Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:43:02 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tên lửa Nga - Sức mạnh vượt trội trên chiến trường.  (Đọc 362841 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tientt82
Thành viên
*
Bài viết: 290


30/4 | 7/5 | 9/5


« Trả lời #80 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2010, 09:27:27 pm »

Hồi đấy mổ đạn có chuyên gia LX hướng dẫn hay mổ theo sách hướng dẫn sử dụng sửa chữa đi kèm hả bác vitính  Grin

Mấy cuốn sách đó nói về khả năng tác chiến vũ khí ; khí tài ; chắc là mật ; không đưa lên mạng được các bác nhỉ  Grin

Logged

Chúng ta sẽ không lùi ; vì đằng sau là Mátxcơva ...
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #81 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2010, 09:37:21 pm »

Hồi đấy mổ đạn có chuyên gia LX hướng dẫn hay mổ theo sách hướng dẫn sử dụng sửa chữa đi kèm hả bác vitính  Grin
Các anh KS đi học ở Liên Xô về mổ, cần gì chuyên gia nữa. Bên ấy người ta dậy cho mình đảm bảo kỹ thuật rồi mà.
Đơn vị tôi có đủ các thứ của các quân binh chủng. Nhưng chỉ làm sao "dùng theo cách của mình" thôi. Chứ dùng theo đúng sách thì là việc của các đơn vị được trang bị.
Thí dụ nối tầm DKB, bắn ứng dụng H-12, đưa A-72 lên máy bay, đưa K-13 xuống đất  Grin Grin Grin Cái P-15 ấy tôi chưa biết các anh ấy định làm gì với nó.
Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #82 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2010, 08:29:41 am »

Hình ảnh tàu bia, dính 2 trái "Mosquito"(SS-N-22, Sunburn) không đầu đạn (nổ?):
Nguồn: www.militaryphotos.net














Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #83 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2010, 02:31:59 pm »

Bác Rongxanh@ đưa hình ảnh sống động quá mà không cho anh em người ta xem quả tên lửa nó thế nào ? Sao tên lửa lại xuyên qua tầu mà đầu đạn không nổ?

Đây là loại tên lửa chống hạm siêu thanh có cánh , người Nga gọi là :Х-41 / П-270 «Москит» (3М-80) còn phương Tây đặt tên cho nó là SSN-22 «Sunburn»

Tên lửa «Моsкiт» được viện thiết kế ,chế tạo động cơ mang tên "Cầu vồng" phát triển năm 1973. Tên lửa có trọng lượng trước lúc phóng là 3950kg ( Đối với tên lửa 3M-80) , 4150-4500kg (Đối với tên lửa 3M-80E). Hình ảnh bác Rongxanh@ đưa phía trên là cuộc thử nhiệm tên lửa "Moskit" thôi. Tên lửa "Moskit" có trọng lượng đầu đạn 300-320kg với 150kg hỗn hợp chất nổ cơ mà, làm sao chiếc tầu (Bia-Цель) còn nguyên vẹn nếu tên lửa lắp đầu đạn.Tôi sẽ đưa thông tin cụ thể về nó ở những bài sau.

Một số hình ảnh về tên lửa " Moskit"



« Sửa lần cuối: 02 Tháng Bảy, 2010, 02:58:37 pm gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #84 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2010, 05:11:48 pm »

Tiếp theo bài : "TỔ HỢP TÊN LỬA CHỐNG HẠM BỜ BIỂN 4К51 «Giới hạn» 1987: Береговой противокорабельный комплекс 4К51 «Рубеж» 1987".


Thông số kỹ thuật tổ hợp tên lửa :4К51 «Giới hạn»:

-Ký hiệu tổ hợp tên lửa:   4К51 «Рубеж».
-Tên lửa sử dụng trong tổ hợp "Giới hạn":   P-15М, P-21/ P-22 («Теrмiт»)
-Tầm bắn :   8–80km.
-Trần bay trong hành trình của tên lửa (pha đầu,pha giữa,pha cuối):   25 / 50 / 250m.
-Tốc độ tên lửa:   1100Km/h (М=0,9)
-Tầm phát hiện mục tiêu:   40km.
-Tầm phát hiện mục tiêu ( chế độ không bị che khuất) : Trên 100km.
-Chiều dài tên lửa:   6,565 m (7,5)
-Sải cánh:   2,5m.
-Đường kính tối đa quả tên lửa:   0,78m.
-Trọng lượng tên lửa trước lúc phóng:   2 523kg.
-Dầu đạn : Nổ phân mảnh.

-Trọng lượng đầu đạn:    513kg
+Tên lửa khi phóng ở góc nghiêng.
+Điều khiển bánh lái tên lửa bằng khí động học.
+Hệ thống dẫn đường:   Đầu tự dẫn tia hồng ngoại thụ động , đầu dẫn chủ động "Snegir-M".
-Tầm phát hiện ,nắm bắt mục tiêu của đầu dẫn tia hồng ngoại thụ động:    10–20km.
+Động cơ tên lửa sử dụng nhiên liệu nỏng.
-Nhiên liệu   ТG-2 («тонка») + Acid Nitric.
-Lực đẩy :   1217 / 515kgf.
+Động cơ phóng tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn
-Lực phóng:   29000kgf.
-Tầm hoạt động rada định vị với góc:   360o.
-Thiết bị vận tải:   МАЗ-543 (МАЗ-543М).
-Cấu hình dẫn động:   8 х 8.
-Trọng lượng tổ hợp:   40.000–40.900kg.
-Chiều dài của tổ hợp khi cơ động tác chiến:   14,2m.
-Chiều rộng của tổ hợp khi cơ động tác chiến:2,97m.
-Chiều cao của tổ hợp khi cơ động tác chiến:   4,05m.
+Động cơ xe MAZ-543(Maz-534M): Diezel.
-Công suất máy:   385kw.
-Tốc độ tối đa:   60–65km/h.
-Phạm vi hoạt động:   625–635km.
-Kíp chiến đấu:   6 người.
-Số lượng tên lửa trên bệ phóng:   2
-Chủng loại container chứa tên lửa:   КТ-161
-Chiều dài container: 7,0m.
-Chiều rộng container:    1,8m.










« Sửa lần cuối: 02 Tháng Bảy, 2010, 05:17:12 pm gửi bởi longtrec » Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #85 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2010, 05:24:17 pm »

Bác Rongxanh@ đưa hình ảnh sống động quá mà không cho anh em người ta xem quả tên lửa nó thế nào ? Sao tên lửa lại xuyên qua tầu mà đầu đạn không nổ?

Đây là loại tên lửa chống hạm siêu thanh có cánh , người Nga gọi là :Х-41 / П-270 «Москит» (3М-80) còn phương Tây đặt tên cho nó là SSN-22 «Sunburn»

Tên lửa «Моsкiт» được viện thiết kế ,chế tạo động cơ mang tên "Cầu vồng" phát triển năm 1973. Tên lửa có trọng lượng trước lúc phóng là 3950kg ( Đối với tên lửa 3M-80) , 4150-4500kg (Đối với tên lửa 3M-80E). Hình ảnh bác Rongxanh@ đưa phía trên là cuộc thử nhiệm tên lửa "Moskit" thôi. Tên lửa "Moskit" có trọng lượng đầu đạn 300-320kg với 150kg hỗn hợp chất nổ cơ mà, làm sao chiếc tầu (Bia-Цель) còn nguyên vẹn nếu tên lửa lắp đầu đạn.Tôi sẽ đưa thông tin cụ thể về nó ở những bài sau.



Em hiểu đó là tên lửa không có lượng nổ ở đầu đạn, tuy nhiên họ vẫn giữ nguyên trọng lượng tương đương đầu nổ, để đảm bảo các đặc tính kỹ chiến thuật/ hành trình của tên lửa không thay đổi.
Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #86 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2010, 05:57:43 pm »

Thưa các bạn ! Theo như thông tin Mod Triumf đưa tin Việt Nam sau 1 loạt những quyết tâm vượt qua không ít khó khăn đến 2012 sẽ có 2 chiếc tầu hộ vệ tên lửa đầu tiên" PROJECT 1241.8 MOLNIYA". Đây là tầu hộ vệ được trang bị vũ khí hiện đại trong đó có tên lửa Uran-E. Tôi có mong muốn phân tích chi tiết về loại tên lửa này.
 Trong bài trên Mod Rongxanh đã đưa 1 số ảnh về cuộc thử nhiệm tên lửa Х-41 / П-270 «Москит» (3М-80) còn phương Tây đặt tên cho nó là SSN-22 «Sunburn». Để tiện cho việc theo dõi của các bạn ,tôi xin đưa thông tin về tổ hợp tên lửa chống hạm có cánh "Moskit" trước . Ở bài sau tôi xin đưa thông tin chi tiết về tên lửa Uran-E mà Việt nam sắp sở hữu. Chúng ta những người Việt Nam cần hiểu rõ những vũ khí mà chúng ta đã và sẽ có. Chủ quyền biển của Việt Nam rất cần những vũ khí hiện đại để duy trì và bảo vệ.

 TỔ HỢP TÊN LỬA CHỐNG HẠM CÓ CÁNH Х-41 / П-270 «Москит» (3М-80).

Tổ hợp tên lửa chống hạm siêu thanh "Moskit" với tên lửa có cánh 3M-80(3M-80M) được phát triển bởi viện thiết kế "Cầu vồng" trong năm 1973. Lãnh đạo viện, tổng công trình sư И.С.Селезнева. Hoàn thiện hệ thống dẫn đường trên tên lửa 3M-80 là "Бе-12".
 Tên lửa 3M-80 là tên lửa siêu thanh có trần bay thấp trên mặt biển. Nó thuộc lớp tên lửa chống hạm dự định thay thế tên lửa hạng nhẹ KR-P-15.
"Moskit" là tổ hợp tên lửa chống hạm duy nhất trên thế giới có tốc độ siêu âm trên 2M nhưng lại có trần bay rất thấp. Đã có hơn 30 phát minh, sáng chế cùng các công trình khoa học được áp dụng vào tổ hợp tên lửa "Moskit". Ví dụ như tổ hợp tên lửa "Moskit" lần đầu tiên được lắp Động cơ phản lực dòng thẳng (Прямоточный воздушно-реактивный двигатель - ПВРД) kết hợp với bệ phóng lom tựa như búp bê lật đật (Một loại búp bê có thể làm bằng gỗ, nhựa có độ thăng bằng cao nhờ 1 viên bi  ở đáy hình cầu của búp bê-Tiếng Nga gọi loại búp bê này là :"матрешкa").
 
Hệ thống điều khiển tên lửa lửa được phát triển bởi Liên hiệp nghiên cứu-Chế tạo Quốc gia " Altair" (ГосНПО «Альтаир»-государственное научно-производственное объединение), dưới sự lãnh đạo của С.Климов. Để hoàn thiện tổ hợp, tên lửa đã được tiến hành thử nhiệm tại căn cứ "Бе-12".

Ban đầu với phương án trang bị "Moskit" trên tầu nổi ,như tầu khu trục, tầu mang tên lửa. Năm 1984 tổ hợp tên lửa "Moskit" được tiếp nhận trang bị cho khu trục lớp "Hiện đại" đề án 956 (Современный» (проект 956). Trên khu trục dự án 956 được lắp đặt 2 tổ hợp phóng KT-190. Đề án trang bị tên lửa 3M-80 trên máy bay bị kéo dài , phải tới giữa năm 1992 và 1994 mới thực hiện được ( Tại thành phố  Комpоnоvка ).
 Tên lửa có cánh 3M-80 sử dụng trong tổ hợp tên lửa "Moskit" được chế tạo để tiêu diệt các tầu chiến, tầu vận tải, tầu hộ vệ có lượng choán nước đến 20.000t .Hoặc các nhóm tầu tấn công, tầu đổ bộ, trong điều kiện có sự đối phó của các thiệt bị điện tử , ra da định vị hoặc ra da cảnh báo sớm của đối phương. Tên lửa 3M-80 có khả năng chống lại tác hại của 1 vụ nổ hạt nhân sảy ra gần nó.
 Tên lửa 3M-80 hoạt động dựa trên nguyên lý khí động học sơ đồ (X) phân bổ khí động lực trên bề mặt tên lửa. Động cơ hỗn hợp 2 chế độ với  động cơ phản lực dòng thẳng (Прямоточный воздушно-реактивный двигатель - ПВРД) đây là động cơ phản lực không khí sử dụng nhiên liệu rắn và Động lực đẩy tên lửa (Thay máy gia tốc) khi  xuất phát  bằng thuốc súng. Tên lửa sau 3-4 giây được phóng đi, thuốc súng sẽ qua vòi phun bởi luồng không khí lùa vào buồng đốt và bị đốt cháy- Đây chính là quá trình gia tốc cho tên lửa để đạt tốc độ siêu thanh . Động cơ phản lực dòng thẳng (Прямоточный воздушно-реактивный двигатель - ПВРД) được phát triển bởi phòng thiết kế 670 (ОКБ-отдельное конструкторское бюро 670), lãnh đạo phòng là М.М.Бондарюк. Động cơ sau đó được chuyển cho phòng thiết kế chế tạo động cơ " Liên minh"để hoàn thiện (МКБ-моторостроительное конструкторское бюро) .
 Hệ thống điều khiển tên lửa với đầu dẫn quán tính, rada dẫn đường chủ động và bị động cung cấp khả năng bắn chúng mục tiêu cao trong điều kiện có sự đối phó của ra da đối phương. Với các mục tiêu là các tầu nhỏ, các nhóm tầu tấn công sác xuất trúng đích là 0,99. Với tầu hộ tống, tầu đổ bộ là 0,94. Sau khi tên lửa dời bệ phóng nó bay theo hình "quả đồi" sau đó hạ thấp độ cao đến 20m. Trước khi đến gần mục tiêu, trần bay của tên lửa chỉ còn 5-7m ( Trên ngọn sóng).




1/Hệ thống dẫn đường chủ động-Thụ động , 2/Hệ thống dẫn đường định vị, 3/Đầu đạn ,4/ Ống phun , 5/ Điều khiển dẫn động , 6/ Động cơ phản lực nhiên liệu rắn , 7/ Bin , 8/ Rada đo độ cao.




Sơ đồ tác chiến tên lửa 3M-80.
Từ tên xuống dưới:
Tốc độ xuất phát của tên lửa 200-470m/s
Tốc độ tối đa: 3M.
Tốc độ : 2,5M.
Trần bay :5-15m.
Tầm bắn 150km.
Tầm bắn 250km.




Quả tên lửa 3M-80.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Bảy, 2010, 12:45:15 pm gửi bởi longtrec » Logged
tientt82
Thành viên
*
Bài viết: 290


30/4 | 7/5 | 9/5


« Trả lời #87 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2010, 07:45:22 pm »

Trích dẫn


1/Hệ thống dẫn đường chủ động-Thụ động , 2/Hệ thống dẫn đường định vị, 3/Đầu đạn ,4/ Ống phun , 5/ Điều khiển dẫn động , 6/ Động cơ phản lực nhiên liệu rắn , 7/ Bin , 8/ Rada đo độ cao.



Cái hình này của anh Long hơi độc đấy nhá Grin

Em bò ra tìm mà không thấy bất kỳ cái hình nào về cấu tạo của tên lửa chống hạm cả  Grin
Logged

Chúng ta sẽ không lùi ; vì đằng sau là Mátxcơva ...
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #88 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2010, 10:21:33 pm »

Ví dụ như tổ hợp tên lửa "Moskit" lần đầu tiên được lắp động cơ hành trình thẳng tuyệt đối

....
 
Tên lửa 3M-80 hoạt động dựa trên nguyên lý khí động học sơ đồ (X) phân bổ khí động lực trên bề mặt tên lửa. Động cơ hỗn hợp với động cơ hành trình đường thẳng tuyệt đối, đây là động cơ phản lực không khí sử dụng nhiên liệu rắn và Động lực đẩy tên lửa (Thay máy gia tốc) khi  xuất phát  bằng thuốc súng. Tên lửa sau 3-4 giây được phóng đi, thuốc súng sẽ qua vòi phun bởi luồng không khí lùa vào buồng đốt và bị đốt cháy- Đây chính là quá trình gia tốc cho tên lửa.
 Động cơ đường thẳng tuyệt đối được phát triển bởi phòng thiết kế 670 (ОКБ-отдельное конструкторское бюро 670), lãnh đạo phòng là М.М.Бондарюк. Động cơ sau đó được chuyển cho phòng thiết kế chế tạo động cơ " Liên minh"để hoàn thiện (МКБ-моторостроительное конструкторское бюро) .


Bài của anh Long bám rất sát sự kiện của anh Triumf!

Có một số chỗ bôi đỏ về động cơ em thấy có vẻ chưa ổn. Đạn tên lửa chống hạm 3M-80 dùng động cơ tích hợp 2 chế độ ZD83: chế độ phóng dùng liều phóng rắn bố trí ngay trong khoang động cơ và chế độ hành trình dùng Động cơ phản lực tĩnh (Прямоточный воздушно-реактивный двигатель - ПВРД). Khi phóng, liều phóng rắn (thuốc phóng dạng hạt rời) bị đốt cháy tạo sơ tốc trong khoảng 3 tới 4 giây đẩy tên lửa đạt tới tốc độ siêu âm đủ để kích hoạt động cơ phản lực tĩnh ZD83 rồi bị vứt bỏ. Lúc này, 4 chóp chắn 4 cửa hút khí bị hất đi để không khí đi thẳng vào buồng đốt đốt khối thuốc phóng rắn (thuốc phóng đúc liền khối) bố trí phía trong buồng đốt động cơ. Khối thuốc phóng hành trình này sẽ cháy theo chế độ giữ chậm từ vỏ ngoài vào lõi. 
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #89 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2010, 10:53:20 pm »

Cảm ơn bạn Huyphong@ ! Bài phản biện của bạn rất có giá trị. Tôi không phải người trong "ngành" lên không tránh khỏi sai sót. Tôi mong bạn tiếp tục góp những ý kiến bổ ích , tôi xin sửa ngay thuật ngữ "Động cơ phản lực tĩnh (Прямоточный воздушно-реактивный двигатель - ПВРД)".
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM