không ai biết con đường này, từ mái nhà bên cạnh có một lối đi ra phía sau. Sau vài phút, tôi bước xuống cầu thang, tay đã bị còng. Đằng sau tôi là ngôi nhà đầy những lính Đức cùng với tất cả các tài liệu của mạng lưới. Tôi biết rằng một chương trong cuộc đời tôi đã chấm dứt. Tôi bị đưa đến nhà giam Fơ-rét-xnơ".

Rơ-nê Bóc-ni cũng bị bắt và từ Rơ-nê, bọn Đức tìm ra Ca-rê, "Con Mèo". Ca-rê đóng một vai trò rất quan trọng trong mạng lưới. Ca-rê bị bắt ở gần nhà cô.

Ngồi trong xà lim nhà tù quân sự, Ca-rê vô cùng sợ hãi. Cô không rõ số phận những người bạn chiến đấu khác như thế nào. Ác-măng có bị bắt không? Và những ai nữa? Hay chỉ cô một mình cô? Nghĩ đến những cảnh tra tấn sắp tới, Ca-rê rùng mình.

Đêm đến. Một mình trong bóng tối xà lim, "Con Mèo” nghĩ đến hoàn cảnh và thân phận của mình và thấy không có tia hy vọng nào trốn thoát. Bỗng nhiên ánh đèn rực sáng, cửa mở và một người đàn ông bước vào, mặc quân phục Đức. Ca-rê run sợ liếc nhìn ông ta.

Bây giờ cô đã có thể dễ dàng nhận ra cấp bậc và binh chủng của sĩ quan Đức. Tay này là một viên đội. Nếu hắn mặc thường phục thì có lẽ khó nhận ra hắn là người Đức kể cả hình thể và thái độ.

Cô không kém phần ngạc nhiên về tay này. Hắn đứng lại gần cửa ra vào, dựa người vào tường và im lặng nhìn người đàn bà trẻ tuổi. Cặp mắt hắn không rời khỏi cô.

Ca-rê đứng dậy, hỏi:

- Thưa ông, ông cho biết tại sao tôi bị bắt?

Hắn không trả lời. Sự im lặng ấy lại làm cho cô khủng khiếp thêm.

Sau một lúc lâu, hắn bắt đầu nói:

- Cô đã từng ở An-giê-ri?

- Vâng!

- Pa-ri là một thành phố tuyệt vời, phải không cô?

Cô gái nhìn hắn, kinh sợ. Hắn hỏi:

- Cô sợ lắm phải không? Sợ về cái gì vậy? Tôi không làm gì hại cô đâu. Tôi biết cô là một cô gái thông minh. Cô có biết rằng với cách đội mũ của cô, trông cô giống như Gian Đa không? (một nữ anh hùng chống xâm lược theo truyền thuyết dân gian Pháp).

Sau này Ca-rê ghi trong nhật kí: "Đó là điều đáng kinh sợ nhất: con người vừa bước vào xà-lim của tôi lại rất người".

Con người "rất người" ấy hỏi cô về các hoạt động của phong trào kháng chiến, nói chuyện về An-giê-ri, về nước Pháp, về Pa-ri. Hắn nói chuyện với một giọng êm dịu. Được một lúc, cô gái sợ hãi nhận thấy rằng cô đã cùng hắn ta trò chuyện rất dễ chịu. Tuy nhiên hắn đùa gần một cách độc ác.

- Ở đây quả là không dễ chịu chút nào nhỉ. Cô có muốn đi chỗ khác không?

Cô gái bỗng nhiên nhận thức rõ chỗ mình đang sống. Với một thái độ tuyệt vọng, cô nhún vai và nhìn xuống đất. Khi cô ngẩng lên thì viên đội đã biến mất. Ánh sáng trong xà-lim lại tắt ngấm.

Sau này cô viết trong Nhật ký: "Bản nhạc của Mô- da Requiem vang đến tai tôi như từ một cõi xa xăm, hư ảo . Dường như tôi nghe rõ bản nhạc do một dàn nhạc nào đó đang chơi".

Tiếp đó có tiếng động ở cửa. Đèn lại bật sáng. Lúc cánh cửa mở ra, Ca-rê trông thấy một bon lính cảnh vệ Đức. Một viên cai ra lệnh cho cô đi theo hắn ta. Cô đi theo dọc các hành lang, qua các cửa có song sắt và qua một bàn giấy. Viên cai ký vào một tờ giấy. Một cánh cửa mở ra rồi lại một cánh cửa khác... Cuối cùng là một ô cửa có song sắt và rồi thì...
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #14 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2010, 09:24:44 am »

Ai vậy? Chính là viên đội vừa đến thăm cô ở xà lim. Khó khăn lắm cô mới nhận ra hắn. Hắn mặc thường phục, thắt một chiếc cà vạt rất lịch sự, đeo găng tay, đội mũ nồi rộng và một điếu thuốc lá trên miệng... tóm lại, hắn có dáng dấp hoàn toàn như một người Pháp sang trọng.

Với thái độ lịch sự của một khách thượng lưu, hắn mời Ca-rê lên ngồi phía sau một chiếc xe bóng lộn.

- Mời cô ngồi phía sau. Nhớ đừng kéo diềm lên.

Hắn nhẹ nhàng ngồi vào cầm tay lái. Ca-rê chú ý thấy chiếc gương lớn trước mặt người lái là một chiếc gương rất lớn, cho phép hắn có thể quan sát rất rõ người ngồi phía sau.

Xe nổ máy lướt đi và cô gái nhìn thấy mình lại trở lại Pa-ri. Hắn định đem cô đi đâu đây? Sau đó lại đi ra khỏi Pa-ri... Ca-rê rùng mình khi thấy xe đi qua một ngôi nhà to lớn, lộng lẫy, vốn là nhà của diễn viên nổi tiếng Ha-ri Bô và cô biết rằng ngôi nhà này đã bị quân đội phát xít trưng dụng làm Tổng hành dinh của cơ quan phản gián. Nếu hắn đưa cô vào ngôi nhà này thì hẳn phải là một việc hết sức hệ trọng. Cô nghĩ ngôi nhà đồ sộ này có lẽ nên treo chiếc biển mà Đăng-tơ đã viết trước ngục: "Ai vào đây thì hãy để lại mọi hy vọng ở bên ngoài cổng".

Nhưng phải chăng đây thật sự là tổng hành dinh của cơ quan phản gián Đức? Hoàn toàn không có vẻ gì như vậy cả, ngược lại, cô gặp những kẻ tôi tớ lễ phép mời cô vào phòng khách và để cô ở lại một mình.

Ca-rê ngồi vào một chiếc ghế bành rất lịch sự. Qua cửa sổ, cô có thể nhìn thấy công viên trong bóng chiều tà. Tiếng ồn ào của thành phố nghe xa vắng. Dường như không có ai chú ý đến cô gái cả.

Bỗng nhiên cửa phòng mở ra, con người kia xuất hiện và đến tìm cô. Hắn dẫn cô đi qua hành lang dài, đến một gian phòng lớn trang hoàng, bày biện cực kỳ sang trọng. Qua một cánh cửa hé mở, cô trông thấy một chiếc gương phía trước có một ngọn đèn sáng. Ca-rê bước vào gian phòng ấy: đó là một phòng ngủ.

Đâu đó sự việc gì đã diễn ra trong gian phòng ấy? Ca-rê không hề ghi lại điều đó trong Nhật ký. Nhưng về sau chánh án toà án, ông Đơ-ra-pi-ê lại muốn tìm hiểu cho rõ điều đó.

- Cô hãy nói cho thật những điều gì xảy ra. Cô có vào biệt thự Ha-ri Bô không?

- Tôi đã thuật lại đúng những điều gì xảy ra nhưng tôi sẽ nhắc lại lần nữa. Sau mười bốn tháng kháng chiến và hoạt động liên tục cho phong trào kháng chiến, tôi đã bị bắt và bị đưa đến biệt thự Ha-ri Bô. Tôi nằm trong lay bọn Đức. Viên cai Bơ-lê-sơ không bao giờ rời tôi một phút.

- Như vậy là cô đã biết được tên của viên cai?

- Hắn nói với tôi tên hắn là Huy-gô Bơ-lê-sê.

- Cấp cai có đúng là cấp bậc nó trong quân đội không?

- Điều đó tôi hoàn toàn không biết.

- Có đúng tên nó là Huy-gô Bơ-lê-sê không?

- Thưa ngài chánh án, làm sao tôi biết điều đó được.

- Được. Như vậy cô là tù nhân của Bơ-lê-sê. Trong cái đêm đầu tiên ấy, cô có trở thành tình nhân của nó không?

- Thưa ngài chánh án, ngài không thể đặt ngài vào địa vị của tôi.

- Cô hãy trả lời câu hỏi của tôi. Trong cái đêm đầu tiên ấy, cô có trở thành tình nhân của nó không?

- Tôi có buộc nhất định phải nói với ngài tất cả những gì xảy ra không?

- Tại sao cô lại trở thành tình nhân của nó?

- Bơ-lê-sê nói với tôi: "Nếu cô tỏ ra biết điều thì đêm nay cô sẽ được tự do". Vì vậy tôi đã phải tỏ ra biết điều.

- Cô là vợ goá của một sĩ quan quân đội Pháp, cô không thấy ghê tởm khi trở thành tình nhân của một tên cai Đức ư?

- Đương nhiên, thưa ngài chánh án, về thể xác tôi hoàn toàn ghê tởm.

- Trong đêm ấy còn điều gì khác nữa không?

Im lặng.

- Chúng tôi muốn biết điều gì khác đã xảy ra trong đêm ấy. Đó là điều mà cô cần phải giải thích cho chúng tôi. Cô thừa nhận rằng trong mười bốn tháng, cô đã xông pha vào những nơi nguy hiểm nhất để hoạt động cho kháng chiến. Và chỉ trong một đêm, cô đã quên tất cả quá khứ, cô đã quên nước Pháp, cô đã tự quên cả chính mình nữa. Và ngày hôm sau, cô đã đặt vào bàn tay tên cai Huy-gô Bơ-lê- sê danh sách ba mươi lăm nhân viên quan trọng nhất của Mặt trận kháng chiến Pháp. Đấy, cô hãy nói rõ điều gì đã xẩy ra trong đêm ấy.

Viên chánh án toà án nhìn thẳng một hồi lâu vào mặt của bị cáo.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #15 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2010, 09:27:36 am »

Sau cái đêm ấy, một buổi sáng, "Con Mèo" và Bơ- lê-sê (mặc thường phục) lại lên một chiếc xe mang biển xe Pháp. Họ trở lại Pa-ri và dừng lại trước ngôi nhà trú ẩn của Rô-chi-ni. Nhiều xe khác cũng dừng lại trước ngôi nhà ấy nhưng không ai chú ý cả vì họ đều mặc thường phục và có vẻ là những người hiền lành. Người thì xuống xe mua thuốc lá, người khác thì lại vào hiệu mua báo...

Ca-rê leo lên cầu thang, gõ cửa theo ám hiệu. Cánh cửa mở ra: Rô-chi-ni đang ngồi với Fơ-răng, một nhân viên quan trọng khác của mạng lưới. Cả hai có một chút do dự khi thấy có một người khác ở bên cạnh "Con Mèo". Họ không biết con người này. Ca-rê nói nhỏ:

- Ác măng đã bị bắt. Chúng ta cần làm ngay một việc gì.

Hai người bạn tỏ vẻ hoảng sợ.

- Đừng sợ - Ca-rê vừa nói với chỉ tay vào Bơ-lê-sê - Các cậu chưa biết anh này, anh ta là người của chúng ta đấy.

Họ trao đổi với nhau một lát rồi Ca-rê nói với Bơ- lê-sê:

- Anh cho xe nổ máy đi kẻo mất thì giờ.

Cô ta còn ở lại vài phút nữa. Rồi có tiếng đập cửa. Cô mở cửa thì một bọn Đức nhảy vào, tay lăm le những khẩu súng lục. Chúng thét: "Giơ tay lên!".

Trong tám tiếng đồng hồ tiếp đó, màn kịch được chuẩn bị cẩn thận ấy đã diễn ra mãi cho đến khi cả ba mươi lăm thành viên của phong trào kháng chiến đều bị tóm gọn.

Trong một, hai tháng "Con Mèo" đã hành động như vậy theo mệnh lệnh của Bơ-lê-sê. Cô ta biết tất cả và đã phản bội tất cả. Cô đã cho tất cả bạn chiến đấu của mình vào nhà tù quân Đức.

Bàn tay chỉ đạo của Bơ-lê-sê là một bàn tay bậc thầy. Những người bị bắt hoàn toàn không thể không tin cho đồng đội. Vì vậy không một thành viên kháng chiến nào nghi ngờ Ca-rê cả. Sau vụ phản bội lớn, cô ta vẫn được xem như là một người yêu nước và cô ta vẫn tiếp tục đóng vai trò một phụ nữ kháng chiến. Không một chiến hữu nao nghĩ rằng cô bạn gái dũng cảm ấy đã phản bội. Nhất là khi họ thấy cô không dè xèn trong việc bỏ tiền ra để tổ chức, củng cố mạng lưới và tiếp tục động viên mọi người chiến đấu.

Nhưng thật ra tối nào Ca-rê cũng bí mật đến biệt thự Ha-ri Bô để trình bày các kế hoạch hoạt động ngày vừa qua của cô.

Một hôm Ca-rê gặp Luy-ca, một thành viên kháng chiến vừa từ Anh tới để tồ chức các nhóm nhỏ lại thành một mạng lưới tình báo rộng lớn và có hệ thống trên khắp nước Pháp. Luy-ca là sĩ quan Pháp, tên thật là Vô-mê-cua. Ca-rê tìm cách lấy lòng lin của Luy-ca. Luy-ca không hề ngờ rằng cô ta đã làm việc cho Đức. Sau một thời gian, Luân Đôn báo tin cho Luy-ca trở về Anh vì một số công việc gấp. Tin ở lòng trung thành của Ca-rê, cơ quan phản gián Đức bàn kế hoạch cho cô ta cùng đi với Luy-ca sang Anh.

Lúc bấy giờ việc sang Anh không phải dễ dàng. Bọn Đức đã phát hiện ra các hành lang bí mật dẫn đến biên giới Tây Ban Nha cũng như các điểm trên bờ biển mà Tổ chức kháng chiến có thể vượt biển qua Anh. Cuối cùng Ca- rê báo là đã tìm ra được một biện pháp hiệu nghiệm để trốn sang Anh. Cô ta nói thêm là nên để cô cùng đi với Luy-ca vì cô được nhiều người ở Luân Đôn biết và để làm cho người Anh tin. Đề nghị của Ca-rê được mọi người tán thành và ủng hộ. Đó là một chiến tích mà chỉ có "Con Mèo” dũng cảm và thông minh mới có thể hoàn tất được.

Thế là Ca-rê cùng sang Anh với Luy-ca. Một chiếc thuyền nhỏ của Anh mang ký hiệu MGB 314 đón hai người ở bờ biển gần Lô-kê-rêc. Bọn lính Đức canh phòng bờ biển đã được báo trước: không có một bóng tên lính Đức nào trong phạm vi mấy cây số gần chỗ chiếc thuyền Anh cập bến. Đêm 27 rạng ngày 28 tháng 2 năm 1942, Ca- rê và Luy-ca đã vượt sang Anh trót lọt.

"Con Mèo" hoạt động ở Anh trong bốn tháng. Tất cả những tin tức thu lượm được đều chuyển về Pháp cho mạng lưới kháng chiến nhưng đều bị Bơ-lê-sê nắm được.

Dẫu vậy "Con Mèo" đã không tránh khỏi con mắt tinh đời của tình báo Anh. Tháng 7 năm ấy, cơ quan tình báo Anh đã ra lệnh bắt Ca-rê trong lúc cô đang hoạt động ở Luân Đôn. Trò chơi hai mặt của cô đã phải chấm dứt. Những năm cuối cùng của cuộc chiến tranh, Ca-rê sống trong nhà tù ở Anh.

Trong thời gian đó, số phận của Ác-măng ra sao? Chúng ta hãy nghe đại tá Ô-xca Rây kể lại:

"Với tư cách là thủ trưởng cơ quan phản gián Đức ở Pháp, tháng 2 năm 1942 tôi có trách nhiệm tìm mọi cách đưa Ác-măng vào hoạt động cho chúng tôi. Tôi đã lập một kế hoạch rất tỉ mỉ. Tôi đến gặp Ác-măng ở nhà tù, nói một vài câu khích lệ, khen ngợi những công việc mà anh ta đã làm cho đất nước của anh.

Ác- măng hỏi thăm tôi về tình hình các chiến hữu đã bị bắt giam. Tôi thấy có dịp thuận tiện để trò chuyện và đề nghị anh ta làm việc cho chúng ta. Cuối cùng Ác-măng tuyên bố sẵn sàng nhận lời với điều kiện là sáu mươi lăm chiến hữu của anh đang bị giam trong nhà tù này không phải đưa ra trước Toà án binh.

Thật kỳ quái cho con người này, anh ta dám đặt điều kiện với cơ quan hoạt động bí mật đang nắm vận mệnh anh trong tay. Ấy thế mà cuối cùng tôi đã chấp nhận và chúng tôi bàn ngay đến các kế hoạch để đưa anh sang Anh..."
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #16 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2010, 09:38:59 am »

Huy-gô Bơ-lê-sê kể lại phần tiếp theo:

"Đầu tháng 7 năm 1942 , người ta giao cho tôi một trách nhiệm đặc biệt. Tôi phải đến tìm Ác-măng ở nhà tù Pa-ri rồi lấy cớ là đưa đi thẩm ván. Dọc đường đi, tôi phải tìm cách để cho anh la trốn thoát. Và quan trọng là làm sao cho mọi người tin là đúng sự thật. Ngày 14 tháng 7 năm 1942 , ngày lễ quốc khánh Pháp, tôi đi xe đến nhà tù giam Ác-măng cách Pa-ri hai mươi cây số. Tôi cho gọi Ác-măng ra. Từ trước đến nay, nhiệm vụ duy nhất của tôi là đi bắt bọn điệp viên. Bấy giờ người ta lại đòi hỏi tôi tạo điều kiện. cho một tay chỉ đạo một mạng lưới gián điệp lớn trốn thoát! Trên con đường trở về Pa-ri, xe tôi phóng rất nhanh. Chính tôi cầm tay lái. Đến khoảng giữa đường, tai nạn đã xảy ra. Lúc quặt tay lái sang phải, bỗng nhiên một chiếc xe tải lớn đang đứng cản trên mặt đường. Tôi văng ra một tiếng chửi tục, nhảy ra khỏi xe, và quát tháo bọn lái xe khốn kiếp kia. Ác-măng lợi dụng ngay cơ hội may hiếm có. Mặc dầu tay bị trói quặt sau lưng, anh ta phóng chạy như bay. Để cuộc chạy trốn có vẻ thật hơn, tôi bắn mấy phát súng chỉ thiên rồi chạy phóng theo anh ta, có bọn lính Đức và người của chúng tôi chạy theo. Nhưng đã quá muộn. Ác-măng đã biến mất. Cuộc trốn thoát đã thành công".

Ô-xca Rây kể thêm:

"Bắt đầu từ tháng 7 năm 1942 , đài thu của chúng tôi hoạt động đúng theo những giờ đã quy định với Ác-măng.

Nhưng nhiều tuần lễ trôi qua mà chúng tôi chẳng nhận được gì hết. Mãi đến đầu tháng 1 năm 1943, chúng tôi mới nhận được bản tin phát đầu tiên của anh. Tiếp theo nhiều tháng sau, hàng ngày chúng tôi nhận được đều. Sau khi đã giải mã, các bản tin đều được gửi lên Tổng hành dinh và nói chung là được đánh giá tốt. Mặc dầu bản thân tôi chẳng chú ý gì nhiều đến giá trị của các bản tin ấy, tôi tìm cách làm cho lời hứa của tôi với Ác-măng được thực hiện. Tôi đã làm tất cả những gì có thể làm được cho sáu  mươi lăm cộng tác viên của Ác-măng và tôi tin chắc rằng sau chiến tranh, họ vẫn sống. Đương nhiên đối với tôi, đó là một niềm vui".

Ngay sau lúc đến Luân Đôn, tất nhiên là Ác-măng thông báo cho người Anh biết các chỉ thị, kế hoạch của cơ quan phản gián Đức. Sau đó chính cơ quan tình báo Anh đã thảo các bản tin để điện cho bọn Đức. Người ta không quên sáu mươi lăm cộng tác viên của Ác-măng ở Pa-ri đang ngồi trong tù, cho nên dầu các bản tin không có gì thật quan trọng, chúng vẫn phải làm sao cho đối phương tin tưởng.

Tháng 4 năm 1967 - lần thứ nhất sau chiến tranh - hai đối thủ ngày trước, Ác-măng và Huy-gô Bơ-lê-sê gặp lại nhau ở Tổng hành dinh cũ của cơ quan tình báo quân đội ở Pa-ri. Ác-măng kể lại rằng lúc ông ta sang đến Luân Đôn thì "Con Mèo" cũng vừa bị bắt. Cuộc tái ngộ Ác- măng - Bơ-lê-sê diễn ra như cuộc tái ngộ của hai người bạn cũ để cùng nhắc lại các kỷ niệm xưa: Họ đã cứu sống cho sáu mươi lăm điệp viên bí mật.

Sau khi chiến tranh kết thúc, Ác-măng trở lại hàng ngũ quân đội Ba Lan lưu vong và trở về Tổ quốc. Còn "Con Mèo" thì người Anh trả lại cho chính phủ Pháp.

Tháng 1 năm 1949, khi đứng trước vành móng ngựa, Ca-rê giữ thái độ bình tĩnh, mắt mơ màng nhìn lên trần nhà.

Chánh án toà tuyên bố :

- Trong hai tháng, bà đã phạm tội phản bội một cách ghê tởm. Tính ích kỷ, thói lừa đảo, sự kiên trì hoạt động tội lỗi mà bà ta đã ghi lại trong Nhật ký và tôi đã có đọc trích một số đoạn, đã nói lên đúng tính chất con người của bà ta: một bộ óc không có tim. Các ngài biết rằng trong trường hợp này, chỉ có một bản án là xứng đáng: Tử hình.

Luật sử bào chữa phát biểu:

- Tôi thừa nhận các tội lỗi của bà ấy. Nhưng chúng ta cũng nên nhớ rằng, lúc bấy giờ người đàn bà này phải lựa chọn giữa cái sống và cái chết. Và chúng ta cũng không nên quên rằng hồi đầu kháng chiến, bà đã từng là một nữ anh hùng. Chúng ta có nên kết án tử hình một người trong buổi đầu đã có công gieo mầm cho niềm tin vào thắng lợi của cuộc kháng chiến không?

Tuy vậy bản án của toà vẫn có giá trị. Ca-rê bị kết án tử hình vì tội phản bội.

Trước khi toà tuyên án, lần đầu tiên và lấn duy nhất, Ca-rê mất bình tĩnh và tự chủ. Bà ta khóc trước toà:

- Tôi chờ đợi bản án không chút sợ hãi. Nhưng tôi không thể không đau lòng nghĩ rằng trong khi tôi bị người ta kết án tử hình ở toà án này thì Bơ-lê-sê lại đang sống tự do ở Hăm-buốc!

Một vài tháng sau, Tổng thống Pháp cho giảm xuống mức tù chung thân. Nhưng cuối cùng vì lý do sức khoẻ Ca-rê không phải lãnh án.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #17 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2010, 10:48:32 am »

CUỘC SĂN LÙNG CHIẾN HẠM KHỔNG LỒ TIRPITZ CỦA ĐỨC QUỐC XÃ

Chiến hạm khổng lồ Tirpitz là niềm kiêu hãnh của Hải quân Đức: dài hai trăm năm mươi mốt mét, rộng ba mươi sáu mét, bốn ống tháp canh với nhiều đại bác 380mm, hàng chục đại bác cỡ nhỏ hơn và có thể hoạt động  trên một đường kính mười ngàn ki-lô-mét mà không cần phải tiếp tế.

Đoàn thuỷ quân trên chiến hạm gồm hai ngàn ba trăm bốn mươi người; một ngàn hai trăm bốn mươi người đã bị chết lúc chiến hạm bị ném bom. Nội các chiến tranh Anh tuyên bố là việc đánh đắm chiến hạm Tirpitz đang làm chủ trên mặt biển châu Âu, sẽ làm thay đổi hoàn toàn cục diện cuộc chiến. Từ tháng 3 năm 1942 cuộc săn lùng bắt đầu và kéo dài trong hai năm.

Tại một quân cảng Đức (quân cảng Wihelanshaven) ngày 1 tháng 4 năm 1939 , tám mươi ngàn người đã lập trung dầy đặc xung quanh các nhà máy chế tạo tàu chiến của Hải quân để tham dự lễ hạ thuỷ chiến hạm khổng lồ Tirpitz. Công khai thì chiến hạm này trọng tải ba mươi lăm ngàn tấn, phù hợp với công ước quốc tế. Sau chiến tranh, người ta được biết là thật ra Tirpitz trọng tải ba mươi ngàn tấn và có thể đạt mức tối đa là năm mươi ba ngàn tấn. Nó bắt đầu hoạt động ngày 25 tháng 2 năm 1941. Bắt đầu từ hôm đó, các cơ quan tình báo không quân Anh liên tục theo dõi sự hoạt động của chiếc chiến hạm khổng lồ này.

Ngay lúc còn ở trong xưởng cho đến lúc bắt đầu hoạt động thử trên biển Ban-tích, máy bay trinh sát Anh đã chụp nhiều ảnh và tính toán tốc độ của nó. Người ta rất ngạc nhiên làm sao một quả núi đồ sộ như vậy lại có thể đạt đến tốc độ từ hai mươi bảy đến ba mươi mốt hải lý!

Cơ quan lãnh đạo Hải quân Anh hoàn toàn không chút nào ảo tưởng. Muốn công phá một chiến hạm cỡ như vậy phải chịu nhiều hy sinh, tổn thất. Vì vậy vấn đề còn phải tạm thời gác lại.

Chiến hạm Tirpitz cùng với nhiều lực lượng Hải quân khác là mối nguy cơ thường xuyên đối với các đoàn tàu vận tải của Đồng Minh. Để đề phòng quân Anh tiến công, chiến hạm Đức được nguỵ trang cực kỳ cẩn thận. Tuy vậy ít nhất mỗi tuần một lần, máy bay trinh sát Anh vẫn chụp được ảnh. Các máy bay Anh bay thấp đến mức các phi công trông thấy hết tất cả, cả mạng lưới chống thuỷ lôi bao bọc xung quanh: một mạng lưới hai tầng, có thể ngăn được cả các thuỷ lôi do máy bay ném xuống.

Ngày 28 và 29 tháng 4 năm 1942 , máy bay ném bom Anh tấn công chiến hạm. Thay vì loạt bom thông thường, quân Anh ném loại lựu đạn ngầm chuyển thành một loại mìn lăn. Loại mìn này được chế tạo đặc biệt. Máy bay ném mìn xuống dốc sườn núi sát cạnh cảng, nơi ẩn nấp của tàu Tirpitz. Sườn núi dốc và không có cây, người ta hy vọng rằng mìn sẽ lăn xuống và nổ dưới thân tàu.

Nhưng những cuộc tiến công bằng bom hoặc bằng mìn lăn đều không có hiệu quả lớn. Bọn Đức sửa chữa rất dễ dàng cho nên vẫn rất nguy hiểm.

Sau đó người Anh phát hiện ra một phương pháp mới, có rất nhiều triển vọng. Từ tháng 1 năm 1942, sau những thành công mà người Ý đạt được bằng loại người - thuỷ lôi, Soóc-sin ra lệnh chế tạo những chiếc xuồng nhỏ cho hai người, dựa theo mẫu của Ý. Mỗi chiếc xuồng chở ba người: Hai người lặn phóng thuỷ lôi và một người giúp, họ trang bị đồ lặn và bình dưỡng khí. Xuồng có kích thước như một chiếc thuỷ lôi bình thường, phía đầu chứa ba trăm ký thuốc nổ. Tất cả nặng khoảng hai tấn. Họ có pin đủ chạy trong sáu giờ với tốc độ bốn kilômét một giờ. Vì vậy họ có thể hoạt động trong phạm vi hai mươi bốn kilômét.

Việc huấn luyện - người thuỷ lôi bắt đầu từ tháng 3 năm 1942, đến mùa hè thì họ đã tập tiếp cận với tàu thuỷ ở miền Bắc Ê-côt-xơ.

Người ta hy vọng có thể phá tàu Tirpitz với loại vũ khí mới này. Đương nhiên hai thuỷ lôi với sáu trăm ký chất nổ thì chưa có gì nguy hiểm đối với chiếc chiến hạm khổng lồ... nếu các thuỷ lôi ấy không được người mang đến đặt ở những điểm cần thiết. Chính đó là kế hoạch đã được quy định Chất nổ sẽ được đặt ở những điểm dễ bị phá nhất của chiến hạm: chỗ các tuyếc-bin và bánh lái. Tại bến Na-uy mà chiến hạm đang đậu, tình trạng hư hỏng như vậy sẽ không thể sửa chữa được. Do đó các đoàn tàu vận tải của Đồng Minh cũng được tự do một thời gian.

Chiếc xà lúp Na-uy sẽ keo theo hai chiếc xuồng, mỗi xuồng hai người - thuỷ lôi và người giúp việc. Cách mục tiêu chừng mười hai kilômét thì những người - thuỷ lôi tách ra.

Tất cả đã diễn ra gần đúng như dự kiến. Nhưng do thời tiết xấu, các dây cáp thép buộc các xuồng bị đứt và khi đã gần chiến hạm Tirpitz thì hai chiếc xuồng bị đắm. Theo lệnh trên, tất cả lại trở về Anh bằng con đường Thụy Điển.

Sau đó, vào cuối năm 1942, tàu Tirpitz đến thả neo ở Anh. Người Đức lại dùng lưới chống ngư lôi và nhiều biện pháp đề phòng khác để ngăn ngừa các cuộc oanh tạc hoặc phá hoại của Đồng Minh.

Theo lệnh của Hít-le, chiến hạm Tirpitz có khi nằm trong bến đến hàng tháng, hai ngàn bốn trăm thuỷ thủ đoàn đã gọi là "hòn đảo nghỉ hè". Trong vài trường hợp, sự có mặt của nó hoặc nó chỉ chạy ra một thời gian ngắn cũng đủ làm cho các đoàn tàu Đồng Minh bỏ chạy tán loạn vì không thể nào có sức đối địch với một đối thủ khổng lồ như vậy.

Vì vậy Bộ chỉ huy Hải quân Anh không thể không tiếp tục tìm cách phá hoại chiến hạm Tirpitz.

Từ năm 1942, người ta đang chế tạo một loại vũ khí mới: tàu ngầm mini hay tàu ngầm X. Đến đầu năm 1943 thì tám chiếc tàu ngầm mini đã sẵn sàng. Các đội chiến đấu đang luyện tập ở phía bắc Ê-cốt-xơ. Loại tàu ngầm mini có thể chạy khoảng năm hải lý trên mặt nước và dưới nước thì tốc độ đạt hơn một nửa như vậy. Chúng được chế tạo đặc biệt để công phá các tàu lớn trong các cảng của đối phương.

Mỗi tàu ngầm có bốn người; trong một khoảng không gian cực kỳ chật hẹp. Người ta không thể đứng thẳng, và ngay ngồi thẳng cũng khó khăn. Điều đó đòi hỏi phải luyện tập lâu dài.

Thuyền trưởng Pơ la-xơ, người đã đánh thắng tàu Tirpitz và được gắn huân chương cao quý nhất của nước Anh, huân chương Vic-tô-ria Cross, là người chỉ huy chiếc tàu ngầm mini X-7. Lúc đó ông mới hai mươi bốn tuổi. Ông kể lại:

"...Các tàu ngầm ấy được chế tạo cực kỳ đơn giản. Mỗi tàu mang theo hai quả mìn lớn để đặt xuống dưới tàu đối phương. Đến nơi, người ta vặn kim đặt giờ nổ và tháo hai quai để nó dính chặt vào vỏ tàu.

Trong thời gian chuẩn bị, chúng tôi luyện tập trên một chiếc sa bàn, dựng lại một cách chính xác con tàu Tirpitz thả neo trong bến Al-ta cùng với mạng lưới kép bảo vệ tàu.

Người ta chỉ cho chúng tôi chỗ nào cần phải dặt mìn trên chiếc tàu Tirpitz tí hon...".
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #18 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2010, 10:52:30 am »

Thoạt đầu sáu chiếc tàu ngầm mini được lựa chọn để công phá tàu Tirpitz ở Al-ta từ mùa xuân năm 1943 . Nhưng việc luyện tập đòi hỏi nhiều thì giờ hơn cho nên phải hoãn đến mùa thu.

Bộ chỉ huy định ngày tấn công là 1 1 tháng 9. Các quả mìn được gắn vào tàu ngầm. Tất cả đều ở tư thế sẵn sàng.

Ngày 10 tháng 9, chỉ còn lại hai mươi bốn giờ. Bộ chỉ huy nhận được tin là ở Al-ta hiện có cả tàu Sác-nóc cùng với tàu Tirpit. Một thành viên kháng chiến Na-uy đã báo tin ấy. Anh ta tên là Ra-bi, ở trong gác chuông của một ngôi nhà thờ nhô lên cao trên bến Al-ta. Ngày đêm anh theo dõi các tàu Đức ra vào và nhiều khi chụp được cả ảnh. Từ đài quan sát ấy, hàng ngày anh đánh.điện về Luân Đôn. (Bốn năm sau, năm 1947 , Ra-bi đã nổi tiếng về chuyến vượt Thái Bình Dương trên một chiếc bè cùng với Hây-e-đan).

Để bảo vệ chiếc tàu Tirpitz, người Đức đã dùng rất nhiều biện pháp nghiêm ngặt: Đèn pha và súng đại bác đặt rất nhiều trên các mỏm đồi xung quanh, các bãi biển đều thả mìn, các tàu cảnh vệ túc trực ngày đêm, các trạm quan sát khắp nơi... Lối vào cảng có dăng lưới dài ba trăm mét, các lưới chống thuỷ lôi xung quanh tàu chăng sâu xuống mười lăm mét dưới mặt nước. Nước ở đây lại không sâu nên tàu ngầm rất khó vào.

Trên tàu Tirpitz cũng canh phòng và bảo vệ rất chu đáo. Thuỷ thủ đoàn luôn sẵn sàng chiến đấu chống các cuộc tiến công bất ngờ.

Ngày 11 tháng 9 năm 1943, hồi mười sáu giờ, gió mạnh và biển động, chiếc tàu ngầm đầu tiên xuất phát. Sau đó tiếp tục năm chiếc nữa. Các tàu ngầm mini phải đi dưới nước, đề phòng máy bay trinh sát của Đức phát hiện. Mỗi tàu ngầm có hai nhóm để thay nhau vì hành trình như vậy rất mệt.

Trước khi vào bờ biển Na-uy thì chiếc X9 bị đắm. Một vài vết dầu lan trên mặt biển rồi là mất hút. Nó không bao giờ trở về nữa. X8 cũng chịu một số phận như vậy.

Chiều ngày 20 tháng 9 năm 1943, sau chín ngày luồn dưới nước biển, các tàu ngầm còn lại chuẩn bị tiến công; X5, X6, X7 đều rời khỏi các tàu ngầm kéo chúng.

Theo kế hoạch, sau khi tiến công, các tàu ngầm mini phải trở lại với các tàu kéo. Trong lúc các tàu mini tiến công địch thì các tàu kéo ra ngoài khơi chờ đợi ở khu vực đã định.

Thuyền trưởng Pơ-la-xơ kể:

“Khoảng hai mươi mốt giờ mười lăm phút, tôi xem xét lại một lần chiếc tàu ngầm và chúng tôi phải tránh một bãi mìn. Chúng tôi nổi lên mặt nước. Đêm rất yên tĩnh. Phía đông có một dãy núi. Trăng chiếu sáng trên mặt tuyết. Rạng sáng, chúng tôi lại lặn xuống nước và ở dưới nước suốt ngày. Nhìn vào bản đồ, chúng tôi thấy cần phải tiến về phía nam. Hai bên là hai dãy núi, chúng tôi như đi vào một chiếc ống. Ở phần hẹp nhất, chính là nơi tàu Tirpitz thả neo. Trên bản đồ có vẽ các mạng lưới nhưng tôi biết chắc rằng có những lới bọn Đức mới đặt mà chúng tôi không thể biết. Nhưng chúng tôi cố không nghĩ đến những nguy hiểm ấy.

Ngày 21 tháng 9, đêm đến, chúng tôi lại ngoi lên mặt nước. Tôi chờ các tàu khác đến để có thể cùng nhau chiến đấu như đã dự kiến, vào lúc sáu giờ ba mươi phút sáng mai... Tôi băn khoăn chờ đợi nhưng mãi chẳng thấy gì. Vậy thì tôi phải chiến đấu một mình.

Sau đó, trước mặt tôi là mạng lưới chống tàu ngầm đầu tiên. Mạng lưới này tất nhiên phải có một chỗ nào đó để hở vì các tầu tuần tiễu và các tàu nhỏ của Đức phải ra vào luôn. Thế là may mắn, bỗng nhiên chúng tôi đến đúng chỗ ấy và chúng tôi vượt qua. Chúng tôi thoáng thấy một bóng tàu tuần tiễu của Đức và chúng tôi chui ngay xuống nước. Tàu ngầm chúng tôi không xuống quá hai mươi ba mét và bỗng nhiên tôi thấy rõ ràng nó va vào một mạng lưới. Chúng tôi không tiến lên được nữa, mạng lưới rất chắc.

Nhiều phút trôi qua. Nếu các tàu ngầm mini khác mà tôi đoán là đã tiếp cận với Tirpitz, cho mìn của họ nổ thì chúng tôi cũng ăn đòn. Bỗng nhiên tàu của chúng tôi lại được tự do. Chúng tôi nổi ngay lên mặt nước, gần như thẳng đứng. Tôi băn khoăn nhìn vào ống nhòm. Tàu Tirpitz trước mặt chúng tôi, sừng sững như một quả núi, chỉ cách nhau chưa đầy hai mươi mét. Không có mạng lưới nào ngăn cách chúng tôi với nó nữa.

Chúng tôi lại lặn xuống và vào khoảng ba mét chiều sâu thì đụng vào thành tàu Tirpitz, gần dưới chân máy của nó. Chiếc tàu mini lướt nhẹ dưới thân tàu khổng lồ. Chúng tôi thả mìn, sau đó từ từ lùi lại...

Chúng tôi muốn xuống sâu ba mươi mét để tìm lại chỗ chúng tôi đã vượt qua mạng lưới để vào. Nhưng xuống đến mười tám mét chiều sâu thì bị kẹt. Mìn của chúng tôi sẽ nổ sau một tiếng đồng hồ. Sau tám giờ, những chiếc mìn của những tàu ngầm khác cũng đều có thể nổ bất cứ lúc nào. Cần phải vượt ngay hàng rào của mạng lưới. Chúng tôi lại cố gắng nổi lên để cho khoảng cách giữa chúng tôi và nơi mìn nổ càng xa càng tốt. Đúng lúc đó có một tiếng nổ kinh hoàng. Chúng tôi bị bật ra khỏi mạng lưới nhưng thất vọng thấy tàu Tirpitz vẫn y nguyên trên mặt nước. Lúc ấy bọn Đức bắn vào chúng tôi xối xả cả bằng đại bác nhẹ và đại liên. Vỏ tàu chúng tôi bị thủng. Chúng tôi lại buộc phải lặn xuống và đi dưới nước sâu. Nhưng nước theo các lỗ thủng chảy ào vào tàu. Chúng tôi không còn cách nào khác là phải bỏ lại con tàu. Nhưng làm thế nào để ra ngoài? Với tư cách là người chỉ huy; tôi phải nhảy vào nguy hiểm đầu tiên. Tôi cởi áo Pun-lô-vơ trắng ra. Vừa ngoi lên khỏi mặt nước, bọn Đức lại tiếp tục bắn vào con tàu. Tôi thấy ở bên phải có một chiếc cầu con dài. Tôi bơi thẳng đến đó. Đến nơi, ngoảnh nhìn thì chiếc tàu ngầm mini X7 đã biến mất".

Ngoài thuyền trưởng Pơ-la-xơ, một người khác của tàu X7 cũng thoát chết. Ngoài X7 chỉ có X6 là vượt qua được các hàng rào để đặt mìn dưới thân tàu Tirpit. Thuyền trưởng X6 nổi lên quá gần chiến hạm nên bị bắt cùng với cả đội X6 bị đắm.

X10 không đi đến mục tiêu được vì giữa đường máy bị hỏng không sửa chữa được. Nó trở lại chiếc tàu kéo. Sau đó theo lệnh của Luân Đôn, chiếc tàu ngầm mini bị phá bởi vì sắp có bão to.

X5 khi cách Tirpitz gần năm trăm mét thì bị trúng đạn đại bác cực nhanh nên bị đắm. Cả đội không một người nào sống sót.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #19 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2010, 10:53:45 am »

Cuốn sách nhật ký trên tàu Tirpitz đã ghi lại những sự kiện trong buổi sáng ấy như sau:

"22 tháng 9. Mạng lưới chắn mở ra cho các tàu và thuyền kéo qua lại. Trạm nhận tin bận đến bảy giờ. Sự canh phòng bị giảm sút. Ban đêm mọi biện pháp cảnh giới đều tuân thủ đúng lệnh trên. Một hạ sĩ quan thấy bên trong mạng lưới, cách đất liền khoảng hai mươi mét,.một hình đen, tròn, dài, giống một chiếc tàu ngầm. Viên chỉ huy phó và sĩ quan bảo vệ được thông báo có phần hơi muộn, khoảng năm phút vì vật trông thấy được xem là một con cá".

Đô đốc Han May-e, chỉ huy tàu Tirpitz, nhớ lại:

"Ngày 22 tháng 9 năm 1943, chiến hạm của chúng tôi đậu ở phía bắc Na-uy, bên trong mạng lưới chắn. Tôi đang ăn sáng thì vị chỉ huy phó chạy vội đến báo với tôi rằng có một vật giống như một con tàu ngầm nhỏ vừa được phát hiện bên trong mạng lưới chắn. Chính bản thân ông ấy cũng không tin điều đó. Lần này chắc cũng lại là một báo động sai lầm thôi. Đã có biết bao nhiêu lần như vậy rồi? Tôi cũng hoài nghi như ông ta. Dẫu sao thì cũng cần phải ra lệnh báo động ngay. Vị chỉ huy phó bước ra. Một vài giây sau, chuông báo động réo lên. Tôi vội vàng khoác áo ngoài, vị chỉ huy phó trở lại phòng tôi, báo cho biết là đã bắt buộc một chiếc tàu ngầm nổi lên mặt nước. Bốn người Anh đã bị bắt. Người ta đang đem chúng lên tàu.

Sau còi báo động, tất cả mọi người chạy vội về vị trí chiến đấu. Tôi đứng trên cầu tàu. Vừa đi tôi vừa nghĩ xem cần làm gì bây giờ đây. Tôi nghĩ đến những quả mìn đặc biệt. Có lẽ không phải là thuỷ lôi bởi vì khoảng cách ngắn như vậy thì dùng thuỷ lôi không có hiệu quả. Điều tôi có thể làm là chuyển dịch ngay con tàu càng nhanh càng  tốt. Con tàu thả hai neo. Người ta ra sức nhổ một neo; trong vài phút, con tàu đã chuyển ra xa được khoảng từ ba mươi đến bốn mươi mét. Người ta cũng làm như vậy ở phía sau lưng nhưng không làm được ngay. Phía sau dường như chiếc tàu không nhúc nhích được chút nào. Có lẽ đã đến hai mươi phút từ khi có lệnh báo động. Bỗng nhiên, một tiếng nổ khủng khiếp ! Một cột nước khổng lồ tung lên phía trước. Tôi mừng quá, cám ơn Thượng đế, quả mìn đã nổ và bề ngoài hình như chiếc tàu không việc gì. Nhưng sau đó tôi được báo là con tàu có bị hư hại và một quả mìn thứ hai đã nổ ở phía sau, bên dưới chiếc tàu. Tàu Tirpitz bị hư hại nhiều... cần phải sửa chữa lâu. Công việc sửa chữa được tiến hành ngay tại chỗ, ở Na-uy... Nhưng việc sửa chữa kéo dài, chiếc tàu chỉ có thể sẵn sàng làm nhiệm vụ đầu tháng 3 năm 1944, khoảng hơn năm tháng sau khi bị tiến công. Nó lại trở lại hoàn toàn như cũ, hết sức hoàn thiện".

Từ thời gian đó, Tirpitz được giấu kín trong cảng Tơ-rông-xô. Người ta mong rằng dần dà người Anh cũng không quan tâm đến đó nữa. Thật ra trong một thời gian lâu Bộ Tư lệnh Hải quân Anh không nắm rõ được hiện trạng của chiếc chiến hạm khổng lồ ấy. Tàu Tirpitz có bị hư hại nghiêm trọng nhưng không bị đắm và còn có thể hoạt động tốt.

Mặc dầu người ta biết chỗ ẩn giấu nó từ lâu nhưng đến 12 tháng 11 năm 1944 , người ta mới quyết định tấn công. Nó bị oanh tạc bằng loại bom năm tấn được chế tạo đặc biệt. Chiếc chiến hạm bị đánh lật sấp, chổng vó lên trời. Gần một nửa thuỷ thủ đoàn bị vùi chết trong chiếc quan tài thép khổng lồ ấy.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM