Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:05:04 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tên lửa Nga - Sức mạnh vượt trội trên chiến trường.  (Đọc 362850 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #260 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2010, 09:46:52 pm »

Đầu nổ và ngòi nổ của đạn Igla-S em đã nói tới ở đây http://www.quansuvn.net/index.php/topic,16418.msg265671.html#msg265671

Đạn Igla-S không dùng đầu nổ xuyên lõm mà dùng đầu nổ phá mảnh định hướng chùm vành khuyên góc rộng để chống tên lửa hành trình. Đầu nổ của đạn Igla-S được tăng lượng nổ, tăng số mảnh văng khứa sẵn tương ứng với việc giảm khối lượng liều phóng.
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
buldeswerh
Thành viên
*
Bài viết: 75


« Trả lời #261 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2010, 09:49:12 pm »

Tìm hiểu thêm 1 chút về nguồn gốc của từ đạn xuyên liều lõm ; em nghĩ rằng đây là 1 từ gốc Pháp ; em đã tra thử thì đúng là người Pháp dùng từ Charge creuse để chỉ loại đạn này ( tương đương là кумулятивная trong tiếng Nga và shaped charge trong tiếng Anh )

Trong đó
Charge = liều nổ ; liều phóng
creuse = rỗng ; có lỗ ; giả dối ; không rõ ; lõm

Sở dĩ em nghĩ như vậy vì lần đầu tiên quân ta dùng đạn liều lõm là ( nếu em không nhầm ) khẩu súng không giật do giáo sư Trần Đại Nghĩa chế tạo  ; mà cụ học từ Pháp về nên => ...  Grin

Trước nữa thì chưa rõ ; nhưng hình như trước đạn bazoka còn có bom ba càng của những ngày trung đoàn thủ  đô giữ Hà Nội

Cái này quân khí ta có sản xuất dựa trên mẫu của Nhật ; nguyên lý nổ lõm tiếng Nhật là 成型炸薬 .Chưa  rõ lắm ; nhưng có vẻ dịch là liều nổ khoang ; hay liều nổ hữu hình ; định hình gì đó

Lúc sản xuất bom ba càng ; cụ Nghĩa chưa có mặt ở VN . Cũng có thể là các bác quân khí ta đơn giản thấy hình dáng đầu nổ thế nào thì gọi tên thế ấy ; chứ chẳng phải dịch thuật gì . CŨng đúng ; vì dân ta thông minh ; nhưng ngặt một nỗi là ít được đào tạo ; nên chuyện ấy có thể

Đó chỉ là 1 giả thiết ; vì cụ Nghĩa còn tham khảo cả tài liệu tiếng Đức . Từ này tiếng Đức là Hohlladung ; có thể tạm dịch là liều nổ lõm


Tất nhiên ; còn giả thuyết từ tiếng gốc Pháp đã nêu trên đầu nữa

Nói tóm lại ; là 1 người được đào tạo bài bản và tiếp xúc nhiều với các tài liệu khoa học ; cụ Nghĩa hẳn phải có vai trò rất lớn trong việc chuẩn hóa thuật ngữ của ngành quân khí


Tuy nhiên ; từ liều nổ lõm có phải do cụ đề ra hay không ; thì chưa kết luận được

Logged
buldeswerh
Thành viên
*
Bài viết: 75


« Trả lời #262 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2010, 09:59:54 pm »


Còn đặt trong trường hợp lựu đạn chống tăng thì em nghĩ có thể dịch là Lựu đạn nổ - mảnh  - tích lỹ/tích tụ (định hướng) Grin

Chứ dịch từ tiếng Nga sang tiếng Việt của dăm bảy kiểu; dịch ngược từ Việt sang Nga cũng năm ba đường Grin. Mỗi người mỗi mỗi cách dịch, mỗi phương pháp dịch khác nhau. Quan trọng là căn cứ theo danh từ hay tính từ đi kèm hoặc tùy theo câu văn và hoàn cảnh để có thể tìm ra được cách dịch nghĩa hợp lý nhất Grin


trước bác huyphong đã nêu con rkg-3 xài liều nổ lõm mà

Tất nhiên dịch thuật phải linh động ; thế nhưng "làm tròn mà sai số cao" thì cũng phải xem xét ; phải không ạ  Grin

Tất nhiên ; em trân trọng công sức ; thời gian dịch giả bỏ ra để dịch bài cho mọi người đọc ; thế nhưng chả ai hoàn hảo cả . Lỗi này lỗi kia là bình thường . Người đọc có phản hồi để hiệu đính dĩ nhiên cũng bình thường ; chả nên lấy đó làm điều ; các bác ạ


Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #263 vào lúc: 23 Tháng Mười, 2010, 07:13:26 pm »

Tiếp theo :



Kích cỡ tên lửa cùng với hạn chế trọng lượng tên lửa đòi hỏi đầu đạn có trọng lượng không lớn, đồng thời  phải tối đa hiệu quả phá hủy mục tiêu. Các chuyên gia Nga đã giải quyết được vấn đề này bởi tạo ra " ngòi nổ thông minh". ngòi nổ nhận thông tin về việc tên lửa tấn công mục tiêu, chờ thông tin của đầu đạn đã sâm nhập mục tiêu (có như vậy). Phần tác chiến (vật liệu nổ + ngòi nổ) bọc trong vỏ đạn sẽ nhận tín hiệu phát nổ. Kết quả là không cần 1 đầu đạn lớn nhưng vẫn giải quyết được nhiệm vụ phá hủy mục tiêu. Tên lửa 9M342 sử dụng trong tổ hợp tên lửa "Igla"-S đáp ứng được những đòi hỏi trên nhờ được trang bị cảm ứng laser nổ tiếp xúc .

Để  làm  gia tăng  hiệu quả tác động của đầu đạn, động cơ tên lửa sử dụng liều phóng rắn được làm từ những vật liệu có khả năng nổ tung khi được dẫn nổ từ đầu đạn (Для увеличения действия боевой части заряд твердого топлива маршевого двигателя сделан из материала, способного взрываться от детонации боевой части).

Cần nhớ rằng các phiên bản xuất khẩu của tổ hợp tên lửa phòng không " Igla"-S không giống với phiên bản dùng trong Quân đội Nga, đoạn văn dưới đây nói dõ điều đó SadПодобное решение, которое несмотря на свою простоту до сих пор не воспроизведено за рубежом, позволило резко поднять эффективность стрельбы ПЗРК на встречном курсе в области зоны пораже tạm dịch : Giải pháp tương tự như vậy không đơn giản nhìn vào những thứ của chúng ta, mà ở nước ngoài không được tạo như vậy đâu, nó cho phép tăng hiệu quả bắn của tổ hợp tên lửa 1 cách dữ dội khi bắn ngược chiều và khu vực phá hủy. ).

Tổ hợp tên lửa " Igla"-S (9K338) hay còn gọi là "Igala-Super" hội tụ những ưu điểm của các dòng tên lửa  " Igla" 9K38 , "Igla"-D  và  "Igla"-N với nhiều giải pháp kỹ thuật tối tân .
"Igla"-S là thế hệ tên lửa phòng không mới có khả năng chống lại tên lửa hành trình và các mục tiêu hàng không. Việc tăng vật liệu nổ tạo ra số lượng mảnh nổ lớn hơn kết hợp với cảm ứng laser nổ không tiếp Xúc tạo nên xác xuất cao khi đánh bại tên lửa hành trình. Cảm ứng  laser nổ tiếp xúc, tối đa hóa vụ nổ khi đầu đạn đã sâm nhập mục tiêu hàng không.

Khi được phóng ra khỏi ống phóng, tên lửa 9M342 được động cơ thuốc súng đẩy vút lên tới điểm tên lửa nhắm đón mục tiêu mà không có sự tham gia , can thiệp của xạ thủ.

Trong tổ hợp tên lửa "Igla"-S bổ xung thêm kính ngắm nhìn ngày/ đêm (Có thể tháo dời) 1PN72M"Mowgli" / 1ПН72М "Маугли", cho phép tổ hợp tên lửa "Igla"-S tác chiến trong mọi thời gian. Kính ngắm nhìn ngày/ đêm 1PN72M"Mowgli" cung cấp cho xạ thủ phát hiện , xác định mục tiêu, theo dõi, nhắm mục tiêu và phóng tên lửa.
 Thống kê gần đây cho thấy các cuộc không kích xảy ra ban đêm trở nên rất phổ biến. Sự góp mặt của thiết bị nhìn đêm mở rộng thêm khả năng cho tổ hợp tên lửa "Igla"-S.

Cấu trúc truyền thống của tổ hợp tên lửa "Igal"-S trang bị trong lực lượng Quân đội Nga thường bao gồm:

1/ Phương tiện tác chiến:
-Tên lửa 9M342 được bảo quản trong ống phóng, ngắt nguồn điện và chất làm mát đầu dò hồng ngoại.
-Bộ phận phóng cơ khí sử dụng nhiều lần.
-Đài radar hỏi mặt đất.
-Bộ đàm , kính, mũ có tai nghe cho xạ thủ.
-Tổ hợp tên lửa "Igla"-S có thể sử dụng vác vai (phóng đơn), gắn trên giá đỡ (phóng kép) hoặc từng Modul mỗi modul 4 tên lửa.
2/Phương tiện phục vụ kỹ thuật:
-Phương tiện bảo trì và kiểm tra các tham số kỹ thuật cho tổ hợp.
-Trạm kiểm tra lưu động.
-Trạm kiểm tra kỹ thuật cố định tại các căn cứ, kho đạn.
3/ Phương tiện huấn luyện, mô hình.
-Phương tiện huấn luyện mô phỏng trên máy tính.
-Các phương pháp tác chiến, thực địa và bắn mục tiêu mô hình.







« Sửa lần cuối: 23 Tháng Mười, 2010, 08:29:01 pm gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #264 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2010, 01:39:34 am »

Tiếp theo và hết,



Để nâng cao hiệu quả cho tổ hợp tên lửa phòng không vác vai "Igla-S", người ta đã bổ xung cho tổ hợp thiết bị hỗ chợ bắn đêm SOSN-̣9S520. Thiết bị hỗ chợ bắn đêm SOSN-̣9S520 có thể sử dụng cho mọi Model tên lửa phòng không vác vai. Nhờ có thiết bị hỗ chợ bắn đêm mà người chỉ huy có thể nhận được thông báo của xạ thủ về thông tin mục tiêu , thực hiện theo dõi khóa và nhắm bắn mục tiêu.

Năm 2009 tổ hợp tên lửa phòng không vác vai "Igla-S" được bổ sung trang bị thiết bị hỗ chợ bắn đêm thế hệ mới do Cty cổ phần đại chúng " Khí cụ", thành phố Smolensk sản xuất có tên SOSN-̣9S935 "Barlaul"/СОСН - 9С935 "Барнаул".

Tên lửa phòng không vác vai "Igla-S" được ứng dụng gắn trên thiết bị phóng "Dzigit/Джигит"



Hoặc được gắn trên tổ hợp phóng có điều khiển với các Modul "Streles/Стрелец".

.

Modul "Streles/Стрелец".


Thông số kỹ thuật của tổ hợp tên lửa phòng không vác vai "Igla-S" :

- Tầm bắn : 6000m.
-Trần bắn : 10-3500m.
-Tốc độ mục tiêu , Ngược chiều / xuôi chiều m/s :420/320.
-Trọng lượng tổ hợp ở trạng thái chiến đấu(không bao gồm thiết bị hỗ chợ bắn đêm): 19kg.
-Cỡ nòng :72mm.
-chiều dài tên lửa : 1635mm.
-Trọng lượng tên lửa : 11,7kg.
-Trọng lượng đầu đạn : 2,5kg.
-Thời gian chuyển trạng thái từ hành quân sang chiến đấu : 13s.
-Thời gian chuyển từ trạng thái chiến đấu sang hành quân : 30s.
-Thời gian thay thế nguồn : Không ít hơn 15s.
Điều kiện làm việc : Nhiệt độ : Từ -40 đến +50oC.
-Độ ẩm không khí : Tối đa tới 98%.
-Nếu bị ngâm trong nước thời gian từ : 0,5-30 phút tên lửa vẫn làm việc tốt.



Thông số kỹ thuật thiết bị hỗ chợ bắn đêm SOSN-̣9S520
:

-Khu vực phản ánh trạng thái khí quyển : 25,6x25,6km.
-Số lượng mục tiêu hiển thị trên màn hình chắc địa điện tử : 4.
-Ở bàn chắc địa điện tử 1L 10-2 có chế độ tự động trọn 2 mục tiêu.
-Xác suất phát hiện mục tiêu là máy bay, hoặc trục thăng chiều ngược lại phạm vi 2km là : 0,6.
-Nguồn cung cấp : 12V hoặc 24V.
-Trọng lượng(bao gồm cả hộp) :80kg.




1-thiết bị hỗ chợ bắn đêm SOSN-̣9S520 , 2- Màn hình chắc địa điện tử.

« Sửa lần cuối: 21 Tháng Mười Hai, 2010, 03:01:22 pm gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #265 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2010, 07:29:10 pm »

THIẾT BỊ HỖ CHỢ PHÓNG " Dzigit" (OPU -203)/Опорно-пусковая установка "Джигит"(ОПУ-203).






Thiết bị hỗ chợ phóng OPU "Dzigit", được phòng thiết kế nhà máy chế tạo máy ,tp kolomna(Ngoại ô Moscow) phát triển. Mục đích tạo ra thiết bị phóng OPU "Dzigit" để tăng tầm hiệu quả của chủng tên lửa vác vai "Igla", giúp cho tên lửa cùng lúc có thể phóng 2 quả vào 1 mục tiêu.

Thiết bị hỗ chợ phóng OPU "Dzigit" thích hợp với mọi Model của dòng tên lửa "Igla", làm việc trọng mọi điều kiện khí hậu, bất kể ngày đêm.


Thiết bị hỗ chợ phóng OPU "Dzigit" cung cấp khả năng phóng loạt cho tên lửa phòng không vác vai chủng "Igal" làm tăng hiệu quả phá hủy mục tiêu,  tăng tới 1,5 lần (tính trung bình).


Thiết bị hỗ chợ phóng OPU "Dzigit" bao gồm : 3 chân đế đồng tâm được căng  ra trong mặt phẳng bởi 3 ống thủy lực gắn chặt ổ trục xoay. Bên trên ổ trục là ghế ngồi cho xạ thủ có thể xoay 360o. Hai bên và xung quanh ghế là giá đỡ tên lửa, nối với nhau bằng 1 ống sắt ngang được gắn kính ngắm ngày/đêm.




Thiết bị hỗ chợ phóng OPU "Dzigit" được bổ xung Radio hỏi nhận biết "Bạn- thù" MK-XA hoặc MK-XII. Nếu là tên lửa phòng không vác vai "Igla-S" thì được bổ xung thiết bị hỗ chợ bắn đêm SOSN-̣9S520 hoặc SOSN-̣9S935 "Barlaul".

Đi kèm với thiết bị hỗ chợ phóng OPU "Dzigit" là thiết bị kiểm soát và phục vụ kỹ thuật, mục đích để kiểm soát hoặc chuẩn đoán loại bỏ những trục trặc không đáng có trước khi tác chiến.

Thiết bị hỗ chợ phóng OPU "Dzigit" cho phép thiết lập ổ tên lửa phòng không ở mọi địa hình mà không cần chuẩn bị trước.
Thiết bị hỗ chợ phóng OPU "Dzigit" rất thích hợp, cơ động khi thiết lập đằng sau thùng xe tải.










Thông số kỹ thuật:



-Chế độ phóng : tự động/bằng tay.
-Loại hình phóng: Phóng loạt 2 quả hoặc từng quả.
-Trọng lượng thiết bị hỗ chợ phóng, ngoại trừ tên lửa : 128kg.
-Kích cỡ : 2180mm x 1546mm x 1304mm.
-Số lượng tên lửa : 2.
-Góc tác chiến : 360o.
-Tầm bắn : -15 đến +60.
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Mười Hai, 2010, 07:34:11 pm gửi bởi longtrec » Logged
raucaixanh
Thành viên
*
Bài viết: 41


« Trả lời #266 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2010, 08:21:16 pm »

Xin lỗi em xin hỏi ké tí , kiếm được cái hình nhưng không biết nó là cái gì . Em đoán bừa thuộc "họ" 2k12 kub phải không ạ ?
 Nhưng chắc không phải là hàng của Nga .

     

         
Logged
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #267 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2010, 11:00:36 pm »

Xin lỗi em xin hỏi ké tí , kiếm được cái hình nhưng không biết nó là cái gì . Em đoán bừa thuộc "họ" 2k12 kub phải không ạ ?
 Nhưng chắc không phải là hàng của Nga .

     

         

Đấy là tổ hợp phòng không dùng khung xe phóng 2P25M2 (Kub SA-6) và đạn tên lửa RIM-7 Sparrow do Công ty Wojskowe Zaklady Uzbrojenia Ba lan giới thiệu.
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
songvedem
Thành viên
*
Bài viết: 129



« Trả lời #268 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2010, 08:49:29 am »

http://vietnamdefence.com/Home/ktqs/kinhnghiem1/He-thong-ten-lua-chong-tang-sieu-hien-dai-Spike/201012/50036.aspx

Em thấy VN defence bảo xe tăng Nga với tên lửa Nga gặp tui này là mất điện:

Hệ thống tên lửa chống tăng siêu hiện đại Spike

12/21/2010 10:49:00 AM | Lượt xem: 1960   .VietnamDefence - Công nghiệp quốc phòng Israel đang sản xuất ra những loại vũ khí hiện đại và công nghệ cao nhất, điển hình nhất là hệ thống tên lửa chống tăng Spike (ATGM) xứng đáng được các chuyên gia quân sự coi là vũ khí chống tăng tốt nhất so với các vũ khí cùng loại.

ATGM Spike các loại khác nhau đang có trong trang bị hơn 10 nước như Chile, Colombia, Croatia, Ecuador, Phần Lan, Đức, Israel, Italia, Hà Lan, Peru, Ba Lan, Romania, Singapore, Slovenia, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ...

Nhược điểm duy nhất của Spike là giá đắt: một phát bắn trung bình mất 250.000 USD, còn về các thông số còn lại thì nó hoàn toàn vượt trội tất cả các hệ thống tương tự.

Spike có khả năng xuyên phá mọi loại vỏ giáp hiện có, tức là chỉ bằng một phát bắn tiêu diệt bất kỳ xe tăng nào dù là loại hiện đại nhất. Kết hợp với độ chính xác tuyệt vời (95% tên lửa bắn trúng mục tiêu), điều đó khiến Spike trở thành sự đau đầu thực sự đối với các nhà thiết kế tăng-thiết giáp.

Spike có khả năng tiêu diệt các mục tiêu cả ban ngày, lẫn ban đêm và hầu như trong mọi điều kiện thời tiết mà không sút giảm độ chính xác.

Bên cạnh đó, yếu tố con người ở hệ thống này đã được giảm đến mức thấp nhất. Xạ thủ chỉ cần chọn mục tiêu và bấm cò, còn tất cả những việc còn lại tên lửa thực hiện ở chế độ tự động. Tên lửa sẽ độc lập bám, kiểm soát mọi di chuyển của mục tiêu và chính điều đó bảo đảm độ chính xác cao đến thế cho Spike.

Một ưu điểm lớn của hệ thống vũ khí chống tăng này là Spike có tới 4 biến thể, điều mà hệ thống Javelin của Mỹ và Kornet của Nga không thể có được. Đó là:

1.Spike-SR là hệ thống mang vác tầm ngắn, có tầm bắn 200-800 m, dùng để trang bị cho bộ binh.
2.Spike-MR (được biết nhiều hơn với tên Gil), cũng là hệ thống mang vác, nhưng có tầm bắn xa hơn là 200-2.500 m, trang bị cho bộ binh, đặc nhiệm.
3.Spike-LR là hệ thống vũ khí chống tăng tầm xa, dùng để lắp trên xe chiến đấu hạng nhẹ, trang bị cho bộ binh, có tầm bắn tối đa đến 4 km.
4.Spike-ER là biến thể có tầm bắn xa nhất của Spike, lên tới 8 km, dùng để lắp cho xe chiến đấu hạng nhẹ, bộ binh, ngoài ra cũng có biến thể đặc biệt để trang bị cho trực thăng.

Hệ thống tên lửa chống tăng Kornet của Nga thua kém Spike không chỉ ở chỗ không có nhiều biến thể mà còn thua kém ngay về các tính năng chiến đấu. Điều này đã thể hiện đặc biệt rõ trong thời gian giao tranh giữa Israel và phong trào Hezbollah năm 2006.

Tên lửa Kornet do Hezbollah đã thể hiện không được tốt lắm: trong số 46 xe tăng bị tên lửa này bắn trúng, chỉ có 24 xe tăng có vỏ giáp bị xuyên thủng và chỉ 3 trong số đó là bị tổn hại trầm trọng.

Tất cả điều đó khiến người ta nghĩ rằng, sắp tới quân đội Nga có thể chuyển sang mua cả các hệ thống tên lửa chống tăng của nước ngoài như đang diễn ra với máy bay trinh sát không người lái (cũng của Israel) và tàu sân bay trực thăng Mistral (của Pháp).

Nguồn: Dmitri Khavronichev // TW, 20.12.2010.
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Mười Hai, 2010, 01:46:55 pm gửi bởi daibangden » Logged

Bỏ lại sau lưng nước mắt nhạt nhòa dĩ vãng
Bỏ lại sau lưng nỗi đau làm tim ta tan nát
spetsnaz GRU
Thành viên
*
Bài viết: 158



« Trả lời #269 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2010, 12:02:33 pm »

http://vietnamdefence.com/Home/ktqs/kinhnghiem1/He-thong-ten-lua-chong-tang-sieu-hien-dai-Spike/201012/50036.aspx

Em thấy VN defence bảo xe tăng Nga với tên lửa Nga gặp tui này là mất điện:

Hệ thống tên lửa chống tăng Kornet của Nga thua kém Spike không chỉ ở chỗ không có nhiều biến thể mà còn thua kém ngay về các tính năng chiến đấu. Điều này đã thể hiện đặc biệt rõ trong thời gian giao tranh giữa Israel và phong trào Hezbollah năm 2006.

Tên lửa Kornet do Hezbollah đã thể hiện không được tốt lắm: trong số 46 xe tăng bị tên lửa này bắn trúng, chỉ có 24 xe tăng có vỏ giáp bị xuyên thủng và chỉ 3 trong số đó là bị tổn hại trầm trọng.

Tất cả điều đó khiến người ta nghĩ rằng, sắp tới quân đội Nga có thể chuyển sang mua cả các hệ thống tên lửa chống tăng của nước ngoài như đang diễn ra với máy bay trinh sát không người lái (cũng của Israel) và tàu sân bay trực thăng Mistral (của Pháp).

Nguồn: Dmitri Khavronichev // TW, 20.12.2010.
Các cậu ăn nói linh tinh, bác longtrec lại chỉnh cho bây giờ Grin Chả hiểu anh Nga này có ý đồ gì mà lại tự đi bêu vũ khí mình thế. Hay lại lobby, PR vũ khí Tây. Roll Eyes

Số lượng xe tăng bị bắn cháy kia, 46 chiếc, há chỉ do Kornet-E Huh Hô hô, thế thì mấy anh Hezbollah phất quá, trang bị Kornet-E cho toàn quân, vứt xó hết tất cả các loại vũ khí chống tăng khác, từ cổ điển tới hiện đại, từ đạn "ngu" đến đạn "thông minh" cho về kho hết rồi ha Cheesy chưa kể còn thêm mấy chiếc nữa về vườn vì dính mìn tự tạo. Đó là số liệu Israel công bố nhé Roll Eyes Các xe bị xuyên thủng vỏ giáp hầu hết đều là bị Kornet-E hay RPG-29 tẩn. Mà thủng vỏ rồi thì tổ lái chắc cũng không chỉ gãy chân như chiếc Challenger 2 bển Iraq nhỉ Grin

Kornet theo tớ biết, chả có nhiều phiên bản lắm nhỉ. Vì làm nhiều để làm gì? Tầm gần ư, có RPG, Metis/(M), tầm xa hơn ư, Khrizantema, Vikhr, Ataka,...nhiều quá, viết ra nhiều quá thì nhàm. Tớ chỉ biết mỗi cái Kornet có 2 loại đạn, để cả chống tăng và chế áp hỏa lực tuyến trước của đối phương thôi, cũng không hữu dụng lắm so với Xì-pai, nhẩy?  Grin

Nói đi thì cũng phải nói lại, Spike có xịn không? Xịn chứ! Ưu điểm, có lẽ là nó được cái dùng đầu tự dẫn trên đạn, dẫn bằng TV hoặc ảnh hồng ngoại, tớ cũng chẳng rành, nhưng chắc là đỡ bị phát hiện hơn và an toàn hơn cho tổ chống tăng so với Kornet. Nhưng trong điều kiện chiến đấu thực tế và với tầm bắn xa, chắc cũng không đến nỗi quá nguy hiểm.

Nhưng cũng vì tự dẫn trên đạn, công nghệ cao nên giá cả cũng leo thang theo, mà tự dẫn kiểu đó cũng không biết kháng nhiễu so với Kornet thế nào.

« Sửa lần cuối: 22 Tháng Mười Hai, 2010, 12:10:30 pm gửi bởi spetsnaz GRU » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM