Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:36:50 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tên lửa Nga - Sức mạnh vượt trội trên chiến trường.  (Đọc 362845 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #240 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2010, 07:59:00 pm »

Loại đầu nổ của Igla cũng là "phá mảnh định hướng" chứ nhỉ? Grin
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #241 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2010, 10:28:18 pm »

Loại đầu nổ của Igla cũng là "phá mảnh định hướng" chứ nhỉ? Grin

Thì nó vẫn có phần phá mảnh định hướng chứ thủ trưởng. Thứ này khiến các chuyên gia vũ khí phương Tây rất hay bị nhầm khi bàn về đạn 9M313 Igla-1.

Đầu nổ phá mảnh của đạn tên lửa phòng không có 3 dạng chùm định hướng nôm na là: đầu nổ mảnh chùm vành khuyên (ОБЧ с круговыми полями), đầu nổ mảnh chùm nón đồng trục (ОБЧ с осевыми полями) và đầu nổ mảnh chùm định hướng lệch trục (ОБЧ с радиально-направленными полями). Hai loại đầu việc kích nổ kíp nổ và liều mồi định sẵn kiểu chùm định hướng cố định, trong khi loại sau việc kích nổ kíp và liều mồi được lập trình tùy biến theo tín hiệu từ đài điều khiển hoặc ngòi nổ tùy trên cơ sở tham số mục tiêu (tốc độ và góc tiếp cận, tính chất mục tiêu).

Đầu nổ mảnh chùm vành khuyên (ОБЧ с круговыми полями)


Đầu nổ mảnh chùm nón đồng trục (ОБЧ с осевыми полями)


Đầu nổ mảnh chùm định hướng lệch trục (ОБЧ с радиально-направленными полями)


Bàn sâu về phần đầu nổ phá mảnh định hướng cố định và tùy biến này em sẽ làm sau trong chủ đề "Cấu tạo bom đạn".

Quay trở lại đầu nổ của đạn 9M313 của tổ hợp Igla-1. Liều chính màu vàng tươi bố trí phía sau cánh lái mũi là loại xuyên lõm như hình bổ đạn phía dưới:


Liều phụ là loại phá mảnh chùm vành khuyên góc hẹp với kíp nổ và liều dẫn kích nổ phần thuốc còn lại của liều phóng.

Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #242 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2010, 10:45:29 pm »

Bàn thêm về một biến thể của tổ hợp tên lửa phòng không trần thấp Igla. Tổ hợp Igla-S được tối ưu cho nhiệm vụ chống tên lửa hành trình. Loại này ngoài ngòi chạm nổ còn được gắn ngòi nổ cận đích la de và thay đầu nổ xuyên lõm bằng đầu nổ phá mảnh chùm vành khuyên góc rộng. Việc thay đẩu nổ phá mảnh định hướng chùm vành khuyên góc rộng và ngòi nổ cận đích dẫn tới việc phải tăng khối lượng đầu nổ nhằm cải thiện mật độ mảnh văng trong vùng bán kính diệt của đầu nổ.

Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
duongthanhvan
Thành viên
*
Bài viết: 471



« Trả lời #243 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2010, 10:52:46 pm »

Báo cáo bác huyphong, em có ý kiến nho nhỏ thế này về cái loại đầu nổ mảnh chùm vành khuyên. Theo bác thì việc kích nổ kíp nổ và liều mồi định sẵn kiểu chùm định hướng cố định nhưng hình như không phải thế bác ạ. Cái loại này ngoài kiểu kích nổ như trên thì nó vẫn có kiểu kích nổ kíp và liều mồi được lập trình tùy biến theo tín hiệu từ ngòi nổ trên cơ sở tham số mục tiêu (tốc độ và góc tiếp cận, tính chất mục tiêu).
Bác xem lại cái này giùm em cái.
Logged

...Bắn trúng, đánh rất hay ...
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #244 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2010, 10:58:44 pm »

Báo cáo bác huyphong, em có ý kiến nho nhỏ thế này về cái loại đầu nổ mảnh chùm vành khuyên. Theo bác thì việc kích nổ kíp nổ và liều mồi định sẵn kiểu chùm định hướng cố định nhưng hình như không phải thế bác ạ. Cái loại này ngoài kiểu kích nổ như trên thì nó vẫn có kiểu kích nổ kíp và liều mồi được lập trình tùy biến theo tín hiệu từ ngòi nổ trên cơ sở tham số mục tiêu (tốc độ và góc tiếp cận, tính chất mục tiêu).
Bác xem lại cái này giùm em cái.

Cái này thì chắc các anh và các thủ trưởng bên tên lửa phòng không là rõ hơn cả. Đặt ngòi theo lệnh trên cơ sở tham số mục tiêu (loại mục tiêu cơ động hay không, tốc độ và góc tiếp cận) là để chọn chế độ nổ chùm vành khuyên góc rộng hay góc hẹp mà thôi, không chọn hướng tùy biến được. Thế đã đúng chưa anh duongthanhvan?
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
spetsnaz GRU
Thành viên
*
Bài viết: 158



« Trả lời #245 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2010, 11:07:51 pm »

Các loại đạn chống tăng xuyên lõm ứng dụng nguyên lí nổ liều lõm hay xuyên lõm, còn gọi là hiệu ứng Monroe, tức dùng luồng năng lượng định hướng phát sinh từ vụ nổ để xuyên giáp. Em nói đầu nổ của Igla-1 có 2 liều là theo cấu tạo của nó: liều chính là xuyên lõm dùng ngòi chạm nổ, liều phụ là dùng ngòi chạm nổ chậm và liều mồi dẫn nổ liều phóng còn lại trên đạn. Đạn Igla-1 không có ngòi nổ cận đích và uy lực sát thương chủ yếu của nó đối với mục tiêu bay là từ luồng xuyên, uy lực phái sinh từ liều phụ là mảnh văng và sóng nổ.
Liều chính dùng ngòi chạm nổ, liều phụ phá mảnh lại dùng ngòi chạm nổ chậm, thế nó định hướng liều phụ này ngược về sau hả bác? Huh
Logged
duongthanhvan
Thành viên
*
Bài viết: 471



« Trả lời #246 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2010, 11:10:23 pm »

Báo cáo bác huyphong, em có ý kiến nho nhỏ thế này về cái loại đầu nổ mảnh chùm vành khuyên. Theo bác thì việc kích nổ kíp nổ và liều mồi định sẵn kiểu chùm định hướng cố định nhưng hình như không phải thế bác ạ. Cái loại này ngoài kiểu kích nổ như trên thì nó vẫn có kiểu kích nổ kíp và liều mồi được lập trình tùy biến theo tín hiệu từ ngòi nổ trên cơ sở tham số mục tiêu (tốc độ và góc tiếp cận, tính chất mục tiêu).
Bác xem lại cái này giùm em cái.

Cái này thì chắc các anh và các thủ trưởng bên tên lửa phòng không là rõ hơn cả. Đặt ngòi theo lệnh trên cơ sở tham số mục tiêu (loại mục tiêu cơ động hay không, tốc độ và góc tiếp cận) là để chọn chế độ nổ chùm vành khuyên góc rộng hay góc hẹp mà thôi, không chọn hướng tùy biến được. Thế đã đúng chưa anh duongthanhvan?
Dạ vâng,chuẩn không dám chỉnh  Grin. Em chỉ lăn tăn cái mà bác gọi là "cố định" thôi mà.
Mà bác gọi anh thế dễ em đi sớm quá ,em không dám ạ  Cry
Logged

...Bắn trúng, đánh rất hay ...
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #247 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2010, 11:12:46 pm »

Các loại đạn chống tăng xuyên lõm ứng dụng nguyên lí nổ liều lõm hay xuyên lõm, còn gọi là hiệu ứng Monroe, tức dùng luồng năng lượng định hướng phát sinh từ vụ nổ để xuyên giáp. Em nói đầu nổ của Igla-1 có 2 liều là theo cấu tạo của nó: liều chính là xuyên lõm dùng ngòi chạm nổ, liều phụ là dùng ngòi chạm nổ chậm và liều mồi dẫn nổ liều phóng còn lại trên đạn. Đạn Igla-1 không có ngòi nổ cận đích và uy lực sát thương chủ yếu của nó đối với mục tiêu bay là từ luồng xuyên, uy lực phái sinh từ liều phụ là mảnh văng và sóng nổ.
Liều chính dùng ngòi chạm nổ, liều phụ phá mảnh lại dùng ngòi chạm nổ chậm, thế nó định hướng liều phụ này ngược về sau hả bác? Huh

Chùm vành khuyên góc hẹp của liều phụ hướng về phía trước. Luồng hướng trước hay sau là do cách bố trí dây kíp nổ của ngòi.
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #248 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2010, 02:51:28 am »

Cái này là hình minh họa cho đạn thuần túy xuyên lõm ( Tiếng Nga là кумулятивная ; tiếng anh là shaped charge ) chứ có nổ-mảnh gì đâu bác Longtrec



Mọi người góp ý đúng đấy bác ; кумулятивная  nghĩa đen là tích lũy ; nhưng tiếng Việt vẫn dùng đạn xuyên lõm ; đạn lõm ; đạn xuyên bằng luồng khí thuốc ; chưa thấy ai dịch là tích lũy cả

Bác có thể tham khảo thêm ý kiến các bác cựu khác ; em chắc chắn rằng các bác ấy sẽ dịch bằng 1 trong những thuật ngữ tương đương trên thôi


------------------------------------------------------------------------------------------------
кумулятивная : là Xuyên lõm, Nói theo kiểu đây là từ (thuật ngữ) Việt Hóa thì tôi chịu,  thứ nhất tôi không ở VN, thứ hai tôi không phải là chuyên gia tên lửa.

Anh buldeswerh! Theo anh Осколочно-фугасно-кумулятивная" có từ mảnh trong đó không?

кумулятивная : nghĩa đen là tích lũy thế nghĩa bóng tiếng Nga là gì?


Phải nói rằng VN sử dụng các thuật ngữ kỹ thuật mà người ta  quan sát được từ hành động, sự việc xảy ra chứ không mấy khi dịch theo bản gốc tiếng Nga.Cái này hoặc Người Nga định nghĩa sai Huh? Hoặc Các từ điển Nga-Nga hoặc Nga -Việt có vấn đề hoặc rất có thể tôi chưa biết hết tiếng Việt.

« Sửa lần cuối: 21 Tháng Mười, 2010, 10:52:03 am gửi bởi daibangden » Logged
buldeswerh
Thành viên
*
Bài viết: 75


« Trả lời #249 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2010, 09:55:24 am »

Em không hiểu ý bác lắm 

Em góp ý với bác rất chân thành ; lời lẽ đúng mực ; em không biết sao bác nóng vậy

Thứ nhất về vấn đề dịch từ кумулятивная ; cái này là nhập gia tùy tục ; ở VN ; vẫn dùng là đạn lõm ; liều lõm ; xuyên lõm ; xuyên bằng khí thuốc ... chứ không dịch là lũy tích

Ví dụ  kiểu đạn này tiếng Anh là HEAT ( High Explosive Anti Tank ) dịch sát nghĩa phải là đạn nổ mạnh chống tăng ; về nhà ta vẫn dịch là xuyên lõm chứ không chiết tự
Đơn giản vì đây là khái niệm đã có rồi .Chúng ta không định nghĩa lại nữa

Thứ 2 là sơ đồ đầu đạn Осколочно-фугасно-кумулятивная  bác đưa nhầm sang đạn кумулятивная thuần túy ; trên sơ đồ ; ta thấy rõ luồng xuyên của đạn được tạo thành và xuyên giáp như thế nào

Ở đây ; không hề có mảnh nào cả





Thành thật mà nói ; khi trao đổi với mọi người ;nhất là các bác cựu ; em rất ngại làm mếch lòng các bác .Nhưng em vốn tính thẳng ; nếu thấy không hợp lý ; em sẽ nói. Nếu có gì không phải ; mong các bác thông cảm
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM