Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 11:01:16 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tên lửa Nga - Sức mạnh vượt trội trên chiến trường.  (Đọc 363141 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #200 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2010, 08:37:02 pm »

Nếu nói Việt hóa thì em chịu rồi, còn nếu dịch đúng thì chẳng có từ nào gọi là "góc" và "vượt" ở đây cả. Ở Châu Âu một số nước có hội đồng chuẩn hóa thuật ngữ kỹ thuật nước ngoài, VN ta chưa có nên không khỏi có sự tranh luận của anh em ta ở đây, mục đích cũng là học hỏi nâng cao kiến thức mà thôi. Nói nôm na thì đây chính là phương pháp "bắn đón". Em nhớ ra là trong kỹ thuật pháo binh(cao xạ) cũng có phương pháp bắn này. Vấn đề chỉ là tỉ lệ góc phương vị mục tiêu được bù, mà tỉ lệ này lại phụ thuộc vào trần bay, tốc độ bay của mục tiêu v.v... Theo em thì thuật ngữ "chỉnh đạn thẳng theo đường ngắm đã được bù nửa góc" là sát nghĩa.
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Chín, 2010, 09:04:32 pm gửi bởi longtrec » Logged
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #201 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2010, 11:41:30 pm »

Nếu nói Việt hóa thì em chịu rồi, còn nếu dịch đúng thì chẳng có từ nào gọi là "góc" và "vượt" ở đây cả. Ở Châu Âu một số nước có hội đồng chuẩn hóa thuật ngữ kỹ thuật nước ngoài, VN ta chưa có nên không khỏi có sự tranh luận của anh em ta ở đây, mục đích cũng là học hỏi nâng cao kiến thức mà thôi. Nói nôm na thì đây chính là phương pháp "bắn đón". Em nhớ ra là trong kỹ thuật pháo binh(cao xạ) cũng có phương pháp bắn này. Vấn đề chỉ là tỉ lệ góc phương vị mục tiêu được bù, mà tỉ lệ này lại phụ thuộc vào trần bay, tốc độ bay của mục tiêu v.v... Theo em thì thuật ngữ "chỉnh đạn thẳng theo đường ngắm đã được bù nửa góc" là sát nghĩa.

Em nghĩ gọi tắt thế này cũng từ anh Liên xô mà ra thôi. Vượt trước nửa góc như cách gọi của ta là thể hiện đúng bản chất của phương pháp bắn này. Mấy phương pháp T/T, PS hay K gì đó là các tổ hợp lệnh được lập trình sẵn mà sĩ quan điều khiển chỉ cần bật công tắc chọn trên bảng điều khiển, phần còn lại máy tính sẽ nhập tham số do đài điều khiển thu từ mục tiêu và đạn theo các chế độ bám sát thủ công (RS), bám sát tự động (AS) hay bám sát hỗn hợp (SS) để nạp vào phương trình định sẵn nhằm tạo lệnh điều khiển.

Bên pháo 57 bọn em ngày trước, để bắn đón mục tiêu thì phải kết hợp thao tác bắt tầm hướng của pháo 1 và 2, thao tác căn chỉnh cự li, góc xiên và bắt tốc độ của pháo 3 và 4. Pháo 1 và 2 quay mâm tự bắt theo mục tiêu được phân công, trong khi pháo 3 và 4 muốn thao tác được lại phải nhờ phần tử của trinh sát. Đạn cao xạ đã bắn đi thì không chỉnh được đường đạn, trong khi đạn tên lửa được điều khiển trong cả quá trình công kích mục tiêu theo các phương pháp bắn như trên.

"Vượt trước nửa góc" vừa là phương pháp điều khiển vừa là khẩu lệnh của chỉ huy cho sĩ quan điều khiển dựa trên thực tế tình huống chiến đấu.
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #202 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2010, 12:03:12 am »

Huyphongssi! Anh cũng từng là khẩu đội trưởng, tuy không phải là lính cao xạ nhưng có được đọc qua tài liệu nên hiểu phương pháp bắn này. Có thể anh là người máy móc quá nên cái gì cũng muốn logic, mà VN ta có những thuật ngữ lạ thật, nếu chẳng phải "trong ngành" hiểu được chết liền.
 Trước đây trong CTBG bọn anh có bắn bù trừ  nhiều lần nhưng là góc tầm hướng bù trừ do thời tiết, gió hay kết hợp cả kinh nghiệm nữa , tất nhiên mục tiêu của bọn anh trước đây là mục tiêu cố định, còn trong trường hợp Osa-M là mục tiêu hàng không: Undecided
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Chín, 2010, 12:30:29 am gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #203 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2010, 03:30:53 pm »

Tiếp theo và hết phần tên lửa "Osa-M".





Khi tên lửa tới gần mục tiêu sẽ phát lệnh cho ngòi nổ gỡ bỏ tầng an toàn, lệnh này bắt đầu bằng bức xạ xung động radio từ tính ( излучать радиомагнитные импульсы ), tín hiệu sảy ra ở cấp độ cao  ở phần tác chiến. Theo yêu cầu kỹ chiến thuật, đòi hỏi phạm vi bán kính làm việc của ngòi nổ phải hoạt động ăn khớp trước 15m.

Trong trường hợp tên lửa bắn trượt mục tiêu, sẽ phát lệnh ngắt ngòi nổ, tên lửa sẽ được dẫn dơi xuống nước tự hủy phần nổ tác chiến ( самоликвидируется подрывом боевой части ) bằng đồng hồ hẹn giờ hoặc tự phá hủy dưới tác động với nước.

Thử nghiệm:

Năm 1967 bắt đầu thử nghiệm tổ hợp tên lửa phòng không " Osa-M" trên tầu thử nghiệm OS-24 thuộc đề án 33 (Trước đây là tầu Voroshilov). Trong quá trình thử nghiệm đã phát hiện 1 số nhược điểm của trang thiết bị, đòi hỏi phải tiếp tục nghiêm cứu, sàng lọc thiết bị. Sau khi khắc phục các nhược điểm từ cuộc thử nghiệm ban đầu, cuộc thử tiếp theo được tiến hành trên tầu đề án 1124 và 1134. Năm 1971 cuộc thử nghiệm với tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp " Osa-M" thành công.

Tiếp nhận trang bị:

Năm 1973 tổ hợp tên lửa phòng không " Osa-M" được tiếp nhận trang bị cho Hải quân trên các tầu thuộc đề án 1135 1135. 1134B, 1135-1, 1143, 1144, 1234 . Bản nâng cấp của " Osa-M" được trang bị trên tuần dương hạm " Zhdanov/ Жданов " thuộc đề án 68-U1 và "Seniavin/Сенявин" thuộc đề án 68-U2.

Hiện đại hóa:

Năm 1975 tổ hợp tên lửa " Osa-M" được nâng cấp và mang tên " Osa-MA" trần cao phá hủy mục tiêu giảm xuống 25m ( Trần cao phá hủy mục tiêu thấp nhất của " Osa-M" là 60m). Cuộc thử nghiệm "Osa-MA" được tiến hành trên tầu chống ngầm cỡ nhỏ đề án 1124 (số hiệu MPK-147) trên Biển Đen. Năm 1979 tổ hợp tên lửa nâng cấp " Osa-MA" được tiếp nhận trang bị. Năm 1980 tổ hợp tên lửa " Osa-MA" tiếp tục được nâng cấp thành " Osa-MA2" tăng khả năng tiêu diệt mục tiêu bay thấp, " Osa-MA2" có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở trần cao 5m cách mặt nước biển.




Thông số kỹ thuật:
-Mã hiệu : OSA-M.
-NATO định danh là : SA-N-4A.
-Tên lửa : 9M33.
-Chiều dài : 3155mm.
-Đường kính : 210mm.
-Trọng lượng : 126kg.
-Đầu đạn : 14,25kg.
-Tốc độ tối đa ; 800m/s.
-Tốc độ mục tiêu tối đa : 500m/s.
-Tàm bắn tối đa : 7km.
-Tầm bắn tối thiểu 1km.




Bài dịch được tổng hợp từ các nguồn:

http://pvo.guns.ru/naval/osa_m.htm
http://www.warships.ru/Russia/Weapons/ZRK/OSA/  


Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #204 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2010, 03:37:21 pm »

TỔ HỢP TÊN LỬA PHÒNG KHÔNG ĐẶT TRÊN TẦU NỔI "KINZAL/DAO GĂM"/ КОРАБЕЛЬНЫЙ ЗЕНИТНЫЙ РАКЕТНЫЙ КОМПЛЕКС "КИНЖАЛ".



Lịch sử ra đời:


Năm 1980 Liên hiệp sản xuất và nghiêm cứu khoa học "Altair" dưới sự lãnh đạo của С.А. Фадеева
phát triển tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp "Kinzal".

Tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp "Kinzal" được Phương Tây định danh là : SA-N-9 GAUNTLET

Tổ hợp tên lửa phòng không "Kinzal" có hệ thống radar tìm kiếm, phát hiện mục tiêu và dẫn bắn cho tên lửa giêng.



Trạm Angten của tổ hợp tên lửa phòng không "Kinzal" mà Phương Tây gọi là : Cross Swords


Tổ hợp tên lửa phòng không " Kinzal" là tổ hợp đa kênh, chủ động có khả năng đánh bại các loại mục tiêu như : Tên lửa chống hạm ( kể cả các loại tên lửa bay thấp), tên lửa chống radar , bom có điều khiển hoặc không điều khiển, máy bay, trục thăng v.v...

Tổ hợp tên lửa phòng không "Kinzal" được trang bị radar phát hiện mục tiêu giêng (Modul K-12-1), cũng được Phương Tây định danh là : Cross Swords
Hệ thống radar  cung cấp cho tổ hợp thực hiện tác chiến hoàn toàn độc lập trong trườn hợp phức tạp nhất. Trên cơ sở tổ hợp đa kênh với angten mảng pha kiểm soát trùm tia điện tử có sự hỗ chợ của hệ thống máy tính. Tổ hợp làm việc tự động, trên nguyên tắc "tư duy nhân tạo". Bên trong hệ thống angten là thiết bị quang truyền hình có khả năng phát hiện mục tiêu , tăng khả năng chống nhiễu động ở cường độ cao trong trường hợp có sự hoạt động chống phá của radar đối phương.

Hệ thống radar được Viện nghiêm cứu "Kvant/Квант" phát triển dưới sự lãnh đạo của В.И. Гузя , cung cấp khả năng phát hiện mục tiêu ở khoảng cách tới 45km, ở trần cao 3,5km.
Tổ hợp tên lửa "Kinzal" có khả năng cùng lúc bắn tới 4 mục tiêu trong khoảng không có hình dải quạt 60o ngang, 60o dọc đồng thời dẫn bắn cho 8 tên lửa khác.
 Thời gian phản ứng của tổ hợp "Kinzal" từ 8-24s tùy thuộc vào chế độ làm việc của Radar.
Nếu đem so sánh khả năng tác chiến của tổ hợp tên lửa Kinzal" với "Osa-M" thì "Kinzal" hơn hẳn tới 5-6 lần.
Ngoài khả năng điều khiển cho tên lửa, tổ hợp " Kinzal" còn điều khiển pháo tự động 6 nòng 30mm AK-360M.



Hệ thống angten 9R95 ở phía trên và trạm điều khiển từ xa tên lửa phòng không trong tổ hợp "Kinzal" ở dưới.

Tổ hợp sử dụng tên lửa 9M330 được chuẩn hóa với tên lửa trong tổ hợp "TOR" trang bị cho Lục quân. Phóng tên lửa phòng không có điều khiển 9M330 theo phương thẳng đứng, thực hiện bằng máy phóng. Ở độ cao định trước, tên lửa sẽ bay nghiêng hướng tới mục tiêu nhờ hệ thống khí động lực. Động cơ tên lửa làm việc ở chế độ an toàn tức là tên lửa đã đạt độ cao và chuyển hướng bay nghiêng.



Máy phóng tên lửa 9M330 theo phương thẳng đứng và trạm radar trong tổ hợp tên lửa phòng không "Kinzal".





Còn tiếp.


« Sửa lần cuối: 29 Tháng Chín, 2010, 06:49:23 pm gửi bởi longtrec » Logged
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #205 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2010, 11:47:51 pm »

Các hệ thống tên lửa đối không có điều khiển tầm ngắn
Tổ hợp đạn tên lửa đối không tự dẫn SNARS-250

(tiếp theo Phần trước http://www.quansuvn.net/index.php/topic,16418.msg259079.html#msg259079)


Các cấu phần của tổ hợp đạn tên lửa đối không tự dẫn SNARS-250 do nhiều đơn vị thiết kế chế tạo dưới sự điều phối của Phòng thiết kế thử nghiệm của Nhà máy số 293, trong đó đơn vị chủ quản trực tiếp chịu trách nhiệm thiết kế khung vỏ và động cơ của đạn, giá treo phóng và khí tài phóng đạn, Phòng thiết kế chuyên ngành số 2 thuộc Cục thiết kế trung ương số 393 Bộ Trang bị vũ khí (СКБ №2 ЦКБ-393 Министерства вооружения) chịu trách nhiệm thiết kế loại đầu tự dẫn hồng ngoại I-96, Viện nghiên cứu khoa học số 17 thuộc Bộ công nghiệp hàng không (НИИ-17 Министерства авиационной промышленности) chịu trách nhiệm thiết kế loại đầu tự dẫn ra đa bán chủ động Udar cho đạn và đài ra đa chiếu xạ mục tiêu lắp trên máy bay mang tên lửa, Phòng thiết kế thuộc Nhà máy số 118 Bộ công nghiệp hàng không chịu trách nhiệm thiết kế khối lái tự hành trên đạn, các Viện nghiên cứu khoa học số 137 và 504 thuộc Bộ cơ khí nông nghiệp (НИИ-137, НИИ-504  Министерства сельскохозяйственного машиностроения) chịu trách nhiệm thiết kế ngòi nổ chạm và ngòi nổ cận đích vô tuyến cho đạn, Phòng thiết kế thử nghiệm số 140 Bộ công nghiệp hàng không chịu trách nhiệm thiết kế khối nâng thế trên đạn, v.v.

Đạn tên lửa của tổ hợp SNARS-250 có mã chế tạo thử nghiệm là “sản phẩm I-64” và mã chế tạo trang bị là “sản phẩm 250”. Phòng thiết kế thử nghiệm 293 sử dụng từ các mẫu khí động được Viện nghiên cứu khí động học trung ương TsAGI nghiên cứu từ năm 1948 để thiết kế hình dáng khí động của đạn SNARS-250. Đạn có nguyên lí thiết kế khí động kiểu “cánh vịt”, theo đó 4 cánh nâng cố định có dạng hình thang vuông vát trước bố trí quanh thân kiểu chữ cộng được đặt sau 4 cánh lái mũi toàn động nhỏ hơn nhưng cũng có dạng hình thang vuông vát trước. Bên trong thân tên lửa được bố trí thành các khoang: khoang mũi chứa đầu tự dẫn hoặc hồng ngoại hoặc ra đa bán chủ động, khoang thứ hai chứa khối điều khiển, khối lái tự hành và lái cánh mũi, khoang thứ ba chứa ngòi nổ 2 chế độ, khối tự huỷ và đầu nổ kiểu phá mảnh, khoang thứ tư chứa liều phóng, động cơ và cửa động cơ, khoang cuối chứa khối phát đáp và ăng ten thu phát tín hiệu định vị đạn. Kiểu dáng thiết kế và kết cấu khoang của đạn SNARS-250 như vừa nêu đã được các nhà thiết kế Xô viết kế thừa trong rất nhiều kiểu đạn của các tổ hợp tên lửa đối không và đối đất sau này.

(còn tiếp)
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #206 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2010, 06:47:12 pm »

Tiếp theo và hết phần tổ hợp tên lửa phòng không "Kinzal".




Tên lửa 9M330

 Điều khiển kích nổ đầu đạn tên lửa 9M330 được thực hiện trực tiếp bởi lệnh điều khiển từ xa tới ngòi nổ thông qua sóng radio khi tên lửa tiếp cận mục tiêu. Ngòi nổ trong tên lửa 9M330 kháng nhiễu động, mô phỏng theo cách tiếp cận bề mặt nước (адаптируется при подходе к водной поверхности). Đầu đạn tên lửa 9M330 thuộc chủng nổ phân mảnh. Khi vận chuyển tên lửa được đặt trong Container, tên lửa có thời gian sử dụng cao 10 năm không cần bảo dưỡng.



Tên lửa 9M330.

Thiết bị phóng:

Thiết bị phóng của tổ hợp tên lửa phòng không "Kinzal" được phát triển bởi phòng thiết kế "Start" dưới sự lãnh đạo của А.И. Яскина. Thiết bị phóng dưới mặt boong tầu gồm 3 đến 4 Modul hình trống, mỗi Modul có 8 Container bên trong chứa tên lửa . Trọng lượng của tổ hợp với các thiết bị phóng không kể tên lửa là : 41,5 tấn, chiếm diện tích 113m2 với 8 người vận hành.




Modul phóng hình trống dưới mặt boong tầu (Mô hình).

Thử nghiệm:

Năm 1982 bắt đầu thử nghiệm tổ hợp tên lửa phòng không "Kinzal" trên tầu chống ngầm hạng nhỏ đề án 1124 diễn ra trên Biển Đen. Để thử nghiệm "Kinzal" có khả năng tiêu diệt tên lửa chống hạm, mùa xuân năm 1986 trên tầu chống ngầm cỡ nhỏ 4 quả tên lửa 9M330 đã phóng ra hạ 4 quả tên lửa chống hạm P-35 được phóng đi từ thiết bị phóng trên bờ.
Các cuộc thử nghiệm với tổ hợp tên lửa "Kinzal" tốn rất nhiều thời gian và liên tục bị thay đổi. Trên khu trục nguyên tử " Novorossisk" , đề án trang bị 1155 chỉ cài đặt 1 tổ hợp "Kinzal" thay vì 2 theo đề án mặc dù người ta đã chuẩn bị các lỗ để đặt các Modul phóng.

Trang bị:

Cuối năm 1989 tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn "Kinzal" chính thức được tiếp nhận trang bị trên tầu chống ngầm cỡ lớn đề án 1155, theo đề án trang bị sẽ nắp 8 Modul mỗi Modul phóng có 8 Container chứa tên lửa 9M330.
 Sau khi được đưa vào trang bị tổ hợp nhận mã hiệu : 4S95/4С95
Hiện nay tổ hợp tên lửa phòng không "Kinzal" được trang bị trên tầu sân bay "Admiral Kuznetsov", tuần dương hạng năng sử dụng năng lượng nguyên tử "Peter Veliki" ( đề án 1144.4). Tầu chống ngầm cỡ lớn đề án 1155, 1155.1 và tầu tuần tiễu thế hệ mới, lớp " Neutrashimy/Неустрашимый" (Gan dạ).

Xuất khẩu

Tổ hợp tên lửa phòng không " Kinzal" được xuất khẩu đi 1 số nước dưới tên : " klinok/Клинок" ( Lưỡi kiếm).

Tính năng kỹ thuật:

Nhà phát triển chính : liên hiệp khoa học, sản xuất "Altair".
Phát triển tên lửa : Phòng thiết kế " Fakel/Факел" (Ngọn đuốc).
-Tên lửa : 9M330.
-Trọng lượng tên lửa : 165kg.
-Đầu đạn 15kg.
-Cự li phá hủy mục tiêu :1,5-12km.
-Tầm cao phá hủy mục tiêu :10-6000m.
-Tốc độ tối đa của mục tiêu : 700m/s.
-Thời gian phản xạ với mục tiêu bay thấp : 8s.
-Tốc độ bắn 3s/quả.
-Thời gian chuẩn bị tác chiến :
                     Ở chế độ lạnh : 3 phút.
              Ở chế độ trực chiến: 15s.
-Tên lửa dự chữ chiến đấu : 24-64.



Bài dịch tổng hợp thông tin từ các nguồn :

http://pvo.guns.ru/naval/kinzhal.htm
http://ruspodvig.ru/sssr/gun/rocket/kzrk89/
http://rbase.new-factoria.ru/missile/wobb/kinzgal/kinzgal.shtml
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Chín, 2010, 03:58:50 pm gửi bởi longtrec » Logged
duongthanhvan
Thành viên
*
Bài viết: 471



« Trả lời #207 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2010, 07:45:08 pm »

Nếu nói Việt hóa thì em chịu rồi, còn nếu dịch đúng thì chẳng có từ nào gọi là "góc" và "vượt" ở đây cả. Ở Châu Âu một số nước có hội đồng chuẩn hóa thuật ngữ kỹ thuật nước ngoài, VN ta chưa có nên không khỏi có sự tranh luận của anh em ta ở đây, mục đích cũng là học hỏi nâng cao kiến thức mà thôi. Nói nôm na thì đây chính là phương pháp "bắn đón". Em nhớ ra là trong kỹ thuật pháo binh(cao xạ) cũng có phương pháp bắn này. Vấn đề chỉ là tỉ lệ góc phương vị mục tiêu được bù, mà tỉ lệ này lại phụ thuộc vào trần bay, tốc độ bay của mục tiêu v.v... Theo em thì thuật ngữ "chỉnh đạn thẳng theo đường ngắm đã được bù nửa góc" là sát nghĩa.
Chính xác rồi đó bác,lính tên lửa mình không gọi là vượt trước nửa góc mà thường gọi là phương pháp đón nửa góc. Ngoài ra,PS không chỉ có riêng phương pháp bắn đón nửa góc mà nó còn có cả đón cả góc nữa. 
Logged

...Bắn trúng, đánh rất hay ...
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #208 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2010, 08:25:25 pm »

Bắn đón của pháo Pk là bắn đón theo thân, tùy tốc độ của máy bay mà bắn đón 1/2 hay 1 hoặc 2, 3,... thân. Ở đây, đón 1/2 hay 1, 2 thân là tính cho hệ tương tác pháo (thông qua đường ngắm) - máy bay.

Tên lửa PK thì khác, hệ tương tác ở đây gồm đài điều khiển (thông qua anten) - đạn - máy bay. Chính vì thế mới có yếu tố "góc" góp mặt.

Nôm na thì pháo PK bắn máy bay trong mặt phẳng 2D, tên lửa PK bắn máy bay trong không gian 3D. Grin

Từ điển PK cũng gọi phương pháp này là: Bắn vượt trước nửa góc. Grin
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #209 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2010, 09:14:15 pm »

Ta thống nhất phương pháp bắn PS là : "Vượt trước nửa góc" , tôi đã sửa rồi, cảm ơn TL, bác Olbuff cùng Huyphongssi, Duongthanhvan góp ý!
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM