Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 03:38:22 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tên lửa Nga - Sức mạnh vượt trội trên chiến trường.  (Đọc 362833 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #150 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2010, 05:31:11 pm »

TÊN LỬA CHỐNG RADA KH-31P/X-31П




Tên lửa siêu âm lắp trên máy bay KH-31P với đầu dẫn đường rada định vị thụ động được phát triển nhằm tiêu diệt các hệ thống rada điều khiển hệ thống phòng không của đối phương. KH-31P còn bao gồm nhiệm vụ bắn hạ các tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung và tầm xa của Phương Tây như :«Patriot», «Improved Hawk», «Nike Hercules»  cùng một số loại khác.
 Điểm đặc biệt của tên lửa KH-31P được phân biệt với các dòng tên lửa chống rada  trước đó là : Tầm bắn xa,  có tốc độ siêu âm trong suốt hành trình, ổn định quỹ đạo trong điều kiện cường độ nhiễu động cao, ngắt bức xạ rada dẫn đường trước khi đến mục tiêu.
 Tên lửa chống rada KH-31P được phòng thiết kế chế tạo máy " Ngôi sao/ОКБ «Звезда». " phát triển dưới sự lãnh đạo của trưởng phòng-Nhà thiết kế Г.И.Хохлова .

Trên cơ sở tên lửa chống rada KH-31P phòng thiết kế chế tạo máy " Ngôi sao" đã phát triển tên lửa chống hạm là KH-31A và tên lửa không đối không KH-31PD. Cả hai phiên bản tên lửa KH-31A và KH-31PD có tầm bắn vượt xa với tên lửa KH-31P(110km) lần lượt là 160km và 250km.

Phương Tây gọi KH-31 là : AS-17 "Kripton".

Tên lửa chống hạm KH-31P sử dụng hệ thống khí động học cấu hình (X) bố cục ở cánh và bộ phận lái. tên lửa KH-31P có 3 ngăn, mỗi ngăn là 1 cấu trúc, chức năng hoàn chỉnh.Bên ngoài vỏ tên lửa bố trí 4 ống tròn ở 4 góc có mũi hình nón lấy khí , đóng, thải trong quá trình bay với tốc độ siêu âm.
 Tên lửa được trang bị đầu đạn tác chiến chủng loại nổ phân mảnh.
Động cơ tên lửa là động cơ phản lực không khí dòng thẳng (Двигатель — прямоточный воздушно-реактивный) do phòng thiết kế chế tạo máy " Liên minh/МКБ «Союз» thành phố Turaevo thuộc tỉnh Moscow (г.Тураево Московская область) phát triển.

Động cơ bao gồm cửa hút gió, thùng nhiên liệu với hệ thống " Rồn nén" và thiết bị pha trộn nhiên liệu. Buồng đốt phía trước với vòi phun nhiên liệu siêu âm không điều chỉnh (камера сгорания с нерегулируемым сверхзвуковым соплом).  Điều tiết Roszhiga là hệ thống điện tử thủy lực (электрогидравлическая система регулирования росжига).
 Tên lửa KH-31P sử dụng nhiên liệu rắn, sau khi tên lửa tách khỏi máy phóng gắn dưới cánh máy bay, máy gia tốc phía đuôi tên lửa kích hoạt làm việc nhằm cung cấp cho tên lửa lực đẩy tối đa để tên lửa đạt tốc độ siêu âm . Lúc này động cơ phản lực không khí dòng thẳng sẽ làm việc lấy khí trực tiếp trong quá trình bay với tốc độ siêu âm. Sau khi kết thúc quá trình tăng tốc cho tên lửa, máy gia tốc sẽ tự tách khỏi tên lửa và dơi xuống.
 Việc sử dụng thiết bị đẩy tích hợp trong động cơ (интегральная двигательная установка) làm tăng tầm bắn và tốc độ cho tên lửa, ngoài ra còn làm giảm kích cỡ  tên lửa. Buồng đốt của động cơ phản lực không khí dòng thẳng trên tên lửa KH-31P có hệ thống làm mát không khí giúp tăng thời gian hoạt động cho động cơ và mở ra khả năng không hạn chế cho việc nâng cấp tên lửa.




Tên lửa siêu âm chống rada KH-31P.



Đầu dẫn đường rada thụ động trên tên lửa KH-31P.
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Tám, 2010, 08:13:53 pm gửi bởi longtrec » Logged
spetsnaz GRU
Thành viên
*
Bài viết: 158



« Trả lời #151 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2010, 09:47:27 am »

Trích dẫn
Hiệp ước gồm 20 điều, trong điều 1 của hiệp ước qui định không xuất khẩu tên lửa có tầm bắn quá 300km, trọng lượng quá 500kg/ quả.
Em xin đính chính một tẹo là Hiệp ước này nhằm ngăn chặn việc phổ biến các loại tên lửa,các phương tiện bay không người lái và công nghệ chế tạo những loại phương tiện này.Hiệp ước MTCR (Missile Technology Control Regime) hạn chế các loại phương tiện này phải có tầm bắn (bay) không quá 300km,tải trọng (khối lượng đầu đạn mang theo) không vượt quá 500kg   Wink
Nhờ vậy việc xuất khẩu các tên lửa và công nghệ chế tạo tên lửa đã được hạn chế  Smiley tự chế nhà dùng thì vô tư Grin Một số chương trình hợp tác giữa các nước nhằm phát triển chung các loại tên lửa cũng được hủy bỏ vì chế độ kiểm soát này.
Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #152 vào lúc: 19 Tháng Tám, 2010, 01:45:39 am »

Tiếp theo : " TÊN LỬA CHỐNG RADA KH-31P/X-31П "



Trên cơ sở tên lửa KH-31P phòng thiết kế chế tạo máy "Ngôi sao" còn phát triển 1 loại tên lửa mục tiêu MA-31. Năm 1994 tên lửa mục tiêu MA-31 nhận được thông báo của Bộ Hải Quân Mỹ đã chiến thắng trong cuộc đấu thầu của Bộ Hải Quân Mỹ. Tại bãi thử Point Mugu, bang  California đã phóng thử 4 tên lửa mục tiêu MA-31, cả 4 tên lửa đều vượt qua các tên lửa cùng loại đáp ứng mọi điều kiện khắt khe của Bộ Hải Quân Mỹ. Hợp đồng cung cấp tên lửa mục tiêu MA-31 được Nga-Mỹ ký kết ngay sau đó mỗi năm Nga cung cấp cho Mỹ 20-40 tên lửa mục tiêu này.

 Tại sao người Mỹ lại hướng quan tâm của mình tới tên lửa KH-31? Đây là mong muốn của Bộ Hải Quân Mỹ mong muốn phát triển và hoàn thiện hệ thống phòng thủ tên lửa của mình.Trong giai đoạn thập kỷ 90 tại Nga xuất hiện 1 loại tên lửa siêu âm có cánh 3M-80E trong tổ hợp tên lửa "Moskit" (Tôi đã có bài viết về tổ hợp tên lửa này). Đây là tên lửa chống hạm siêu âm có cánh, "Moskit" là nỗi kinh hoàng của các tầu chiến Mỹ đã được NATO đặt tên là SS-N-22 «Sunburn» . Tổ hợp tên lửa " Moskit" đã được Tập Đoàn xuất khẩu vũ khí Quốc gia (госкомпания «Росвооружение» ) bán cho TQ kèm theo khu trục đề án 956 lớp "Hiện đại/Современный" trước đó. Với kho vũ khí tên lửa TQ nhập từ Nga và 1 số chủng loại tên lửa TQ tự phát triển không khỏi khiến cho giới Lãnh đạo Mỹ bất an.

Những Quốc gia nhập kẩu của Nga  tên lửa KH-31.

1/ Ukraina.
2/Trung Quốc.
3/ Việt Nam.
4/ Ấn Độ.
5/ Năm 1997 Mỹ nhập của Nga 4 tên lửa mục tiêu MA-31 và năm 1998 nhập thêm 9 tên lửa MA-31 nữa.

Những phiên bản tên lửa được phát triển từ tên lửa KH-31P.


-KH-31A (Mẫu sản xuất 77A) là tên lửa chống hạm với nhiệm vụ phá hủy các tầu nổi có lượng choán nước lên tới 4500t, tên lửa KH-31A được trang bị trên máy bay Su-24М, Su-27К-2, Su-27IB  với tổ hợp "МЗ" (Su-32PHN là phiên bản xuất khẩu), Su-30МК, Мig-29К, Мig-29М, Мig-29SМТ và Yak-141. Tên lửa KH-31A có tầm bắn 160km( nhưng có tài liệu khác lại nói KH-31A có tầm bắn 5-50( 10-70km) hoặc 110km).
-Tên lửa KH-31PD là tên lửa không đối không có tầm bắn 250km , trọng lượng tên lửa tăng gần 100kg so với nguyên mẫu ( có tài liệu khác nói tầm bắn KH-31PD là 160km).
-Tên lửa mục tiêu MA-31 là tên lửa mục tiêu không có đầu dẫn đường, không có đầu đạn tác chiến, một số chi tiết được sửa đổi so với tên lửa nguyên mẫu, đầu tên lửa thon hơn , tên lửa có tầm bắn 5-50(10-70)km .




Còn tiếp
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Tám, 2010, 03:35:49 pm gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #153 vào lúc: 19 Tháng Tám, 2010, 04:18:47 pm »

Nhờ các bác Mod, Min xóa hộ bài trên, lúc trước không hiểu vì sao tôi gửi bài chỉ hiển thị dòng đầu.

Tiếp theo và hết phần tên lửa KH-31P.




THÔNG SỐ KỸ THUẬT

Máy bay có khả năng trang bị tên lửa chống rada KH-31P: Mig 29k, Mig-29SMT , Mig 29M , Su-24M, Su-25T, Su-34, Su-35 và Yak 141.

 Máy bay có khả năng mang tên lửa chống hạm KH-31A :
Su-24М, Su-27К-2, Su-27IB  với tổ hợp "МЗ" (Su-32PHN là phiên bản xuất khẩu), Su-30МК, Мig-29К, Мig-29М, Мig-29SМТ và Yak-141

Máy bay có khả năng mang tên lửa không đối không KH-31PD: Su-30МК (МКИ, МКМ, МК2), Su-35, Мig-29К, Мig-29КUB, Мig-35 .

-Tầm bắn : KH-31P :15-110km.
                  KH-31PD : 250km ( Có tài liệu nói 160km).
                  KH-31A :160km (nhưng có tài liệu nói 5-50 (10-70))km.
-Tốc độ tối đa: 1000m/s (cho cả 3 loại tên lửa KH-31/P/A/PD).
-Tốc độ trung bình :600-700m/s (cho cả 3 loại tên lửa KH-31/P/A/PD).
-Tốc độ máy bay : 600-1100km/h
-Trần phóng : KH-31P và KH-31PD là 0,1-15km còn KH-31A là 0,05-15(0,1-10)km.
-Chiều dài :4700mm (cho cả 3 loại tên lửa KH-31/P/A/PD).
-Đường kính lớn nhất :360mm (cho cả 3 loại tên lửa KH-31/P/A/PD).
-Sải cánh : 780mm (KH-31/P/PD) , 778mm( Kh-31A).
-chiều dài bộ phận lái :1005-1125mm(KH-31/P/PD) , 1005mm(Kh-31A).
-Trọng lượng trước lúc phóng : KH-31P : 599-600kg.
                                                KH-31PD : 700kg.
                                                KH-31A : 600-610kg.
-Trọng lượng đầu đạn : KH-31P : 87-90kg.
                                    KH-31PD : 110kg.
                                    KH-31A : 90-95,5kg.
-Thiết bị phóng : AKU-58 (cho cả 3 loại tên lửa KH-31/P/A/PD).
-Phát triển  và chế tạo thiết bị phóng: Nhà máy "Vympel".
-Trọng lượng thiết bị phóng: 185kg
-Dài:3810mm.
-Rộng:130mm.
-Cao: 220mm.



Dịch tổng hợp từ các nguồn sau :
http://www.airwar.ru/weapon/pkr/x31a.html
http://airbase.ru/hangar/weapons/kh-31/
http://worldweapon.ru/sam/x31a.php#
http://ktrv.ru/production/68/653/897/



« Sửa lần cuối: 19 Tháng Tám, 2010, 08:08:38 pm gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #154 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2010, 11:38:19 pm »


Thưa các bạn! Tạm gác lại phần tên lửa chống rada , tôi xin cùng các bạn tới phần tên lửa chống ngầm. Mong ước của tôi là góp một số thông tin hỗ chợ cho các topic "Chống ngầm" và "Chống áp chế phòng không" cùng những người có trách nhiệm với Tổ quốc. Tổ quốc Vn chưa đến lúc lâm nguy nhưng nguy cơ sảy ra sung đột trên biển ngày một cao. Với sự kiện BC đã huy động hàng trăm xe bọc thép có khả năng lội nước, pháo tự hành, xe chở quân với hàng ngàn binh lính ra quần đảo Hoàng Sa tiến hành diễn tập thực binh.
BC đã huy động sự tham gia của một sư đoàn phòng không đóng tại quân khu Quảng Châu. Theo đó, nội dung mà quân khu này tham gia diễn tập bao gồm khoa mục tiếp dầu trên không, tấn công đánh chiếm đảo, diễn tập phòng không…
 Ngoài những điều người ta rễ nhận thấy , thực chất lần này BC muốn chuyển hợp phát số vũ khí, khí tài ra các đảo chiếm được của Vn. BC muốn gì đây? Cảnh cáo cuộc diễn tập Mỹ-Hàn tới đây hay cảnh cáo VN đang có mối quan hệ ngày một ấm với Mỹ? Nhưng thực tế hơn cả là BC đang muốn củng cố phòng thủ các đảo, trong quần đảo HS đã chiếm được của VN để làm bàn đạp đánh chiếm các đảo khác......
Thưa các bạn !Từ bài viết này tôi xin cùng các bạn tìm hiểu về các tổ hợp tên lửa chống ngầm, các loại tên lửa chống ngầm . Chúng được trang bị trên các trục thăng săn ngầm, trên các tầu săn ngầm cùng trên các tầu ngầm. Chúng hiện đang được biên chế trang bị cho Quân độ Nga, một số đang được phép xuất khẩu....
Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #155 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2010, 04:46:10 pm »

TỔ HỢP TÊN LỬA CHỐNG NGẦM  "CƠN LỐC/ВИХРЬ"




Với việc Mỹ cho ra đời lớp tầu ngầm nguyên tử có khả năng mang tên lửa đạn đạo "Polaris A-1", buộc Liên Xô phải có phương sách phòng thủ chống ngầm.
Nghị quyết của hội đồng Bộ trưởng Liên Xô № 111-463 ra ngày 13/10/1960 qui định việc nghiêm cứu phát triển tổ hợp tên lửa chống ngầm trang bị trên các tầu nổi và tầu ngầm. Mục đích phá hủy các tầu ngầm của đối phương từ cự li xa.
 Theo nghị quyết bắt đầu phát triển tổ hợp tên lửa chống ngầm trên nền tảng từ tên lửa thời tiết của cơ quan khí tượng thủy văn gọi là : " Bão tuyết/Вьюга", " Gió giật/Шквал", " Cơn lốc/Вихрь", "Purga/Пурга", và những thủy lôi : " Gấu trúc/Енот", Plat-1/ ПЛАТ-1, Plat-2/ ПЛАТ-2 cùng nhiều loại thủy lôi khác.
Tổ hợp tên lửa chống ngầm đầu tiên thuộc lớp " Tầu nổi- Tầu ngầm" (Tầu nổi chống ngầm) mang tên lủa "Cơn lốc-1". Tiên phong trong vấn đề nghiêm cứu phát triển tên lửa chống ngầm là viện nghiêm cứu-1 thuộc Ủy Ban Quốc Gia về kỹ thuật phòng thủ НИИ-1 ГКОТ (научно-исследовательский институт -1 , Государственный комитет по оборонной технике). Đứng đầu là nhà thiết kế Н.П. Мазуров. Trong quá trình nghiêm cứu phát triển "Cơn lốc-1" có sự cộng tác giúp đỡ của 1 số Viện nghiên cứu như : Viện số 6, Viện số 9 , Viện số 2 và một số Viện nghiêm cứu khác.

Tổ hợp tên lửa chống ngầm "Cơn lốc-1" bao gồm : Tên lửa đường đạn không điều khiển 82R (баллистическая неуправляемая ракета 82Р), hai khoang sử dụng nhiên liệu rắn. Thiết bị phóng MS-18 hai hướng, tự động lạp tên lửa có hình trống ( 8 tên lửa). Hệ thống điều khiển bắn PUSTB-1123 "Bạch tuộc/ Спрут"( Do trung tâm thiết kế 209 phát triển). Điều thú vị là hệ thống điều khiển bắn "Bạch tuộc/ Спрут" không chỉ điều khiển tổ hợp tên lửa chống ngầm  "Cơn lốc-1" mà còn là tổ hợp điều khiển bắn cho tổ hợp tên lửa tổng hợp M-11.

Tuần dương hạm " Moscow" đề án 1123 là tuần dương hạm đầu tiên được trang bị tổ hợp tên lửa chống ngầm . Điều đặc biệt của đề án không chỉ mang được  tổ hợp "Cơn lốc -1" với tên lửa 82R mà còn có thể mang  tổ hợp tên lửa tổng hợp M-11   với tên lửa "Bão biển/Шторм" ,điều khiển bắn chung là tổ hợp  PUSTB-1123.
 Thực hiện phóng tên lửa chống ngầm " Cơn lốc" với thông số mục tiêu lấy từ các thiết bị thủy âm của tầu hoặc lấy từ nguồn bên ngoài (Từ trục thăng săn ngầm, phao thủy âm). Hệ thống điều khiển bắn PUSTB-1123 "Bạch tuộc/ Спрут" sử lý thông tin, cung cấp dữ liệu cự li, góc phóng cho thiết bị phóng MS-18.Tổ hợp tên lửa " Cơn lốc-1" có thể phóng từng quả hoặc phóng loạt 2 quả tên lửa .




Thiết bị phóng tên lửa chống ngầm.



Tuần dương Moscow với tổ hợp tên lửa chống ngầm "Cơn lốc-1"
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Tám, 2010, 01:07:14 pm gửi bởi longtrec » Logged
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #156 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2010, 11:50:06 pm »

TỔ HỢP TÊN LỬA CHỐNG NGẦM  "CƠN LỐC/ВИХРЬ"

Tổ hợp tên lửa chống ngầm "Cơn lốc-1" bao gồm : Tên lửa hành trình không điều khiển 82R (баллистическая неуправляемая ракета 82Р), sử dụng nhiên liệu rắn. Thiết bị phóng MS-18 hai hướng, tự động lạp tên lửa có hình trống ( 8 tên lửa). Hệ thống điều khiển bắn PUSTB-1123 "Bạch tuộc/ Спрут"( Do trung tâm thiết kế 209 phát triển). Điều thú vị là hệ thống điều khiển bắn "Bạch tuộc/ Спрут" không chỉ điều khiển tổ hợp tên lửa chống ngầm  "Cơn lốc-1" mà còn là tổ hợp điều khiển bắn cho tổ hợp tên lửa tổng hợp M-11.

Tuần dương hạm " Moscow" đề án 1123 là tuần dương hạm đầu tiên được trang bị tổ hợp tên lửa chống ngầm . Điều đặc biệt của đề án không chỉ mang được  tổ hợp "Cơn lốc -1" với tên lửa 82R mà còn có thể mang  tổ hợp tên lửa tổng hợp M-11   với tên lửa "Bão biển/Шторм" ,điều khiển bắn chung là tổ hợp  PUSTB-1123.
 Thực hiện phóng tên lửa chống ngầm " Cơn lốc" với thông số mục tiêu lấy từ các thiết bị thủy âm của tầu hoặc lấy từ nguồn bên ngoài (Từ trục thăng săn ngầm, phao thủy âm). Hệ thống điều khiển bắn PUSTB-1123 "Bạch tuộc/ Спрут" sử lý thông tin, cung cấp dữ liệu cự li, góc phóng cho thiết bị phóng MS-18.Tổ hợp tên lửa " Cơn lốc-1" có thể phóng từng quả hoặc phóng loạt 2 quả tên lửa .




Thiết bị phóng tên lửa chống ngầm.



Tuần dương Moscow với tổ hợp tên lửa chống ngầm "Cơn lốc-1"

Huyphong làm rõ hơn về bài trên của anh Long:

Tổ hợp Cơn lốc-1 sử dụng đạn tên lửa đường đạn không điều khiển 82R (баллистическая неуправляемая ракета 82Р). Đây là đạn có cơ chế ổn định đường đạn bằng cách xoay quanh thân, được phát triển từ loại đạn tên lửa đường đạn chiến thuật Mặt Trăng-6 của NII-1.

Loại tuần dương mẫu hạm chống ngầm lớp Moskva thuộc đề án 1123 Kondor có 1 bệ phóng MS-18 để phóng đạn chống ngầm 82R. Bệ phóng MS-18 có 2 rãnh phóng và một bộ trống nạp tự động cơ số 8 đạn.

Hệ thống chỉ huy phóng của Cơn lốc-1 trên tàu thuộc đề án 1123 Kondor là PUSTB-1123 "Sprut" (ПУСТБ-1123 "Спрут") nhận tham số mục tiêu (tàu ngầm hoặc tàu mặt nước của đối phương) từ hệ thống định vị thủy âm trên tàu hoặc từ phao tiêu thủy âm do trực thăng săn ngầm thả để chỉnh tầm và hướng phục vụ phóng đạn. Hệ thống Sprut-1 có thể dùng để chỉ huy phóng đạn tên lửa đa dụng M-11 trong chế độ không điều khiển cho nhiệm vụ tiêu diệt tàu nổi của đối phương chứ không dùng cho nhiệm vụ phòng không và chống ngầm. Đạn tên lửa đa dụng M-11 khi được sử dụng đúng chức năng phòng không sẽ do đài điều khiển Grom của tổ hợp Shtorm phòng không trên hạm chỉ huy.
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #157 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2010, 02:47:24 pm »

Tiếp theo và hết : "TỔ HỢP TÊN LỬA CHỐNG NGẦM  "CƠN LỐC/ВИХРЬ"




Tên lửa 82R được trang bị đầu đạn "đặc biệt",  thực chất là bom chìm hạt nhân với đương lượng nổ 10KT. Được phát triển bởi trung tâm nguyên tử LBN ( Viện nghiêm cứu ứng dụng Vật lý toàm Nga)( ВНИИЭФ-Российский федеральный ядерный центр «Всероссийский научно-исследовательский институт экспериментальной физики») thành phố Sarov/Саров. Ngòi nổ do viện nghiên cứu-22 phát triển sẽ kích hoạt tên lửa phát nổ sau khi lao vào mục tiêu (Tầu ngầm) với độ sâu tối đa 500m. Khi bắn ở cự li tối đa độ lệch của tên lửa ước tính -/+ 1200  м. Nếu như không được trang bị đầu đạn hạt nhân thì hiệu quả của tổ hợp tên lửa chống ngầm " Cơn lốc-1" gần như bằng (0).
 Việc sản xuất sery tên lửa " Cơn lốc-1" bắt đầu năm 1964 cùng năm đó tên lửa đã vượt qua được cuộc thử nghiệm Quốc gia giai đoạn 1. Việc phóng tên lửa 82R được thực hiện trên thiết bị phóng mặt đất và hoàn thiện trên tầu chống ngầm đề án 159.
Giai đoàn 2 (năm 1967) thử nhiệm Quốc gia được tiến hành trên tuần dương hạm " Moscow" đề án 1123 . tổ hợp tên lửa chống ngầm "Cơn lốc-1" chính thức được đưa vào biên chế năm 1968 .Sau 12 năm có mặt trong danh sách vũ khí Hải Quân LX đến năm 1980 tổ hợp " Cơn lốc-1" đã bị loại khỏi danh sách.

Đề án  1123 "Kondor/Кондор" được áp dụng cho hạm đội Biển Đen trang bị tổ hợp tên lửa chống ngầm " Cơn lốc-1" trên 2 khu trục " Moscow" và " Leningrag".

Trong những năm tiếp theo đã nâng cấp tổ hợp tên lửa chống ngầm " Cơn lốc-1 " thành "Cơn lốc-2". Đề án gần như giữ nguyên phần tên lửa không điều khiển với đầu đạn hạt nhân. Tầm bắn đã nâng lên đến 44km. Tháng 8/1973 đã phát triển đề án " Cơn lốc-M" đầu đạn " Đặc biệt" đã được thay thế bằng thủy lôi kích cỡ nhỏ "Chim mồi/ Kолибри".

Từ đề án 1123 sau này đã phát triển thành đề án 1143 với thiết bị phóng và hệ thống điều khiển bắn được cải tiến , cơ số tên lửa tác chiến tăng gấp 2.
Đề án 1143 " Chim ưng/Кречет" trang bị trên 3 tuần dương nguyên tử cỡ lớn TAKR/ТАКР (тяжёлый атомный крейсер) "Kiev" , " Minsk" và " Novorossysk" với thiết bị phóng MS-32, hệ thống điều khiển bắn " Bạch tuộc/Спрут-1143" với 16 tên lửa.


Thông số kỹ thuật tên lửa 82R:

-Chiều dài : 6000mm ( Có tài liệu nói 6500mm).
-Đường kính : 540mm ( Có tài liệu nói 544mm).
-Nặng  : 1800kg.
-Tầm bắn : 10-24km.
- Độ sâu phá hủy mục tiêu : 0-500m.
-Tốc độ đầu đạn trong nước : 12m/s.
-Bán kính phá hủy : 1500m.



Dịch tổng hợp từ các nguồn:
http://military.tomsk.ru/blog/topic-365.html
http://flot.sevastopol.info/arms/rbu/vihr.htm

« Sửa lần cuối: 23 Tháng Tám, 2010, 02:13:23 pm gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #158 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2010, 02:01:31 pm »

TỔ HỢP TÊN LỬA CHỐNG NGẦM "BÃO TUYẾT/ ВЬЮГА"



Tổ hợp tên lửa chống ngầm RPK-2 "Bão tuyết/Вюга" được phát triển bởi quyết định của Hội Đồng Bộ Trưởng LX ngày 13/10/1960. Đây là tổ hợp tên lửa chống ngầm đầu tiên do LX sản xuất thuộc chủng loại tên lửa : " Tầu ngầm-Không trung-Tầu ngầm". Đi tiên phong trong vấn đề phát triển tổ hợp tên lửa chống ngầm "Bão tuyết/Вюга" là phòng thiết kế số 9 (Uralmash/Уралмаш). Ngày 20/7/1964 đề án "Bão tuyết/Вюга" được chuyển cho phòng thiết kế số 8 đảm nhiệm, đứng đầu là Л. В. Люльев.
Tổ hợp tên lửa chống ngầm "Bão tuyết/Вюга" sử dụng tên lửa 81R, được NATO đặt tên là :
SS-N-15 Starfish

Ngoài nhiệm vụ chống ngầm , tổ hợp tên lửa chống ngầm "Bão tuyết/Вюга" còn có khả năng phá hủy tầu nổi. Tên lửa 81R được phóng đi từ máy phóng thủy lôi trên tầu ngầm.  Tên lửa 81R được phóng ra khỏi máy phóng thủy lôi bằng không khí nén, động cơ tên lửa cung cấp lực đẩy tối đa cho tên lửa thoát khỏi lực cản và áp suất nước bay vào không trung rồi bổ nhào xuống mục tiêu (Tầu ngầm). Động cơ của tên lửa là động cơ hành trình sử dụng nhiên liệu rắn.
 Ban đầu tổ hợp tên lửa chống ngầm "Bão tuyết/Вюга"  được thiết kế 2 phiên bản tên lửa calip 533mm và 650mm. Để có thể phóng tên lửa 81R từ máy phóng thủy lôi trên tầu ngầm, tên lửa 533mm có chiều dài 8,2m tương tự tên lửa chống ngầm của Mỹ " Sabrot". Tên lửa có calip 650mm có chiều dài 11,3m. Đầu đạn tên lửa chính là thủy lôi có cánh quạt tự điều khiển có kích cỡ nhỏ. Đầu đạn được trang bị vật liệu nổ thông thường có tầm bắn 8-10km.
 Việc thử nhệm tên lửa có calip 650mm được tiến hành tại nhà máy 444, sau đó vận chuyển toàn bộ trang thiết bị đến giá thử trên phương tiện chuyển động dưới nước PSD-4 được thiết kế để thử tên lửa đạn đạo D-4. Giá thử được mang mã hiệu mới "V-1/В-1".
 Trong thời gian từ tháng 10 đến tháng 12 năm 1962 tại bãi thử ở mũi Fiolent (Gần bán đảo Krym/ Крым thuộc Ukraina ngày nay), giá thử V-1 đã phóng 4 quả tên lửa calip 650mm.
 Việc thử nghiệm 2 phiên bản tên lửa trong tổ hợp tên lửa chống ngầm "Bão tuyết/Вюга" sau đó được tiến hành trên tầu ngầm S-65 đề án 613 sau chuyển thành đề án 613RV. Tầu được trang bị 2 máy phóng thủy lôi 533mm và 650mm. Để phóng tên lửa calip 650mm người ta bố trí 2 máy phóng ở khu vực đầu mũi tầu, gia cố chắc chắn, cửa ống phóng với lắp đậy ngăn nước ngấm vào.
Từ 2/1965 đến tháng 5/1967 tầu ngầm S-65 thực hiện 21 lần phóng tên lửa 533mm.





Tên lửa 81R.






Còn tiếp.
Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #159 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2010, 06:42:39 pm »

 Tiếp theo và hết phần "TỔ HỢP TÊN LỬA CHỐNG NGẦM "BÃO TUYẾT/ ВЬЮГА"



Tên lửa Calip 650mm có 2 loại tên lửa là D-93U/Д-93У và 81RT/ 81РТ ( Phát triển năm 1962 và 1964). Theo kế hoạch sẽ đưa ra thử nhiệm theo trương trình thử nhiệm quốc gia 1966. Nhưng 4/3/1964 Ủy ban Công nghiệp -Quân sự ra quyết định trong năm 1964 phải  thử nhiệm 10-12 quả tên lửa calip 650mm.
 Theo lịch trình kiểm nhiệm Quốc gia với tên lửa calip 533mm cần tiến hành trong quí 4 năm 1965 , nhưng thực tế mãi tận 16/5 đến 25/7/1968 mới diễn ra trên Biển đen. Sau khi thực hiện phóng 17 lần ( theo qui định trong trương trình thử nhiệm Quốc gai cần phóng 20 lần), tổ hợp tên lửa " Bão tuyết / Вюга" đã được đánh giá cao và tiếp nhận đưa vào trang bị. quyết định của Hội Đồng Bộ Trưởng LX № 617–209  ra ngày 4/8/1969 đưa tổ hợp tên lửa " Bão tuyết / Вюга" với tên lửa 81R vào biên chế. Tổ hợp tên lửa " Bão tuyết / Вюга" mang mã số :"RPK-2/ РПК-2" được đưa vào trang bị trên tầu ngầm đề án , 705К, 671, 671RТ, 671RТМ.  

 Tổ hợp tên lửa " Bão tuyết / Вюга" với tên lửa 81R Calip 533mm được phóng ra khỏi tầu ngầm từ máy phóng thủy lôi có phương nằm ngang ở độ sâu ~50 m. Pha đầu tên lửa bay theo quán tính trong nước , khi tên lửa toát khỏi mặt nước bay vào không trung theo quỹ đạo, tùy vào tầm bắn của tên lửa mà động cơ nhiên liệu rắn sẽ được bật . Bánh lái giúp bình ổn quĩ đạo tên lửa trong nước khi tên lửa được phóng ra từ máy phóng thủy lôi sẽ được cắt bỏ. Tên lửa 81R tuy không có đầu dẫn đường nhưng lại được trang bị đầu đạn hạt nhân đương lượng nổ 5KT.

Thông số Kỹ thuật tên lửa 81R :

- Đường kính : 533mm.
-Dài : 6500mm ( Lúc ban đầu tên lửa dài 8200mm).
-Trọng lượng trước khi phóng: 1800kg.
-Tầm bắn 10-40km ( Có tài liệu nói 10-35km)
-Đầu đạn : Hạt nhân .


Dịch tổng hợp từ các nguồn:
http://fvuv.com/archives/213
http://ship.bsu.by/weapon.aspx?guid=1000057
http://www.warships.ru/Russia/Weapons/PLO/RPK-2/

http://www.militaryparitet.com/nomen/russia/rocket/turocket/data/ic_nomenrussiarocketturocket/18/
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Tám, 2010, 06:48:36 pm gửi bởi longtrec » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM