Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:24:55 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tên lửa Nga - Sức mạnh vượt trội trên chiến trường.  (Đọc 362838 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #110 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2010, 08:05:33 am »

Bác đi miền Trung thuận buồm xuôi gió nhé  Grin
Cám ơn, chúng tôi đã về nhà đêm qua sau chuyến đi Tích Tường Như Lệ. An toàn.

Cái khoa này em nghe hơi lạ ; hình như VN không có mà ở Nga phải không ạ?
Tôi chép từ danh thiếp ra đấy chứ không nhầm lẫn gì đâu. Sự học vô bờ mà, ai cấm VN ta "mơ mộng" một chút  Grin
Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #111 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2010, 12:43:11 am »

TỔ HỢP TÊN LỬA TỔNG HỢP "RASTRUB-B" 1984-Универсальный ракетный комплекс «Раструб-Б» 1984.



Để đẩy nhanh sự phát triển vũ khí trang bị trên tầu ngầm, ngày 4/5/1976 Hội Đồng Bộ Trưởng ( Liên Xô) ra quyết định số: 302-116 về việc nghiên cứu phát triển vũ khí trang bị trên tầu ngầm và vũ khí tên lửa chống ngầm.
 Năm 1984 lần đầu tiên tổ hợp tên lửa tổng hợp "Rastrub-B" được trang bị trên tầu nổi với nhiệm vụ chống ngầm. Tổ hợp tên lửa tổng hợp URK-5 "Rastrub-B" sử dụng tên lửa-Ngư lôi 85RU, được nâng cấp từ tên lửa chống hạm URPK-3 và URPK-4 "Metel-Bão tuyết". Điểm nổi bật của tên lửa mới so với tên lửa nguyên mẫu là tính năng đa dạng phá hủy mục tiêu. Tên lửa có thể dùng để phá hủy mục tiêu là tầu ngầm cũng như tầu nổi.

 Tổ hợp tên lửa tổng hợp URK-5 "Rastrub-B" được phát triển tại viện nghiên cứu chế tạo động cơ "Dubninsk" và viện nghiên cứu "Altair". Tổ hợp tên lửa URK-5 "Rastrub-B" đầu tiên được trang bị trên tầu chống ngầm đề án 1134B và 1135.

 Phương Tây gọi Tổ hợp tên lửa tổng hợp URK-5 "Rastrub-B" là : SS-N-14 Silex.


Thành phần tổ hợp tên lửa tổng hợp "Rastrub-B":

-Tên lửa có cánh 85RU có đầu tự điều khiển và ngư lôi chống ngầm có kích cỡ nhỏ UMGT-1 (УМГТ-1- универсальная малогабаритная глубоководная торпеда).
-Hệ thống phóng.
-Máy phóng tự động trên tầu( Nếu tổ hợp "Rastrub-B" được trang bị trên tầu chống ngầm).
-Phương tiện phục vụ mặt đất.
Tên lửa có cánh 85RU trong tổ hợp tên lửa tổng hợp  URK-5 mang đầu đạn "Pilon"  và ngư lôi chống ngầm UMGT-1 , kích cỡ nhỏ ( đường kính 400mm). Việc ứng dụng tổ hợp tên lửa chống ngầm với tên lửa có cánh kết hợp ngư lôi gia tăng đáng kể hiệu quả của tổ hợp có thể so sánh với việc áp dụng tên lửa đạn đạo với cùng mục đích. Để phá hủy mục tiêu là các tàu nổi tên lửa 85RU có đầu tự điều khiển tầm nhiệt và bổ xung thêm chất nổ phần đầu đạn.
 Động cơ tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn trong tên lửa 85RSD ( Tên lửa tầm trung) và tên lửa tầm ngắn 85RMD. Hành trình bay của tên lửa gần tới mục tiêu( Nếu được phóng đi từ tầu chống ngầm) luôn ở trần cao sau đó nó đột ngột lao xuống nước .Tên lửa được lái bởi tín hiệu Rada chỉ huy. Vỏ tên lửa hoàn toàn bằng thép mang 1 cánh đơn và 2 cánh ở giữa, bụng tên lửa với 1 xà rầm chạy dọc từ giữa tên lửa tới tận đuôi tên lửa. Bánh lái tên lửa ở phía đuôi. Vật liệu cơ bản được sử dụng làm vỏ tên lửa: AL19, AMG-6, Al-19T và thép 30 KNGSA.






Tên lửa có cánh 85RU.


Thiết bị phóng KT-106 với 4 container( 4 ống phóng) có thể phóng  loạt tên lửa và ngư lôi ,hoặc từng tên lửa với giữ liệu phóng được lấy từ thiết bị thủy âm (ГАС-гидроакустическое средство) hoặc từ trục thăng săn ngầm , hay phao thủy âm.v.v...

 Tầm bắn của tên lửa 85RU từ 6-50km, hệ thống điều khiển cho phép điều chỉnh tầm bay của tên lửa phụ thuộc vào thay đổi phương vị âm thanh tới mục tiêu.
 Ngư lôi UМGТ-1 (Nhà phát triển  — Viện nghiên cứu "Dụng cụ thủy âm" . UМGТ-1 là Ngư lôi tổng hợp kích thước nhỏ , hoạt động dưới vùng nước sâu , khi được phóng ra nó tách giêng với tên lửa  ,tự động tìm kiếm mục tiêu và lao tới phá hủy mục tiêu) . Tốc độ của ngư lôi UМGТ-1 là 41 hải lý /h, tầm bắn 8km. Đường kính phản hồi của hệ thống dẫn đường là 1,5km.

Thông số kỹ thuật tên lửa 85RU:
-Tầm bắn tối đa : 50km.
-Độ sâu phá hủy mục tiêu : 500m.
-Tốc độ : 0,95M.
-Trần bay tối đa : 400m.
-Trọng lượng trước khi phóng : 4000kg.
-Chiều dài : 7,2m.
-Đường kính : 0,574m.



Tầu chống ngầm cỡ lớn "Likolaev" được trang bị tổ hợp tên lửa chống ngầm " Rastrub-B" trong đề án 1134B.



Thiết bị phóng KT-106 gồm 4 ống phóng  với tên lửa 85RU và ngư lôi UМGТ-1.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Bảy, 2010, 02:12:28 am gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #112 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2010, 04:05:31 pm »

Binh chủng Rada vốn được xem là "Con mắt chẳng khi nào ngủ" trong lực lượng phòng không Không quân. Rada còn được mệnh danh là "Mắt thần" trong lực lượng tên lửa. Vậy muốn đánh "mù mắt" đối phương tạo thế áp đảo dành phần thắng trên chiến trường cần phải có 1 loại tên lửa đặc biệt . Tên lửa phải có khả năng phát hiện rada từ cự li xa , bắn chúng mục tiêu và tiêu diệt chúng.
 Thưa các bạn! trong phần 2 này tôi xin giới thiệu tất cả các lọai tên lửa chống rada của Nga. Từ những tên lửa hiện đã bị loại ra khỏi danh sách trực chiến của Quân đội Nga, tới những tên lửa chống rada thế hệ mới nhất hiện nay vừa hoàn thành thử nhiệm đưa vào trang bị.



TÊN LỬA CHỐNG RA DA TẦM TRUNG X-28.


 Đầu những năm 60 của thập kỷ trước Mỹ và đồng minh phát triển hàng loạt các thiết bị rada thăm dò , do thám đặt trên mặt đất và trên tầu chiến. Chúng có khả năng giám sát sâu vào nội địa Liên Xô. Ý thức được sự lợi hại của rada đối phương, ngày 10/1/1963 Hội Đồng Bộ trưởng Liên Xô ra quyết định phải phát triển 1 loại tên lửa chống ra da. Phòng thiết kế "Cầu vồng" dưới sự lãnh đạo của giám đốc thiết kế Igor Seleznev (И.С.Селезнева ) đã nghiên cứu phát triển tên lửa chống rada KH-28 ( X-28).

Tên lửa chống rada KH-28 được tạo ra bởi các giải pháp thiết kế, kỹ thuật trên tên lửa tầm xa KH-22 và KSR-5. Có thể nói KH-28 là bản sao thu nhỏ của 2 lọai tên lửa trên.
  Tên lửa KH-28 được sử dụng trong tổ hợp K-28P là loại tên lửa "Không đối đất" được trang bị cho  máy bay tiêm kích-Ném bom Yak-28N, 2 tên lửa KH-28. Cuộc thử nhiệm trên Yak-28N được diễn ra vào năm 1966 nhưng không được đưa vào trang bị .Bởi đầu năm 1970 việc sản xuất Yak-28 đã bị giới hạn.
Cuộc thử nhiệm thứ 2 tên lửa KH-28  trên tiêm kích - Ném bom Su-17M và Su-24.
 Máy bay tiêm kích-Ném bom Su-17M được sản xuất năm 1972 có khả năng mang 1 tên lửa KH-28. Hệ thống phóng PU-28S được cheo dưới thân máy bay.Nhằm trinh sát , phát hiện Rada của đối phương người ta gắn 1 thiết bị trinh sát "Bão tuyết-A"(«Метель-А» ) cố đinh dưới cánh máy bay.
 năm 1976 đã hoàn thành thử nhiệm tên lửa KH-28 trên máy bay tiêm kích-Ném bom Su-24. Máy bay Su-24 có thể mang theo 2 tên lửa KH-28. Trên máy bay Su-24 được thiết lập 1 trạm trinh sát - Sử lý mục tiêu "Philin". Nếu như Máy bay tiêm kích - Ném bom Su-17 chỉ có 1 chỗ cho phi công thì Su-24 có 2 chỗ dành cho phi công và hoa tiêu. Rõ ràng Su-24 sẽ đánh giá tốt hơn về tình hình và khả năng sử dụng tên lửa. Ngoài Su-17 và Su-24 còn 1 dòng máy bay khác có khả năng mang tên lửa KH-28 là Mig 23B.






Su-24 loại máy bay có khả năng mang 2 tên lửa KH-28.



Tên lửa KH-28.



Su-17 máy bay có khả năng mang 1 tên lửa KH-28.




Mig 23B loại máy bay cũng có khả năng mang tên lửa KH-28




Còn tiếp
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Bảy, 2010, 07:00:57 pm gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #113 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2010, 03:28:52 pm »

Tiếp theo : "TÊN LỬA CHỐNG RA DA TẦM TRUNG X-28".


Hiện nay tên lửa KH-28 không còn được trang bị cho Không quân Nga , nó đã được thay thế bằng KH-58 ( X-58) , KH-25MP (X-25MП) và KH-31P( Х-31П).
 Tên lửa KH-28 được xuất khẩu tới 1 số quốc gia và được trang bị cho lực lượng Không quân của họ như : Nam Tư , Libya , Irac và 1 số nước khác trong khối Warsaw.Trong cuộc chiến tranh Iran-Irac tên lửa KH-28 được sử dụng trong lực lượng Không quân Irac dưới cái tên :" Nissan-28".
Phương Tây gọi KH-28 là : AS-9 "Kyle".

Tên lửa KH-28 được bố trí hệ thống khí động học bình thường, thân hình trụ, thay đổi theo chiều dài. Phần đầu mũi tên lửa được lắp 1 đầu tự dẫn. Cánh tên lửa có hình thang , góc quét lắp ở rìa trước cánh (Góc quét 75o). Bộ phận lái ở mặt ngoài hoàn toàn bằng thép có cơ cấu soay. Dọc phần đuôi tên lửa gồm 2 phần , phần trên là cơ cấu lái có ổ soay , phần dưới gấp lại không điều khiển.
 Dẫn động lái - Điện thủy lực EGS-40L (электрогидравлический ЭГС-40Л) cung cấp điện năng là Pin A-221.
Tên lửa KH-28 sử dụng động cơ phản lực, có 2 ngăn chứa nhiên liệu nỏng R-253-300 (На Х-28 установлен жидкостный реактивный двухкамерный двигатель Р-253-300).Động cơ R-253-300 do phòng thiết kế 300 phát triển dưới sự lãnh đạo của S.K Tumansko/С.К.Туманско.
 Phần tác chiến ( Đầu đạn) nổ phân mảnh 9A283, được gắn với 1 ngòi nổ điện ( tiếp súc ) EVMU-139/ЭВМУ-139  và 1 ngòi nổ không tiếp súc ROV-5/РОВ-5. Chúng có nhiệm vụ kích nổ đầu đạn phá hủy mục tiêu từ trên cao xuống làm tối đa hóa tiêu diệt rada.
 Hệ thống dẫn đường cho tên lửa là rada định vị tự dẫn thụ động PRG-28M/ПРГ-28М.  Đầu dẫn được phát triển bởi phòng thiết kế 111 "Tự động " thành phố OMSK, lãnh đạo phòng Kitruk A.S ( Кирчук А.С. ).
 Tên lửa có thể được lắp 1 trong 3 đầu tự dẫn thụ động dành cho rada dẫn đường trên đất liền hoặc trên tầu nổi , cả 3 đầu dẫn này đều hoạt động trên dải băng tần số lớn.
 Đầu tự lái APR-28/АПР-28 được phát triển bởi viện nghiên cứu 923.

Nhược điểm của tên lửa KH-28 là động cơ phản lực nhiên liệu lỏng  và được lắp đặt 1 hệ thống dẫn đường không hiện đại. Tên lửa có kích cỡ lớn lên giới hạn máy bay có thể mang được nó, số lượng tên lửa mang theo do đó cũng bị hạn chế.

Thông số kỹ thuật cơ bản của tên lửa KH-28:

-Dài : 6,04m.
-Đường kính : 450mm.
-Sải cánh: 1,93m.
-Trọng lượng trước khi phóng: 715kg.
-Trọng lượng phần tác chiến (Đầu đạn) : 140kg.
-Hệ thống dẫn đường: Thụ động+Quán tính.
-Động cơ : Động cơ phản lực  R-235-300
-Tầm bắn: 25-70km.
-Tốc độ: 3300km/h
Loại máy bay có thể mang tên lửa KH-28 : Su-17M/M2/M3 , Tu 22M , Su-24 , Yak-28N , Mig-23B.




Chữ mờ quá , mắt tôi lại kém nhưng không dịch sơ đồ tên lửa KH-28 cứ thấy áy náy.
Từ trên xuống dưới , từ trái qua phải :
1-Ăng ten PRG-28.
2-Đầu dẫn thụ động PRG-28.
3-Đầu đạn.
4-Thùng nhiên liệu AK-27.
5-Thùng nhiên liệu TG-02.
6-Rốn kết nối.
7-Khối điều khiển lái.
8- Dẫn động lái.
9-Không thấy gì
10-Bộ cảm biến nổ tiếp súc.
11-Tối ưu hóa ngòi nổ.
12- Bình chứa khí nén.
13- Ắc qui.
13- Động cơ phản lực nhiên liệu lỏng R-235-300.
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Bảy, 2010, 06:47:41 pm gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #114 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2010, 07:11:45 pm »

TÊN LỬA CHỐNG RADA KH-58(X-58).



Tên lửa KH-58 được phát triển bởi phòng thiết kế "Cầu vồng"/МКБ «Радуга» năm 1967 dưới sự lãnh đạo của trưởng phòng thiết kế  I.I Seleznev/ И.И.Селезнева. Hướng tới 1 lọai tên lửa chống rada mới, trước yêu cầu đòi hỏi phải có 1 loại tên lửa có tính độc lập cao, khả năng kháng nhiễu tốt . Tên lửa phải có tầm bắn xa, có khả năng phóng đi từ những khu vực ngoài tầm kiểm soát của hệ thống phòng không đối phương. tên lửa KH-58 được kỳ vọng đáp ứng mọi đòi hỏi yêu cầu trên. Tên lửa KH-58 được thiết kế để trang bị cho các máy bay cường kích tiền duyên trong tương lai. Các cuộc thử nghiệm được ấn định tiến hành vào mùa hè 1969. Thiết kế cho tên lửa KH-58 ban đầu dựa trên nền tảng kỹ thuật của tên lửa KH-28. Tuy nhiên động cơ của tên lửa đã được thay bằng động cơ phản lực sử dụng nhiên liệu rắn, kích cỡ của tên lửa cũng được làm gọn nhẹ đi. Nhưng thực tế kinh nghiệm lại được lấy từ đề án phát triển tên lửa KH-24P( X-24П). Mặc dù vậy sử dụng kinh nghiệm để tạo ra 1 loại tên lửa nhằm đánh bại mọi phương tiện rada của đối phương từ khoảng cách xa với trần bay thấp đã không thành công.

 Năm 1971 sau khi xem xét các phương án khác nhau đã dừng lại ở phương án "D-7/Д-7"( "Sản phẩm chế tạo 112"). Tên lửa với động cơ phản lực nhiên liệu rắn, đầu dẫn đường thụ động băng thông rộng (Pакете с твердотопливным двигателем и широкополосной пассивной ГСН). Cũng trong năm 1971 T.W đảng Cộng Sản Liên Xô và Hội Đồng Bộ Trưởng đã thông qua quyết định : "Cần đưa tên lửa chống rada Kh-58 vào trang bị trong hệ thống phòng không chuyên trách" , ban đầu được trang bị trên Mig-25BM.

Nhiệm vụ đặt ra với tên lửa KH-58 là phá hủy , trong 1 thời gian ngắn làm thay đổi , ngắt hệ thống rada định vị  thu bức xạ quang phổ băng thông rộng của đối phương. Tên lửa KH-58 có khả năng lựa chọn mục tiêu nguy hiểm nhất, chuyển hướng bay và tiêu diệt mục tiêu đó.

Việc phát triển đầu dẫn đường trên máy bay "Ягуар"/"Yaguar" cung cấp việc phát hiện mục tiêu là các rada định vị của đối phương đã được ủy thác phát triển cho trung tâm thiết kế / ЦКБ " Tự động hóa" thành phố OMSK.
 cuộc thử nghiệm tên lửa KH-58 được tiến hành tại bãi thử Akhtubinsk/Ахтубинск với mục tiêu bức xạ «Блесна/Mồi giả», nó được mô phỏng từ rada phòng không phổ biến nhất của khối NATO "Wawk". Sau đó là các mục tiêu mô phỏng từ hệ thống rada "Nike hercules" và hệ thống rada cải tiến "Wawk".
 Đầu mùa hè 1977 bắt đầu thử nghiệm đầu dẫn đường thụ động PGS-58 trên máy bay AN-12 trên căn cứ chuyên để thí nghiệm. Năm 1977 bắt đầu thử nghiệm hệ thống dẫn đường "Ягуар"/"Yaguar". Năm 1980 tên lửa KH-58 được tiếp nhận và đưa vào trang bị, tuy nhiên các bài kiểm tra kết hợp vẫn được tiếp tục cho đến năm 1982. Tên lửa chống rada KH-58 lần đầu được đưa ra giới thiệu là năm 1989.







Tên lửa KH-58E một biến thể của tên lửa chống rada KH-58.



« Sửa lần cuối: 19 Tháng Bảy, 2010, 08:25:24 pm gửi bởi longtrec » Logged
tientt82
Thành viên
*
Bài viết: 290


30/4 | 7/5 | 9/5


« Trả lời #115 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2010, 09:42:06 pm »

Tên lửa chống tăng có điều khiển tầm xa "Hermes" .Противотанковый ракетный комплекс «Гермес» 2004.

Bài viết sử dụng tư liệu từ trang kbptula.ru ;rbase.new-factoria.ru ;btvt.narod.ru
Cảm ơn anh Long và bác huyphongssi ; bác daibangden đã hỗ trợ trong quá trình dịch bài
Mong mọi người góp ý để bài viết hoàn thiện hơn
Tên lửa chống tăng có điều khiển tầm xa "Hermes" (Гермес) là 1 tổ hợp vũ khí chính xác cao thế hệ mới –trinh sát – phóng ATGM đa nhiệm – nó kết hợp đặc tính của pháo binh và các tổ hợp tên lửa chống tăng.Tổ hợp Hermes được thiết kế để tiêu diệt các xe tăng-thiết giáp  hiện đại ; các xe có giáp mỏng ; các công trình kỹ thuật ; các mục tiêu trên bề mặt ; các mục tiêu bay có tốc độ và độ cao thấp ; sinh lực đối phương trong công sự.

Tổ hợp được phát triển bởi phòng thiết kế quân cụ (Tula) ; dưới sự chỉ đạo của A.G Shipunova


Ảnh: Tên lửa Hermes và ống phóng (chú ý tầng đẩy phụ màu nâu ở đuôi tên lửa nhằm tăng tầm bắn)

Hermes mở ra hướng mới của vũ khí chống tăng trong chiến đấu – mang hỏa lực của nó vào sâu trong vùng hoạt động của đơn vị đối phương và khả năng đẩy lùi các cuộc tấn công của đối phương vào bất kỳ vị trí phòng ngự nào mà không cần thay đổi vị trí trận địa (của tổ hợp Hermes) .Điều này sẽ ngăn chặn các đơn vị thiết giáp đối phương phát triển sâu trong khi đó giảm tổn thất riêng của chính nó. Sử dụng chiến thuật này cho phép mở rộng địa bàn khu vực trinh sát, sau đó đánh bại các phân đội tăng thiết giáp đối phương bằng tổ hợp tên lửa chống tăng thế hệ mới. Tổ hợp cần có khả năng yểm hộ cho các đơn vị trinh sát trong khu vực , tiêu diệt đối phương theo toàn bộ chiều sâu các vùng chiến thuật lân cận (25 đến 30km).Hơn nữa ; vì các đơn vị thiết giáp hiện đại có tính cơ động cao ; tiêu diệt chúng đòi hỏi các hỏa lực hỗn hợp để tiêu diệt chúng và những loại mục tiêu khác; hoạt động trong vùng chiến sự


Ảnh : Ảnh quảng cáo tổ hợp Hermes với khả năng chống tăng và bắn phản pháo đối phương

Tổ hợp Hermes được thiết kế theo nguyên tắc mô-đun hóa ; cho phép tối ưu hóa thành phần của tổ hợp tùy theo nhiệm vụ chiến đấu đặt ra ; có thể kết hợp 1 cách khéo léo các phương pháp dẫn bắn khác nhau ở những tầm bắn khác nhau.Tổ hợp cũng có thể được trang bị trên các phương tiện quân sự trên mặt đất ; trên không ; cũng như trên biển.

Việc sử dụng thêm các phương tiện trinh sát và dẫn bắn bên ngoài tổ hợp như các phương tiện bay không người lái (UAV) ; có thể thấy rằng Hermes đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của khái niệm “chiến tranh phi tiếp xúc” ; giảm thời gian triển khai sẵn sàng chiến đấu ; mở rộng phạm vi nhiệm vụ ; giảm thiểu nhân lực ; phương tiện ; chi phí để thực hiện nhiệm vụ.

Các thử nghiệm cho phiên bản trang bị trên máy bay (Hermes-A) trong thành phần vũ khí của trực thăng tấn công Ka-52  được hoàn thành hè năm 2003. Hermes-A đã được chuẩn bị đưa vào sản xuất hàng loạt.


Ảnh : trực thăng tấn công Ka-52 trang bị Hermes-A

Cấu tạo của thiết bị điều khiển tổ hợp :

-Thiết bị ổn định quang-điện tử hoạt động ngày đêm với 2 kênh truyền hình và ảnh nhiệt (dùng chuẩn trao đổi thông tin MIL STD 1553)

-Hệ thống máy tính kết hợp với 2 kênh laze chỉ thị mục tiêu và thiết bị bám bắt mục tiêu tự động

-Các thiết bị kèm theo (màn hình màu tinh thể lỏng đa chức năng và bảng điều khiển ; tài liệu và 1 số thiết bị hiển thị khác )


Ảnh : cấu tạo đầy đủ của thiết bị điều khiển tổ hợp Hermes

Tổ hợp tên lửa Hermes có khả năng :

-Phóng tên lửa từ các vị trí được chuẩn bị hoặc chưa được chuẩn bị ; kể cả các vị trí khuất theo nguyên lý bắn-quên.

-Bắn loạt nhiều tên lửa nhưng dẫn bắn riêng từng tên lửa (loạt 2 tên lửa với tên lửa trang bị đầu dẫn laze bán tự động hoặc loạt 12 tên lửa với tên lửa trang bị đầu tự dẫn)

-Tham chiến dưới mọi điều kiện thời tiết

-Có các chiến thuật tác chiến uyển chuyển với các phương tiện trinh sát ; điều khiển trên bộ ; trên không

-Lắp đặt trên các kiểu khung gầm xe chiến đấu khác nhau

Bài tiếp theo : các phiên bản của tổ hợp Hermes
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Bảy, 2010, 08:09:03 am gửi bởi Triumf » Logged

Chúng ta sẽ không lùi ; vì đằng sau là Mátxcơva ...
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #116 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2010, 11:15:15 pm »

Góp với bạn Tientt82@ 1 bức ảnh chiếc xe tăng bị  bắn cháy.

« Sửa lần cuối: 21 Tháng Bảy, 2010, 01:18:05 am gửi bởi longtrec » Logged
tientt82
Thành viên
*
Bài viết: 290


30/4 | 7/5 | 9/5


« Trả lời #117 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2010, 12:30:45 am »

Cảm ơn anh Long đã góp thêm bức ảnh  Grin
Hình như điểm chạm là phía sườn sau bên tay trái xe (bên trái của mình) đúng không ạ?
Chắc là nổ đạn bên trong nên tháp pháo bay mất ; phía sau xe và điểm chạm bị xé rách
Ghê quá  Grin
Mà xe gì đây các bác nhỉ  Huh
Em chưa nhận ra
Logged

Chúng ta sẽ không lùi ; vì đằng sau là Mátxcơva ...
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #118 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2010, 12:37:01 am »

Cảm ơn anh Long đã góp thêm bức ảnh  Grin
Hình như điểm chạm là phía sườn sau bên tay trái xe (bên trái của mình) đúng không ạ?
Chắc là nổ đạn bên trong nên tháp pháo bay mất ; phía sau xe và điểm chạm bị xé rách
Ghê quá  Grin
Mà xe gì đây các bác nhỉ  Huh
Em chưa nhận ra
Căn cứ theo cái tháp pháo thì là Merkava I  Grin
Nổ banh ta lông - ghê quá Tongue

Logged
tientt82
Thành viên
*
Bài viết: 290


30/4 | 7/5 | 9/5


« Trả lời #119 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2010, 01:18:34 am »

Cảm ơn bác daibangden  Grin

Vệt nám đen đầu xe không biết có phải đạn nổ không các bác nhỉ ?
Em nghĩ vết đạn nổ nó phải có các vệt nám tuôn ra từ điểm nổ chứ nhỉ ?
Có thể là vết rêu cũ thì hợp lý hơn Grin
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Bảy, 2010, 02:34:04 am gửi bởi tientt82 » Logged

Chúng ta sẽ không lùi ; vì đằng sau là Mátxcơva ...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM