Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:24:03 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tên lửa Nga - Sức mạnh vượt trội trên chiến trường.  (Đọc 362844 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #220 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2010, 09:49:01 pm »

TỔ HỢP TÊN LỬA PHÒNG KHÔNG VÁC VAI 9K34 " MŨI TÊN-3"/Переносной зенитно-ракетный комплекс 9К34 «Стрела-3».
.




Tổ hợp tên lửa phòng không vác vai "Strela-3" là kết quả tiếp nối phát triển của " Strela-2" và "Strela-2M". tổ hợp "Strela-3" có đặc tính kỹ chiến thuật tốt hơn , được được phát triển để đánh bại các mục tiêu hàng không bay ngược lại với tốc độ lên tới 260m/s và bắt kịp theo hướng mục tiêu với tốc độ tối đa đến 310m/s.

Tổ hợp tên lửa phòng không vác vai "Strela-3" sử dụng tên lửa 9M36, đây là tên lửa được phát triển trong chương trình mở rộng của tên lửa 9K32M dùng trong tổ hợp "Strela-2M" do quyết định của CP Liên Xô. Tên lửa 9M36 được cải tiến sâu: Làm mát  đầu dẫn đường hồng ngoại, làm tăng khả năng phân biệt nguồn nhiệt mục tiêu hay các bẫy hồng ngoại (Các bẫy hồng ngoại chính là pháo sáng được phóng ra từ máy bay nhằm đánh lừa đầu dẫn đường hồng ngoại của các loại tên lửa  tầm nhiệt). Tên lửa được phát triển bởi phòng thiết kế của nhà máy " Arsenal" Kievski dưới sự lãnh đạo của И.К. Полосин.

Tổ hợp tên lửa phòng không vác vai "Strela-3" được thử nghiệm tại bãi thử Donguzski tháng 11/1972 đến tháng 5/1973. Trong quá trình thử nghiệm đã loại bỏ những khiếm khuyết, những yếu tố thiếu tin cậy trên tên lửa.
 Ngày 18/1/1974 tổ hợp tên lửa "Strela-3" được tiếp nhận trang bị mang mã hiệu: 9K34 "Strela-3".

Phương Tây định danh tổ hợp tên lửa phòng không vác vai : 9K34"Strela-3" là : SA-14 Cremlin

Tổ hợp tên lửa phòng không vác vai "Strela-3" được cung cấp cho các Quốc gia sau:
Angola, Hungary, Việt Nam, Đông Đức, El Salvador, Ấn Độ, Iraq, Jordan, Cuba, Libya, Nicaragua, Bắc Triều Tiên, Peru, Ba Lan, Syria, UAE, Slovakia, Phần Lan, Tiệp Khắc, Nam Phi, Nam Tư. Giêng Ba Lan sau này được Nga cung cấp giấy phép sản xuất "Strela-3". Phiên bản tên lửa phòng không vác vai đầu tiên của Liên Xô là "Strela-2" sau 1 thời gian đã bị TQ copy  và ra đời dưới cái tên HN-5.

Tổ hợp tên lửa "Strela-3" bao gồm :

-Ống phóng : 9P59.
-Bộ phận phóng cơ khí :9P58M.
-Tên lửa điều khiển : 9M36(9M36-1).
-Radio định hướng thụ động( máy radio tìm góc phương vị mục tiêu) :9S13.
-Đài radar hỏi mặt đất: 1RL247.
-Đài vô tuyến điện(ở vị trí chỉ huy): R-147.
-Máy thu(ở vị trí xạ thủ) : R-147P.

-Để kiểm tra kỹ thuật, thông số tên lửa và thiết bị phóng sử dụng tổ hợp kiểm tra-kiểm soát : 9F387.
-Tổ hợp luyện tập giã chiến cho xạ thủ : 9F620M.
-Tổ hợp dùng để huấn luyện thực tế : 9F629.
-Tổ hợp kiểm soát phóng  : 9F631.

Tên lửa 9M36 dùng trong tổ hợp "Strela-3" thực tế hoàn toàn tương tự tên lửa 9K32M trong tổ hợp "Strela-2M". Tên lửa 9M36 sử dụng cấu hình khí động học kiểu " Con vịt" gồm 4 khoang: Khoang đầu, khoang lái, khoang đầu đạn và khoang động cơ. Bộ phận lái khí động lực được bố trí trên 1 bình diện điều khiển 3 chiều ( трехмерное управление ) , tự xoay với tốc độ 15-20 vòng/s, tương ứng với biến đổi tín hiệu từ đầu dẫn đường tầm nhiệt tới bộ phận lái. Do tên lửa được bố trí nằm trong ống phóng đòi hỏi cánh đuôi có đường kính không lớn. Bốn cánh đuôi được bố trí phù hợp với không gian mặt cắt của vòi phun. Bốn cánh đuôi làm việc ăn khớp với lò so mở ra khi tên lửa vừa được phóng ra khỏi ống phóng.




Strela-3.





Còn tiếp.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Mười, 2010, 11:13:42 pm gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #221 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2010, 03:02:24 am »

Trong  kỹ thuật Quân sự Hàng không, để chống lại các loại tên lửa có đầu dẫn đường hồng ngoại trang bị trên các chủng tên lửa như :
 -Các chủng tên lửa không đối không  : R-27(E), R-60 , R-73.
-Các chủng tên lửa phòng không vác vai : "Strela-2", "Strela-2M" , "Strela-3"  v.v...
Người ta sử dụng 2 hình thái nhiễu động để đánh lừa và vô hiệu hóa các loại tên lửa có đầu hồng ngoại tầm nhiệt.
1- Tạo mục tiêu nhiệt giả hay nói đơn giản là tạo bẫy nhiệt. Người ta sử dụng các vật liệu rễ cháy, phát nhiệt lớn được đốt cháy bằng điện áp, mục đích tạo ra nhiều mục tiêu hồng ngoại giả (bẫy nhiệt)để che dấu bảo vệ đối tượng cần bảo vệ là máy bay hay trục thăng v.v...
2-Máy phát điện tĩnh tạo xung nhiễu động hồng ngoại. Người ta sử dụng 1 máy phát điện nối với các bóng đèn hồng ngoại công suất lớn, tự xoay tròn. Bên ngoài là vỏ chụp bằng vật liệu trong suốt . Bóng đèn hồng ngoại sẽ tự tạo bức xạ hồng ngoại , thường là lớn hơn bức xạ hồng ngoại của máy bay hay trục thăng tạo lên . Thiết bị này được gắn trên phần nào đó của đối tượng cần bảo vệ.













Các máy bay, trục thăng vừa bay vừa phóng bẫy hồng ngoại.




Máy phát điện tĩnh tạo xung nhiễu động hồng ngoại
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Mười, 2010, 03:10:39 am gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #222 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2010, 06:18:27 pm »

Tiếp theo : Tổ hợp tên lửa phòng không vác vai "Strela-3".



1-Khoang đầu :


Được bố trí đầu hồng ngoại, phần điện, phần lái tự động, bộ khuếch đại, hệ thống cân bằng với rotor xoay và hệ thống cảm biến làm mát đầu hồng ngoại.
 Đầu dẫn đường hồng ngoại không ngừng tự động xác định độ lệch góc phương vị mục tiêu, chỉnh tọa độ trục quang học với vị trí tên lửa - vị trí mục tiêu và khóa tọa độ mục tiêu.

2-Khoang lái:

Được bố trí các thiết bị cung cấp năng lượng, bộ chuyển mạch lái tự động cho tên lửa. Trong khoang lái còn bố trí:
-Máy phát điện tubor(турбогенератор).
-Ổn áp-nắn dòng ( стабилизатор-выпрямитель).
-Cảm biến các góc ( датчик угловых).
-Cảm biến tốc độ và bộ khuyếch đại ( дачик с скоростей и усилитель). -Thiết bị lái với các cánh lái (рулевая машинка с рулями).

3-Khoang tác chiến(đầu đạn):

Nằm sau khoang lái, được bố trí là 1 khối thống nhất giữa vật liệu nổ, ngòi nổ và vỏ đầu nổ.
 Đầu đạn của tên lửa 9M36 thuộc chủng : Nổ-phân mảnh-lũy tích (осколочно-фугасного-кумулятивного действия ) , nhiệm vụ phá hủy các chủng loại mục tiêu hàng không. Vỏ đầu nổ lũy tích có hình phễu. Ngòi nổ với nhiệm vụ truyền sung động dẫn nổ (детонатор), kích nổ khối thuốc nổ khi phần tác chiến (đầu đạn) khi tiếp cận mục tiêu. Ngòi nổ cũng sẽ kích nổ khối thuốc nổ trong tên lửa sau 14-17s trong trường hợp tên lửa đi chệch mục tiêu.
 Ngòi nổ có lớp bảo vệ ngăn việc dẫn nổ ngoài ý muốn, lớp bảo vệ sẽ tự gỡ bỏ khi ổ trục xoay và bộ phận hãm quán tính bị khóa (блокирующий инерционный стопор).
Ngoài ra khoang tác chiến còn có :
-Tụ điện.
-Bộ cảm biến tiếp súc mục tiêu (контактного датчика цели ) hay còn gọi là máy phát điện cảm ứng từ trường (магнитный индукционной генератор).
-Dẫn nổ điện tử hoạt động kép (электродетонатора двойного действия).
-Dẫn nổ cho ngòi nổ với 2 nhóm tiếp súc (детонатора взрывателя и двух контактных групп).

4-Khoang động cơ:


Tên lửa 9M36 có 1 khoang động cơ với 2 chế độ, hành trình của động cơ sử dụng nhiên liệu rắn. Tốc độ tên lửa khi ra khỏi ống phóng là 28m/s. Để đảm bảo an toàn cho xạ thủ, động cơ tên lửa sẽ bắt đầu làm việc ở cự li 5,5m cách ống phóng.Động cơ cung cấp hành trình cho tên lửa đạt tốc độ 470m/s và duy trì tốc độ này trong quá trình bay.

Ống phóng 9P59 trong tổ hợp "Strela-3" sử dụng vật liệu sợi thủy tinh (стеклопластик) có tác dụng bảo vệ, ngắm và phóng tên lửa. ống phóng 9P59 có thể sử dụng tới 5 lần.

Thiết bị phóng 9P58M với nhiệm vụ khởi động và phóng tên lửa. Bên trong thiết bị phóng được bố trí cục điện tử, telephone, thiết bị hãm, phích cắm, cò súng v.v...
Telephone sẽ phát tín hiệu âm thanh khi đầu dẫn đường tầm nhiệt hướng vào mục tiêu. Cục điện tử có tác dụng nới rotor con quay trong đầu dẫn đường .




Còn tiếp
Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #223 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2010, 07:37:34 pm »

Tiếp theo và hết phần tên lửa phòng không vác vai "Strela-3".




Radio định hướng thụ động(máy radio tìm góc phương vị mục tiêu) 9S13 "Tìm kiếm" :

Được thiết kế để phát hiện sớm các mục tiêu hàng không, nguyên lý hoạt động của Radio định hướng thụ động 9S13 là tìm kiếm bức xạ sung động từ các radar trên máy bay , hoặc trục thăng. 9S13 có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự li 12km trong khu vực 50x45o.

Đài radar hỏi mặt đất 1RL247:

Được thiết kế để nhận diện mục tiêu trên nguyên tắc "Ban-Thù", hệ thống nhận diện có thể là : "Kremni-2", "Kremni-2M" hoặc " Parol"(mật khẩu) chúng họat động trong dải tần số 3. Nhận diện mục tiêu có thể thực hiện ở cự li 7-8km với trần cao 5km, thời gian nhận dạng không quá 3s. Đài radar hỏi 1RL247 không được kết nối với thiết bị phóng và cũng không có khả năng tự động phong tỏa thiết bị này.

Đài vô tuyến điện R-147 và máy thu R-147P:

Được thiết kế để nhận cảnh báo, các thông số mục tiêu và điều khiển hỏa lực cho xạ thủ, đài vô tuyến điện R-147 làm việc ở dải tần số 44-52Mhz.

Trong số các giải pháp kỹ thuật được áp dụng cho "Strel-3" đáng chú ý nhất là hệ thống làm mát cho đầu dẫn đường tầm nhiệt trên tên lửa, có khả năng tạo ra nhiệt độ -200oC. Cung cấp độ nhậy theo 2 trình tự, làm tăng độ nhậy, bán bắt mục tiêu cho đầu dẫn đường hơn hẳn "Strela-2M". Cho phép "Strela-3" bắn các mục tiêu hàng không bay ngược chiều hoặc bắn đuổi theo hướng mục tiêu , trong điều kiện mục tiêu hoạt động gây nhiễu cường độ cao (Bẫy nhiệt, đèn hồng ngoại). Đồng thời cũng làm tăng trần bắn cao hơn cho tên lửa. Điểm khác biệt bên ngoài của "Strela-3" so với "Strela-2M" là quả bóng hình cầu bên dưới ống phóng .

Tổ hợp tên lửa phòng không vác vai "Strela-3" được chuẩn hóa tối đa với " Strela-2" và "Strela-2M" cho phép đơn giản hóa việc sản xuất hàng loạt và trang bị cho Quân đội. Ngày nay "Strela-3" đã có mặt trên 30 nước, và rất nhiều nước có khả năng chế tạo tổ hợp tên lửa phòng không này.

Qua các cuộc thử nghiệm, hoặc phản hồi từ các cuộc xung đột trên thế giới khẳng định tính ưu việt của "Strela-3" hơn hẳn người anh em của nó là " Strela-2M". Độ nhậy của đầu dẫn đường tầm nhiệt của "Strela-3" cho phép bắn các mục tiêu hàng không bay ngược chiều có động cơ phản lực hoặc tuabin cánh quạt ở cự li 2500m với trần cao 30-3000m.
 Tên lửa phòng không "Strela-3" có khả năng tác chiến trong mọi nền nhiễu động, trong mọi điều kiện thời tiết( Mưa, tuyết,sương mù hoặc bão bụi). "Strela-3" có tính cơ động cao do gọn nhẹ, dễ mang vác vận chuyển và có thể tác chiến ở nhiều loại địa hình khác nhau.

Thông số kỹ thuật:



-Đường kính : 72mm.
-Tầm bắn : 500-4500m.
-Trần phá hủy mục tiêu : 15-3000m.
-Xác suất phá hủy mục tiêu là tiêm kích : 0,31-0,33.
-Tốc độ mục tiêu bay ngược/bay xuôi , M/s: 260/310.
-Tốc độ tối đa của tên lửa : 400m/s.
-Chiều dài tên lửa : 1427mm.
-Trọng lượng tên lửa : 10,3kg.
-Đầu đạn : 1,17kg.
-Trọng lượng thiết bị phóng : 2,95kg.
-Thời gian chuẩn bị phóng : 10s.
-Thời gian tên lửa tự hủy : 14-17s.







Strela-3.



Bài dịch được tổng hợp thông tin từ các nguồn:

http://www.milrus.com/weapons/9k34.shtml
http://pvo.guns.ru/pzrk/strela_04.htm



Mời các bạn xem Clip giới thiệu và phóng "Strela-3" TẠI ĐÂY.
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Mười, 2010, 08:00:04 pm gửi bởi longtrec » Logged
spetsnaz GRU
Thành viên
*
Bài viết: 158



« Trả lời #224 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2010, 11:21:27 pm »

Trong  kỹ thuật Quân sự Hàng không, để chống lại các loại tên lửa có đầu dẫn đường hồng ngoại trang bị trên các chủng tên lửa như :
 -Các chủng tên lửa không đối không  : R-27(E), R-60 , R-73.
-Các chủng tên lửa phòng không vác vai : "Strela-2", "Strela-2M" , "Strela-3"  v.v...
Người ta sử dụng 2 hình thái nhiễu động để đánh lừa và vô hiệu hóa các loại tên lửa có đầu hồng ngoại tầm nhiệt.
1- Tạo mục tiêu nhiệt giả hay nói đơn giản là tạo bẫy nhiệt. Người ta sử dụng các vật liệu rễ cháy, phát nhiệt lớn được đốt cháy bằng điện áp, mục đích tạo ra nhiều mục tiêu hồng ngoại giả (bẫy nhiệt)để che dấu bảo vệ đối tượng cần bảo vệ là máy bay hay trục thăng v.v...
2-Máy phát điện tĩnh tạo xung nhiễu động hồng ngoại. Người ta sử dụng 1 máy phát điện nối với các bóng đèn hồng ngoại công suất lớn, tự xoay tròn. Bên ngoài là vỏ chụp bằng vật liệu trong suốt . Bóng đèn hồng ngoại sẽ tự tạo bức xạ hồng ngoại , thường là lớn hơn bức xạ hồng ngoại của máy bay hay trục thăng tạo lên . Thiết bị này được gắn trên phần nào đó của đối tượng cần bảo vệ.






Máy phát điện tĩnh tạo xung nhiễu động hồng ngoại

Nhìn đống pháo sáng tung tóe nên vào đây mạn phép chen ngang bác longtrec 1 tẹo Cheesy

Cái cục trên hình là AN/ALQ-144 "Hot brick" gắn trên một chiếc OV-10 Bronco.

Cấu tạo cụ này bên trong có một đèn hồng ngoại Silicon Carbide, đặt trong khối vỏ hình trụ. Đèn phát bức xạ hồng ngoại tương tự bước sóng động cơ phát ra. Trên hình ta có thể thấy các cửa chớp xung quanh khối này, được đóng mở bằng cơ cấu cơ khí. Các cửa chớp này đóng mở luân phiên trong khi đèn bên trong đang phát xạ hồng ngoại, tạo thành các xung "lấp loáng".

Nó lợi dụng phương thức điều khiển của các đạn tên lửa đối không thế hệ cũ là sử dụng bộ điều biến quang (em sẽ nói rõ ở bên topic "Tên lửa Tây"). Do đặc điểm kỹ thuật thời đó nên đạn sẽ "quét" khu vực khoảng không trước mũi đạn tựa như trên màn hiện sóng của các đài nhìn vòng vậy. Khi mục tiêu chưa nằm trên trục đạn, tín hiệu mục tiêu sẽ không liên tục (khi quét qua mục tiêu mới có tín hiệu), khi mục tiêu nằm trên trục đạn thì tín hiệu sẽ liên tục, khối điều khiển (GCU) sẽ dựa vào nguyên tắc này để điều khiển đạn hướng tới mục tiêu.

AN/ALQ-144 dựa vào nguyên lý này để đánh lừa đạn bằng cách liên tục tạo ra các xung đứt quãng với tốc độ quay tương đương tốc độ quét của đầu dò tự dẫn, làm đạn lầm tưởng mục tiêu vẫn chưa nằm trong trục đạn, không cho phép phóng đạn khi phi công đang khóa mục tiêu hoặc lái đạn chệch đi hướng khác khi đạn đã được phóng.

Các thế hệ tiếp sau của đạn đối không áp dụng các đầu dò cải tiến làm giảm đáng kể hiệu quả của AN/ALQ-144, nên sau đó Mỹ đưa vào các loại cải tiến như AN/ALQ-144A,...hiện đại hơn.

Cái cục Hot brick này đưa vào sử dụng trong quân đội Mỹ từ 1981, công suất phát xạ 1,7kW, nặng 12,5kg.

Hiện nay, để đối phó với các loại đạn đối không thế hệ mới, người ta sử dụng các thiết bị DIRCM theo phương pháp chiếu xạ công suất lớn thẳng vào đạn, cho nó hết nhìn luôn Grin



Cái này là AN/AAQ-24 của mấy ổng Northrop Grumman
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Mười, 2010, 11:44:33 pm gửi bởi spetsnaz GRU » Logged
filtreker
Thành viên
*
Bài viết: 29



« Trả lời #225 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2010, 11:59:27 pm »

Hiện nay, để đối phó với các loại đạn đối không thế hệ mới, người ta sử dụng các thiết bị DIRCM theo phương pháp chiếu xạ công suất lớn thẳng vào đạn, cho nó hết nhìn luôn .
---------------------------------------------------------------------------
Cũng chỉ là cao nhân ắt cao nhân trị thôi! Thế các loại tên lửa có đầu dẫn đường radar chủ động như R-77 thì lấy gì để chiếu hả anh spetsnaz ? Có chăng là bẫy hồng ngoại với đạn bắn gây nhiễu? Em còn chưa liệt kê ra những loại khủng hơn R-77 như R-37 (tốc độ 6M tầm bắn 280km) hoặc KS-172 (tốc độ 4000km/h và tầm bắn tới 400km). Cả hai lọai tên lửa này đều dẫn đường bằng radar chủ động đấy anh ạ!
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Mười, 2010, 12:10:46 am gửi bởi filtreker » Logged
spetsnaz GRU
Thành viên
*
Bài viết: 158



« Trả lời #226 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2010, 12:36:45 pm »

Hiện nay, để đối phó với các loại đạn đối không thế hệ mới, người ta sử dụng các thiết bị DIRCM theo phương pháp chiếu xạ công suất lớn thẳng vào đạn, cho nó hết nhìn luôn .
---------------------------------------------------------------------------
Cũng chỉ là cao nhân ắt cao nhân trị thôi! Thế các loại tên lửa có đầu dẫn đường radar chủ động như R-77 thì lấy gì để chiếu hả anh spetsnaz ? Có chăng là bẫy hồng ngoại với đạn bắn gây nhiễu? Em còn chưa liệt kê ra những loại khủng hơn R-77 như R-37 (tốc độ 6M tầm bắn 280km) hoặc KS-172 (tốc độ 4000km/h và tầm bắn tới 400km). Cả hai lọai tên lửa này đều dẫn đường bằng radar chủ động đấy anh ạ!
À thì đúng là "cao nhân ắt cao nhân trị", mình có bảo là lắp những thứ này vào thì miễn dịch với tên lửa đâu Wink Công nghệ tên lửa và chống tên lửa âu cũng là một cuộc đua về công nghệ-kỹ thuật và cả về trình độ của các đơn vị sử dụng vũ khí-khí tài nữa. Tên lửa tự dẫn bằng radar chủ động thì cũng có những nhược điểm riêng, đối phó với nó cũng có nhiều phương pháp, từ biện pháp kỹ thuật như gây nhiễu tích cực, tiêu cực, cho đến các biện pháp về chiến thuật Smiley

Mình còn nhớ hồi trước bác Trâu già nhà ta còn thân chinh sang "thảo luận" tơi bời cùng đ/c nào đó bên ttvnol về vụ: Dùng máy bay bà già cơ động tránh R-77 ở vận tốc thấp thì phải! Cheesy Thực hư vụ đó thế nào bác OldBuff nhỉ Grin
Logged
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #227 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2010, 01:00:35 pm »

À thì đúng là "cao nhân ắt cao nhân trị", mình có bảo là lắp những thứ này vào thì miễn dịch với tên lửa đâu Wink Công nghệ tên lửa và chống tên lửa âu cũng là một cuộc đua về công nghệ-kỹ thuật và cả về trình độ của các đơn vị sử dụng vũ khí-khí tài nữa. Tên lửa tự dẫn bằng radar chủ động thì cũng có những nhược điểm riêng, đối phó với nó cũng có nhiều phương pháp, từ biện pháp kỹ thuật như gây nhiễu tích cực, tiêu cực, cho đến các biện pháp về chiến thuật Smiley

Mình còn nhớ hồi trước bác Trâu già nhà ta còn thân chinh sang "thảo luận" tơi bời cùng đ/c nào đó bên ttvnol về vụ: Dùng máy bay bà già cơ động tránh R-77 ở vận tốc thấp thì phải! Cheesy Thực hư vụ đó thế nào bác OldBuff nhỉ Grin


Nghé ọ! Vụ này tớ không tham gia nhé, chỉ giao bài tập cho học viên bảo vệ luận điểm trước hội đồng "ném đá" thôi Wink
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #228 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2010, 07:23:44 pm »

TÊN LỬA PHÒNG KHÔNG VÁC VAI 9K38 " IGLA " và 9K310 "IGLA-1" / ПЗРК 9K38 " IGLA " И 9К310 "ИГЛА-1" .





Lịch sử ra đời:

Ngày 12/2/1971 theo quyết định của T.W Đảng Cộng Sản Liên Xô và Hội Đồng Bộ Trưởng, phòng thiết kế nhà máy chế tạo máy-Mosсow ( КБМ -Конструкторское бюро машиностроения) thuộc Bộ công nghiệp Quốc phòng (MOП-Министерство оборонной промышленности ) quyết địng nghiêm cứu phát triển 1 tên lửa phòng không vác vai thế hệ mới lấy tên là " IGLA".

Tổ hợp tên lửa phòng không vác vai " Igla" được tạo ra làm tăng khả năng , hiệu quả theo hướng cung cấp :
-Bảo vệ đầu dẫn đường khỏi các bẫy nhiễu động quang học( оптических помех-ловушек).
-Nâng cao hiệu quả phá hủy mục tiêu của tên lửa.
-Tăng tầm bắn hiệu quả cho tên lửa khi bắn mục tiêu bay ngược chiều.
-Tăng khả năng nhận biết "Địch-Ta" tránh trường hợp bắn nhầm.

Trong tổ hợp tên lửa phòng không vác vai "Igala" bao gồm :

-Tên lửa : 9M39.
-Ống phóng :9P39.
-Bộ phận phóng cơ khí : 9P516.
-Trạm ra da hỏi mặt đất : 1L14.

Tổ hợp tên lửa phòng không vác vai " Igla-1" là phiên bản nâng cấp theo hướng đơn giản hóa và được phát triển gần như song song so với nguyên mẫu " Igla" .

Trong tổ hợp tên lửa phòng không vác vai "Igla-1" bao gồm:
-Tên lửa : 9M313.
-Ống phóng 9P322.
-Bộ phận phóng cơ khí : 9P519.
-Đài radar hỏi mặt đất : 1L14.
-Dụng cụ chắc địa sách tay : 1L15-1.
Kiểm tra, kiểm soát tính năng kỹ thuật cho tổ hợp " Igla" và "Igala-1" là trạm kiểm soát kỹ thuật lưu động.

Đi đầu trong việc phát triển tổ hợp tên lửa phòng không vác vai "Igla"  là nhà máy chế tạo máy Moscow thuộc Bộ công nghiệp Quốc phòng đứng đầu là С.П. Непобедимый.
 Đầu dẫn đường tầm nhiệt được Tổ hợp cơ khí-Quang học Leningrag (ЛОМО-Ленинградское оптико-механическое объединение) Thuộc Bộ công nghiệp Quốc phòng phát triển.

Dự án phát triển tổ hợp tên lửa phòng không vác vai " Igla" và bản nâng cấp "Igla-1"   có sự hợp tác tích cực của các nhà thiết kế "Strela-2M", "Strela-3". Ngoài ra còn có sự hợp tác của Viện nghiêm cứu dụng cụ đo đạc (Научно-исследовательским институтом измерительных приборов ) phát triển  máy Radio tìm góc phương vị từ trường (магнитный радиопеленг). Đây là 1 bộ phận quan trọng trong đài ra đa hỏi mặt đất đứng đầu là giám đốc thiết kế Ю.В. Моисеев. Trung tâm thiết kế chế tạo máy thuộc Bộ công nghiệp Quốc phòng phát triển dụng cụ trắc địa điện tử sách tay (переносного электронного планшета).

Tổ hợp tên lửa phòng không vác vai " Igla" trái ngược với việc nâng cấp tính năng kỹ thuật tổ hợp tên lửa "Strela-2M" và "Strela-3". Có nghĩa là phát triển tổ hợp " Igala" theo 1 hướng mới về giải pháp công nghệ ( mặc dù có rất nhiều ứng dụng từ đầu dẫn đường  strela-3". Điều đó cũng đồng nghĩa với việc không tránh khỏi những rủi do kỹ thuật .
 Theo kế hoặch đặt ra trong năm 1971, tổ hợp tên lửa "Igla" vào quí 4/1973 sẽ thử nghiệm hỗn hợp. Nhưng kế hoặch này không hiện thực, công việc nghiêm cứu chế tạo "Igla" kéo dài thêm hơn 10 năm so với kế hoặch. Việc tạo ra 1 đầu dẫn đường tầm nhiệt có độ nhậy cao, ổn định trước nhiễu động là 1 thách thức kỹ thuật cần giải quyết mà thời gian không phải là một sớm 1 chiều.

Mãi tới tháng 3/1981 tức là sau gần 10 năm nghiêm cứu phát triển, tổ hợp tên lửa "Igla-1" được tiếp nhận trang bị và nhận mã hiệu : 9K310" Igla-1".. Tổ hợp tên lửa vác vai "Igla" mãi sau này là 1983 mới được tiếp nhận trang bị  nhận mã hiệu: 9K38" Igla".


Tổ hợp tên lửa phòng không vác vai "Igla-1" là phiên bản nâng cấp của Tổ hợp "Igla" ngoài ra còn có các phiên bản nâng cấp sau:
-"Igal"-D(Д) — Phiên bản với ống phóng tháo dời trang bị cho Không quân .
-"Igla"-V(В) (Mã hiệu  — 9М39) — Phiên bản có thể trang bị trên trục thăng hoặc bố trí trên mặt đất. Phiên bản được bổ xung thêm giá đỡ và ghế ngồi cho xạ thủ có thể phóng 2 tên lửa 1 lúc.
-"Igla"-N(Н) — Phiên bản sử dụng tên lửa có điều khiển thế hệ mới làm tăng khả năng phá hủy mục tiêu từ 25-50 %.
-"Igla"-S(С) (Mã hiệu— 9К338, «Igla-Super» Phiên bản được chuẩn hóa về kỹ thuật với "Igla"-D và "Igla"-N nhưng có nhiều giải pháp kỹ thuật tối tân hơn.

Giêng " Igla-1" phiên bản nâng cấp của nó là : " Igla-1E" và "Igla-1M".

Một phiên bản nâng cấp mới nhất của tổ hợp phòng không vác va " Igla"  là : " Igla " -M, hiện thông tin về tổ hợp này chưa có.


Phương Tây định danh cho tổ hợp tên lửa phòng không vác vai "Igla-1" là : SA-16 Gimlet . Còn tổ hợp tên lửa phòng không vác vai "Igla" là : SA-18, Grouse.


Thông số kỹ thuật "Igala":

-Tên lửa : 9M39.
-Trọng lượng : 10,8kg.
-Dài : 1,55m.
-Đường kính : 70mm.
-Trọng lượng đầu đạn : 1,17kg.
-Tốc độ : 570m.
-Trần phá hủy mục tiêu : 10m-3,5km hoặc 0,5-5,2km( tùy thuộc chế độ phóng).
-tốc độ mục tiêu có khả năng phá hủy xuôi/ngược, m/s : 320/360.
-Chủng đầu dẫn đường : Hồng ngoại.
-trọng lượng tổ hợp : 16,5kg.


Thông số kỹ thuật: " Igla-1"

 -Chủng loại mục tiêu : Máy bay, trục thăng.
 -Khu vực phá hủy м:      1000-5200.
 -Trần cao phá hủy mục tiêu, м:      10-2500.
 -Tốc độ mục tiêu ngược/xuôi, м/s:      400/320.
 -Thời gian triển khai , s:      13.
 -Thời gian phản ứng, s:      5.
 -Dải nhiệt độ làm việc, °С:      từ -40 đến +50.
 -Tốc độ tên lửa, м/s:      600.
 -Trọng lượng tên lửa , kg :      10,8.
 -Trọng lượng đầu đạn , kg :      1,17.
 -Chiều dài tên lửa , mm :      1574.
 -Đường kính, мм:      72.
 -Chủng đầu đạn :     Nổ-Phân mảnh-Lũy tích (  Осколочно-фугасно-кумулятивна)
 -Chủng của đầu dẫn đường :    Đầu dẫn hồng ngoại.
 -Thời gian tự hủy , s:      14-17.











Đài radar hỏi mặt đất : 1L14




Phóng "Igla-1".
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Mười, 2010, 04:35:20 am gửi bởi longtrec » Logged
hoangpilot
Thành viên
*
Bài viết: 654


« Trả lời #229 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2010, 08:01:08 pm »

Trích dẫn
-Chủng đầu đạn :     Nổ-Phân mảnh-Lũy tích

Bác longtrec giải thích cho em hỏi  cơ chế hoạt đoạt động của đầu đạn lũy tích  được không?
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM