Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 11:59:38 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tên lửa Nga - Sức mạnh vượt trội trên chiến trường.  (Đọc 363117 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #280 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2011, 12:58:25 am »

Bác Longtrec chắc là nhậu nhiều mừng năm mới nên nhầm lẫn chăng?
Pantsir-S1 có ưu điểm vượt trôi hơn các hệ thống phòng không di động khác là khả năng vừa di chuyển vừa có thể hạ mục tiêu.

video: http://www.youtube.com/watch?v=AdGZ5y8aEyI
         http://www.youtube.com/watch?v=ex4ZL077U8E&feature=related

Tôi đã xem kỹ 2 Video Clips bạn đưa, đặc biệt là Clip quảng cáo của chính nhà máy khí cụ Tula(tiếng nga). Không có 1 câu nào nói về việc Pantsir-S1 có khả năng vừa di chuyển vừa phóng tên lửa, có chăng hình ảnh có 2 lần pháo tự động 2A38 bắn. Ở Video Clip tiếng Anh thì có cảnh vừa đi vừa phóng tên lửa, nhưng bạn nhớ rằng đây là phóng sự được đưa lên TV và đã bị chỉnh sửa về hình ảnh rồi, còn tiếng Anh tôi không hiểu.

Còn đây là Web nói rõ về việc Pantsir-S1 khi di chuyển không khai hỏa được:
.....  комплекс не мог вести огонь в движении ....

Đây là nguồn :
http://pvo.guns.ru/panzir/index.htm
http://flot2017.com/file/show/other/15987

Sniper!Bạn xem lại phần hỏi và đáp của tôi và Hoangpilot, chúng tôi đang nói về tên lửa.

« Sửa lần cuối: 03 Tháng Giêng, 2011, 01:27:51 am gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #281 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2011, 07:31:39 pm »

Tiếp theo :


TỔ HỢP TÊN LỬA- PHÁO PHÒNG KHÔNG 96K6 "PANTSIR-S1" MẪU NĂM 2006.


1/Thành phần trong tổ hợp "Pantsir-S1":


-Xe chiến đấu(trong tiểu đoàn "Pantsir-S1" gồm 6 xe).
-Trạm điều khiển chung.
-Tên lửa phòng không có điều khiển.
-Hệ thống pháo tự động 2A38 30mm.
-Máy móc phương tiện nạp đạn (Trong tiểu đoàn "Pantsir-S1" có 2 xe).
-Hệ thống ra đa .
-Phương tiện huấn luyện đào tạo.
-Phương tiện phục vụ kỹ thuật.


2/ Hệ thống rada trong tổ hợp pháo-tên lửa phòng không "Pantsir-S1":

 Hệ thống  theo dõi mục tiêu và tên lửa SSTSR (ССЦР-система сопровождения целей и ракет) bao gồm 2 trạm, trạm thứ nhất tiếp nhận tín hiệu từ tên lửa. Với sự trợ giúp của ăng ten mảng pha (фазированной антенной решетки -ФАР) có số ít phần tử, tiến hành đo 3 tọa độ của tên lửa và ở khu vực đầu ra của tên lửa trên cơ sở định vị biểu đồ.

Trạm thứ hai cũng với sự chợ giúp của ăng ten mảng pha nhưng đa phần tử với chế độ là việc nhận- chuyển(nhận tín hiểu mục tiêu và chuyển lệnh đến tên lửa).



Rada định vị theo dõi mục tiêu và tên lửa 1RS2-E.





Ăng ten mảng pha.


Việc đưa vào ứng dụng ăng tên mảng pha cho phép thực hiện bắn tới 3 kênh, với 3 mục tiêu cùng lúc, trong mọi điều kiện thời tiết. Tổ hợp pháo-tên lửa phòng không 96K6 "Pantsir-S1" có thể cùng lúc phóng loạt 2 tên lửa vào cùng 1 mục tiêu. Hệ thống  theo dõi mục tiêu và tên lửa (SSTSR), cung cấp rada định vị dẫn tên lửa với sự chợ giúp của ăng ten mảng pha từ vùng khuếch tán hình thành từ khu vực bay không điều khiển của tên lửa lúc ban đầu. Việc sử dụng rada định vị dẫn tên lửa cải thiện tích cực tính năng đạn đạo của tên lửa với việc sử dụng năng lượng lớn các hỗn hợp nhiên liệu đẩy.



Còn tiếp.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Giêng, 2011, 01:11:23 am gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #282 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2011, 10:18:33 pm »

Tiếp theo:

3/Trạm Rada định vị theo dõi mục tiêu và tên lửa SSTSR (ССЦР-радиолокационной станции сопровождения целей и ракет)

Cùng 1 thời gian theo dõi mục tiêu bằng góc tọa độ, rada theo dõi mục tiêu và tên lửa SSTSR đo 3 tọa độ tên lửa (2 góc độ và  1 cự li). Đồng thời Rada SSTSR nhận tín hiệu từ tên lửa và chuyển lệnh điều khiển từ trạm điều khiển tới tên lửa.

Rada định vị theo dõi mục tiêu và tên lửa SSTSR làm việc trong phạm vi sóng ngắn, cung cấp chính xác thay đổi góc tọa độ,  với chế độ định vị mục tiêu bay tầm thấp.

Để bắn mục tiêu mặt đất và mục tiêu bay tầm thấp, trạn rada SSTSR sử dụng hệ thống quang điện tử (оптико-электронная система) theo dõi mục tiêu và tên lửa. Hệ thống quang điện tử được bố trí 1 trạm quang học độc lập (автономный оптический пост ) cho phép hướng trục quang học từ hệ thống máy tính trung tâm(центральной вычислительной системы) tới mục tiêu ở phạm vi góc : Góc phương vị 90o, góc vị trí : -5 đến +82o.

Hệ thống quang điện tử cho phép thực hiện tìm kiếm mục tiêu bằng dữ liệu chiếu xạ mục tiêu từ hệ thống máy tính trung tâm, tự động theo dõi và khóa mục tiêu. Theo dõi mục tiêu thực hiện trong phạm vi hồng ngoại 3-5 micron. Cự li tự động theo dõi mục tiêu đối với tiêm kích F-16 là : 17-26km, đối với tên lửa chống rada "Harm" là 13-15km.

Tên lửa 57E6-1 sử dụng trong tổ hợp pháo-tên lửa phòng không "Pantsir-S1"(mẫu 2006) ngắm bắn mục tiêu bằng hồng ngoại ngắn, trong phạm vi quang phổ 0,8 micron. Giai đoạn hành trình của tên lửa ngắm mục tiêu bằng sung động tín hiệu quang học, cung cấp khả năng chống nhiễu động cao từ các bẫy nhiệt giả.





1-Bộ cảm ứng mục tiêu , 2- Ngòi nổ tiếp súc , 3- Vỏ(bộ phận sẽ bị phá hủy) , 4- Vật liệu nổ , 5-Bánh lái , 6- Bộ điện , 7- Con quay hồi chuyển tọa độ , 8- Khối nguồn , 9-Tín hiệu radio , 10-Tín hiệu quang học.






Tên lửa 57E6-1:
-Thời gian bay xuất phát ngắn : 2,4s , với vận tốc tối đa : 1300m/s.
-Tính cơ động cao.
-Giảm tốc ít khi bay đạn đạo trong cự li 1km không động cơ đẩy không lớn, giảm 40m/s.
-Mở rộng khu vực phá hủy cự li bắn đến 20km trần bắn 10km.
-Đầu đạn lớn : 20kg , trong khi trọng lượng TL trước khi phóng chỉ có 75,7kg.
-Việc ứng dụng đầu đạn với các nguyên tố phá hủy cơ bản, cung cấp chắc chắn khả năng mở rộng đánh bại nhiều chủng mục tiêu.
- Các thiết bị trên tên lửa siêu nhỏ.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Giêng, 2011, 02:54:51 am gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #283 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2011, 01:11:29 am »

 
Vừa qua tại triển lãm hàng không và vũ khí phòng không quốc tế lần thứ 8 được tổ chức tại Bangalore Ấn Độ, các nhà chế tạo vũ khí quân sự Nga(Tp Kolomna) đã công khai giới thiệu các Modul tên lửa vác vai Igla-S (phiên bản mới).

Theo tuyên bố của nhà sản xuất, đây là phiên bản mới nhất của hệ thống phòng không tầm thấp Strelets (Modul được gắn trên xe chiến đấu), đây là phiên bản hội tụ nhiều tính năng ưu việt hơn các phiên bản vác vai hay gắn trên xe dã chiến trước đó, đặc biệt là khả năng dò tìm và bám bắt mục tiêu  v.v.....

 Ngày 14/2 trên TV "RIA NOVOSTI" đã đưa phóng sự về các Modul Igla-S mà tôi đã viết trong bài 272-273. Mời các bạn xem lại về chủng tên lửa này!


« Sửa lần cuối: 16 Tháng Hai, 2011, 01:40:57 am gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #284 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2011, 01:20:06 am »

Tiếp theo và hết.



TỔ HỢP TÊN LỬA- PHÁO PHÒNG KHÔNG "PANTSIR-S1" MẪU NĂM 2005.







Lực lượng phòng không LBN ngày nay được trang bị cả tổ hợp tên lửa-pháo phòng không "Pantsir-S1" phiên bản năm 2005 và phiên bản 2006. Hai phiên bản này chúng có gì khác nhau, chúng ta hãy cùng nhau quay lại tìm hiểu về tổ hợp "Pantsir-S1" phiên bản năm 2005.

Cũng như tổ hợp tên lửa-pháo phòng không  "Pantsir-S1" phiên bản năm 2006 , "Pantsir-S1" phiên bản năm 2005 được trang bị 2 Blok mỗi  Blok 6 tên lửa 9M335. Bề ngoài và cách bố trí giống như tên lửa 9M311 trong tổ hợp "Tunguska" (9M335 có tầm bắn đến 12km, trần cao phá hủy mục tiêu tối đa là 8km). Trong tên lửa phòng không có điều khiển 9M335 được trang bị 1 động cơ mạnh, trọng lượng đầu đạn lớn hơn so với tên lửa 9M311, đường kính lên tới 90mm. Tuy nhiên khoang chứa thiết bị của tên lửa 9M335 vẫn giữ nguyên như ở tên lửa 9M311 (76mm). Động cơ tên lửa được bố trí ở tầng thứ 2, trọng lượng vật liệu nổ trong tên lửa là 20kg, tên lửa sử dụng dẫn động bằng khí động học. Hệ thống dẫn đường cho tên lửa bằng lệnh radio, cùng lúc có thể dẫn bắn cho 3 tên lửa.

Tổ hợp tên lửa-pháo phòng không "Pantsir-S1" phiên bản 2005 được trang bị 2 pháo tự động 30mm 2A72. Đạn cho pháo 2A72 có 4 chủng : Đạn nổ phân mảnh gây cháy , đạn xuyên giáp, đạn vạch đường và đạn với thanh xuyên dưới cỡ.




Các chủng đạn cho pháo tự động 2A72 30mm. Từ trái sang phải đạn nổ mảnh gây cháy( осколочно-фугасны зажигательны), đạn nổ vạch đường(  осколочно-трассирующий),  đạn vạch đường xuyên giáp( бронебойны трассирующий) và đạn thanh xuyên dưới cỡ (бронебойны подкалиберны снаряд).


Modul chiến đấu được gắn trên xe MZTK 7930( do Belarus sản xuất), hoặc Kamaz 6350 hoặc cũng có thể trên xe MAN. Tổ hợp tên lửa-pháo phòng không "Pantsir-S1" phiên bản 2005 được trang bị trạm rada phát hiện và theo dõi mục tiêu, ngoài ra tổ hợp còn có 1 kênh quang học điều khiển hỏa lực   (На комплексе имеется также оптический канал системы управления огнем).

Trạm rada định vị và theo dõi mục tiêu  "Roman" 1L36-01 được phát triển bởi OAO "Fazatron" (Thuộc viện nghiêm cứu rada -tp Tula). Rada định vị và theo dõi mục tiêu "Roman" 1L36-01 làm việc với 2 tần số (Cm và mm). Trên cơ sở trạm ra đa làm việc 2 tần số (Cm và Mm) nên tổ hợp tên lửa-pháo phòng không "Pantsir-S1" phiên bản 2005 có khả năng làm việc ở mọi lúc , mọi nơi, mọi điều kiện thời tiết thậm trí khi đang di chuyển.


Tổ hợp tên lửa-pháo phòng không "Pantsir-S1" phiên bản 2006 được cải tiến mạnh mẽ với trang bị tên lửa 57E6-1 (trong phiên bản 2005 là tên lửa 9M335) .Tầm bắn của tên lửa 57E6-1 trong phiên bản 2006 đã tăng lên tới 20km( phiên bản 2005 là 12km). Ngoài ra với việc đưa vào trang bị rada mảng pha làm tăng đáng kể khả năng phát hiện bám bắt mục tiêu cũng như ổn định trước hoạt động áp chế rada của đối phương.

« Sửa lần cuối: 09 Tháng Ba, 2011, 12:41:29 pm gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #285 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2011, 12:30:29 am »

TỔ HỢP TÊN LỬA PHÒNG KHÔNG  9K37 "BUK"/Зенитный ракетный комплекс 9К37 Бук (Россия)  .






Tổ hợp tên lửa 9K37 "Buk" được thiết kế để chống lại các mục tiêu hàng không tầm thấp và tầm trung bao gồm : Máy bay, trục thăng, thiết bị bay có điều khiển và tên lửa hành trình với tốc độ đến 820m/s.

Tổ hợp tên lửa phòng không "Buk" được tiếp nhận trang bị 1980 với mã hiệu : GRAU-9K37 (индекс ГРАУ — 9К37),  Mỹ và НАТО định danh là :  SA-11 Gadfly.

Tổ hợp tên lửa phòng không 9k37"Buk" được Viện nghiêm cứu khí cụ phát triển(Научно-исследовательский институт приборостроения -НИИП) trực thuộc Bộ công nghiệp rada ( Министерства радиопромышленности -МРП), tổng công trình sư : В. Гришин.


Tổ hợp tên lửa phòng không 9k37 "Buk" được các xí nghiệp, Cty trong tổ hợp  Quốc phòng "Almaz Antey" sản xuất (Концерн ПВО «Алмаз-Антей»).

Trong 1 lữ đoàn tên lửa phòng không 9K37 "Buk" có 4 tiểu đoàn, trong mỗi tiểu đoàn có 1 trạm chỉ huy 9S470, trạm rada phát hiện mục tiêu 9S18 "Kupol".

1-Các thành phần chính trong tổ hợp tên lửa phòng không 9K37 "Buk" :

- Trạm điều khiển 9S470 (командный пункт 9С470).
- Thiết bị hỏa lực tự hành (самоходная огневая установка 9А38 (СОУ) .
- Trạm rada phát hiện và nhắm mục tiêu 9S18 "Kupol" (станция обнаружения и целеуказания 9С18 «Купол» (СОЦ).
-Thiết bị nạp và phóng tên lửa 9A39(пуско-заряжающая установка 9А39 (ПЗУ) .
-Tên lửa phòng không có điều khiển (зенитная управляемая ракета 9М38).



2-Phương tiện, thiết bị phục vụ cho tổ hợp tên lửa phòng không "Buk":


    * Trạm tự động kiểm tra 9V95M1E (ZIL-131 với moóc kéo);
    * Xe phục vụ sửa chữa và bảo trì 9V883, 9V884, 9V894 (Ural-43203-1012);
    * Xe bảo trì  9V881E (Ural-43203-1012);
    * phương tiện vận tải 9T229(vận tải 8 tên lửa hoặc sáu container bên trong chứa tên lửa KrAZ-255B)
    * Xe cẩu 9T31M
    * Xe bảo trì và phục vụ kỹ thuật MTO-ATG-M1 (ZIL-131).


3-Các biến thể của tổ hợp tên lửa phòng không "Buk":


    * Tổ hợp tên lửa phòng không trang bị cho Hải quân  3К90 М-22 «Ураган» , được NATO định danh là :  SA-N-7. Phiên bản xuất khẩu "SHTIL" — «Штиль».
    *  9K37M1-2 «Бук-М1-2»
    *  9K37M2 «Бук-М2» được NATO định danh là : SA-17 Grizzly/SA-N-12 — Tiểu đoàn "Buk-M2" có khả năng cùng lúc nhắm bắn 32 mục tiêu.



Vào tháng Năm năm 2005, tại Minsk- Belarus đã đưa ra giới thiệu 1 phiên bản hiện đại của tổ hợp tên lửa phòng không 9K37 "Buk"  là : " Buk-M"

Hiện nay tổ hợp sản xuất Quốc phòng "Almaz Antey" đang gấp rút hoàn thiện phiên bản cải tiến hiện đại nhất của tổ hợp phòng không " Buk" có tên là : "Buk-M3", Tiểu đoàn "Buk-M3" có 36 kênh mục tiêu. "Buk-M3" có khả năng đánh bại mục tiêu hàng không bay tốc độ tới 3000m/s. Tầm bắn của "Buk-M3" là : 2,5-70km, trần cao phá hủy mục tiêu : 150m-35km. Tên lửa trang bị trong tổ hợp "Buk-M3" là 9M317M với đầu dẫn đường là rada bán chủ động. Tổ hợp tên lửa "Buk-M3" đã hoàn thành các bước thử nhiệm, thời gian tới sẽ sx hàng loạt và đưa vào trang bị cho lực lượng Phòng không Nga.


Tổ hợp tên lửa phòng không trong họ "Buk" được xuất khẩu dưới cái tên : Gang «Ганг».






Tổ hợp tên lửa phòng không "Buk-M2" với thiết bị tự hành 9A316.




Tổ hợp tên lửa phòng không "Buk-M2" với thiết bị tự hành 9A317.




Thông tin tham khảo : Trong cuộc chiến ngắn ngày Nga-Gruzia(2008) , một số tổ hợp tên lửa phòng không "Buk-M1" đã được Ukraina lúc đó bí mật tuồn cho Gruzia. Theo thông tin mà BQP Nga công bố Nga bị bắn dơi 4 máy bay trong đó có máy bay trinh sát tầm xa TU-22M và máy bay cường kích Su-25, rất có thể nhưng chiếc máy bay này do "Buk-M1" bắn hạ.


Mọi thông tin liên quan tới tổ hợp tên lửa phòng không "Buk" xin các bạn xem tiếp tại đây :

http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=228.250


« Sửa lần cuối: 13 Tháng Sáu, 2011, 06:20:41 pm gửi bởi daibangden » Logged
Dreamlife
Thành viên

Bài viết: 2


« Trả lời #286 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2011, 09:05:51 pm »

Bác Longtrec cho hỏi nhỏ : đầu nổ đạn tên lửa của Buk-M2 sơn màu đỏ có tính năng khác gì với quả sơn màu trắng không bác. Cảm ơn bác
Logged
cuckoovn
Thành viên
*
Bài viết: 371


Súng không lau súng mau han rỉ


« Trả lời #287 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2011, 08:14:39 pm »

Bác Longtrec cho hỏi nhỏ : đầu nổ đạn tên lửa của Buk-M2 sơn màu đỏ có tính năng khác gì với quả sơn màu trắng không bác. Cảm ơn bác

Bác tham khảo ở đây nhé: http://www.quansuvn.net/index.php/topic,18281.msg268191.html#msg268191
Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #288 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2011, 12:16:16 am »

Bác Longtrec cho hỏi nhỏ : đầu nổ đạn tên lửa của Buk-M2 sơn màu đỏ có tính năng khác gì với quả sơn màu trắng không bác. Cảm ơn bác

Bác tham khảo ở đây nhé: http://www.quansuvn.net/index.php/topic,18281.msg268191.html#msg268191




Đạn tên lửa Buk-M2 không hoàn toàn là đánh dấu đạn tầm thấp tầm cao đâu (sơn đỏ sơn trắng), tôi không muốn trả lời khi chưa thật đầy đủ và chắc chắn về thông tin, nhưng tôi không có thói quen lờ đi khi ai đó tin tưởng hỏi tôi. Bạn Dreamlife ! bạn vui lòng chờ nhé, tôi hứa sẽ trả lời bạn 1 cách chính xác và đầy đủ nhất trong khả năng tôi có thể.
Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #289 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2011, 12:18:50 am »

Bác Longtrec cho hỏi nhỏ : đầu nổ đạn tên lửa của Buk-M2 sơn màu đỏ có tính năng khác gì với quả sơn màu trắng không bác. Cảm ơn bác




TÊN LỬA ĐIỀU KHIỂN CÓ CÁNH 9M317 SỬ DỤNG TRONG TỔ HỢP TÊN LỬA PHÒNG KHÔNG TẦM THẤP VÀ TẦM TRUNG BUK-M1-2 VÀ BUK-M2.




1-Tên lửa 9M38M1:

Như chúng ta đã biết tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp và tầm trung 9K37 "Buk" sử dụng tên lửa 9M38. Phiên bản cải tiến của 9K37 "Buk" là : 9K37M1-2 hay còn gọn là Buk-M1-2 (Бук-М1-2) sử dụng tên lửa 9M38M1. Đây là tên lửa có động cơ nhiên liệu rắn 2 chế độ , điều khiển tên lửa tới mục tiêu theo phương pháp : Tỉ lệ-định vị. Trong tất cả các pha của tên lửa  từ pha đầu đến pha cuối tên lửa được dẫn đường bằng rada bán chủ động.

Tên lửa 9M38M1 có đầu đạn 70kg, ngòi nổ với bộ cảm ứng tiếp xúc và không tiếp súc. Bộ cảm ứng không tiếp súc ở tên lửa 9M38M1 làm việc ở cự li 17m cách mục tiêu.





Bên phải là Rada dẫn đường trong tên lửa 9M38.





Tên lửa 9M38.



2-Tên lửa 9M317:


Tên lửa 9m317 là tên lửa phòng không thế hệ mới được phát triển để đánh bại mục tiêu hàng không như máy bay, trục thăng cùng các loại tiên lửa có cánh có điều khiển cũng như các thiết bị bay không người lái v.v...

Tên lửa 9M317 sử dụng cho tổ hợp tên lửa phòng không Buk-M1-2 và Buk-M2(dùng cho quân đội Nga), ngoài ra tên lửa 9M317 còn được sử dụng trong phiên bản xuất khẩu "Ural".

Đối với tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp và tầm trung trang bị cho Hải quân Nga , tên lửa 9M317 được sử dụng trong tổ hợp  "Uragan" , " Еж" và ở phiên bản xuất khẩu "Shtil".

Tên lửa 9M317 có nhiều tính năng kỹ thuật vượt trội hơn so với tên lửa 9M38M1, tên lửa 9M317 mở rộng phạn vi phá hủy mục tiêu 45-50km với trần cao tới 25km. Hệ thống rada bán chủ động GSN 9E420. Đầu đạn của tên lửa 9M317 có trọng lượng 70kg bán kính phá hủy mục tiêu 17m. Tốc độ của tên lửa 1230m/s, trọng lượng tên lửa 717kg, sải cánh 860mm. Cũng như tên lửa 9M38M1, tên lửa 9M317 có động cơ 2 chế độ nhiên liệu rắn. Tên lửa 9M317 là tên lửa có độ tin cậy cao, thời gian sử dụng lâu, trong vòng  10 năm nếu bảo quản trong container không cần bảo dưỡng.





Rada dẫn đường 9E420 trong tên lửa 9M317.


Thành phần trong tên lửa 9M317:


-Động cơ 2 chế độ nhiên liệu rắn cung cấp cho tên lửa lực đẩy/ tỉ lệ 1 cách hoàn hảo.

-Cấu hình khí động lực mạnh mẽ.

-Đầu dẫn đường rada bán chủ động, nhiều chế độ với tích hợp máy tính hoạt động trong hệ thống với cấu trúc khác nhau, tín hiệu chiếu xạ mục tiêu và rada hiệu chỉnh.

-Thiết bị tác chiến với 2 kênh (xung điện chủ động và bán chủ động), ngòi nổ radio cảm ứng tiếp xúc , chủng nổ phân mảnh.





Tên lửa 9M317.



Bạn Dreamlife! câu trả lời ở phần tôi bôi đỏ.

« Sửa lần cuối: 21 Tháng Ba, 2011, 01:32:10 am gửi bởi longtrec » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM