Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:42:41 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tên lửa Nga - Sức mạnh vượt trội trên chiến trường.  (Đọc 362835 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #40 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2010, 08:24:46 pm »

Hơn nữa "quan sát thực" chỉ có thể thực hiện được trong điều kiện tác chiến ban ngày , hoặc đối phương không dùng các biện pháp gây hỏa mù (như bắn đạn khói) .
-----------------------------------------
 "Quan sát trạng thái thực" theo ý bác vitính ở đây khác với quan sát bằng mắt thường ở dải sóng ánh sáng nhìn thấy, bác longtrec ạ! "Thực" trong khái niệm này là thực với phần điều khiển 9P151, nó bám theo tín hiệu hồng ngoại do liều vạch đường của tên lửa "vẽ" ra để lái tên lửa nhắm đến mục tiêu mà không cần thông qua con quay hồi chuyển để báo tọa độ nữa.

 @ Bodoibucket: Thành phần thuốc vạch đường nhồi trong liều vạch đường phát ra bức xạ hồng ngoại lớn hơn và đặc trưng hơn so với bức xạ của thuốc phóng. Nó giúp cho thành phần điều khiển nhận diện tên lửa dễ dàng hơn.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #41 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2010, 08:42:20 pm »

 "Quan sát trạng thái thực" theo ý bác vitính ở đây khác với quan sát bằng mắt thường ở dải sóng ánh sáng nhìn thấy, bác longtrec ạ! "Thực" trong khái niệm này là thực với phần điều khiển 9P151, nó bám theo tín hiệu hồng ngoại do liều vạch đường của tên lửa "vẽ" ra để lái tên lửa nhắm đến mục tiêu mà không cần thông qua con quay hồi chuyển để báo tọa độ nữa.


Nghe TL giải thích thì ra em hiểu nhầm ý bác Vitinh rồi  Wink
Logged
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #42 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2010, 09:30:56 pm »

Hiểu một cách đơn giản thì các quả đạn "rẻ tiền" được điều khiển theo phương án kỹ thuật càng đơn giản càng tốt (cho rẻ).
Các loại đạn tự quay quanh trục (áp dụng phương án điều khiển rẻ) khi bay sẽ không có cơ cấu "lái" liên tục về tầm và hướng mà sẽ phải điều chỉnh lên, sang phải, xuống, sang trái tùy theo cơ cấu lái ở vị trí nào tương ứng.
Với B-72 tín hiệu điều khiển liên tục truyền trên dây nhưng quả đạn, nhờ có con quay, sẽ tự biết cơ cấu lái đang ở vị trí nào để chấp hành lệnh tương ứng.
Với quả đạn không có con quay thì hệ điều khiển phải "đọc" được vòng quay của đèn hồng ngoại và biết đèn đang ở vị trí nào trong vòng để biết thời điểm cơ cấu lái ở vị trí thích hợp (lái lên, sang phải, sang trái hay xuống) để phát lệnh tương ứng.
 Grin mô tả việc này không dễ, mọi người chịu khó hình dung, vì tôi cũng là dân ngoại đạo với các vấn đề điều khiển.
Logged
tientt82
Thành viên
*
Bài viết: 290


30/4 | 7/5 | 9/5


« Trả lời #43 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2010, 10:19:41 pm »

He he ; em hiểu ý bác vi tính là bộ điều khiển tên lửa muốn rẻ thì người ta cho nó xử lý nối tiếp 2 dữ liệu tầm và hướng ;1 cánh lái làm 2 nhiệm vụ
Khi nằm cùng phương với mặt đất nó làm nhiệm vụ lái tầm
Xoay 1 cái
Khi nằm vuông góc với mặt đất thì nó lại lái hướng
Như thế quay càng nhanh ; tên lửa càng linh hoạt

Còn bộ điều khiển lái xử lý song song đồng thời cả tầm và hướng thì phải 2 cánh lái ; 1 lái tầm ; 1 lái hướng ; cái này có vẻ giống máy bay  Grin
==================
Em thấy 9K115 Metis ra đời năm 1987 ; chỉ 4 năm nữa là LX biến mất rồi ; có vẻ nó ảnh hưởng đến việc ép giá SX tên lửa này
Không biết khi chủ động gây nhiễu hồng ngoại thì tên lửa này có hoạt động bình thường không các bác nhỉ  Huh

Logged

Chúng ta sẽ không lùi ; vì đằng sau là Mátxcơva ...
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #44 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2010, 06:29:37 am »

He he ; em hiểu ý bác vi tính là bộ điều khiển tên lửa muốn rẻ thì người ta cho nó xử lý nối tiếp 2 dữ liệu tầm và hướng ;1 cánh lái làm 2 nhiệm vụ
Khi nằm cùng phương với mặt đất nó làm nhiệm vụ lái tầm
Xoay 1 cái
Khi nằm vuông góc với mặt đất thì nó lại lái hướng
Như thế quay càng nhanh ; tên lửa càng linh hoạt
Đúng ý tôi thế đấy.
Trong cái tên lửa cũ như B-72 thì tự quả đạn chọn thời điểm thi hành lái hướng hay tầm. Nó tự chọn vì nó có con quay, nhờ thế chỉ có nó mới biết cơ cấu lái đang ở "tầm" hay "hướng".
Trong cái tên lửa mới, để cho rẻ thì bỏ bớt con quay, khi ấy hệ thống điều khiển ở phía người trắc thủ phải "đọc" được trạng thái quay quanh trục của quả đạn đang bay để phát lệnh lái tầm hay hướng đúng lúc.
Yêu cầu kỹ thuật đối với hệ điều khiển và cơ cấu lái trên quả đạn trong trường hợp này cao hơn ở chỗ phải "đọc" đúng trạng thái, phát lệnh đúng lúc, cơ cấu lái trên quả đạn thực hiện đúng,... trong một khoảng thời gian rất hẹp.
Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #45 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2010, 04:55:27 pm »

TỔ HỢP TÊN LỬA  ĐẶT TRÊN TẦU «Cơn lốc-К»: Корабельный комплекс «Вихрь-К».




Trong chương trình đóng tầu của nhiều nước giành sự quan tâm đặc biệt tới sự bố trí, điều động các tầu thuyền để bảo vệ vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế biển cũng như tham gia tuần tra giữ gìn an ninh trên biển.
 
  Sử dụng các tầu tuần tra với trang bị pháo tự động 30mm, 40mm với súng máy 7,62mm hoặc 12,7mm không đáp ứng được yêu cầu của chiến tranh hiện đại vì hiệu quả thấp bởi các loại vũ khí trên tầm hoạt động hiệu quả không quá 2000m.
 Phân tích về việc sử dụng các tầu thuyền tác chiến, các đặc tính kỹ thuật của các loại khí tài trang bị trên tầu nổi, trên bờ và trên máy bay cho thấy cần phải tạo ra 1 loại tên lửa có tầm bắn lớn,gọn nhẹ với độ chính xác cao để trang bị trên tầu tuần tra, máy bay, xe tăng-thiết giáp, để mở rộng nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải hỗ trợ cho lực lượng bộ binh, cảnh sát biển cùng các nghiệp vụ hải quan trên đất liền cũng như  trên biển.

 Tổ hợp tên lửa đa nhiệm, chính xác cao "Cơn lốc-K" được phòng thiết kế , chế tạo khí cụ Thành phố TULA phát triển (КБП-Конструкторское бюро приборостроения, г. Тула) đáp ứng được mọi yêu cầu đặt ra. Tổ hợp tên lửa " Cơn lốc-K" thích hợp trang bị xe tăng, trên xe bọc thép chiến đấu BMP, M2 .Trên các dòng trực thăng do Nga sản xuất như K-50, nhưng có lẽ thích hợp hơn cả là trang bị trên các tầu hạng nhẹ kết hợp với các tổ hợp pháo binh.
 
 Tổ hợp tên lửa đa nhiệm, chính xác cao "Cơn lốc-K"  được xây dựng trên nguyên tắc thích hợp với việc nó được trang bị trên phương tiện nào (trên xe thiết giáp, trên tầu thuyền hoặc máy bay), với nhiệm vụ của nó đảm nhiệm. Tổ hợp tên lửa "Cơn lốc-K" nếu được trang bị trên các tầu thuyền thì phương án trang bị bao gồm:
-Tên lửa điều khiển  đa nhiệm " Cơn lốc-K".
-Hệ thống điều khiển hỏa lực SUO (система управления огнем).
- Pháo AK-306 hoặc AK-630.
-Thiết bị quan sát tìm kiếm mục tiêu.
-Thiết bị phóng với 2 cơ chế.

Cấu trúc của tổ hợp tên lửa "Cơn lốc-K" trang bị trên tầu thuyền:
- Hệ thống tự động điều khiển 24/24 ,
-Bộ cảm ứng, xử lý thông tin điều khiển bắn.
-Tổ hợp pháo-Tên lửa phòng không ZRAK (ЗРАК-зенитный ракетно-артиллерийский комплекс) gồm 4 tên lửa có điều khiển "Cơn lốc-K" kết hợp với pháo AK-306 hoặc AK 630.
-Tổ hợp lắp ráp điện tử với kính ngắm ngày-đêm được bố trí trên mặt boong, đầu mũi tầu , cung cấp 1 loạt góc độ, tìm kiếm theo dõi mục tiêu.Tổ hợp được gắn camera phát hiện, theo dõi mục tiêu từ xa, quả lý kiểm soát vùng thống kê.




4 tên lửa có điều khiển "Cơn lốc-K" kết hợp với pháo AK-306 hoặc AK 630.

.



Tên lửa " Cơn Lốc-K" gắn trên trục thăng K-50.





Còn tiếp.
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Sáu, 2010, 04:19:43 pm gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #46 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2010, 05:44:01 pm »

Tiếp theo: TỔ HỢP TÊN LỬA  ĐẶT TRÊN TẦU «Cơn lốc-К»: Корабельный комплекс «Вихрь-К».




Hệ thống điều khiển hỏa lực SUO (система управления огнем) được tạo lên bởi hệ thống đa chức năng được trang bị trên tầu, máy bay, trên các xe tăng thiết giáp. Hệ thống điều khiển hỏa lực SUO( điều khiển bắn) bao gồm : Màn hình Camera theo dõi mục tiêu, hệ thống máy tính điện tử hoạt động 24/24, máy đo khoảng cách và hệ thống dẫn đường Lazer.Hệ thống điều khiển hỏa lực SUO ( Điều khiển bắn) được sử dụng để phóng tên lửa với tầm  bắn -4o đến +30o , góc bắn 180o.

 Tổ hợp tên lửa "Cơn lốc-K" với biến thể là tổ hợp tên lửa "Cơn lốc-M".

Tên lửa siêu thanh, đa mục tiêu , có điều khiển được sử dụng trong tổ hợp tên lửa "Cơn lốc-K" là tên lửa 9A4172 sử dụng nhiên liệu rắn, 2 cấp độ. Hệ thống điều khiển dẫn bắn cho tên lửa sử dụng cấu hình khí động học " Con vịt" có cánh gấp. Điều khiển tên lửa, tiêu diệt mục tiêu với độ chính sác cao còn có sự hỗ chợ của hệ thống tự động theo dõi mục tiêu và các trùm tia lazer chống nhiễu. Để phá hủy mục tiêu, tên lửa  9A4172 được lắp đầu đạn nổ phân mảnh có khả năng xuyên giáp tới 1000mm phá hủy mục tiêu tạo lỗ thủng với bán kính 2,5-3m. Tốc độ tên lửa đạt 610m/s. Trong khoảng cách 4km tên lửa  bay tới mục tiêu hết 9s cùng 1 cự li này tên lửa cùng loại  của Mỹ là AGM-114K "Hellfire" phải cần 15s.

 Tổ hợp Tên lửa "Cơn lốc-K" có niên hạn bảo quản tốt 10 năm không cần bảo dưỡng.

Cơ cấu của pháo AK- 630M hay AK-306:

Tổ hợp tên lửa-Pháo "Cơn lốc-K" gồm 4 tên lửa 9A4172 với pháo phòng không tự động AK- 630M hay AK-306  , 6 nòng có đường kính nòng 30mm là GSH-6 zol(AO-18)-ГШ-6-ЗОЛ (АО-18Л).
Pháo phòng không tự động AK- 630M hay AK-306 được thiết kế để tiêu diệt mục tiêu không bọc thép hoặc bọc thép mỏng. Tổng khối lượng với cơ số đạn chiến đấu của AK-630M là 3000kg. Pháo  AK- 630M có thể bắn lần lượt 400 mục tiêu với tốc độ bắn 5000v/ phút. Pháo AK-306 nhẹ hơn(AK-630M) chỉ nặng 1000kg ,cơ số đạn chỉ có 500 viên.


Thông số kỹ thuật:

-Đơn vị phát triển: Phòng thiết kế khí cụ , thành phố TuLa.
-Tầm bắn tên lửa: 0,7-10km.
-Sác xuất tiêu diệt mục tiêu của 1 tên lửa: 0,75-0,9.
-Thời gian chuẩn bị phóng tên lửa cần : 8-15s.
-Thời gian bay của tên lửa tới mục tiêu:
a/ Cự li 10km: 28s.
b/ Cự li 8km: 23s.
c/Cự li 6km:14s.
d/Cự li 4km: 9s.
-Trọng lượng tên lửa với vỏ ống phóng : 59kg.
-Trọng lượng đầu đạn:8-12kg.


-Cơ số đạn của pháo AK-306/AK630M: 500/3000v.
-Đường kính nòng: 30mm.
-Tầm bắn :4km.




Hệ thống điều khiển bắn của tổ hợp tên lửa "Cơn lốc-K".



Tổ hợp tên lửa-pháo "Cơn lốc-K" trang bị trên tầu tuần tra.



Tên lửa 9A4172 "Cơn lốc" với ống phóng.





« Sửa lần cuối: 25 Tháng Sáu, 2010, 06:13:07 pm gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #47 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2010, 04:35:15 pm »

TỔ HỢP TÊN LỬA CHỐNG HẠM BỜ BIỂN 4К51 «Giới hạn» 1987: Береговой противокорабельный комплекс 4К51 «Рубеж» 1987.



Cuối những năm 60 của thế kỷ trước trang bị trong lực lượng hải quân Liên Xô Tên lửa- Pháo bờ biển không nhiều. Hệ thống tên lửa có khả năng cơ động là tổ hợp tên lửa "Redut", đây là tên lửa tầm xa, hạng nặng với 1 đầu đạn có sức công phá lớn. Tên lửa "Redut" với bệ phóng đơn bố trí 1 tên lửa. Để nâng cao khả năng phòng thủ bờ biển , lực lượng Hải quân Xô Viết cần trang bị những tên lửa có tính cơ động cao, không cồng kềnh , tầm bắn không cần quá lớn và điều đặc biệt là tên lửa thế hệ mới cần đáp ứng các tiêu trí : Có tốc độ siêu thanh, với hệ thống dẫn đường tìm diệt mục tiêu, có khả năng mang đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân.

 Tên lửa "Giới hạn" được phát triển tại phòng thiết kế chế tạo động cơ " Cầu vồng" (МКБ-моторостроительное конструкторское бюро «Радуга»)  vào những năm 70 của thế kỷ trước. Tên lửa được lựa trọn cho tổ hợp "Giới hạn" là P-15M " Termit" (П-15М «Термит» ).Đây là tên lửa được phát triển từ tên lửa P-15 (П-15). Bệ phóng của tổ hợp tên lửa "Giới hạn" không cồng kềnh như tên lửa "Redut" trước đó. Tổ hợp tên lửa "Giới hạn" gồn 2 tên lửa đựng trong 1 container KT-161, cabin điều khiển và rada dẫn đường "Garpun"- «Гарпун» . Tổ hợp tên lửa "Giới hạn" được lắp trên khung gầm xe МАЗ-543.
 
 Lãnh đạo phòng thiết kế chế tạo động cơ " Cầu vồng " là А.М. Крылов, Ю.А. Афанасьев, В.Н. Баранников. В . Các cộng sự : В.И. Утробин, В.М. Егоров, Б.И. Комиссаров, П.А. Лось, М.В. Грязнов và nhiều người khác.

 Tổ hợp tên lửa " Giới hạn" với tên lửa cải tiến "Termit-P" , được cải tiến nâng cấp từ tên lửa "Termit" P-15U nhưng có tầm bắn xa hơn. Đây là tên lửa được tiếp nhận và trang bị cho Hải quân Liên Xô 22/10/1978. Giữa những năm 80 của thế kỷ trước tên lửa được nâng cấp lần đầu với thiết bị phóng 3P-51M(3П51М -СПУ стартовая пусковая установка). Tổ hợp được lắp trên khung gầm xe МАЗ-543М.

 Tổ hợp tên lửa " Giới hạn" được xuất khẩu rộng rãi cho nhiều nước như: Ukraina, Nam tư, Bulgari, Croatia , Cu ba , Syri , Libia , Yemen , Rumani.

 Tổ hợp tên lửa " Giới hạn" được gọi dưới ký hiệu : 4K51

Thành phần của tổ hợp tên lửa "Giới hạn":


- Thiết bị phóng tự hành 3P51.
-Tên lửa P-15M(P-21/P-22).
- Xe МАЗ-543М.
Tổ hợp tên lửa " Giới hạn" có thể được trang bị thêm 1 Rada giám sát tầm xa, rada 40V6 được lắp trên 1 tháp cao , đây là ra đa được trang bị trong tổ hợp tên lửa phòng không S-300P ( OT ЗРС-зенитная ракетная система С-300П).

Tên lửa P-15M(P-21/P-22) "Termit" là tên lửa có cánh gấp ( Cánh sẽ bật ra sau khi tên lửa được phóng đi). Cánh của tên lửa không dài, đuôi tên lửa hình chữ Y với bánh lái ở phần đuôi không gấp lại. Động cơ của tên lửa là động cơ hành trình-Động cơ 2 chế độ sử dụng nhiên liệu lỏng. Thiết bị phóng tên lửa gắn với phần đuôi tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn (РДТТ- ракетный двигатель твердого топлива ). Tên lửa có hệ thống điều khiển quán tính làm việc theo hành trình bay của tên lửa với 2 phương án hoạt động:
1/ Đầu tự dẫn hồng ngoại thụ động  (Инфракрасная головка самонаведения - ИК ГСН) h 2/Đầu tự dẫn radar chủ động (Активная радиолокационная головка самонаведения - АРЛ ГСН).

 tên lửa có thể mang đầu đạn thông thường nặng 513kg hoặc đầu đạn hạt nhân 15KT.




Quả tên lửa P-15M.



Tổ hợp tên lửa "Giới hạn" đặt trên khung gầm xe МАЗ-543М





Còn tiếp
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Sáu, 2010, 08:47:50 pm gửi bởi longtrec » Logged
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #48 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2010, 05:07:37 pm »

Tính năng kỹ/chiến thuật của tên lửa chống hạm thể hiện ở đường bay của nó phải là:
1. phóng tên lửa: lên cao để đảm bảo trạng thái cân bằng động giai đoạn ban đầu
2. hành trình: hạ thấp bay sát mặt biển để chống ra đa điều khiển màn đạn bắn ra từ súng thường có tốc độ phát/phút cao
3. tiếp cận mục tiêu: lấy độ cao, chúc xuống, bật ra đa xác định mục tiêu, chỉnh đường đạn
4. đánh trúng mục tiêu ở dưới ngấn nước để đánh chìm mục tiêu.
Đánh trúng mục tiêu mà trên ngấn nước coi như không đạt yêu cầu với tên lửa chống hạm. Đánh như thế chỉ ngang với pháo, tiêu hao sinh lực chứ chưa "một đòn chết hẳn".
Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #49 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2010, 05:13:22 pm »

Tính năng kỹ/chiến thuật của tên lửa chống hạm thể hiện ở đường bay của nó phải là:
1. phóng tên lửa: lên cao để đảm bảo trạng thái cân bằng động giai đoạn ban đầu
2. hành trình: hạ thấp bay sát mặt biển để chống ra đa điều khiển màn đạn bắn ra từ súng thường có tốc độ phát/phút cao
3. tiếp cận mục tiêu: lấy độ cao, chúc xuống, bật ra đa xác định mục tiêu, chỉnh đường đạn
4. đánh trúng mục tiêu ở dưới ngấn nước để đánh chìm mục tiêu.
Đánh trúng mục tiêu mà trên ngấn nước coi như không đạt yêu cầu với tên lửa chống hạm. Đánh như thế chỉ ngang với pháo, tiêu hao sinh lực chứ chưa "một đòn chết hẳn".


Cảm ơn bác Vitinh@ đã cung cấp những thông tin bổ ích này, em là dân không "Trong ngành" chỉ biết dịch thôi. Em nói thật với bác nhiều khi em dịch bài mà mặt cứ đần ra vì không hiểu được các nguyên lý hoạt động của tên lửa.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM