Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 12:08:46 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tên lửa Nga - Sức mạnh vượt trội trên chiến trường.  (Đọc 363206 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #210 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2010, 08:36:03 pm »

TỔ HỢP PHÁO-TÊN LỬA TRANG BỊ TRÊN TẦU NỔI ZM87  " KORTIK" (DAO GĂM CỦA SĨ QUAN HẢI QUÂN)/ Корабельный эенитный ракетно-артиллерийский комплекс ЗМ87 «Кортик».



Tổ hợp Pháo-Tên lửa "Kortik" ZM87/ЗМ87 được phát triển cuối năm 1970 tại phòng thiết kế chế tạo khí cụ (Tp: Tula) dưới sự lãnh đạo của А. Г. Шипунов .

Tổ hợp được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu bằng tên lửa 9M311 trong giới hạn 1500m-8000m, ngoài ra tổ hợp còn có khả năng tiêu diệt các mục tiêu bay thấp từ 500m-1500m bởi pháo tự động bắn nhanh có cỡ nòng 30mm (Không phải AK-630).

Được Phương Tây định danh là : SA-N-11 Grison



Pháo 30mm trong tổ hợp "Kortik".


Trong thành phần tổ hợp "Kortik" có 1 Modul chỉ huy và các Modul chiến đấu .

Modul chỉ huy bao gồm:

Trạm radar phát hiện  mục tiêu và sử lý thông tin, phân bổ và nhắm mục tiêu.

Modul chiến đấu bao gồm:

- 8Tên lửa phòng không : 9M311.
- 2 pháo tự động 30mm.
- Hệ thống Angten dẫn đường.
Modul chiến đấu gồm tổ hợp Pháo-Tên lửa và hệ thống điều khiển được kết nối với radar và hệ thống quang truyền hình.
 Hệ thống pháo gồm 2 khẩu 6 nòng tự động 30mm, sử dụng đạn của pháo AK-630, nhịp độ bắn tổng thể khoảng 10.000v/phút. Cũng như AK-630, mỗi khẩu pháo có 6 nòng, nhưng khác ở chỗ 6 nòng pháo được bọc trong 1 vỏ thép. Vỏ thép này cùng với vỏ Container của tên lửa giúp bảo vệ pháo khỏi khí đẩy tên lửa khi được phóng đi có nhiệt độ rất cao. Đạn dự chữ chiến đấu cho mỗi khẩu pháo là 500 viên gắn vào dây đạn hình trống nắp sát cạnh nòng súng.

Tên lửa 9M311:

Trên cầu xoay của tổ hợp được gắn kết 2 khối 2 bên radar mỗi bên 4 tên lửa nằm trong Container hình trụ có trọng lượng 60kg/Container. Giêng tên lửa nặng 43,6kg. Tên lửa 9M311K(Chữ "K" sau này được bỏ khỏi mã hiệu tên lửa) được chuẩn hóa với tên lửa dùng trong tổ hợp 2K22"Tunguska" trang bị cho Lục quân. Hệ thống điều khiển tên lửa bán tự động thông qua đường truyền quang tuyến truyền hình. Tên lửa 9M311 có 2 giai đoạn, sử dụng nhiên liệu rắn. Ngòi nổ của tên lửa 9M311 thuộc chủng không tiếp súc với bán kính 5m.
 Tên lửa phòng không có điều khiển 9M311 có đầu đạn thuộc chủng "Thanh giăng-Phá mảnh" (осколочно-стержневой боевой частью).




Tên lửa 9M311.



Tên lửa 9M311 trong Container.




Phần tiếp theo: Nguyên lý, cấu tạo của đầu đạn "Thanh giăng-phá mảnh" ưu và nhược điểm.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Mười, 2010, 04:05:31 pm gửi bởi longtrec » Logged
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #211 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2010, 10:08:42 pm »

TỔ HỢP PHÁO-TÊN LỬA TRANG BỊ TRÊN TẦU NỔI ZM87  " KORTIK" (DAO GĂM CỦA SĨ QUAN HẢI QUÂN)/ Корабельный эенитный ракетно-артиллерийский комплекс ЗМ87 «Кортик».




Tổ hợp pháo tên lửa "Kortik" (mũi tên đỏ-pháo 30mm, mũi tên xanh-tên lửa 9M311)


Tổ hợp trên thiếu 2 cụm ống phóng đạn tên lửa phòng không (phía trên khối pháo AO-18 được mũi tên màu đỏ trỏ vào) ở 2 bên anh Long ạ. Phần mũi tên xanh chỉ vào là kính ngắm quang tuyến truyền hình.
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #212 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2010, 10:34:37 pm »

Xin lỗi, nó đây!


Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #213 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2010, 04:02:37 pm »

Tiếp theo và hết :


Đầu đạn với chủng nổ "Thanh giăng-Phá mảnh" thường được bố trí trên các tên lửa không đối không hoặc trên các tên lửa phòng không , có kích thước và trọng lượng nhỏ. Mục đích bố trí chủng nổ "thanh giăng-phá mảnh" để tăng tầm hiệu quả phá hủy mục tiêu cho đầu đạn mà không cần tăng trọng lượng quả đạn. Tất cả các đầu đạn chủng nổ "Thanh giăng-phá mảnh" đều có ngòi nổ không tiếp súc. Ngòi nổ làm việc khi có bức xạ xung động radio từ tính ( излучать радиомагнитные импульсы ), có nghĩa là khi tên lửa cách mục tiêu trong bán kính 5-15m,  bức xạ xung động radio từ tính cường độ cao sẽ sảy ra . Nhưng chủng nổ này cũng có mặt hạn chế của nó, chúng ta hãy quay lại với đầu đạn 9M311.


Trong vỏ đầu đạn 9M311 có rất nhiều lõi thép bố trí sát nhau, lõi thép có chiều dài 600mm, đường kính từ 4-9mm. Mặt ngoài lõi thép có "áo bọc" bên trong chứa các mảnh nhỏ hình khối có trọng lượng 2-3g. Khi khối thuốc nổ trong đầu đạn 9M311 bị kích nổ (9kg thuốc nổ), những mảnh kim lọai nhỏ hình khối sẽ đan nhau tạo thành 1 vòng tròn như 1 lưỡi cưa thép có bán kính 5m. Ở cự li vượt xa hơn bán kính 5m, hiệu quả của chủng nổ "Thanh giăng-phá mảnh" không cao.

Tổ hợp tên lửa phòng không "Kortik" cho phép bắn 6 mục tiêu trong vòng 1 phút. Tên lửa 9M311 có khả năng phá hủy mục tiêu trong hành lang rộng 350m , sang phải hay sang trái tùy vào cài đặt . Tầm bắn tối đa của tên lửa 9M311 là 5-8km tương ứng với mục tiêu tên lửa chống hạm hay máy bay.

Theo quảng cáo của "Nhà máy chế tạo máy TULA" : " trọng lượng cùng kích cỡ của tổ hợp pháo- tên lửa phòng không "Kortik" gọn nhẹ, nên cho phép cài đặt từ tầu tên lửa cho tới tầu sân bay..... trọng lượng của tổ hợp là 13,5t".

Thử nghiệm và trang bị:

Năm 1983 thử nghiệm mẫu ZM87(1 Modul) trên tầu tên lửa đề án 1241.7(Molnya, số hiệu 952) trên Biển Đen. Năm 1989 tổ hợp được chính thức trang bị.
 Tổ hợp pháo-tên lửa phòng không "Kortik" được trang bị 8 Modul ZM87 đề án 1143,5 trên tầu nguyên tử mang tên lửa lớp "Kipov" và tầu sân bay "Admiral-Kuznetsov". Trong đề án 1144,2 trên tầu nguyên tử "Admiral-Nakhimov" trang bị 6 Modul ZM87 và trong đề án 1154 trang bị 2 Modul ZM87 trên 2 tầu tuần tra lớp "Neutrashivy".
 Cuối năm 1994 việc sản xuất tổ hợp "Kortik" bị chấm rứt mặc dù đã có dự định thay thế pháo 30mm bằng pháo AK630 nhưng do thiết kế của AK 630 không phù hợp với tổ hợp "Kortik".

Thông số kỹ thuật:

Tên lửa 9M311:
-Trọng lượng : 43,6kg.
-Trọng lượng đầu đạn : 9kg.
-Chủng nổ : Thanh giăng phá mảnh.
-chiều dài : 2,5m.
-Tên lửa có 2 tầng 2 cấp độ sử dụng nhiên liệu rắn.
-Đường kính tầng 1: 152mm.
-Đường kính tầng 2: 76mm.
-Tốc độ tối đa : 910m/s.
-Tầm bắn 1,5-8km.
Pháo 30mm:
-Sử dụng đạn AK630.
-Sơ tốc nòng 860m/s.
-Tầm bắn hiệu quả qua thiết bị ngắm: 4000m
-Trọng lượng quả đạn : 390g.




Bài dịch được tổng hợp từ các nguồn:

http://pvo.guns.ru/naval/kortik.htm
http://www.warships.ru/Russia/Weapons/Guns/Kortik/
http://rbase.new-factoria.ru/missile/wobb/kortik/kortik.shtml


« Sửa lần cuối: 01 Tháng Mười, 2010, 04:23:04 pm gửi bởi longtrec » Logged
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #214 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2010, 06:02:01 pm »

Tiếp theo và hết :


Đầu đạn với chủng nổ "Thanh giăng-Phá mảnh" thường được bố trí trên các tên lửa không đối không hoặc trên các tên lửa phòng không , có kích thước và trọng lượng nhỏ. Mục đích bố trí chủng nổ "thanh giăng-phá mảnh" để tăng tầm hiệu quả phá hủy mục tiêu cho đầu đạn mà không cần tăng trọng lượng quả đạn. Tất cả các đầu đạn chủng nổ "Thanh giăng-phá mảnh" đều có ngòi nổ không tiếp súc. Ngòi nổ làm việc khi có bức xạ xung động radio từ tính ( излучать радиомагнитные импульсы ), có nghĩa là khi tên lửa cách mục tiêu trong bán kính 5-15m,  bức xạ xung động radio từ tính cường độ cao sẽ sảy ra . Nhưng chủng nổ này cũng có mặt hạn chế của nó, chúng ta hãy quay lại với đầu đạn 9M311.


Phần đỏ nói về cơ chế làm việc của ngòi nổ cận đích vô tuyến của loại OSA-M. Bác longtrec cần làm rõ hơn chút nữa!

Đây là loại ngòi xung điện từ vô tuyến ứng dụng nguyên lý xử lý xung đốp lơ để kích nổ đầu đạn. Ngòi nhận lệnh kích hoạt tự động từ đài điều khiển khi cách mục tiêu một khoảng nhất định. Khi được kích hoạt, ngòi mới phát xung điện từ vô tuyến/излучать радиомагнитные импульсы qua an ten phát để tìm kiếm sóng dội từ mục tiêu. Đạn tới mục tiêu càng gần, an ten thu của ngòi thu được sóng dội có cường độ càng mạnh, tần số càng cao. Tín hiệu sóng dội được lọc, xử lý, khuếch đại và tạo dòng điện kích nổ đầu đạn nếu đạt tới một ngưỡng trị số nhất định.
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
tientt82
Thành viên
*
Bài viết: 290


30/4 | 7/5 | 9/5


« Trả lời #215 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2010, 10:15:11 pm »

Tổ hợp tên lửa chống tăng «Cuộc thi-M» 1991: Противотанковый ракетный комплекс «Конкурс-М» 1991.



Bài viết sử dụng tư liệu từ các trang rbase-newfactoria.ru ; arms-expo.ru ; giá cả tham khảo bài viết "Catalogue vũ khí xuất khẩu của Nga 2009-2010" của bác Triumf. Cảm ơn anh Long ; bác huyphongssi ; daibangden ; bác oldbuff ; hoangpilot đã giúp đỡ khi dịch bài  Grin . Mong mọi người đóng góp để bài hoàn thiện hơn
Tổ hợp tên lửa chống tăng mang vác Konkurs-M được thiết kế để tiêu diệt các xe tăng ; xe thiết giáp hiện đại , được trang bị giáp phản ứng nổ ; các ụ hỏa lực kiên cố ; các mục tiêu cố định hoặc di động trên mặt đất ; mặt nước ; trực thăng bay thấp ; bất kể điều kiện ngày / đêm và thời tiết .
Konkurs-M được phát triển bởi phòng thiết kế quân cụ Tula ( КБП Тула ) từ cơ sở tổ hợp Konkurs

Nó được chấp thuận đưa vào trang bị của quân đội Nga vào năm 1991


Cấu tạo
Tổ hợp bao gồm xe chiến đấu 9P148  mang thiết bị phóng 9P135M1 và đạn tên lửa có điều khiển 9M113M .  Khi cần thiết ; thiết bị phóng và đạn có thể nhanh chóng tách ra khỏi xe và đảm bảo sẵn sàng chiến đấu . Đạn tên lửa được điều khiển bán tự động thông qua dây dẫn . Kíp chiến đấu gồm có 2 người .


Ảnh : cấu tạo đạn 9M113M

1-   Liều phụ của đầu đạn xuyên lõm liều kép    2-  Bộ điều khiển khí động với cửa đón gió kiểu mở bán phần (воздушно-динамический привод полуоткрытого типа с лобовым воздухозаборником ; )   3-Bộ truyền động cánh lái (аэродинамические рули; )   4- Liều chính của đầu đạn xuyên lõm liều kép    5- Động cơ đẩy chính    6- Khối con quay hồi chuyển    7- Cánh đuôi    8- Ắc qui   9- Hệ thống điều khiển    10- Cuộn dây    11-Nguồn phát bức xạ (источник излучения; )


Thiết bị phóng 9P135M1 sử dụng kính ngắm  9Sh119М1 và thiết bị ảnh nhiệt 1PN65 hoặc 1PN86-1 “Mulat” (Мулат) . Để đảm bảo chất lượng tên lửa và thiết bị dẫn bắn trong quá trình chiến đấu hoặc niêm cất trong kho ;  người ta sử dụng các thiết bị điều khiển-kiểm tra 9V812M ; 9V811M ; 9V974 ; thống nhất với tổ hợp Fagot . Đạn tên lửa được bảo quản trong ống phóng kín khí ; đảm bảo  sẵn sàng chiến đấu .
Do khâu thiết kế ; nên tổ hợp Fagot và Konkurs-M có thể dùng lẫn đạn tên lửa ( 9M111 ; 9M111M ; 9M113 ) . Xạ thủ cũng không cần thay đổi thao tác khi có sự hoán chuyển giữa các loại đạn.
Các xe thiết giáp bánh xích hoặc bánh lốp đều có thể được trang bị Konkurs-M : BMP-1, BMP-2, BMD, BTRD, BRDM-2, MT-LB ; các xe jeep ; xe môtô ; và các loại xe khác


Ảnh : Konkurs-M trên xe mô tô 3 bánh ( cái này ngày xưa gọi là sít-đờ-ca --sidecar thì phải  Grin)



Ảnh : Konkurs-M trên xe BRDM


Ảnh : Konkurs-M trên xe zeep . Nếu em không nhầm là GAZ-469


Ảnh : Xe chiến đấu bộ binh BMP-1 trang bị tổ hợp Konkurs

Tổ hợp Konkurs-M hiện nay đóng vai trò rất quan trọng trong lực lượng phòng thủ trước xe tăng đối phương . Nó cũng có thể được trang bị cho các đơn vị đổ bộ đường không . Ngoài ra ; nó cũng có khả năng tác chiến khi đổ bộ đường thủy ; nhất là trong giai đoạn các xe chiến đấu vẫn còn trên mặt nước ; chưa cập bờ .

Giá bán ước tính:
- Bệ giá phóng: US$ 80.000
- Đạn tên lửa 9M113M: US$ 50.000

Tính năng kĩ chiến thuật

« Sửa lần cuối: 02 Tháng Mười, 2010, 02:59:51 pm gửi bởi tientt82 » Logged

Chúng ta sẽ không lùi ; vì đằng sau là Mátxcơva ...
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #216 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2010, 07:54:23 pm »

Thưa quí vị và các bạn! Chúng ta đã cùng nhau xem xét nghiêm cứu xong phần tên lửa phòng không trang bị trên tầu nổi, tôi xin mời quí và và các bạn Ta tiếp tục tới phần tên lửa phòng không vác vai .


TỔ HỢP TÊN LỬA PHÒNG KHÔNG VÁC VAI 9K32 "MŨI TÊN-2M"/Переносной зенитно-ракетный комплекс 9К32М «Стрела-2М» .



Đầu năm 1960, phòng thiết kế nhà máy chế tạo máy , thành phố Kolomna thuộc tỉnh Moscow (КБ Машиностроения ,г. Коломна, Московская область) , đã chế tạo tổ hợp tên lửa phòng không vác vai "Strela-2/Стрела-2" ( Mũi tên-2)".
 Khi đưa vào tác chiến tổ hợp "Strela-2" tỏ ra không mấy hiệu quả, nhiều máy bay bị hư hại do tên lửa gây nên chỉ cần quay lại căn cứ sửa chữa và lại được tái sử dụng.
 Tại sao lại có chuyện như vậy? Bởi vì tên lửa "Strela-2" chỉ bắn trúng vào phần đuôi máy bay. Như chúng ta biết phần đuôi máy bay được bố trí những bộ phận, thiết bị không mang tính chất sống còn của máy bay. Hơn nữa công suất phá hủy của đầu đạn tên lửa "Strela-2" không đủ lớn để tạo ra vùng phá hủy kết cấu mục tiêu.

Theo nghị định của chính phủ Liên Xô ngày 2/9/1968 cần tiến hành nâng cấp tổ hợp tên lửa phòng không vác vai "Strela-2" . Tổ hợp tên lửa được nâng cấp nhận mã hiệu : 9K32M "Strela-2M". "Strela-2M" với nhiệm vụ đánh bại các mục tiêu hàng không bay thấp ( máy bay,trục thăng và tên lửa có cánh). Tên lửa phải bắt kịp hướng bay của mục tiêu hàng không và phá hủy chúng khi tốc độ tối đa của mục tiêu đạt 260m/s (hướng ngược lại, tốc độ tối đa của mục tiêu là 150m/s).

Thử nhiệm phiên bản nâng cấp "Strela-2M":

Cuộc thử nghiệm được tiến hành vào tháng 10/1969 và kéo dài đến tháng 2/1970 tại bãi thử của thành phố Donguski dưới sự giám sát của Hội đồng kiểm nghiệm đứng đầu là : Н.М. Орлов
 Tổ hợp tên lửa phòng không vác vai , phiên bản nâng cấp "Strela-2M" được tiếp nhận và đưa vào trang bị năm 1970.
 
Phương Tây gọi "Strela-2M" là : SA-7B Garil.

Tổ hợp tên lửa phòng không vác vai "Strela-2M" bao gồm:
-Tên lửa có đầu dẫn đường : 9K32M.
-Ống phóng : 9P58.
-Nguồn : 9B17.
-Cơ cấu phóng : Cơ khí.

Chuẩn bị phóng tên lửa trước tiên bao gồm việc cung cấp nguồn cho đầu dẫn đường. Cần 5s để nới Rotor con quay hồi chuyển (За 5 секунд раскручивается ротор гироскопа ) trong hệ thống lái của tổ hợp tên lửa. Khi bắn, xạ thủ sẽ hướng thiết bị phóng theo hướng mục tiêu và bóp cò. Sau khi quan sát (bằng thị giác) đầu dẫn đường tên lửa hướng đúng về nguồn bức xạ nhiệt của mục tiêu, tín hiệu âm thanh sẽ báo cho xạ thủ biết. Khi đầu dẫn đường tự động chuyển sang chế độ tự động nén, nó sẽ phát hiện tín hiệu ánh sáng. Sau 0,8s điện áp sẽ tích lũy vào bộ tích điện(ắc qui) và thêm 0,6s bộ tích điện sẽ ra khỏi chế độ làm việc đẩy tăng điện áp. Điện áp bị nén sẽ đánh tia lửa điện đốt thuốc phóng tên lửa, toàn bộ quá trình ước chừng 1,5s .
 Ngay sau khi phần đầu tên lửa ra khỏi ống phóng, dưới tác động của lò so, cách lái mở ra, tiếp đến là cánh đuôi cũng được mở ra ở cự li  cách 5-6m với ống phóng để ổn định hành trình bay cho tên lửa. Khi động cơ tên lửa bắt đầu làm việc, dưới tác dụng của lực quán tính sẽ ngắt bộ phận hãm quán tính của tên lửa. Ở khoảng cách với xạ thủ từ 80-250m, tầng thứ 2 của tên lửa sẽ làm việc đốt cháy hoàn toàn lớp bảo vệ để sẵn sàng cho 1 vụ nổ.
 Trong quá trình tên lửa bay, trục quang học (оптическая ось ) ở đầu, dẫn toàn bộ quá trình bay của tên lửa hướng tới mục tiêu. không phụ thuộc vào vị trí chiều dài trục tâm, đầu dẫn đường cho tên lửa giám sát và điều chỉnh tọa độ hướng cho tên lửa bắn trúng mục tiêu. Trong trường hợp không trúng đích, sau 14-17s tính từ thời điểm phóng, tên lửa sẽ tự hủy.




Tên lửa phòng không vác vai " Strela-2M".


Còn tiếp.



« Sửa lần cuối: 06 Tháng Mười, 2010, 04:01:23 pm gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #217 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2010, 04:53:42 pm »

Tiếp theo và hết phần tên lửa phòng không vác vai "Strela-2M".



Nếu đen so sánh " Strela-2M' với "Strela-2" Ta sẽ thấy những ưu điểm sau:

- Đầu dẫn tự động trong quá trình nắm bắt mục tiêu, tốc độ tên lửa khi được phóng ra bắt kịp với tốc độ mục tiêu, giảm nhẹ những thao tác cho xạ thủ, đặc biệt khi bắn mục tiêu di động.
-Giúp xạ thủ loại bỏ sai xót khi xác định gianh giới phóng tên lửa.
-Có khả năng bắn và bắt kịp mục tiêu hàng không bay với tốc độ 260m/s.
-Có khả năng bắn  trục thăng hoặc máy bay có động cơ pittong(самолетам с поршневыми двигателями) bay ngược lại tốc độ đến 150m/s.
-Gia tăng khu vực phá hủy với mục tiêu, bắt kịp theo hướng máy bay phản lực trần bay cao, tầm hoạt động xa.

tên lửa 9K32M có đầu dẫn đường tầm nhiệt, ổn định nhiễu động làm việc tốt hơn trong bối cảnh có mây. Tổ hợp tên lửa phòng không "strela-2M" cho phép bắn mục tiêu liên tục di chuyển, trong bối cảnh dày đặc nhiều tầng mây, mây xốp hoặc mây tích điện (nhỏ hơn cấp số 3). Tuy nhiên khi có ánh mặt trời chiếu, những đám mây tích điện có thể lớn hơn cấp số 3. Đặc biệt thời kỳ cuối Xuân đầu Hè việc tác chiến của tổ hợp "Strela-2M" bị giới hạn đáng kể. Góc mặt trời tối thiểu để đầu dẫn đường tên lửa có khả năng nắm bắt mục tiêu là : 22-43o. Trong ngày nắng, đường chân trời cũng làm ảnh hưởng tới khả năng tác chiến của tổ hợp. Ngoài ra đường chân trời không gây ảnh hưởng tới thao tác bắn của tổ hợp.

Tổ hợp tên lửa phòng không "Strela-2M" không được trang bị hệ thống chống bẫy nhiệt (Các bẫy nhiệt được phóng ra từ trục thăng hoặc máy bay).

Tính năng kỹ thuật của tổ hợp tên lửa phòng không vác vai "Strela-2M":

-Trọng lượng tên lửa 9K32M: 8,9kg.
-Đường kính : 72mm.
-Dài : 1440mm.
-Trọng lượng đầu đạn 1,150kg.
-Đầu dẫn đường : Hồng ngoại thụ động.
-Góc quan sát của đầu dẫn : 2o
-Góc mặt trời tối thiểu : 22-43o.
-Tầm bắn tối đa phá hủy mục tiêu : 4200m.
-Tầm bắn tối thiểu phá hủy mục tiêu : 800m.
-Trần cao tối đa phá hủy mục têu : 2300m
-Trần cao tối thiểu phá hủy mục tiêu : 50m.
-Tốc độ mục tiêu tối đa : 260m/s.
-Tốc độ tối đa của tên lửa : 630m/s.
-Tốc độ trung bình của tên lửa : 500m/s.
-Tốc độ tên lửa khi ra khỏi ống phóng : 28m/s.
-Tốc độ xoay của tên lửa : 20 vòng/s.
-Thời gian chuẩn bị phóng: 10s.
-Trọng lượng tổ hợp : 15kg.
-Thời gian tự động hủy : 14-17s.



Xạ thủ thao tác bắn " Strela-2M"
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Mười, 2010, 07:37:39 pm gửi bởi daibangden » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #218 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2010, 09:55:23 pm »

Để tiện cho việc theo dõi tổ hợp tên lửa "Strela-2", tôi xin minh họa bằng hình ảnh dưới đây:




1-Tên lửa 9K32M.
2-Cánh tên lửa, sẽ mở ra dưới tác dụng của lò so khi ra khỏi ống phóng.
3-Cánh đuôi (cánh lái) có tác dụng bình ổn cho tên lửa, khi được phóng ra tên lửa xoay với tốc độ 20 vòng/phút.
4-ống phóng 9P58.
5-Kính ngắm.
6-Đầu dẫn đường thụ động hồng ngoại.
7-Nguồn 9B17.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Mười, 2010, 09:43:19 pm gửi bởi longtrec » Logged
tientt82
Thành viên
*
Bài viết: 290


30/4 | 7/5 | 9/5


« Trả lời #219 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2010, 05:48:59 pm »

Em xin được bổ sung về bài 9K32 / SA - 7 1 chút ạ  Grin


Việt Nam đã và đang sở hữu loại tên lửa phòng không vác vai này  Grin . Nó được đặt tên là A-72 .Lần đầu tiên tham chiến nước ta là chiến dịch Bình Trị Thiên 1972 . Chi tiết tham khảo bài :  Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga. của bác dongadoan

Theo SIPRI từ năm 1971-1975 : ta được viện trợ 5000 đạn từ Liên Xô ( bài  Viện trợ vũ khí của các nước cho Việt Nam (1960-1991) của bác Triumf)

1 vài hình ảnh của 9K32 trong quân đội ta

Xưa..

...Và nay

Logged

Chúng ta sẽ không lùi ; vì đằng sau là Mátxcơva ...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM