Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 06:39:16 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tên lửa Nga - Sức mạnh vượt trội trên chiến trường.  (Đọc 362869 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #90 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2010, 11:37:27 pm »

Các bạn dịch hay dịch là "đường thẳng" trong khi nó còn một nghĩa khác là "tuyến tính". Xem thêm lời giải thích của bạn huyphongsi thì tôi hiểu là động cơ phản lực thuốc phóng rắn. Thông thường loại động cơ này có lực đẩy không đồng nhất trong suốt thời kì hoạt động của nó (phi tuyến) vì diện tích ô-xy hóa thay đổi trong quá trình cháy. Để động cơ phản lực thuốc phóng rắn có lực đẩy đồng nhất (tuyến tính) thì phải có một nâu-hao nào đó xứng đáng để người ta nêu ra. Bởi vậy mới có cái câu "động cơ tuyến tính tuyệt đối".
Theo tôi "động cơ phản lực tĩnh" cũng chưa diễn đạt hết ý "một cục thuốc phóng rắn cháy với mức sinh khí tạo phản lực ổn định trong suốt hành trình".
Tuy nhiên, như tôi nói trước, tôi là dân điện tử, vì ở cùng với các ngành khác nên nhiễm thôi, chứ không phải chính thống. Sai là bình thường.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Bảy, 2010, 11:43:11 pm gửi bởi vitính » Logged
Cao Sơn
Moderator
*
Bài viết: 539



« Trả lời #91 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2010, 11:59:38 pm »

Cảm ơn bạn Huyphong@ ! Bài phản biện của bạn rất có giá trị. Tôi không phải người trong "ngành" lên không tránh khỏi sai sót. Tôi mong bạn tiếp tục góp những ý kiến bổ ích , tôi xin sửa ngay thuật ngữ "Động cơ phản lực tĩnh (Прямоточный воздушно-реактивный двигатель - ПВРД)".

 Shocked Shocked Ồi ồi. Choáng quá. Bác Long tréc dịch từ tiếng Nga số tài liệu này đấy à. Em nể quá.
Logged

BỐ ĐI CHIẾN ĐẤU, CÁC CON Ở NHÀ GIÚP MẸ LƯỚT SÓNG
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #92 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2010, 01:05:27 am »

Các bạn dịch hay dịch là "đường thẳng" trong khi nó còn một nghĩa khác là "tuyến tính". Xem thêm lời giải thích của bạn huyphongsi thì tôi hiểu là động cơ phản lực thuốc phóng rắn. Thông thường loại động cơ này có lực đẩy không đồng nhất trong suốt thời kì hoạt động của nó (phi tuyến) vì diện tích ô-xy hóa thay đổi trong quá trình cháy. Để động cơ phản lực thuốc phóng rắn có lực đẩy đồng nhất (tuyến tính) thì phải có một nâu-hao nào đó xứng đáng để người ta nêu ra. Bởi vậy mới có cái câu "động cơ tuyến tính tuyệt đối".
Theo tôi "động cơ phản lực tĩnh" cũng chưa diễn đạt hết ý "một cục thuốc phóng rắn cháy với mức sinh khí tạo phản lực ổn định trong suốt hành trình".
Tuy nhiên, như tôi nói trước, tôi là dân điện tử, vì ở cùng với các ngành khác nên nhiễm thôi, chứ không phải chính thống. Sai là bình thường.

Bác Vitinh à@ ! Em thật không biết dịch từ "Прямоточный" sang tiếng Việt thế nào vì đây là từ ghép giữa 2 từ "Прямо" có nghĩa là thẳng và từ "точный" có nghĩa là chính sác. vậy em chỉ có thể dịch là đường thẳng tuyệt đối. Bạn Huyphong@ gọi cụm từ (Прямоточный воздушно-реактивный двигатель - ПВРД)" là Động cơ phản lực tĩnh ". Em thấy cách gọi này có lý hơn em nhưng lòng vẫn thấy không thỏa mãn nhưng rõ ràng HuyPhong@ là  người trong ngành tất nhiên phải hơn em. Em thấy cách giải thích của bác là "Tuyến tính" thì đúng hơn với từ "Прямоточный" . Có bác nào có ý kiến khác không? nếu cho em chọn lại em cũng muốn dịch là " Động cơ phản lực tuyến tính tuyệt đối".
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Bảy, 2010, 01:13:20 am gửi bởi longtrec » Logged
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #93 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2010, 05:59:29 am »

Em thấy cách giải thích của bác là "Tuyến tính" thì đúng hơn với từ "Прямоточный" . Có bác nào có ý kiến khác không? nếu cho em chọn lại em cũng muốn dịch là " Động cơ phản lực tuyến tính tuyệt đối".
Tôi đoán mò theo suy luận về cái động cơ hành trình thuốc phóng rắn nó phải có tính chất ấy. Còn về ngữ thì tôi lại đoán từ lỗi dễ mắc giữa đường thẳng và tuyến tính khi dịch.
Vừa hỏi một anh học ở LX thì gốc tiếng Nga của hai từ đấy cũng giống giống tiếng Anh. Như vậy cái từ Nga ấy chắc không phải là "tuyến tính" đâu. À mà tôi chưa kịp hỏi chính xác cái từ ấy thì gã chạy ra ngoài mất.

À, tôi hỏi rồi. Nó là động cơ "dòng thẳng", tiếng Anh là "ramjet" và chỉ cho tôi mục từ đó trên Wiki. Anh này học đài đ/k SAM-2 khóa 1 ĐHKTQS nên chắc không sai đâu.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Bảy, 2010, 06:15:01 am gửi bởi vitính » Logged
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #94 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2010, 08:56:36 am »

ПВРД - прямоточный воздушно-реактивный двигатель: có thuật ngữ tương đương trong tiếng Việt là Động cơ phản lực tĩnh.

Động cơ phản lực tĩnh và động cơ tuốc bin phản lực (hay động cơ phản lực động) là 2 dòng chính của động cơ phản lực dùng không khí (воздушно-реактивный двигатель - ВРД). Động cơ tuốc bin phản lực dùng máy nén do tuốc bin kéo để hút và nén không khí trước khi đưa vào buồng đốt để trộn với nhiên liệu rồi đốt tạo lực đẩy. Tổ hợp tuốc bin + máy nén tạo thành phần động của động cơ phản lực động. Ngược lại, động cơ phản lực tĩnh không dùng hệ tuốc bin+máy nén, mà dùng chính động năng dòng khí để nén không khí trước khi trộn với nhiên liệu trong buồng đốt. Vì không cần hệ tuốc bin+máy nén nên động cơ phản lực này không có phần động dùng nén không khí và do đó được gọi là động cơ tĩnh.

Nếu dịch thuần ngữ, "Прямоточный воздушно" là một cụm phó từ chỉ cách thức có nghĩa "bằng dòng không khí trực tiếp" bổ ngữ cho tính từ "phản lực" ("реактивный") của động cơ. Các anh nếu hiểu từ ghép "прямоточный" thành "прямо + точный" thì sẽ làm sai tính chất động cơ từ nén tĩnh bằng dòng không khí trực tiếp thành đốt thuốc phóng tuyến tính.
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #95 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2010, 10:15:30 am »

 Nó là động cơ "dòng thẳng", tiếng Anh là "ramjet" và chỉ cho tôi mục từ đó trên Wiki. Anh này học đài đ/k SAM-2 khóa 1 ĐHKTQS nên chắc không sai đâu.


Bác Vitinh@ ! (Прямоточный воздушно-реактивный двигатель - ПВРД) tiếng Anh chỉ có vẻn vẹn 1 từ "ramjet" em cũng biết vậy nhưng không biết thuật ngữ tương đương của tiếng Việt là gì. Có bác nào cho biết "ramjet" là gì không? Tôi chỉ muốn biết được thuật ngữ tiếng Việt tương đương. Nếu không có phản hồi hợp lý tôi sẽ dùng thuật ngữ mà huyphong@ cung cấp.
Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #96 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2010, 10:23:36 am »

Ramjet = Động cơ phản lực dòng thẳng. Dòng thẳng ở đây nghĩa là không khí vào thẳng động cơ không qua máy nén. Không khí được nén bởi chính chuyển động về trước của động cơ.  Grin
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #97 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2010, 12:56:30 pm »

Ramjet = Động cơ phản lực dòng thẳng. Dòng thẳng ở đây nghĩa là không khí vào thẳng động cơ không qua máy nén. Không khí được nén bởi chính chuyển động về trước của động cơ.  Grin
Huyphongssy@Ngược lại, động cơ phản lực tĩnh không dùng hệ tuốc bin+máy nén, mà dùng chính động năng dòng khí để nén không khí trước khi trộn với nhiên liệu trong buồng đốt

Không còn nghi ngờ gì nữa thuật ngữ :"(Прямоточный воздушно-реактивный двигатель - ПВРД)" phải dịch là :Động cơ phản lực dòng thẳng . Tôi đã tham khảo 1 số tài liệu , cùng 2 người Nga ( 1 từng là phi công máy bay trục thăng tại Đức những năm 1988-1990, một người khác là sỹ quan đang tại ngũ). Với ý kiến của bác Vitinh@ cùng TL tôi hoàn toàn nhất trí và đã sửa từ thuật ngữ " Động cơ phản lực tĩnh" do bạn Huyphongssy@ cung cấp thành "Động cơ phản lực dòng thẳng". Chúng ta chấm rứt tranh luận về thuật ngữ này để tập trung vào nội dung chính của Topic.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Bảy, 2010, 01:04:02 pm gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #98 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2010, 03:10:43 pm »

Tiếp theo bài : "TỔ HỢP TÊN LỬA CHỐNG HẠM CÓ CÁNH Х-41 / П-270 «Москит» (3М-80)".



Tránh khỏi tên lửa 3M-80 "Moskit" là điều không thể, kẻ thù chỉ có thể phát hiện thấy tên lửa 3-4s trước khi nó lao vào tầu. Tên lửa 3M-80 mang 1 động năng rất lớn , nó có khả năng xuyên thủng bất kể 1 lớp tầu nào và gây lên 1 vụ nổ từ bên trong. Đây là đòn tấn công nhấn chìm không những các lớp tầu chiến tầm trung mà còn cả những tuần dương nữa. Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự trong nước (Nga) và nước ngoài tên lửa 3M-80 "Moskit" là tên lửa chống hạm tốt nhất trên thế giới. Ngoài lớp khu trục đề án 956 và tầu chống ngầm cỡ lớn " Đô đốc Chabanenko" đề án 11551 (БПК пр. 11551 «Адмирал Чабаненко"  БПК-   большой противолодочный корабль). tên lửa 3M-80 "Moskit" còn được trang bị trên tầu mang tên lửa trong đề án 12411. Trong đề án này 3M-80 "Moskit" được lắp ở giữa tầu 2 hệ thống phóng KT 152M. Rất ít tên lửa 3M-80 "Moskit" được trang bị trên thủy phi cơ trong đề án 1239. Tên lửa 3M-80 "Moskit" còn được trang bị trên máy bay Hải quân để bảo vệ bờ biển.

 Biến thể của tên lửa 3M-80 là tên lửa 3M-80M với tầm bắn xa hơn được phóng thử từ máy bay của hãng hàng không "Арсеньевской авиационной компании «Прогресс» им. Н.И.Сазыкина".

 Tổ hợp tên lửa 3M-80 "Moskit" không ít lần được chưng bầy tại hội chợ triển lãm vũ khí tại Chile , ab- Dhabi(UEA) và hội chợ triển lãm MAX ( Ngoại ô Moscow).

Tổ hợp tên lửa 3M-80 "Moskit" được chính thức xuất khẩu sang TQ trang bị tổ hợp hoàn thiện trên khu trục.
 Tên lửa 3M-80-X41 là tên lửa được trang bị trên máy bay, đây là tên lửa "không- Đối hạm" được thiết kế cho các máy bay tiêm kích như SU-33(SU-27K) hoặc trên máy bay ném bom SU-32KHN( CУ-32ХН) hoặc cho các máy bay có khả năng cất hạ cánh trên các tầu sân bay SU-27K(SU-33). Tên lửa  3M-80-X41 được cheo dưới thân dưới động cơ máy bay.


Tính năng kỹ thuật:

1/ Mô tả chung:

-Nhà phát triển: Viện thiết kế chế tạo động cơ "Cầu vồng" (МКБ «Радуга»)
-Nhà sản xuất:    Nhà máy "Tiến bộ" Thành phố Arsenev (г.Арсеньев)
-Tên gọi:    «Моsкiт» (3М-80)
-Mã hiệu:   П-270 «Москит»    Х-41
+Tên gọi của NATO :   SSN-22 «Sunburn»
+Loại đầu dẫn Quán tính+ Rada định vị chủ động-Thụ động

2/ Cấu hình , trọng lượng tính năng kỹ thuật:

-Chiều dài:   9,385m.
-Sải cánh:   2,1m.
-Đường kính:    0,76m.
-Đường kính tên lửa với cấu hợp cánh:    1,3m.
-Thời gian bảo quản trạng thái chiến đấu:   1,5 năm.
-Trọng lượng phóng:   (3М-80 )   3950kg.
(3М-80Е)    4150-4500kg.

-Đầu đạn:   300 (320)kg.
-Trọng lượng hỗn hợp nổ:   150kg

3/ Thiết bị động năng:

-Nhà phát triển : Phòng thiết kế chế tạo động cơ "Liên minh" thành phố:Turaevo (МКБ "Союз" г.Тураево)
-Động cơ phản lực không khí dòng thẳng: 3D83 (3Д83).
-Tốc độ phóng:    1.8-2.5M.
-Thời gian phóng:    0.5s
-Thời gian chuẩn bị phóng:   250s.

4/ Thông số bay:

-Tốc độ trung bình:    2,35M
-Tốc độ tối đa:   2,8M.
-Tầm bắn :    (3М-80)    10-90km hoặc   250km.
(3М-80Е )   120 hoặc 250km.    
-Trần bay:    7-20m.
-Tốc độ phóng:        200-470m/s.
-Trần phóng: 12km.
-Góc ngoặt :   +/- 60 o.
-Nhiệt độ ứng dụng:   +/-60.
-Thời gian phóng loạt 4 quả :   15s.    
-Nhịp độ phóng giữa các loạt:    5s.




.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Bảy, 2010, 03:20:51 pm gửi bởi longtrec » Logged
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #99 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2010, 12:00:54 pm »

Vụ động cơ "Прямоточный воздушно-реактивный двигатель" ở VN chưa gặp nhiều nên có một số thuật ngữ tiếng Việt dịch mô tả nguyên lý làm việc của loại động cơ này có thể dùng thay thế nhau như:

- Động cơ phản lực dòng khí thẳng;
- Động cơ phản lực dòng thẳng;
- Động cơ phản lực tĩnh;
- Động cơ phản lực nén động áp.

Ở Pháp có lập hẳn một hội đồng quốc gia về chuẩn hóa thuật ngữ, xứ Việt ta thì chưa nên các đồng chí thắc mắc cũng là chuyện thường. Buff tôi thấy "chuẩn" nhất vẫn là thuật ngữ do mấy đồng chí làm tin kỹ thuật quốc phòng nước ngoài bên Tổng 2. Mò mẫm chuyển ngữ tài liệu địch và tài liệu của bạn lúc đầu còn thấy ngượng mồm nghịch nhĩ, nhưng nói mãi, in mãi, đọc mãi thành quen tai, quen mắt và quen mồm Grin
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM