Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 05:55:57 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tên lửa Nga - Sức mạnh vượt trội trên chiến trường.  (Đọc 363214 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #130 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2010, 06:14:13 pm »

Bác longtrec ơi nếu cháu không nhầm thì tên lửa chống radar Kh - 25 còn được trang bị cho dòng máy bay Su - 22m4 và Su - 22um3 nữ ạ




Bạn nói đúng đấy tôi sẽ bổ sung ngay, cảm ơn bạn!

Tài liệu của tôi dịch thường tổng hợp từ nhiều tài liệu lên đôi khi tôi hệ thống không hết.
Logged
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #131 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2010, 12:22:58 am »

Có mấy mục này chưa được rõ anh Long ạ:

Trích dẫn
-KH-25MR - Hệ thống rada chỉ huy.
Kh-25MR (Х-25МР) là đạn điều khiển bằng lệnh vô tuyến

Trích dẫn
Двухрежимный двигатель ПРД-276
PRD-276 là động cơ tên lửa dùng thuốc phóng rắn (пороховой ракетный двигатель - ПРД), còn gọi là động cơ tên lửa dùng nhiên liệu rắn (ракетный двигатель твёрдого топлива - РДТТ), với 2 loại thuốc phóng rắn được đúc đồng trục để đốt theo 2 chế độ phù hợp với pha phóng/hành trình và pha cuối của đạn tên lửa.

Trích dẫn
Bố trí trên tên lửa là rada định vị tọa độ mục tiêu-Rada dẫn đường thụ động PRGS-1VP/ПРГС-1ВП hoặc PRGS-2VP/ПРГС-2ВП . Cho phép tìm kiếm tầm hoạt động phạm vi  (A) của rada định vị-Mục tiêu và thu nhỏ lại trong hình quạt ±30o khi tên lửa đang được cheo dưới cánh máy bay. Đầu dẫn đường thụ động PRGS-1VP có tốc độ nén tối đa với ăng-ten tọa độ là 6 độ/s.
 Đầu dẫn đường thụ động PRGS-2VP thực hiện tìm kiếm hệ thống rada định vị - Mục tiêu phạm vị (A1) và nén nó lại ở hình quạt ±30o theo hướng từ +20o đến -40o .Đầu dẫn đường thụ động PRGS-2VP có tốc độ nén tối đa với ăng-ten tọa độ là 8 độ/s).
Đạn tên lửa Kh-25MP được trang bị loại đầu tự dẫn thụ động theo nguồn phát ra đa (пассивная радиолокационная головка самонаведения - ПРГС), với 2 kiểu đầu tự dẫn thụ động là PRGS-1VP/ПРГС-1ВП hoặc PRGS-2VP/ПРГС-2ВП được gắn cho đạn tùy theo băng sóng của đài phát đối phương là A hay A1.

Đầu tự dẫn kiểu PRGS-1VP cho phép đạn tên lửa xác định và bám sát đài phát đối phương hoạt động trong băng sóng A, với vùng cửa sóng ±30 độ phương vị và góc tà theo trục đạn ngay khi đạn vẫn còn trên giá treo của máy bay mang. Ăng ten định vị của đầu tự dẫn kiểu PRGS-1VP có vận tốc góc tối đa là 6 độ/giây.

Đầu tự dẫn kiểu PRGS-2VP cho phép đạn tên lửa xác định và bám sát đài phát đối phương hoạt động trong băng sóng A1, với vùng cửa sóng ±30 độ phương vị, 20 độ tà dương và 40 độ tà âm theo trục đạn ngay khi đạn vẫn còn trên giá treo của máy bay mang. Ăng ten định vị của đầu tự dẫn kiểu PRGS-2VP có vận tốc góc tối đa là 8 độ/giây.

Trích dẫn
Người ta đã tạo ra 1 hệ thống biểu xích thu  hình -laser (лазерно-телевизионной прицельной системы) là : "Kaira" và "Kaira-1"
Đạn Kh-25ML là loại đạn điều khiển bằng lade bán chủ động. Loại máy bay tiêm kích-ném bom Su-17M3 chỉ được trang bị hệ thống định tầm và chiếu xạ lade Klyon-PS (Клён-ПС), trong khi loại máy bay tiêm kích-ném bom Mig-27 lại được trang bị hệ thống ngắm bắn quang truyền hình-lade Kaira hoặc Kaira-K (Кайра-К) để dẫn bắn đạn Kh-25ML.

Từ đời Mig-27 và Su-17M4 được trang bị các hệ thống Kaira và Klyon-54 thì máy bay mới có màn hình đơn sắc TU IT-23T (ТУ-индикатор ИТ-23Т) phục vụ ngắm bắn bằng quang truyền hình đồng bộ với dẫn bắn lade đạn Kh-25ML. Loại Su-17M3 gắn Klyon-PS vẫn phải ngắm bắn chay trên màn kính trực chuẩn nếu muốn bắn đạn này.
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #132 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2010, 12:50:14 am »

Bạn Huyphongssy! Tôi là người tay ngang nhiều khi dịch mà ngây ra chẳng hiểu sao lại thế.

Tài liệu mà tôi dịch là tài liệu chuyên ngành, họ viết cho những người trong ngành quan tâm lên nhiều khi rất khô, rất khó hiểu. Ngay người Nga không học về tên lửa cũng bóp trán khó hiểu, tôi đã cố gắng truyền tải thông tin sao cho sát với tài liệu lại phải mềm hóa để người đọc hiểu được. nếu dịch như bạn  phải là người trong ngành và sẽ không sát với tài liệu, nhưng được cái là người đọc dễ hiểu, nó giống như diễn giải " Kinh thánh " vậy Grin. Kinh thánh diễn giải có ưu điểm là vẫn đúng nội dung nhưng là lời văn tự chứ không phải LỜI SỐNG.
Tôi hiểu rằng mình còn nhiều hạn chế và kiến thức là vô cùng lên không giám dấu rốt.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Bảy, 2010, 02:53:59 am gửi bởi longtrec » Logged
tientt82
Thành viên
*
Bài viết: 290


30/4 | 7/5 | 9/5


« Trả lời #133 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2010, 06:34:33 pm »

Như vậy là tên lửa Kh-25 có 3 loại ; phân biệt dựa theo đầu dẫn đường
Kh-25ML:bằng  laze
Kh-25MR: bằng sóng vô tuyến (radio)
Kh-25MP:bằng radar thụ động
Như thế có thể tên hậu tố của nó là Mô-đun + loại đầu dẫn  Grin (ML=mô-đun Laze;MR=Mô-đun Radio;MP=Mô-đun thụ động)  Grin

Mời các bác vào mổ đầu tự dẫn thụ động sử dụng bước sóng hồng ngoại.Thực ra ; nó là 1 phần của bài Hermes ở trên em đã post ; nhưng xét thấy phạm vi của nó là khá rộng ; hơn nữa là có tin nhà ta thử làm Igla gặp khó khăn ở bộ phận đầu dò .Mà nghe đâu tiền bỏ vào cũng không nhỏ
Nguồn: http://ttvnol.com/forum/gdqp/1237812/trang-54.ttvn#16507327
Đầu tự dẫn

Hiện nay trên thế giới đánh giá rất cao đầu tự dẫn thụ động sử dụng bước sóng hồng ngoại sử dụng để dẫn bắn cho vũ khí có điều khiển

Đầu tự dẫn thụ động dùng bước sóng hồng ngoại có khả năng dò tìm ; nhận dạng ; bám bắt mục tiêu dựa theo các bức xạ hồng ngoại mà mục tiêu phát ra ; cho phép phóng tên lửa theo nguyên lý “bắn-quên”.Nguyên lý này làm tăng đáng kể khả năng sống sót của vũ khí do khả năng bắn từ các vị trí khuất và có thể cơ động chuyển vị trí ngay sau khi bắn.


Sơ đồ ma trận của con quay hồi chuyển hiệu chỉnh (Схема размещения матрицы на корректируемом гироскопе)
1-Thấu kính   2-Ma trận (матрица)-ở đây em hiểu là ma trận các cảm biến hồng ngoại  Huh   3-Bộ chuyển mạch điện tử (электронный коммутатор)      4-Bộ chuyển tín hiệu tương tự-số (аналого-цифровой преобразователь АЦП)    5-Bộ chuyển hệ tọa độ cực sang hệ tọa độ Đề-các (преобразователь координат элементов матрицы из полярной в декартову систему координат)       6-Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (оперативное запоминающее устройство (ОЗУ))      7-thiết bị dò tìm mục tiêu   8-Máy khuếch đại  (усилитель)      9 và 16- cảm biến mômen kênh tốc độ và góc(атчики моментов каналов курса и тангажа соответственно)        10- con quay hồi chuyển hiệu chỉnh (корректируемый гироскоп)   11-Thiết bị chuyển mạch của phần tử ma trận(переключатель элементов матрицы)      12-Cảm biến góc xoay tên lửa      13-Thân tên lửa (корпус ракеты)      14-Rô-to quay con quay hồi chuyển(вращающийся ротор гироскопа)      15- khung trong treo con quay hồi chuyển (внутренняя рамка карданного подвеса)      16-Thiết bị điều khiển tên lửa(аппаратура управления ракетой.)

! chút về hoạt động ; bài bác vitính
http://www.quansuvn.net/index.php/topic,16418.msg232707.html#msg232707
Trích dẫn
Tại sao gọi là hệ thống lái kiểu "con vịt"?
Quan sát con vịt bơi dưới nước. Khi đầu nó quay về hướng nào thì hướng bơi của nó là theo hướng đó. Có nghĩa là đầu hướng đi đâu thì quỹ đạo chuyển động hướng theo đó.
Kiểu lái này trước hết là các tên lửa đối không bám theo nguồn hồng ngoại. Trong đầu hồng ngoại của K-13 đối không (hoặc đầu tự dẫn theo chỉ điểm laser của bom) có một sensor quay quanh trục. Nó đã được "lập trình" sao cho 4 mảnh của sensor trong một vòng quay luôn nhận năng lượng bức xạ hồng ngoại như nhau. Để được thế nó luôn hướng theo nguồn hồng ngoại di chuyển. Chính sự "hướng theo" này tạo ra chênh lệch điều khiển khiến các cánh lái ở phía đầu đưa trục tên lửa trùng với vuông góc mặt phẳng sensor, tức là bám đúng hướng cường độ bức xạ thu được là max.
Nếu sai đừng chấp  Grin

Bài bác than-dau-tuat bên ttvnol
Trích dẫn
Để có thể phân biệt được ống xả động cơ và thân máy bay, người ta sử dụng phương pháp khác, đó là phân tích dải tần hồng ngoại. Mỗi điểm có tỷ lệ năng lượng trong các bước sóng khác nhau. Điểm nào mà phân phối năng lượng gần về vùng đỏ nhìn thấy thì có nhiệt độ cao. Đó là phương pháp đo nhiệt độ qua bức xạ hồng ngoại, Nhưng khác với máy đo trong lò nung(chỉ có một điểm ảnh) đầu dò phải có rất nhiều điểm ảnh, đầu dò hiện đại của tên lửa có trên 20 triệu máy đo nhiệt độ như vậy. Tạo thành một "ảnh mầu" hồng ngoại. Ảnh mầu ở đây là cách nói dễ hiểu ảnh 4 chiều: x,y như thường, z không phải là tầm xa mà là tần số trung bình, t là cường độ. Với nhiệt độ khoảng vài chục và 100 độ, đó là vỏ máy bay, nhiệt độ khoảng 400-600 độ, đó là ống xả. Nếu nhiệt độ 1000 độ trở lên tránh xa, đó có thể là mồi hèn hay Thượng Đế cao quý. Như đọan trên đã nói, chế tạo phim cho đầu dò hồng ngoại có phân tích dải tần (đo nhiệt độ ) gặp rất nhiều khó khăn. Người ta sử dụng điện trở nhiệt rất nhỏ, phải rất nhỏ, cỡ Micron thì mới phản ứng cỡ phần nghìn giây với hồng ngoại, để đủ sức chụp ảnh vài trăm hay vài chục lần một giây. Mỗi điện trở như vậy, cần nhiều linh kiện để điều khiển nó. Một khó khăn nữa là, bản thân các điện trở này đang được đầu dò truyền nhiệt, chúng nóng lên. Nếu chỉ cần phát hiện hồng ngoại thì chỉ cần đo chênh lệch nhiệt độ các điện trở này. Nhưng cần phân tích dải tần (đo nhiệt độ), nên lại phải chế tạo cho mỗi điện trở này một máy làm lạnh. Dầu dò được làm lạnh đến vài chục độ C âm, rồi cắt làm lạnh, bức xạ thu được làm chúng nóng lên, tốc độ nóng lên của chúng được đo, hết chu trình đo, chúng lại được làm lạnh, thời gian một chu trình rất ngắn, nên nhiệt độ không truyền kịp từ các thành phần khác của đầu dò sang điểm đo, nên đo chính xác nhiệt độ mục tiêu. May thay, có một cơ chế giúp chế tạo những tủ lạnh siêu nhỏ, đó là tiếp giáp. Điện tử đi từ chất rắn dẫn điện có mức năng lượng điện tử tự do cao, sang chất có mức đó thấp, sẽ xả ra chút năng lượng khi đi qua mặt tiếp giáp, làm mặt này nóng lên. Nếu dòng điện tử ngược lại, thì mặt tiếp giáp lạnh đi. Và thế là nhiệt độ được điện tử tải từ mặt tiếp giáp này sang mặt tiếp giáp kia trong dòng điện đóng kín. Như vậy, cần hàng chục triệu căn phòng quan sát có điều hòa (riêng rẽ) cho một đầu dò, mới đảm bảo đo nhiệt độ điểm ảnh. Có thể sử dụng phương pháp làm lạnh đồng đều (tòan bộ phim một lúc), nhưng hiệu quả rất thấp, chỉ dễ chế tạo thôi. Một phương pháp vật lý mới đang được thử nghiệm làm phim hồng ngoại có lọc mầu, đó là phim phân cực, nó hấp thụ những photon thích hợp với lớp tiếp giáp. Nhưng đến nay, phim dùng làm lạnh điện vấn là phim hồng ngoại nhậy nhất.
Nhưng để dừng lại như thế (thông tin về cường độ và nhiệt độ cho mõi điểm ảnh), đầu dò chưa phân biệt được bột quả bom, thùng dầu phụ và thân máy bay. Nó không phân biệt được một hòn bi đặt trước đầu dò vài phân hay một máy bay ném bom ở xa chục cây số. Đây lại là nhiệm vụ của khâu sử lý, dữ liệu từ phim được chuyển đến phần phân tích. Với data-link, đầu dò biết được khoảng cách đến mục tiêu qua thiết bị khác, như bệ phóng hay máy bay mẹ.

Như vậy:dùng phương pháp đo nhiệt độ điểm ảnh để phân biệt đuôi động cơ và thân máy bay. Đặc điểm của phương pháp này là:
1: khó làm phim nhất trong các máy ảnh hồng ngoại
2: cung cấp nhiều dữ liệu cho khâu sử lý, bao gồm dữ liệu về ảnh hai chiều và nhiệt độ phát xạ, cường độ phát xạ. Mở ra khả năng nhận dạng hình học trong khâu sử lý.
3: phân biệt được mồi giả, mặt trời, đuôi động cơ và thân máy bay.

Việc phân biệt đuôi và thân máy bay với SAM sử dụng trên xe hay AAM tầm xa (SAM: tên lửa đất đối không, AAM: tên lửa không đối không), có kích thước lớn, mang đầu đạn lớn không quan trọng lắm. Nhưng với tên lửa vác vai hay đầu đạn AAM tầm ngắn thì khác, chúng phải đổi việc sử dụng đầu đạn nhỏ bằng việc dùng đầu dò lớn, chính xác. Nếu không, tên lửa chỉ gây một vài lỗ thủng nhỏ. Nếu có thêm thông tin qua data-link, thì phân biệt được loại mục tiêu. và tên lửa sẽ bỏ qua bom hay thùng dầu phụ, vượt qua ống xả tấn công thân máy bay. OK, ngon, chưa. Nó còn còn có thể nhận dạng hình học và tấn công thẳng vào buồng lái,nhưng điều này còn đang thử nghiệm.

Có bác nào backup được bài bên 5nam của ttvnol cho em xin ạ  Grin
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Bảy, 2010, 06:59:58 pm gửi bởi tientt82 » Logged

Chúng ta sẽ không lùi ; vì đằng sau là Mátxcơva ...
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #134 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2010, 07:13:02 pm »

Như vậy là tên lửa Kh-25 có 3 loại ; phân biệt dựa theo đầu dẫn đường
Kh-25ML:bằng  laze
Kh-25MR: bằng sóng vô tuyến (radio)
Kh-25MP:bằng radar thụ động
Như thế có thể tên hậu tố của nó là Mô-đun + loại đầu dẫn  Grin (ML=mô-đun Laze;MR=Mô-đun Radio;MP=Mô-đun thụ động)  Grin

M không phải Mô-đun đ/c nhé Wink M là viết tắt của Bản hiện đại hoá/Модернизированная. Các đạn Kh-25L/R/P trước đây gọi chung là tên lửa 69, nhưng tới Kh-25ML/MR/MP thì được gọi tương ứng là tên lửa 713/714/711-712 (tên lửa 711 dùng đầu tự dẫn PRGS-1VP, tên lửa 712 dùng đầu tự dẫn PRGS-2VP).
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
tientt82
Thành viên
*
Bài viết: 290


30/4 | 7/5 | 9/5


« Trả lời #135 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2010, 07:43:53 pm »

Hu hu ; bác nào lên sửa Wiki đi kìa  Grin

Lúc đầu em thấy khác nhau căn bản là đầu dẫn nên gắn tên theo mô đun dẫn đường cũng được ; nhưng đúng là Kh-25Mx khác với Kh-25 (số 69) cả 1 số điểm khác nữa

Cảm ơn bác oldbuff đã góp ý  Grin
Logged

Chúng ta sẽ không lùi ; vì đằng sau là Mátxcơva ...
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #136 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2010, 08:02:23 pm »

Trong tất cả các loại vũ khí Nga khi được nâng cấp thì bao giờ cũng có chữ M, đây chính là chữ đầu của Mодернизация : Nâng cấp, hiện đại . Mục đích để phân biệt với nguyên mẫu. Trong topic " Tàu" tôi đã giải thích vấn đề này 1 lần rồi. Để dễ hiểu tôi đưa 1 số ví dụ là máy bay mà VN gần đây hay nhắc tới nhất .

Ví dụ:
Su-30 khi được nâng cấp gọi là Su-30MK, Việt Nam sẽ nhập tổng cộng 20 Su-30MK2 đây là phiên bản nâng cấp gần như mới nhất của Su-30. Gần đây có thông tin VN mong muốn nhập Su-30MK3 là phiên bản nâng cấp mới nhất của Su-30.Tất cả ví dụ trên cho ta thấy rõ đâu là vũ khí nguyên bản đâu là vũ khí nâng cấp.

P/m Tiêntt82 thông tin ở kiwi và Vitinfo cũng là thông tin dịch hoặc sao chép thôi, và họ rất hay bị lỗi. Nếu em đọc được tiếng Nga sao không đọc những tài liệu chính thống ở các trang uy tín.
Logged
tientt82
Thành viên
*
Bài viết: 290


30/4 | 7/5 | 9/5


« Trả lời #137 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2010, 10:46:32 pm »

He he ; em xin nghiêm chỉnh rút kinh nghiệm  Grin
Từ giờ cạch hoàn toàn wiki ; cơ mà em thấy wiki tiếng Nga cũng không đến nỗi đâu (trừ bài này  Grin)

Mà trước em có nghe hình như Liên Xô có cuốn bách khoa toàn thư do nhà nước soạn cỡ vài chục tập dày cộp ; hình như cỡ vào những năm 70-80 em không chắc lắm 

Không biết các sách đó có được đưa lên mạng không nhỉ  Huh
Logged

Chúng ta sẽ không lùi ; vì đằng sau là Mátxcơva ...
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #138 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2010, 11:07:41 pm »

Bạn Huyphongssy! Tôi là người tay ngang nhiều khi dịch mà ngây ra chẳng hiểu sao lại thế.

Tài liệu mà tôi dịch là tài liệu chuyên ngành, họ viết cho những người trong ngành quan tâm lên nhiều khi rất khô, rất khó hiểu. Ngay người Nga không học về tên lửa cũng bóp trán khó hiểu, tôi đã cố gắng truyền tải thông tin sao cho sát với tài liệu lại phải mềm hóa để người đọc hiểu được. nếu dịch như bạn  phải là người trong ngành và sẽ không sát với tài liệu, nhưng được cái là người đọc dễ hiểu, nó giống như diễn giải " Kinh thánh " vậy Grin. Kinh thánh diễn giải có ưu điểm là vẫn đúng nội dung nhưng là lời văn tự chứ không phải LỜI SỐNG.
Tôi hiểu rằng mình còn nhiều hạn chế và kiến thức là vô cùng lên không giám dấu rốt.

Mấy tài liệu gốc Nga thì em biết Grin Họ trình bày vắn tắt vài chữ về cả một hệ thống vũ khí, nhưng những từ quan trọng nhất thì lược mất, những từ bình thường dễ hiểu với họ thì lại được giữ lại. Anh em mình nếu chỉ dùng nguồn ấy dịch sang tiếng Việt, rồi lại giữ lại những từ dễ hiểu của mình thì bài viết cuối lại đâm ra khó hiểu với người đọc. Hồi trước mới dịch tài liệu kĩ thuật em cũng bị mắc như vậy, phải sửa mãi mới được Grin

Anh cứ viết xong phần tên lửa trên máy bay để em tiếp phần tên lửa đối không Smiley
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #139 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2010, 11:17:19 pm »

Hu hu ; bác nào lên sửa Wiki đi kìa  Grin

Lúc đầu em thấy khác nhau căn bản là đầu dẫn nên gắn tên theo mô đun dẫn đường cũng được ; nhưng đúng là Kh-25Mx khác với Kh-25 (số 69) cả 1 số điểm khác nữa

Cảm ơn bác oldbuff đã góp ý  Grin

Mấy loại tên lửa Kh-25Mx này đúng là có thiết kế mô đun dùng chung động cơ, đầu nổ, hệ thống ổn định và cơ cấu chấp hành, khác mỗi hệ thống điều khiển. Mục đích của kiểu thiết kế mô đun là để tăng tốc quá trình sản xuất và tiết kiệm máy công cụ, nguyên liệu chế tạo đạn mới chứ không phải giúp việc tháo lắp hệ thống điều khiển ở đơn vị kĩ thuật cấp cơ sở (các trạm tên lửa thuộc các đơn vị không quân). Đạn được sản xuất rồi bỏ vào thùng bảo quản sau công đoạn KCS ở nhà máy chế tạo vũ khí trước khi phân phối cho các đơn vị chiến đấu. Vì vậy, chữ M là để chỉ kiểu đạn hiện đại hóa chứ không phải tính thiết kế kiểu mô đun.
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM