Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:17:15 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tên lửa Nga - Sức mạnh vượt trội trên chiến trường.  (Đọc 362848 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tientt82
Thành viên
*
Bài viết: 290


30/4 | 7/5 | 9/5


« Trả lời #250 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2010, 11:31:57 am »

Tìm hiểu thêm 1 chút về nguồn gốc của từ đạn xuyên liều lõm ; em nghĩ rằng đây là 1 từ gốc Pháp ; em đã tra thử thì đúng là người Pháp dùng từ Charge creuse để chỉ loại đạn này ( tương đương là кумулятивная trong tiếng Nga và shaped charge trong tiếng Anh )

Trong đó
Charge = liều nổ ; liều phóng
creuse = rỗng ; có lỗ ; giả dối ; không rõ ; lõm

Sở dĩ em nghĩ như vậy vì lần đầu tiên quân ta dùng đạn liều lõm là ( nếu em không nhầm ) khẩu súng không giật do giáo sư Trần Đại Nghĩa chế tạo  ; mà cụ học từ Pháp về nên => ...  Grin
Logged

Chúng ta sẽ không lùi ; vì đằng sau là Mátxcơva ...
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #251 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2010, 06:13:15 pm »

Đã ai thử hiểu từ кумулятивная theo nghĩa tích tụ chưa nhỉ? Grin
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #252 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2010, 09:12:41 pm »

Đã ai thử hiểu từ кумулятивная theo nghĩa tích tụ chưa nhỉ? Grin

Thế thủ trưởng hiểu nghĩa tích tụ này thế nào ạ Cheesy

Đầu nổ xuyên lõm phá mảnh (Осколочно-фугасно-кумулятивная БЧ) của đạn 9M313 thực ra chỉ lạ lẫm khi nó có thêm phần nổ tận thu liều phóng. Ngay liều chính của đầu nổ cũng đã có thể được gọi là đầu nổ mảnh xuyên lõm (Кумулятивно-осколочная БЧ). Đây là dạng đầu nổ có cùng cấu tạo với đạn nổ mảnh xuyên lõm (Кумулятивно-осколочный снаряд/HEAT-MP) đa dụng trang bị cho xe tăng chủ lực hiện nay.
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #253 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2010, 09:20:50 pm »

Ờ, tớ thì hiểu theo nghĩa: xuyên lõm = tích tụ năng lượng của thuốc nổ tạo luồng xuyên. Grin

Đầu nỏ phá mảnh định hướng của Igla cũng có thể hiểu theo nghĩa "tích tụ" mảnh về một hướng?
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #254 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2010, 10:32:09 pm »

Ờ, tớ thì hiểu theo nghĩa: xuyên lõm = tích tụ năng lượng của thuốc nổ tạo luồng xuyên. Grin

Đầu nỏ phá mảnh định hướng của Igla cũng có thể hiểu theo nghĩa "tích tụ" mảnh về một hướng?

Cái này anh Long đã ví dụ về vụ MĐH-10 và em cũng đã giải thích rồi mà thủ trưởng. Nếu tích tụ năng lượng nổ kiểu định hướng sóng nổ và mảnh văng như vậy thì thuật ngữ Nga không dùng кумулятивная. Thuật ngữ đầu nổ kiểu này trong đạn phòng không em đã dẫn rồi, còn trong vụ mìn MĐH-10 chế theo mẫu МОН-100 của Liên xô thì được gọi là mìn nổ mảnh định hướng (мина осколочная направленного поражения/directional self-forging fragment mine). Loại đầu nổ mảnh định hướng này ứng dụng hiệu ứng Misznay–Schardin chứ không phải Munroe như loại xuyên lõm nêu ở trên.
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #255 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2010, 10:50:35 pm »

Tôi cũng hiểu giống TL có nghĩa là : Nổ tích tụ dồn mảnh nổ về 1 hướng. Có thể giêng với tên lửa Igla thì thực trạng quá trình nổ là xuyên lõm. Nhưng mọi người giải thích sao khi người Nga họ định nghĩa chủng nổ của lựu đạn chống tăng trong thế chiến 1 là chủng nổ : Осколочно-фугасно-кумулятивная?

Toàn bộ câu tiếng Nga thế này :

Противотанковые гранаты по типу действия являются кумулятивно-фугасными (направленная энергия взрыва позволяет пробивать броню), однако их история достаточно коротка – они были вытеснены реактивными противотанковыми гранатометами.

Nếu dịch là lựu đạn này xuyên lõm thì nó xuyên lõm cái gì, những năm 1918 làm gì có liều mấy mà xuyên lõm, vả lại quả lựu đạn này chỉ cần ném gần xe tăng nó cũng có thể phá hủy chiếc tăng đó rồi vậy ngòi nổ tiếp súc nào ở đây mà xuyên lõm. Đây không phải là chủng nổ  định hướng mãi sau này mới có như các loại mìn (Мон) Của LX như huyphongssi nói bên trên đâu nhé.

Thực ra tôi mệt rồi không muốn tranh luận nữa.
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Mười, 2010, 11:11:02 pm gửi bởi longtrec » Logged
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #256 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2010, 11:19:27 pm »

Trao đổi vui thôi mà anh Long.

Lõm là hình dạng khối thuốc trong đầu nổ, con Xyên là cách thức phá giáp bằng dòng năng lượng của đầu nổ.

Loại lựu đạn chống tăng anh nói tới chính là xuyên lõm đấy. Có điều nó muốn diệt tăng thì phải chọi vào chỗ giáp yếu nhất của tăng là phần nóc tháp pháo. Uy lực yếu lại kén góc chạm nổ, cộng với tầm đánh quá gần khiến người ném khó tiếp cận hay tồn tại cả trước và sau khi ném nên nó sớm bị thay bằng súng phóng đạn chống tăng. Dù sao nó cũng an toàn hơn cho người lính so với dùng bom ba càng của ta khi cận chiến với xe tăng trên hè phố.

Quả dưới này là Lựu đạn chống tăng xuyên lõm RKG-3 (Ручная противотанковая кумулятивная граната РКГ-3) của Liên xô. Loại này phần đuôi có dù để chỉnh hướng góc chạm nổ tối ưu luồng xuyên.
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #257 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2010, 11:24:19 pm »

Theo tài liệu em có thì loại đạn tiếng Nga là: "Кумулятивный снаряд" là như thế này:





Đạn nổ theo hướng, đầu đạn chứa thuốc nổ có dạng hình phễu, đảm bảo khả năng xuyên giáp bằng tia lửa phản lực. Độ xuyên giáp của loại đạn này không phụ thuộc vào tốc độ bay của nó, vì thế, đạn được sử dụng nhiều trong các dòng súng phóng lựu xách tay hoặc các thiết bị phản lực hạng nhẹ. Tuy nhiên, hiệu quả của luồng nổ sẽ bị yếu đi rất nhiều nếu góc chạm nổ khác góc 90 độ, và bị suy giảm hoàn toàn nếu như khi gặp phải giáp bảo vệ, viên đạn tiếp xúc với những chướng ngại vật nhẹ, làm giảm hiệu quả ngòi nổ. Ví dụ như trong thời kỳ cuối Chiến tranh Vệ quốc, để chống lại các loại súng phóng lựu chống tăng của Đức, các xe tăng Liên Xô đã được trang bị những tấm thép thông thường, trên những giá treo đặc biệt bao quanh xe trong mọi hướng. Ngoài ra, hiệu quả của luồng nổ còn bị suy giảm bởi sự quay của đạn, vì thế, để bắn đạn, các xe tăng phải được trang bị pháo nòng trơn, khi đó để đảm bảo sự ổn định trong khi bay, các viên đạn được lắp thêm cánh.
Tức là đặt trong cụm từ theo phân loại đạn, có thể dịch là đạn nổ lõm với đầu đạn dạng hình nón (phễu) để tập trung (tích lũy, tích tụ) vụ nổ một thành luồng nổ hình mũi tên đâm xuyên qua các lớp giáp => Là: Đạn nổ lõm Grin

Còn đặt trong trường hợp lựu đạn chống tăng thì em nghĩ có thể dịch là Lựu đạn nổ - mảnh  - tích lỹ/tích tụ (định hướng) Grin

Chứ dịch từ tiếng Nga sang tiếng Việt của dăm bảy kiểu; dịch ngược từ Việt sang Nga cũng năm ba đường Grin. Mỗi người mỗi mỗi cách dịch, mỗi phương pháp dịch khác nhau. Quan trọng là căn cứ theo danh từ hay tính từ đi kèm hoặc tùy theo câu văn và hoàn cảnh để có thể tìm ra được cách dịch nghĩa hợp lý nhất Grin
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Mười, 2010, 11:53:09 pm gửi bởi daibangden » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #258 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2010, 03:50:32 pm »

Các phiên bản nâng cấp của tên lửa phòng không " Igla"

1- "Igla"-1 : Phiên bản làm đơn giản hóa "Igla"
2- "Igal"-D(Д) — Phiên bản với ống phóng tháo dời trang bị cho Không quân .
3- "Igla"-V(В) (Mã hiệu  — 9М39) — Phiên bản có thể trang bị trên trục thăng hoặc bố trí trên mặt đất. Phiên bản được bổ xung thêm giá đỡ và ghế ngồi cho xạ thủ có thể phóng 2 tên lửa 1 lúc.
4- "Igla"-N(Н) — Phiên bản sử dụng tên lửa có điều khiển thế hệ mới làm tăng khả năng phá hủy mục tiêu từ 25-50 %.
5- "Igla"-S(С) (Mã hiệu— 9К338, «Igla-Super» Phiên bản được chuẩn hóa về kỹ thuật với "Igla"-D và "Igla"-N nhưng có nhiều giải pháp kỹ thuật tối tân hơn.
6- "Igla"-M : Tạm thời chưa có thông tin.



TỔ HỢP TÊN LỬA PHÒNG KHÔNG VÁC VAI " IGLA"-S (9K338)/ Переносной зенитный ракетный комплекс 9К338 "Игла-C".




Tổ hợp tên lửa "Igla"-S được phát triển để phá hủy các mục tiêu hàng không bay thấp , bay ngược lại hoặc bay xuôi chiều bắn . Tổ hợp có khả năng hoạt động trên nền tự nhiên hoặc có nhiễu động nhiệt nhân tạo ( bẫy nhiệt) do mục tiêu tạo ra.

Tổ hợp tên lửa "Igla"-S là kết quả của việc nâng cấp, hiện đại hóa sâu của tổ hợp tên lửa "Igla". Tổ hợp tên lửa "Igla"-S  sở hữu khả năng mở rộng tác chiến với các mục tiêu truyền thống là máy bay hoặc trục thăng.

Phát triển tổ hợp tên lửa "Igla"-S là phòng thiết kế nhà máy chế tạo máy thành phố "Kolomna" (Cách moscow 100km về hướng đông nam). Phát triển đầu dẫn đường là tổ hợp cơ khí- quang học Leningrag(ЛоМо). Nhà sản xuất, nhà máy mang tên " Gegtyarevo"(Гегтярево) thành phố Kovrov(Коров).

Thử nghiệm quốc gia với tổ hợp tên lửa "Igla"-S được tiến hành năm 2001. Tổ hợp tên lửa "Igla"-S có thể được lắp đặt trên các phương tiện mặt đất, trên tầu thuyền và trên máy bay trục thăng. Tổ hợp tên lửa "Igla"-S mở ra khả năng là tổ hợp vũ khí tên lửa tầm thấp có điều khiển đầy tính cơ động. Một mặt tổ hợp tên lửa "Igla"-S có kích cỡ và trọng lượng gọn nhẹ cho phép tăng số lượng đạn dự chữ chiến đấu trên các phương tiện. Mặt khác với tính năng kỹ thuật của tổ hợp tên lửa "Igla"-S cho phép tiếp cận và giải quyết các nhiệm vụ rộng lớn.

Giai đoạn đầu người ta dự tính trang bị cho Quân đội Nga khoảng 100 tổ hợp tên lửa "Igla"-S, còn lại sẽ xuất khẩu khoảng 530 tổ hợp. Ngày nay Nga đang đàm phán với rất nhiều Quốc gia để xuất khẩu tổ hợp tên lửa phòng không vác vai "Igla"-S. Các nước đã được Nga cung cấp tổ hợp tên lửa "Igla"-S là : Singapore, Ấn Độ, UAE v.v...Năm 2002 Nga đã cung cấp cho Việt Nam 50 tổ hợp tên lửa "Igla"-S theo hợp đồng ký giữa 2 chính phủ vào mùa thu 2001 giá trị hợp đồng 64 triệu đô.

Khác biệt của tổ hợp tên lửa "Igla"-S so với nguyên mẫu (Igla) là tầm bắn đến 6000m,  tăng rất nhiều vật liệu nổ ở đầu đạn nhưng trọng lượng tên lửa không đổi. Tổ hợp tên lửa "Igla"-S hoạt động hiệu quả trong việc tự bảo vệ chống lại hoạt động của các phương tiện áp chế phòng không.

Tổ hợp tên lửa "Igla"-S sử dụng 2 thiết bị dò mục tiêu, hoạt động trong các dải quang phổ khác nhau, cho phép tên lửa phân biệt nhiễu động thật giả ở mức ở mức độ chính xác cao.
 Ngoài ra đầu dẫn đường còn được ứng dụng công nghệ mới gọi là " Hệ thống di chuyển" tạo thành 1 đơn vị điều khiển chỉ huy ở ngay bộ phận dẫn động lái của tên lửa , khi tên lửa tiếp cận mục tiêu phòng trường hợp tên lửa đi chệch hướng mục tiêu.

Trong tổ hợp tên lửa "Igla"-S lần đầu tiên ứng dụng 2 thiết bị cảm ứng mục tiêu( không tiếp xúc và tiếp xúc nổ). Thiết bị cảm ứng mục tiêu không tiếp xúc cung cấp 1 vụ nổ khi tên lửa bay tới gần mục tiêu trong trường hợp mục tiêu nhỏ. Đồng thời giải quyết các vấn đề không chỉ ứng dụng cảm biến mục tiêu không tiếp xúc ở đầu đạn, nhưng tối đa hóa vụ nổ với 1 cảm ứng tiếp xúc. Đó chính là quá trình làm chậm vụ nổ chính sau khi kích hoạt vụ nổ thứ nhất với cảm ứng nổ không tiếp xúc mục tiêu. Trong thời điểm kích hoạt cảm ứng nổ không tiếp xúc mục tiêu, cảm ứng nổ tiếp xúc sẽ bị khóa.
 Ta hãy xem 1 ví dụ này: khi bắn vào mục tiêu máy bay (Mục tiêu có kích cỡ lớn), việc cố ý làm chậm vụ nổ chính có chủ ý tính toán. Bởi vì khi tên lửa tới gần mục tiêu, cảm ứng nổ không tiếp xúc kích hoạt vụ nổ thứ nhất không mấy hiệu quả, khó lòng bắn hạ mục tiêu. Sau thời gian làm chậm vụ nổ chính, đầu đạn sẽ xuyên thủng vỏ máy bay, quả đạn lập tức được kích nổ bằng cảm ứng tiếp xúc. Trong trường hợp tên lửa bắn sượt qua mục tiêu, có nghĩa là chỉ có vụ nổ bằng cảm ứng không tiếp xúc thì sau đó tích tắc tên lửa sẽ tự hủy, các thuật toán ứng dụng trên tên lửa sẽ thực hiện việc này.
 Cần lưu ý rằng thời gian làm chậm vụ nổ chính được mặc định tự động tùy thuộc vào chế độ làm việc của tên lửa.





Tổ hợp tên lửa phòng không vác vai "Igla"-S.






Thưa các quí vị và các bạn! Phần phân tích các tính năng kỹ thuật , đặc biệt là các giải pháp kỹ thuật tiên tiến trên áp dụng trên Igla-S còn rất dài, nhưng tôi đã tổng hợp được tương đối đủ. Ngoài ra Igal-S được vận dụng trên thực tế vô cùng phong phú để trang bị trên các phương tiện mặt đất, trên biển, trên không. Mời quí vị và các bạn xem hình dưới đây! Xin cho biết ý kiến của Quí vị và các bạn ta  đi sâu nghiêm cứu Igla-S, hay đi tiếp sang các loại tên lửa khác?


« Sửa lần cuối: 23 Tháng Mười, 2010, 05:38:41 pm gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #259 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2010, 09:02:46 pm »

Tôi vẫn bảo lưu ý kiến của mình rằng chủng nổ của tên lửa Igla  là có yếu tố: Nổ tích tụ mảnh dồn về phía mục tiêu.Có thể  đúng là trong tên Igla có chứa lửa vật liệu nổ lõm(hình phễu), có thể khi nổ xuyên lõm. Nhưng khi tổng hợp thông tin để dịch phần tên lửa Igla-S tôi thấy rằng phải hiểu đúng hơn rằng chủng nổ này đúng là tích tụ mảnh dồn về hướng mục tiêu hay nói 1 cách khác là nổ hội tụ mảnh. Tổ hợp tên lửa Igla-S là 1 minh chứng, nó được kích nổ bởi cảm ứng  nổ không tiếp xúc mục tiêu. Có nghĩa là khi vụ nổ thứ nhất sảy ra thì mảnh tên lửa sẽ tích tụ và dồn về phía mục tiêu. Sau đó mới đến tên lửa xuyên thủng mục tiêu và bị kích nổ bằng cảm ứng chạm nổ (tiếp xúc), lúc này thì mới có thể nổ mảnh xuyên lõm sảy ra. Trong trường hợp tên lửa bắn sượt mục tiêu, thì chỉ có vụ nổ không tiếp xúc hội tụ mảnh mà thôi. Người Nga đã định danh chính Xác chủng nổ này là : Осколочно-фугасно-кумулятивная БЧ. vừa có tính tích tụ dồn mảnh về mục tiêu vừa có tính xuyên lõm.
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Mười, 2010, 09:35:47 pm gửi bởi longtrec » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM