Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 05:10:21 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tên lửa Nga - Sức mạnh vượt trội trên chiến trường.  (Đọc 362867 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #270 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2010, 02:29:18 pm »

Khi mới xuất hiện 1 loại vũ khí nào đó , người ta thường đưa nó lên mây xanh. Còn nhớ giáp phản ứng nổ "Kontakt-1" khi mới xuất hiện , người ta cũng cho nó lên chín tầng mây , nào là "Kontakt-1" đã biến kho vũ khí chống tăng của Phương Tây thành những thứ vô dụng ...Khi xuất hiện chủng đạn ПГ-7ВР (7П28)(trang bị cho B-41) chủng xuyêm lõm bố trí trước sau thì ôi thôi "người hùng"- " Kontakt-1" hóa ra chỉ là 1 thằng nhóc tập làm người lớn(Chỉ chống được đạn xuyên lõm, còn chủng đạn như PG-7VR trước là đầu đạn nổ phá, sau là đầu đạn xuyên lõm là nó ôm mặt khóc).

Những chuyện như thế này thì nhiều không kể hết!

Để đánh giá 1 loại vũ khí phải dựa trên nhiều yếu tố ví dụ như : Tính cơ động, hiệu quả tác chiến, giá thành V.v...

Bất kể 1 loại vũ khí hiện đại bậc nào cũng có những yếu điểm của nó, không có vũ khí bất khả chiến bại vĩnh viễn đâu. Chúng ta cập nhật thông tin nhưng cũng cần lọc thông tin, đừng vì mấy lời bình luận của nhà văng(văn) nào nó mà cho rằng quả là vậy.
Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #271 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2010, 07:22:45 pm »

TỔ HỢP THIẾT BỊ ĐIỀU KHIỂN PHÓNG, MODUL "STRELES", "KOMAR" DÙNG CHO TÊN LỬA PHÒNG KHÔNG VÁC VAI CHỦNG "IGLA"/Комплект аппаратуры управления и пусковых модулей "Стрелец","Комар" для ракет ПЗРК типа "Игла".



Tổ hợp thiết bị điều khiển phóng, Modul "Streles" được phát triển để cung cấp phóng giêng lẻ , hoặc phóng loạt cho tên lửa phòng không vác vai chủng "Igla".



1/Tổ hợp thiết bị điều khiển phóng , Modul "Streles" :

Tổ hợp thiết bị điều khiển phóng tên lửa "Igla" với Modul "Streles" được trang bị trên các phương tiện vận tải, trên các thiết giáp hạng nhẹ, hoặc được trang bị kết hợp với pháo phòng không. Mục đích tạo ra tổ hợp tên lửa phòng không, hoặc tên lửa-pháo phòng không cơ động tầm thấp.








Thông số kỹ thuật , Modul "Streles" :

-Số lượng Modul tối đa trang bị :4
-Số lượng tên lửa trong 1 Modul :2
-Thời gian khởi động, cung cấp nguồn : 6,5s.
-Thời gian nhắm bắn tối đa : 60s.
-Trọng lượng Modul: 72kg.
-Trọng lượng thiết bị điều khiển : 24kg.


Tên lửa "Igla" còn được trang bị trên các máy bay trục thăng, K-52, mục đích tạo ra tổ hợp tên lửa không đối không tầm ngắn, có thể phóng giêng lẻ hoặc phóng loạt. Trên mỗi trục thăng K-52 được trang bị 4 tên lửa "Igla-V" , được sơn 2 mầu đỏ và xanh cỏ úa. Tổ hợp tên lửa có điều khiển "Igla-V" được phòng thiết kế Kolomensky phát triển trên cơ sơ sử dụng tên lửa phòng không vác vai"Igla-1" , với đầu dẫn đường tầm nhiệt, trọng lượng 10,7kg, đầu đạn 1,27kg. Tên lửa "Igla-V" được treo trên K-52 có tốc độ 1440km/h, tầm bắn 800-5200m.




2/Tổ hợp thiết bị điều khiển phóng, Modul "Komar":


Ngoài ra tên lửa "Igla" được Cty cổ phần đại chúng (OAO "Rater") phát triển thành tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp, trang bị cho các tầu chiến hạng nhẹ gọi là "Komar". Tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp "Komar" sử dụng tên lửa "Igla" hoặc "Igla-S" được tiếp nhận trang bị tháng 12/2008.

Tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp "Komar" cung cấp khả năng cùng 1 thời gian phóng loạt 2 tên lửa vào 1 mục tiêu hàng không với tầm bắn 500-6000m, trần bắn 5-3500m . Trọng lượng tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp "Komar" là 4t.



.

« Sửa lần cuối: 26 Tháng Mười Hai, 2010, 04:32:13 pm gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #272 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2010, 07:54:54 pm »

TỔ HỢP TÊN LỬA PHÒNG KHÔNG 9A34A "GYURZA"2002/Зенитный ракетный комплекс 9А34А «Гюрза» 2002.




Tổ hợp tên lửa phòng không 9A34A"Gyurza" là tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp, có tính cơ động cao, được phát triển để tiêu diệt các máy bay tầm thấp, trục thăng, tên lửa có cánh cùng các thiết bị bay không người lái.


Tổ hợp tên lửa phòng không 9A34A"Gyurza" được nâng cấp phát triển trên cơ sở sử dụng tên lửa ("Strela"-10M sau này là "Strela"-10M2). Tổ hợp "Gyurza" được nâng cấp xe bọc thép đa nhiệm  hạng nhẹ (MTLB/МТЛБ-многоцелевой тягач легкий бронированный) , với khả năng tác chiến bất kể ngày đêm. Nhờ hệ thống quang điện tử trinh sát, điều khiển cho phép thực hiện chao đổi thông tin giữa các xe trong phân đội phòng không. Hệ thống máy tính giúp quản lý từ xa các qui trình tác chiến giữa các xe trong phân đội, nhằm chủ động hoặc phối hợp chặn đứng,  đẩy lùi các cuộc không kích đường không.

Dẫn đầu trong việc nghiêm cứu phát triển tổ hợp tên lửa phòng không 9A34A"Gyurza" là phòng thiết kế chế tạo máy chính xác mang tên "Nudelman". Việc tạo ra tổ hợp tên lửa phòng không 9A34A"Gyurza" là câu trả lời thực tế trước đòi hỏi cần cung cấp khả năng sống sót cao cho các tổ hợp tên lửa phòng không, trong điều kiện đối phương áp dụng các biện pháp mạnh áp chế phòng không.

 Tổ hợp tên lửa phòng không 9A34A"Gyurza" được chính thức tiếp nhận trang bị năm 2002.






Tổ hợp tên lửa phòng không 9A34A"Gyurza" được trang bị rada hồng ngoại thụ động "L-136 Max-F", cùng hệ thống máy tính kỹ thuật số đảm bảo cung cấp thông tin về mục tiêu. Hệ thống máy tính giúp lựa trọn, lọc dấu hiệu phát hiện mục tiêu qua việc nhiễu sóng điện từ radio.


.



Còn tiếp.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Mười Hai, 2010, 08:35:10 pm gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #273 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2010, 05:27:18 pm »

Tiếp theo và hết.



Hệ thống máy tính trên xe bọc thép đa nhiệm hạng nhẹ MTLB, cung cấp khả năng tự động hóa và chỉ huy từ xa cũng như mở rộng nhiệm vụ:

-Phát hiện , lựa trọn các đối tượng mục tiêu hàng không khác nhau.
-Hướng dẫn các thiết bị và điều khiển phóng tên lửa.
-Điều phối tới 6 xe MTLB trong phân đội, trinh sát, phát hiện, lọc , phân phối mục tiêu cho các xe.
-Điều khiển từ xa, cung cấp giêng biệt hoạt động tác chiến theo chế độ thường xuyên và tự động.
-Sử lý thông tin từ chỉ huy phân đội tên lửa phòng không, hoặc xe dẫn đầu.
-Phản ánh bằng đồ họa, chữ cái hoặc con số về thông tin tình trạng xe, dự báo thời tiết , khí tượng hoặc môi trường khu vực xe đang hoạt động.


Tổ hợp tên lửa phòng không 9A34A"Gyurza" được trang bị rada hồng ngoại thụ động "L-136 Max-F" làm tăng khả năng trinh sát, tự động tác chiến và theo dõi quản lý tới 30 mục tiêu hàng không. Rada hồng ngoại thụ động "L-136 (Mak-F)/Л-136 (МАК-Ф) " giúp tăng cự li phát hiện mục tiêu hàng không 3-4km bằng  đồng nhất phương pháp chiếu bóng(идентифицируется по силуэту).


Thông số kỹ thuật tổ hợp phòng không 9A34A"Gyurza":

1/Trạm ra đa phát hiện mục tiêu hàng không: L-136/ Л-136.
-Phạm vi phát hiện mục tiêu : 10-15km( F-15).
-Khu vực phát hiện mục tiêu theo góc độ cao:0-30o.
-Khu vực phát hiện mục tiêu theo góc phương vị : 360o.
-Thời gian kiểm chứng :1,1s.
-Trọng lượng rada : 50kg.
-Điện năng tiêu thụ : 1,3kw.

2/-Tên lửa sử dụng trong tổ hợp : Strela-10M.
-Tầm bắn : 0,8-5km.
-Trần bắn : 0,025-3,5km.
-Khả năng 1 quả tên lửa phá hủy tiêm kích là : 0,1-0,5.
-tốc độ mục tiêu tối đa theo chiều ngược/xuôi , m/s  : 415/310.
-Tốc độ tên lửa : 517m/s.
-Trọng lượng : 40kg.
-Trọng lượng đầu đạn : 3kg.
-Chủng nổ phân mảnh, không tiếp súc.
-Số lượng tên lửa trong tổ hợp : 4.





Tổ hợp tên lửa phòng không 9A34A"Gyurza" được trang bị trên khung gầm xe bọc thép đa nhiệm hạng nhẹ MTLB. Đây là xe bọc thép có khả năng cơ động cao, có thể hoạt động ở mọi địa hình như đồi núi, đầm lầy, khu vực tuyết phủ dày. Nhờ tỉ trọng áp lực của xe lên mặt đất thấp(0,45kg/cm2), đặc biệt xe có khả năng bơi trong nước với tốc độ 6km/h.







Khung xe MTLB có hệ thống treo độc lập, với các thanh xoắn có độ đàn hồi cao kết hợp với ống giảm sóc thủy lực cho phép xe leo dốc 35o, vượt tường cao 1,1m và vượt hào tới 2,8m. Xe bọc thép hạng nhẹ MTLB với động cơ Diezel 8 xi lanh, 240 mã lực cho phép xe chạy tốc độ 61,5km/h với bán kính hoạt động 500km.


Bài dịch tổng hợp sử dụng thông tin từ các nguồn:

http://rocet.boom.ru/missile/wobb/strela10m/index.htm
http://rbase.new-factoria.ru/missile/wobb/gurza/gurza.shtml
http://7-r.net/archives/date/2008/08/page/11
http://ru.wikipedia.org/wiki/%D0%9C%D0%A2-%D0%9B%D0%91

« Sửa lần cuối: 28 Tháng Mười Hai, 2010, 05:35:22 pm gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #274 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2010, 07:58:01 pm »

TỔ HỢP TÊN LỬA-PHÁO PHÒNG KHÔNG 2S6 "TUNGUSKA"/ Зенитный ракетно-пушечный комплекс 2C6 «Тунгуска» 1982.





Tổ hợp pháo-tên lửa phòng không 2S6 "Tunguska" được lắp đặt trên khung gầm thiết bị tự hành. Tổ hợp 2S6 "Tunguska"  được phòng thiết kế nhà máy khí cụ Tula phát triển (Тульского КБ Приборостроения) với mã hiệu : GRAU-2K-22.

NATO định danh tổ hợp pháo-Tên lửa phòng không 2S6 "Tunguska" là : SA-19 Grison

"Tunguska" là tên nhánh con sông Amur, ở vùng viễn đông biên giới Nga giáp với Trung quốc.

Theo kế hoạch Nga sẽ dần thay thế tổ hợp 2S6 "Tunguska" bằng Pansir-S1(Панцирь-С1) hiện đại hơn.

Lịch sử ra đời của tổ hợp 2S6 "Tunguska" :

Đầu thập niên 70, tổ hợp pháo phòng không tầm thấp 4 nòng 23mm "Shinka/Шилка" tỏ ra kém hiệu quả trước các máy bay cường kích của đối phương được bọc thép bảo vệ trắc chắn. Đồng thời các máy bay này còn được trang bị các tên lửa chống tăng có điều khiển với khả năng phá hủy mục tiêu mặt đất tới vài km. Tổ hợp pháo phóng không "Shinka" được trang bị rada RPK-2"Tobol" có tầm hiệu quả thấp.

Trước yêu cầu cấp bách cần tạo ra 1 tổ hợp phòng không tầm thấp để thay thế tổ hợp pháo phóng không "Shinka" .Ban đầu trong năm 1970 , người ta chỉ định thiết kế 1 tổ hợp pháo phòng không mới mạnh mẽ hơn phaó ARP-23"Amur" ( pháo 4 nòng 23mm АЗП-23 "Амур" trong tổ hợp Shinka). Năm 1973 cơ quan nghiêm cứu khoa học (НИР)"Зпруда" trong khuôn khổ nghiêm cứu bảo vệ Quân đội trước sự tấn công của các máy bay cường kích mặt trận hoặc trục thăng tấn công. Viện đã chỉ ra rằng cần phát triển tổ hợp pháo, kết hợp tên lửa phòng không tầm thấp, lắp đặt trên thiết bị tự hành có khung gầm chắc chắn. Đồng thời tổ hợp pháo-tên lửa phòng không mới phải được trang bị rada đồng bộ, có khả năng phát hiện mục tiêu từ xa.

Trong giai đoạn 1980-1981 đã nhiều lần tiến hành thử nghiệm tổ hợp tên lửa-pháo phóng không mới, công việc tiếp tục được hoàn thiện đến 8/9/1982 tổ hợp 2S6 "Tunguska" chính thức được tiếp nhận trang bị.

Ban đầu tổ hợp tên lửa pháo phòng không 2S6 "Tunguska" được trang bị 4 tên lửa 9M311 kết hợp với 2 khẩu pháo 2 nòng  2A38  30mm, sau này mới là 8 tên lửa 9M311 hoặc 9M311-M.








Còn tiếp.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Giêng, 2011, 05:39:06 am gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #275 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2011, 02:44:29 am »

Tiếp theo và hết.




Giữa năm 1990, tổ hợp pháo-tên lửa phòng không tầm thấp 2S6 "Tunguska" được nâng cấp thành 2S6M1 "Tunguska", tổ hợp nâng cấp được trang bị cho lực lưỡng vũ trang Nga và dùng cho xuất khẩu.







2/Tổ hợp pháo-tên lửa phòng không tầm thấp 2S6 "Tunguska" bao gồm:


-Xe bọc thép bánh xích tự hành .
-2 pháo 2 nòng tự động 30mm 2A38.
-8 tên lửa phòng không 9M311.

Hệ thống rada bao gồm : Rada phát hiện mục tiêu, Rada theo dõi mục tiêu, rada hỏi mặt đất.



Pháo 2 nòng tự động 30mm 2A38.




Rada phát hiện mục tiêu.



Rada theo dõi mục tiêu.


Tên lửa 9M311 có 2 giai đoạn, giai đoạn 1 sử dụng động cơ nhiên liệu rắn, vỏ ngoài tên lửa được chế tạo từ hỗn hợp sợi thủy tinh (Container). Giai đoạn 2 của tên lửa bay theo quán tính, phần đuôi tên lửa được bố trí máy tạo khí , cung cấp dòng khí động lực cho tên lửa.

Tên lửa 9M311 có đầu đạn chủng nổ không tiếp súc.




Tên lửa 9M311.

3/Các phiên bản tên lửa dùng trong tổ hợp tên lửa pháo phòng không tầm thấp 2S6 "Tunguska":

-Tên lửa 9M311 phiên bản tên lửa nguyên mẫu.
-Tên lửa 9M311K(3M87) phiên bản trang bị cho Hải quân.
-Tên lửa 9M311-1 phiên bản xuất khẩu.
-Tên lửa 9M311-M(3M88) phiên bản cải tiến, tăng tính năng kỹ chiến thuật.
-Tên lửa 9M311-M1 phiên bản nâng cấp dùng trong quân đội Nga và xuất khẩu.

3/ Các nước được trang bị tổ hợp tên lửa pháo phòng không  "Tunguska":

-Nga : 256 tổ hợp (2S6).
-Belarus : Không rõ số lượng trang bị.
-Ấn Độ : Khoảng 20-80 tổ hợp(2S6).
-Yemen : Một vài tổ hợp (2S6M1).
-Morocco : 12 tổ hợp (2S6M1).
-Ukraina : 70 tổ hợp (2S6).

4/ Thông số kỹ thuật của tổ hợp pháo-tên lửa phòng không 2S6 "Tunguska":[/b]

a/ Thiết bị tự hành :
-Dài : 7,93m.
-Rộng : 3,240m.
-Cao(có rada) : 4,021m.
b/rada:
-Phát hiện mục tiêu ở cự li : 16-18km.
-Khả năng theo dõi : Đến 10 mục tiêu hàng không.
-Thời gian phản ứng : 10s.
c/Pháo- tên lửa :
-Tên lửa : 9M311, tầm bắn 2,5-8km.
-Pháo 2A38 , tầm bắn 0,2-4km.
-Trần bắn : 0,015-3,5km(tên lửa) và 0-3km(pháo).
-Tốc độ bắn : 4000-5000 v/phút (pháo) , sơ tốc nòng : 960m/s, góc tầm : (-10) đến (+87o).
-Tốc độ mục tiêu tối đa : 500m/s
d/Thiết bị tự hành :
-Tốc độ tối đa : 65km/h.



Đạn dự chữ 1904v 30mm(pháo) và 8 tên lửa, kíp chiến đấu 4 người .
Tổ hợp nặng : 36t.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Giêng, 2011, 02:50:50 am gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #276 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2011, 12:42:48 am »

TỔ HỢP TÊN LỬA-PHÁO PHÒNG KHÔNG 96K6 "PANTSIR-S1"/ЗЕНИТНЫЙ РАКЕТНО-ПУШЕЧНЫЙ КОМПЛЕКС 96К6 "ПАНЦИРЬ-С1".






Tổ hợp tên lửa- pháo phòng không 96K6 "Pantsir-S1" được phòng thiết kế nhà máy chế tạo khí cụ Tula phát triển đầu những năm 90(GUP-Tổ chức nhà nước quản lý).
 


Tổ hợp tên lửa-pháo phòng không 96K6 "Pantsir-S1" được thiết kế để bảo vệ các cơ sở, công trình dân sự cũng như quân sự. Tổ hợp 96K6 "Pantsir-S1" có thể tác chiến độc lập , hoặc kết hợp với các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa như S-300, S-400 tạo thành 1 lưới lửa phòng không tầng tầng , lớp lớp . Đối tượng mục tiêu của tổ hợp  96K6 "Pantsir-S1" là máy bay, trục thăng, thiết bị bay không người lái và tên lửa có cánh.


Tổ hợp tên lửa-pháo phòng không 96K6 "Pantsir-S1" có mã hiệu :GRAU 96K6.
NATO định danh là : SA -22 greyhound.





Tổ hợp tên lửa-pháo phòng không 96K6 "Pantsir-S1" được hoàn thiện năm 1994, năm 1995 lần đầu tiên được đưa ra giới thiệu tại triển lãm vũ khí MAKS. Hiện nay tổ hợp 96K6 "Pantsir-S1" được nâng cấp hoàn thiện nhiều so với nguyên mẫu (1994). Năm 2007 một lần nữa tổ hợp tên lửa-pháo phòng không 96K6 "Pantsir-S1" lại được đưa ra giới thiệu tại triển lãm MAKS. Ngày 18/3/1010 sery đầu tiên của tổ hợp 96K6 "Pantsir-S1" được đưa vào trang bị cho lực lượng phòng không-không quân LBN, theo kế hoạch nó sẽ thay thế "Tunguska".


Tổ hợp tên lửa-pháo phòng không 96K6 "Pantsir-S1" được lắp đặt trên khung gầm xe tải với cấu hình bánh 8x8 hoặc trang bị trên xe bọc thép bánh xích . Điều khiển tổ hợp 96K6 "Pantsir-S1" là 2 hoặc 3 người.

Các chủng loại xe có thể được trang bị trong tổ hợp 96K6 "Pantsir-S1" :


a/Камaz-6560    
-Cấu hình bánh : 8x8.
-Tốc độ tối đa : 90km/h.
b/ Xe bọc thép bánh xích GМ352М1Е
-Cấu hình bánh : Bánh xích
-Tốc độ tối đa : 70km/h.
c/ Baz-6306 "Voshina-1(БАЗ-6306 Вощина-1).
-Cấu hình bánh : 8x8.
-Tốc độ tối đa :----.
d/MZKT-7930(МЗКТ-7930)
-Cấu hình bánh : 8x8.
-Tốc độ tối đa: ---
e/MAN.
-Cấu hình bánh : 8x8
-Tốc độ tối đa : 160km/h.


Tổ hợp tên lửa-pháo phòng không 96K6 "Pantsir-S1" Trong phiên bản nguyên mẫu 1994 trang bị 12 tên lửa 9M335( bên ngoài rất giống với tên lửa 9M311 trong tổ hợp "Tunguska"), kết hợp với 2 pháo 2 nòng tự động 30mm 2A72.




Tổ hợp tên lửa-pháo phòng không 96K6 "Pantsir-S1" (mẫu 1994).



Tổ hợp tên lửa-pháo phòng không 96K6 "Pantsir-S1" trên xe BMP-3.



Tổ hợp tên lửa-pháo phòng không 96K6 "Pantsir-S1" trên xe MZKT-7930.


Rada phát hiện mục tiêu được phòng thiết kế khí cụ TULA đặt của Cty cổ phần đại chúng "Fazaron-NIIR" (ОАО "Фазатрон-НИИР" ) phát triển năm 1994-1995 có tên 1L36-01 "Rоман" . Rada 1L36-01 "Rомаn" sử dụng 2 tần số làm việc trong phạm vi (Cm) và (mm).



Rada 1L36-01 "Rомаn".



Mặc dù được ra đời từ năm 1994, nhưng tổ hợp tên lửa-pháo phòng không 96K6 "Pantsir-S1" sinh đúng vào thời kỳ khó khăn của nước Nga, ngân sách quốc phòng luôn vị cắt xén. Mãi tới những năm gần đây, Bộ quốc phòng Nga mới quan tâm tới tổ hợp tên lửa-pháo phòng không 96K6 "Pantsir-S1".

Theo đánh giá của các chuyên gia UB liên bộ và các cán bộ viện nghiêm cứu quốc phòng Nga, tổ hợp 96K6 "Pantsir-S1" không thể chống lại các loại vũ khí chính xác cao, siêu tốc ở cự li trên 12km.

Làm sống lại tổ hợp tên lửa- pháo phòng không 96K6 "Pantsir-S1" chính là tiểu vương quốc ả rập thống nhất (UAE) bằng hợp đồng trị giá $ 734,000,000, năm 2000. UAE đặt Nga sản xuất 50 tổ hợp tên lửa- pháo phòng không 96K6 "Pantsir-S1" (26 tổ hợp trên xe bánh xích, 24 tổ hợp trên xe bánh lốp). Vũ khí trang bị được UAE  yêu cầu thay đổi so với nguyên mẫu tức là hiện đại hơn, pháo 2 khẩu 2 nòng 30mm 2A38M, 12 tên lửa 57E6-1 tầm bắn lên tới 20km.



Còn tiếp.
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Giêng, 2011, 01:58:25 am gửi bởi longtrec » Logged
hoangpilot
Thành viên
*
Bài viết: 654


« Trả lời #277 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2011, 08:55:19 am »

Bác longtrec cho em hỏi là có phải là Tên lửa 9M311 lắp trên xe PK tự hành Tunguska có điểm yếu là không thể vừa di chuyển vừa bắn và khí tài quang học quan sát mục tiêu do Nga sản xuất mắc phải yếu điểm khi dùng vào ban đêm lúc điều kiện thời tiết xấu + chỉ dùng  dẫn cho tên lửa 9M311 vào ban ngày được thôi đúng không ạ ?
Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #278 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2011, 02:15:44 pm »

Bác longtrec cho em hỏi là có phải là Tên lửa 9M311 lắp trên xe PK tự hành Tunguska có điểm yếu là không thể vừa di chuyển vừa bắn
---------------------------------------------------------
Tổ hợp pháo -tên lửa phòng không 2S6"Tunguska" và sau này là tổ hợp 96K6 "Pantsir-S1" đều có hạn chế , không thể vừa di chuyển vừa bắn.

khí tài quang học quan sát mục tiêu do Nga sản xuất mắc phải yếu điểm khi dùng vào ban đêm lúc điều kiện thời tiết xấu + chỉ dùng  dẫn cho tên lửa 9M311 vào ban ngày được thôi đúng không ạ ?
----------------------------------------------------

Cái này đúng mà cũng không đúng, vấn đề ở đầu dẫn đường trong tên lửa 9M311, nó đã được khắc phục ở tên lửa 9M311-M và 9M311-M1. Nói chung tổ hợp PK 2S6 "Trunguska" Nga đã nhận thấy nhiều nhược điểm nên có kế hoạch thay thế từ đầu thập kỷ 90, nhưng ngặt nỗi lúc đó Nga khó khăn quá.

« Sửa lần cuối: 02 Tháng Giêng, 2011, 02:53:52 pm gửi bởi longtrec » Logged
sniper
Thành viên
*
Bài viết: 94


« Trả lời #279 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2011, 12:00:46 am »

Bác Longtrec chắc là nhậu nhiều mừng năm mới nên nhầm lẫn chăng?
Pantsir-S1 có ưu điểm vượt trôi hơn các hệ thống phòng không di động khác là khả năng vừa di chuyển vừa có thể hạ mục tiêu.

video: http://www.youtube.com/watch?v=AdGZ5y8aEyI
         http://www.youtube.com/watch?v=ex4ZL077U8E&feature=related
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM