Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:54:37 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tên lửa Nga - Sức mạnh vượt trội trên chiến trường.  (Đọc 362866 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #70 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2010, 09:53:16 am »



Tên lửa 91RE1.

.

Tên lửa 91RE2.

Mấy hình trên là các loại ngư lôi tên lửa của Nga.

Nga vẫn chào bán loại ngư lôi tên lửa này ầm ầm đấy chứ bác vitính. Ưu điểm của ngư lôi tên lửa chống ngầm là tầm phóng xa, phản ứng nhanh chóng và bất ngờ, tránh được hỏa lực của các tàu nổi hoặc máy bay hộ tống tàu ngầm.

Còn để chống tàu nổi thì chỉ cần tên lửa diệt hạm bay bám mặt biển là đủ.
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #71 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2010, 01:32:47 pm »

Còn để chống tàu nổi thì chỉ cần tên lửa diệt hạm bay bám mặt biển là đủ.
Tôi vẫn nhớ ngày xưa có tên lửa-ngư lôi chống hạm chứ không phải chỉ có chống ngầm.
Logged
tientt82
Thành viên
*
Bài viết: 290


30/4 | 7/5 | 9/5


« Trả lời #72 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2010, 03:48:20 pm »

Bác vitính còn nhớ tên hay đặc điểm gì lạ của cái tên lửa-ngư lôi chống hạm ấy không ạ ?

Nhà em tìm nhưng không thấy  Sad

Toàn là tên lửa-ngư lôi chống ngầm

Cái Hong-sang-eo ở bài này
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=136325
cũng là chống ngầm đấy ạ

Tham Khảo thông tin về Hong-sang-eo
Logged

Chúng ta sẽ không lùi ; vì đằng sau là Mátxcơva ...
ngochai691
Thành viên
*
Bài viết: 39


« Trả lời #73 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2010, 05:46:34 pm »

Còn để chống tàu nổi thì chỉ cần tên lửa diệt hạm bay bám mặt biển là đủ.
Tôi vẫn nhớ ngày xưa có tên lửa-ngư lôi chống hạm chứ không phải chỉ có chống ngầm.


Tên lửa -ngư lôi chống ngầm tất nhiên có thể chống hạm mà bác!
 Khi tên lửa đẩy mang ngư lôi đến khu vực có mục tiếu và tách ra . Ngư lôi ở dưới nước sẽ kích hoạt đầu dò  sonar chủ động hoặc bị động . Nếu có  tàu ngầm thì nó sẽ hướng vào tàu ngầm này , còn nếu sonar nó dò thấy tàu chiến thì nó cũng táng luôn chứ không lẽ nó chê Grin . Ko biết ngư lôi có phân biệt được địch-ta không nhỉ

Người ta không dùng tên lửa ngư lôi với mục đích chống hạm  chắc là vì tầm bắn của tên lửa sẽ ngắn hơn rất nhiều do phải mang ngư lôi có khối lượng khá nặng , hầu hết tên lửa-ngư lôi có tầm khoảng 50-100km . trong khi tên lửa chống hạm cùng kích thước có tầm 200-300km. Đầu dò sonar trên ngư lôi cũng có tầm phát hiện mục tiêu ngắn hơn . Độ ồn lớn của ngư lôi khiến nó dễ bị phát hiên, so với tên lửa chống hạm thì tốc độ của ngư lôi thấp hơn nhiều , các tàu chiến có nhiều thời gian để đối phó.  
Bù lại thì tàu chiến bị trúng ngư lôi thì sẽ bị thiệt hại nặng và dễ chìm hơn
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Sáu, 2010, 06:59:51 pm gửi bởi dongadoan » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #74 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2010, 06:55:02 pm »

Còn để chống tàu nổi thì chỉ cần tên lửa diệt hạm bay bám mặt biển là đủ.
Tôi vẫn nhớ ngày xưa có tên lửa-ngư lôi chống hạm chứ không phải chỉ có chống ngầm.


Tên lửa -ngư lôi chống ngầm tất nhiên có thể chống hạm mà bác!
 Khi tên lửa đẩy mang ngư lôi đến khu vực có mục tiếu và tách ra . Ngư lôi ở dưới nước sẽ kích hoạt đầu dò  sonar chủ động hoặc bị động . Nếu có  tàu ngầm thì nó sẽ hướng vào tàu ngầm này , còn nếu sonar nó dò thấy tàu chiến thì nó cũng táng luôn chứ không lẽ nó chê Grin . Ko biết ngư lôi có phân biệt được địch-ta không nhỉ

Người ta không dùng tên lửa ngư lôi với mục đích chống hạm  chắc là vì tầm bắn của tên lửa sẽ ngắn hơn rất nhiều do phải mang ngư lôi có khối lượng khá nặng , hầu hết tên lửa-ngư lôi có tầm khoảng 50-100km . trong khi tên lửa chống hạm cùng kích thước có tầm 200-300km. Đầu dò sonar trên ngư lôi cũng có tầm phát hiện mục tiêu ngắn hơn . Độ ồn lớn của ngư lôi khiến nó dễ bị phát hiên, so với tên lửa chống hạm thì tốc độ của ngư lôi thấp hơn nhiều , các tàu chiến có nhiều thời gian để đối phó.  
Bù lại thì tàu chiến bị trúng ngư lôi thì sẽ bị thiệt hại nặng và dễ chìm hơn


Đúng như bạn Ngochai691@ nói tên lửa ngư lôi thường có tầm bắn thấp hơn tên lửa chống hạm cùng kích cỡ và có tốc độ thấp hơn nhưng không đến mức  quá thấp . Ví dụ như tên lửa 91RE1 và 91RE2 có tốc độ 2M có nhĩa là tương đương 680m/s, đây là tốc độ siêu thanh. Tên lửa ngư lôi 91RE1 và 91RE2 có thể chống ngầm cũng như chống hạm.

Ko biết ngư lôi có phân biệt được địch-ta không nhỉ? Bạn Ngochai691@ tôi không thấy tài liệu nào viết về tên lửa ngư lôi ,ví dụ như tên lửa 91RE1 và 91RE2 có khả năng phân biệt "tầu địch- tầu ta", nhưng bài tôi đang dịch dở về tên lửa P-15M thì nó có khả năng này bạn ạ.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Sáu, 2010, 07:04:05 pm gửi bởi longtrec » Logged
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #75 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2010, 11:36:55 pm »

Vũ khí thời tôi biết không đánh xa tới cả trăm cây số đâu (gần 40 năm trước). Bây giờ mà tìm chắc không ra trên mạng, vì vũ khí luôn áp dụng các thành tựu mới nhất.
Tôi đọc về các loại tên lửa chống hạm thực ra từ tạp chí Electronics Countermeasure về hệ thống chống tên lửa đánh hạm. Tạp chí này do anh Ngô Đức Thọ trưởng phòng Điện tử, sau là phó viện trưởng, có thời sang Pháp công tác dài hạn, gửi về (sau đó anh Ng.Đ.Thọ sang làm phó TL Bộ TLTTLL).
Hạm tầu có thời gian rất ngắn để phát hiện ra mình bị tên lửa ngắm tới khi chúng bật radar tự dẫn. Để chống các tên lửa này thứ nhất là phải có tình báo về radar tự dẫn trên tên lửa, thứ hai phải có máy tính xử lý thông tin cực nhanh để phân biệt được tín hiệu radar tự dẫn của địch (so sánh tín hiệu thu được với tình báo nạp sẵn trong máy tính) chứ không phải các tín hiệu khác và cuối cùng là phải có các súng máy do máy tính điều khiển phản ứng nhanh có tốc độ phát/phút rất lớn phun đạn về phía tên lửa gọi là dựng màn đạn để nâng cao xác suất trúng chỉ cần một viên để phá hủy tên lửa. Các súng máy này thường không cần cỡ đạn lớn, tầm bắn xa mà ăn thua là hệ thống điều khiển bắn định hướng chính xác, tốc độ bắn cao. Trên mặt biển không có chỗ cho công sự, ẩn nấp, di chuyển nên phòng thủ là chủ động tấn công.
Còn chuyện nữa nên nói thêm, không phải là tên lửa ngư lôi rơi xuống biển không có tầu này thì đánh tầu kia. Mỗi quả đạn bắn ra là đã nhắm vào một mục tiêu và cái đầu tự dẫn chỉ tìm trong một phạm vi hẹp bằng sai số hợp lý trong hành trình trước đó. Không tìm ra mục tiêu trong khoảng hẹp ấy thì thường là tự hủy.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Sáu, 2010, 11:44:24 pm gửi bởi vitính » Logged
kakashivn87
Thành viên
*
Bài viết: 85


« Trả lời #76 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2010, 01:09:30 am »

Theo cháu thì trên biển chính là nơi thể hiện rõ nhất câu " Hỏa khí phân tán hỏa lực tập trung ", vì các tàu đều giữ khoảng cách an toàn với nhau trong đội hình, trong khi đó mục tiêu nếu là đất liền thì là mục tiêu cố định, chỉ có các tàu tự xác định khoảng cách để bắn.
Quân đội Nga thường đặt mình trong trường hợp phòng vệ với số lượng it, hậu cần bị căt đứt, liên lạc gián đoạn... ( có lẽ là sau kinh nghiệm WW2) nên vũ khí dù hiện đại cũng có nhiều tính độc lập.
Ngược lại, Mĩ luôn đề cao việc chủ động tấn công, nên các tàu chiến của Mĩ được thiết kế tối ưu cho việc tấn công dồn dập theo đội hình với pháo ( xưa) và tên lửa ngày nay.

Logged
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #77 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2010, 05:44:35 am »

Các nước "cơ bắp" lớn (không chỉ IQ cao Grin) mới đủ sức ra biển đua tranh với người. Đến như TQ bây giờ mới bắt đầu ra biển, hứa hẹn một cuộc đại sắp xếp lại thế giới chăng?
http://www.vietnamnet.vn/chinhtri/201006/Ba-chu-Dich-toi-cua-hai-quan-Trung-Quoc-919203/
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Bảy, 2010, 07:19:51 am gửi bởi vitính » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #78 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2010, 06:23:54 pm »

Tiếp theo bài : "TỔ HỢP TÊN LỬA CHỐNG HẠM BỜ BIỂN 4К51 «Giới hạn» 1987: Береговой противокорабельный комплекс 4К51 «Рубеж» 1987".



Thiết bị phóng được lắp đặt trên khung gầm bánh cao của xe MAZ-543 (Maz-543M) với cấu hình dẫn động 8X8. Carbin điều khiển với rada định vị "Garpun". Cung cấp điện năng cho tổ hợp tên lửa 4K51"Giới hạn" là tổ hợp phát điện tuốc bin khí. Điện năng được cung cấp cho các thiết bị điện tử của trạm rada định vị, hệ thống điều khiển với kíp chiến đấu. Điện năng còn sử dụng cho motor soay container KT-161. Bên trong container chứa 2 quả tên lửa P-15M(P-21/P-22) , một quả được gắn đầu tự dẫn hồng ngoại thụ động  (Инфракрасная головка самонаведения - ИК ГСН) . Quả tên lửa còn lại được gắn đầu tự dẫn radar chủ động (Активная радиолокационная головка самонаведения - АРЛ ГСН). Thiết bị phóng có thể tự quyết định nhiệm vụ tác chiến với việc phát hiện và phá hủy mục tiêu.

Cấu trúc của thiết bị phóng bao gồm:

- Hệ thống điều khiển bắn với hệ thống nhận dạng "Bạn-Thù"
-Liên lạc trong nội bộ hoặc với bên ngoài  bằng vô tuyến điện với tần số được mã hóa.
-Ăng ten của rada định vị được hỗ chợ bởi máy nâng thủy lực có thể lâng ăng ten lên độ cao 7,3m. Thời gian chuẩn bị để phóng tên lửa là 5 phút tính từ thời điểm cơ động đến địa điểm tập kết.
-Container KT-161 được thiết kế mở về phía sau (Đối diện với thiết bị phóng). Ở vị trí triển khai , container chứa tên lửa có thể soay ở góc 110o ở bất kỳ hướng nào. Ở vị trí tác chiến, container sẽ hướng về phía mục tiêu, 2 nắp trên đầu tên lửa tự động mở ra. Thông số tác chiến được sự hỗ chợ của rada, máy tính với công suất mạnh , tọa độ muc tiêu được sác lập nhanh chóng. Lệnh phóng được truyền từ bảng điều khiển tới bệ phóng- Tên lửa được phóng đi.

Tên lửa được phóng đi bởi động cơ sử dụng nhiên liệu rắn, có sự hỗ chợ của máy gia tốc để đạt tốc độ cần thiết. Sau khi tên lửa rời khỏi container tên lửa bay vào quỹ đạo,tên lửa lúc này sẽ sử dụng động cơ nhiên liệu nỏng. Cánh tên lửa sẽ tự mở , khi đạt tới độ cao và tốc độ cần thiết phần động cơ phóng sẽ tự cắt. Hệ thống điều khiển quán tính sẽ duy trì tốc độ , độ cao và hướng bay cho tên lửa. Khi bay tới gần mục tiêu , đầu dẫn sẽ tự bật để nắm bắt mục tiêu(ГСН-головка самонаведения). Trước khi lao vào mục tiêu tên lửa có hành trình " Quả đồi" để phá hủy mục tiêu từ trên xuống. Đầu đạn tên lửa P-15M(P-21/P-22) là đầu đạn nổ phân mảnh, vụ nổ sẽ phá hủy toàn bộ cấu trúc bên trong mục tiêu( прорыва ПВО- полное внутреннее отражение ).
 Việc nạp tên lửa tiếp theo vào bệ phóng được chợ giúp bởi cần cẩu, được lắp đặt để đưa tên lửa vào container.
 Thành phần của tổ hợp tên lửa 4K-51 "Giới hạn" gồm 4 thiết bị phóng và 4 máy móc phương tiện nạp tên lửa. Tổng cộng có 16 tên lửa trong 1 tổ hợp tên lửa 4K-51 "Giới hạn".

Ưu điểm của  tổ hợp tên lửa 4K-51 "Giới hạn" :
Các thiết bị trong tổ hợp có sự chuẩn hóa cao, hệ thống rada có khả năng tự phát hiện mục tiêu, tự tính toán sác định phần tử nhanh. Tên lửa được dẫn đường bởi đầu dẫn hồng ngoại thụ động và đầu dẫn chủ động. Công suất phá hủy mục tiêu của đầu đạn rất lớn. tên lửa có thể phóng loạt 2 quả tên lửa từ 1 thiết bị phóng, hoặc cùng lúc nhiều tên lửa từ một vài thiết bị phóng .

Nhược điểm của tên lửa P-15M(P21/P-22) trong tổ hợp 4K-51 "Giới hạn":

Tên lửa to, trọng lượng lớn tốc độ không cao.
Tên lửa sử dụng động cơ nhiên liệu nỏng lên thời gian bảo quản ngắn, phức tạp.
Trọng lượng toàn bộ của tổ hợp lên tới 40T.




Tổ hợp tên lửa 4K-51 "Giới hạn" với xe Maz- 543( Maz-543M) , container KT-161 , 2 tên lửa P-15M(P-21/P-22) với rada định vị "Garpun".



Tên lửa P-15M được phóng đi.





Còn tiếp


« Sửa lần cuối: 02 Tháng Bảy, 2010, 04:03:26 am gửi bởi longtrec » Logged
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #79 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2010, 08:25:36 pm »


Quả tên lửa đất đối hạm P-15 này bên Vũ khí của đơn vị tôi cũng rinh về một quả, thời 197x. Tôi nhìn thấy nó mà giật mình nó giống như máy bay không người lái. Bên tôi thì "gặm" phần điện tử của một cái máy bay không người lái Mỹ BQM-34 nên thấy rất... quen.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM