Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Tư, 2024, 08:16:33 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tên lửa Nga - Sức mạnh vượt trội trên chiến trường.  (Đọc 363316 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #290 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2011, 12:39:36 pm »

Tên lửa dùng trong tổ hợp phòng không 9K37 "Buk" và các biến thể của nó sau này như Buk M1-2, Buk-M2 và bản mới nhất hiện nay Buk-M3 sử dụng các loại tên lửa : 9M38 , 9M38M1, 9M317 và 9M317M(bản nâng cấp hiện đại hóa). Tất cả các tên lửa trên đều có ngòi nổ cảm ứng(xung điện) tiếp xúc và không tiếp xúc.

Tại sao tên lửa dùng cho tổ hợp Buk lại cần 2 chủng ngòi nổ? Như chúng ta biết tổ hợp tên lửa phòng không Buk được thiết kế để dánh bại các nhóm mục tiêu  như:

1- Máy bay tiêm kích, cường kích và các loại trục thăng chiến đấu.

2- Các chủng tên lửa hành trình chiến lược, chiến thuật có điều khiển , các thiết bị bay điều khiển từ xa ( máy bay trinh sát không người lái).

Như vậy đã rõ mục tiêu của tên lửa trong tổ hợp phòng không Buk có 2 nhóm , để đánh bại nhóm 1 cần sử dụng ngòi nổ tiếp xúc để tối đa hóa vụ nổ. Để đánh bại nhóm mục tiêu 2 cần sử dụng ngòi nổ cảm ứng không tiếp xúc, hoặc kết hợp cả 2 chủng ngòi nổ. Vì nhóm mục tiêu 2 có tốc độ lớn hơn rất nhiều so với nhóm mục tiêu 1 , ở pha cuối thường hạ thấp độ cao.
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Ba, 2011, 12:44:48 pm gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #291 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2011, 11:54:49 pm »

Xin lỗi bạn Ngocdan_lep và một số bạn có yêu cầu về đầu dẫn đường  bán chủ động 9E420, 9E423 dùng trong tên lửa 9M317( Buk-M2) và tên lửa 9M317M( Buk-M3). Vì 1 số lý do tôi không thể viết và đưa lên đây mong các bạn thông cảm!




TỔ HỢP TÊN LỬA PHÒNG KHÔNG "TOR"/ЗЕНИТНЫЙ РАКЕТНЫЙ КОМПЛЕКС "ТОР".





Tổ hợp tên lửa phòng không "Tor" được phát triển trên quyết định của  TW Cộng sản và HDBT Liên Xô ngày 4/2/1975. Trương trình phát triển tổ hợp tên lửa phòng không "Tor" kéo dài tới tận năm 1983. Năm 1986 tổ hợp được tiếp nhận trang bị và nhận mã hiệu : GRAU 9K30, Mỹ và NATO định danh là : Sa 15 Gauntlet.







Trong thời gian phát triển tổ hợp tên lửa phòng không "Tor", Liên Xô cho phát triển song song, và chuẩn hóa cục bộ với tổ hợp tên lửa phòng không trang bị cho Hải quân «Кинжал»(1989).

Để giải quyết các thách thức truyền thống giữa tên lửa phòng không và mục tiêu hàng không(máy bay, trục thăng , máy bay trinh sát không người lái). Cũng như các vũ khí tên lửa hành trình như ASALM, ALCM , các loại tên lửa chủng " Không đối đất", các loại bom "Walleye" v.v..
 Giải pháp hiệu quả là cần tự động hóa hoàn toàn qui trình tác chiến, cũng như ứng dụng các phương tiện tác chiến điện tử với rada dẫn đường, bám bắt mục tiêu hiện đại.


Thay đổi quan điểm , tính năng  bản chất tác chiến có thể loại bỏ những yêu cầu thực hiện  khắt khe tăng cường khả năng tác chiến cho các tổ hợp phòng không. Một nhược điểm cho các tổ hợp phòng không trước đây là bị giới hạn về tính cơ động khi gặp chướng ngại vật là sông hồ v.v.... Cần phải trang bị cho tổ hợp tên lửa phòng không xe chiến đấu với khả năng lội nước và vượt qua các chướng ngại vật với tốc độ tương đương xe tăng và xe hộ vệ tăng BMP. Ngoài ra cũng cần kết hợp trang bị các tổ hợp tên lửa phòng không "Tor" trên các xe bánh hơi để tăng khả năng cơ động nhanh .


Việc ra đời của tổ hợp tên lửa phòng không S-300 với hệ thống phóng theo phương thẳng đứng cho phép thực hiện giải pháp kỹ thuật tương tự trên tổ hợp "Tor".

Tổ hợp tên lửa phòng không "Tor" được bố trí 8 tên lửa 9M330 trong 2 khối Container trên vị trí tháp xe. Cách bố trí này tối ưu hóa khả năng bảo vệ trước tác động của môi trường và các mảnh văng bom đạn trong các vụ nổ gần kề.








Tên lửa phòng không có cánh 9M330.



Dẫn đầu trong việc phát triển tổ hợp tên lửa phòng không "Tor" là Viện nghiêm cứu cơ điện  НИЭМИ  (Trước đây là Viên nghiêm cứu 20( НИИ-20) thuộc Ủy ban QD về Radio điện tử ( ГКРЭ). Giám đốc thiết kế В.П. Ефремов. Phát triển tên lửa phòng không 9М330 sử dụng trong tổ hợp "Tor" là phòng thiết kế "Ngọn đuốc"/ МКБ "Факел"  (Trước đây là phòng thiết kế số 2( ОКБ-2) thuộc Ủy ban QG về kỹ thuật hàng không( ГКАТ) . Các phương tiện vận tải, phục vụ kỹ thuật trong tổ hợp  được sự tham gia phát triển- sản xuất của nhiều xí nghiệp công nghiệp trong LB Xô Viết.




« Sửa lần cuối: 25 Tháng Ba, 2011, 12:48:31 am gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #292 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2011, 12:15:22 am »

Tiếp theo:



CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH TRONG TỔ HỢP TOR.



1- Xe chiến đấu 9A330.


-Trạm rada phát hiện mục tiêu với hệ thống nhận biết bạn-thù .
-Trạm angten dẫn đường với 1 kênh mục tiêu, 2 kênh cho tên lửa và 1 kênh bám bắt tọa độ của tên lửa.
-Hệ thống máy tính chuyên dụng.
-Cơ cấu phóng, cung cấp khả năng phóng lần lượt 8 tên lửa theo phương thẳng đứng bố trí trên nóc xe.
-Hệ thống định vị, hệ thống kiểm soát chức năng của xe 9A330, tự động cung cấp nguồn điện(máy phát tuabin). Tên lửa được hỗ chợ phóng bởi máy phóng khí thuốc súng(пороховый катапульт).


Thiết bị phóng và angten của xe chiến đấu 9A330 được thiết kế thống nhất với angten điều khiển phóng, chúng xoay quanh tương đối với 1 trục dọc.

Tất cả các trang thiết bị của tổ hợp Tor được bố trí trên xe tự hành bánh xích, xe có khả năng vượt mọi chướng ngại vật, thích ứng mọi địa hình tác chiến. Xe chiến đấu 9A330 được nhà máy "ТРАКТОР M-355"( nhà máy đặt tại Misnk-Belarus) nghiêm cứu chế tạo .





Tổ hợp tên lửa phòng không Tor được trang bị 1 pháo phòng không chuẩn hóa với pháo phòng không trang bị trên tổ hợp pháo-tên lửa phòng không Tunguska.

Trọng lượng xe cùng 8 tên lửa với kíp chiến đấu 4 người là 32T.


2-Tên lửa 9M330:

Tên lửa 9M330 sử dụng nhiên liệu rắn, hệ thống khí động học "con vịt" cung cấp khí động lực nghiêng cho tên lửa (обеспечивающим газодинамическое склонение). Tên lửa sử dụng cánh có thể thể mở ra khi phóng hoặc gập lại khi ở trạng thái bảo quản. Trong container bên trái và bên phải có giá đỡ cho tên lửa. Tên lửa 9M330 được trang bị ngòi nổ radio chủ động. Đầu đạn tên lửa 9M330  thuộc chủng nổ phân mảnh, lớp bảo vệ ngăn cách ngòi nổ được dỡ bỏ bằng cơ học.  Bên ngoài tên lửa 9M330 được trang bị angten radio ngòi nổ .Trong tên lửa có máy phát điện, máy sinh khí để điều khiển cánh lái. Khi tên lửa được máy phóng, phóng lên theo phương thẳng đứng, tốc độ ban đầu là 25m/s, tên lửa sẽ nghiêng ở 1 góc định trước. Độ lớn của góc và mũi hướng của tên lửa được nạp trước  khi phóng tên lửa. Máy sinh khí có 4 vòi phun ở 2 khối kép phân phối khí cho bánh lái tên lửa. Chuyển động của dòng khí theo hướng ngược lại với vòi phun, van đóng mở sẽ điều tiết dòng khí phụ thuộc vào góc lái. Sự kết hợp giữa bánh lái và hệ thống phân phối khí được bố trí thống nhất trong 1 khối cho phép loại bỏ việc đưa vào sử dụng hệ thống dẫn động đặc biệt-dẫn động nghiêng. Đây là 1 điểm đặc biệt của tên lửa 9M330, khi tên lửa được phóng lên cách mặt đất chừng 16-21m, tên lửa sẽ xoay nghiêng trước khi động cơ nhiên liêu rắn của tên lửa làm việc. Hệ thống khí động lực của tên lửa giúp tên lửa tránh được quay tròn khi nghiêng.

Máy phóng tên lửa giúp tên lửa bật cao hơn so với mặt đất chừng 16-21m (hoặc sau khi phóng 1s) , tên lửa 9M330 ở góc nghiêng 50o so với trục dọc. Khi động cơ nhiên liệu rắn của tên lửa bật, toàn bộ xung lực dồn cho tên lửa đạt tốc độ hướng tới mục tiêu. ở cự li 1,5km( pha đầu) tên lửa 9M330 có tốc độ 700-800m/s. Qui trình dẫn đường cho tên lửa bằng lệnh bắt đầu từ cự li 250m.




Tên lửa 9M330:



Còn tiếp.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Năm, 2011, 01:39:23 pm gửi bởi daibangden » Logged
maxttien
Thành viên
*
Bài viết: 211



« Trả lời #293 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2011, 05:03:52 pm »

Cho mình hỏi là trong các thông số kĩ thuật cua buk và tor có ghi: thời gian phản ứng đánh trả là 10s
Như vậy có chậm quá không
Logged
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #294 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2011, 11:27:39 pm »


Tên lửa 9M330 với cánh xếp và angten ngòi nổ bên ngoài.

Cái ống bên ngoài không phải ăng ten ngòi nổ anh longtrec ạ. Đấy là xi lanh của máy phóng tích áp (PAD) dùng hất đạn ra khỏi thùng trước khi động cơ đạn tên lửa khai hoả.
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
A_HAM_BCE_PABHO
Thành viên
*
Bài viết: 22


« Trả lời #295 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2011, 12:28:42 am »

Bác Longtrec chắc là nhậu nhiều mừng năm mới nên nhầm lẫn chăng?
Pantsir-S1 có ưu điểm vượt trôi hơn các hệ thống phòng không di động khác là khả năng vừa di chuyển vừa có thể hạ mục tiêu.

video: http://www.youtube.com/watch?v=AdGZ5y8aEyI
         http://www.youtube.com/watch?v=ex4ZL077U8E&feature=related

Năm 1995 khi thử nghiệm bản Pantsir năm 1995 thì được đánh giá thế này:

Сообщалось, что комплекс не мог вести огонь в движении и, по мнению специалистов специальной межведомственной комиссии и ряда НИИ Минобороны РФ, ЗРПК "Панцирь-С1" не может выполнить поставленные задачи и бороться с высокоточным оружием на дальностях свыше 12 км. В связи с чем в условиях обвального сокращения закупок военной техники Войска ПВО и Сухопутные войска потеряли интерес к нему.

Tức là chả bắn được khi di động và không đạt yêu cầu, PK là lục quân Nga không còn "thú vị" với pantsir nữa

Sau đó do có tiền của Arap Xeút mà pantsir được cải tiến, và được tung hô lên tận mây xanh - đến năm 2006 mới thử nghiệm thành công. Grin Grin Grin Grin, theo một số nguồn thì bản cải tiến vừa chạy vừa bắn được như trong video của bạn đấy.

Một điểm thú vị nữa là trong một số video trên youtube có thể thấy có ít nhất một phần của Pantsir dùng windows  Roll Eyes Roll Eyes Roll Eyes
Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #296 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2011, 01:25:52 pm »


Tên lửa 9M330 với cánh xếp và angten ngòi nổ bên ngoài.

Cái ống bên ngoài không phải ăng ten ngòi nổ anh longtrec ạ. Đấy là xi lanh của máy phóng tích áp (PAD) dùng hất đạn ra khỏi thùng trước khi động cơ đạn tên lửa khai hoả.


Bạn huyphongssi! Tôi không có chú thích cái ống bên ngoài tên lửa 9M330 (Ảnh) là ăng ten ngòi nổ.

Sở dĩ tôi đề dưới bức ảnh là : " Tên lửa 9M330 với cánh xếp và ăng ten ngòi nổ bên ngoài" là trên cơ sở câu này : ...На внешней поверхности корпуса ракеты размещены антенны радиовзрывателя... /... Bên ngoài tên lửa được bố trí ăng ten ngòi nổ ....

Nguồn : http://www.arms-expo.ru/049051048057124049048050053.html.

Tuy vậy tôi cũng xin cảm ơn bạn nhắc nhở vì cách chú thích trên của tôi có thể làm cho bạn hoặc 1 số người khác hiểu lầm. Xin các Mod sửa giúp phần chú thích dưới bức ảnh là : Tên lửa 9M330, bỏ "với cánh xếp và ăng ten ngòi nổ bên ngoài", xin cảm ơn!
Logged
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #297 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2011, 01:58:59 pm »

Chú thích đạn 9M330 cho bài của đ/c longtrec:

A - Cánh lái mũi có thể gấp gọn
B - An-ten thu của ngòi nổ vô tuyến
C - An-ten phát của ngòi nổ vô tuyến
D - Ống và cần phóng đạn ra khỏi thùng
E - An-ten thu lệnh điều khiển
F - An-ten phát đáp phục vụ bám sát đạn
G - Miệng phụt bộ chỉnh tầm hướng bằng khí thuốc phóng
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #298 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2011, 02:22:31 pm »

Cảm ơn Mod Oldbuff đã chú thích rất rõ ràng quả tên lửa 9M330, thú thực tôi không có sự hiểu biết về tên lửa như Mod. Grin
Logged
hoangpilot
Thành viên
*
Bài viết: 654


« Trả lời #299 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2011, 07:43:44 pm »

Em xin được hỏi bác longtrec và các bác rành về hệ thống pk Buk là Trung Quốc và Nga đã hợp tác phát cải tiến phiên bản hải quân của Buk là 9K37M1-2 'Shtil' ( Trung quốc gọi là HQ-16 ) bằng cách nâng trần tiêu diệt mục tiêu , chịu quá tải G , sử dụng Linux Hồng Kỳ thay cho hệ điều hành Window , máy tính đường đạn do Trung Quốc thiết kế ( thực ra là sao chép từ gián điệp công nghệ thu về ) và trên hết là Nga thu được kinh nghiệm quý báu về vụ này ? Cheesy
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM