Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:37:50 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tên lửa Nga - Sức mạnh vượt trội trên chiến trường.  (Đọc 362851 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #180 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2010, 02:48:47 pm »

TỔ HỢP BOM- RỐC KÉT CHỐNG NGẦM RPK-8 " PHƯƠNG TÂY/ ЗАПАД" .




Tổ hợp bom- rốc két chống ngầm tầm ngắn, 12 nòng với thiết bị phóng bom phản lực RPU-6000/РБУ-6000(реактивная бомбометная установка) được phát triển bởi phòng thiết kế GNPP "Hợp kim"  (Tp. Tula) cuối năm 1980. Tổ hợp chống ngầm " Zapag " RBU-6000 được thiết kế để chống ngầm, chống ngư lôi và tầu biệt kích.
 Tại căn cứ thử nghiệm , trên tầu đánh cá kiểu " Vòi rồng-2/Смерч-2" và " Vòi rồng-3/Смерч-3" người ta lắp 4 tổ hợp chống ngầm " Zapag " với 4 thiết bị phóng bom phản lực RBU-6000 mỗi thiết bị gồm 12 ống phóng. Bom-rốc két đã bắn chúng các mục tiêu giả định là tầu ngầm ở các cự li và độ sâu khác nhau. Bom-rốc két cũng bắn hạ các ngư lôi giả định. Cuộc thử nhiệm tổ hợp bom-rốc két chống ngầm " Zapag " RBU-6000 thành công và được cấp mã hiệu RPK-8 , bom-rốc két sử dụng trong tổ hợp gọi là 90R.
Tổ hợp được tiếp nhận trang bị trong lực lượng Hải Quân Nga ngày 26/11/1991.

Tổ hợp bao gồm các thiết bị:

- Hệ thống điều khiển bắn.
- Thiết bị phóng RBU-6000.
- Băng truyền tải và nạp đạn.
- Bom-Rốc két 90R.

Hệ thống điều khiển bắn bao gồm bảng điều khiển, máy tính và dụng cụ truyền dữ liệu vào bệ phóng.
 Trọng lượng của hệ thống điều khiển bắn nặng 180kg.
Hệ thống điều khiển bắn nhận tín hiệu từ trạm thủy âm trên tầu hoặc từ các nguồn bên ngoài như từ trục thăng cảnh báo sớm hoặc từ các phao thủy âm do trục thăng thả xuống.

Thiết bị phóng bom-Rốc két RBU-6000 được bố trí trên mặt boong tầu, thường là 2 thiết bị phóng cách nhau  ở cự li được tính toán trước để phát huy tối đa uy lực.Thiết bị phóng bom-Rốc két RBU-6000 có thể phóng từng quả hoặc phóng loạt.

Băng truyền tải và nạp đạn  bảo đảm tải đạn từ hầm đạn lên trên mặt boong tầu và nạp đạn , tất cả đều tự động. Đi kèm với 2 thiết bị phóng RBU-6000 là 2 băng tải và nạp đạn tự động.
Kích cỡ băng tải nạp đạn (trên mặt boong): 260mm x 2140mm.
Kích cỡ băng tải đạn từ hầm đạn lên mặt boong: 760mm x 1300mm.

Thông số kỹ thuật:

-Góc bắn(cao) tối đa : 60o .
-Góc giảm tối thiểu : 90o .
-Ở góc bắn 46o  có tầm bắn xa nhất.
-Ở góc bắn 8,5o có tầm bắn gần nhất.
-Khu vực bắn phá tối đa (Góc hướng) : 340o.
-Đường kính thiết bị phóng bom-rốc két ( РБУ-реактивная бомбометная установка ): 213mm.
-Đường kính bom chìm phản lực RGB (Калибр РГБ-реактивная глубинная бомба) : 212mm.
-Chiều dài bom chìm phản lực RGB : 1832mm.
-Trọng lượng bom chìm phản lực RGB : 112,5kg.
-Trọng lượng thuốc nổ : 19,5kg.
Trọng lượng tổ hợp  9000kg( không kể đạn dược).
Trọng lương thiết bị phóng : 3500kg.
-Tầm bắn 600-4300m.
-Độ sâu phá hủy mục tiêu tối đa tới 1000m.
-Độ sâu phá hủy ngư lôi, tầu biệt kích 4-10m.
-Thời gian chuẩn bị bắn : 15s.
-Tỉ lệ phá hủy tầu ngầm các lớp hiện đại nếu phóng loạt là ; 0,8.
-Bom-rốc két 90R có 2 loại ngòi nổ : cơ khí và điện tử.



Bom-rốc két 90R.



 Đầu ống phóng hướng nạp đạn.



Đuôi ống phóng với khóa nòng.





Bài dịch tổng hợp từ các nguồn :

http://military.tomsk.ru/blog/topic-384.html

http://militaryrussia.ru/blog/topic-131.html
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Chín, 2010, 01:54:46 pm gửi bởi longtrec » Logged
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #181 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2010, 09:41:35 pm »

Huyphong xin được bàn thêm về RBU:

RBU là phiên âm la tinh hóa của các chữ viết tắt tiếng Nga РБУ - Реактивная бомбомётная установка = Máy/thiết bị phóng bom ngầm phản lực.

RBU là máy phóng kết hợp giữa nguyên lí của máy phóng bom ngầm và pháo phản lực.

Trong tiếng Nga, máy phóng bom nói chung được gọi là Бомбомёт. Đây là loại vũ khí phóng đạn lớn hơn cỡ nòng (gọi là bom), trong khi các loại vũ khí cùng họ phóng đạn nhỏ hơn cỡ nòng gọi là Lựu pháo (Мортира) bắn đạn trái phá và Cối (Миномёт). Cả Бомбомёт, Мортира và Миномёт đều đốt một phần hay toàn bộ liều phóng bom hay đạn trong buồng đốt đóng kín một đầu và đều có nòng trơn. Thuật ngữ hiện đại, Бомбомёт chỉ còn tồn tại với tư cách thuật ngữ máy phóng Bom ngầm (Глубинная бомба) của hải quân, Мортира đã phát triển thành Pháo lựu nòng dài (Гаубица) và Cối thì vẫn giữ nguyên.

Còn Pháo phản lực (Реактивная артиллерия) là loại vũ khí phóng đạn pháo phản lực dưới cỡ nòng và có buồng đạn hở.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Chín, 2010, 09:47:51 pm gửi bởi huyphongssi » Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #182 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2010, 10:37:17 pm »

Thưa các bạn! Trong trang 4 của topic này tôi đã có bài giới thiệu về gia đình tên lửa " Club", trong bài viết này tôi muốn nói kỹ về 2 lại tên lửa chống ngầm 91RE1 và 91RE2 dùng trong Hải quân Nga. Cả 2 loại tên lửa này cùng chung nhiệm vụ chống ngầm , chúng chỉ khác nhau là 91RE1 được trang bị trên tầu ngầm , còn 91RE2 được trang bị trên tầu nổi. Cả hai loại tên lửa này đều được sử dụng trong gia đình " Club" (Tên gọi cho phương án xuất khẩu).



TỔ HỢP TÊN LỬA CHỐNG NGẦM " CLIPBR-PLE/Калибр-ПЛЭ" SỬ DỤNG TÊN LỬA 91RE1 VÀ "CLIPBR-NKE/Калибр-НКЭ"  SỬ DỤNG TÊN LỬA 91RE2.
(Tên gọi cho tổ hợp tên lửa chống ngầm trong Quân Đội Nga)


Tên lửa 91RE1 và 91RE2 được thiết kế để phá hủy mục tiêu là các tầu ngầm hiện đại và cả những lớp tầu ngầm sẽ xuất hiện trong tương lai bao gồm cả các lớp tầu ngầm nguyên tử trang bị các loại tên lửa đa mục tiêu. Tên lửa 91RE1 và 91RE2 cũng có khả năng phá hủy các lớp tầu mặt nước ở bất kể khu vực nào trên đại dương ở mọi độ nông sâu khác nhau.

Tên lửa 91RE1 và 91RE2 được phòng thiết kế " Navator / Новатор"  thành phố Ekaterinbyrg/г.Екатеринбург phát triển trên căn cứ thử tổ hợp chống ngầm " Thác nước/ Водопад" 86R trước đây.

Tên lửa 91RE1 được sử dụng trong tích hợp của tổ hợp "Calipbr-PLE"  trang bị trên tầu ngầm, mà phiên bản xuất khẩu được biết đến với cái tên "Club-S".

Tên lửa 91RE2 được sử dụng trong tích hợp của tổ hợp "Calipbr-NKE" "  trang bị trên tầu nổi, mà phiên bản xuất khẩu được biết đến với cái tên "Club-N", xin lưu ý "Klub-N" là phiên bản xuất khẩu sử dụng tên lửa 91RTE2.

Tổ hợp "Calipbr-PLE " và "Calipbr-NKE " được chế tạo để phá hủy các mục tiêu trên mặt đất, tầu nổi, tầu ngầm trong điều kiện cường độ hỏa lực và radar điện tử của đối phương tác động mạnh.

Thành phần của tổ hợp Calipbr-PLE " và "Calipbr-NKE ":

1/ Phương tiện tác chiến:
-Tên lửa chống hạm 3M-54E, 3M-54E1.
-Tên lửa có cánh chính xác cao dùng để phá hủy các mục tiêu trên mặt đất 3M-14E.
-Tên lửa chống ngầm 91RE2(Calipbr-NKE ) và 91RE1(Calipbr-PLE ).
-Hệ thống điều khiển tổng hợp (SU/CY).
-Thiết bị phóng.
-Thiết bị nâng.
-Thiết bị hỗ trợ mặt đất.

Tổ hợp (Calipbr-PLE ) phóng tên lửa 91RE1 từ máy phóng ngư lôi có sẵn trên tầu ngầm đường kính 533mm.

Tổ hợp (Calipbr-NKE ) phóng tên lửa 91RE2 trên tầu nổi, theo 2 phương thẳng đứng với thiết bị phóng  (3S-14E/3C-14Э) và theo phương nằm nghiêng với thiết bị phóng (3S-14PE/ЗС-14ПЭ) . Tất cả các trang thiết bị trong tổ hợp  đã được chuẩn hóa với nhau, cho phép thay đổi chủng loại tên lửa, phương tiện trang bị (tầu nổi hay tầu ngầm) phụ thuộc vào từng nhiệm vụ và điều kiện tác chiến cụ thể.

Khách hàng nước  ngoài đầu tiên đặt mua tổ hợp tên lửa "Club-N" là Ấn Độ, tổ hợp được trang bị trên khu trục nhỏ đang đóng cho Hải Quân Ấn Độ tại nhà máy "Baltic" theo đề án 11356 lớp "Talwar".



Khu trục hạng nhỏ đóng cho Ấn Độ theo hợp đồng ký 2006, thời gian giao hàng 2011-2012 thuộc đề án 11356 lớp "Talwar". Nhiệm vụ của khu trục là chống lại tầu nổi , tầu ngầm cùng các loại máy bay Hải Quân. Khu trục có độ choán nước 4000t, tốc độ 30 hải lý với vũ khí trang bị mạnh. Tổ hợp tên lửa "Club-N" sử dụng tên lửa 3M-54E, 7 thiết bị phóng tên lửa chống hạm siêu thanh Brathmos, pháo 100mm, cao xạ "Shtil", trục thăng chống ngầm, 2 ống phóng thủy lôi 533mm. 2 tổ hợp tên lửa pháo phòng không "Kashtan", 1 bom-rốc két chống ngầm RBU-6000.

Ngày 19/7/2000 " Admiralty"( St-Peterbyrg) đã hạ thủy cho Hải Quân Ấn Độ tầu ngầm Diezel đề án 877EKM trang bị tổ hợp tên lửa "Club-S". Các thỏa thuận mà Ấn-Nga ký kết trước đây mua tổ hợp tên lửa "Club-S" giao cho nhà máy "Ngôi sao nhỏ" thực hiện.


Các hình ảnh về tên lửa 91RE1 và 91RTE2 mời các bạn xem ở đây:
http://www.quansuvn.net/index.php/topic,16418.30.html


Còn tiếp
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Chín, 2010, 10:41:23 am gửi bởi OldBuff » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #183 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2010, 03:22:54 pm »

Tiếp theo:




Tầu ngầm đề án 877EKM đóng cho Ấn độ đang nạp tên lửa chống ngầm 91RE1.


Tổ hợp " Calipbr - NKE" được trang bị trên tầu khu trục đề án 21956 được phát triển bởi phòng Đề án-Thiết kế phía bắc thuộc Tp. St-Peterbyrg.

Tổ hợp được MỸ/NATO phân loại là SS-N-27 Sizzler


Tên lửa chống ngầm 91RE2 được trang bị trên tầu nổi với thiết bị phóng được chuẩn hóa 3S-14E hoặc 3S-14PE. Tên lửa 91RE2 có khả năng phóng đi trong điều kiện tầu được trang bị đang di chuyển (ở mọi tốc độ). Động cơ khởi hành cho tên lửa 91RE2 có công suất yếu hơn so với tên lửa 91RE1. Động cơ cung cấp cho tên lửa 91RE2 một lực đẩy thoát khỏi bệ phóng và lựa chọn độ cao. Ở vị trí tọa độ mục tiêu sác định trước trong hành trình pha giữa tên lửa sẽ  hạ xuống nước bằng dù, đầu tự dẫn đường  trên tên lửa sẽ thực hiện tìm kiếm và đưa tên lửa đến mục tiêu (hành trình pha cuối ngoằn nghèo rất phức tạp).



Tầm bắn của tên lửa 91RE2 là 40km, thời gian chuẩn bị phóng là 10s. Chuẩn bị phóng và kiểm soát điều khiển bay cho tên lửa 91RE2 là hệ thống điều khiển tổng hợp (SU). Đây là một hệ thống tự động làm việc với tỉ lệ thực tại tạm thời, thành phần bao gồm hệ thống điều khiển thông tin tác chiến  BIUS/БИУС ( боевой информационно-управляющей системы ) trên tầu. Tầu được trang bị hệ thống điều khiển thông tin tác chiến BIUS thuộc đề án 11356 có tên là BIUS "Đòi hỏi-M" (БИУС "Требование-М"). BIUS " Trebovani-M" được Cty cổ phần đại chúng Nghiêm cứu-Sản xuất " Meridian" phát triển (ОАО НПФ "Меридиан").  BIUS "Trebovani-M" có hệ thống máy tính phân bổ , ghép nối với hệ thống điều khiển tổng hợp (SU).  BIUS "Trebovani-M" thực hiện ghép nối bằng các kênh kỹ thuật số với các thiết bị ghép nối đặc biệt. Thông số mục tiêu, được truyền từ  BIUS "Trebovani-M" đến tổ hợp điều khiển-dẫn bắn trên tầu. BIUS "Trebovani-M" điều khiển khởi động phóng tên lửa từ các qui định khác nhau trong thành phần tổ hợp tên lửa , cũng như các qui chế kiểm tra hệ thống tổ hợp và tên lửa. Thông tin, tình trạng tổ hợp, đạn dược, kế hoạch sử dụng, điều khiển-chỉ huy được truyền tải từ BIUS "Trebovani-M" bằng đồ họa đến bảng hiển thị tự động  ARM . BIUS "Trebovani-M" còn cung cấp hệ thống quản lý tập trung tất cả các hệ thống vũ khí trên tầu với mục đích tối đa hóa thực hiện các quyết định nhiệm vụ chiến đấu khác nhau. Bao gồm cả nhiệm vụ điều khiển con tầu chống lại tầu ngầm và vũ khí chống ngầm.

Tất cả các thiết bị trong hệ thống điều khiển tổng hợp (SU), tổ hợp tên lửa ( Ngoại trừ tên lửa điều khiển từ xa) không cần bảo dưỡng chống thấm nước (chống ẩm). Phương tiện an toàn chống cháy nổ trong hệ thống điều khiển tổng hợp không đòi hỏi qui trình làm mát.

Thông số kỹ thuật tên lửa 91RE1 và 91RE2 (91RTE2):

                                  Tên lửa 91RE1                                       Tên lửa 91RE2   (91RTE2)
-Đường kính :                 533mm                                                 533mm.          533mm
-Dài            :                  7650mm                                               6500mm.        6200mm
-Trọng lượng :                 2100kg                                                 1300kg,          1200kg
-Độ sâu có thể phóng TL : 20-150m                                               -------
-Tầm bắn 5-50km ( độ sâu 20-50m)
3-35km ( độ sâu 150m)
-Số lượng TL phóng loạt :    4                                                       4                       4
-Tốc độ tối đa :                  2,5M                                                  2M.                    2M
-Đầu đạn  :                        76kg                                                  76kg               76kg
-Thời gian chuẩn bị :           10s                                                    10s.                 10s



Mời các bạn xem Clip thử các loại tên lửa như : 3M-54E, 3M-14E , Brathmos và 91RTE2.

http://www.youtube.com/watch?v=kiBu5IybuQA



Bài dịch được tổng hợp từ các nguồn :

http://rbase.new-factoria.ru/missile/wobb/91re/91re.shtml

http://www.militaryparitet.com/perevodnie/data/ic_perevodnie/273/
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Chín, 2010, 09:29:31 pm gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #184 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2010, 09:20:27 pm »

 Xin lưu ý với các bạn, tổ hợp tên lửa chống ngầm sử dụng trong Hải quân Nga là Calipbr-NKE sử dụng tên lửa chống ngầm 91RE2 (Không có chữ " T").

Còn tổ hợp tên lửa chống ngầm " Club-N" dùng xuất khẩu sử dụng tên lửa 91RTE2 ( thêm chữ "T").
Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #185 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2010, 04:46:55 pm »

Thưa các bạn tôi  và các bạn đã đi hết phần tên lửa chống ngầm trang bị trên tầu nổi hặc trên tàu ngầm, chúng là những: tên lửa-ngư lôi, ngư lôi hoặc tên lửa chống ngầm, rốc ket-bom phản lực. Ở phần (B) trong mục tên lửa chống ngầm tôi xin mời các bạn cùng tôi tiếp tục  tìm hiểu nghiêm cứu các loại tên lửa chống ngầm trang bị trên trục thăng hoặc máy bay chống ngầm. Chúng đều có cùng 1 đặc điểm: Sử dụng đầu dẫn đường âm thanh, động cơ nhiên liệu rắn và đường kính 350mm.


TÊN LỬA CHỐNG NGẦM HÀNG KHÔNG APR-1/АПР-1 "CONDOR"




Sử dụng tên lửa di chuyển ngầm trong nước để phá hủy 1 tầu ngầm là vấn đề rất phức tạp bởi tầu ngầm có khả năng di chuyển với tốc độ cao trong nước. Chúng được trang bị các phương tiện vũ khí chống lại các vũ khí, phương tiện chống ngầm. Chống ngầm đòi hỏi tên lửa chống ngầm trước tiên phải có 1 tốc độ cao, 1 đầu đạn đủ sức phá hủy tầu ngầm với các khoang độc lập. Đặc biệt tên lửa chống ngầm cần được trang bị 1 đầu dẫn đường âm thanh chống được nhiễu động và có khả năng phát hiện mục tiêu cao kể cả khi tầu ngầm sử dụng các biện pháp đối phó, gây nhiễu.
 Tầu ngầm khi hoạt động trong nước gây ra tiếng ồn gấp 5000 lần trong không khí, đây là nhược điểm chết người của nó mà các thế hệ tầu ngầm hiện đại người ta đều cố gắng làm giảm tiếng ồn như 1 điều kiện tiên quyết.
Tấn công kẻ thù (Tầu ngầm) cần biết thời điểm tầu đang hoạt động (máy tầu chưa tắt).
 Người ta biết rằng  khi tầu ngầm hoạt động tiếng ồn sinh ra chủ yếu từ cửa xả động cơ, tiếp đến là ống dẫn khí thải. Để xác nhận hiện tượng này lại phụ thuộc rất nhiều vào thông số động cơ của tầu ngầm.
Để làm sáng tỏ 1 cách khoa học vấn đề này Viện nghiêm cứu số 1 (MOP-Động cơ-trục dọc vòng bi) quyết định thí nghiệm tại Biển Đen khu vực PHEODOSIN. Thí nghiệm được tiến hành tháng 8/1958 với các phương tiện đặc biệt trong đó có tầu nắp ghép băng truyền ASK-17.

Năm 1960 quyết định của HDBT số 1111/463 về phát triển vũ khí phòng thủ chống ngầm. Đơn vị chính được giao nhiệm vụ nghiêm cứu phát tiển là phòng thiết kế chuyên trách-47 trực thuộc Viện nghiêm cứu 173.

Năm 1960 phòng thiết kế 47 phát triển tên lửa chống ngầm đặt trên máy bay hoặc trục thăng chống ngầm gọi tắt là : Tên lửa chống ngầm Hàng không, với đầu dẫn đường âm thanh. Tên lửa sử dụng động cơ nhiên liệu rắn với nhiều tính năng ưu viện hơn ngư lôi chống ngầm sản xuất trước đó.
 Nhắm mục tiêu, tìm kiếm theo dõi là hệ thống "Berkut" được nắp trên máy bay hoặc trục thăng chống ngầm ví dụ như : IL-38 hoặc Tu-142.
 Thử nhiệm Quốc gia kết thúc năm 1970 và năm 1971 tên lửa chống ngầm Condor được tiếp nhận trang bị mang mã hiệu : APR-1.

Tên lửa APR-1 "Condor" khi phóng ra sử dụng 3 trương trình quĩ đạo để tìm kiếm mục tiêu.
-Quĩ đạo thứ nhất-Động cơ thẳng.
-Quĩ đạo thứ hai-Động cơ sang phải.
-Quĩ đạo thứ ba-Động cơ sang trái.
Cứ thế động cơ luân chuyển khi Tên lửa bay với phương nằm ngang tạo cho tên lửa có quĩ đạo bay ngoằn nghèo. Khi đến 1 vị trí sác định Tên lửa sẽ ngoặt góc nhắm tới mục tiêu và hạ xuống nước. Tên lửa thực hiện tìm kiếm trong nước với tốc độ 20 hải lý/h, khi phát hiện tầu ngầm, động cơ tên lửa sẽ tự động bật, tốc độ tên lửa sẽ tăng vọt và tên lửa lao vào phá hủy mục tiêu.

Có 2 phương án chiến đấu khi được trang bị APR-1:
Phương án 1:
 Sử dụng 2 tên lửa từ cự li nhất định, từ phương tiện được trang bị tới mục tiêu ở phương nằn ngang với hướng sác định trước.
Phương án 2
 Sử dụng 3 tên lửa cũng từ cự li nhất định, từ phương tiện được trang bị tới mục tiêu ở phương nằn ngang nhưng với mọi hướng  bắn.

Xác xuất phá hủy tầu ngầm với tên lửa APR-1"Condor" sai số 300-500m2(0,3-0,5).

Trong thời gian 1969-1977 Liên Xô đã sản xuất 263 tên lửa loại này.



Lược dịch từ nguồn:
http://www.airwar.ru/weapon/at/apr-1.htm
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Chín, 2010, 05:17:15 pm gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #186 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2010, 02:33:07 pm »

TÊN LỬA CHỐNG NGẦM HÀNG KHÔNG YASTREB-M/ЯCТРЕБ-М (DIỀU HÂU-M)




Tên lửa Yastreb-M (Diều hâu-M) được phát triển để phá hủy các lớp tầu ngầm tiên tiến ở độ sâu đến 600m với tốc độ 80km/h.

Thành phần tên lửa bao gồm:
-Đầu đạn.
-Hệ thống dẫn đường .
-Động cơ.
-Bộ phận lái.
-Hệ thống phanh hãm.
tên lửa chống ngầm hàng không được trang bị hệ thống thủy âm  với phương pháp chỉnh pha lấy thông tin từ thiết bị thủy âm kết hợp với phương pháp lọc, lựa trọn biên độ. Đây chính là giải pháp kỹ thuật được ứng dụng trên tên lửa chống ngầm hàng không   "Yastreb-M" mang mã hiệu : APR-2/AПP-2. Giải pháp kỹ thuật này cho phép phát hiện mục tiêu và định hướng phương vị mục tiêu (SOP), điều khiển động cơ tên lửa làm việc.
 Đầu đạn tác chiến của tên lửa được Viện nghiêm cứu  NIIMASH (НИИМаш) phát triển. Đầu đạn của tên lửa APR-2 không giống với đầu đạn của tên lửa "Condor" bởi nó có công suất vật liệu nổ lớn hơn,  trọng lượng đầu đạn cũng nhỏ hơn duy trì hiệu quả khả năng phá hủy mục tiêu. Tên lửa chống ngầm hàng không APR-2 có sai số phá hủy mục tiêu là : 0,7-0,85.

Trước khi tên lửa được phóng khỏi phương tiện trang bị, tên lửa sẽ nạp dữ liệu mục tiêu, chế độ bay. Việc kết nối các thiết bị trên phương tiện được trang bị tên lửa sẽ được thực hiện để chuẩn bị cho quá trình phóng tên lửa. Tại độ cao nhất định tên lửa sẽ được phóng đi và hạ xuống nước bằng phanh dù ở tọa độ sác định trước. Khi hạ xuống nước thực hiện ở góc 17o, tên lửa sẽ tách dù và lắp bảo vệ. Khi sâm nhập xuống nước tên lửa APR-2 sẽ chuyển động dưới tác động của lực hấp dẫn (сил гравитации) theo hình lò so soắn ốc, lúc này động cơ tên lửa chưa bật. Chế độ  thụ động tìm kiếm mục tiêu sẽ quét 1 vùng rộng kể cả trong điều kiện tầu ngầm bị phát hiện tấn công đã đối phó tắt máy không phát ra tiếng ồn. Trong trường hợp tên lửa đã quét xuống độ sâu 150m mà vẫn không phát hiện muc tiêu thì động cơ tên lửa sẽ tự động làm việc và tiếp tục tìm kiếm mục tiêu ở chế độ chủ động.


Thông số kỹ thuật tên lửa APR-2 "YASTREB-M":

-Năm được tiếp nhận trang bị : 1976.
-Mã hiệu : APR-2.
-Đường kính: 350mm.
-Dài : 3700mm.
-Trọng lượng : 575kg.
-Trọng lượng đầu đạn : 100kg.
-Phạn vi tìm kiếm trong nước ; 600m.
-Độ sâu phá hủy mục tiêu tối đa : 600m.
-Độ sâu tối thiểu của vùng biển : 8m.
-Tốc độ 115km/h ( 60 hải lý/h).
-Chủng đầu đạn : phá.
-Chủng ngòi nổ : Không tiếp súc.
-Động cơ nhiên liệu rắn (RDTT).

Phiên bản nâng cấp của tên lửa chống ngầm hàng không là APR-2E. Đây là phiên bản xuất khẩu được cải tiến trên cơ sơ tên lửa " Vastreb-M" với đầu dẫn đa kênh thủy âm GAS/ГАС (гидроакустические средства), năm cải tiến : 1984.
 Trong thời gian 1986-1993 Nga nâng cấp tên lửa " Vastreb-M" thành " Vastreb-2M" cũng với đầu dẫn đường đa kênh thủy âm GAS/ГАС (гидроакустические средства)- Phiên bản "Vastreb-2M" APR-2M sử dụng trong lực lượng Hải quân Nga.




Quả tên lửa " Vastreb-M".





Dịch tổng hợp từ các nguồn:

http://www.oruzie.su/aviation-arms/240-rockets/1863-apr-2

http://www.airwar.ru/weapon/at/apr-2.html

« Sửa lần cuối: 14 Tháng Chín, 2010, 06:12:37 pm gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #187 vào lúc: 15 Tháng Chín, 2010, 04:24:40 pm »

TÊN LỬA CHỐNG NGẦM HÀNG KHÔNG  APR-3 ĐẠI BÀNG/AПР-3 " OРЕЛ".



Năm 1969 Viện nghiêm cứu động cơ thủy NIIPGM (НИИПГМ - научно-исследовательский институт -пакер гидромеханический) nghiêm cứu phát triển 1 loại động cơ mới cho tên lửa chống ngầm. Động cơ mới là động cơ : turbo-phóng nước, có thể hiểu nó như động cơ Turbo-phản lực nước (турбоводометный двигатель) . Nghiêm cứu-phát triển tên lửa chống ngầm Orel (Đại bàng) được tiến hành gần như song song với tên lửa "Yastreb-M"(APR-2).
 Tên lửa Orel (Đại bàng) được phát triển để tiêu diệt những mục tiêu là các lớp tầu ngầm hiện đại của đối phương ở độ sâu đến 800m, cũng như các mục tiêu tầu nổi ở mọi vùng biển với mọi độ nông sâu.
 Sự xuất hiện của động cơ mới Turbo-phản lực nước làm tăng tầm bắn, tốc độ và độ sâu phá hủy mục tiêu của tên lửa. Động cơ Turbo-phản lực nước được phòng thiết kế nhà máy "Сатурн" (Sao thổ) phát triển dưới sự lãnh đạo của trưởng phòng - nhà thiết kế : А.М.Люльки. do yếu tố khách quan cũng như sự thiếu nhất trí trong công việc mà bản thiết kế tên lửa chống ngầm Orel (Đại bàng) bị chậm trễ.
 Do tính chất phức tạp của nhiệm vụ, thời gian tạo ra tên lửa Orel (Đại bàng) được phép lùi lại và nó được mang tên mới : Orel-M . Thiết kế thử nghiệm Orel-M  được quyết định vào năm 1980 ( kéo dài 11 năm). Cũng năm này tên lửa Orel-M  được tiếp nhận đưa vào trang bị và nhận mã hiệu : APR-3 , biến thể của nó dùng để xuất khẩu là : APR-3E.

Tên lửa chống ngầm APR-3 được trang bị trên : Тu-142М (rắn biển), IL-38, Ка-27, Мi-17.



IL-38.



Tu-142M ( Rắn biển).



KA-27



Mi-17.

Tên lửa chống ngầm APR-3 khác với ngư lôi chống ngầm, nó tìm kiếm phát hiện mục tiêu nhanh với tốc độ cao phá hủy mục tiêu chính sác.

Tên lửa chống ngầm APR-3 gồm các khoang :




1/ Khoang đầu mũi tên lửa : Đây là khoang chứa hệ thống dẫn đường gồm đầu thu âm thanh và hệ thống dẫn đường tự động.
2/ Khoang tác chiến : Đây kà khoang chứa đầu đạn cùng bộ tiếp giáp (ngòi nổ).
3/Khoang trung tâm : Đây là khoang chứa hệ thống điều khiển, hệ thống cung cấp điện năng cùng một số các thiết bị khác.
4/Khoang động cơ : Đây là khoang chứa máy sinh khí (газогенератор), nạp nhiên liệu rắn và máy bơm khí nén cho động cơ.
5/Khoang cuối: Đây là khoang chứa các bộ phận tự động và hệ thống lái dẫn động điện.
6/ Khoang phanh hãm : Đây là khoang chứa dù và hệ thống phanh hãm (khoang này sẽ tách khỏi tên lửa khi tên lửa tiếp nước).

Để làm giảm tiếng ồn gây ra từ động cơ , hệ thống dẫn đường, đầu thu âm thanh trong tên lửa APR-3 được thiết kế chắc chắn, bao bọc bởi vật liệu cách âm.



Còn tiếp.
2/
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Chín, 2010, 02:36:07 am gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #188 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2010, 04:37:33 pm »

Tiếp theo:


Để giảm thiểu ảnh hưởng tới hệ thống dẫn đường khi tên lửa sâm nhập vào nước, mũi tên lửa được bọc 1 lớp kim loại đặc biệt. Tên lửa APR-3 sâm nhập vào nước ở góc ±15o , chếch xuống sâu 20m, nắp an toàn của ngòi nổ sẽ mở.
 Hệ thống dẫn đường thủy âm (Система наведения - гидроакустическая ) sử dụng kết hợp phương pháp chỉnh pha lựa trọn lấy thông tin với phương pháp lọc lựa trọn biên độ. Hệ thống đa kênh thủy âm tìm kiếm phát hiện góc phương vị mục tiêu cho tên lửa SOP (СОП-системе обнаружения и пеленгования ).

Tên lửa chống ngầm APR-3 lần đầu tiên được áp dụng phương pháp mới chỉnh sửa Không gian-Thời gian, làm việc với sự tiếp nhận tín hiệu trong việc phối hợp dò tìm đặc biệt  điều chế tần số phương vị. Điều này cho phép đối phó hiệu quả với tiếng ồn phát ra từ hệ thống thu bức xạ âm thanh. Ngoài ra còn giúp thay đổi độ dài thời gian dò tìm cho tên lửa với các đặc tính của hệ thống dẫn đường tìm kiếm, phát hiện góc phương vị mục tiêu đang di chuyển cự li với các góc ngang dọc trong mặt cắt, theo chu trình bức xạ .

Để phá hủy hiệu quả mục tiêu nổi, tên lửa APR-3 được nạp dữ liệu theo nguyên tắc mô phỏng góc ngắm đón.

Việc tìm kiếm mục tiêu ở độ sâu đến 200m, tên lửa APR-3 thực hiện quét ở phạm vi rộng theo quĩ đạo soắn ốc bởi lực hấp dẫn không sử dụng động cơ.
 Ở độ sâu trên 200m , động cơ trên tên lửa sẽ khởi động làm việc, sau khi phát hiện nắm bắt mục tiêu tên lửa APR-3 sẽ tiếp cận mục tiêu , phát nổ  và tiêu diệt mục tiêu.

Khả năng phá hủy mục tiêu của tên lửa APR-3 với sai số 0,8-0,85.

Tên lửa chống ngầm hàng không APR-3E (Phiên bản xuất khẩu) nhiều lần được đưa ra giới thiệu tại các triển lãm vũ khí Quốc tế. APR-3E là tên lửa chống ngầm đáng tin cậy và dễ dàng sử dụng.
 Để thuận lợi cho các nước nhập tên lửa chống ngầm APR-3E, Nga bán kèm trạm kiểm tra- đo tự động làm việc lưu động cho tên lửa APR-3E gọi là AKIPS-3.2 ( АКИПС-3.2-автоматизированная контрольно-измерительная подвижная станция). Ngoài ra còn  cung cấp thiết bị hỗ chợ nâng STR-3E (станция погрузки) cùng trang thiết bị thay thế và các khóa huấn luyện .

Ngoài APR-3E , phiên bản xuất khẩu còn có APR-3ME, phiên bản này sản xuất theo đơn đặt hàng của TQ.
Phòng thiết kế " Khu vực/Регион " là phòng thiết kế chuyên trách  phát triển tên lửa chống ngầm hàng không đã thử nhiệm thành công 2 mẫu mới là : "Черноморец" (1986-1993) có nghĩa là : Thủy thủ hạm đội Biển Đen và "Ордер"( đầu thập kỷ 90) có nghĩa là : lệnh , tráp. Cả hai phiên bản này hiện cấm xuất khẩu, các thông tin về nó không có.


Bài dịch được tổng hợp, kiểm chứng thông tin từ nhiều nguồn nhưng chủ yếu lấy thông tin từ các nguồn sau:
http://www.airwar.ru/weapon/at/apr-3.html
http://rbase.new-factoria.ru/missile/wobb/apr3/apr3.shtml
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Chín, 2010, 05:12:25 pm gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #189 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2010, 08:01:57 pm »

Thưa tất cả các bạn! Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu nghiêm cứu xong phần tên lửa chống ngầm. Tôi xin mời các bạn tiếp tục cùng chúng tôi (Longtrec, Huyphongssi và Tientt82) tìm hiểu , nghiêm cứu phần : Tên lửa không đối không do Huyphongssi phụ trách, phần tên lửa chống tăng tiếp tục do bạn Tientt82 phụ trách, tôi sẽ dịch phần tên lửa phòng không. Phần tên lửa phòng không là 1 phần rất nặng với rất nhiều loại tên lửa được trang bị cho cả Lục quân và Hải quân Nga . Rất nhiều trong số tên lửa  phòng không này hiện đang có mặt trong QDNN-VN. Phần tên lửa phòng không sẽ có 1 số lọai tên lửa đã có trong Box này, những tên lửa đã có tôi không dịch mà có đường linhk tới các bài đã có sẵn hoặc copy về cho hệ thống , tất nhiên là sẽ xin phép tác giả. Bạn Huyphongssi dịch phần tên lửa phòng không của Nga lúc này thật rất hợp lý bởi Người đọc sẽ có thêm thông tin để so sánh , đánh giá với các tên lửa phòng không của Phương Tây mà bạn spetsnaz GRU đang viết.

Thưa các bạn ! Topic : " Tên lửa Nga - Sức mạnh vượt trội trên chiến trường" thời gian qua nhận được sự quan tâm giúp đỡ của BQT cũng như sự quan tâm, góp ý, động viên khích lệ của các bạn. Do mức độ rộng lớn của topic mà chúng tôi lại là những "Chiên da" nghiệp dư người thì tay phải kiếm cơm , tay trái cầm bút  hoặc còn đang là Sv nên mỗi người dịch 1 mảng và không thể nói là không thiếu sót, hạn chế. Tôi biết 1 số bạn có thắc mắc về tính logic của topic, chúng tôi sẽ sắp xếp và hiệu chỉnh lại khi xong, vấn đề này tôi đã có sự chao đổi , xin ý kiến của BQT trước đây. Tôi rất mong các bạn hết sức thông cảm và tiếp tục ủng hộ topic ngày một hoàn thiện hơn.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Chín, 2010, 09:03:12 pm gửi bởi longtrec » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM