Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 08:57:16 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tên lửa Nga - Sức mạnh vượt trội trên chiến trường.  (Đọc 363240 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tientt82
Thành viên
*
Bài viết: 290


30/4 | 7/5 | 9/5


« Trả lời #20 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2010, 09:18:04 pm »

Tổ hợp tên lửa chống tăng có điều khiển 9K113 Sturm-C «Tiến công-C» 1979: Противотанковый комплекс «Штурм-С» 1979.
==============
Bài viết sử dụng tư liệu từ trang rbase.new-factoria.ru
Cảm ơn anh Long đã góp ý cho bài viết  Grin
==============
Tổ hợp tên lửa chống tăng có điều khiển 9K113 Sturm-C được thiết kế để tiêu diệt xe tăng ; xe bọc thép chở quân (APC) ; cũng như các mục tiêu kiên cố xác định khác .Người ta đã tiến hành hợp nhất hai tổ hợp Sturm-S (phóng từ mặt đất) và Sturm-V (phóng từ máy bay) để tạo ra 9K113 Sturm-C ; nó là tổ hợp đầu tiên được trang bị tên lửa chống tăng có điều khiển với tốc độ siêu âm .Tổ hợp được thiết kế kiểu mô-đun nên có thể dễ dàng trang bị nó cho các xe chiến đấu bộ binh ; các xe bọc thép chở quân ; xe tăng và trực thăng của Nga cũng như nước ngoài .Tổ hợp sử dụng hệ thống dẫn bắn bán tự động ; tên lửa được điều khiển bằng lệnh truyền qua sóng radio.Khoa học tiên tiến và các giải pháp kĩ thuật giúp cho việc thực hành bắn đạt hiệu suất trúng đích cao ; ngay cả khi đối phương có các phản ứng chủ động ; đó là khả năng kháng nhiễu mạnh của tổ hợp ; bao gồm nhiễu tự nhiên ; nhiễu chủ động của sóng radio và các nhiều loại nhiễu khác nhau với hồng ngoại .


Ảnh: Xe chiến đấu 9P149 trang bị tổ hợp Sturm-S

Tổ hợp được thiết kế từ giữa những năm 70 tại phòng thiết kế Kolomna .Các thử nghiệm được hoàn thành năm 78 ; đến năm 79 ; tổ hợp Sturm-C với tên lửa 9M114 được chấp nhận đưa vào trang bị 1 phần cho quân đội và 1 số đơn vị tiền tuyến.1 dây chuyền sản xuất tên lửa đã được thiết lập ở nhà máy cơ khí Volsky

Việc nghiên cứu tăng cường khả năng chiến đấu của tổ hợp đã được bắt đầu ngay sau khi nó được đưa vào trang bị.Hướng cơ bản của việc hiện đại hóa đã được chọn ; là thiết kế 1 loại tên lửa mới có uy lực mạnh hơn .Đầu tiên ; loại tên lửa mới  có sức xuyên giáp cao (do được trang bị đầu đạn tandem HEAT-đạn xuyên lõm liều kép ) và tầm bắn cũng xa hơn.Đồng thời ; bên quân đội cũng yêu cầu tổ hợp có thể trang bị trên họ trực thăng Mi-24 và tổ hợp xe chiến đấu 9P149.Các yêu cầu trên đã gần như loại bỏ khả năng tăng chiều dài của tên lửa so với bản gốc.Tuy vậy người ta vẫn thiết kế thành công tên lửa 9M120 Ataka ; mà bản nâng cấp đầu tiên này đã được chấp nhận đưa vào trang bị năm 1985.Những điểm khác biệt cơ bản trong thiết kế loại tên lửa này là việc sử dụng loại động cơ mạnh hơn ; tăng tầm xa của tên lửa ; sử dụng đầu đạn tandem HEAT tăng sức xuyên giáp .Việc nâng cấp tổ hợp vẫn được tiếp tục ; kết quả là sự ra đời họ tên lửa mới 9M220 ; với hiệu suất chiến đấu tăng đáng kể .

Tổ hợp tên lửa chống tăng có điều khiển Sturm đã được xuất khẩu nhiều nước trên thế giới ; trong đó có các nước thuộc khối Vác-xa-va cũ ; Cuba, Angola, Zaire, Ấn Độ, Kuwait, Libya, Syria … Nó đã từng tham chiến ; và rất thành công tại Afghanistan, Chechnya, Angola, Ethiopia…

Cấu tạo

Trong tổ hợp Sturm-C có tên lửa có điều khiển đa nhiệm 9M114 với đạn xuyên lõm đơn tầng.Nó sử dụng sơ đồ khí động học kiểu “con vịt” .Ở khoang sau là các phần tử của bộ điều khiển tên lửa bằng lệnh truyền qua sóng radio. Ở phía cuối tên lửa ; sau động cơ chính là nguồn phát xạ hồng ngoại ; được thu bởi các phương tiện mặt đất hoặc các thiết bị trên máy bay để phục vụ cho hệ thống điều khiển bán tự động ; sau nữa là anten thu sóng radio.Trong trường hợp vận chuyển ; 4 cánh điều khiển sẽ bọc lấy khoang đuôi.Các cánh cong; trong bản vẽ là hình chữ nhật ; khi nhìn từ đầu tên lửa cong theo hình cung ; sẽ được mở ra bằng lò xo.Mặt phẳng chứa cánh điều khiển nghiêng góc 45 độ so với các tấm gia cố cánh ; và nghiêng góc 90 độ so với trục các vòi phun .Để làm giảm kích cỡ và khối lượng tên lửa ; các phần tử điều khiển được hoàn thành với sơ đồ đơn kênh.Động cơ chính của tên lửa là loại sử dụng nhiên liệu rắn có 2 chế độ ; đảm bảo cho tên lửa có vận tốc rất cao (đến 530 m/s)  .Lệnh điều khiển truyền từ mạch điều khiển trên tên lửa được chuyển tới khoang trước bằng cáp đặt trong ống ; đi qua trục dọc của buồng đốt tên lửa trong động cơ chính .Sức xuyên giáp của đầu đạn lên đến 650 mm


Ảnh:tên lửa 9M114 Cocoon và “hậu duệ”
Từ trên xuống dưới :ống phóng tên lửa ; tên lửa 9M114 Cocoon ; tên lửa 9M120 Ataka

1 – chóp gió (làm giảm sức cản không khí) 2-đầu đạn xuyên lõm 3-cánh lái mũi 4-Bộ điều khiển cánh lái mũi 5-động cơ đẩy chính 6-hệ thống điều khiển 7-anten thu sóng radio 8-bộ phát xạ hồng ngoại

Ở phần sau của ống phóng tên lửa ; có đặt 1 động cơ tăng tốc-khởi động ; đặt riêng với tên lửa .Tên lửa 9M114 được giao từ nhà máy sản xuất và sử dụng trong quân đội trong 1 ống phóng bằng sợi thủy tinh .Cấu tạo của ống phóng đảm bảo tên lửa sẽ quay theo trục dọc của nó sau khi phóng.Ống phóng cũng làm tăng tuổi thọ của tên lửa ; lên đến 10 năm .Việc chuyển giao tên lửa được thực hiện bởi việc sử dụng 1 thùng chứa kỹ thuật đặc biệt có kích cỡ 1,93 x 0,33 x 0,73 m.Trong quá trình sản xuất hàng loạt ; họ tên lửa 9M114 liên tục được nâng cấp theo hướng nâng cao hiệu suất chiến đấu ; tầm xa ; khả năng kháng nhiễu …

Tổ hợp Sturm-C có thể được trang bị tên lửa 9M114F có đầu đạn nổ mạnh (HE).Điều này giúp cho tổ hợp có khả năng tiêu diệt sinh lực đối phương ; phá hủy công sự và các công trình kỹ thuật khác ; đặc biệt trong địa hình rừng núi.Cùng với sự xuất hiện của xe tăng trang bị giáp phản ứng nổ ; các nhà thiết kế đã tạo ra 1 đối thủ cạnh tranh đáng gờm trên thị trường vũ khí ; tên lửa 9M114M trang bị đầu đạn tandem.Phiên bảy này cũng được tăng đáng kể tầm xa;có khả năng tiêu diệt các xe tăng trang bị giáp phản ứng nổ   .

Hệ thống dẫn bắn cho tên lửa là bán tự động ; lệnh được truyền qua sóng radio ;tín hiệu bức xạ hồng ngoại được dùng để bám bắt .Việc đo lường tọa độ của tên lửa liên so với đường ngắm đến mục tiêu được thực hiện bởi bộ tìm hướng của thiết bị dẫn bắn.Bộ tìm hướng thu bức xạ hồng ngoại phát ra trên tên lửa thường được tích hợp luôn trên các thiết bị dẫn bắn trên trực thăng hoặc các phương tiện trên mặt đất khác.Khả năng kháng nhiễu cao của tổ hợp Sturm được đảm bảo bởi mẫu phát bức xạ rất hẹp của anten radio; chu kì phát sóng có thời gian tương đối ngắn của thiết bị; ngoài ra còn là sự chuyển mạch tần số 5 ký tự và 2 mã điều khiển từ xa của thiết bị điều khiển.Việc này làm cho tổ hợp có khả năng điều khiển 1 nhóm tên lửa trong 1 khoảng không gian giới hạn.Để tránh trường hợp ngoại lệ ; là bộ tìm hướng thu được bức xạ của 1 tên lửa “lạ” ; người ta thiết kế bộ phát bức xạ hồng ngoại phát tín hiệu theo  qui định của xung siêu cao tần radio điều khiển về tần số và mã số .

Trong quá trình phát triển phiên bản trên mặt đất của tổ hợp ; những người thiết kế đã gặp khó khăn.Đặc biệt là bụi ; vốn sẽ tung lên mù mịt sau khi tên lửa được phóng ; cản trở quá trình dẫn bắn.Tên lửa 9M114 khi bay gần mặt đất ; ngoài ảnh hưởng của bụi ; còn là sóng xung kích do chính nó tạo ra .Khi phóng tên lửa từ trực thăng ; vấn đề này không phát sinh ; bằng việc kết hợp sử dụng phương pháp ngắm bắn “3 điểm”  hạ dần độ cao tên lửa ; nhưng trực thăng phải bay đủ cao.Qua việc nghiên cứu thực nghiệm các chuyên gia đã tìm ra các vệt bụi sẽ được hình thành khi khoảng cách tên lửa và mặt đất nhỏ hơn 6m.Nhằm giảm thiểu hiện tượng đó ; người ta đã giảm công suất động cơ đẩy xuống 1 mức cần thiết trong quá trình bay đến mục tiêu .Việc phóng tên lửa được đảm nhiệm bởi 1 động cơ phụ nằm trong ống phóng ; tách biệt với tên lửa.Nó sẽ gia tốc cho tên lửa đạt sơ tốc 55 m/s.Hơn nữa ; phiên bản dùng trên bộ của tổ hợp đã được thêm 1 chế độ đặc biệt “Pyl” (xem biểu đồ)


Ảnh :Sơ đồ Pyl ; tên lửa bay cao trên 6 m trong giai đoạn đầu ; hạ dần khi đến mục tiêu

Thực hiện chế độ này ; trong phần lớn quĩ đạo của mình ; tên lửa bay cao trên 6 m ; chỉ khi cách mục tiêu từ 500-700m nó mới vào đường ngắm.Điều này giúp xạ thủ không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và không bị hoạt động của động cơ ảnh hưởng đến việc ngắm mục tiêu.Với tầm xa tối đa ; hệ thống dẫn bắn cho tên lửa của tổ hợp Sturm-C có sai số tối đa là 0.6 phút góc.Điều này cho phép xạ thủ bắn bất kỳ các mục tiêu bọc thép nào ; cũng như các trực thăng tầm thấp ; kể cả 2 chế độ lơ lửng hoặc tiếp cận .Trần tiêu diệt mục tiêu bay (tính từ mực nước biển) là 3000m

Bảng tính năng kĩ thuật
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Sáu, 2010, 09:16:28 am gửi bởi OldBuff » Logged

Chúng ta sẽ không lùi ; vì đằng sau là Mátxcơva ...
tientt82
Thành viên
*
Bài viết: 290


30/4 | 7/5 | 9/5


« Trả lời #21 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2010, 09:30:21 pm »

Xe chiến đấu 9P149 trang bị tổ hợp Sturm S  «Tiến công-C» 1979: Противотанковый комплекс «Штурм-С» 1979.
==========
Cảm ơn bác huyphongssi đã góp ý cho bài viết Grin
==========
Xe chiến đấu 9P149 trang bị tổ hợp Sturm S được thiết kế từ khung xe kéo bánh xích đa dụng bọc thép MT-LB.Với tỷ số lực đẩy trên khối lượng lớn ; có khả năng kéo xe ; áp lực lện mặt đất thấp ; xe có thể sử dụng hiệu quả trong các điều kiện thời tiết và địa hình khác nhau như sa mạc ; đồi núi ; hoặc các đoạn đường xấu khó di chuyển.Sơ đồ bố trí thiết bị phóng (xem hình) và các thiết bị khác giúp cho kíp xe có thể thực hành bắn những mục tiêu thông thường đã được xác định; các trang bị kỹ thuật tại chỗ trú ẩn của đối phương.Xe cũng có thể bắn khi đang bơi trên mặt nước (tốc độ 5 km/h)
Xe rất thấp (trần xe chưa đến 1.8m) cộng với trọng tâm xe rất sát mặt đất tạo điều kiện cho nó có khả năng vượt dốc .Với điều kiện mặt đất khô ; xe có thể leo dốc 35 độ ; nghiêng đến 25 độ ; vượt hào rộng 2.5 mét ; vượt tường đứng cao 0.8m.


Ảnh : hình vẽ xe chiến đấu 9P149


Ảnh: thiết bị phóng tên lửa trên xe


Ảnh:xe nhìn từ phía sau

Xe chiến đấu 9P149 được trang bị hệ thống bảo vệ tổ lái trước các vũ khí hủy diệt hàng loạt (xạ-sinh-hóa) .Bao gồm 1 bộ lọc ; 1 thiết bị trinh sát hóa học và bức xạ ; cũng như thiết bị làm kín xe .Thêm vào đó ; xe có các thiết bị liên lạc với tầm xa 40 km và được trang bị kính nhìn đêm.

Tổ hợp Sturm-S trên xe nạp đạn tự động; dùng bộ ổn định 2 mặt phẳng. Việc không dùng cơ chế phóng chùm giúp giúp cho tốc độ nạp lại rất nhanh ; dễ dàng tháo lắp ; mômen quán tính thấp .Thời gian nạp lại đạn thực tế còn nhỏ hơn thời gian bắn đạn đến mục tiêu (ở tầm xa).Tốc độ bắn thực tế khoảng 3 ; 4 phát /phút.Khi xe đang di chuyển ; thiết bị phóng được gập vào trong thân ; nơi chứa thiết bị cơ khí xếp-nạp đạn (gồm trống xoay ; bộ hãm tốc) .Rìa trống đươc gắn sẵn 12 ống phóng chứa tên lửa .Khi bắn ; thiết bị phóng nắm lấy ống phóng ; và tự động chuyển nó sang trạng thái chiến đấu.Thời gian từ khi bấm nút phóng đến khi tên lửa thoát ra khỏi ống phóng khoảng 1 s.Khi bắn xong ; ống phóng rỗng được đẩy sang 1 bên ; ống phóng mới được lấy từ nơi xếp đạn ; và đưa lên thiết bị phóng


Ảnh:hình vẽ thiết bị nạp đạn tự động trên xe


Thiết bị ngắm quang học với kênh bám bắt bức xạ hồng ngoại phát bởi bộ phát trên tên lửa được đặt trên trần xe ; phía bên trái .Nhiệm vụ của xạ thủ khi sử dụng tổ hợp Sturm-S là giữ điểm ngắm trùng với mục tiêu và giữ như vậy cho đến khi tên lửa chạm đích .Giới hạn tốc độ của mục tiêu khi tấn công là 60 km/h nếu mục tiêu di chuyển bên sườn xe ;80 km/h nếu mục tiêu di chuyển phía trước xe .

Khả năng chiến đấu cao của tổ hợp Sturm-S được phát huy tối đa nếu như hệ thống của nó hoạt động ổn định và kíp xe phối hợp tốt với nhau.Nhằm bảo trì cho tổ hợp và tiến hành kiểm tra các cấu kiện của nó ; người ta sử dụng các thiết bị ; các máy kiểm tra đi kèm.Còn để duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu cao của kíp xe ;đào tạo học viên ;người ta đã chế tạo các mô hình tên lửa và thiết bị mô phỏng chiến đấu.Với sự hỗ trợ của các thiết bị này ; việc giảng dạy học viên  nhanh chóng ; hiệu quả mà không tốn chi phí cho hoạt động của động cơ ; tăng tuổi thọ cho nó mà còn tiết kiệm đạn dược.

Bảng tính năng kỹ thuật
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Sáu, 2010, 10:04:24 pm gửi bởi tientt82 » Logged

Chúng ta sẽ không lùi ; vì đằng sau là Mátxcơva ...
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #22 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2010, 09:55:09 pm »

Tổ hợp tên lửa chống tăng có điều khiển 9K113 Sturm-C  mà bạn tientt82@ vừa đưa tôi không biết Việt Nam ta có tổ hợp tên lửa chống tăng này không? Bạn Tientt82@ và những bạn khác có thông tin về nó xin cho biết.

Bác Lixeta@ trong trang QS về Xe tăng bác là trưởng lão, xin bác cho biết Vn ta đã có Tổ hợp tên lửa chống tăng có điều khiển 9K113 Sturm-C  ( Штурм-С) chưa  ạ?
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Chín, 2010, 10:33:34 pm gửi bởi daibangden » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #23 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2010, 11:17:49 pm »

TÊN LỬA CHỐNG HẠM Х-31а 1988: Противокорабельная ракета Х-31а 1988.



Tên lửa Х-31а là tên lửa không đối hạm được phát triển từ tên lửa chống rada X-31P (X-31П). Đây là tên lửa chống rada được phát triển tại phòng thiết kế " Ngôi sao"(ОКБ "Звезда" .Тураево Московская область)   năm 1977 dưới sự lãnh đạo của В.Бугайск. Tên lửa X-31P được sản xuất để chống lại khả năng phòng không của đối phương. Tên lửa có tốc độ siêu thanh bởi sử dụng nhiên liệu rắn. Thiết kế động cơ cho tên lửa X-31P là phòng thiết kế "Союз", đề án được lập năm 1979. Tên lửa được đưa vào sản xuất tại : Trung tâm nghiên cứu  sản xuất Quốc gia mang tên "Ngôi sao-Mũi tên"(ГНПЦ "Звезда-Стрела" -  государственный научно-производственный центр  ).Tên lửa X-31P được chấp thuận và đưa vào trang bị trong quân đội Xô Viết năm 1988. Tên lửa X-31P được phương Tây gọi là : AS-17 "Kripton"  .       

 Trong những năm 80 của thế kỷ trước, trên cơ sở , nền tảng tên lửa X-31P , chính phủ Liên Xô quyết định phát triển tên lửa chống hạm (Không đối hạm) mang tên X-31a. Tên lửa X-31a được trang bị hệ thống rada GSN (ГСН-Головка самонаведения đầu tự dẫn tìm mục tiêu).Tên lửa X-31a có khả năng chọc thủng hệ thống phòng không với các tên lửa đánh chặn được bố trí trên các tầu của đối phương. Việc phát triển tên lửa X-31a được đặt dưới sự phụ trách của giám đốc thiết kế Г.И.Хохлова. Tên lửa X-31a thích hợp để trang bị trên các máy bay:MiG-27K, MiG-29K, MiG-29M, MiG-29SMT, MiG-29UBT, MiG-31, Su-24M, Su-25T, Su-27K-2, Su-27IB với tổ hợp " rắn biển ", Su-30MK, Su-35, Yak-141.

 Tên lửa X-31a được bố trí hệ thống khí động học "X" ở cánh và bánh lái. vỏ tên lửa được thiết kế hoàn toàn bằng kim loại (Hợp kim titan và thép không gỉ). Tên lửa có 3 ngăn, mỗi ngăn là 1 cấu trúc với các chức năng hoàn chỉnh. vỏ ngoài tên lửa bố trí 4 vòng tròn lấy khí. Động cơ tên lửa hỗn hợp sử dụng nhiên liệu rắn được phát triển  bởi phòng thiết kế "Союз". Buồng đốt chính trong động cơ của tên lửa X-31a được trang bị máy gia tốc sử dụng nhiên liệu rắn cho phép tên lửa sau khi phóng đi đạt tốc độ bay nhỏ nhất 1000km/h. Sau khi tên lửa được phóng đi máy gia tốc sẽ tự tách khỏi động cơ và dơi xuống đất.
 Dẫn bắn cho tên lửa X-31a là ra đa dẫn đường tự tìm mục tiêu ARGSN-31(АРГСН-31 активная радиолокационная головка самонаведения  ).Đây là hệ thống rada dẫn đường tự tìm mục tiêu có khả năng tách mục tiêu từ 1 chuỗi mục tiêu đồng nhất ( vd : Tách mục tiêu là 1 tầu từ cả 1 nhóm tầu).
Tên lửa X-31a được điều khiển bởi hệ thống rada hoạt động với tần số rộng, thiết bị vô tuyến điện tử BREO (БРЭО  бортовое радиоэлектронное оборудование  ) lắp trên tên lửa có khả năng làm việc với nhiều chế độ dẫn đường, tự động dẫn đường tìm diệt mục tiêu hoặc được điều khiển từ bên ngoài.





Tên lửa không đối hạm X-31a.





Còn tiếp  
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Sáu, 2010, 02:22:09 pm gửi bởi longtrec » Logged
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #24 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2010, 11:41:37 pm »

Tên lửa X-31a được trang bị hệ thống rada GSN (ГСН-глобальная система наблюдений- Hệ thống quan chắc toàn cầu).

Nếu em không nhầm thì GSN (ГСН) là viết tắt của cụm từ Đầu tự dẫn (Головка самонаведения) anh Long ạ!
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #25 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2010, 02:17:16 pm »

Tiếp theo :TÊN LỬA CHỐNG HẠM Х-31а 1988: Противокорабельная ракета Х-31а 1988.


Sau khi phát hiện mục tiêu, phi công sẽ điều khiển máy bay hướng tới mục tiêu. Tên lửa có thể được phóng ra trong phạm vi góc phóng ±8°. Kết hợp với chỉ thị từ hệ thống ra da định vị RLS (РЛС- радиолокационная система) với sự di chuyển đánh dấu mục tiêu, nhập thông số bay của máy bay-tên lửa . tiếp sau đó là quá trình khởi động phóng tên lửa, phi công ấn nút phát tín hiệu phóng tên lửa tới máy phóng và tên lửa được phóng đi.Sau khi tên lửa được phóng đi nó sẽ tự bay bay đến mục tiêu nhờ đầu dẫn tìm mục tiêu GSN(ГСН - головка самонаведения  )  .Khi cách mục tiêu ở cự li khoảng 7,5km ở độ cao 100m , đầu dẫn tìm mục tiêu GSN sẽ sác định lại 1 lần nữa mục tiêu cần diệt.

Do khó khăn về tài chính trong thập niên 90 của thế kỷ trước lên lực lượng Hải quân và không quân Nga được trang bị tên lửa dòng X-31 rất khiêm tốn. Từ đầu những năm 1991 Nga đã xuất cho Việt nam và Ấn Độ 90 tên lửa X-31, sau đó Nga xuất cho Trung Quốc và Yemen. năm 1996 thông qua các tổ chức trung gian Mỹ đã sở hữu 13 tên lửa M-31(Biến thể từ X-31) của Nga.Trong cuộc tập trận của quân đội Mỹ, M-31 được phóng đi từ  F-4J "Phantom",  АКU-58 ,tất cả các tên lửa phóng đi 100% tìm diệt chính sác mục tiêu.Năm 1999 Nga lại ký tiếp 1 hợp đồng cung cấp thêm cho Mỹ 100 tên lửa M-31.

Các biến thể của tên lửa X-31.:

-M-31(Ma-31) được phát triển trên cơ sở X-31a, tên lửa M-31 xuất sang Mỹ không có đầu dẫn tìm mục tiêu GSN và đầu đạn tác chiến.
-X-31a("sản phẩm" 77a) tên lửa chống hạm được sản xuất để phá hủy tầu có độ choán nước đến 4500t , được tiếp nhận và trang bị cho quân đội 1988.
-X-31AD( X-31M) tên lửa được cải tiến tăng tầm bắn lên 100km.
-X-31P("sản phẩm" 77P) tên lửa chống rada, được sản xuất để tiêu diệt rada phòng không tầm trung và tầm xa, rada phòng không có điều khiển, rada cảnh báo sớm. loại tên lửa X-31P có thể dùng để chống lại tên lửa phòng không (ЗРК)"Patriot", "Nike-Hercules, được trang bị cho quân đội 1988  .
-X-31DP tên lửa được cải tiến tăng tầm bắn thêm 100km, trọng lượng tên lửa cũng tăng thêm 150kg.

Tính năng kỹ thuật X-31a:

-Chiều dài 4700mm.
-Đường kính:360mm.
-Sải cánh : 778mm.
-Trọng lượng trước khi phóng: 600kg.
-Trọng lượng đầu đạn 87-90kg.
-Tốc độ bay : 4700km/h.


.

Tên lửa X-31a.


« Sửa lần cuối: 17 Tháng Sáu, 2010, 02:26:19 pm gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #26 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2010, 04:29:44 pm »

TỔ HỢP VŨ KHÍ TÊN LỬA CONTAINER CLUB-K :Контейнерный комплекс ракетного оружия «Club-K»


Tổ hợp vũ khí tên lửa Container "Klub-K" được thiết kế để chống lại các tầu nổi, các mục tiêu trên đất liền. Tổ hợp tên lửa "Klub-K" sử dụng tên lửa hành trình 3M-54TE hoặc  3M-54TE1, 3M-14TE. Tổ hợp vũ khí tên lửa Container "Klub-K" khi ra đời gây sửng sốt cho giới quân sự nhiều nước bởi khả năng ngụy trang, phạm vi tác chiến và đặc biệt là tốc độ . Tổ hợp vũ khí tên lửa Container "Klub-K" có thể ngụy trang , vận chuyển trên tầu hỏa, xe kéo container, trên các tầu nổi.
 
 Tổ hợp vũ khí tên lửa Container "Klub-K" có thể đựng trong 1 container 40 Foot.Tại triển lãm vũ khí diễn ra vào tháng 4/2010 tại Malaysia, lần đầu tiên Nga giới thiệu tổ hợp tên lửa Club-K được ngụy trang như một container chở hàng tiêu chuẩn 12 mét có giá 15 triệu đôla.Nga xuất khẩu tổ hợp tên lửa "Klub-K" với 2 phiên bản tên lửa 3M-54TE và 3M-14TE.Tầm bắn của 2 phiên bản tên lửa xuất khẩu này là 300km , nhưng tầm bắn của tên lửa dùng trong quân đội Nga lên tới gần 500km. Ấn Độ là nước đầu tiên đặt mua tổ hợp tên lửa "Klub-K" . Chức năng của tổ hợp tên lửa "Klub-K" với Modul phóng tổng hợp USM ((УСМ - Универсального стартового модуля УСМ). Modul điều khiển tác chiến Moby (МоБУ-Модуля боевого управления ) và modul cung cấp năng lượng hỗ chợ (МЭЖ-Модуля энергопитания и жизнеобеспечения ).

Mời các bạn xem Clip về Tổ hợp vũ khí tên lửa Container "Klub-K".

http://rutube.ru/tracks/3182979.html?v=8a3020e6c5243bfb80a1ae705a10b1fd

 


Còn tiếp

« Sửa lần cuối: 18 Tháng Sáu, 2010, 02:46:35 pm gửi bởi longtrec » Logged
tientt82
Thành viên
*
Bài viết: 290


30/4 | 7/5 | 9/5


« Trả lời #27 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2010, 02:10:32 pm »

Hôm nọ anh Long có hỏi thông tin về 1 sô loại ATGM hiện có của VN ; em có tìm được 1 số thông tin ; dĩ nhiên là cũng cũ rồi ; nếu có gì mới mong các bác cập nhật hộ

Đây là 1 đoạn tư liệu ngắn ;được phát trên truyền hình VN ; bác fittervn thu :
http://www.youtube.com/watch?v=0_RzUu2flu4

1 số hình ảnh nổi bật
Malyutka AT-3



Không biết loại AT-3 này có gì cải tiến không ; trông khá giống phiên bản Malyutka đầu tiên ; chưa có đầu đạn xuyên lõm liều kép .Người ta cũng không quay rõ quĩ đạo đường bay của nó .

Fagot AT-4
 

Ở đây ống phóng của nó được đánh dấu bằng mũi tên đen ; xem đoạn phim mọi người sẽ thấy rõ hơn ; con em thắc mắc mấy cái mà mũi tên hồng chỉ vào là cái gì  Huh

Như vậy sơ kết lại nhà ta chỉ có mấy loại tên lửa chống tăng trên đây ; không có bằng chứng về các loại hiện đại hơn
Báo quân đội nhân dân cũng có đưa tin về việc mua thêm 9K116 Bastion lắp cho T-54 ; nhưng xem ra vẫn là dự kiến
http://www.qdnd.vn/QDNDSite/vi-VN/61/43/4/38/38/96709/Default.aspx Sad
===========================================================
Trong các bài của nhà em mọi người có thể thấy 1 cụm từ thường gặp là "sơ đồ khí động học kiểu con vịt"
Ở đây em xin trình bày thêm 1 chút để mọi người rõ : sơ đồ này sử dụng 1 cặp cánh lái mũi đồng phẳng ở khoang giữa đầu đạn và động cơ ; khi tên lửa quay thì cánh mũi này sẽ vừa lái hướng (khi mặt phẳng chứa cánh lái vuông góc mặt đất ) vừa lái tầm (khi mặt phẳng chứa cánh lái song song mặt đất)

Còn tên lửa quay là do 4 cánh đuôi của nó không phẳng mà cong (hoặc nghiêng) nên tên lửa luôn quay theo chiều kim đồng hồ

Ta có thể so sánh với MalyutKa
AT-3 lái hướng không dùng cánh bác vitính ạ!


 
Việc điều khiển AT-3 được thực hiện bằng cách đóng mở ống phụt phản lực như sau:

1. Lệnh điều khiển theo thao tác vê cần lái của xạ thủ được chuyển thành dòng điện qua dây truyền lệnh tới bộ thi hành/рулевая машинка ở phần đuôi đạn (trên hình là mục 8' )

2. Bộ thi hành tổ hợp lệnh điều khiển của xạ thủ với tham số hướng trục (ngóc chúi và phải trái) của đạn do bộ con quay hồi chuyển/гироскоп (trên hình là mục 9) cung cấp nhằm tạo lệnh đóng mở ống phụt phản lực/сопло маршевого двигателя (trên hình là mục 7). Bộ thi hành chỉ điều khiển 1 trong số 4 ống phụt phản lực của đạn Malyutka.

Vì cách điều khiển trên mà đường đạn của Malyutka là một đường xoắn trôn ốc do đạn vừa xoay quanh trục dọc của mình, đồng thời cả đạn cũng xoắn quanh trục đường ngắm thẳng từ bệ tới mục tiêu.

Logged

Chúng ta sẽ không lùi ; vì đằng sau là Mátxcơva ...
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #28 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2010, 04:13:17 pm »

 Tiếp theo bài "TỔ HỢP VŨ KHÍ TÊN LỬA CONTAINER CLUB-K".



 Tổ hợp vũ khí tên lửa "Club-K" không chỉ cho phép phóng đi từ các tầu nổi mà còn có thể phóng đi từ xe kéo container hoặc từ 1 toa xe lửa trên đường sắt. Nó nguy hiểm ở chỗ nó được ngụy trang rất khéo trong 1 container hàng hóa ( Toàn bộ tổ hợp). Các chuyên gia quân sự lo ngại rằng hệ thống tên lửa "Club-K" có thể làm thay đổi cán cân quân sự toàn cầu.
 
 Tổ hợp tên lửa "Club-K" được bố trí ngụy trang gói gọn trong 1 container, nhìn bề ngoài nó như 1 container hàng hóa, nó có thể được ngụy trang và vận tải bằng tầu vận tải, đường sắt, xe chở container tới gần vùng chiến sự và bất ngờ tấn công các mục tiêu. Với cự li tác chiến áp sát mục tiêu tối đa, tên lửa có tốc độ siêu thanh thì không có 1 hệ thống tên lửa đánh chặn nào trên thế giới có thể trở tay kịp. Điều này gây sự hoảng sợ trong giới chuyên gia quân sự phương Tây, nó làm thay đổi hoàn toàn các qui tắc chiến tranh hiện đại.

 Theo «The Daily Telegraph» lập luận rằng giả sử năm 2003 Irak có tổ hợp tên lửa "Club-K" thì việc Mỹ phong tỏa vịnh Ba tư là không thể, các tầu chiến Mỹ sẽ không có cơ hội để phóng Tomahoks.
 
 Các chuyên gia quân sự Lầu năm góc còn lo ngại Nga cung cấp hệ thống tên lửa " Club-K" cho các nước đe dọa tấn công  Mỹ như : Iran, Venezuela v.v.. Theo các nhà phân tích thì có thể gây bất ổn trên thế giới.

 Các biến thể của tổ hợp tên lửa "Club" là
:"Club-S" , "Club-M",  "Club-N" và "Club-K".

Sơ lược lịch sử phát triển tổ hợp tên lửa " Club" và các biến thể của tổ hợp này.

 Tổ hợp tên lửa "Club" được phát triển bởi phòng thiết kế "Novator" Tp:Ekaterinburg (ОКБ «Новатор» г. Екатеринбург).
 
 Thử nghiệm đầu tiên tổ hợp  tên lửa "Club" là tên lửa chống hạm PKR (ПКР) trên tầu ngầm nguyên tử tại hạm đội Biển bắc vào tháng 3/2000. Lần thử nghiệm thứ 2 diễn ra vào tháng 6/2000 trên tầu ngầm động cơ Diezel đề án 877 tại hạm đội Baltic. Cả 2 lần phóng đều thành công, tên lửa bắn trúng mục tiêu giả định.
 
 Nền tảng cơ bản để phát triển tên lửa sử dụng trong tổ hợp tên lửa "Club" là tên lửa "Alpha" lần đầu tiên được đưa ra giới thiệu tại hội chợ triển lãm vũ khí năm 1993 "Абу-Даби" và hội chợ triển lãm vũ khí cùng năm "Maks-93".

 Chủng loại tên lửa "Club" đầu tiên được phát triển là tên lửa chống hạm đặt trên tầu nổi và tầu ngầm. Tổ hợp tên lửa " Club" bao gồm các phương tiện tác chiến ( Tên lửa với các nhiệm vụ khác nhau, hệ thống điều khiển đa năng, hệ thống phóng). Hàng loạt các thiết bị đa năng trên mặt đất hỗ trợ kỹ thuật.
 
 Hệ thống tên lửa "Club" được chuẩn hóa giữa chúng với nhau, tùy thuộc vào từng nhiệm vụ và địa bàn tác chiến mà chúng có 1 số khác biệt nhỏ.

 Tên lửa chống hạm có cánh 3M-54E sử dụng trong tổ hợp tên lửa "Club-S" được lắp đặt trên tầu ngầm với nhiệm vụ tiêu diệt các tầu mặt nước với mọi chủng loại :(Tuần dương, khu trục, tầu đổ bộ, tầu vận tải, tầu nhỏ mang tên lửa) đơn lẻ. Hoặc nhóm tầu trong điều kiện chúng được trang bị tối tân với các rada định vị, cảnh báo sớm với các tổ hợp tên lửa đánh chặn.
 
 Đầu rada dẫn đường tự tìm mục tiêu được lắp đặt trên tên lửa là ARGS-54 (АРГС-54 активная радиолокационная головка самонаведения). ARGS-54 được phát triển bởi Cty cổ phần đại chúng "Rada-MMS" đặt tại thành phố ST-petersburg. Tầm hoạt động tối đa 60km, ARGS-54 có kích thước: Dài 70cm, đường kính 42cm, trọng lượng 40kg. ARGS-54 có khả năng kháng nhiễu cao, có thể hoạt động tốt trong điều kiện trên biển có sóng cấp 5 hoặc 6. Hệ thống phóng với máy gia tốc tự tách, tên lửa bay thấp từ tốc độ cận siêu âm, tới gần mục tiêu đầu đạn tự tách với thân, xâm nhập mục tiêu với tốc độ siêu âm.

 Tên lửa sử dụng trong tổ hợp tên lửa "Club-N" lắp đặt trên tầu nổi là 3M-54TE được bố trí trong các container có thể phóng đi bằng phương thẳng đứng, hoặc phóng nghiêng. Tổ hợp tên lửa "Club-N" cũng có thể sử dụng tên lửa 3M-54TE1 có chức năng phóng tương tự như tên lửa 3M-54TE.

 Tên lửa 3M-54E là tên lửa 2 tầng được sử dụng trong tổ hợp tên lửa "Club-S". Tên lửa 3M-54E nếu được lắp trên tầu ngầm với cùng 1 nhiệm vụ như trên tầu nổi nhưng được thiết kế ngắn hơn ( dài 6,2m). Tên lửa 3M-54E lắp trên tầu ngầm có trọng lượng đầu đạn tác chiến tăng 2 lần và tầm bắn tăng 1,4 lần. Loại tên lửa này thích hợp cho việc trang bị trên tầu ngầm và các tầu nổi có trọng tải nhỏ.




còn tiếp.
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Sáu, 2010, 06:50:04 pm gửi bởi longtrec » Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #29 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2010, 07:54:32 pm »

Trong các bài của nhà em mọi người có thể thấy 1 cụm từ thường gặp là "sơ đồ khí động học kiểu con vịt"
Ở đây em xin trình bày thêm 1 chút để mọi người rõ : sơ đồ này sử dụng 1 cặp cánh lái mũi đồng phẳng ở khoang giữa đầu đạn và động cơ ; khi tên lửa quay thì cánh mũi này sẽ vừa lái hướng (khi mặt phẳng chứa cánh lái vuông góc mặt đất ) vừa lái tầm (khi mặt phẳng chứa cánh lái song song mặt đất)

Còn tên lửa quay là do 4 cánh đuôi của nó không phẳng mà cong (hoặc nghiêng) nên tên lửa luôn quay theo chiều kim đồng hồ

---------------------------------------
 Hì, phân biệt như thế là không rõ ràng rồi! Grin

 Ta có thể nôm na thế này: Để bay được, điều khiển được dễ dàng,... các loại tên lửa có điều khiển thường có mấy loại cánh sau:

 - Cánh nâng: nhiệm vụ là tạo lực nâng cho tên lửa, nó đóng vai trò như cặp cánh chính của máy bay.

 - Cánh lái: nhiệm vụ là tiếp nhận sự điều khiển từ thiết bị mặt đất thông qua dây, tín hiệu vô tuyến,... để điều chỉnh đường bay về tầm, hướng, độ cao nhằm đến mục tiêu.

 - Cánh phá ổn định: thường được sử dụng trong tên lửa PK, đối hải,... có kích thước lớn, tầm bắn xa. Mục đích là để dịch chuyển trọng tâm của tên lửa gần với tâm khí động học nhất để tên lửa chịu điều khiển dễ dàng hơn.

 Từ những loại cánh nói trên và cách bố trí các loại cánh trên một tên lửa mà người ta phân ra các loại sơ đồ khí động học của tên lửa thành:

 - Kiểu thông thường: Cách lái ở đuôi tên lửa, sau cánh nâng.

 - Kiểu không đuôi: Cánh lái được tích hợp vào cánh nâng, được coi như một bộ phận của cánh nâng.

 - Kiểu "con vịt": Cánh lái ở phần đầu tên lửa, trước cánh nâng.

 - Kiểu cánh quay: Cánh lái và cánh nâng là một, cánh đuôi rất nhỏ và chỉ giữ vai trò làm ổn định tên lửa.

 Trong trường hợp tên lửa có cánh phá ổn định thì loại cánh này luôn nằm trước tiên, gần mũi tên lửa nhất.

 Theo kết cấu góc kẹp giữa hai cặp cánh (nâng và lái) thì người ta phân ra thành:

 - Cánh chữ thập: Cánh được bố trí đối xứng qua trục dọc, hai cặp cánh tạo thành góc 900.

 - Cánh chữ X: Cánh được bố trí đối xứng qua trục dọc, hai cặp cánh tạo thành góc khác 900.

Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM