Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 08:27:43 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tam giác Trung Quốc - Việt Nam - Campuchia  (Đọc 68566 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #40 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2010, 04:23:59 pm »

XIV. Sống sót kỳ diệu

Tháng 5 năm 1979, lần đầu tiên sau khi chế độ Pol Pot bị lật đổ, tôi tới thăm Campuchia. Đi bằng ôtô từ Tp.Hồ Chí Minh sang Phnom Penh, ấn tượng đầu tiên của mọi người sau khi vượt qua đường biên giới Việt nam – Campuchia trên quốc lộ 1 tại Ba Vẹt là rất nhiều đất trồng trọt bị bỏ hoang. Ngót 25 dặm, xe chúng tôi chạy qua những nơi trước đây vốn là những cánh đồng lúa tươi tốt và những làng quê trù phú dọc theo một con đường hai bên thường có chợ nhóm họp, tíu ta tíu tít, rất ồn ào. Nơi đây lúc này là một vùng đất hoang lạnh như bãi tha ma, không làng xóm, không chợ búa, không cấy hái trồng trọt, chẳng còn đâu những cây thốt nốt duyên dáng rất đỗi điển hình của miền đất này. Chỉ còn những gốc cây trơ trụi. Đây là một phần của “vành đai trắng” do Khme đỏ lập nên theo chiều dài biên giới giữa Campuchia và Việt nam và sâu vào trong nội địa để sao cho cái xã hội “trong sạch” mới mẻ do chúng lãnh đạo, xây dựng nên không bị ô nhiễm về mặt xã hội và chính trị. Vùng đất hoàng này gần như kéo dài tới tận ngoại vi Xvây Riêng trong khu vực “Mỏ vẹt” – tại đây đỉnh tam giác lãnh thổ Campuchia ăn sâu về phía Tp. Hồ Chí Minh 40 dặm.

Trước khi tới thành phố Xvây Riêng vài dặm, chúng tôi gặp những khu đất khoanh trồng hình chữ nhật dài tới 1.000 và rộng 500 thước Anh. Bao bọc quanh những khu đất này là những bức tường đất cao 6 phút (đơn vị đo lượng Anh, tương đương 0,3048m – BT), đã bị mưa gió lâu ngày tàn phá. Phía ngoài một trong những bức tường đất dài hàng ngàn thước Anh đó là một con kênh dẫn nước rộng; phía trong bốn bức tường là những thửa ruộng, mỗi thửa có diện tích chừng 100 thước vuông Anh, ngăn cách với nhau bởi những bờ ruộng theo lối truyền thống cao chừng 30cm. Theo lý thuyết, con kênh này có thể tưới nước cho những thửa ruộng nằm trên cao hơn và nhờ dòng chảy tự nhiên dòng nước sẽ chảy tới những thửa ruộng nắm dưới thấp hơn. Nhờ đó, đồng lúa sẽ được nuôi dưỡng nhờ mực nước được điều tiết là điều cần thiết cho mùa màng bình thường. Nhưng ở vùng đất phẳng từ Svây Riêng tới Phnom Penh, không có hồ chứa nước hoặc lưu vực sông nào cung cấp nước cho các con kênh. Rõ ràng những bức thành đê kè bao quanh không được tính toán kỹ càng; hơn nữa bờ đê kè cũng như bờ ruộng không được đắp, be bờ tốt. Thái độ coi khinh khoa học và máy móc và cũng có thể cả thể lực suy nhược của những người tham gia vào việc đào đắp đê kè nữa, đã để lại những vết tích trên những bức tường thành sụt lở, những bãi nước chỗ thấp chỗ cao – rõ ràng chính những cái này mới tuân theo những quy luật khách quan về vật lý chứ không tuân theo những quy luật chủ quan, do gã chủ nhiệm hợp tác xã địa phương của Khme đỏ bịa ra!

Cảnh điển hình nhất trên đoạn đường từ Svây Riêng tới Phnom Penh là từng nhóm vài người một hầu như chỉ toàn đàm bà và trẻ con, vừa đẩy vừa kéo chiếc xe nhỏ tự làm lấy, trong xe chất vài thứ tài sản đáng thương – mấy manh chiếu, vài ba củ sắn và một cái niêu. Họ đang trên đường trở về nơi mà họ hy vọng sẽ tìm thấy quê cũ, dấu vết của bà con họ hàng. Những bộ mặt tang thương, những thân hình còm cõi. Nói chuyện với họ chính là mở tung ra những uẩn khúc của những nạn nhân đã phải chịu đựng những nỗi thống khổ chưa từng có trong thời đại chúng ta.

Cơn điên khùng vĩ đại của Khme đỏ không chỉ ở việc tạo ra một vùng “vành đai trắng” khổng lồ giữa Campuchia và Việt nam mà còn ở việc chuyển toàn bộ dân cư các tỉnh phía đông giáp giới với Việt nam sáng các tỉnh phía tây giáp giới với Thái lan và ngược lại. Sau khi lật đổ Pol Pot, sắc lệnh đầu tiên của Chính phủ Hêng Xomrin là tất cả mọi người đều được tự do rời trại tập trung, đoàn tụ với gia đình và trở về quê cũ. Đối với những ai nhanh chóng tìm thấy người thân, sẽ có phương tiện chuyên chở bằng môtô. Đại đa số còn lại, phải mất nhiều tuần săn tìm tin tức người thân, ngay cả tại nơi họ bị dồn tới. Do đó họ tranh thủ tự làm lấy một chiếc xe kéo thô sơ, chủ yếu là một cái thùng gỗ đặt trên mất cái bánh xe hình tròn đẽo quan loa bằng gỗ, sau đó kiếm lấy một cái niêu để nấu ăn cho gia đình mình hoặc dùng chung cho vài gia đình cùng cảnh ngộ. Trong khi áp đặt khái niệm của chúng về “xã hội tập thể”, Khme đỏ đã ra lệnh phá tan tất cả những gì đặc trưng cho cuộc sống cá nhân hay gia đình, như nồi niêu chẳng hạn.

Phỏng vấn những nhóm nhỏ gia đình này nhất thiết phải ngắn gọn, tranh thủ khi họ dừng chân ít phút dưới bóng cây bên đường. Họ thường đau xót, nước mắt dàn dụa và líu ríu trả lời những câu hỏi liên quan tới việc vì sao không có đàn ông – “Pol Pot giết hết rồi!”, vì sao chỉ có các bé gái – “Các bé trai bị Pol Pot bắt đi lính rồi!”, và họ hy vọng sẽ tìm thấy gì đó trên đường đi – “Biết đâu sẽ gặp họ hàng hay bạn bè gì đó!”. Nụ cười duy nhất có thể thấy được trên khuôn mặt những người mà sau nhiều tuần lê bước kéo xe, chỉ còn 1 – 2 ngày nữa sẽ về được tới nơi trước kia là làng quê của mình. Tôi không dám tước đi những nụ cười đó, tôi không dám kể cho họ nghe về vùng đất hoang nằm giữa Svây Riêng với đường biên giới Việt nam, nơi ấy chẳng còn dấu vết gì của làng quê nữa.

Những mẩu chuyện ngắn ngủi với những “người lang thang trên đường” này – tôi đã phải đến mức gọi họ như vậy – đã cụ thể hóa những mẩu chuyện giữa tôi và những người Campuchia tị nạn trên đất Việt nam trước đó 5 tháng. Trong câu chuyện do những người tị nạn kể lại, bao giờ cũng có một điểm đáng lưu ý. Vhỉ riêng việc là một người tị nạn đã có nghĩa là anh ta “phải mài một lưỡi rìu” chống lại chế độ mà anh ta đã rời bỏ. Những với những “người lang thang trên đường” này thì vấn đề lại hoàn tòa khác. Chính tôi đang có mặt trên một mảnh đất mà tôi đã từng biết rõ, trên một con đường mà tôi đã từng bao lần quan lại (1). Vết tích về những chùa chiền, trường học, làng mạc bị phá hủy, dấu tích về những cánh đồng lúa cũ, bờ ruộng vẫn có nguyên đó, nhưng đã nhiều năm chẳng hề có cấy trồng, những đê kè sụt lở và những con kênh cạn khô của những khu ruộng mới khoanh vùng, những hình chữ nhật khổng lồ, rõ ràng không làm nên trò trống gì; những giọt nước mắt và những lời kể lắp bắp về những cuộc tàn sát hàng loạt, về chế độ sinh sống ghê tởm và tù túng đến mức không thể tin nổi mà bọn Khme đỏ áp đặt, việc không có đủ những điều kiện tối thiểu cho một cuộc sống bình thường ở Campuchia như tôi đã từng được biết – tất thảy những điều đó đã là một sự xác nhận quá đầy đủ cho tính chính xác, thậm chí còn là nói bới đi, của những gì tồi tệ nhất trong lời kể của những người tị nạn.

Dọc theo con đường Svây Riêng – Phnom Penh, tôi đã dần hiểu ra vì sao các lãnh tụ Khme đỏ đã từng là bè bạn của tôi, ví dụ như Thiun Praxít, từng là đại diện của Khme đỏ tại Liên hợp quốc, hay Iêng Xari, không dám nhìn thẳng vào mắt tôi tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước Không liên kết tại Beograt hồi tháng 7 năm 1978. Dọc theo con đường Svây Riêng – Phnom Penh, trong không khí vẫn còn mùi hôi thối của vụ tàn sát, trên nét mặt mọi người vẫn còn quá nhiều vẻ bi thương.

Một năm sau, tôi tới thăm lại vùng này sau khi Khme đỏ đã bị lật đổ, tháng 5 năm 1980. Cùng đi có vợ tôi – Vétxa và con gái tôi, cháu Anna. Đó là một chuyến đi đầy tham vọng của tôi: đi bằng đường bộ từ Tp.Hồ Chí Minh sang Phnom Penh, như tôi đã từng đi hồi tháng 5 năm ngoái, sau đó tiếp tục đi bằng đường bộ tới Xiêm Riệp để ngắm cảnh đền Ăngko gần đó – chúng tôi đã từng biết nơi này nhưng Vétxa và Anna chưa được đến đây kể từ khi có các cuộc tàn sát hàng loạt của Khme đỏ. Một phần lý do của cuộc đi đường dài bằng đường bộ này là một nhà làm phim người Úc đang làm một bộ phim về 40 năm làm báo của tôi – một bộ phim vừa có tính hồi tưởng vừa có tính thời sự. Do những trận bom B52 của Mỹ và do chính sách của Khme đỏ tập trung vào việc phá hủy chứ không bảo dưỡng đường xá, nên chuyến đi của tôi quả là vất vả.

Tới Kông pông Kđếch, cách Xiêm Riệp chừng 20 dặm, một trong hai xe của chúng tôi bị thủng săm. Vừa qua khỏi một trong những chiếc cầu được xây dựng từ thời Ăngco, chúng tôi phải dừng lại để thay bánh xe. Khi chúng tôi tiếp tục chuẩn bị đi Xiêm Riệp, một sĩ quan bộ đội Việt nam xuất hiện, gần như vừa đi vừa chạy. Anh kéo tôi và người phiên dịch Việt nam từng được đào tạo tại Úc tên là Nhu sang một bên và nói: “Các bạn không được đi tiếp. Chúng tôi vừa thu được một bức điện vô tuyến của một tên gián điệp Khme đỏ nào đó ở đây, đánh đi cho một trong những căn cứ tiền phương của chúng ở vùng Xiêm Riệp rằng các bạn đã tới đây. Bức điện này cũng nêu chi tiết về chiếc xe minibus của các bạn. Hãy nghỉ đêm tại đây, ở đây an toàn hơn. Khi đó chỉ còn khoảng nửa giờ nữa là mặt trời lặn”. Tôi phản đối vì chúng tôi dự tính ngày hôm sau sẽ phải làm việc cả ngày ở Ăngko và kế hoạch làm việc sau đó cũng rất xít xao. Nhưng tôi cũng biết rằng một phần chặng đường Kông pông Kđếch – Xiêm Riệp có rừng rậm hai bên. “Sáng sớm mai chúng tôi sẽ cử một đội tuần tra – người sĩ quan nói – và nếu mọi việc yên ổn, các bạn có thể lên đường lúc rạng sáng. Nhưng giữa lúc trời sắp tối này, các bạn không được liều lĩnh đi tiếp đến Xiêm Riệp”. Và thế là vấn đề đã được quyết định.

Ngày hôm sau, chúng tôi làm phim ở Ăngko. Một trong những cảnh được quay là một cuộc phỏng vấn Vétxa ngay tại khu 5 ngọn tháp của Ăngko Vát. Trong số nhiều điều đã nói, Vétxa phát biểu: “Khi tôi tạm biệt chồng tôi trước khi ông ấy lên đường trong những chuyến đi thường xuyên của mình, quả là tôi không hề biết liệu tôi có được gặp lại ông ấy nữa hay không. Nhưng đó đúng là một diễm phúc”. Sáng sớm hôm sau, chúng tôi chia tay nhau.Vétxa và Anna trở lại Phnom Penh, rồi theo con đường kinh khủng chúng tôi đã đi từ Phnom Penh sang Tp.Hồ Chí Minh, sau đó đi bằng máy bay ra Hà nội, sang Băng cốc rồi lên chuyến bay đã đặt trước về Paris. Cùng với đoàn làm phim, tôi phải tiếp tục hành trình theo một con đường khác chạy dọc sườn phía nam Tông lê Sáp (Biển Hồ) qua Bát tam bang, Puốc xát và Kông pông Chơnăng trở lại Phnom Penh để làm tiếp một ít phim nữa ở đó.

Trước giờ hoàng hôn ngày 7 tháng 5, khi đi tới một nơi cách Phnom Penh khoảng 40 dặm, đột nhiên có tiếng súng. Miệng thét lên: “Nằm xuống!”, tôi làm mẫu nép mình sát xuống sàn chiếc xe minibus Chevrolet. Gần như đồng thời, tôi cảm thấy máu chảy xuống tay tôi. Đó là máu của anh lái xe người Việt Phạm Văn Muộn khi đó đang ở sát phía trước tôi. Tất cả mọi người – chủ nhiệm phim David Bratbery, phụ trách quay phim Peter Levi, phụ trách âm thanh Gim Grand, phiên dịch người Việt Nhu và cán bộ hướng dẫn người Campuchia Xari, tất cả đều nằm dán xuống sàn xe trong khi đạn bắn như mưa vào chiếc xe minibus. Bratbery, người cuối cùng nằm xuống, mắt liếc nhìn xem tiếng súng từ đâu tới và trông thấy một đàn ông, khăn quấn trên đầu, đang nấp sau mấy tảng đá lớn bắn ra. Rồi một tiếng nổ lớn và chiếc minibus khẽ nảy lên. Thế là hết, tôi nghĩ. Một cú “direct” của vũ khí hạng nặng.

Trước sự kinh gạc của tôi, chiếc minibus vẫn chạy mặc dù máu nóng vẫn chảy xuống ngày càng nhanh, tôi thấy tay của anh lái xe Muộn vẫn nắm chắc vôlăng. Một viên đạn trong loạt đạn đầu tiên đã bắn xuyên qua gò má anh, những viên đạn tiếp theo bắn vào cổ và vai anh; nhưng tay lái cua anh vẫn không hề loạng choạng cho tới tận khi anh đưa chúng tôi thoát khỏi trận địa. Đạn bắn từ phía bên phải sang, nên anh là người duy nhất có khả năng chết vì cánh của xe duy nhất bên tay trái là cửa của lái xe. Bên trái có một gò dốc đứng, đáng ra anh đã có thể nhảy xuống thoát thân, nhưng anh không làm như vậy. Anh đã cứu mạng chúng tôi và xe chỉ dừng lại khi chúng tôi tới một chốt quân sự của bộ đội Việt nam ở bên đường. Tại đó, chúng tôi đưa anh ra khỏi ghế lái xe và sơ cứu cho anh.

Khi chiếc minibus tới bến đò, một đội tuần tra hỗn hợp Campuchia – Việt nam đã được phái đến nơi xảy trận phục kích (2). Trận đánh diễn ra và 2 tên Khme đỏ bị giết, 17 tên khác bị bắt. Hình như chỉ có 1 tên trong nhóm 20 tên chạy thoát. Trong số những tên bị bắt, có tên chỉ huy. Tên này khẳng định rằng mục tiêu của trận phục kích là “làm thịt Bớcsét”. Tôi chấp nhận lời khai này như một sự thừa nhận chính thức rằng tôi tố cáo một cách có hiệu quả chế độ Pol Pot – Iêng Xari cùng những kẻ hậu thuẫn cho nó.

Nhà làm phim Bratbery tiếp quản tay lái. Và nhờ tài lái xe tuyệt vời của anh, Muộc đã được phẫu thuật cấp cứu tại một bệnh viện ở Phnom Penh vài giờ sau cuộc phục kích. Mặc dù máu chảy ra nhiều ở miệng và mũi, anh Muộn vẫn không ngớt than thở việc Bratberi cho xe chạy nhanh quá, mãi tới khi chúng tôi đưa anh xuống xe vào viện. Về sau các bác sĩ cho biết chỉ cần trậm trễ chừng nửa giờ nữa thì anh cũng phải trả giá bằng cả sinh mạng của mình!
Hôm sau, tại bệnh viện, Phạm Văn Muộc giải thích rằng tiếng nổ to mà tôi tưởng có nghĩa là “mọi sự đi tong” chính là một phát đạn chống tăng B40 – một trong 6 phát đạn lần lượt nhằm bắn vào chiếc minibus mà anh đã trông thấy qua chiếc gương chiếu hậu. Ngay trước khi phát đầu tiên phát nổ thì anh đã đột ngột nhấn hết ga trước khi phát thứ 5 đã tới gần một cách nguy hiềm.

Bảy tháng sau tôi phỏng vấn Phạm Văn Muộn, khi đó đã hoàn toàn bình phục và đã được phong anh hùng vì đã cống hiến tận tụy và dũng cảm cho nhiệm vụ của mình. Tôi còn nhớ rằng anh đã phàn nàn việc Bratberi lái xe quá nhanh khi đưa anh tới bệnh viện và tôi hỏi anh vì sao? Anh đáp: “Lốp của chiếc xe Chevrolet đó là lốp của Nga, nên không khớp lắm. Tôi có trách nhiệm phải giữ gìn cẩn thận xe của Công ty Du lịch. Ngay khi nhấn hết ga để tránh phát đạn B40 thứ 6 là tôi đã đánh liều với mấy chiếc lốp đó rồi”.

Trong chuyến viếng thăm của tôi tháng 12 năm 1980, tôi hiểu rằng sự “sống sót kỳ diệu” của đoàn làm phim và của bản thân tôi có ý nghĩa lớn hơn bình thường. Thất bại trong việc “làm thịt Bớcsét” thể hiện một bước ngoặt có tầm quan trọng chiến lược. Không lâu sau những phát súng nhằm vào xe chúng tôi là trận phục kích một đoàn tầu trên một địa hình tương tự. Một trăm tám mươi người Campuchia bị giết. Cả hai trận phục kích đều được tính là những phát súng mở đầu cho một cuộc phản công mùa mưa năm 1980, trong đó Khme đỏ hy vọng chứng minh rằng chúng không chỉ chiếm lại và giữ được những vùng lãnh thổ chạy dọc theo biên giới Thái lan mà còn duy trì được các căn cứ du kích ở sâu trong lãnh thổ Campuchia. Việc hạ gục Bớcsét ở một nơi chỉ cách Phnom Penh có 40 dặm ắt phải là một minh chứng hùng hồn biết nhường nào! Bọn tấn công cũng chỉ trượt có vài milimét. Nếu viên đạn xuyên qua gò má Muộn ăn cao lên một chút thì chắc nó đã làm vỡ tung đâu anh và khi đó thì chẳng còn gì cứu nổi chúng tôi khỏi hủy diệt bởi những phát đạn B40. Thông thường dân làng chỉ cho thấy bọn phục kích từ đâu tới và sau đó rút về đâu, nên chúng đã bị tiêu diệt. Những tên đã phục kích đoàn tầu nọ vài tuần sau đó cũng chịu chung số phận. Cuộc phản công mùa mưa năm 1980 không bao giờ có thể diễn ra được vì các lực lượng an ninh nhân dân địa phương đã phát triển ở cấp xã và huyện, tới mức họ có thể đối chọi với bọn Khme đỏ thâm nhập hoặc ít nhất cũng có thể chỉ rõ nơi ẩn náu của chúng cho bộ đội Việt nam.
(...)
Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #41 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2010, 04:24:21 pm »

Đem liên hệ sự sống sót của cá nhân tôi với sự sống sót của nhân dân Campuchia, rõ ràng chỉ là một chút xíu của một hình ảnh tượng trưng, xây dựng trên cơ sở những thất bại liên tục của Khme đỏ trong việc tấn công các mục tiêu. Nhưng sự “sống sót kỳ diệu” của nhân dân Campuchia được thể hiện một cách hết sức hiển nhiên trong cuộc đi thăm của tôi hồi tháng 11 và 12 năm 1980 và không thể đem sự sống sót kỳ diệu ấy mà quy cho vài phát súng bắn tồi của bọn tàn quân Pol Pot – Iêng Xari. Trước hết, có được nó là do “ý chí tồn tại” của nhân dân Campuchia, được sự ủng hộ quốc tế to lớn. Những thay đổi về tình hình trong 4 cuộc viếng thăm đầu tiên của tôi thật là lớn lao. Một sự đánh giá tóm tắt về tiến bộ theo hướng sinh tồn mà tôi đã thấy được trong những cuộc viếng thăm đó, chắc sẽ phải bao gồm cả những nội dung dưới đây:

Tháng 5 năm 1979 - Ấn tượng chủ yếu của tôi là về “những người làng thang trên đường”. Những nhóm nhỏ hầu như toàn đàn bà vè trẻ em, người đẩy người kéo những chiếc xe thô sơ ngang dọc trên khắp đất nước Campuchia về hướng làng quê cũ, hy vọng tìm lại được những người thân còn sống sót. Khi tôi phỏng vấn tân Chủ tịch Hêng Xomrin, ông đã xác định những nhiệm vụ ưu tiên của Chính phủ ông là làm cho gia đình đoàn tụ, mọi người trở về quê cũ, trường học và chùa chiền mở cửa trở lại và cuộc sống trở lại bình thường.

Tháng 8 năm 1979 – Tư liệu về những ký ức khủng khiếp của quá khứ đã được trình bầy tại phiên tòa xử vắng mặt Pol Pot và Iêng Xari về tội diệt chủng. Các bác sĩ phương Tây và một nhóm bác sĩ Campuchia còn sống sót đang thảo luận xem phải chăng việc phụ nữ Campuchia bị mất khả năng sinh đẻ do những căng thẳng về tâm lý và thể xác, là không thể đảo ngược được. Hai nhà làm phim người Anh, Giôn Pingơ và Davidt Monro, làm một bộ phim mô tả sự khủng khiếp về những gì đã diễn ra và phê phán gay gắt thái độ thờ ơ lãnh đạm của các tổ chức cứu trợ quốc tế.

Tháng 5 năm 1980 – Viện trợ quốc tế đã tới và đang được phân phát với số lượng có giá trị thức sự ở những nơi cần thiết, bất chấp một chiến dịch trong đó một số giới nào đó trên báo chí phương Tây đòi làm ngược lại. Những cuộc điều tra tại chỗ của tôi cũng như những cuộc phỏng vấn các cơ quan cứu trợ quốc tế đã chứng minh rằng, những lời tiên đoán của CIA về một trận đói thảm thương cũng như những lời cáo buộc rằng thóc giống đang bị tuồn cho người Việt nam hoặc đang bị những người Campuchia sắp chết đói đem ăn, là hoàn toàn sai trái. Đoàn làm phim của David Bratberi trong suốt chuyến đi dài hàng ngàn kilômét khắp đất nước này, đã lấy hình ảnh về một đứa trẻ sơ sinh làm sự kiện chính cho bộ phim. Nếu có trẻ em ra đời, nếu thóc lúa được gieo cấy, thì dân tộc này có thể sống sót và hồi sinh được. Cách nhìn nhận như vậy đã được nhấn mạnh thêm trong bộ phim thứ hai của Pingơ Monro, quay tháng 6 năm 1980. Bộ phim đã diễn tả một cách rất thuyết phục tính có hiệu quả của viện trợ quốc tế bên trong Campuchia, nhưng cũng phê phán mạnh mẽ một tỷ lệ khá lớn viện trợ nhân đạo đang bị tuồn đi để tăng nhuệ khí cho các lực lượng tàn quân Khme đỏ trên vùng biên giới Thái lan – Campuchia.

Tháng 11 – 12 năm 1980 – Ý chí tồn tại đã chiến thắng. Đến cuối năm, người ta sẽ thu hoạch được 1,3 triệu hécta lúa. Các cơ quan cứu trợ quốc tế tập hợp 32 tổ chức viện trợ dưới sự điều phối chung của Unicef và Oxfam tin rằng, triển vọng chấm dứt cuộc khủng hoảng lương thực sáng sủa tới mức chưa từng có, có thể ngừng viện trợ lương thực lại, chuyển sang những tiến hành những hình thức viện trợ chuyên ngành hơn – phúc lợi trẻ em, y tế, phúc lợi cho nông thôn và các loại dịch vụ xã hội khác mà các cơ quan này thường tiến hành theo truyền thống. Dân số Phnom Penh đã tăng từ 7.000 người (tháng 5 năm 1979) lên khoảng 350.000 người. Chợ búa mọc lên khắp nơi và tiền tệ phát hành mấy tháng trước đây đã được lưu hành rộng rãi. Nghành ngư nghiệp của một trong những vùng nước phong phú về cá nhất thế giới đã được phục hồi. Và quan trọng hơn tất thảy, khắp mọi nơi đều thấy mẹ đang cho con bú. So với bất kỳ vùng đất nào tôi đã từng đi qua trong 40 năm làm báo của mình, mật độ nụ cười trên một kilômét vuông ở Campuchia lớn hơn cả. Sự khác biệt so với tháng 5 năm 1979 quả là một trời một vực.

Những ấn tượng thu nhận được bằng mắt nhìn của tôi tại một khu chợ ở thành thị và nông thôn, trên đồng lúa, tại khu vực đánh cá dọc sông Tông Lê Sáp được xác nhận qua các cuộc phỏng vấn các cán bộ cao cấp Campuchia, các nhân viên cứu trợ quốc tế và nhiều người khác. Sự phát triển tới nay có tầm cỡ đáng kinh ngạc. Như vậy không có nghĩa là trong những năm tới không cần phải khắc phục những vấn đề to lớn. Nhưng những vấn đề này trong những lĩnh vực khác, không liên quan tới sự sống còn của cả dân tộc Campuchia. Số liệu ước tính bi quan nhất cho thấy Campuchia vẫn có thể còn cần khoảng 200.000 tấn gạo nhập từ các nguồn bên ngoài cho năm 1981. Nhưng từ năm 1982 trở đi, đất nước có thể xuất khẩu những lượng gạo đáng kể. Nỗ lực quốc tế là đáng kể và có tính quyết định, nhưng nỗ lực ấy sẽ trở nên vô dụng nếu khống có “ý chí sinh tồn” của nhân dân Campuchia như đã từng được nhấn mạnh.

Ấn tượng chung cho đến cuối năm 1980 là Campuchia đã thu được những thành tựu to lớn trong nhiều lĩnh vực, đầu tiên phải kể đến lĩnh vực an ninh. Chính sách ân xá hoàn toàn, trừ một nhóm cầm đầu Khme đỏ - dĩ nhiên bắt đầu từ Pol Pot và Iêng Xari, hai tên này đã bị kết án xử tử hình vắng mặt tại phiên tòa xét xử tội ác diệt chủng tháng 8 năm 1979 – đã có tác dụng quyết định đối với vấn đề an ninh. Tôi cam đoan rằng lính Khme đỏ ngày càng về trình diện nhiều hơn và đang hòa nhập trở lại với làng quê mình. Tôi được nghe kể về nhiều trường hợp trong đó các nhóm lính từ căn cứ của chúng ở biên giới Thái lan, tới làng để thi hành nhiệm vụ tập kích, nhưng bị ngỡ ngàng bởi sinh hoạt bình thường và sự trù phú ngày càng tăng lên của cuộc sống làng quê, tới mức chúng phải cử phái viên vào làng đàm phán xin hàng. Đôi khi việc đầu hàng được tiến hành ngay tại chỗ, cũng có khi chúng quay về căn cứ thuyết phục đồng ngũ cùng về trình diện thành những nhóm đông. Hiển nhiên đây là kết quả vận dụng kinh nghiệm binh vận của Việt nam bằng chính sách khoan hồng cho tất cả trừ những tên đầu sỏ. Tất nhiên, khó mà tiêu diệt được những căn cứ còn lại của Khme đỏ hiện nằm rải rác trên biên giới Campuchia – Thái lan mà không vi phạm lãnh thổ Thái lan trong những cuộc tấn công vu hồi trên phạm vi lớn. Đây là điều mà các lực lượng Việt nam – Campuchia miễn cưỡng phải làm. Việc tiêu diệt những ổ tàn quân Khme đỏ - chẳng hạn như những ổ tàn quân đã tổ chức cuộc phục kích gần Kông pông Chơnăng – chủ yếu được thực hiện bằng những biện pháp chính trị binh vận chứ không phải bằng biện pháp quân sự.

Các đơn vị dân quân địa phương Campuchia ngày càng lớn mạnh và trực tiếp xử lý nhiều vấn đề liên quan tới an ninh nội địa. Người Việt nam rút ra khỏi khu vực nào thì các đơn vị địa phương Campuchia này có thể tiếp quản và xử lý bất kỳ mối đe dọa nào của các lực lượng thù địch. Ở đất nước có nhiều rừng rậm và núi non như Campuchia, các nhóm biệt kích có thể tìm được nhiều nơi ẩn náu trong một thời gian dài. Nhưng không được sự ủng hộ của nhân dân, chúng sẽ ngày càng gặp nhiều khó khăn trong hoạt động, bổ sung nguồn tiếp tế hoặc thu thập tin tức tình báo. Tôi được nghe kể rằng có nhiều trường hợp, gia đình họ hàng cùng các nhóm dân quân vào những nơi ẩn náu trong rừng kêu gọi chồng con, anh em trở về quê hương (lại thêm một phương pháp vận động binh vận mà Việt nam là bậc thầy). Chủ trương này bắt đầu có tác động đồng loạt, đều khắp và chắc chắn sẽ ngày càng có hiệu lực một khi tình hình kinh tế trở nên ổn định.

Một thành công nữa là trên lĩnh vực củng cố an ninh chính trị. Mặt trận Cứu nước đang hoạt động ở cấp tỉnh và huyện, với các tổ chức chân rết trong thanh niên và phụ nữ đang được hình thành ở cấp xã. Từ các thành viên trong Mặt trận và các tổ chức quần chúng, chắc chắn là người ta đang lựa chọn những người hoạt động xuất sắc nhất để kết nạp làm đảng viên cho một Đảng Cộng sản mới. Cuối tháng 5 năm 1981, đại hội thành lập một đảng mới đã được tiến hành ở Phnom Penh. Để duy trì tính liên tục và phân biệt với bọn Khme đỏ tiếm quyền, đại hội này được gọi là Đại hội lần thứ tư của Pracheachon (Đảng Nhân dân Cách mạng).

Dựa trên những kinh nghiệm cay đắng tới mức không thể tin nổi của quá khứ, cơ cấu của một xã hội Campuchia mới, tiến bộ đang được hình thành. Đó là một tiến trình không thể đảo ngược được, dù cho Mỹ, Trung quốc đe dọa hay dù cho có những lá phiếu được thanh toán bằng dollards dành ghế cho Pol Pot tại Liên hợp quốc, cũng không thể tác động nổi. Đó sẽ là một xã hội xã hội chủ nghĩa bởi lẽ không còn có sự lựa chọn nào khác. Ngay cả những tội ác ghê tởm mà bọn Khme đỏ phạm phải nhân danh “cách mạng” và “chủ nghĩa xã hội” cũng không thể làm cho dân tộc này chống lại hình thái tổ chức “cuộc sống xã hội chủ nghĩa”, “tập thể trong sản xuất, cá nhân trong sinh hoạt” là khẩu hiệu mà người ta được nghe thường xuyên hơn cả. Tình trạng bờ ruộng bị phá đã làm cho nông dân không thể tìm thấy ranh giới phân chia ruộng đất trước kia của họ. Và tỷ lệ lao động nam giới bị giết cao tới như vậy làm cho hình thức canh tác đất đai tập thể của những nhóm gọi là “tổ đoàn kết” vừa có tính logic vừa được mọi người chấp nhận. Tương tự như vậy, việc giết hết các nhà tư bản và chủ nhà máy trước đây làm cho người ta không còn sự lựa chọn nào khác – ngay dù cho muốn lựa chọn cũng vậy – ngoài một hình thái điều hành và sở hữu tập thể nào đó đối với các xí nghiệp này. Thậm chí dưới thời Sihanuc, phần lớn nào công nghiệp nào tồn tại, kể cả lĩnh vực Ngân hàng và xuất nhập khẩu, cũng đều do Nhà nước quản lý. Điểm yếu trong những ngày đó là: hầu hết bộ phận gián tiếp trong các xí nghiệp quốc doanh là những công chức đồi bại, coi việc được giữ vị trí quản lý là một ân huệ và tìm mọi cách tuồn lợi nhuận vào các tài khoản của bản thân mình. Mặc dù người ta luôn đoan chắc rằng có cơ chế kiểm soát “từ dưới lên” cũng như “từ trên xuống” nhằm hạn chế tình trạng tham nhũng và phá hoại tài sản công cộng.

Việc bọn Pol Pot thủ tiêu bộ máy quản lý và công nhân kỹ thuật lành nghề, thậm chí bất kỳ ai biết chữ, đã gây khó khăn ghê gớm cho việc tìm kiếm nhân sự và xây dựng bộ máy quản lý và vận hành các nhà máy xí nghiệp và các cơ sở kinh tế khác. Như vậy có nghĩa là, trong nhiều vấn đề, gánh nặng mà người Việt nam phải chịu sẽ còn tiếp tục nhiều năm nữa. Vai trò quân sự thiết yếu của bộ đội Việt nam trong việc ngăn ngừa Khme đỏ quay trở lại hiện nay đã được thế giới bên ngoài lận lượt thừa nhận, ít nhất là những người có thàm gia vào những hoạt động nhân đạo trong vùng; nhưng người ta còn ít biết đến mức độ viên trợ của Việt nam trong lĩnh vực kinh tế, y tế và các lĩnh vực khác nữa. Chinh các kỹ sư và công nhân Việt nam đã sửa chữa những tuyến đường giao thông chính để chuyên chở viện trợ quốc tế, đã xây dựng lại hàng trăm chiếc cầu, đã khôi phục tuyến đường sắt Phnom Penh – Kôngpông Xom và Phnom Penh – Bát tam bang hoạt động trở lại. Chính người Việt nam đã khôi phục lại 60 nhà máy đầu tiên ở Phnom Penh và một số nhà máy ở các thị xã trở lại sản xuất, đã xây dựng và trang bị lại cho các bệnh viện tỉnh và huyện (tổng cộng 3.600 giường tính đến tháng 6 năm 1980), cung cấp 400 cán bộ y tế, trong đó có 200 bác sỹ cùng hàng ngàn y tá và dược sĩ. Tất cả những thực tế này, cộng thêm 140.000 tấn lương thực và thóc giống (đã cung cấp đến cuối tháng 6 năm 1980) là một phần trong số những nỗ lực cứu trợ của Việt nam.

Tháng 5 năm 1979, khi tôi tới thăm Campuchia, ông Ngô Điền (khi đó là trưởng đoàn cố vấn Việt nam sau đó là đại sứ rất có uy tín của Việt nam tại Phnom Penh) đã trình bầy vắn tắt với tôi về sự hủy diệt khủng khiếp trên con người và cơ sở vật chất do chế độ Pol Pot gây ra, cũng như những hậu quả lâu dài của tình hình đó đối với nhân dân Campuchia. Ông kết luận:

“Chúng tôi sẽ phải hy sinh nhiều để giúp họ và chúng tôi sẽ làm như vậy. Nhưng một vấn đề to lớn, lâu dài do tình trạng gần như thiếu hoàn toàn cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật có thể dẫn đến nguy cơ chúng tôi phải xây dựng lại đất nước này theo kiểu Việt nam chứ không theo kiểu Campuchia. Trong tương lai, nguy cơ này sẽ làm tăng thêm nhiều vấn đề. Do vậy, chúng tôi phải cực kỳ thận trọng trong cung cách xử lý hàng viện trợ của chúng tôi và hơn hết là phải cực kỳ thận trọng trong mối quan hệ giữa các chuyên gia và kỹ thuật viên của chúng tôi với những người Campuchia mà chúng tôi sẽ đào tạo để rồi cuối cùng họ phải tự mình làm lấy”.

Ý kiến chung của những đại diện các cơ quan cứu trợ quốc tế mà tôi đã có dịp nói chuyện là, Việt nam không chỉ đóng một vai trò sống còn trong “sự hồi sinh kỳ diệu” của nhân dân Campuchia mà họ còn thể hiện vai trò ấy một cách vô tư trong sáng, đúng với những lo lắng mà ông Ngô Điền đã nói.

Dân tộc Campuchia đang vật lộn để lại tự mình đứng lên trên đôi chân của chính mình và hiệu quả của sự hợp tác quốc tế đã tạo điều kiện giúp cho dân tộc này đứng được. Các cơ quan viện trợ phương Tây thuộc những chính kiến khác biệt nhất đang cùng làm việc với nhau và cùng với các cơ quan viện trợ của Liên xô, Việt nam và các nước xã hội chủ nghĩa khác theo tinh thần hợp tác quốc tế, vượt qua mọi ngăn cách về tư tưởng và dân tộc – đó là một thông điệp đầy triển vọng về tương lai của toàn thế giới.
-------------------------------------------------
Chú thích
1. Cảnh nơi phục kích – trong chừng mực được đưa vào phim – là đoạn chót trong cuốn phim tư liệu của David Bratberi về tác giả nhan đề “Kẻ thù chung số một”. Phim này được chiếu lần đầu tiên tại Liên hoan phim Úc tồ chức tại Sydney (Úc) ngày 8 tháng 1 năm 1981 và sau đó được chiếu tại Liên hoan phim quốc tế ở Can (Pháp). Phim đã được một giải nhì tại Lien hoan phim tư liệu ở Bantimo (Mỹ) tháng 4 năm 1981, một giải nhất tại Liên hoan phim tư liệu Mỹ tổ chức tại New York tháng 6 năm 1981 và cũng trong tháng đó, được giải nhất tại Liên hoan phim tư liệu Úc tổ chức tại Sydney.

Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #42 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2010, 04:30:43 pm »

XV. Tái bút

Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hạnh làm Tham mưu trưởng quân đội Sài gòn trong có hai ngày. Ông ta được tướng Dương Văn Minh (Minh lớn) chỉ định vào cương vị này khi tướng Minh lớn nhận chức Tổng thống chính quyền sài gòn vào chiếu ngày 28 tháng 4 năm 1975. Sáng sớm ngày hômn sau, Nguyễn Hữu Hạnh báo cáo với Tổng thống của ông ta rằng tình hình quân sự là tuyệt vọng và sẽ là vô ích nếu cứ cố chống lại việc các lực lượng của Quân đội Nhân dân Việt nam đang tiến vào Sài gòn, nơi mới được đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Hữu Hạnh khuyên trong tình thế này nên có một tuyên bố trên đài phát thanh cho lính ARVN (Quân lực Việt nam Cộng hòa). Người ta đã làm như vậy và tránh đổ nhiều máu vô ích.

Gần sáu năm sau, Nguyễn Hữu Hạnh – người đã trực tiếp công bố lệnh cho binh lính Sài gòn hạ vũ khí ngày 30 tháng 4 năm 1975 – đã tiết lộ một tình tiết khác thường diễn ra vào khoảnh khắc cuối cùng trước khi đầu hàng.

“Trong khi Tổng thống (Dương Văn Minh – BT) đang ghi âm bài diễn văn “chấm dứt cuộc chiến” trong phủ Tổng thống để đem phát thanh ngay lập tức trên đài phát thanh Sài gòn, thì một “nhà báo” Pháp xuất hiện đòi tôi phải thu xếp cho ông ta phỏng vấn Tổng thống về một vấn đề cực kỳ khẩn cấp. “Ngay tức khắc!” Hóa ra ông ta nguyên là tướng Phrăngxoa Vanuyxem (1). Khi đó là 9 giờ sáng ngày 30 tháng 4 và tôi đề nghị ông ta chờ tới khi Tổng thống gi âm xong bản thông điệp gửi quốc dân đã.

Sau khi ghi âm xong, Tổng thống tiếp ông ta và câu đầu tiên của Vanuyxem là: “Tôi vừa từ Paris tới đây. Ở đó tôi đã gặp những nhân vật quan trọng, kể cả những nhân vật trong Đại sứ quán Trung quốc. Mọi người đều nhất trí cho rằng điều tốt lành đối với các ông là tiếp tục tố cáo Mỹ, nhưng nên theo lập trường của Trung quốc. Nếu các ông thực hiện được điều này, người Trung quốc sẽ gây áp lực với Hà nội để có một giải pháp bằng thương lượng. Tuy vậy, các ông phải chiến đấu thêm 25 giờ nữa”. Sau đó ông ta giải thích những biện pháp kỹ thuật để có thể liên hệ với Bắc kinh. Minh lớn từ chối, nói rằng cần phải chấm dứt đổ máu ngay lập tức. Cần hiểu rằng những người như Minh lớn và bản thân tôi cũng như nhiều người khác có cùng địa vị xã hội và nghề nghiệp như chúng tôi ở Nam Việt nam đều sợ Trung quốc và đều sợ Bắc Việt nam, vì chúng tôi nghĩ Hà nội hoàn toàn nằm dưới ảnh hưởng của Bắc kinh. Tôi đã chờ đợi bị người lính đầu tiên ào vào dinh Tổng thống bắn chết, nhưng anh ta không bắn tôi mà lại bảo tôi chỉ cho biết lối gần nhất lên cột cờ. Rồi sau đó, tôi rất xúc động về cuộc gặp gỡ đầu tiên của tôi với tướng Trần Văn Trà, chỉ huy các lực lượng Quân đội Nhân dân Việt nam. Câu nói đầu tiên của ông tá là: “Giữa chúng ta không có ai là kẻ thắng người thua. Dân tộc Việt nam là ngưới chiến thắng”. Mặt khác tôi thấy choáng váng trước việc Trung quốc định dùng tướng Vanuyxem làm người môi giới để thuyết phục chúng tôi tiếp tục cuộc tàn sát của người Việt nam đối với ngưới Việt nam. Vì quyền lợi của ai đây nhỉ?”(2)


Một người khác nữa đã được chứng kiến tại chỗ ít nhất là một số trong số những sự kiện mà Nguyễn Hữu Hạnh kể đến, là nhà báo người Ý, ông Tidianô Técdani. Sau khi miêu tả bầu không khí trong khách sạn Caravelle của Sài gòn, nơi Dương Văn Minh ra tuyên bố đầu hàng, ông ta viết:

“Chương trình phát thanh tin đầu hàng đã bị trễ 5 phút do lúc 9 giờ 50 phút, ngay khi tướng Minh chuẩn bị cử một trong các sĩ quan của ông (Nguyễn Hữu Hạnh – TG) đem theo bài ghi âm tới đài phát thanh, thì tướng Vanuyxem, cái di vật của nước Pháp thực dân tới. Một lần nữa, ông ta thuyết phục vị Tổng thống không nên đầu hàng, mà nên phát đi lời kêu gọi người Trung quốc và người Nga can thiệp vào. Tướng Minh lắng nghe ông ta, rồi vừa nói: “Ừ, được, được” vừa ra lệnh cho viên sĩ quan nọ cứ đi”(3).

Tất cả những gì trên đây rất có khả năng làm cho người ta nhớ lại những ý đồ trước đây 21 năm của Ngoại trưởng Mỹ Phốtxtơ Đalét thuyết phục người Pháp không nên đầu hàng ở Điện biên phủ và không nên thương lượng chấm dứt chiến tranh tại Giơnevơ năm 1954 (thậm chí Đalét còn đề nghị sử dụng 1 – 2 quả bom nguyên tử để giúp người Pháp tại Điện biên phủ). Đalét đã không thể ngăn ngừa nổi thất bại của người Pháp. Khi người Pháp bị buộc phải rút ra khỏi Đông dương, Mỹ đã quyết định phải “lấp chỗ trống” bằng cách kéo tới thay chân người Pháp.

Sứ mạng của Vanuyxem và sau đó là cuộc can thiệp của Trung quốc vào cả ba nước Đông dương thời thực dân đủ để cho thấy rằng các quốc gia đế quốc chủ nghĩa không phải là những quốc gia duy nhất không thích “những khoảng trống quyền lực”. nếu Mỹ thất bại trong âm mưu thay thế Pháp, thì Trung quốc sẽ thay thế Mỹ. Tôi đã buộc phải đi đến kết luận như vậy khi điều tra, nghiên cứu tình hình quan hệ Việt nam – Trung quốc – Campuchia. Đó là một thực tiễn đau buồn về nguyên nhân của tấn thảm kịch những gì đã diễn ra ở Campuchia.

Người đầu tiên đưa ra lập luận về việc Trung quốc sẵn sàng chiến đấu chống Mỹ “tới người Việt nam cuối cùng” chính là Đại sứ Nam tư tại Bắc kinh, lập luận này được Jean Santeny một thời là Thống đốc của Pháp ở Đông dương khẳng định lại. Khi đó, tôi và những người “theo dõi tình hình Việt nam” thân Trung quốc giận dữ phủ nhận. Nhưng về sau, lập luận này đã được chứng minh là quá đúng. Và khi không thể ép Viêt nam ngừng giáng cho chế độ Sài gòn được Mỹ hậu thuẫn đòn dứt điểm, Bắc kinh chuyển sang chiến lược ra sức đánh Việt nam “tới người Campuchia cuối cùng”. Đó là bản chất những gì xảy ra kể từ tháng 4 năm 1975 trong cuộc đấu tranh tam giác giữa Trung quốc, Khme đỏ và Việt nam.

Có vô vàn bằng chứng cho thấy rằng lúc đầu Trung quốc hy vọng làm được một cú thọc sâu trực tiếp vào Việt nam từ bắc xuống nam, dùng những biện pháp chính trị, kinh tế, ngoại giao và các biện pháp khác để đưa các dân tộc đã bị chiến tranh làm cho kiệt quệ này vào quỹ đạo địa – chính trị của mình. Sứ mạng của Vanuyxem là sự phản ánh tình hình đó. Trung quốc cũng có “người của họ”, Hoàng Văn Hoan, trong Bộ Chính trị của Hà nội và có thể là đã tưởng bở về phạm vi ảnh hưởng của ông ta (4).

Sau hai mươi năm tồn tại trong chế độ xã hội chủ nghĩa với một ban lãnh đạo thống nhất và dày dạn kinh nghiệm, Bắc Việt nam vẫn là một trở ngại không thể vượt qua nổi đối với bất kỳ toan tính nào muốn trực tiếp bành chướng thế lực xuống phía nam, dù bằng biện pháp ngoại giao hay bất kỳ biện pháp nào khác. Và vì thế, người ta tính đến cách gián tiếp thọc sườn Bắc Việt bằng cách nuốt chửng Làm và Campuchia.

Đầu năm 1979, Chính phủ Lào phát hiện ra rằng con đường do phía Trung quốc hợp đồng xây dựng, coi là một “công trình viện trợ” cho Lào, đã bị đổi hướng. Lẽ ra đi gần như thẳng theo hướng bắc – nam từ biên giới Trung quốc qua tỉnh Phong xalỳ, thì nó lại đảo sang hướng đông về phía biên giới Việt nam ở một nơi gần thung lũng Điện biên phủ có tầm quan trọng chiến. Vấn đề này đã được cựu Thủ tướng, Hoàng thân Xuvana Phuma tiết lộ cho tờ Thời báo New York. Ông cũng tiết lộ rằng, ngụy trang dưới cái vỏ là công nhân xây dựng đường sắt, hai tiểu đoàn lính Trung quốc đã chiếm một thị xã thuộc tỉnh Luông Nậm thà ở Bắc Lào.Chính phủ Lào đã ra lệnh đình chỉ công trình làm đường này và yêu cầu tất cả các nhân viên Trung quốc rút về. Vì bộ đội dầy dạn chinh chiến của Pathét Lào khi đó được bộ đội Việt nam chi viện, nên mệnh lệnh và lời “đề nghị” trên đây đã được tuân thủ. Tuy nhiên, theo các nguồn tin của Chính phủ Lào, 5 sư đoàn Trung quốc vẫn đóng quân trên biên giới Lào – Trung quốc để thu nhận đám tàn quân người Mẹo của tướng phỉ Vàng Pao; bọn này đã từng đánh thuê cho cả Pháp và Mỹ chống lại các chiến sĩ giải phóng dân tộc Pathét Lào. Âm mưu thành lập một phong trào “Lào đỏ” bên trong nước này và những nỗ lực nhằm lôi kéo một bộ phận người Lào chống lại người Việt nam đã thất bại thảm hại.

Rõ ràng là con đường gần nhất để đến Nam Việt nam là qua Campuchia. Nước Campuchia dân cư thưa thớt, đất đai mầu mỡ và giàu có thủy hải sản, tự nó đã có giá trị rồi. Hơn nữa nếu Nam Việt nam cũng tỏ ra “cứng đầu” như Bắc Việt nam, thì Campuchia hẳn sẽ là cửa ngõ duy nhất cho Trung quốc đi xuống Đông Nam Á và cũng là nơi giao tiếp với hơn 20 triệu Hoa kiều đang sống và nắm giữ những vị trí kinh tế then chốt trong khu vực này. Bắc kinh tin rằng họ đã có những con át chủ bài trong tay: 1,2 triệu người Hoa ở miền Nam Việt nam (trong đó hơn một nửa ở Tp.Hồ Chí Minh) và hơn nửa triệu người Khme ở các tỉnh đồng bằng sông Mê Kông ở Nam Việt nam. Với việc Khme đỏ nắm quyền kiểm soát ở Campuchia và các cố vấn quân sự Trung quốc hoàn toàn kiểm soát Khme đỏ, mọi cái trông có vẻ ngon ăn quá!

Xin trích dẫn lời phát biểu của Mao Trạch Đông tại một cuộc họp của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung quốc vào tháng 8 năm 1965:

“Chúng ta sẽ thu hồi Đông Nam Á, gồm Việt nam, Thái lan, Miến điện và Singapo. Đông Nam Á rất giầu khoáng sản và việc thu hồi vùng này đáng để chúng ta cố gắng hết sức. Vùng này sẽ rất có lợi cho công cuộc phát triển công nghiệp tương lai của trung quốc và mọi thất thiệt sẽ được bù đắp. Gió đông sẽ thổi bạt gió tây, một khi chúng ta thu hồi xong Đông Nam Á” (5).

Điều lạ lùng là Indonexia không bị gộp vào trong lời phát biểu này. Gần một tháng sau khi có lời phát biểu trên đây, Trung quốc hậu thuẫn cho một cuộc đảo chính do những người cộng sản ở đó lãnh đạo. Cuộc đảo chính thất bại và ban lãnh đạo của Đảng Cộng sản có số đảng viên đông nhất ở châu Á này – trừ Trung quốc – cùng những tổ chức quần chúng được xây dựng vững chắc, công đoàn, nông hội và các tổ chức quần chúng chịu ảnh hưởng của Đảng Cộng sản, đã bị tiêu diệt hoàn toàn.

Việt nam đã khước từ sức ép của Bắc kinh dính líu vào cuộc đảo chính bất thành xảy ra vào tháng 9 năm 1965 do Trung quốc hỗ trợ này (6). Sự khước từ ấy đánh dấu quan hệ tụt xuống mức thấp giữa Trung quốc và Việt nam khi đó. Nhưng nó cũng đánh dấu sự thất bại trong âm mưu của Trung quốc chỉ đạo chính sách và chiến lược của các Đảng Cộng sản ở chấu Á. Với việc lúc ủng hộ, lúc không ủng hộ cuộc đấu tranh vũ trang, Trung quốc không chỉ hậu thuẫn cho một âm mưu đảo chính dẫn tới việc tiêu diệt hoàn toàn Đảng Cộng sản Indonexia, mà còn đưa các Đảng Cộng sản ở Malaixia và Miến điện tới những thất bại cay đắng nhất. Nếu như Việt nam không nhất quyết giữ lấy quyền tự đề ra quyết định của mình, không nhất quyết bảo vệ và giành sự giúp đỡ về chính trị và quân sự cho các phong trào anh em ở Campuchia và Lào một cách có nguyên tắc và vô tư, thì phong trào cách mạng ở những nước này chắc chắn đã chịu cùng số phận như phong trào cách mạng ở Indonexia rồi.

Một số phận tương tự đang chờ đợi phong trào cách mạng ở Thái lan. Tại một cuộc họp ở Băng cốc ngà 8 tháng 11 năm 1978, Phó Thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình tuyên bố rằng trong lúc tay phải của Truong quốc tìm kiếm quan hệ tốt đẹp với Nhà nước Thái lan, tay trái của họ có thể sẽ giúp quân du kích địa phương lật đổ Chính phủ Thái lan. Đây là một động tác mị dân nhằm làm ra vẻ Trung quốc là người đi tiên phong trong cuộc đấu tranh vũ trang cách mạng ở Đông Nam Á. Vấn đề này cũng được giải thích trong các giới Maoít như một sự cự tuyệt về tư tưởng đối với Việt nam. Trong một chuyến đi thăm Thái lan trước đó vài tháng, Thủ tướng Việt nam Phạm Văn Đồng đã tuyên bố rằng cùng với việc cuộc chiến chấm dứt ở Việt nam, giữa Việt nam av2 Thái lan có thể có quan hệ hòa bình và hữu nghị (7).
(...)
Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #43 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2010, 04:31:09 pm »

Với việc chế độ Khme đỏ bị lật đổ và chế độ xã hội chủ nghĩa được củng cố ở Lào, Trung quốc đã hết sức cố gắng huy động Chính phủ Thái lan và các nhóm khác nhau hoạt động phản cách mạng chống chính phủ xã hội chủ nghĩa ở Lào và Campuchia, trong khi tự mình tiến hành cuộc xâm lược trực tiếp Việt nam. Thất bại của Trung quốc trong âm mưu tấn công Việt nam qua tay Khme đỏ đã phơi bầy sự ủng hộ của Trung quốc cho những mục đích đối nội của Đảng Cộng sản Thái lan, vì về thực chất, đó là sự ủng hộ đối với một công cụ phục vụ những mục đích bành chướng của Trung quốc trong khu vực. Như vậy, đó cũng là một thứ công cụ mà khi hết tác dụng, sẽ bị người ta quẳng đi mà thôi.

Nếu như Mỹ có thể tự coi là đóng một vai trò ngắn hạn trong trong một bối cảnh lịch sử nhất định – như một tên sen đầm quốc tế nhằm “kiềm chế chủ nghĩa cộng sản”, thì hẳn Trung quốc đã bằng lòng để cho Mỹ đóng vai trò đó, còn họ thì nhăm nhe những món lợi ích lớn hơn trong việc kiểm soát lâu dài, vĩnh viễn vùng này – một vùng có những nguồn tài nguyên sẽ được sử dụng để chống lại cả Mỹ lẫn Nhật. Nếu Mỹ chỉ nghĩ đến thời hạn của những năm và đến quãng thời gian của một nhiệm kỳ tổng thống, thì Trung quốc nghĩ đến thời hạn của những thế kỷ và đến quãng thời gian tồn tại của cả một vương triều! Mối tình của Mỹ với Trung quốc cũng sẽ bị quẳng đi một khi hết tác dụng!(8)

Và nếu Trung quốc nghĩ đến thời hạn của những thế kỷ và đến quãng thời gian tồn tại của một vương triều, thì Việt nam còn nghĩ đến quãng thời gian hơn hai ngàn năm chống lại ách thống trị của Trung quốc và đến vai trò của mình là một rào chắn sự bành chướng xuống phía nam của Trung quốc. Nước Việt nam xã hội chủ nghĩa nhận thức rõ một thực tế rằng giữa trách nhiệm dân tộc với trách nhiệm quốc tế của mình, không có gì mâu thuẫn cả.

Nếu không nắm được, trong chừng mục nào đó, những vấn đề đã được tóm tắt trong chương cuối cùng này tuy là những vấn đề rất chưa hoàn chỉnh, thì không thể từ bên ngoài hiểu nổi những gì đã và đang diễn ra trong tam giác địa – chính trị Trung quốc – Campuchia – Việt nam, và vì sao như vậy. Đó là cả một câu chuyện buồn, rất buồn về phương diện những nỗi thống khổ không sao kể xiết của con người ở những đất nước có liên quan đến quan hệ này.

Nhìn nhận vấn đề một cách lạc quan, thì nhân dân Campuchia đã nêu cho toàn thế giới một tấm gương kỳ lạ về khả năng và ý chí sinh tồn của cả một dân tộc cũng như cả nhân loại trong những điều kiện tưởng như vô vọng. Ngày 22 tháng 3 năm 1981, tôi có mặt ở Phnom Penh để quan sát giai đoạn quyết định của các cuộc bầu cử cấp thành phố ở Phnom Penh. Cuộc bầu cử này là một cuộc tổng duyệt cho cuộc tổng tuyển cử trên cả nước dự kiến tiến hành ngày 1 tháng 5 năm 1981. Đã từng vài lần được chứng kiến những cuộc bầu cử ở Campuchia trong một phần tư thế kỷ qua, tôi cho rằng những cuộc bầu cử này tại Phnom Penh là những cuộc bầu cử đầu tiên thực sự dân chủ ở Campuchia.

Hiển nhiên thời đất nước này còn là một xứ thuộc địa của Pháp, thì chưa bao giờ có bất kỳ một cuộc bầu cử dân chủ nào. Hồi đầu dưới thời Sihanuc, những ứng cử viên đối lập đều bị bắt. Sau khi ông ta cho thành lập Đảng Xăngcum của mình, chính Sihanuc đích thân lựa chọn xem ai trong số đảng viên Xăngcum có thể ra ứng cử. Ông ta lựa chọn một số người thuộc cánh tả, cánh trung tâm và cánh hữu để lập nên một kiểu “cân bằng” nào đó.

Chế độ bầu cửa ở Phnom Penh cũng là chế độ về sau được áp dụng cho cuộc tuyển cử Quốc hội lập hiến cả nước. Ứng cử viên được các ủy ban ở địa phương của Mặt trận Dân tộc thống nhất cứu nước cho ghi tên tại cả 18 đơn vị bầu cử cấp quận của thành phố. Một tỷ lệ rất cao công dân của thành phố được ghi tên tham gia các ủy ban này, nhưng ứng cử viên không nhất thiết phải là thành viên của Mặt trận Dân tộc thống nhất cứu nước. Ứng cử viên được sơ tuyển trên cơ sở - theo sự tìm hiểu của tôi – đóng góp của họ vào việc bình thường hóa cuộc sống và việc họ phục vụ xã hội.

Mỗi quận được bầu từ 5 – 7 người, tùy theo số dân cụ thể. Trong khi sơ tuyển, ở một số quân có tới khoảng trên trăm người đăng ký ứng cử. Ban bầu cử do mặt trận lập ra sẽ phê chuẩn 10 người có số phiếu cáo nhất, Tên, ảnh và tóm tắt lý lịch của 10 người này sẽ được giới thiệu trên áphích dán ngoài phòng bỏ phiếu và những tài liệu này sẽ được cử tri nghiên cứu kỹ càng trước khi bỏ phiếu. Nhò quá trình này mà số ứng cử viên từ vài trăm sẽ hạ xuống còn 148 người ứng cử để giành 117 ghế của Quốc hội lập hiến. 117 đại biểu Quốc hội này sẽ được lựa chọn trong cuộc tuyển cử trên cả nước ngày 1 tháng 5. Nhiêm vụ của họ là bổ sung, sửa đổi và thông qua bản Dự thảo Hiến pháp hiện nay; đồng thời bầu ra một nội các và một Hội đồng Nhà nước.

Vì chưa có kinh nghiệm trong những thủ tục bầu cử dân chủ, ban lãnh đạo Mặt trận hết sức thận trọng trong khi tổ chức và điều hành những cuộc bầu cử cấp thành trên cả nước tiến hành trong tháng 3. Ngày 1 tháng 3, cuộc bầu cử được tổ chức tại 2 quận của Phnom Penh. Tổng số cử tri đi bỏ phiếu là 83%. Ngày 15 tháng 3, cử tri đi bỏ phiếu tại 6 quận nữa. Tổng số cử tri đi bỏ phiếu lên tới 97%, rõ ràng do công tác giải thích và tuyên truyền vận động cử tri đi bỏ phiếu tới mức tối đa đã được làm tốt hơn. Ngày 22 tháng 3, số phiếu bầu ở 10 quận đông dân nhất còn cao hơn. Tại một số phòng bỏ phiếu mà tôi tới thăm, tới giữa trưa, đã có 100% cử tri đi bỏ phiếu. Trong số những sáng kiến để bảo đảm thu được tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu cao nhất, phải kể tới các đội lưu động mang thùng phiếu tới tận nhà những cử tri ốm yếu, tàn tật và tới bệnh viện cũng như những nơi cách xa điểm bỏ phiếu.

Các cuộc bầu cử diễn ra trong không khí ngày hội. Cả thành phố được trang hoàng bằng cờ mầu đỏ và các phòng bỏ phiếu thi nhau trang trí phòng phiếu của mình đẹp hơn bằng hoa và lá hình lược. Những nhóm văn công Campuchia tương tự những nhóm nhạc “pop” của phương Tây biểu diễn bên ngoài phòng bỏ phiếu.

Trong số những cử tri và ứng viên, có nhiều người đã từng ửng hộ Khme đỏ, kể cả một số người đã được phái vào hoạt động gây rối. Việc những cuộc bầu cử này được tổ chức trong một bầu không khí tuyệt đối an toàn chính là sự phản ánh hoạt động bình thường đến mức đáng kinh ngạc trong lĩnh vực an ninh, sản xuất, y tế, giáo dục, tôn giáo và quyền dân chủ. Mặc dù đã có nhiều biện pháp đề phòng đặc biệt về an ninh, nhưng người ta vẫn không nhận thấy chúng. Những đại diện của Mặt trận như Chủ tịch Hêng Xomrin, Ngoại trưởng Hun Xen và nhiều cán bộ lãnh đạo khác của Mặt trận thoải mái hòa mình vào đám đông mà không có bất kỳ vệ sĩ vũ trang công khai tháp tùng. Chung quanh không hề có bộ đội Việt nam, Các nhà báo Pháp, Anh, Tây Đức, Úc và các nước khác – trong đó có Wiliam Socros, tác giả của cuốn “Màn biểu diễn phụ: Kítsinhgiơ, Níchxơn và việc hủy diệt Campuchia”, bán chạy nhất thế giới – có thể tự do đi lại và quan sát mọi giai đoạn của quá trình tuyển cử.

Chính trong các cuộc bầu cử cấp thành phố này mà người ta đã có thể tiến hành một cuộc điều tra dân số, chính xác ở mức phải chăng về những người thực đang sống trong đất nước này. Tổng dân số là vào khoảng 5.746.000 người.

Những người láng giềng ASEAN của Campuchia nhanh chóng tố cáo cuộc tuyển cử này là “gian lận” và chỉ nhằm “hợp pháp hóa chính quyền Hêng Xomrin do Việt nam áp đặt”. Xét về bề nổi của nó, người ta có thể phản đối diện lựa chọn hạn hẹp của cử tri ở cấp toàn quốc. Nhưng trên thực tế, ở cấp cơ sở, trong quá trình sơ tuyển và tuyển lựa, cử tri đã trải qua việc lựa chọn ứng cử viên ở diện rất rộng. Có nước nào trong số các nước thành viên ASEAN có thể dạy nổi một bài học về thể thức dân chủ cho Campuchia? Việc cuộc tuyển cử trên phạm vi cả nước được tổ chức ở Campuchia với trên 95% cử tri tham gia bỏ phiếu, rõ ràng là một thất bại đối với những kẻ nào – kể cả đa số các nước thành viên Liên hợp quốc – còn tiếp tục công nhận bọn tàn quân Khme đỏ là đại diện hợp pháp của Campuchia.

Nếu tình hình an ninh trong nước được cải thiện tới mức cho phép tiến hành các cuộc tuyển cử trên phạm vi cả nước mà không có sự can thiệp quấy rối nào, thì lý gì mà người Việt nam lại chưa bắt đầu rút quân về? Đây là một câu hỏi chính đáng làm cho nhiều nhà quan sát chính trị thuộc đủ loại chính kiến phải lo lắng băn khoăn. Câu trả lời là: họ đã bắt đầu rút quân rồi. Cuối năm 1980, tôi được biết ở Hà nội có chủ trương cho rằng nếu tình hình an ninh tiếp tục được cải thiện cùng nhịp độ như nửa cuối năm đó, thì hấu hết các chuyên gia Việt nam sẽ có thể sớm rút về. Nhận định này rõ ràng nhằm chủ yếu chỉ các chuyên gia quân sự và an ninh nội địa của Campuchia: các chuyên gia trong lĩnh vực này sẽ dần dần rút về một khi các lực lượng quân sự và an ninh địa phương cấp xã, huyện và tỉnh đã phát triển vững mạnh. Nhưng chủ trương này còn đúng đối với các chuyên gia trong các lĩnh vực khác của Chính phủ mới.

Tháng 5 năm 1979, ông Ngô Điền nói với tôi rằng giúp Campuchia xây dựng được một Bộ Ngoại giao là khó khăn biết chừng nào. “Chúng tôi có thể tìm được những nhân viên làm công tác đánh máy – ông nói – nhưng số lượng cán bộ ngoại giao cao cấp còn sống sót thì có thể đếm được trên đầu ngón tay của một bàn tay”. Kết quả là hầu như toàn bộ số viên chức của Bộ Ngoại giao cần phải được đào tạo về chuyên môn. Tháng 8 năm 1979, tại Bộ Ngoại giao còn trong thời kỳ trứng nước, có 12 chuyên gia Việt nam. Đến tháng 12 năm 1980, số chuyên gia này chỉ còn lại 2 người. Đây là một Bộ điển hình trong tất cả các bộ.

Quá trình rút quân này đã được học giả người Úc nói tiếng Khme Ben Kiếcnam xác nhận trong tạp chí “Sinh hoạt thế giới” số ra tháng 6 năm 1981, cơ quan ngôn luện của Viện Sinh hoạt Quốc tế Queensland. Ông là chuyên gia phương Tây được thông tin tốt nhất về Campuchia ngày nay, đã từng đặt chân tới hầu hết trong số 19 tỉnh của đất nước này trong suốt 4 tháng nửa cuối năm 1980.

“Tất cả 40 chuyên gia ở tỉnh Takeo đã lên đường về nước; ở tỉnh Kôngpông Chàm, họ đã giảm từ 20 người xuống còn 8 người; năm 1979 tỉnh Căngđan (nơi có thủ đô Phnom Penh - TG) có 20 chuyên gia, hiện nay chỉ con 12 người và chỉ có 5 người làm việc với bộ phận hành chính... Tất cả chuyên gia Việt nam đã công khai rời khỏi Bộ Giáo dục.

Đại sứ Việt nam tại Phnom Penh, ông Ngô Điền, nói với tôi rằng số chuyên gia Việt nam ở Campuchia đã giảm đi 60% nhưng rồi lại tăng lên 30%, do có thêm các chuyên viên kỹ thuật “cao cấp: tới...

Một tiền quan trọng cho nền độc lập của Campuchia sau cuộc hủy diệt của Pol Pot là xây dựng một hạ tầng cơ sở của quốc gia – các cơ quan hành chính, nền kinh tế có phối hợp, hệ thống tiền tệ, mạng lưới giao thông, hệ thống giáo dục, các cơ sở y tế và quân đội quốc gia. Các cố vấn Việt nam đã đóng góp rất nhiều vào việc xây dựng hạ tầng cơ sở mới mẻ đó...”

(...)
Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #44 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2010, 04:31:52 pm »

Kiếc nam, một nhà quan sát sắc sảo và từng trải, nhận xét rằng việc rút các chuyên gia Việt nàm về “chắc sẽ tiếp tục một cách vững chắc nếu những nguyện vọng chính trị của đa số người Campuchia được đáp ứng”. Nhưng ông ta cũng trình bầy một cách đúng đắn mâu thuẫn giữa nguyện vọng rút nhanh người Việt nam với nỗi sợ Khme đỏ sẽ nhanh chóng quay trở lại!

“Số đông người Khme hiện nay sẵn sàng chấp nhận mối quan hệ thân thiện giữa Mặt trận Cứu nước với Việt nam, vì nguy cơ Pol Pot quay trở lại với cuộc nội chiến hủy diệt tái phát là mối đe dọa lớn; nên việc củng cố, xây dựng PRK (Cộng hòa Nhân dân Campuchia – TG) lớn mạnh là niềm hy vọng lớn nhất để có một nhà nước Campuchia lớn mạnh, vững bền.

Việc các chuyên gia hành chính người Việt nam lần lượt rút về có thể là một dấu hiệu rõ ràng thể hiện thiện chí của Việt nam. Phương Tây cùng các đồng minh của họ do đó cần xem xét lại việc tiếp tục ủng hộ Campuchia Dân chủ (Khme đỏ - TG). Cho tới khi đó, việc bộ đội Việt nam rút về vẫn còn là một sự lựa chọn sống còn đối với số phận của người Campuchia, sự lựa chọn mà dưới ánh sáng của lịch sử Campuchia giai đoạn vừa qua, nhiều người sẵn sàng chấp nhận”.

Đây là một đánh giá đúng đắn và có tính thực tế. Nó chứa đựng tất cả những gì tôi có thể học được trong suốt 5 cuộc đi thăm đất nước này, kể từ khi lật đổ chế độ Pol Pot – Iêng Xari. Bài viết của Ben Kiếc nam còn gồm một bài phỏng vấn Ngoại trưởng Hun Xen, trong đó nội dung chủ chốt là câu trả lời về vấn đề khi nào bộ đội Việt nam rút khỏi Campuchia.

“Khi nào Pol Pot và các nhóm chống đối khác đang ra sức lật đổ Chính phủ chúng tôi hạ vũ khí. Tức là, khi Thái lan ngừng cho phép Trung quốc, rồi Mỹ, Pháp ủng hộ Trung quốc, Khiêu Xamphon, Xônxan; và khi chúng tôi hoàn thành việc thương lượng với Thái lan một giải pháp phù hợp cho vấn đề biên giới và vấn đề người tị nạn. Khi đó sẽ không còn mối đe dọa từ bên ngoài đối với Campuchia và người Việt nam sẽ rút về nước”.

Tuy nhiên, có một vấn đề khác nữa lại nổi lên do việc Bắc kinh và Khme đỏ tăng cường tuyên truyền rùm beng rằng Việt nam đang muốn khơi lại khái niệm về một “Liên bang Đông dương”. Khái niệm này bao hàm việc hợp nhất những nền văn hóa khác nhau và hoàn toàn tách biệt nhau dưới một ban lãnh đạo duy nhất. Do sự khác biệt về dân số và về mức độ phát triển kinh tế xã hội troưng đối cao hơn của Việt nam, nên ban lãnh đạo này chỉ có thể từ Việt nam mà ra. Nhưng chính cụ Hồ Chí Minh đã từ lâu phản đối việc thành lập một Liên bang như vậy dưới sự khống chế của Việt nam.

Tuy nhiên, giữa Việt nam, Campuchia và Lào vẫn có những mối quan hệ đặc biệt, cũng y như mối quan hệ đặc biệt giữa các nước Thụy điển, Na uy và Đan mạch với nhau và giữa các nước Bắc Âu này với Phần lan vậy. Ba nước tạo thành Đông dương trước kia đã giành được độc lập bằng cách sát cánh chiến đấu bên nhau chống chủ nghĩa thực dân Pháp, sự chiếm đóng của Nhật và cuộc xâm lăng của Mỹ. Họ đã bảo vệ nền độc lập đó bằng việc chống lại những âm mưu cướp quyền của Trung quốc. Rõ ràng họ đã có cùng một lịch sử hợp tác với nhau chống sự thống trị của ngoại bang.

Họ cũng còn những nền kinh tế hỗ trợ cho nhau. Campuchia và Lào sẽ sớm có ngành nông nghiệp phát triển mạnh mẽ không bị thiên tai như nạn bão lụt và khô hạn vốn thường xuyên tác động tới vùng duyên hải trống trải của Việt nam, nơi cấy trồng hầu hết hoa màu, lương thực của đất nước này. Việt nam đang phát triển một nền công nghiệp hiện đại và đã có thể giúp đỡ hai nước láng giềng của mình phát triển nền nông nghiệp phù hợp với những nhu cầu cần thiết của họ. Trong vòng 2 hoặc 3 năm nữa, Việt nam sẽ tự túc được dầu lửa và sau đó sẽ có khả năng thỏa mãn nhu cầu của Campuchia và Lào. Điều hợp lý là những nước này có cùng lợi ích chung cũng như những lợi ích chung hiện nay giữa các nước thành viên trong khối ASEAN.

Trung quốc với ban lãnh đạo đang bị xáo trộn như hiện nay ít có khả năng ngăn chặn tiến tình này, như họ sẽ cố gắng hết sức để phá hoại tiến trình đó, đồng thời ngăn chặn việc bình thường hóa quan hệ giữa các nước trước đây thộc khối Đông dương với những nước thuộc khối ASEAN.

Theo đuổi mục đích này, Trung quốc hiểu rằng có thể trông cậy vào sự ủng hộ không có giới hạn của chính quyền Regan – Haig ở Hoa kỳ. Chính sách của chính quyền Mỹ đã được ngoại trưởng Alecxandre Haig xác định trong chuyến đi thăm châu Á nửa cuối tháng 6 năm 1981, trong đó có chặng dừng chân ở Bắc kinh. Đến cuối chuyến đi này, Haig đã khẳng định rõ ràng rằng: Mỹ sẽ chặn đứng mọi đề nghị của Việt nam nhằm cải thiện quan hệ với bất kỳ nước nào mà Regan và Haig có thể gây sức ép theo hướng ngược lại. Trong khi tường trình về việc New Zealand miễn cưỡng phải tán thành chính sách “trừng phạt Việt nam” của Haig, Benet Guezman, phóng viên tờ Thời báo New York, tháp tùng Haig trong chuyến đi của ông ta, đã bình luận như sau:

“Trong suốt chuyến đi thăm châu Á, ông Haig đã tận dụng mọi dịp để công kích Việt nam, và thứ Bảy vừa qua ông ta tuyên bố tại Manilla rằng Hoa kỳ sẽ không bao giờ bình thường hóa quan hệ với Việt nam chừng nào quân đội Việt nam còn chiếm đóng tại Campuchia và Việt nam còn là một “nguồn gây rắc rối trong toàn khu vực”(9).

Những quan điểm quá khích này của Haig được vỗ tay tán thưởng ở Bắc kinh, nhưng chỉ được các thành viên của khối ASEAN đón nhận một cách lạnh nhạt, một số nước trong khối này công nhận rằng các nước Đông dương và các nước ASEAN có nhiều lợi ích chung giống nhau, về cá nhân mỗi nước cũng như cả khối ASEAN, hơn là với Trung quốc, một nước luôn mang tư tưởng bành chướng xuống Đông Nam Á.

Tiếp theo chuyến đi thăm châu Á của Haig, Trung quốc và Mỹ có vẻ như đã giành được một chiến thắng trong chiến dịch chống Việt nam. Đầu tháng 9 na9m 1981, họ đã thành công trong việc đỡ đầu cho một “Mặt trận Dân tộc” tập hợp Sihanuc, Khiêu Xamphon và Xônxan (10). Nhưng đây là một chiến thắng phải trả bằng giá quá đắt.

Tháng 11 năm 1979, Sihanuc cho tôi biết về âm mưu này. Ông ta thề sẽ không bao giờ tham gia “cỗ xe tam mã” (theo lời mô tả của ông ta), trong đó có hai kẻ mà ông ta coi là kẻ thù thâm căn cố đế và một trong hai kẻ đó lại là người phải chịu trách nhiệm về cái chết của nhiều con cháu của ông ta. Khi đó ông ta mới được mời đi thăm Singapo, nhưng ông ta từ chối. “Ít nhất là trong thời gian trước mắt – ông ta bảo tôi – đó là một cái bẫy do Bắc kinh và Wasinhton sắp đặt nhằm ép tôi phải chịu theo cuộc hôn nhân đã sắp xếp từ trước với Khiêu xamphon và Xônxan”. Ông ta giãi thích rằng trước khi rời Bắc kinh vài tuần trước cuộc nói chuyện với tôi, ông ta đã phải nghe một bài diễn văn dài dòng của đại sứ Mỹ Leonard Woodcock về nhiệm vụ của ông ta hoạt động cùng Khme đỏ “và tống cổ người Việt nam đi”. Một trong những lập luận của Woodcock là chỉ có Khme đỏ mới có khả năng thực hiện nhiệm vụ này.

Với tư cách là một phương tiện kiếm chác vài triệu dollards nhét vào túi các lãnh tụ của nó, cái “Mặt trận Dân tộc” này chắc chắn là đạt mục đích. Và CIA, với kinh nghiệm phong phú trong việc “làm mất ổn định” những chính phủ nào bị cho là hành động ngược lại lợi ích của Mỹ, chắc chắn sẽ bảo đảm cho “Mặt trận Dân tộc” được chu cấp đủ vũ khí và tiền bạc để có được cái giá trị gây rối nào đó. Tuy nhiên, với tư cách là một công cụ làm chệch hướng xây dựng một cuộc sống mới của nhân dân Campuchia, dưới sự lãnh đạo thực sự yêu nước và trong những điều kiện dân chủ chưa từng thấy trong suốt lịch sử của dân tộc Campuchia, “Mặt trận Dân tộc” ngay từ khi ra đời đã gặp điềm thất bại nhục nhã và kiệt quệ bởi lẽ chẳng có lực lượng nào của nó được xây dựng có nổi một căn cứ trong lòng dân hoặc được dân ủng hộ.

Nhân dân Campuchia đã nắm chắc vận mệnh của mình trong tay và họ sẽ không bao giờ tự ý rời bỏ nó. Với trọng trách này, họ sẽ được sự ủng hộ của các lực lượng tiến bộ trên toàn thế giới.
-------------------------------------------------------------
Chú thích
1. Trong 3 chuyến công cán ở Việt nam, tướng Vanuyxem đã được tiếng là một viên chỉ huy có đầu óc hiếu chiến đặc biệt. Là một người theo chủ nghĩa thực dân cực đoan, ông ta là một trong những cánh hữu luôn mơ tưởng tới việc thành lập một chế độ phát xít ở Pháp. Ông ta đã tham gia cuộc binh biến chống De Gaul ở Angeri và bị bắt nhưng về sau lại được tha bổng. Sau đó, ông ta trở thành phóng viên cho tờ báo cực hữu “Ngã tư đường”. Chính với tư cách phóng viên mà ông ta đòi được gặp tướng Dương Văn Minh.

2. Phrăng Xnep, đã từng được mô tả là “nhà phân tích chiến lược sừng sỏ ở Việt nam” của CIA, đã có mặt tại đó cho tới tận “cái kết cục cay đắng”. ông ta nhắc tới sứ mạng vô vọng của Vanuyxem như sau: “Tướng Phrăngxoa Vanuyxem, một cựa sĩ quan quân đội Pháp đã từng biết Nguyễn Văn Thiệu trong giờ phút chót của ông ta. Dù Thiệu đã từ chức, Vanuyxem vẫn tiếp tục ở lại để hối thúc quân đội Việt nam Cộng hòa tiếp tục kháng cự”. (Frank Snepp, Cuộc tháo chạy tán loạn, Nxb Random, 1977, tr.401). Việc Trung quốc tàn thành điều này và chọn gã Vanuyxem làm kẻ trung gian thương lượng với chính quyền Sài gòn chính là thước đo cho vực thẳm ngoại giao mà chính sách đối ngoại của họ sẽ chìm nghỉm vào đó.

3. Tiziano Terzani, “Giải phóng: Sài gòn thất thủ và giải phóng, New York, Nxb Sant Martin, 1976, tr.86.

4. Hoàng văn Hoan đã bị đưa ra khỏi Bộ Chính trị tại Đại hội lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt nam tháng 12 năm 1976 vì tội phản bột Tổ quốc. Về sau y đã trốn sang Trung quốc sống lưu vong.

5. “Trung quốc xâm lược Việt nam”, Hà nội: Vietnam Courier, 1979.

6. Khi đại sứ Trung quốc tại Indonesia trở về Bắc kinh, ông ta chỉ đạo một chiến dịch chống Thủ tướng Chu Ân Lai và Ngoại trưởng Trần Nghị, vì đã không ủng hộ đúng mức cuộc đảo chính này. Một phần trong các lời buộc tội là họ đã không giành được sự ủng hộ của Bắc Việt nam. Chu Ân Lai bền bỉ ủng hộ Trần nghị và cuối cùng Mao đã ủng hộ Chu, Viên đại sứ, lúc đó tạm thời thay chức Chu Ân Lai (?), đã bị đưa ra xử tại một phiên tòa công khai tại sân vận động Bắc kinh. Ông ta bị tuyên án tử hình và đã bị hành quyết. Trong một thời gian ngắn ngủi điều hành hoạt động đối ngoại của Trung quốc ông ta đã gây ra sự tàn phá kinh khủng.

7. Trong khi Thái lan còn là một căn cứ cho không quân Mỹ và cho các hoạt động thù địch khác chống Việt nam và Lào, cuộc đấu tranh vũ trang của các lực lượng cách mạng Thái lan đã được sự ủng hộ của hai nước này. Sau khi Chính phủ trung lập của tướng Criangxắc Chomanan tìm kiếm quan hệ hữu nghị với cả Lào lẫn Việt nam, ông Phạm Văn Đồng đã nói rõ rằng các lực lượng cách mạng này cần phải tự đứng vững trên đôi chân của họ mà tiếp tục đấu tranh chứ đừng dựa vào trợ giúp của Việt nam.

8. Tháng 4 năm 1980, tôi hỏi Tướng Võ Nguyên Giáp nghĩ gì về cuộc tình duyên giữa Bắc kinh và Wasinhton. Ông cười hài hước mà hiền hậu và nói: “Chúng tôi có một câu thành ngữ về những cuộc hôn nhân được sắp đặt từ trước như vậy: “Đồng sàng dị mộng!”

9. “Tạo chí diễn đàn thông tin quốc tế”, Paris, ngày 23 tháng 6 năm 1981.

10. Điều không đáng ngạc nhiên là Sinhgapo đã đứng ra đăng cai cho việc làm đáng xấu hổ và vô tích sự này. Singapo đã và đang là người đi tiên phong hàng đầu ủng hộ bọn sát nhân Khme đỏ và là “kẻ thừa hành” của Wasinhton và Bắc kinh tại bất cứ hội nghị quốc tế nào bàn tới vấn đề Campuchia.

--------------------
Hết
(mục lục trang 1)
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Sáu, 2010, 04:53:55 pm gửi bởi Bodoibucket » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM