Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:36:00 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tên lửa Nga - Sức mạnh vượt trội trên chiến trường.  (Đọc 362840 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #160 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2010, 07:58:18 pm »

TỔ HỢP TÊN LỬA CHỐNG NGẦM "TRẬN BÃO TUYẾT/МЕТЕЛЬ" VỚI MÃ SỐ URPK-4/УРПК-4.



Năm 1973 trong đề án 1134B đã tiếp nhận và trang bị trên tầu nổi tổ hợp tên lửa chống ngầm, điều khiển có cánh " Trận bão tuyết/Метель" URPK-3. Tổ hợp bao gồm tên lửa có cánh điều khiển từ xa sử dụng nhiên liệu rắn. Tên lửa 85R được sử dụng trong tổ hợp " Trận bão tuyết/Метель" URPK-3, đầu đạn chính là thủy lôi được trang bị vật liệu nổ thông thường.
 Hệ thống điều khiển bắn và thiết bị phóng được bố trí trên tầu nổi.Thực hiện phóng tên lửa từ container cố định bố trí 2 bên mạn tầu (Đối với tầu săn ngầm hạng nặng). hệ thống điều khiển " Trận bão tuyết/Метель" URPK-3 được chuẩn hóa với hệ thống điều khiển " Sấn sét-M" của tổ hợp tên lửa tổng hợp "Bão biển" M-11.
Để nâng cao khả năng tác chiến cho các tầu săn ngầm, đề án 1135 và 1135M đã nâng cấp tổ hợp tên lửa chống ngầm có điều khiển " Trận bão tuyết/Метель" URPK-3 thành " Trận bão tuyết/Метель" URPK-4 với Hệ thống điều khiển độc lập " Gió mùa/Муссон". Thiết bị phóng gồm 4 ống container, tên lửa được phóng theo phương nằm ngang.




Thiết bị phóng tên lửa 85R trong tổ hợp URPK-4.


Thực hiện phóng tên lửa 85R từ tổ hợp URPK-3 và URPK-4 sử dụng dữ liệu từ thiết bị thủy âm của tầu hoặc từ các nguồn bên ngoài tầu như: Từ tầu săn ngầm khác, từ trục thăng săn ngầm, từ các phao thủy âm do trục thăng săn ngầm thả xuống. Tầm phóng của tổ hợp tên lửa chống ngầm có điều khiển " Trận bão tuyết/Метель" URPK-4 từ 6-50km.
 Hệ thống điều khiển bắn trên tầu sẽ quyết định tầm bắn cho tên lửa.
Khởi động hệ thống phóng, phóng tên lửa , điều khiển tên lửa bay , chỉnh quỹ đạo cho tên lửa phụ thuộc vào thay đổi phương vị âm hưởng của mục tiêu.
Tên lửa 85R có tốc độ 0,95M( cận âm),
-Trọng lượng trước khi phóng 3,8t
-Dài : 7,2m.
-Đường kính : 574mm.
-Đầu đạn dài : 1,3m.
-Đầu đan(Thủy lôi) có đầu dẫn đường : AT-2UM.
Hệ thống điều khiển bắn trên tầu tính toán chính sác vị trí tọa độ , điều khiển tên lửa 85R lao xuống nước đúng vị trí mục tiêu. Sau khi lao xuống nước , thủy lôi thực hiện luân chuyển tìm kiếm mục tiêu với đầu dẫn đường có 2 tấm rada hình dẹt thu âm lượng phát ra từ tầu ngầm đối phương.
 Thủy lôi AT-2UM với khả năng phá hủy mục tiêu ở độ sâu 400m, tốc độ 23 hải lý/h (Tốc độ tìm kiếm mục tiêu), khi tới gần mục tiêu tốc độ của thủy lôi tăng lên 40 hải lý/h. Phạm vi di chuyển của thủy lôi AT-2UM là 8km. Hệ thống dẫn đường âm thanh cho thủy lôi AT-2UM chủ động-Thụ động, với bán kính phản ứng cho kênh chủ động là 1000m. Trọng lượng vật liệu nổ của thủy lôi AT-2UM là 100kg.
 Tổ hợp tên lửa chống ngầm điều khiển có cánh  URPK-3 và URPK-4 cho phép phóng từng quả hoặc loạt 2 quả tên lửa.
Tổ hợp tên lửa chống ngầm " Trận bão tuyết/Метель"  được phòng thiết kế "Cầu vồng/Радуга" phát triển đứng đầu là nhà thiết kế А.Я. Березняк. phát triển đầu đạn (thủy lôi) AT-2UM là viện nghiên cứu "Dụng cụ thủy âm" trước là viện nghiên cứu-400.





Phóng tên lửa chống ngầm 85R.




Dich  từ các nguồn:
http://flot.sevastopol.info/arms/rbu/urpk4.htm
http://ship.bsu.by/weapon.aspx?guid=1000026
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Tám, 2010, 08:10:03 pm gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #161 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2010, 09:05:18 pm »

Thưa các bạn ! Để tiện cho việc theo dõi phần tên lửa chống ngầm, tôi xin tiếp tục giới thiệu về : "TỔ HỢP TÊN LỬA TỔNG HỢP "RASTRUB-B" 1984-Универсальный ракетный комплекс «Раструб-Б» 1984". Đây là tổ hợp tên lửa vừa có khả năng chống hạm vừa có khả năng chống ngầm. Tổ hợp tên lửa «Раструб-Б» được cải tiến nâng cấp từ tổ hợp " Trận bão tuyết/Метель" URPK-3  và " Trận bão tuyết/Метель" URPK-4 sử dụng tên lửa 85RU. Tôi đã có bài dịch về tổ hợp này trong phần : Tên lửa chống hạm trước đó, mời các bạn xem lại!

http://www.quansuvn.net/index.php/topic,16418.110.html
Logged
tientt82
Thành viên
*
Bài viết: 290


30/4 | 7/5 | 9/5


« Trả lời #162 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2010, 04:15:48 pm »

Tổ hợp tên lửa tự hành chống tăng có điều khiển 9K113 Konkurs (9К113 "Конкурс")




Bài viết tham khảo tư liệu từ các trang mirageswar.ru ; farpost.ru ; russianarms.ru ;rbase.new-factoria.ru
Xin cảm ơn anh Long ; bác dongadoan ; huyphongssi ; gabeo@ttvnol ; daibangden đã tham gia góp ý trong quá trình dịch  Grin
Mong mọi người đóng góp để bài viết hoàn thiện hơn



Có khá nhiều nguồn tin cho rằng Việt Nam đã từng sở hữu tổ hợp này ; nhưng rất tiếc chưa tìm thấy tài liệu từ phía ta xác nhận thông tin trên


Tổ hợp tên lửa tự hành chống tăng có điều khiển 9K113 Konkurs (9К113 "Конкурс") được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu tăng thiết giáp ở khoảng cách 4 km.Nó đóng vai trò là vũ khí chống tăng cấp trung đoàn và có thể hiệp đồng tác chiến với các tổ hợp vũ khí chống tăng mang vác cấp tiểu đoàn

Tổ hợp Konkurs được thiết kế bởi phòng thiết kế quân cụ (Tula ) theo quyết định số 30 ra ngày 4/2/1970 của hội đồng bộ trưởng Liên Xô.Lúc đầu ; tổ hợp này mang tên “Goboy” ("Гобой") ; sau đó nó mới được đổi tên là Konkurs.Các giải pháp thiết kế cấu trúc của Konkurs phần lớn dựa vào việc thiết kế tổ hợp Fagot ; nhưng tăng đáng kể khối lượng và kích thước của tên lửa ; nhằm đáp ứng tầm bắn xa và sức xuyên giáp cần thiết


Tổ hợp Konkurs được đưa vào trang bị của quân đội Liên Xô tháng 1 năm 1974.Tổ hợp Fagot được trang bị cho các đơn vị bộ binh cơ giới hóa (motorized- мотострелковых) cấp tiểu đoàn ; còn Konkurs với xe chiến đấu 9P148 được trang bị cho cấp trung đoàn đến sư đoàn  .Sau này ; Konkurs được hiện đại hóa ; có định danh Konkurs-M.

Bên cạnh việc nằm trong trang bị của quân đội LX trước đây và Nga ngày nay ; Konkurs và các biến thể của nó còn được sử dụng trong lục quân các nước Afghanistan, Bulgaria, Hungary, Ấn Độ, Jordan, Iran, Bắc Triều Tiên, Kuwait, Libya, Nicaragua, Peru, Ba Lan, Rumania, Syria, Việt Nam, Phần Lan…Ở Iran; hiện cũng có 1 dây chuyền sản xuất hàng loạt loại tên lửa này.Giấy phép sản xuất (license) được bán cho Iran vào khoảng giữa những năm 90

Ở phương tây ; tên lửa được gán định danh AT-5 Spandrel

Cấu tạo
Tên lửa chống tăng có điều khiển 9M113 sử dụng cấu hình khí động học kiểu “con vịt”.Tên lửa tự quay 5-7 vòng/s trong quá trình bay nhờ vào cánh nghiêng góc 2 độ ; vòi phun nghiêng góc 9 độ so với trục dọc của tên lửa.Do đó ; tên lửa tự ổn định quĩ đạo đường đạn của nó.Tên lửa sử dụng hệ thống dẫn dường bán tự động truyền lệnh qua dây dẫn.Theo nguyên lý này ; trong khoảng thời gian tên lửa rời ống phóng cho khi đến khi nó phá hủy mục tiêu ; xạ thủ phải giữ hồng tâm của kính ngắm quang học nằm trên mục tiêu; trong khi đó đạn tên lửa tự động bù lệch so với đường ngắm .Vị trí của đạn tên lửa được xác định bởi bức xạ hồng ngoại phát do 1 đèn phát nằm trong tên lửa


Tên lửa 9M113 :
1-Cánh lái khí động (аэродинамические рули)
2-Đầu đạn xuyên lõm   3-động cơ nhiên liệu rắn       4-Vòi phun      5-cánh      6-Khối con quay+hệ thống điều khiển   7-pin   8-cuộn dây   9-đèn hồng ngoại

Thiết bị điều khiển tích hợp trên tên lửa gồm có 1 cuộn dây dẫn lệnh; khối điều khiển ; thiết bị định vị ; thiết bị truyền động cánh lái ; 1 đèn hồng ngoại.Các thiết bị nói trên đều nằm trên 1 khoang riêng (khoảng thiết bị) ; trừ thiết bị truyền động cánh lái nằm ở đầu đạn.Thiết bị định vị 9B61 là 1 con quay hồi chuyển 3 chiều tự do ; nhằm đảm bảo phối hợp giữa lệnh điều khiển giữa bộ sinh lệnh (điều khiển đạn tên lửa sau khi phóng) với hệ tọa độ quay của chính tên lửa . Thiết bị truyền động cánh lái được thiết kế để điều khiển góc tầm và góc hướng của tên lửa  với sự hỗ trợ của các cánh lái khí động.


Ảnh : Khoang thiết bị    
1-Cánh đuôi  (лопасть)    2-Phần thân (корпус)


Nó dùng 1 cơ chế điện tử với 1 cơ cấu phần ứng (ứng trong cảm ứng từ-phần tạo ra dòng điện) quay mà tại đó lắp đặt các cánh lái khí động.Đèn hồng ngoại phát ra bức xạ hồng ngoại ; được thiết kế nhằm thông báo vị trí tương đối của tên lửa với đường ngắm mục tiêu.Đèn được đặt tại vị trí khoang thiết bị trong khung dây truyền lệnh.Tên lửa 9M113 sử dụng đầu đạn xuyên lõm 9N131 đặt ở khoang chiến đấu nằm giữa phần truyền động cánh lái và động cơ đẩy chính ; đầu đạn sử dụng cơ chế chạm nổ


Ảnh:Đèn pha phát bức xạ hồng ngoại (nhìn từ bên ngoài)
1-Vỏ (кожух)   2- Khung đỡ (опора)      3-Cửa đèn Huh (створка)



Trên cơ sở khung gầm xe BRDM-2 (GAZ-41-06) ; người ta đã chế tạo xe chiến đấu 9P148 trang bị tổ hợp Konkurs ; trên dàn phóng của nó trang bị năm ống phóng tên lửa 9M113.Xe có cơ số đạn dự trữ là 20 đạn tên lửa 9M113 hoặc 9M111.Việc nạp đạn cho xe được thực hiện bởi 1 tổ 2 người ; không phải ra khỏi xe (không như các tổ hợp xe chiến đấu khác ; việc nạp đạn yêu cầu xạ thủ phải ra ngoài xe).Việc nạp đầy đủ cơ số đạn mất khoảng 15 phút.Sau khi phóng ; ống phóng rỗng tự động được loại ra ngoài.Xe chỉ phóng được đạn khi đang ở vị trí cố định

Cấu trúc của hệ thống dẫn bắn của xe 9P148 cho phép nó có thể thực hành bắn các máy bay có tốc độ và độ cao thấp ; hoặc các mục tiêu trên bờ biển khi đang cơ động trên mặt nước.Góc hướng có giới hạn là +/-20 độ .Tốc độ bắn 2 đến 3 phát /phút.Khối lượng 7000 +/- 210 kg.Xe có thể được đổ bộ bằng đường hàng không.

Ngoài ra ; Konkurs cũng được trang bị trên xe chiến đấu bộ binh BMP-1P ; BMP-2 ; với cơ số 4 đạn tên lửa /xe .Với các xe nhẹ hơn như BMD-2 ; BMD-3 ; là kết hợp 1 tên lửa 9M113 Konkurs và 2 9M111 Fagot



Ảnh : xe chiến đấu 9P148

Để thực hành bắn ; xạ thủ bấm nút khởi động trên bảng điều khiển gồm 1 nguồn nuôi 1 chiều tích hợp 12V ; kế đến là khối pin nguồn của bệ phóng rồi tới khối liều phóng chạy bộ chuyển hóa lệnh (còn gọi là con quay hồi chuyển) trên đạn).Khi bắn ; xạ thủ nhấn cò trên thiết bị phóng 9P135 ; khi đó cơ chế phóng được khởi động ; phóng ra 1 xung điện đến hệ thống điện đã nêu trên

Trong quá trình đạn bay đến mục tiêu ; nó tương tác với xe chiến đấu 9P148 và thiết bị phóng 9P135 bằng tín hiệu tương tự.Đạn tên lửa sẽ đục mở nắp trước của ống phóng trong vòng 0.2 s nhờ vào ngòi điện kích nổ liều phóng nguội 9Kh180.Nhờ sức ép này ; đạn đạt sơ tốc nhỏ nhất là 64m/s.Ở khoảng cách từ 10-15m sau khi rời ống phóng ; Khi đạn cách miệng ống phóng từ 10 tới 15m thì mới kích hoạt liều phóng-hành trình thuốc phóng rắn 2 chế độ đốt 9Kh179..Khi tên lửa thoát được ống phóng ; bức xạ hồng ngoại do đèn của tên lửa phát ra được thu lại bởi mắt đọc của thiết bị định vị của bộ điều khiển ; tín hiệu này được chuyển đổi sang tín hiệu điện và được chuyển sang thiết bị điều khiển (máy sinh lệnh). Máy sinh lệnh tự động tạo tín hiệu điện điều khiển với và góc tầm ; góc hướng (курсу и тангажу) tỉ lệ thuận với độ lệch tuyến tính của đạn so với đường ngắm (пропорциональные величине линейного отклонения снаряда от линии визирования) . Ngoài chế độ điều khiển bán tự động ; còn có chế độ hiệu chỉnh đường đạn thủ công ; nhằm tăng xác suất trúng đích của đạn trong điều kiện nhiễu quang học (оптических помех) làm bộ điều khiển mất dấu đạn .Sự phát hiện của tín hiệu nhiễu được thực hiện bởi 1 thiết bị chỉ thị đặc biệt. Đầu nổ của đạn 9M113 được mở khóa an toàn khi cách ống phóng khoảng 75m. Đây cũng là tầm sát thương tối thiểu của đạn 9M113.

Tổ hợp Konkurs cũng có 1 phiên bản mang vác ; gồm thiết bị phóng 9P135 ; cùng với đạn tên lửa 9M113 lấy từ xe chiên đấu 9P148; có thể sử dụng 1 cách độc lập.Tổ hợp mang vác này và tổ hợp trên xe dùng cùng 1 loại thiết bị ngắm bắn và điều khiển. Hơn nữa ; nó còn đảm bảo tính tương thích với tên lửa 9M111 của tổ hợp Fagot.

« Sửa lần cuối: 28 Tháng Tám, 2010, 07:40:02 pm gửi bởi tientt82 » Logged

Chúng ta sẽ không lùi ; vì đằng sau là Mátxcơva ...
tientt82
Thành viên
*
Bài viết: 290


30/4 | 7/5 | 9/5


« Trả lời #163 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2010, 04:21:43 pm »


Vào khoảng giữa những năm 60 ; đã xuất hiện nhu cầu thiết kế 1 tổ hợp tên lửa chống tăng tự hành mới thay thế cho Shmel (Шмель) và Falanga (Фаланга).Vào năm 1966 ; bộ công nghiệp quốc phòng Liên Xô công bố gói thầu phát triển tên lửa chống tăng có điều khiển thế hệ thứ 2 dẫn bắn bán tự động.Nó sẽ được trang bị cho các đơn vị cấp trung và sư đoàn; đồng thời có khả năng tương thích với các loại tên lửa chống tăng mang vác cấp tiểu đoàn

Không như phòng thiết kế-chế tạo máy Kolomna ; những người thiết kế tổ hợp Sturm ; những người thiết kế phòng 14 (Tula) đã tiếp cận rất cẩn thận với những phân tích các đặc điểm thực tế được cung cấp bởi các người lính .Từ đó họ quyết định loại tên lửa mới này sẽ được phát triển từ tên lửa 9M111 của tổ hợp Fagot; sẽ có các thay đổi phù hợp để đạt yêu cầu tác chiến – kỹ thuật ; nó được bắt đầu phát triển từ năm 1970 và có định danh Konkurs.Đầu tiên; họ loại bỏ việc thiết kế 1 tên lửa có tốc độ vượt âm.Nhờ vậy ; họ tạo ra 1 tên lửa có trọng lượng xấp xỉ 1 nửa so với Sturm ; giảm “khoảng chết” (tầm bắn ngắn nhất) của tên lửa ; cũng như hạ giá thành sản xuất bằng việc dùng dây dẫn truyền lệnh thay cho sóng radio ; điều này với tên lửa của Sturm không thể làm được.Như vậy so sánh với việc chế tạo 1 tên lửa cận âm cho thấy ; ta có thể tăng gấp đôi cơ số đạn ; và có thể sử dụng tên lửa với 1 thiết bị phóng mang vác ; điều này làm nó có khả năng phối hợp rất cao với tổ hợp Fagot
Logged

Chúng ta sẽ không lùi ; vì đằng sau là Mátxcơva ...
tientt82
Thành viên
*
Bài viết: 290


30/4 | 7/5 | 9/5


« Trả lời #164 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2010, 04:33:55 pm »

1 vài hình ảnh ; bản vẽ cấu tạo trong của tổ hợp Konkurs



Đầu đạn 9N131
1- Trạm truyền nổ phụ (thuốc mồi nổ)       2-Chóp gió      3-bộ khuyếch đại    4- Trạm truyền nổ chính      5- Ống lót (стакан)   6-Phễu đạn    7-đai thắt      8-Đai chuyển tiếp   9-Ốc vít   10-ngòi  nổ chạm(предохранительно- детонпрующий механизм)   11- ốc vít siết (поджимная гайка)    12-đáy chuyển tiếp (перходное дно)    13-Đệm lót   14-Thân đầu đạn   a-Lỗ xuyên( ушко)





Ảnh :mặt cắt ngòi chạm nổ 9E234M  (предохранительно Детонирующий Механизм 9Э234М)




Ảnh : Mặt cắt khoang thiết bị






Ảnh:Mặt cắt động cơ tăng tốc-hành trình (разгонно-маршевой двигательная установка)





Ảnh : ống phóng tên lửa 9M113
1-Vành đầu ống    2-thanh nẹp   3- Vòng kẹp (Хомут)   4-Ống(труба)      5-Vòng kẹp giữa (средний Хомут)   6- Vòng kẹp sau (задний Хомут)   7-Ốc vít (Гайка)   8-Khối nguồn (блок питания) –Ắcqui    T-307B      9-chỗ (hố) kết nối (розетка разъема )   10-Nắp trước (крышка передняя )    11;12;15-má ép Huh (колодки)   13-Công tắc (выключатель)   14-Phần niêm kín đầu vào (герметический ввод)   a- dòng khí (прилив) Huh





Ảnh :cuộn dây (nhìn từ bên ngoài)
1-Nắp bịt (обтюратор)       2-Phần thân (кожух)   3-Phần khung (каркас)   4-Ốc vít (винт)      5-Cuống dây (колодка)   6-Phần gờ nhô lên (выступ)   





Ảnh :Bên trong khối điều khiển
1-khe cắm tích hợp và điều khiển  (бортовой коитрольный разъем)   2-dây bện (жгут)   3-Phần ứng (trong cảm ứng từ)- якорь    4-Bộ khung (рамка)    5-Lò xo (пружина)    6-bộ hãm (стопор)   7-Cánh lái (руль)   8-Nam châm điện (электромагнит)      9-Cuống dây Huh (колодка)   10-Ống bọc (стакан)    11-Má kẹp (скоба)    12-thanh chốt (цапфа)   13- giá đỡ (кронштейн)
14-Chụp che (колпак)   15-Tiếp điểm Huh (контакт)




Ảnh :mặt cắt đèn pha phát bức xạ hồng ngoại

Bảng thông số kỹ thuật

« Sửa lần cuối: 28 Tháng Tám, 2010, 04:41:39 pm gửi bởi tientt82 » Logged

Chúng ta sẽ không lùi ; vì đằng sau là Mátxcơva ...
raucaixanh
Thành viên
*
Bài viết: 41


« Trả lời #165 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2010, 06:05:13 pm »

TỔ HỢP TÊN LỬA CHỐNG NGẦM "BÃO TUYẾT/ ВЬЮГА"



Tổ hợp tên lửa chống ngầm RPK-2 "Bão tuyết/Вюга" được phát triển bởi quyết định của Hội Đồng Bộ Trưởng LX ngày 13/10/1960. Đây là tổ hợp tên lửa chống ngầm đầu tiên do LX sản xuất thuộc chủng loại tên lửa : " Tầu ngầm-Không trung-Tầu ngầm". Đi tiên phong trong vấn đề phát triển tổ hợp tên lửa chống ngầm "Bão tuyết/Вюга" là phòng thiết kế số 9 (Uralmash/Уралмаш). Ngày 20/7/1964 đề án "Bão tuyết/Вюга" được chuyển cho phòng thiết kế số 8 đảm nhiệm, đứng đầu là Л. В. Люльев.
Tổ hợp tên lửa chống ngầm "Bão tuyết/Вюга" sử dụng tên lửa 81R, được NATO đặt tên là :
SS-N-15 Starfish

Ngoài nhiệm vụ chống ngầm , tổ hợp tên lửa chống ngầm "Bão tuyết/Вюга" còn có khả năng phá hủy tầu nổi. Tên lửa 81R được phóng đi từ máy phóng thủy lôi trên tầu ngầm.  Tên lửa 81R được phóng ra khỏi máy phóng thủy lôi bằng không khí nén, động cơ tên lửa cung cấp lực đẩy tối đa cho tên lửa thoát khỏi lực cản và áp suất nước bay vào không trung rồi bổ nhào xuống mục tiêu (Tầu ngầm). Động cơ của tên lửa là động cơ hành trình sử dụng nhiên liệu rắn.
 Ban đầu tổ hợp tên lửa chống ngầm "Bão tuyết/Вюга"  được thiết kế 2 phiên bản tên lửa calip 533mm và 650mm. Để có thể phóng tên lửa 81R từ máy phóng thủy lôi trên tầu ngầm, tên lửa 533mm có chiều dài 8,2m tương tự tên lửa chống ngầm của Mỹ " Sabrot". Tên lửa có calip 650mm có chiều dài 11,3m. Đầu đạn tên lửa chính là thủy lôi có cánh quạt tự điều khiển có kích cỡ nhỏ. Đầu đạn được trang bị vật liệu nổ thông thường có tầm bắn 8-10km.
 Việc thử nhệm tên lửa có calip 650mm được tiến hành tại nhà máy 444, sau đó vận chuyển toàn bộ trang thiết bị đến giá thử trên phương tiện chuyển động dưới nước PSD-4 được thiết kế để thử tên lửa đạn đạo D-4. Giá thử được mang mã hiệu mới "V-1/В-1".
 Trong thời gian từ tháng 10 đến tháng 12 năm 1962 tại bãi thử ở mũi Fiolent (Gần bán đảo Krym/ Крым thuộc Ukraina ngày nay), giá thử V-1 đã phóng 4 quả tên lửa calip 650mm.
 Việc thử nghiệm 2 phiên bản tên lửa trong tổ hợp tên lửa chống ngầm "Bão tuyết/Вюга" sau đó được tiến hành trên tầu ngầm S-65 đề án 613 sau chuyển thành đề án 613RV. Tầu được trang bị 2 máy phóng thủy lôi 533mm và 650mm. Để phóng tên lửa calip 650mm người ta bố trí 2 máy phóng ở khu vực đầu mũi tầu, gia cố chắc chắn, cửa ống phóng với lắp đậy ngăn nước ngấm vào.
Từ 2/1965 đến tháng 5/1967 tầu ngầm S-65 thực hiện 21 lần phóng tên lửa 533mm.








Còn tiếp.
       Bác cho em hỏi ngu tí , vậy trong trường hợp nào tàu ngầm dùng tổ tên lửa chống ngầm và khi nào dùng ngư lôi ?
Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #166 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2010, 07:14:27 pm »

Bác cho em hỏi ngu tí , vậy trong trường hợp nào tàu ngầm dùng tổ tên lửa chống ngầm và khi nào dùng ngư lôi ?
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bạn raucaixanh! Trên tầu ngầm thường được trang bị máy phóng thủy lôi 533mm. Máy phóng thủy lôi có thể dùng để phóng thủy lôi cũng có thể được sử dụng phóng các loại tên lửa- Thủy lôi. Tên lửa thủy lôi thường có hành trình : Dưới nước-Không trung-Dưới nước (Nếu tên lửa được phóng đi từ tầu ngầm). Tầm phóng tên lư-Ngư lôi từ 10-50km. Thủy lôi chỉ có hành trình ở dưới nước và có tầm phóng tối đa 10km.
Tùy từng trường hợp người chỉ huy trên tầu ngầm sẽ quyết định sử dụng loại vũ khí nào. Trường hợp cận chiến hoặc cần tiêu diệt tầu nổi ở cự li gần, ngư lôi sẽ được chọn, còn nếu ngầm đối ngầm ở cự li xa (trên 10km đến 50km) thì tên lửa-Ngư lôi sẽ được chọn.
Logged
hoangpilot
Thành viên
*
Bài viết: 654


« Trả lời #167 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2010, 03:17:08 pm »

Máy bay Tu-142 , Il-38 , Ka-28,29,27 có thể trang bị loại tên lửa chống ngầm như tàu ngầm và tàu nổi không vậy bác longtrec
Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #168 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2010, 05:47:35 pm »

Máy bay Tu-142 , Il-38 , Ka-28,29,27 có thể trang bị loại tên lửa chống ngầm như tàu ngầm và tàu nổi không vậy bác longtrec

Tên lửa chống ngầm thường là chủng Tên lửa-Thủy lôi có kích cỡ 533mm và 650mm được thiết kế trang bị trên tầu ngầm hoặc tầu nổi. Tên lửa -Thủy lôi chống ngầm được phóng đi từ container trên tầu nổi hoặc máy phóng thủy lôi trên trầu ngầm. tên lửa-Thủy lôi chống ngầm thường có trọng lượng lớn Vd: Tên lửa 82R sử dụng trong tổ hợp "Cơn lốc" có trọng lượng 1800kg, còn  tên lửa 85Ru sử dụng trong tổ hợp "Раструб-Б" có trọng lượng 4000kg.

 
Trục thăng KA-27/28/31 là trục thăng chống ngầm ngoài ra đa cảnh báo sớm có thể được trang bị thủy lôi, bom chìm nhưng trọng lượng không quá 800kg. Còn trục thăng KA-29 là trục thăng vận tải đổ quân (Lính thủy đánh bộ) không phải trục thăng săn ngầm.

Tu-142 là máy bay săn ngầm có khả năng mang 4400kg(trung bình) và 8845kg(Tối đa).Trên Tu-142 được trang bị thủy lôi AT-2/3 , ngư lôi và có thể là tên lửa chống hạm KH-35.

IL-38 được mệnh danh là "Rắn biển" là máy bay săn ngầm hạng nặng có 4 động cơ phản lực cánh quạt.
 Vũ khí trang bị  :
• Thủy lôi АТ-1 hoặc АТ-2.
• 10 bom chìm PLAB-250/ ПЛАБ-250;
• 8 Mìn (Ngư lôi) AMD-2/ АМД-2;

Hoangpilot! Tên lửa chống ngầm thường có kích cỡ và trọng lượng lớn nên không trang bị trên các loại máy bay mà bạn nêu trên.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Tám, 2010, 02:34:25 am gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #169 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2010, 03:31:11 pm »

TỔ HỢP TÊN LỬA CHỐNG NGẦM "THÁC NƯỚC/Водопад" VÀ  "GIÓ/Ветер".



Tháng 12/1969 sau khi có quyết định của Hội Đồng Bộ Trưởng LX tổ hợp tên lửa chống ngầm « Thác nước/Водопад»  và  « Gió/Ветер» được phát triển.
 
Tổ hợp tên lửa chống ngầm « Thác nước/Водопад» sử dụng tên lửa 86R nhiên liệu rắn, được phóng từ máy phóng hủy lôi 533mm.
 Tổ hợp tên lửa « Thác nước/Водопад» sử dụng 2 loại đầu đạn (Thủy lôi) kích thước nhỏ 400mm UMGT-1 và đầu đạn hạt nhân. Tên lửa được phóng ra từ tầu ngầm khi thoát khỏi nước vào không trung bằng góc độ được hiệu chỉnh bởi hệ thống quán tính trên tên lửa. Ở vị trí  được tính toán trước trong quỹ đạo , phần ngư lôi hoặc đầu đạn nguyên tử sẽ tách dời với phần tên lửa (dơi xuống mặt nước) . Thủy lôi hoặc đầu đạn hạt nhân sẽ lao xuống nước ở vị trí mục tiêu ( Tầu ngầm). Nó sẽ tìm kiếm mục tiêu (Tầu ngầm) bằng đầu dẫn đường thu âm thanh, ngư lôi UMGT-1 là loại ngư lôi điện. Ngư lôi UMGT-1 có tốc độ 41 hải lý/h , phạm vi hoạt động 8km ở độ sâu tối đa 500m. Hệ thống dẫn đường âm thanh chủ động-Bán chủ động. Ngư lôi có bán kính phản ứng lại với kênh chủ động là 1500m. Nguồn năng lượng trên ngư lôi là pin bac-Magie kích hoạt bằng nước biển...

 Việc thử nhiệm ngư lôi UMGT-1 được tiến hành trên tầu ngầm đề án 690.

Tầm bắn tối đa của tổ hợp tên lửa chống ngầm « Thác nước/Водопад» là 37km, phiên bản cải tiến có tầm bắn đến 50km (RPK-6M).

Tổ hợp tên lửa chống ngầm « Gió/Ветер»  sử dụng tên lửa 88R nhiên liệu rắn, được phóng từ máy phóng thủy lôi trên tầu ngầm Calip 650mm, chiều dài tên lửa 11m. Tên lửa trong tổ hợp « Gió/Ветер» có 2 loại đầu đạn , như đầu đạn ( Ngư lôi) UMGT-1 trong tổ hợp « Thác nước/Водопад» và đầu đạn hạt nhân. Tổ hợp tên lửa « Gió/Ветер» có công suất mạnh hơn tổ hợp « Thác nước/Водопад» nên tầm phóng và độ sâu có thể thực hiện phóng tên lửa tăng hơn 2-3 lần.
 Đi đầu trong việc phát triển tổ hợp « Thác nước/Водопад» và « Gió/Ветер» là phòng thiết kế "Novator" Minaviaproma (Trước đây là phòng thiết kế số 9), trưởng phòng, nhà thiết kế Л. В. Люльев.
 Thủy lôi UMGT-1 được viện khoa học-sản xuất thống nhất "Uran" nghiên cứu chế tạo. Phần tên lửa được phát triển tại viên nghiêm cứu 25, trưởng phòng А. С. Абрамов.

Việc thử nhiệm 2 tổ hợp « Thác nước/Водопад» và « Gió/Ветер»  ban đầu được tiến hành tại nhà máy 444, sau đó chuyển toàn bộ xuống tầu ngầm S-11 và S-49,  đề án 633RV . Phần khóa nòng trên máy phóng thủy lôi 650mm được đặt trong 1 hộp kín rất chắc chắn, thiết bị AERVD-100 được thiết kế với nhiệm vụ nhập dữ liệu cho tên lửa.
 
Tổ hợp tên lửa chống ngầm « Thác nước/Водопад» được tiếp nhận trang bị cho Hải quân năm 1981 dưới mã số : RPK-6.
Tổ hợp tên lửa chống ngầm « Gió/Ветер» được tiếp nhận trang bị năm 1984 dưới mã số : RPK-7.

Phương Tây gọi tổ hợp tên lửa chống ngầm « Thác nước/Водопад» là
:
 SS-N-16 Stallion, trong đó phân biệt:
 SS-N-16A ( Đầu đạn-Ngư lôi).
 SS-N-16V (Đầu đạn hạt nhân).

Người Nga còn gọi tổ hợp tên lửa chống ngầm « Gió/Ветер» là:

RU-100 (Đầu đạn-Ngư lôi 400mm).
RU-100 Vodopod (Đầu đạn hạt nhân ), tầm bắn 100km.


Mời các bạn xem Clip vụ thử tên lửa chống ngầm « Thác nước/Водопад» . Đây là cuộc thử nghiệm RPK-6M ( Phiên bản cải tiến) từ giá phóng mô phỏng.
http://azlok.livejournal.com/121063.html



Bài được dịch tổng hợp từ các nguồn:
http://warfare.ru/rus/?lang=rus&linkid=2111&catid=312

http://fvuv.com/archives/215
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Tám, 2010, 07:30:02 pm gửi bởi longtrec » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM