Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:19:12 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tên lửa Nga - Sức mạnh vượt trội trên chiến trường.  (Đọc 362862 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #30 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2010, 09:25:32 pm »

Tại sao gọi là hệ thống lái kiểu "con vịt"?
Quan sát con vịt bơi dưới nước. Khi đầu nó quay về hướng nào thì hướng bơi của nó là theo hướng đó. Có nghĩa là đầu hướng đi đâu thì quỹ đạo chuyển động hướng theo đó.
Kiểu lái này trước hết là các tên lửa đối không bám theo nguồn hồng ngoại. Trong đầu hồng ngoại của K-13 đối không (hoặc đầu tự dẫn theo chỉ điểm laser của bom) có một sensor quay quanh trục. Nó đã được "lập trình" sao cho 4 mảnh của sensor trong một vòng quay luôn nhận năng lượng bức xạ hồng ngoại như nhau. Để được thế nó luôn hướng theo nguồn hồng ngoại di chuyển. Chính sự "hướng theo" này tạo ra chênh lệch điều khiển khiến các cánh lái ở phía đầu đưa trục tên lửa trùng với vuông góc mặt phẳng sensor, tức là bám đúng hướng cường độ bức xạ thu được là max.
Nếu sai đừng chấp  Grin
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Sáu, 2010, 06:31:52 am gửi bởi vitính » Logged
tientt82
Thành viên
*
Bài viết: 290


30/4 | 7/5 | 9/5


« Trả lời #31 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2010, 09:33:53 pm »

Cảm ơn bác dongadoan đã hỗ trợ thêm 1 số khái niệm về điều khiển tên lửa  Grin

Thực ra bài của em chỉ muốn giải thích cấu hình khí động học kiểu con vịt ; em thắc mắc mãi mà hỏi nhiều ngại quá  Grin Mới tìm  được nên post lên cho ai chưa biết .Bác vi tính nói em rõ hơn rồi  Smiley Cảm ơn bác  Grin

Còn so sánh với Malyutka là em thấy cấu hình khí động học kiểu con vịt làm quĩ đạo bay của tên lửa tốt hơn nhất là khi bắt buộc phải ngắm thủ công kiểu 3 điểm ; nhưng thấy có vẻ chủ quan quá nên đã sửa lại để tùy mọi người đánh giá
Logged

Chúng ta sẽ không lùi ; vì đằng sau là Mátxcơva ...
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #32 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2010, 08:11:08 pm »

 Tiếp theo bài "TỔ HỢP VŨ KHÍ TÊN LỬA CONTAINER CLUB-K"


Một số đặc điểm của các loại tên lửa được sử dụng trong tổ hợp tên lửa "Club":


-91RE1 là loại tên lửa chống ngầm có điều khiển ( Đôi khi người ta còn gọi 91RE1 là tên lửa đạn đạo tầm ngắn). 91RE1 với nhiệm vụ chống lại các tầu ngầm của đối phương, phần đầu đạn tác chiến của tên lửa 91RE1 có tốc độ rất cao chống lại ngư lôi của tầu ngầm (МПТ-1УМЭ) hoặc tên lửa trang bị trên tầu ngầm như (АПР-3МЭ).Tên lửa 91RE1 được trang bị hệ thống rada thủy âm tự dẫn đường, được sử dụng trong tổ hợp tên lửa " Club-S". tên lửa 91RE1 có thể được phóng đi từ máy phóng thủy lôi đường kính 533mm, với chiều dài 8m. Tên lửa có thể được phóng đi khi tầu ngầm đang di chuyển dưới nước với tốc độ 12 knots. Động cơ của tên lửa 91RE1 sử dụng nhiên liệu rắn.

-91RE2 là Tên lửa chống hạm được đặt trên tầu ngầm sử dụng trong tổ hợp tên lửa " Club-N". Tên lửa 91RE2 được phân biệt với tên lửa 91RE1 bởi kích cỡ và chức năng phóng. Tên lửa 91RE2 có thể được phóng đi từ ống phóng thủy lôi trên tầu ngầm TPK (ТПК-торпедный (снарядный) корпусный перфоратор) từ thiết bị phóng thẳng đứng (УВП-установка вертикального пуска) hoặc từ thiết bị phóng nghiêng (наклонных ПУ -пусковая установка).

-3M-14E là tên lửa 2 tầng có cánh được chế tạo để tiêu diệt các mục tiêu trên đất, nó có thể được phóng đi từ tầu ngầm( 3M-14E) hoặc tầu nổi(3M-14TE).

-3M-54E1 là tên lửa được chế tạo để tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất, trên biển được sử dụng trong tổ hợp tên lửa Container " Club-K". 3M-54E1 có cấu hình khí động học, hiệu xuất tổng thể và động cơ đẩy sử dụng nhiên liệu rắn tương tự như tên lửa chiến lược PK-55"Granit". Chúng chỉ khác nhau ở tầm bắn(PK-55"Granit" có tầm bắn 3000km). Ngoài ra tổ hợp tên lửa " Club-K" còn có thể sử dụng tên lửa  3M-54E hoặc 3M-14E.

-3M-14KE và 3M-54KE là hai loại tên lửa được chế tạo để tiêu diệt các mục tiêu trên đất liền cũng như trên biển. Chúng được sử dụng trong tổ hợp tên lửa " Club-M". Đây là tổ hợp tên lửa được đặt ven bờ  hoặc trên tầu nổi, rada của tổ hợp có thể phát hiện mục tiêu ở cự li 250km(chủ động) và 450km(thụ  động).Tầm bắn của tên lửa 3M-14KE và 3M-54KE là 220km(phóng từ tầu) và 275km(phóng từ đất liền).
Tổ hợp tên lửa "Club-M" bao gồm 1 bệ phóng tự hành với tên lửa để tiêu diệt mục tiêu trên đất liền hoặc trên biển.Xe thông tin điều khiển, xe kỹ thuật phục vụ. Tổ hợp tên lửa "Club-M" lần đầu được đưa ra giới thiệu tai triển lãm vũ khí MAKS-2007.



Thông số kỹ thuật các loại tên lửa chính sử dụng trong tổ hợp tên lửa  "Club":



-Tên lửa             3M-54E           3M-54E1         3M-14E          91RE1       91RE2
          
-Dài (m)           8,22             6,2                  6,2                    8                     6,5

-Đường kính(m)      0,533      0,533                   0,533              0,533                0,533

-Trọng lượng(kg)   2300               1780               1780                  2050              1300
(trước lúc phóng)               
-Tầm bắn(Km)      220                 300                 300                    50                   40                               
-Đầu đạn(kg)      200                   400              400                   76                         76


-Tốc độ của tên lửa phụ thuộc vào chế độ bay, tốc độ cận âm (mach) thấp nhất : 0,6-0,8.
-Tốc độ siêu âm lớn nhất (mach) :2,9.
-Tốc độ giai đoạn đầu cuối tên lửa 3M-54E1 :2,5M.
-Tốc độ đầu cuối của tên lửa 3M-14E : 2,5M.
-Tốc độ đầu cuối của tên lửa 91RE1 : 2M.
-Tốc độ đạn đạo của tên lửa 91RE2 : 2M.
-Độ sâu lúc phóng 91RE1 và 91RE2 là: 20-150m.
-Tầm bắn 91RE1 là: 5-50km ( nếu tên lửa được phóng từ độ  sâu 20-50m)
-Tầm bắn 91RE2 là: 40km ( nếu được phóng ở độ sâu 5-35km).



Tất cả các thông số kỹ thuật trên chỉ đúng với tổ hợp tên lửa "Club" xuất khẩu.
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Sáu, 2010, 01:02:22 pm gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #33 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2010, 01:29:14 am »

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ TÊN LỬA  SỬ DỤNG TRONG TỔ HỢP TÊN LỬA "CLUB".





Tổ hợp tên lửa " Club-M".





Tên lửa 3M-54E/3M-54E1.



Tên lửa 3M-14E.



Tên lửa 91RE1.

.

Tên lửa 91RE2.

« Sửa lần cuối: 20 Tháng Sáu, 2010, 04:30:02 am gửi bởi longtrec » Logged
black_cat1
Thành viên
*
Bài viết: 228


« Trả lời #34 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2010, 10:41:01 am »

Trích dẫn
-91PE1 là loại tên lửa chống ngầm có điều khiển ( Đôi khi người ta còn gọi 91PE1 là tên lửa đạn đạo tầm ngắn). 91PE1 với nhiệm vụ chống lại các tầu ngầm của đối phương, phần đầu đạn tác chiến của tên lửa 91PE1 có tốc độ rất cao chống lại ngư lôi của tầu ngầm (МПТ-1УМЭ) hoặc tên lửa trang bị trên tầu ngầm như (АПР-3МЭ).Tên lửa 91PE1 được trang bị hệ thống rada thủy âm tự dẫn đường, được sửa dụng trong tổ hợp tên lửa " Club-S". tên lửa 91PE1 có thể được phóng đi từ máy phóng thủy lôi đường kính 533mm, với chiều dài 8m. Tên lửa có thể được phóng đi khi tầu ngầm đang di chuyển dưới nước với tốc độ 12 knots. Động cơ của tên lửa 91PE1 sử dụng nhiên liệu rắn.

-91PE2 là Tên lửa chống hạm được đặt trên tầu ngầm sử dụng trong tổ hợp tên lửa " Club-N". Tên lửa 91PE2 được phân biệt với tên lửa 91PE1 bởi kích cỡ và chức năng phóng. Tên lửa 91PE2 có thể được phóng đi từ ống phóng thủy lôi trên tầu ngầm TPK (ТПК-торпедный (снарядный) корпусный перфоратор) từ thiết bị phóng thẳng đứng (УВП-установка вертикального пуска) hoặc từ thiết bị phóng nghiêng (наклонных ПУ -пусковая установка).

Bác Longtrec viết nhầm tên của 91RE1 với RE2 thành PE rồi kìa
Logged
tientt82
Thành viên
*
Bài viết: 290


30/4 | 7/5 | 9/5


« Trả lời #35 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2010, 05:22:41 pm »

Tổ hợp tên lửa chống tăng 9К115 «Con lai» 1987: Противотанковый ракетный комплекс 9К115 «Метис» 1987.
========================
Bài viết được hoàn thành với sự góp ý của anh Long ; bác huyphongssi ; bác dongadoan .Xin cảm ơn các bác  Grin
Mong mọi người góp ý cho bài viết để bài hoàn chỉnh hơn  Grin
Nguồn:rbase-new.factoria.ru
========================

Tổ hợp tên lửa chống tăng mang vác 9K115 Metis (9К115 "Метис") được thiết kế nhằm tiêu diệt các mục tiêu cố định hoặc di động (đến 60km/h) được quan trắc trực tiếp ; gồm xe tăng ; xe thiết giáp … ở khoảng cách 1000m.Tổ hợp được phát triển bởi viện thiết kế Tula dưới sự chỉ đạo của A.Shipunov .Nó được chấp nhận đưa vào trang bị năm 1978


Ảnh : 1 người lính đang ngắm bắn mục tiêu qua tổ hợp Metis

Phương tây đặt tên mã cho nó là AT-7 "Saxhorn".

Tổ hợp đã được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới và tham chiến trong nhiều cuộc xung đột gần đây

Cấu tạo

Thiết bị phóng mang vác được 9P151 gồm thiết bị điều khiển và cơ cấu phóng tên lửa

Tên lửa 9M115 trong ống phóng

1 số phụ tùng ; phụ kiện đi kèm

Thiết bị kiểm tra và phụ trợ khác


Ảnh: cấu tạo tên lửa 9M115 trong tổ hợp Metis
1- cánh lái khí động 2-bộ truyền động cánh lái 3-đầu đạn xuyên lõm 4-khoang đặt động cơ  5- cánh 6-liều vạch đường 7-cuộn dây 8-động cơ khởi tốc



Ảnh : thiết bị phóng 9P151 và ống phóng khi triển khai sẵn sàng chiến đấu

Tên lửa 9M115 với hệ thống dẫn bắn bán tự động và đầu đạn xuyên lõm được thiết kế sử dụng cấu hình khí động học kiểu “con vịt”.Những người tham gia phát triển tổ hợp đã đơn giản hóa tối đa và tạo thuận lợi cho việc sử dụng tên lửa ; tuy nhiên cũng có 1 số phức tạp nhỏ trong quá trình tái sử dụng nhiều lần với hệ thống dẫn bắn đặt trên mặt đất  .Nhằm giảm được giá ; khối lượng và thể tích của tên lửa thì cần phải đơn giản hóa được thiết bị điều khiển nằm trên tên lửa ấy .Như chúng ta đã biết ; hệ thống dẫn bắn cho tên lửa có điều khiển xác định vị trí của tên lửa  thông qua 1 bộ phận theo dõi; kết nối với hệ thống định vị tọa độ trên tên lửa.Các mẫu tên lửa trước sử dụng điều khiển đơn kênh với con quay hồi chuyển ; đảm bảo truyền tín hiệu điều khiển từ thiết bị dẫn bắn thành lệnh ; hình thành với sự quay bắt buộc cùng với tên lửa của hệ thống định vị.Tuy nhiên ; con quay hồi chuyển tương đối đắt.Tên lửa 9M115 dùng 1 liều vạch đường (phát hồng ngoại) gắn trên 1 cánh .Khi bay ; liều vạch đường này chuyển động theo hình xoắn ốc .Thiết bị phóng trên mặt đất nhận thông tin về vị trí góc của tên lửa thông qua liều vạch đường này ; từ đó thiết bị điều khiển sinh lệnh thích hợp ; truyền lệnh đến tên lửa qua dây dẫn .

Ở mũi tên lửa đặt hệ thống điều khiển khí động kiểu mở sử dụng áp lực dòng khí tới .Việc không dùng không khí nén và liều tích áp đồng thời với việc ứng dụng sản xuất các phần tử lái bằng nhựa plastic đã làm giá của loại tên lửa này rẻ đi rất nhiều so với các đàn anh của nó.

Phần đuôi tên lửa có 3 đuôi hình thang.Nó được làm bằng các tấm mỏng ; đàn hồi. Khi lắp ráp ; các cánh này cuộn tròn trong ống phóng mà không có biến dạng dư ; khi phóng tên lửa ; do lực đàn hồi mà các cánh được trải thẳng ra .Tên lửa được phóng khỏi ống phóng bởi 1 động cơ đẩy phụ dùng nhiên liệu rắn

Tên lửa được phóng và vận chuyển trong ống phóng

Thiết bị phóng 9P151 có thể tháo lắp được ; gồm máy 9P152 ; chỉnh góc tầm và góc hướng ; thiết bị dẫn bắn 9S816 ; khối phần cứng .Thiết bị phóng có 1 cơ chế ngắm bắn rất chính xác mục tiêu ; vì vậy nên không yêu cầu xạ thủ phải có trình độ cao.

Hiện nay ; để phục vụ việc bắn trong đêm và trong màn khói; tổ hợp được trang bị thêm kính nhìn đêm 1PN86VI "mulatto-115" (Sokol-2) ; được phát triển bởi GIPO-1 ; với tầm xa 1.5km

Trong chiến đấu ; tổ hợp được biên chế như sau : 1 thiết bị phóng ; 4 tên lửa chia cho 2 xạ thủ.Xạ thủ số 1 mang thiết bị phóng gắn sẵn ống phóng ; khối lượng 17 kg ; xạ thủ số 2 mang 3 ống phóng nặng 19.4 kg

Việc thực hành bắn có thể từ các tư thế chuẩn bị hoặc không chuẩn bị như nằm bắn ; đứng bắn từ trong hào ; cũng như bắn ứng dụng trên vai.Cũng có thể bắn từ các xe chiến đấu bộ binh ; xe bọc thép chở quân ; hoặc trong phòng kín (yêu cầu 6m sau lưng xạ thủ không có vật cản)

Bảng tính năng kĩ thuật
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Sáu, 2010, 05:37:13 pm gửi bởi tientt82 » Logged

Chúng ta sẽ không lùi ; vì đằng sau là Mátxcơva ...
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #36 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2010, 06:30:50 pm »

Tổ hợp tên lửa chống tăng 9К115 «Con lai» 1987: Противотанковый ракетный комплекс 9К115 «Метис» 1987.
Tên lửa 9M115 dùng 1 liều vạch đường (phát hồng ngoại) gắn trên 1 cánh .Khi bay ; liều vạch đường này chuyển động theo hình xoắn ốc .Thiết bị phóng trên mặt đất nhận thông tin về vị trí góc của tên lửa thông qua liều vạch đường này ; từ đó thiết bị điều khiển sinh lệnh thích hợp ; truyền lệnh đến tên lửa qua dây dẫn .
Giải pháp thay thế con quay hồi chuyển một cách đơn giản đáng kinh ngạc!
Thông thường con quay hồi chuyển trên các quả đạn đã được làm tối giản, thậm chí nguồn điện cung cấp cho chúng cũng bị cắt sau khi rời ống/bệ phóng vì thời gian sống của chúng sau khi phóng quá ngắn so với khả năng phục vụ bằng quán tính.
Đằng nào cũng chỉ có điều khiển nếu còn quan sát được quả đạn, vậy tại sao không quan sát trạng thái thực để điều khiển thay cho dùng con quay. Rất thực tế.
Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #37 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2010, 06:42:34 pm »

Em có thắc mắc:  Grin Tên lửa khi bay xịt ra một luông lửa rất mạnh, sao người ta không căn cứ vào cái nguồn phát hồng ngoại này?
Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #38 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2010, 08:13:49 pm »

Tổ hợp tên lửa chống tăng 9К115 «Con lai» 1987: Противотанковый ракетный комплекс 9К115 «Метис» 1987.
Tên lửa 9M115 dùng 1 liều vạch đường (phát hồng ngoại) gắn trên 1 cánh .Khi bay ; liều vạch đường này chuyển động theo hình xoắn ốc .Thiết bị phóng trên mặt đất nhận thông tin về vị trí góc của tên lửa thông qua liều vạch đường này ; từ đó thiết bị điều khiển sinh lệnh thích hợp ; truyền lệnh đến tên lửa qua dây dẫn .
Giải pháp thay thế con quay hồi chuyển một cách đơn giản đáng kinh ngạc!
Thông thường con quay hồi chuyển trên các quả đạn đã được làm tối giản, thậm chí nguồn điện cung cấp cho chúng cũng bị cắt sau khi rời ống/bệ phóng vì thời gian sống của chúng sau khi phóng quá ngắn so với khả năng phục vụ bằng quán tính.
Đằng nào cũng chỉ có điều khiển nếu còn quan sát được quả đạn, vậy tại sao không quan sát trạng thái thực để điều khiển thay cho dùng con quay. Rất thực tế.


Bác Vi tính ơi! Theo em thì thế này, tên lửa 9M115 có tầm bắn 400- 1000m . Tốc độ của tên lửa  là cận âm (180m-223m/s) nếu mục tiêu ở cự li 400-500m thì sao? Tên lửa bay tới mục tiêu chỉ cần 2s vậy không đơn giản để chỉnh theo kiểu "quan sát thực" đâu. Hơn nữa "quan sát thực" chỉ có thể thực hiện được trong điều kiện tác chiến ban ngày , hoặc đối phương không dùng các biện pháp gây hỏa mù (như bắn đạn khói) . Theo em được biết tổ hợp tên lửa 9K115 mới được bổ xung thêm thiết bị nhìn đêm như 1PN86VI "mulatto-115" thôi. Tổ hợp tên lửa chống tăng 9K115 được sản xuất từ năm 1978. Hiện nay Nga đã phát triển những tên lửa chống tăng với tốc độ siêu âm, trang bị bộ tự dẫn đường tìm diệt mục tiêu ,hoặc rada cảm ứng nguồn nhiệt do Cty cổ phần đại chúng OAO "Rada-MSM" sản xuất thì vấn đề con quay hồi chuyển , hay quan sát thực tế không còn giá trị.

« Sửa lần cuối: 20 Tháng Sáu, 2010, 08:25:53 pm gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #39 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2010, 08:19:34 pm »

Em có thắc mắc:  Grin Tên lửa khi bay xịt ra một luông lửa rất mạnh, sao người ta không căn cứ vào cái nguồn phát hồng ngoại này?

Để dùng tên lửa đánh chặn bắn hạ nó ,hay căn cứ vào nguồn phát hồng ngoại để điều khiển nó? Tôi không hiểu ý bác hỏi.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM