Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 01:05:29 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tên lửa Nga - Sức mạnh vượt trội trên chiến trường.  (Đọc 363119 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2010, 12:13:48 am »

TÊN LỬA NGA - SỨC MẠNH VƯỢT TRỘI TRÊN CHIẾN TRƯỜNG

Thưa các bạn! Tôi mở topic này tổng hợp mọi loại tên lửa hiện đang được sử dụng trọng quân đội Nga, tên lửa Nga xuất khẩu. Chúng là những tên lửa không đối không, không đối đất, tên lửa phòng không, tên lửa chống hạm đặt trên bờ, tên lửa hạm chống hạm, tên lửa chống ngầm, tên lửa chiến thuật, chiến lược vv..
 
Vì mức độ rộng lớn của topic tôi tha thiết đề nghị BQT hết sức giúp đỡ, tạo điều kiện. Tôi cũng tha thiết đề nghị tất cả những ai có trình độ tiếng Nga, am hiểu về vũ khí (tên lửa) hãy chung tay dịch bài cùng xây dựng topic này. Tôi sẽ đưa danh sách tất cả các loại tên lửa nêu trên, chúng là những chìa khóa để tìm tài liệu. Hiện nay tôi có đủ tài liệu trong danh sách tên lửa sẽ nêu. BQT cụ thể là bác Triumf đã hứa cùng với bác Oldbuff hết sức tạo điều kiện, cung cấp thêm tài liệu. Các bạn đăng ký dịch bài hãy pm cho tôi, tôi sẽ sắp xếp và gửi tài liệu để topic phát triển theo 1 trật tự. Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, hợp tác chung tay góp sức xây dựng topic này của các bạn!

DANH SÁCH TÊN LỬA

Tổ hợp tên lửa chống hạm: Противокорабельные комплексы
•   Tổ hợp tên lửa chống hạm đặt trên bờ 4К51 «Giới hạn» 1987: Береговой противокорабельный комплекс 4К51 «Рубеж» 1987.
•   Tổ hợp tên lửa chống hạm đặt trên bờ «Redut» 1963: Береговой противокорабельный комплекс «Редут» 1963.
•   Tổ hợp tên lửa chống hạm đặt trên tầu «Cơn lốc-К»: Корабельный комплекс «Вихрь-К».
•   Tổ hợp tên lửa chống hạm có cánh P-15(4К40) 1960: Крылатая противокорабельная ракета П-15(4К40) 1960.
•   Tổ hợp tên lửa chống hạm có cánh P-35 (P-6) 1964: Tổ hợp tên lửa chống hạm có cánh: Крылатая противокорабельная ракета П-35 (П-6) 1964.
•   Tổ hợp tên lửa chống hạm có cánh P-500 «Balzal» (4К80) 1975: Крылатая противокорабельная ракета П-500 «Базальт» (4К80) 1975.
•   Tổ hợp tên lửa chống hạm có cánh: Крылатая противокорабельная ракета П-70 «Аметист» 1968.
•   Tên lửa chống hạm có cánh  P-700 «Granit» (3М-45) 1983: Крылатая противокорабельная ракета П-700 «Гранит» (3М-45) 1983.
•   Tên lửa có cánh KCP-5 (Tổ hợp K-26) 1969: Крылатая ракета КСР-5 (комплекс К-26) 1969.
•   Tên lửa có cánh X-22 (Tổ hợp K-22) 1967: Крылатая ракета Х-22 (комплекс К-22) 1967.
•   Tổ hợp tên lửa chống hạm có cánh P-1000 "Núi lửa": Ракета П-1000 «Вулкан»
крылатая противокорабельная.
•   Tên lửa có cánh chống hạm X-35 1992: Противокорабельная крылатая ракета Х-35 1992.
•   Tên lửa chống hạm 3M80 (3M80E) «Москит» 1980: Противокорабельная ракета 3M80 (3М80Е)«Москит» 1980.
•   Tên lửa chống hạm 3М-54E1: Противокорабельная ракета 3М-54Э1.
•   Tên lửa chống hạm «Iakhont» («Oniks») 1997: Противокорабельная ракета «Яхонт» («Оникс») 1997.
•   Tên lửa chống hạm Х-31а 1988: Противокорабельная ракета Х-31а 1988.
•   Tên lửa chống hạm tổng hợp 3М-51 (Аlpha) 1993: Универсальная противокорабельная ракета 3М-51 (Альфа) 1993.
•   Tổ hợp tên lửa tổng hợp «Rastrub-B» 1984: Универсальный ракетный комплекс «Раструб-Б» 1984.

Tổ hợp tên lửa chống ra-đa: Противорадиолокационная ракета комплекс.
•   Tên lửa chống ra-da tầm trung Х-28 1973: Противорадиолокационная ракета средней дальности Х-28 1973.
•   Tên lửa chống ra-da Х-25мp (Х-25мpu) 1981: Противорадиолокационная ракета Х-25мп (Х-25мпу) 1981.
•   Tên lửa chống ra-da Х-31p (Х-31pd) 1984: Противорадиолокационная ракета Х-31п (Х-31пд) 1984.
•   Tên lửa chống ra-da Х-58U 1982: Противорадиолокационная ракета Х-58У 1982.


Tổ hợp tên lửa chống tăng: Противотанковые ракетные комплексы.
•   Tổ hợp tên lửa đặt trên máy bay «Tấn công-B» 2000: Авиационный ракетный комплекс «Атака-В» 2000.
•   Tổ hợp vũ khí có điều khiển trên máy bay «Đe dọa» 1999: Комплекс авиационного управляемого оружия «Угроза» 1999.
•   Tổ hợp tên lửa có điều khiển trang bị trên xe tăng 9К116-1 «Bastion» 1981: Комплекс управляемого танкового вооружения 9К116-1 «Бастион» 1981.
•   Tổ hợp tên lửa có điều khiển trang bị trên xe tăng 9К119 (9К119М) «Phản xạ» 1985: Комплекс управляемого танкового вооружения 9К119 (9К119М) «Рефлекс» 1985.
•   Tổ hợp tên lửa chống tăng 9К121 «Cơn lốc» 1992: Противотанковый комплекс 9К121 «Вихрь» 1992.
•   Tổ hợp tên lửa chống tăng «Tiến công-C» 1979: Противотанковый комплекс «Штурм-С» 1979.
•   Tổ hợp tên lửa chống tăng 9К111 «Ống sáo» 1970: Противотанковый ракетный комплекс 9К111 «Фагот» 1970.
•   Tổ hợp tên lửa chống tăng 9К113 «Cuộc thi» 1974: Противотанковый ракетный  комплекс 9К113 «Конкурс» 1974.
•   Tổ hợp tên lửa chống tăng 9К113 «Tiến công-B» 1976: Противотанковый ракетный комплекс 9К113 «Штурм-В» 1976.
•   Tổ hợp tên lửa chống tăng 9К115 «Con lai» 1987: Противотанковый ракетный комплекс 9К115 «Метис» 1987.
•   Tổ hợp tên lửa chống tăng 9К115-2 «Con lai-M» 1992: Противотанковый ракетный комплекс 9К115-2 «Метис-М» 1992.
•   Tổ hợp tên lửa chống tăng «Gеrмеs» 2004: Противотанковый ракетный комплекс «Гермес» 2004.
•   Tổ hợp tên lửa chống tăng «Cuộc thi-M» 1991: Противотанковый ракетный комплекс «Конкурс-М» 1991.
•   Tổ hợp tên lửa chống tăng «Коrnет» 1994: Противотанковый ракетный комплекс «Корнет» 1994.
•   Tổ hợp tên lửa chống tăng «Đứa con thơ-2» 1999: Противотанковый ракетный комплекс «Малютка-2» 1999.
•   Tổ hợp tên lửa chống tăng «Đứa con thơ» (9К14/9К11) 1963: Противотанковый ракетный комплекс «Малютка» (9К14/9К11) 1963.
•   Tổ hợp tên lửa chống tăng « Đốt ngón "(tay hoặc chân)-PV» 1969: Противотанковый ракетный комплекс «Фаланга-ПВ» 1969
•   Tổ hợp tên lửa chống tăng «Cúc đại đóa» 2002: Противотанковый ракетный комплекс «Хризантема» 2002.


Tổ hợp tên lửa phòng không: Зенитные ракетные комплексы
•   Hệ thống tên lửa phòng không  S-400 Triumf (SA-20) 1999: Зенитная ракетная система С-400 Триумф (SA-20) 1999.
•   Hệ thống tên lửa phòng không «S-300 PMU-1» 1993: Зенитно-ракетная система «C-300 ПМУ-1» 1993.
•   Hệ thống tên lửa phòng không «S-300PS» («C-300PMU») 1982: Зенитно-ракетная система «C-300ПС» («C-300ПМУ») 1982.
•   Hệ thống tên lửa phòng không  S-300V (9К81) 1988: Зенитно-ракетная система С-300В (9К81) 1988.
•   Tổ hợp tên lửa phòng không  2К11 «Vòng tròn» 1965: Зенитно-ракетный комплекс 2К11 «Круг» 1965.
•   Tổ hợp tên lửa phòng không М11 «Trận bão biển» 1969: Зенитно-ракетный комплекс М11 «Шторм» 1969.
•   Tổ hợp phòng không S-300F «Đồn bốt» 1985: Зенитный комплекс С-300Ф («Форт») 1985.
•   Tổ hợp phòng không S-300FМ «Đồn bốt-М» 1995: Зенитный комплекс С-300ФМ («Форт-М») 1995.
•   Tổ hợp tên lửa-Pháo cao xạ 2S6 «Тunguska» 1982: Зенитный ракетно-пушечный комплекс 2C6 «Тунгуска» 1982.
•   Tổ hợp tên lửa phòng không 2К12 «Hình khối» 1967: Зенитный ракетный комплекс 2К12 «Куб» 1967.
•   Tổ hợp tên lửa phòng không  9А34А «Lọc rắn độc» 2002: Зенитный ракетный комплекс 9А34А «Гюрза» 2002.
•   Tổ hợp tên lửa phòng không «Mũi tên-1» («Mũi tên-1м») 1968: Зенитный ракетный комплекс 9К31 «Стрела-1» («Стрела-1м») 1968.
•   Tổ hợp tên lửa phòng không 9К33 «Ong vàng» 1972:  Зенитный ракетный комплекс 9К33 «Оса» 1972.
•   Tổ hợp tên lửa phòng không 9К331 «Тоr-M1» 1991: Зенитный ракетный комплекс 9К331 «Тор-M1» 1991.
•   Tổ hợp tên lửa phòng không 9К33М2 «Ong vàng-АК» 1975: Зенитный ракетный комплекс 9К33М2 «Оса-АК» 1975.
•   Tổ hợp tên lửa phòng không 9К33М3 «Ong vàng-АКМ» 1980: Зенитный ракетный комплекс 9К33М3 «Оса-АКМ» 1980.
•   Tổ hợp tên lửa phòng không 9К35 « Mũi tên-10SV» 1976: Зенитный ракетный комплекс 9К35 «Стрела-10СВ» 1976.
•   Tổ hợp tên lửa phòng không 9K37 «Buк-M1» 1983:  Зенитный ракетный комплекс 9К37 «Бук-М1» 1983
•   Tổ hợp tên lửa phòng không 9К37 « Buк» 1980: Зенитный ракетный комплекс 9К37 «Бук» 1980.
•   Tổ hợp tên lửa phòng không «Buк-М1–2» ( Ural ) 1997: Зенитный ракетный комплекс «Бук-М1–2» (Урал) 1997.
•   Tổ hợp tên lửa phòng không S-125 «Pechora-2» 2002: Зенитный ракетный комплекс С-125 «Печора-2» 2002.
•   Tổ hợp tên lửa phòng không S-125М «Neva-М» 1964: Зенитный ракетный комплекс С-125М «Нева-М» 1964.
•   Tổ hợp tên lửa phòng không S-200V «Vega» 1970: Зенитный ракетный комплекс С-200В «Вега» 1970.
•   Tổ hợp tên lửa phòng không С-75–2 «Cơn sóng-2» 2001: Зенитный ракетный комплекс С-75–2 «Волга-2» 2001.
•   Tổ hợp tên lửa tổng hợp lắp đặt trên tầu M-22 «Trận cuồng phong » 1983: Корабельный универсальный комплекс M-22 «Ураган» 1983.
•   Tổ hợp tên lửa - Pháo cao xạ trên ЗМ87 « Dao găm (của Hải quân)» 1989: Корабельный эенитный ракетно-артиллерийский комплекс ЗМ87 «Кортик» 1989.
•   Tổ hợp tên lửa cao xạ trên tầu 4S95 « Dao găm » 1989: Корабельный эенитный ракетный комплекс 4С95 «Кинжал» 1989.
•   Tổ hợp tên lửa phòng không trên tầu 9М33 «Ong vàng-М» 1973: Корабельный эенитный ракетный комплекс 9М33 «Оса-М» 1973.
•   Tổ hợp tên lửa phòng không vác vai 9К32М «Mũi tên-2М» 1970: Переносной зенитно-ракетный комплекс 9К32М «Стрела-2М» 1970.
•   Tổ hợp tên lửa phòng không vác vai 9К34 «Mũi tên-3» 1974: Переносной зенитно-ракетный комплекс 9К34 «Стрела-3» 1974.
•   Tổ hợp tên lửa phòng không vác vai 9К38 «Mũi kim» 1983: Переносной зенитный ракетный комплекс 9К38 «Игла» 1983.
•   Tổ hợp tên lửa phòng không vác vai ЗРК (зенитно-ракетный комплекс)  К310 «Игла-1» 1981: Переносной ЗРК К310 «Игла-1» 1981.
•   Tổ hợp tên lửa phòng không tự hành 9К330 «Тоr» 1986: Самоходный зенитный ракетный комплекс 9К330 «Тоp» 1986.
•   Tổ hợp pháo/tên lửa phòng không tự hành «Tấm giáp» -S1(SA-XX) 1995: Универсальный зенитный ракетно-артиллерийский комплекс Панцирь-С1(SA-XX) 1995.
•   Tổ hợp tên lửa tổng hợp M-1 «Sóng» 1962: Универсальный ракетный комплекс M-1 «Волна» 1962.

Tổ hợp tên lửa chống ngầm:

• Tổ hợp tên lửa chống ngầm " Cơn lốc" : РПК-1 "Вихрь".
• Tổ hợp tên lửa chống ngầm  "Bão tuyết" : РПК-2 "Вьюга".
• Tổ hợp tên lửa chống ngầm có điều khiển : УРПК-3/УРПК-4  "Метель".
• Tổ hợp tên lửa có điều khiển : УРК-5 "Раструб".
• Tổ hợp tên lửa chống ngầm " Thác nước" : РПК-6 "Водопад".
• Tổ hợp tên lửa chống ngầm " Gió" : РПК-7 "Ветер".

Tên lửa chống ngầm:


•  Tên lửa chống ngầm " Cơn lốc " sử dụng tên lửa 82R : РПК-1 "Вихрь"  Ракета 82Р.
• Tổ hợp tên lửa tổng hợp " Bão tuyêt" sử dụng tên lửa 84R và ngư lôi АТ-2УМ :   УРПК-3/УРПК-4 "Метель",Торпеда АТ-2УМ  и  Ракета 84Р.
• Tổ hợp tên lửa tổng hợp sử dụng tên lửa 85RU và ngư lôi УМГТ-1  :  УРК-5 "Раструб". Торпеда УМГТ-1 и Ракета 85РУ.
• Tổ hợp tên lửa " Club" : Ракеты комплекса "Club" 91РЭ/91РТЭ2.

(Còn tiếp)
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Bảy, 2010, 02:58:21 pm gửi bởi Triumf » Logged
tientt82
Thành viên
*
Bài viết: 290


30/4 | 7/5 | 9/5


« Trả lời #1 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2010, 09:23:51 pm »

Hi vọng là đóng góp vào từ điển tên lửa Nga của bác Longtrec và của diễn đàn quansuvn.net ta
Cảm ơn bác Longtrec đã cấp nguồn ; các hình ảnh sưu tầm từ rbase.new-factoria.ru
Mong các bác góp ý cho bài dịch
Khi xong rồi nhờ bác Longtrec hay bác min ; mod nào sửa bài đầu của bác Longtrec link đến từng phần 1  tra cứu cho dễ Grin
=============

TỔ HỢP TÊN LỬA ĐẶT TRÊN MÁY BAY "TẤN CÔNG - B" 2000 (Атака-В)

Tên Nato: AT-9 Spiral-2
Tổ hợp Атака-В (Ataka-V) được thiết kế để tiêu diệt các xe tăng hiện đại; các xe chiến đấu bộ binh; các thiết bị phóng tên lửa chống tăng có điều khiển và tên lửa đối không; các công sự; hỏa điểm kiên cố; các mục tiêu bay có vận tốc và độ cao thấp; đồng thời tiêu diệt sinh lực đối phương ở chỗ ẩn nấp.



Tổ hợp Атака-В được thiết kế dựa trên cơ sở tên lửa 9M114 của tổ hợp 9K114 Sturm; thay mới động cơ mạnh hơn; giúp tăng cự ly xạ kích của tổ hợp; đồng thời sử dụng loại đầu đạn mới; nhằm gia tăng sức xuyên giáp. Vào cuối những năm 90; trực thăng Mi-24V được hiện đại hóa nhằm mục đích sử dụng được loại tên lửa của Атака-В và Игла-В (igla). Phiên bản được hiện đại hóa này chính là Mi-24VM (phiên bản xuất khẩu là Mi-35M)

Tên lửa của tổ hợp có sơ đồ khí động học kiểu “con vịt”; sử dụng hệ thống dẫn bắn bán tự động bằng sóng radio. Hệ thống điều khiển Raduga 3. Để đảm bảo khả năng tiến hành các chiến dịch quân sự bất kể ngày đêm của Mi-24N; phòng thiết kế của nhà máy Krasnogorsk (Zenith) đã phát triển hệ thống giám sát – ngắm bắn mục tiêu “Thor” với máy đo xa laze; với các kênh quang truyền hình; và kênh hồng ngoại. Hệ thống “Thor” cũng được dùng dẫn bắn cho các tên lửa chống twang có điều khiển.

Khi quyết định bắn, sĩ quan phụ trách hỏa lực (xạ thủ) khởi động hệ thống dẫn bắn cho tên lửa; kết hợp với việc định vị mục tiêu và nhấn nút phóng; đồng thời chọn đúng chế độ cho chương trình dẫn bắn tới mục tiêu. Kết quả là máy đo xa laze tự động đo khoảng cách đến mục tiêu; truyền tham số thu được về màn hình hiển thị thông tin đa năng cùng các tham số khác nhằm đưa trực thăng cơ động vào vùng có thể phóng được tên lửa. Phi công điều khiển máy bay sao cho mục tiêu được đánh dấu chỉ chuyển động trong 1 hình vuông cố định. Xạ thủ kiểm tra rằng vị trí đánh dấu phải trùng với mục tiêu; và nếu cần thiết; hiệu chỉnh bằng tay. Khi trực thăng đã nằm trong vùng có thể phóng tên lửa; máy tính điện tử sẽ gửi lệnh đến màn hiển thị đa năng: “Khai hỏa”. Xạ thủ khi nhận được lệnh sẽ phóng tên lửa. Trong khi tên lửa bay đến mục tiêu, xạ thủ giữ vị trí đánh dấu trùng với mục tiêu trên màn hiển thị đa năng, nếu cần, hiệu chỉnh đường ngắm bằng tay đến khi tên lửa đã tiêu diệt mục tiêu. Trong quá trình này, trực thăng có thể cơ động góc ngang 110 độ và góc nghiêng 30 độ.

Ataka –V có 3 phiên bản
- Tên lửa: 9M120 (9М120М, 9М220) với đầu đạn tandem HEAT, nhằm vượt qua giáp phản ứng nổ, gia tăng khả nă­ng xuyên giáp đồng nhất
- Tên lửa 9M120F với đầu đạn nổ mạnh HE được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu không được bọc thép. Đặc biệt sức phá hoại của nó lớn nhất trong các không gian kín như lô cốt, công sự, tòa nhà … phá vỡ các cấu trúc này.
- Tên lửa 9M220O: chuyên dùng chống máy bay. Nó sử dụng kíp nổ không chạm, sẽ kích nổ đầu đạn khi mục tiêu cách đầu đạn khoảng 4 m. Đây là đầu đạn loại nổ mảnh.


Các loại đầu đạn của Ataka-V, xếp theo thứ tự dưới lên trên


Việc sử dụng tổ hợp Ataka –V đạt hiệu quả lớn nhất ở khoảng cách 800 đến 4000m. Điều kiện máy bay phải ở độ cao thấp và trong vùng không bị đe dọa tấn công. Ở tầm xa tối đa 4000m xác suất tiêu diệt mục tiêu là từ 0,65 đến 0,9.

Ataka V trên Mi-24


Ống phóng có nhiệm vụ dẫn đường cho tên lửa, đồng thời cũng làm nhiệm vụ vận chuyển và như bảo quản nó. Tên lửa được phóng khỏi ống bởi sự hỗ trợ của 1 động cơ phụ
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Sáu, 2010, 11:08:46 am gửi bởi Triumf » Logged

Chúng ta sẽ không lùi ; vì đằng sau là Mátxcơva ...
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #2 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2010, 04:24:26 am »

DANH SÁCH TÊN LỬA (TIẾP)

Vũ khí tên lửa: Ракетное оружие
•   Tên lửa đạn đạo đặt trên tầu ngầm: Баллистические ракеты подводных лодок

Vũ khí tên lửa: Ракетное оружие Ракетное оружие (continued)
•   Tên lửa cao xạ: Зенитные ракеты.
•   Tên lửa cao xạ М-2 «Vonkhov-M»: Зенитный комплекс М-2 «Волхов-М».
•   Tên lửa cao xạ «Dao găm»  Зенитный ракетный комплекс  «Кинжал».
•   Tên lửa có cánh trên tầu ngầm: Крылатая ракета подводных лодок.
•   Tên lửa chống ngầm: Противолодочные ракеты.
•   Tổ hợp tên lửa PLО RPК-2 «Bão tuyết»: Ракетный комплекс ПЛО РПК-2 «Вьюга».

Tổ hợp tên lửa qui định chung: Ракетные комплексы общего назначения

•   Tên lửa chiến thuật trên máy bay Х-23 «Tiếng sấm» 1973: Авиационная тактическая ракета Х-23 «Гром» 1973.
•   Tên lửa chiến thuật trên máy bay Х-25мl: Авиационная тактическая ракета Х-25мл.
•   Tên lửa chiến thuật trên máy bay Х-25мr: Авиационная тактическая ракета Х-25мр.
•   Tên lửa chiến thuật trên máy bay Х-29l: Авиационная тактическая ракета Х-29л.
•   Tên lửa chiến thuật trên máy bay: Авиационная тактическая ракета Х-29т.
•   Tên lửa đạn đạo tầm trung R-12/R-12U (8К63/8К63U) 1958: Баллистическая ракета средней дальности Р-12/Р-12У (8К63/8К63У) 1958.
•   Tổ hợp tên lửa chính xác cao «Iskander» 1999: Высокоточный ракетный комплекс «Искандер» 1999.
•   Tổ hợp tên lửa chiến thuật cơ động 9К714 «Ong vàng» 1983: Оперативно-тактический ракетный комплекс 9К714 «Ока» 1983.
•   Tổ hợp tên lửa chiến thuật cơ động 9К72 (Р-300): Оперативно-тактический ракетный комплекс 9К72 (Р-300).
•   Tên lửa  Х-59м «Ruồi trâu -M» 1990: Ракета Х-59м «Овод-М» 1990.
•   Tổ hợp tên lửa tầm trung RSD-10 «Người tiên phong» (SS-20) 1977: Ракетный комплекс средней дальности РСД-10 «Пионер» (SS-20) 1977.
•   Tổ hợp tên lửa chiến thuật 9K52 «Mặt trăng-M» 1964: Тактический ракетный комплекс 9K52 «Луна-М» 1964.
•   Tổ hợp tên lửa chiến thuật 9К79 «Dấu chấm hết-U»: Тактический ракетный комплекс 9К79 «Точка-У».
•   Tổ hợp tên lửa chiến thuật có điều khiển tầm trung Х-59 «Ruồi trâu» 1985: Управляемая тактическая ракета средней дальности Х-59 «Овод» 1985.

Tên lửa không đối không: Ракеты «воздух-воздух»

•   Tên lửa có điều khiển tầm xa R-33: Управляемая ракета большой дальности Р-33.
•   Tên lửa điều khiển tầm ngắn R-60: Управляемая ракета малой дальности Р-60.
•   Tên lửa điều khiển tầm ngắn R-73: Управляемая ракета малой дальности Р-73.
•   Tên lửa có điều khiển tầm trung R-77 (RVV-AE): Управляемая ракета средней дальности Р-77 (РВВ-АЕ).


Tổ hợp tên lửa chiến lược: Стратегические ракетные комплексы.

•   Tên lửa đạn đạo đặt trên tầu ngầm  R-29 (RSМ-40): Баллистическая ракета подводных лодок Р-29 (РСМ-40).
•   Tên lửa đạn đạo đặt trên tầu ngầm R-29Р (RSМ-50): Баллистическая ракета подводных лодок Р-29Р (РСМ-50).
•   Tên lửa đạn đạo đặt trên tầu ngầm R-29РМ (RSМ-54): Баллистическая ракета подводных лодок Р-29РМ (РСМ-54).
•   Tổ hợp tên lửa tác chiến  đường sắt 15P961 «Tráng sỹ» с МBР 15Z61 (РТ-23 УТТ Tác chiến Х): Боевой железнодорожный ракетный комплекс 15П961 «Молодец» с МБР 15Ж61 (РТ-23 УТТБоевойХ).
•   Tổ hợp tên lửa tác chiến 15P098 с МBR 8К98 (15P098P/8к98P): Боевой ракетный комплекс 15П098 с МБР 8К98 (15П098П/8к98П).
•   Tên lửa hành trình xuyên lục địa «Cây dương-М» (РС-12М2): Межконтинентальная баллистическая ракета «Тополь-М» (РС-12М2).
•   Tên lửa hành trình xuyên lục địa «Cây dương» (РС-12М): Межконтинентальная баллистическая ракета «Тополь» (РС-12М).
•   Tổ hợp tên lửa linh hoạt «Nhip độ-2S»  với  МBР 15Z42: Подвижный грунтовый комплекс «Темп-2С» с МБР 15Ж42.
•   Tên lửa tầm trung  Р-14 với tên lửa 8К65 (Р-14U/8К65U): Ракетный комплекс средней дальности Р-14 с ракетой 8К65 (Р-14У/8К65У).
•   Tên lửa chiến lược có cánh Х-55 (RКV-500): Стратегическая крылатая ракета Х-55 (РКВ-500).
•   Tổ hợp tên lửa chiến lược 15P014 (R-36М) với tên lửa 15А14: Стратегический ракетный комплекс 15П014 (Р-36М) с ракетой 15А14.
•   Tổ hợp tên lửa chiến lược 15P015 (МR-UR100) với tên lửa 15А15: Стратегический ракетный комплекс 15П015 (МР-УР100) с ракетой 15А15.
•   Tổ hợp tên lửa chiến lược 15P016 (МР-Ủ-100UТТХ) với tên lửa 15А16: Стратегический ракетный комплекс 15П016 (МР-УР-100УТТХ) с ракетой 15А16.
•   Tổ hợp tên lửa chiến lược 15P018 (R-36М UТТХ) với tên lửa 15A18: Стратегический ракетный комплекс 15П018 (Р-36М УТТХ) с ракетой 15A18.
•   Tổ hợp tên lửa chiến lược 15P699  với МBR RТ-20P (8К99): Стратегический ракетный комплекс 15П699 с МБР РТ-20П (8К99).
•   Tổ hợp tên lửa chiến lược R-16 với tên lửa 8К64 (Р-16U/8К64U): Стратегический ракетный комплекс Р-16 с ракетой 8К64 (Р-16У/8К64У).
•   Tổ hợp tên lửa chiến lược R-36 với tên lửa  8К67: Стратегический ракетный комплекс Р-36 с ракетой 8К67.


Thưa các Bác! Bạn tientt82 sẽ là người chuyên dịch bài tên lửa chống tăng, tôi hy vọng sẽ có nhiều bạn khác đăng ký dịch bài.

TỔ HỢP TÊN LỬA DIỆT HẠM "NÚI LỬA" P-1000 Вулкан

Nhân chuyến thăm San Francisco (Mỹ) của tuần dương hạm Варяг (Varyag ), tuần dương hạm mang tổ hợp tên lửa "Вулкан- Núi lửa". Tôi xin giới thiệu về tổ hợp tên lửa chống hạm có cánh mà phương Tây gọi là "SS-N-27". Tuần dương hạm Varyag được phương Tây mệnh danh là: “sát thủ tàu sân bay”, vì nó có thể phóng với lượng siêu chất nổ lên đến 1.000 kg hoặc một đầu đạn hạt nhân chiến thuật trong phạm vi 300 hải lý (550km). Khu trục Varyag mang 16 quả tên lửa PKR 3M-70 (loại tên lửa được ví tương đương với tên lửa P-500). Tổ hợp tên lửa chống hạm có cánh  P-1000 "Núi lửa" với tên lửa PKR 3M-70 được phát triển do quyết định của chính phủ Liên Xô ngày 17/5/1979.

Tên lửa chống hạm PKR 3M-70 có động cơ Turbo phản lực (TRD KR-17-300) sử dụng công suất mạnh mẽ khởi hành-Lấy đà với các cấp độ (CRC) với các vòi phun được kiểm soát. Cấu trúc vỏ bọc tiên lửa được hiện đại hóa (hợp kim Titan) giúp vỏ bọc tên lửa mỏng hơn, nên tầm bắn của tên lửa được tăng lên đáng kể (tầm bắn lên tới 700km).
 
Lần thử nghiệm tên lửa PKR 3M-70 đầu tiên được thử nghiệm trên bệ phóng đặt trên mặt đất  năm 1983. Lần thử nghiệm tiếp theo tên lửa PKR 3M-70 được lắp đặt trên tầu ngầm nguyên tử ( АПЛ- атомная подводная лодка ) với đề án 675MKB vào tháng 12/1983.
 
Tổ hợp tên lửa chống hạm có cánh "Núi lửa" P-1000 được đưa vào trang bị cho lực lượng Hải quân Nga năm 1987. Theo đề án 675MKB tổ hợp tên lửa chống hạm có cánh "Núi lửa" P-1000 được triển khai trên tầu ngầm nguyên tử vào những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước. Sau đó đề án 675MKB được hiện đại hóa trên 5 tầu ngầm nguyên tử là đề án 675MK (K-1, K-22, K-34, K-35, K-10) và tuần dương hạm Varyag (trước đó nó mang tên "Чорвона Украйна"- Thuộc biên chế hạm đội Thái Bình Dương). Việc triển khai tổ hợp tên lửa chống hạm có cánh "Núi lửa" P-1000 không được hoàn thiện trên tầu ngầm nguyên tử "K-10". Theo đề án 675MK cơ số tên lửa là 8 quả trong 1 container. Điều khiển tên lửa là tổ hợp "ARTON-675KB". Để xử lý, phân tích mục tiêu sử dụng hệ thống vệ tinh "Chim én". Từ năm 1992 đến năm 1994 cả 4 tầu ngầm nguyên tử đã được lắp đặt tổ hợp tên lửa P-1000. Tuần dương hạm Varyag với đề án 1164 đã được lắp đặt tổ hợp tên lửa chống hạm có cánh "Núi lửa" P-1000 thay thế tổ hợp tên lửa "Balzal" ngày 16/10/1989.

Tên lửa PKR 3M-70 được sản xuất tại Thành phố ORENBURG- Liên bang Nga ngày nay.



Tên lửa chống hạm có cánh PKR 3M-70 được sử dụng trong tổ hợp tên lửa "Núi lửa" P-1000.


Tổ hợp tên lửa chống hạm có cánh "Núi lửa" P-1000 được lắp đặt trên tuần dương hạm Varyag.

Thông số kỹ thuật tên lửa PKR 3M-70:
- Tốc độ bay: M2
- Tầm bắn tối đa: 700km (Có tài liệu nói 550km)
- Trọng lượng đầu đạn nổ: 500kg.
- Chiều dài của tên lửa: 11.700mm.
- Sải cánh lớn nhất: 2.600mm.
- Trọng lượng tên lửa trước khi bắn: 4800kg.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Sáu, 2010, 11:17:01 am gửi bởi Triumf » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #3 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2010, 05:27:23 pm »

TỔ HỢP TÊN LỬA CHỐNG HẠM BASTION (БАСТИОН) SỬ DỤNG TÊN LỬA «ЯХОНТ» («ОНИК») 1997.


Vừa qua Việt Nam ta vừa nhập của Nga 1 số Tổ hợp tên lửa chống hạm "Bastion" sử dụng tên lửa "Yakhont" hay còn gọi là "onik". Đây là tổ hợp tên lửa chống hạm rất hiện đại và rất cơ động. Tổ hợp tên lửa "Bastion" có thể lắp đặt trên xe MZKT (do nhà máy МАЗ- Belarus sản xuất) đi kèm với xe chỉ huy, radar định vị, điều khiển - dẫn bắn (được lắp đặt trên xe MZKT-7930, tôi đã đưa thông tin về chiếc xe này tại http://www.quansuvn.net/index.php/topic,12444.420.html).

Tên lửa hành trình có cánh, siêu thanh "Yakhont" được sản xuất để tiêu diệt 1 hoặc 1 nhóm tầu nổi của đối phương với những trang bị hiện đại về hỏa lực cùng các biện pháp đối phó can thiệp bằng các kỹ thuật điện tử (gây nhiễu, tàng hình v.v..).

Tên lửa hành trình có cánh siêu thanh "Yakhont" là thế hệ tên lửa chống hạm thứ 4. Nó được tiến hành nghiên cứu những năm cuối thập niên 70 đầu thập niên 80 của thế kỷ trước. Việc nghiên cứu, chế tạo tên lửa "Yakhont" được tiến hành tại nhà máy "Cơ khí chế tạo máy - Tổ chức nghiên cứu thực nhiệm" (ПО "СТРЕЛА" Thành phố Orenburg - Liên bang Nga) dưới sự lãnh đạo của tổng công trình sư  Г.Э Фремов. Tên lửa "Yakhont" có sự khác biệt rõ ràng với các tên lửa chống hạm trước đó, nó được nghiên cứu phát triển trong một "chuyên ngành hẹp". Theo kế hoặch tên lửa sẽ được lắp đặt trên tầu nổi, tầu ngầm, ca nô, máy bay (MiG-29 mang được 2 quả; SU-30, SU-33 (3 quả), TU 124 (8 quả) và trên xe kéo trọng tải lớn (dòng xe MZTK trang bị 3 quả).

Tổ hợp tên lửa chống hạm " Bastion" sử dụng tên lửa "Yakhont" với những ưu điểm nổi bật:
- Bắn loạt.
- Tự động tác chiến.
- Uyển chuyển trong việc lựa trọn quỹ đạo bay (cao, thấp).
- Tốc độ siêu âm trong toàn bộ hành trình.
- Hệ thống radar định vị có khả năng chống phát hiện cao (công nghệ "Tàng hình").



Tổ hợp tên lửa Bastion được đặt trên xe MZKT-7930.



Quả tên lửa Yakhont.



Tên lửa Yakhont trang bị trên máy bay.


Tên lửa Yakhont trang bị trên tầu.

Tên lửa "Yakhont" sử dụng hệ thống khí động lực với các hình thang cân ở cánh và đuôi. Kết hợp phương pháp khí động học như ở thân máy bay với động cơ đẩy phản lực không khí, sử dụng nhiên liệu rắn (SPVRD) cho phép tên lửa đạt tốc độ siêu thanh. Chỉ cần từ 2-3,5 phút  tên lửa có thể đạt trần bay từ 0-20.000m. Trọng lượng trước khi phóng là 4000kg, trọng lượng đầu nổ 200kg-250kg (đầu đạn), tầm bắn 300km.

Tên lửa siêu thanh "Yakhont" là tên lửa có tính cơ động rất cao, tác chiến trong mọi điều khiện thời tiết, góc bắn lớn lên tới 150o với khả năng uyển chuyển trong việc lựa chọn quỹ đạo bay giúp nó tránh được những tên lửa đạn đạo của đối phương.


(Còn tiếp)
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Sáu, 2010, 11:25:05 am gửi bởi Triumf » Logged
tientt82
Thành viên
*
Bài viết: 290


30/4 | 7/5 | 9/5


« Trả lời #4 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2010, 12:05:28 am »

Bài viết được cung cấp nguồn từ bác longtrec ; hình ảnh sưu tầm từ rbase.new-factoria.ru
Xin cảm ơn bác longtrec và huyphongssi đã góp ý cho bài viết  Grin
==============

TỔ HỢP RỐC KÉT CÓ ĐIỀU KHIỂN TRÊN MÁY BAY "Угроза - Mối đe dọa"


Vũ khí tấn công chính xác cao ngày càng được ứng dụng nhiều trên chiến trường. Tuy nhiên chúng yêu cầu phải có các hệ thống đặc biệt phục vụ việc trinh sát và dẫn bắn. Kinh nghiệm tại cuộc chiến Balkan cho thấy, ngay cả các phương tiện trinh sát hàng không vũ trụ hiện đại cũng chưa đáp ứng được (ít nhất là địa hình rừng núi; như ở Nam Âu) có hiệu quả để đối phó với những vấn đề được giao. Vì vậy kết quả của cuộc chiến 79 ngày không kích quân Serbia ở Kosovo (có khoảng 300 tăng); liên quân chỉ tiêu diệt được 13 chiếc (đây chỉ là 1 phần mang tính kỹ thuật, có lẽ, sẽ cần thiết ghi rõ đây là số liệu của quân giải phóng Kosovo)

Trong những trường hợp như thế, không thể đánh giá thấp vai trò của các phương tiện trinh sát, dẫn bắn, được đưa vào biên chế chiến đấu, hoặc đi sâu vào hậu phương của đối thủ như các nhóm đặc nhiệm (chúng ta cần chú ý rằng trong cuộc chiến ở Kosovo, vai trò của những nhóm như vậy phối hợp với người Kosovo ly khai, liên tục gia tăng, mặc dù nó đi kèm với tổn thất của lực lượng đặc biệt của NATO)

Trong triển lãm quốc tế hàng không – vũ trụ MAKS 99, công ty cổ phần khoa học kỹ thuật AMETEH (công nghệ tự động hóa và cơ giới hóa) giới thiệu thiết kế hệ thống vũ khí – tên lửa được hiệu chỉnh S-5 Kor (đường kính 57 mm); S-8 Kor (đường kính 80 mm); S-13 Kor (đường kính 120 mm). Chúng được chế tạo dựa trên cơ sở của các tên lửa không điều khiển phóng từ máy bay S -5; S-8; S-13 bằng cách trang bị thêm hệ thống dẫn bắn bán tự động bằng laze. Các tên lửa không điều khiển phóng từ máy bay này vẫn là trang bị chính của không lực của các nước ngoài (nước Nga - ND) và của các máy bay chiến đấu, trực thăng của không quân, lục quân, hải quân của Nga

Cấu tạo của tổ hợp


Chú thích ảnh:
A- Bộ phận tăng tốc
B- Bộ phận chiến đấu tách rời được BM-8
C- Bộ phận BM-8 khi vào trạng thái chiến đấu
D- Bộ ổn định cánh đuôi của BM-8
1 - Kíp nổ điện; 2 - Ngòi nổ; 3 - Đầu đạn; 4 - Phễu hội tụ luồng xuyên; 5 - Động cơ đẩy; 6 - bộ ổn định (cánh đuôi); 7 - Bộ điều chỉnh xung động cơ; 8 - Bộ chia tầng cơ khí; 9 - Hệ thấu kính; 10 - Bộ thu tín hiệu laze; 11 - Khối mạch điện tử (có lẽ để xử lý tín hiệu thu về); 12 - Dây cáp


Tên lửa được hiện đại hóa sẽ có đầu đạn tách được trong khi bay, được ổn định bằng sự trợ giúp bằng cách mở cánh đuôi. Phần đuôi của S-5 Kor gồm 4 cánh đuôi; được bung ra bằng lò xo; còn S-8 Kor và S-13 Kor có 6 cánh đuôi; bung cánh bằng pít tông khí. Hệ thống dẫn đường cung cấp khả năng tiêu diệt các mục tiêu nhỏ trên bộ (xe tăng, xe chiến đấu bộ binh, xe thiết giáp chở quân…). Thiết bị chiếu laze (chỉ cần chiếu trong khoảng thời gian 1 giây) có thể được gắn trên máy bay, xe chiến đấu hoặc do bộ binh mang theo để chỉ điểm. Đường bay của đầu đạn được hiệu chỉnh bởi xung động cơ tên lửa. Khi xạ kích thường bắn loạt vài quả tên lửa nhằm nâng cao đáng kể xác suất tiêu diệt mục tiêu. Những máy bay chiến đấu trước đây, vốn được trang bị các loại tên lửa không điều khiển, nếu được sự hỗ trợ của tổ hợp Угроза sẽ tăng được chỉ số “hiệu năng/chi phí” lên đến 3-4 lần. Đồng thời giảm đến 50% tiêu tốn đạn dược cho các mục tiêu cơ bản.

Để vận chuyển và phóng S-13 Kor, người ta dùng thùng phóng B-13, cho phép dẫn bắn đơn kênh hay đa kênh, đơn lệnh hay một tập lệnh từ bảng điều khiển trên máy bay. Việc bảo vệ tên lửa trong ống phóng khỏi nhiệt sinh ra trong quá trình bay được bảo đảm bởi 1 đệm cách nhiệt. Việc vứt bỏ thùng phóng B-13L trong trường hợp khẩn cấp khỏi máy bay mẹ được thực hiện thông qua kích hoạt lượng nổ nhỏ gắn sẵn (trên thùng phóng)

Việc trang bị tổ hợp Угроза được hoàn thành với sự thay đổi tối thiểu thiết kế máy bay, xe cộ, bệ phóng, cơ sở hạ tầng, có lợi hơn việc sử dụng các loại vũ khí chính xác cao khác. Việc nâng cấp các tên lửa không điều khiển cũ được thực hiện trực tiếp trên các bộ phận cần thiết, hoặc trong các kho tàng (kể cả ở các vùng lãnh thổ không thuộc Nga) bằng việc sử dụng các xưởng không vận.

Tương tự như vậy, công ty AMETEX cũng nhận cải tiến đạn dược cho lựu pháo, lựu pháo nòng dài các cỡ nòng (mm) 100, 122, 152, 155, 203 và 305; pháo nòng xoắn và nòng trơn với vận tốc đầu nòng cao (100, 105, 120, 125 và 130 mm) cối (81, 82, 120, 160 và 240 mm); các hệ thống pháo phản lực MLRS (105, 122, 140 và 240 mm).

Thông số kĩ thuật cơ bản

« Sửa lần cuối: 10 Tháng Sáu, 2010, 11:37:32 am gửi bởi Triumf » Logged

Chúng ta sẽ không lùi ; vì đằng sau là Mátxcơva ...
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #5 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2010, 03:00:49 pm »

TỔ HỢP TÊN LỬA CHỐNG HẠM BASTION (БАСТИОН) SỬ DỤNG TÊN LỬA «ЯХОНТ» («ОНИК») 1997
(Tiếp theo)


Tên lửa "Yakhont" với mũi hình nón, cửa lấy khí ở đầu quả tên lửa (như nguyên lý khí động lực ở máy bay). Động cơ đẩy của tên lửa "Yakhont" là động cơ phản lực siêu thanh (СПВРД - сверхзвуковой прямоточный воздушно-реактивный двигатель).

Lộ trình của tên lửa, được xác định bởi thông tin mà radar định vị (tự dẫn đường), gắn trên tên lửa truyền tới nguồn tự điều chỉnh dẫn liệu được lập trình sẵn. Radar định vị trên tên lửa có thể chụp mục tiêu như tầu nổi, tuần dương hạm chẳng hạn từ cự li 75km. Sau khi khóa được mục tiêu, radar trên tên lửa sẽ tự tắt, tên lửa lập tức giảm trần bay xuống mức rất nhỏ nhất (5-10m trên nước biển). Đây là trần bay nhỏ hơn danh giới của các tên lửa đánh chặn tầm ngắn. Sau đó radar định vị trên tên lửa lại bật lần thứ 2 xác định lại 1 lần nữa mục tiêu mà nó cần tìm diệt và lại một lần nữa nó lại tự điều chỉnh quĩ đạo bay. Tên lửa "Yakhont" là loại tên lửa gây khó khăn cho bất kể 1 tên lửa đánh chặn tầm ngắn nào và hầu như không có biệt pháp gây nhiễu động nào đánh lừa được nó. Tên lửa "Yakhont" có thể nói là sát thủ của các tầu nổi.

Thông số kỹ thuật của tên lửa "Yakhont" :
- Tầm bắn với quĩ đạo bay cao, thấp hỗn hợp: 300km.
- Tầm bắn quĩ đạo bay thấp: 120km.
- Trần bay của tên lửa trước khi bay vào quĩ đạo: 14.000m - 15.000m.
- Tốc độ tên lửa: 750m/giây.
- Kích thước tên lửa:
   + Chiều dài của phiên bản lắp đặt trên tầu: 8.000mm
   + Chiều dài của phiên bản lắp đặt trên máy bay: 6.100mm (Su-30) và 8.900mm (Su-33).
   + Sải cánh: 1700mm.
- Trọng lượng tên lửa trước khi phóng
   + Phiên bản lắp đặt trên tầu: 3.000kg
   + Phiên bản lắp đặt máy bay: 2.500kg
   + Phiên bản lắp đặt trên khung gầm xe vận tải: 3.900kg (транспортно-промышленный комплекс).
- Trọng lượng đầu nổ: 200-250kg.
- Góc chụp mục tiêu của radar (gắn trên tên lửa): +/-45o
- Thời gian chuẩn bị phóng: 4 phút
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Sáu, 2010, 11:47:18 am gửi bởi Triumf » Logged
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #6 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2010, 06:56:36 pm »

Hóa ra cái Yakhont của Nga chính là Brahmos của Ấn, sản phẩm hợp tác. Xưa nay chỉ nghe Brahmos mà giờ mới biết tên Nga của nó.
Logged
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #7 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2010, 11:39:37 pm »

Cảm ơn anh longtrec đã mở sân chơi về tên lửa Nga. Huyphong không tham gia trực tiếp được vì vướng vụ máy bay nhưng chỉ đóng góp một chút thôi:

•   Tên lửa cao xạ: Зенитные ракеты.

Phía trên anh Long chỉnh là Tên lửa phòng không cho thống nhất.

Trích dẫn
Tổ hợp tên lửa qui định chung: Ракетные комплексы общего назначения

Ракетные комплексы общего назначения có thể hiểu là các tổ hợp tên lửa phổ dụng hay tổ hợp tên lửa đa nhiệm thay vì các tổ hợp tên lửa qui định chung.

Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
tientt82
Thành viên
*
Bài viết: 290


30/4 | 7/5 | 9/5


« Trả lời #8 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2010, 12:47:03 am »

  Tổ hợp tên lửa có điều khiển trang bị trên xe tăng 9К116-1 «Bastion» 1981: Комплекс управляемого танкового вооружения 9К116-1 «Бастион» 1981.
Nguồn:rbase.new-factoria.ru
Đây là 1 tổ hợp tên lửa khá thích hợp cho các xe t-54/55 còn xài nòng D-10T  của VN ta  Grin
Không biết bao giờ nhà ta sắm con này các bác nhỉ  Huh
Chân thành cảm ơn bác longtrec và huyphongssi đã góp ý cho bài viết  Grin
Bài dịch tự bản thân em thấy còn có chỗ khó hiểu ; vì cố gắng chiết tự với bản gốc ; mong các bác góp ý để bài hoàn thiện hơn  Smiley
=======================
Năm 1981 ; quân đội Liên Xô chấp nhận đưa vào trang bị của lục quân tổ hợp tên lửa 9К116 Кастет (Kastet) ; tên lửa được dẫn bắn bằng laze ;  phóng từ nòng pháo chống tăng T-12 100mm.Tổ hợp được thiết kế bởi viện thiết kế Tula ; người đứng đầu (thiết kế) là AG Shipunova.

Ngay cả trước khi hoàn thành hoàn chỉnh tổ hợp Kastet ; đã có quyết định về việc phát triển các tổ hợp vũ khí có điều khiển cho các xe tăng T-54, T-55 và T-62  .Thực tế ; người ta đã đồng thời phát triển 2 tổ hợp 9К116-1 "Бастион" (K116-1 Bastion ) sử dụng cho pháo nòng xoắn D-10T 100 mm của tăng t-54/55 ; và 9К116-2 "Шексна" (9K116-2 Sheksna) cho pháo nòng trơn U-5TS 115mm.Tên lửa 9M117 được “mượn” nguyên từ tổ hợp Kastet mà không thay đổi gì ; nhưng ở tổ hợp Sheksna – nó được gắn thêm 1 đai hỗ trợ nhằm đảm bảo ổn định cho đường đạn trong nòng trơn 115mm.Những thay đổi chủ yếu là phần vỏ bên ngoài với liều phóng ; thiết kế lại khoang phía dưới  các thiết bị đó.

Kết quả là ; trong 1 thời gian rất ngắn và với chi phí tương đối thấp của việc hiện đại hóa các xe tăng thế hệ thứ 3 ;các mẫu xe được nâng cấp T-55M, T-55MV, T-55AM, T-55AMV, T-55AD và T-62M, T-62MV đã được nâng cao hiệu suất chiến đấu ;  cải thiện khả năng hỏa lực ngang bằng với các xe tăng thế hệ thứ 4 – nhất là tầm bắn.

Ảnh : xe t55-amv ; 1 phiên bản của t-55 được nâng cấp để sử dụng được Bastion
Việc phát triển các tổ hợp cho xe tăng này hoàn tất vào năm 1983
Sau này ; các tổ hợp K116-1 Bastion ; 9K116-2 Sheksna đóng vai trò là nền tảng để phát triển tổ hợp 9К116-3 "Басня" (9K116-3 Fable) tên lửa có điều khiển cho xe chiến đấu BMP-3.Hiện nay ; công ty Tulamashzavod đã làm chủ công nghệ sản xuất hàng loạt tên lửa hiện đại hóa 9M117M với đầu nổ tandem HEAT có khả năng xuyên thủng giáp phản ứng nổ của các xe tăng hiện đại và của tương lai

Ở phương tây ; tổ hợp có tên mã  AT-10 "Sabber"

Các thành phần của tổ hợp vũ khí có điều khiển trên xe tăng 9K116
 

Đạn ZUBK10-1 chứa tên lửa 9M117 (ảnh: Đạn ZUBK10-1 dưới ; tên lửa 9M117 trên)

Bộ điều khiển “Volna”

Kính ngắm dẫn đường 1K13-1 ; khả năng phóng 8 lần ban ngày ; 5.5 lần ban đêm

Bộ chuyển điện thế 9S831
 

Ảnh : đạn ZUBK10-1
1-Tên lửa 9M117 3-Vỏ đạn 2-Đai đầu  4-Đai giữa 5- các nắp lưới 6-Liều phóng 7-Ngòi nổ đáy

Nhìn bề ngoài ; đạn ZUBK10-1 khá giống với đạn không điều khiển ZUOF10 và ZUFO37 (đạn nổ mảnh).
Đạn ZUBK10-1 gồm 2 phần tên lửa và vỏ.Vỏ của nó bằng thép ; phần đuôi có đầu dây nối với bộ phận kích nổ.Bên trong vỏ có liều phóng ( làm tên lửa vận tốc ban đầu khoảng 400-500 m/s ) ; nắp lưới ; đai chỉnh tâm ; bình chứa khí trơ ; đảm bảo loại  bỏ các sản phẩm cháy của liều phóng .


Ảnh :tên lửa 9M117
1-cánh lái mũi 2- đầu đạn 9N136M 3- Vòi phun của động cơ nhiên liệu rắn 4- động cơ nhiên liệu rắn 5- máy phát 6- KHối điều khiển 7-Khối chứa con quay 8-Thiết bị mở cánh 9-Bộ thu bức xạ laze 10-cánh đuôi


Tên lửa hoạt động với sơ đồ “con vịt” ngay phía trước đầu nổ liều lõm 9N136M với các cánh lái mũi và cơ cấu lái chứa trong chụp đầu đạn được mở ra sau khi phóng ; ở đầu còn có cửa đón gió.Để làm giảm kích cỡ ; động cơ nhiên liệu rắn được đặt trước 2 vòi phun xiên .Ở phần đuôi ; người ta đặt các khối mạch chính của hệ thống dẫn bắn của tên lửa với đầu thu laze.Cánh đuôi được mở ra với 1 hệ thống đặc biệt ; cánh khi mở sẽ nghiêng 1 góc nhất định so với trục tên lửa và đảm bảo cho tên lửa quay khi bay.Tên lửa được dẫn bắn bán tự động thông qua laze.

Hệ thống điều khiển tự động gắn trên xe tăng “Volna” được thiết kế dựa trên thiết bị tương tự của tổ hợp Kastet.Điểm khác biệt ở đây là khối lượng và thể tích nhỏ hơn; khối gắn thêm chỉ có thể tích 47 lít.Nó được bảo vệ tốt trước các phương pháp gây nhiễu khác nhau ; đảm bảo xác suất diệt mục tiêu cao
Bảng đặc tính kỹ thuật
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Sáu, 2010, 01:09:53 pm gửi bởi tientt82 » Logged

Chúng ta sẽ không lùi ; vì đằng sau là Mátxcơva ...
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #9 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2010, 03:36:11 am »

Lời tự sự của longtrec@.

Việt Nam là 1 đất nước có bờ biển dài, đặc điểm đáy biển Việt Nam là thoai thoải không quá sâu. Vùng đặc quyền biển của Việt Nam khoảng 200km. Vấn đề bảo vệ vững chắc vùng biển trời của đất nước đặt ra nhiều thách thức. Ngoài những yếu tố khách quan cũng như chủ quan, Việt nam ta cần những vũ khí hiện đại đủ sức mạnh răn đe và tiêu diệt bất cứ 1 mục tiêu nào của đối phương khi chúng cố tình xâm phạm vùng trời, vùng biển, đất liền của tổ quốc. Vũ khí Nga là 1 lựa chọn số 1 của Việt nam ta. Thật vui mừng khi các nhà hoặch định chiến lược Quốc phòng Việt Nam chọn mua Tầu ngầm lớp "Kilo" vì đây là lớp tầu ngầm hoạt động êm nhất thế giới, với  độ lặn tác chiến 300m, khả năng phát hiện mục tiêu cao hơn 2,5 lần các tầu ngầm cùng chủng loại khác. Tầu ngầm lớp "Kilo" mà ta sắp nhận sẽ là sát thủ của các tầu nổi, tầu ngầm của kẻ thù khi chúng cố tình xâm phạm hải giới của ta. 12 chiếc Máy bay Su-30MK2 mà Việt Nam ta đặt mua có khả năng tác chiến trên biển rất cao, chúng có khả năng mang tên lửa chống hạm "Yakhont" mà tôi vừa giới thiệu ở bài trên. Đây là những thông tin không mới nhưng làm cho mỗi người Việt Nam ta rất vui và rất tự tin. Với tổ hợp tên lửa Bastion mà ta mới nhập về tôi tin rằng hải phận của tổ quốc từ nay sẽ được giữ vững.
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Chín, 2010, 10:30:16 pm gửi bởi daibangden » Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM