Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:39:11 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tên lửa Nga - Sức mạnh vượt trội trên chiến trường.  (Đọc 362837 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #190 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2010, 11:14:09 pm »

Được sự tin tưởng và phân công của anh longtrec, dù đang mùa công việc cao điểm, huyphongssi cũng sẽ dành thời gian cố gắng giới thiệu về các hệ thống tên lửa đối không của Liên xô và Nga.

Phần này gồm 3 nhóm bài:
- Nhóm bài về các hệ thống Tên lửa đối không có điều khiển tầm ngắn (Управляемая ракета малой дальности)
- Nhóm bài về các hệ thống Tên lửa đối không có điều khiển tầm trung (Управляемая ракета средней дальности)
- Nhóm bài về các hệ thống Tên lửa đối không có điều khiển tầm xa (Управляемая ракета большой дальности)
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #191 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2010, 04:25:05 pm »

 Thưa các bạn! Phần tên lửa phòng không với rất nhiều chủng tên lửa, chúng được trang bị trên tầu nổi cho Hải quân, cũng có thể chúng được nắp ráp trên các xe chuyên dụng trang bị cho lực lượng Phòng không Không quân. Tên lửa phòng không còn được kết hợp với pháo binh trong các tổ hợp pháo-tên lửa, cũng như được trang bị trên các thiết bị tự hành . Trong phần tên lửa phòng không này, tôi xin cùng các bạn chúng ta cùng nhau bắt đầu từ phần tên lửa phòng không trang bị trên tầu nổi.


TÊN LỬA PHÒNG KHÔNG CÓ ĐIỀU KHIỂN TRANG BỊ TRÊN TẦU NỔI ĐA KÊNH , TẦM CHUNG M-22 "TRẬN CUỒNG PHONG"/ КОРАБЕЛЬНЫЙ МНОГОКАНАЛЬНЫЙ
ЗРК СРЕДНЕЙ ДАЛЬНОСТИ
М-22 "УРАГАН"

Lịch sử ra đời:

Tổ hợp tên lửa phòng không M-22 " Trận cuồng phong" được phát triển để trang bị cho Hải quân Sô Viết. Ngày 13/1/1972 T.W Đảng Cs Liên Xô và HDBT ra quyết định phát triển tên lửa phòng không "Ураган" ( Trận cuồng phong) và tên lửa phòng không 9К37 " Buk/Бук". Số liệu kỹ thuật của 2 tổ hợp tên lửa được chuẩn hóa với nhau để điều khiển tên lửa. Tổ hợp tên lửa phòng không đa kênh Uragan ( Trận cuồng phong) được Cơ quan nghiêm cứu-sản xuất " Altair/Альтаир" phát triển, giám đốc thiết kế : Г.Н. Волгин.

Tổ hợp tên lửa phòng không Uragan sử dụng tên lửa : 9M38
Tên lửa phòng không Uragan được trang bị cả cho Hải quân và Lục quân. Tên lửa 9M38 được nhà máy : Chế tạo máy Sverdlovsk "Innovator"/ Свердловским машиностроительным КБ "Новатор"  chế tạo. Tên lửa 9M38 trang bị cho Lục quân trong thành phần tổ hợp tên lửa "Buk" (Tổ hợp tên lửa phòng không "Buk" có thể dùng tên lửa 9K37 hoặc 9M38 vì chúng đã được chuẩn hóa với nhau).



Tên lửa 9M38.
 
Tên lửa phòng không 9M38 sau này được nâng cấp thành 9M38M1/2/3.
 Động cơ tên lửa 9M38 sử dụng nhiên liệu rắn 1 tầng với 2 cấp độ , máy phát điện turbin và dẫn động khí làm việc bởi khí nóng( турбогенератором и газовыми приводами, работающими на горячем газе). Tốc độ tối đa của tên lửa 9M38 là 1200m/s. Tên lửa 9M38 được trang bị đầu dẫn đường bán chủ động, tự động lái. Ngòi nổ của tên lửa được điều khiển chủ động bằng sóng radio (радиовзрыватель). Phần tác chiến của tên lửa (đầu đạn) thuộc chủng nổ-phân mảnh.

Trước khi được phóng đi, thiết bị phóng trên tầu nổi hoặc máy phóng  trên thiết bị tự hành ( самоходная) sẽ nạp dữ liệu bay cho tên lửa.
Để tối đa hóa sử dụng tên lửa, tăng phạm vi phá huy mục tiêu bằng cách sử dụng thêm thông tin được truyền đến tên lửa thông qua đường truyền sóng radio. Để tiếp nhận tín hiệu chỉnh bay bằng sóng radio cho tên lửa, trên tên lửa có 1 kênh đặc biệt tiếp nhận và sử lý thông tin.
Để dẫn đường cho tên lửa 9M38 sử dụng phương pháp tỉ lệ định vị với tín hiệu radar của đầu dẫn đường bán chủ động. Nhắm 1 mục tiêu có khả năng sử dụng tới 3 quả tên lửa 9M38.
Phần đầu đạn với ngòi nổ được điều khiển từ xa chủ động bằng sóng radio, thuộc chủng nổ-phân mảnh hiệu quả với hệ thống cảm biến tiếp súc ( система контактных датчиков). Bán kính phá hủy mục tiêu của tên lửa 9M38 là 17m.
 Tên lửa phòng không có điều khiển 9M38 được vận chuyển lên tầu bằng container thủy tinh Plactix hay còn gọi là : Container sử dụng vật liệu sợi thủy tinh (стеклопластиковы контейнер). Các thiết bị trong tên lửa 9M38 luôn trong trạng thái sẵn sàng tác chiến, trong 10 năm không cần kiểm tra hay đòi hỏi hiệu chỉnh ở mọi vùng khí hậu.

Thông số kỹ thuật tên lửa 9M38.

Mã hiệu : M-22

Được phương Tây phân loại là : SA-N-7 Gadfly

Khu vực phá hủy mục tiêu :
-Trần phóng cao 1km cự li phá hủy mục tiêu : 25km.
-Trần phóng cao 25m cự li phá hủy mục tiêu : 12km.
-Trần cao khu vực mục tiêu : 10-15000m.
-Số lượng mục tiêu trong 1 thời gian có thể ngắm bắn : 12.
-Góc bắn : 360o.
-Tốc độ bay tối đa của mục tiêu mà tên lửa có thể ngắm bắn : 830m/s.
-Tốc độ tối đa của tên lửa ; 1200m/s.

-Trọng lượng tên lửa : 690kg( có tài liệu nói 685kg).
-Trọng lượng đầu đạn : 70kg.
-Bán kính phá hủy mục tiêu : 17m.
-Dài: 5550mm.
-Đường kính thân : 400mm.
-Hệ thống lái : 860mm.
-Cơ số tác chiến : 24-96.
-Sác xuất phá hủy mục tiêu nếu phóng loạt 2 quả : 0,81-0,96.
-Thời gian phản ứng : 16-19s.




Thiết bị phóng : MS-196

Thiết bị phóng MS-196 (Mã hiệu MO 3S-90) được nắp đặt trên boong tầu với giá phóng là 1 thanh rầm, tên lửa được cheo phía dưới. Thiết bị lưu chữ tải đạn tự động hình trống với 2 đường day chạy dọc đồng tâm ( hướng tâm) cheo 24 quả tên lửa. Nhịp độ phóng mỗi quả tên lửa cách nhau 12s. Thiết bị phóng tên lửa nặng 30t không kể tên lửa, diện tích hầm đạn 5,2m x 5,2m, sâu 7,42m.
Thiết bị phóng MS-196 được phòng thiết kế "Start" (Trước đây là nhà máy chế tạo máy nén khí) chế tạo.



Thiết bị phóng.



Radar chiếu xạ mục tiêu cho tên lửa 9M38.




Còn tiếp
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Chín, 2010, 04:55:24 pm gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #192 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2010, 06:53:43 pm »

Tiếp theo và hết.


Hệ thống điều khiển

Tổ hợp tên lửa phòng không " Uragan" trang bị trên tầu không có radar phát hiện mục tiêu giêng. Theo thiết kế nếu tạo ra 1 ra đa phát hiện mục tiêu mới, giêng cho tổ hợp tên lửa "Uragan" thì sẽ trùng lặp với trạm radar trên tầu. Sẽ là tốn kém, kồng kềnh và không cần thiết, cho nên tổ hợp tên lửa "Uragan" nhận thông tin từ trạm radar trên tầu với 3 vị trí tọa độ: Phát hiện, nhắm, bắn mục tiêu.

Trong thành phần tổ hợp điều khiển bao gồm:

-thiết bị hiển thị và điều khiển bắn( Приборы отображения информации и управления стрельбой) .
-Tổ hợp máy tính kỹ thuật số(Цифровой вычислительный комплек).
-Hệ thống chiếu xạ mục tiêu (Система подсветки целей) .
-Hệ thống quang truyền hình( система телевизионных визиров).
-Đèn hình chiếu xạ mục tiêu (Радиопрожекторы системы подсветки ) ,được bố trí ở những vị trí thích hợp nhất trên tầu để tối đa hóa bám bắt mục tiêu ở mọi hướng.

Tổ hợp điều khiển tên lửa M-22 " Uragan" trên tầu với:


- Hệ thống điều khiển ZR-90/ЗР-90 hoạt động bởi radar cột buồm chính ( грот-мачте ) MR-70 "Fregat-M".
-Tất cả các tọa độ mục tiêu được phát hiện được truyền thẳng vào trung tâm bằng khí cụ OI-5S/ОИ-5Ц ( Sao ra nhiều bản thông tin hàng không-размножитель воздушной информации ) .
- Đèn pha radar chiếu mục tiêu OP-3/ОП-3(Прожекторы радиолокационного подсвечивания ).
-2 thiết bị ngoại suy mục tiêu OI-14/ОИ-14(два экстраполятора целей ) ОИ-14.
- Dụng cụ phân bổ mục tiêu OK-10VP/ОК-10ВП ( прибор распределения целей ).

Truyền thông tin từ radar đến tên lửa là 1 chuỗi phức hợp sử lý, về lý thuyết trạm điều khiển Radar có khả năng theo dõi cùng lúc 24 mục tiêu và dẫn bắn 19 mục tiêu cho tên lửa. Nhưng thực tế chỉ 12 và 6 mục tiêu tương ứng.
Thời gian khởi động từ trạng thái lạnh không quá 3 phút. Khi tác chiến tổ hợp tên lửa phòng không M-22 "Uragan" có thể hoạt động độc lập hoặc làm việc với hệ thống điều khiển trên tầu.
Tổ hợp tên lửa M-22 "Uragan" làm việc rất ổn định trong mọi điều kiện thời gian và khí hậu.



Trạm điều khiển trên tầu cho tổ hợp tên lửa M-22 "Uragan".


Thử nhiệm:

Năm 1974-1976 trên tầu chống ngầm cỡ lớn đề án 61 "Mau lẹ/Проворный" được chuyển đổi thành đề án 61E ( E  là chữ cái đầu "thử nghiệm" Экспериментальный). Để thử nghiêm tổ hợp tên lửa M-22 "Uragan" với radar "Fregat" tầu được tháo tổ hợp tên lửa phòng không " Sóng/Волна". Tại vị trí đuôi tầu được nắp mẫu thử nhiệm "Uragan". Theo kế hoạch sẽ nắp 2 mẫu thử nghiệm tại mũi và đuôi tầu. Cũng theo kế hoặch sẽ nâng cấp ít nhất là 4 tầu trang bị "Uragan" nhưng thực tế kế hoặch này đã không được triển khai. Chỉ duy nhất "Mau lẹ" được triển khai " Uragan" nhưng đến 1990 thì chính con tầu cũng bị tháo bỏ  và loại khỏi danh sách tầu Hải quân LX.

Tiếp nhận trang bị:

Tổ hợp tên lửa phòng không M-22"Uragan" được trang bị trên tầu khu trục hạm đề án 956 lớp "Hiện đại/Современный" đóng tại nhà máy 861. Tầu đầu tiên trong đề án này được đóng 1976, hạ thủy 1978 , mùa hè 1980 tiến hành thử nghiệm tại biển Baltic và ngày 25/12/1980 tầu được tiếp nhận trang bị cho Hải quân LX.

Tổ hợp tên lửa phòng không M-22"Uragan" được chính thức tiếp nhận trang bị năm 1983. Từ năm 1986 đến năm 2000 Hải quân LX sau đó là Hải quân Nga kế thừa 16 khu trục đề án 956 thuộc lớp "Hiện đại/Современный".Trên đầu mũi và đuôi tầu trang bị 2 tổ hợp tên lửa phòng không M-22"Uragan" ngay sau pháo AK-130MR184 , cơ số tên lửa dự chữ chiến đấu từ 24-96 quả.



Khu trục thuộc đề án 956.

Xuất khẩu:

Tổ hợp tên lửa phòng không M-22"Uragan" được xuất khẩu dưới cái tên :"Shtil/Штиль". . Sau năm 2000 Nga đóng cho TQ 2 khu trục hạm thuộc đề án 956 trang bị 2 tổ hơp tên lửa phòng không : " Uragan-Shtil".
Năm 2006 Ấn Độ đặt Nga đóng 1 khu trục cỡ nhỏ đề án 11356 cũng trang bị 2 tổ hơp tên lửa phòng không : " Uragan-Shtil".

Nâng cấp :

Đề án nâng cấp tổ hợp tên lửa phòng không " Uragan" là : " Uragan-Tonado"
với tầm bắn tăng lên tới 70km.
Báo trí Phương Tây gần đây cũng đề cập tới 1 phiên bản nâng cấp của " Uragan" là : " Uragan-EЖ"  có nghĩa là :" Uragan-Nhím" sử dụng tên lửa tổng hợp : 9M317, tên lửa tổng hợp này được sử dụng trong tổ hợp "Buk-M2" trang bị cho Lục quân.



Bắn thử tên lửa phòng không M-22 "Uragan" mùa xuân 2000 tại hạm đội Baltic.


Bài dịch được tổng hợp từ các nguồn:

http://pvo.guns.ru/naval/m22.htm
http://rbase.new-factoria.ru/missile/wobb/uragan/uragan.shtml
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Chín, 2010, 07:12:06 pm gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #193 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2010, 08:29:33 pm »

TÊN LỬA PHÒNG KHÔNG TẦM THẤP TRANG BỊ TRÊN TẦU NỔI "ONG BÒ VẼ -OSA-M"/КОРАБЕЛЬНЫЙ ЗРК МАЛОЙ ДАЛЬНОСТИ
"ОСА-М"




Lịch sử ra đời:

Ngày 27/10/1960 quyết định số 1157-487 của HDBT Liên Xô về phát triển tổ hợp tên lửa phòng không tần thấp "Osa" và "Osa-M" để trang bị cho Lục quân và Hải quân. Việc phát triển tên lửa đòi hỏi thiết kế, kỹ chiến thuật không được khác nhau.

-Phần cơ bản của tổ hợp tên lửa phòng không như trạm radar phát hiện mục tiêu và đầu dẫn đường giao cho Viện thiết kế số-20 thuộc Ủy Ban Quốc Gia radio-điện tử GKRE (ГКРЭ-Государственный комитет по радиоэлектронике) , giám đốc thiết kế : В.П.Ефремов.
-Phần tên lửa giao cho phòng thiết kế số -82 , giám đốc thiết kế : Потапов.
-Hệ thống phóng  tên lửa trên tầu giao cho Trung tâm thiết kế số-34.
-Thiết bị động cơ tên lửa , giao cho Trung tâm thiết kế số-81 thuộc  Ủy Ban Quốc Gia Kỹ Thuật Hàng Không GKAT/ГКАТ(Государственный комитет по авиационной технике).
-Ngòi nổ điều khiển bằng sóng radio, giao cho  Viện nghiêm cứu 571.

Công việc nghiêm cứu phát triển tổ hợp phòng không "Osa-M" mất rất nhiều thời gian do phải giải quyết nhiều giải pháp kỹ thuật phức tạp và cả thói hành chính quan liêu...

Trung tâm thiết kế  số-34 đã phát triển thiết bị phóng trên tầu SM-126, nhưng ngày 20/11/1965 lại có uyết định của Ủy Ban Kỹ Thuật Phòng Thủ quốc Gia GKOT/ГКОТ(Государственный комитет по оборонной технике) đình chỉ chuyển giao thiết kế cho đơn vị khác.
 Trung tâm thiết kế số 7 (Ngày nay là cơ quan sx "Arsenal") tiếp nhận, tiếp tục nghiêm cứu phát triển thiết bị phóng  ZIF-122/ЗИФ-122.



Thiết bị phóng ZIF-122/ЗИФ-122

Tháng 8/1964 phòng thiết kế số-82 đã bị bãi nhiệm không phải thiết kế tên lửa, thay vào đó là phòng thiết kế số-2 thuộc Ủy Ban Quốc Gia về Kỹ Thuật Hàng Không GKAT.
Trọng lượng tên lửa được nâng lên từ 65kg lên 115kg, đường kính từ 180mm lên 210mm, chiều dài từ 2650mm lên sấp xỉ 3m.

Ban đầu  phương án thiết kế đầu dẫn đường cho tên lửa được tính tới, sau đó người ta quyết định thiết kế dẫn đường cho tên lửa bằng phương pháp chỉ huy qua sóng radio.
Tổ hợp tên lửa phòng không "Osa-M"  trang bị cho Hải quân hoàn toàn đươc chuẩn hóa với "Osa" trang bị cho Lục quân, sử dụng tên lửa 9M33, hệ thống điều khiển giống nhau đến 70%.

Hệ thống điều khiển :

Một tính năng đặc biệt của tổ hợp phòng không "Osa-M" là có khả năng tự phát hiện mục tiêu . Để thực hiện được việc này trong thành phần hệ thống điều khiển ngoài các phương tiện theo dõi mục tiêu, ngắm bắn cho tên lửa, còn bao gồm truyền lệnh cho tên lửa. Tổ hợp có radar giêng cung cấp phát hiện mục tiêu, có khả năng phát hiện mục tiêu ở trần bay 3,5-4km ,ở cự li 25-30km . Còn nếu mục tiêu bay ở trần cao hơn radar có khả năng phát hiện mục tiêu đến 50km.
 Tọa độ phát hiện, nhận dạng mục tiêu được đưa vào sử lý theo dõi, trạm Anten dẫn đường chỉ thị góc phương vị mục tiêu cho tên lửa.
 Do sử dụng kết hợp chế độ phát hiện, nắm bắt và theo dõi mục tiêu cùng trên một hệ thống, trong cùng 1 thời gian nên tổ hợp có phản ứng rất nhanh 6-8s.
 Hệ thống kiểm soát bao gồm : Trạm phát hiện, theo dõi, ngắm bắn và truyền lệnh cho tên lửa.
 Điều khiển tổ hợp phòng không "Osa-M" có 3 người, với các thiết bị ghép nối, điều khiển dẫn động, đưa tên lửa tới mục tiêu bằng phương pháp lệnh Radio. Hệ thống radar của tổ hợp làm việc ổn định, chịu được nhiễu động cường độ cao với phạm vi quét từng (cm).



Trạm Anten của tổ hợp phòng không "Osa-M".




Còn tiếp



« Sửa lần cuối: 22 Tháng Chín, 2010, 08:36:48 pm gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #194 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2010, 06:19:15 pm »

Tiếp theo:

Tổ hợp tên lửa phòng không "Osa-M" có thể  tiếp nhận nhắm bắn từ hệ thống tìm kiếm nhắm mục tiêu của tầu.

Tên lửa 9M33.

Tên lửa 9M33 có 1 tầng 2 chế độ sử dụng động cơ nhiên liệu rắn, hành trình của tên lửa đơn kênh. Tên lửa 9M33 có cấu hình khí động học kiểu "Con vịt" tức là có cánh lái ở phần đầu mũi (руль в носовой части). Tên lửa có 4 cánh đuôi , được thiết kế thống nhất trong 1 khối, có khả năng chuyển động tương đối với vỏ và xoay tự do khi tên lửa bay.



Quả tên lửa 9M33 sử dụng trong tổ hợp " Osa-M" trang bị cho Hải quân.



Quả tên lửa 9M33 sử dụng trong tổ hợp "Osa" trang bị cho lục quân.

Thiết bị phóng ZIF-122

Thiết bị phóng Zif-122 sử dụng trong tổ hợp "Osa-M" được Trung tâm thiết kế số 7 phát triển. Tên lửa 9M33 được cheo dưới thanh rầm phóng, thiết bị phóng Zif-122 có 2 rầm phóng  có khả năng xoay và hạ xuống để nạp đạn theo chiều thẳng đứng. Thiết bị phóng Zif-122 có hệ thống nạp tên lửa với 2 quả nô xoay tròn, có khả năng nâng cao hoặc hạ xuống còn gọi là thiết bị nạp hình trống , nạp  tự động cho tổ hợp. Mỗi thiết bị nạp hình trống tối đa cài được 5 quả tên lửa 9M33 theo chiều dọc, đuôi tên lửa hướng lên.



Thiết bị phóng ZIF-122 của tổ hợp " Osa-M".

Thiết bị nạp tên lửa có khả năng cùng 1 lúc nạp 2 quả tên lửa 9M33 . Trong trạng thái tác chiến, sau khi phóng quả tên lửa thứ 2 đi, rầm phóng sẽ tự động hạ xuống theo chiều thẳng đứng . Nắp đậy mặt boong tự động mở ra, thiết bị nạp hình trống sẽ nâng 2 quả tên lửa 9M33 nạp vào 2 thanh rầm phóng . Thời gian nạp tên lửa vào thiết bị phóng Zif-122 hết 16-21s , thời gian chuyển sang mục tiêu khác 12s.

Trọng lượng thiết bị phóng Zif-122 là 6850kg.

Nguyên tắc tác chiến:

Sau khi rời giá phóng (Không điều khiển bằng lệnh Radio), tên lửa tự động bay và "Bám bắt mục tiêu", đài đo nhắm cho tên lửa sẽ dẫn tên lửa tới mục tiêu.

Dẫn bắn cho tên lửa đòi hỏi thực hiện thao tác chính xác bằng phương pháp  "3 điểm" (трехточка) đối với mục tiêu thấp và phương pháp "Bắn vượt bù nửa góc" (половинное спрямление) đối với mục tiêu bay cao (trần bay không quá 7km). Tên lửa 9M33 ngoài khả năng phá hủy mục tiêu hàng không , còn có thể dùng để chống lại ngư lôi diệt hạm hoặc phá hủy tầu nổi.


Còn tiếp
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Chín, 2010, 02:51:24 pm gửi bởi daibangden » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #195 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2010, 08:08:19 pm »

Để làm rõ hệ thống cấu hình khí động học kiểu "con vịt" tức là có cánh lái ở phần đầu mũi tên  lửa (руль в носовой части) xin các bạn nhìn vào hình dưới đây:



Trên đầu mũi tên lửa có 4 cánh lái gắn với pít tông trong tên lửa bằng 1 trục xoay. Nguyên lý hoạt động của cánh lái như sau:
 Tên lửa 9M33 là tên lửa tầm ngắn không dùng pin nguồn, để điều khiển quay cánh lái trong tên lửa có 1 máy sinh khí (Газогенератор), dùng dòng khí sinh ra để chuyển động pít tông quay cánh lái. Nói 1 cách khác là đốt có kiểm soát liều phóng để tạo khí quay pít tông điều khiển cánh lái.
 Hai cánh đối xứng nhau lái tên lửa lên cao hoặc xuống thấp, 2 cánh còn lại lái  bay sang phải, hoặc bay sang trái theo lệnh điều khiển bằng radio từ trạm điều khiển trên tầu.

Tại sao người ta giọi là cấu hình khí động học kiểu " Con vit", trong Topic này bác Vitinh@ đã giải thích : Hãy quan sát con vịt khi bơi, đầu nó hướng về đâu có nghĩa là hướng đó nó sẽ bơi tới. Ngoài ra tên lửa 9M33 có cánh lái giống như cánh vịt cũng là 1 trong những lý do để người ta gọi là kiểu "Con vịt".

Xin các bạn tham khảo thêm thông tin dưới đây mà bạn Huyphongssi đã giải thích về nguyên lý điều khiển cánh lái trong tên lửa tầm ngắn.

http://www.quansuvn.net/index.php/topic,16972.430.html
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Chín, 2010, 08:43:47 pm gửi bởi longtrec » Logged
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #196 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2010, 11:45:05 pm »

Các hệ thống tên lửa đối không có điều khiển tầm ngắn
Tổ hợp đạn tên lửa đối không tự dẫn SNARS-250


Tổ hợp đạn tên lửa đối không tự dẫn cỡ 250 kg SNARS-250 (СНАРС-250: Самонаводящийся авиационный ракетный снаряд весом 250 кг) là hệ thống tên lửa đối không đầu tiên do Liên xô phát triển trong giai đoạn sau Thế chiến 2.

Năm 1948, thực hiện Nghị định số 1175-440 của Hội đồng bộ trưởng và quyết định của Bộ công nghiệp hàng không Liên xô, Phòng thiết kế trực thuộc Nhà máy số 293 do tổng công trình sư Matus Ruvimovich Bisnovat phụ trách được điều chuyển từ Tổng cục số 7 sang Tổng cục đặc trách số 14 Bộ công nghiệp hàng không Liên xô để phục vụ việc nghiên cứu phát triển tổ hợp tên lửa đối không có điều khiển đầu tiên của nước này.

Theo yêu cầu kĩ chiến thuật sơ bộ, tổ hợp đạn tên lửa thế hệ đầu tiên này phải có khả năng tiêu diệt các mục tiêu bay là máy bay ném bom và máy bay chiến đấu đương thời, đạn tên lửa là loại được trang bị đầu tự dẫn hồng ngoại hoặc dẫn ra đa chủ động, đạn có khối lượng không quá 250 kg và được gắn đầu nổ nặng 20 kg, đạn có tốc độ tối đa tới 400 m/giây, có khả năng chống mục tiêu bay trần cao tới 15 km và tầm xa tới 5 km với xác suất trúng đích tới 75%. Tổ hợp đạn tên lửa đối không SNARS-250 dự kiến được trang bị cho loại máy bay tiêm kích phản lực Mig-15Pbis.

Máy bay tiêm kích phản lực Mig-15Pbis dự kiến mang 2 đạn tên lửa SNARS-250 dưới cánh (ảnh www.airwar.ru)

Từ cuối tháng 5/1946, Phòng thiết kế của tổng công trình sư M.R. Bisnovat và các đơn vị thiết kế phối thuộc cho đề án SNARS-250 đã cùng nhau phác thảo những nét tổng thể của tổ hợp đạn tên lửa SNARS-250 như thiết kế hình dáng khí động, động cơ, hệ thống dẫn đường và điều khiển đạn, cơ chế ngòi nổ, hệ thống giá treo và các khí tài hỗ trợ phóng khác trang bị cho máy bay tiêm kích.

Sau khi hoàn chỉnh đề án thiết kế và các mẫu thử khí động, đề án SNARS-250 được trình lên Hội đồng bộ trưởng Liên xô để xin phép thử nghiệm. Ngày 4/12/1950, Hội đồng bộ trưởng Liên xô đã ban hành Nghị định số 4812-2090 phê chuẩn thiết kế và cho phép thử nghiệm tổ hợp SNARS-250. Đề án SNARS-250 tại thời điểm này đã điều chỉnh thiết kế đạn có đầu tự dẫn ra đa chủ động sang đầu tự dẫn ra đa bán chủ động, và do thiết kế hệ thống ra đa chiếu xạ mục tiêu làm tăng khối lượng hệ thống nên máy bay mang tên lửa và ra đa chiếu xạ được chuyển từ loại tiêm kích phản lực Mig-15 sang máy bay tiêm kích cánh quạt hạng nặng Tu-2P.

Máy bay yiêm kích cánh quạt hạng nặng Tu-2P là phương tiện dự kiến được chọn để mang đạn tên lửa SNARS-250 (ảnh www.airwar.ru)

(còn tiếp)
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #197 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2010, 11:01:37 am »

Dẫn bắn cho tên lửa đòi hỏi thực hiện thao tác chính xác bằng phương pháp  "3 điểm" (трехточка) đối với mục tiêu thấp và phương pháp bán trực xạ "половинное спрямление" đối với mục tiêu bay cao (không quá 7km).
Đỏ: phương pháp bắn "vượt trước nửa góc" hay còn gọi là phương pháp PS.
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #198 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2010, 03:25:36 pm »

Dẫn bắn cho tên lửa đòi hỏi thực hiện thao tác chính xác bằng phương pháp  "3 điểm" (трехточка) đối với mục tiêu thấp và phương pháp bán trực xạ "половинное спрямление" đối với mục tiêu bay cao (không quá 7km).
Đỏ: phương pháp bắn "vượt trước nửa góc" hay còn gọi là phương pháp PS.

Bác Olbuff làm ơn giải thích rõ hơn giúp em, 2 từ trên không có 1 chút gì liên quan tới : , "góc" (trong hình học) và "vượt trước" cả vậy tại sao lại có thể dịch : "vượt trước nửa góc"? Nếu đúng như vậy thì góc kia bao nhiêu độ?
Từ "половинное " thuộc 1/2 thì không bàn cãi rồi, còn từ спрямление (từ chuyên ngành không có trong từ điển thông thường) theo em được biết là làm cho thẳng, nắn cho thẳng.
Logged
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #199 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2010, 07:56:01 pm »

Dẫn bắn cho tên lửa đòi hỏi thực hiện thao tác chính xác bằng phương pháp  "3 điểm" (трехточка) đối với mục tiêu thấp và phương pháp bán trực xạ "половинное спрямление" đối với mục tiêu bay cao (không quá 7km).
Đỏ: phương pháp bắn "vượt trước nửa góc" hay còn gọi là phương pháp PS.

Bác Olbuff làm ơn giải thích rõ hơn giúp em, 2 từ trên không có 1 chút gì liên quan tới : , "góc" (trong hình học) và "vượt trước" cả vậy tại sao lại có thể dịch : "vượt trước nửa góc"? Nếu đúng như vậy thì góc kia bao nhiêu độ?
Từ "половинное " thuộc 1/2 thì không bàn cãi rồi, còn từ спрямление (từ chuyên ngành không có trong từ điển thông thường) theo em được biết là làm cho thẳng, nắn cho thẳng.

Phương pháp bắn "vượt trước nửa góc" là thuật ngữ Việt hóa của cụm từ "половинное спрямление": đạn thay vì được lái theo đường ngắm thẳng tạo bởi 3 điểm là đài điều khiển - đạn - mục tiêu như trong phương pháp bắn 3 điểm (T/T = трехточка), thì được bù thêm trị số bắn đón bằng 1/2 góc tạo bởi đài điều khiển - đạn và đài điều khiển - mục tiêu trên cùng mặt phẳng chứa tam giác có 3 đỉnh là đài điều khiển - đạn - mục tiêu. Phương pháp bắn PS (ПС = половинное спрямление) là một biến thể của phương pháp bắn 3 điểm. Nói nôm na thì phương pháp này là "chỉnh đạn thẳng theo đường ngắm đã được bù nửa góc".

Tổ hợp tên lửa phòng không trên hạm OSA-M sử dụng các phương pháp điều khiển bắn T/T và PS để chống mục tiêu đường không, phương pháp bắn K (T/T cầu vồng) để chống tên lửa diệt hạm và mục tiêu bay trần thấp, và phương pháp bắn F (Ф) để chống hạm.
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM