Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:00:34 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tên lửa Nga - Sức mạnh vượt trội trên chiến trường.  (Đọc 362834 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #10 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2010, 05:53:17 am »

Anh Longtrec bất ngờ ngược với tôi khi biết Yakhont làm chung với Ấn Độ. Ở VN có thông tin về Brahmos là sản phẩm Nga-Ấn ngay từ đầu nhưng tôi không quan tâm tìm hiểu việc Nga cũng trang bị và tên Nga của nó là gì, nên giờ mới biết.

Theo http://en.wikipedia.org/wiki/BrahMos tóm tắt quan hệ Nga-Ấn ở tên lửa này như sau:
BrahMos là tên lửa hành trình siêu thanh phóng được từ tầu ngầm, tầu nổi, máy bay hoặc mặt đất. Nó là sản phẩm liên doanh giữa Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng của Ấn Độ và NPO Mashinostroeyenia của Nga là các bên đã cùng lập nên Công ty THNN Không gian BrahMos.
BrahMos là ghép tên hai con sông đại diện cho hai quốc gia, Brahmaputra của Ấn Độ và Moskva của Nga.
Mặc dù Ấn Độ muốn BrahMos dựa trên tên lửa hành trình tầm trung mang tên P-700 Granit, nhưng Nga phải chọn loại tên lửa tầm ngắn hơn P-800 Oniks để phù hợp với hạn chế MTCR mà Nga tham gia ký kết. Phần động cơ đẩy dựa trên tên lửa của Nga và phần dẫn được phát triển bởi Công ty BrahMos.

Như vậy rất có thể tên lửa Nga vẫn hoàn toàn là của Nga, còn BrahMos thì "phần cứng" của Nga, "phần mềm" của Ấn và chỉ dùng cho Ấn Độ? Hình thức chúng giống nhau thôi.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Sáu, 2010, 10:00:47 am gửi bởi vitính » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #11 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2010, 09:18:27 pm »

TÊN LỬA HÀNH TRÌNH CHỐNG HẠM P-700 "GRANIT".

Tổ hợp tên lửa hành trình tầm xa chống hạm P-700 " Granit" được thiết kế để trang bị trên tầu nổi, tầu ngầm với nhiệm vụ tiêu diệt 1 hoặc nhóm tầu nổi của đối phương (khối NATO). Tổ hợp tên lửa tầm xa chống hạm P-700 "Granit" được phát triển bởi Viện khoa học-Thiết kế cùng nhà máy cơ khí chế tạo dưới sự lãnh đạo của giám đốc thiết kế Vladimir Chenomei. Tổ hợp tên lửa chống hạm P-700 với tên lửa 3M-45 mà phương Tây gọi là " SS-N-19" ShipWreck.
 
 Đề án tên lửa chống hạm tầm xa P-700 "Granit" được tiến hành từ đầu những năm 1969. Năm 1979 đã có cuộc thử nghiệm quốc gia với tổ hợp tên lửa P-700 "Granit". Cuộc thử nghiệm ban đầu được tiến hành trên giá phóng đặt trên bờ, sau đó là giá phóng trên mũi tuần dương hạm "KIPOV"  và cuối cùng là trên tầu ngầm. Các cuộc thử nghiệm tổ hợp tên lửa P-700 kết thúc vào năm 1983. Ngày 12/3/1983 theo quyết định của chính phủ Liên Xô, tổ hợp tên lửa hành trình tầm xa chống hạm P-700 " Granit" được tiếp nhận và đưa vào trang bị cho lực lượng Hải quân Xô Viết.
 
 Trong quá trình tạo ra tổ hợp tên lửa P-700 có sự hợp tác rất lớn giữa các cơ quan (Đã có gần 20 viện nghiên cứu- thực nghiệm, cùng nhiều tập thể cán bộ khoa học, viện sỹ viện hàn lâm, nhà thiết kế cùng hợp tác thực hiện đề án). Giải pháp thiết kế tổ hợp tên lửa P-700 "Granit" trang bị cho tầu nổi, tầu ngầm được đánh giá cao do tính tác chiến hiệu quả, giá thành và thời gian thực hiện khả thi. Trên cơ sở phân tích đòi hỏi của tổ hợp tên lửa hành trình tầm xa, tên lửa 3M-45 được đánh giá là có khả năng giải quyết mọi nhiệm vụ tác chiến trên biển.
 
 Tổ hợp tên lửa hành trình tầm xa chống hạm P-700 "Granit" được phát triển để tấn công các tầu nổi của đối phương từ cự li rất lớn. Vấn đề nổi lên là quản lý cơ sở dữ liệu mục tiêu và xử lý dữ liệu thế nào. Với qui mô toàn cầu, nhiệm vụ của tên lửa chỉ có thể thực hiện trong trường hợp có sự giúp đỡ của các thiết bị vệ tinh. Cơ sở lý luận để xây dựng hệ thống vệ tinh không gian:Tham số, quĩ đạo , vị trí giữa các vệ tinh tương hỗ trong quĩ đạo  ...vv, được viện sỹ M.V keldysha trực tiếp giải quyết. Hệ thống bao gồm các vệ tinh địa tĩnh và vệ tinh tình báo. Thông tin về mục tiêu vệ tinh phát hiện được truyền trực tiếp cho radar gắn trên tên lửa hoặc trạm chỉ huy mặt đất.
 
 Vấn đề thứ 2 là lựa chọn hệ thống điều khiển cho tổ hợp tên lửa chống hạm. Trên cơ sở dùng 3 hệ thống máy tính công suất mạnh, sử dụng nhiều kênh thông tin giúp cho việc sử lý mục tiêu dẫn bắn cho tên lửa 1 cách chính xác trong điều kiện có nhiễu động phức tạp. Hệ thống điều khiển cho tổ hợp tên lửa phải xác định chính xác được mục tiêu cần diệt trong mọi nền nhiễu động, đó là yêu cầu tiên quyết. Việc tạo ra hệ thống điều khiển tổ hợp tên lửa P-700 "Granit" do các nhà bác học, thiết kế thuộc viện nghiên cứu TW. Lãnh đạo viện là anh hùng lao động, Viện sỹ viện hàn lâm người được thưởng huân chương  Lenin .
 
 Tên lửa 3M-45(P-700) có quỹ đạo bay thích hợp, tùy thuộc vào địa hình mà nó tác chiến như trên biển, trên không vv... Tốc độ tối đa của tên lửa tương ứng M=2,5 (tầm cao) và M=1,5 ( tầm thấp). Tổ hợp tên lửa được hỗ trợ bắn 1 quả hoặc bắn loạt cho toàn bộ cơ số tên lửa tham gia tác chiến. Với sự phân bổ vị trí tên lửa trong không gian hợp lý cho phép thực hiện tấn công 1 tầu đối phương trên nguyên tắc " 1 tên lửa-1 tầu" hoặc " 1 loạt tên lửa với 1 nhóm tầu".
 
 Trong hành trình phóng loạt tên lửa 3M-45(P-700), 1 tên lửa thực hiện vai trò như 1 "trinh sát" bay ở quỹ đạo cao tối đa hóa nắm bắt mục tiêu. Trong khi đó 1 tên lửa khác bay ở quỹ đạo thấp. trong quá trình bay 2 tên lửa sẽ tự động trao đổi thông tin về mục tiêu. Trong trường hợp tên lửa "Trinh sát" bị tên lửa đánh chặn đối phương bắn hạ, tên lửa kia lập tức tự động cập nhật thông tin và tiếp nhận chức năng của tên lửa kia.




Quả tên lửa 3M-45 ( P-700)


Tổ hợp tên lửa P-700 " Granit" đặt trên tầu nổi.



Tên lửa 3M-45 (P-700) được phóng ra từ tầu ngầm nguyên tử đề án 949.




Còn tiếp
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Sáu, 2010, 12:49:16 am gửi bởi longtrec » Logged
tientt82
Thành viên
*
Bài viết: 290


30/4 | 7/5 | 9/5


« Trả lời #12 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2010, 02:35:22 pm »

Tổ hợp tên lửa có điều khiển trang bị trên xe tăng 9К119 (9К119М) «Phản xạ» 1985: Комплекс управляемого танкового вооружения 9К119 (9К119М) «Рефлекс» 1985.
=============
Bài viết sử dụng tư liệu; hình ảnh từ các trang btvt.narod.ru ;rbase.new-factoria.ru ; wikipedia Nga
Rất cảm ơn anh Long ; bác dongadoan đã tham gia góp ý cho bài viết  Grin
=============
Tổ hợp vũ khí có diều khiển 9К119«Рефлекс» 9K119 "Reflex" được thiết kế để bắn hiệu quả từ pháo chính của xe tăng tên lửa có điều khiển để tiêu diệt xe tăng (kể cả có trang bị giáp phản ứng nổ) và xe bọc thép đối phương ; cũng như các mục tiêu nhỏ (như công sự …) khi đang đứng yên hoặc di chuyển với vận tốc 70km/h ở khoảng cách 5000m ; các mục tiêu bay có độ cao và vận tốc thấp ; hoặc các mục tiêu nổi nhỏ ; di động chậm trên mặt nước

Xe T-90s ; 1 trong những loại xe tăng của Nga được trang bị tổ hợp 9K119


Tổ hợp được thiết kế bởi viện thiết kế Tula ; được thử nghiệm thành công vào năm 1985 sau đó nó được chấp nhận đưa vào trang bị .Các phiên bản hiện đại hóa của nó 9K119M “Invar” được chấp nhận vào năm 1992 ; còn 9K119M1 “InvarM” là vào khoảng nửa sau những năm 90

Dựa vào kinh nghiệm thu được về kĩ thuật tên lửa và thiết kế mạch trong 1 thập kỉ ; từ khi bắt đầu phát triển “Кобре” (Cobra) ; những nhà thiết kế của viện Tula đã làm giảm đáng kể khối lượng và kích thước của loại tên lửa mới ; đưa nó lọt vào trong loại đạn nổ mảnh qui ước 3VOF26 cho pháo 125 mm. Bây giờ ; người ta không cần chia tên lửa làm 2 khối nữa ; và kéo theo ; tránh được các vấn đề phiền toái gây ra do chúng tự nối vào nhau.Tổ hợp mới này có thể được sử dụng trên các xe tăng thế hệ thứ 4 ; bất kể việc chúng sử dụng hệ thống nạp đạn tự động

Việc hiện đại hóa tổ hợp 9K119 gần như đồng thời với việc tổ hợp này được đưa vào trang bị.Kết quả là tổ hợp có tên lửa gắn đầu đạn xuyên lõm tandem mới.Các nhà thiết kế rất thành công ; khả năng chiến đấu của tổ hợp tăng lên nhưng không có sự thay đổi nào về khối lượng và thể tích bằng việc sử dụng đạn ZUBK20 thay vì ZUBK14 trước đây.Tổ hợp được nâng cấp này chính là 9K119M.

Hiện nay ; nó là trang bị tiêu chuẩn trên các xe tăng T-80U T-80UD, T-84, T-72AG, T-90 .Nó hiện cũng đang được chào bán xuất khẩu .

Việc trang bị các tổ hợp Reflex-M dùng đạn Invar và Invar-M trên các xe tăng chủ lực đã cải thiện rất nhiều khả năng hỏa lực của xe ; đó là khai hỏa ngoài tầm bắn của xe đối phương (5000m) .Người ta đã thử mô phỏng các cuộc đấu tăng giữa t-90 và xe m1-a1 của Mĩ ; với bất kì chiến thuật nào ; khi cự ly của 2 bên rút xuống từ 5000 xuống 2000-2500m ; T-90 diệt 50 đến 60% lực lượng đối phương .

Xem video trên youtube cảnh bắn tên lửa 9K119M/9M119M Refleks-M

Ở phương tây ; nó có tên mã  AT-11 "Sniper" (9K119M - AT-11 "Sniper-B").

Cấu trúc

Tổ hợp vũ khí có điều khiển 9К119 gồm

Tên lửa có điều khiển 9M119 ; đạn ZUBK14

Khối thông tin 9S516 ;  Thiết bị ngắm-đo xa-dẫn bắn 1A45T "Irtysh"

Khối tự động 9S517;

Bộ biến áp 9S831;

Các phụ tùng ; phụ kiện kiểm tra khác


Ảnh:từ trên xuống dưới ; tên lửa 9M119 ; thiết bị phóng 9Kh949 ; đạn ZUBK14  Huh của tổ hợp Reflex


Ảnh :Thiết bị ngắm-đo xa-dẫn bắn 1A45T "Irtysh"



Việc bảo trì ; kiểm tra khối thông tin 9S516 và bộ biến áp 9S831 được thực hiện bởi thiết bị 9V940M ; 9V929 . Khối thông tin 9S516 được đảm bảo bằng bộ thiết bị 9V982.Tất cả các thiết bị kiểm tra đều nằm trong 1 máy kiểm tra chung.Riêng các đạn  ZUBK20 ; ZUBK20M của các tổ hợp 9K119M không cần kiểm tra ; bảo trì trong khi cất trong kho ; hoặc  khi sử dụng.

Các viên đạn chứa tên lửa được thiết kế để bắn từ pháo nòng trơn 2A46M ; khi đứng yên ; dừng ngắn ; hoặc vận động với vận tốc khoảng 30km/h; bất kể ngày đêm.Riêng viên đạn ZUBK14 (ZUBK20 với 9M119M) khi bắn sẽ được chia làm 2 phần tên lửa 9M119 và thiết bị phóng 9Kh949 ; kích thước phụ thuộc vào vỏ đạn với liều phóng của đạn thường. Các hạn chế về quá tải không cho phép người ta nhồi thuốc phóng vào thiết bị phóng ; 1 phần lớn chiều dài của nó là 1 lò xo nạp gắn với 1 khay .Sự có mặt của 1 phần thể tích rỗng ảnh hưởng rất lớn đến thuật phóng trong ; khi tên lửa rời nòng súng ; làm giảm giá trị quá tải cực đại.

Tên lửa 9M119 sử dụng sơ đồ khí động học kiểu con vịt ; sử dụng cánh lái mũi và các cánh phá ổn định ở sát phần đầu.(cánh phá ổn định khắc phục tình trạng tên lửa chấp hành lệnh điều khiển chậm)

Ảnh cấu tạo của tên lửa 9M119 : 1- cánh phá ổn định 2-Cánh lái mũi 3-Bộ truyền động cánh lái  4-Động cơ đẩy nhiên liệu rắn 5-Đầu đạn xuyên lõm (HEAT) 6-Cánh đuôi 7-Bộ thu bức xạ laze

Động cơ nhiên liệu rắn ở vị trí chính giữa ; phía trước nó là 2 vòi phun xiên (đi kèm với nó là một mức nhiễu chấp nhận được của laze với bộ thu bức xạ )  đảm bảo thay đổi áp suất vùng trung tâm là nhỏ nhất ; theo đó ; giữ cho các đặc tính khí động học của tên lửa gần như không đổi trong quá trình đốt nhiên liệu .Khi nổ ; luồng xuyên (của đầu đạn) đi theo trục của ống động cơ nhiên liệu rắn ; đảm bảo cho cáp điện kết nối các thiết bị phía trước với các phần tử lái ở đuôi và thiết bị thu bức xạ laze .

4 cánh điều khiển đuôi có hình ngũ giác ; chúng hơi cong theo chiều kim đồng hồ ; nếu nhìn từ mũi xuống đuôi tên lửa

Hệ thống dẫn bắn cho tên lửa là bán tự động ; sử dụng bức xạ laze.Chùm laze sẽ chiếu thẳng vào mục tiêu sẽ được thu vào bộ thu bức xạ laze trên tên lửa vốn được bố trí đối diện với mục tiêu ; đảm bảo khả năng kháng nhiễu rất cao cho tổ hợp

Bảng đặc tính kĩ thuật
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Sáu, 2010, 03:29:39 pm gửi bởi tientt82 » Logged

Chúng ta sẽ không lùi ; vì đằng sau là Mátxcơva ...
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #13 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2010, 11:41:06 pm »

 Tiếp theo bài (TÊN LỬA HÀNH TRÌNH CHỐNG HẠM P-700 "GRANIT")

Tên lửa 3M-45(P-700) có khả năng tự phân bổ, phân loại mục tiêu, xác định mục tiêu quan trọng nhất để lựa chọn chiến thuật tấn công và thực hiện lệnh mà nó đã nhận. Để loại bỏ những thiếu sót khi tên lửa đã được phóng đi, trong hệ thống máy tính quản lý (Máy chủ) đã cập nhật những số liệu các chủng loại tầu hiện có trên thế giới. Ngoài ra trong máy tính kỹ thuật số (БЦВМ-бортовая цифровая вычислительная машина ) còn cài đặt các nhiệm vụ chiến thuật thông tin, ví dụ như : Phân loại tầu, cho phép tên lửa tấn công mục tiêu nào trước tiên, và mục tiêu nào kế tiếp, tầu sân bay, tầu vận tải hay nhóm đổ bộ.
 
 Trong máy tính kỹ thuật số (БЦВМ) còn cài đặt chương trình để chống lại các phương tiện chiến tranh điện tử của đối phương, đặc biệt là các biện pháp gây nhiễu-Đánh lừa làm cho tên lửa đi chệch mục tiêu.
 
 3M-45(P-700) có động cơ  phản lực turbo KR-93 ( Động cơ được phát triển  bởi phòng thiết kế (КБ-конструкторское бюро) nhà máy chế tạo động cơ thuộc thành phố UFA dưới sự lãnh đạo của giám đốc thiết kế  Sergei Gavrilov). Với mẫu động cơ cho tên lửa 3M-45(P-700) cải tiến có tốc độ siêu thanh sử dụng động cơ 4D04 (Đạt tốc độ 4M). Đây là động cơ được phát triển bởi phòng thiết kế thực nghiệm 670 (OKБ 670-опытно-конструкторское бюро). Với động cơ cho tên lửa 3M-45(P-700) trang bị trên tầu ngầm được sử dụng nguyên liệu rắn, động cơ gia tốc được gắn ở phần đuôi tên lửa.

 Trong cuộc thử nghiệm hệ thống tên lửa P-700 "Granit" trên tầu ngầm nguyên tử thuộc đề án 949A các ý kiến của các chuyên gia hàng đầu về tên lửa chống hạm  đều khẳng định: Trên thế giới chưa có 1 loại tên lửa đánh chặn nào có khả năng bắn hạ tên lửa SM-233  với động cơ 4D04 phóng đi từ tầu ngầm hạt nhân(Có tốc độ 4M).
 
 Tổ hợp tên lửa chống hạm P-700 "Granit" được trang bị cho 12 tầu ngầm nguyên tử đề án 949A loại "Antey" mỗi tầu 24 tên lửa. Tổ hợp tên lửa chống hạm P-700 "Granit" mang đầu đạn hạt nhân theo đề án 1144 được trang bị trên 4 tuần dương hạm ví dụ như tuần dương hạm "Peter Đại đế" trang bị 20 tên lửa SM-233( phiên bản cải tiến để mang đầu đạn hạt nhân) có góc bắn (Góc tầm) 60o. Ngoài ra tổ hợp tên lửa "Granit" còn trang bị(12 tên lửa) trên tầu sân bay hạng nặng "Kuznetsov" theo đề án 1143,5.






Phóng tên lửa chống hạm từ tổ hợp "Granit" từ tầu sân bay hạng nặng " Đô đốc Kuznetsov".


Thông số kỹ thuật:

-Tầm bắn : 600km.
-Tốc độ bay : 2,5M.
-Chiều dài tên lửa : 19,5m.
-Đường kính tên lửa chỗ lớn nhất: 0,88m.
-Sải cánh : 2,6m.
-Trọng lượng tên lửa trước lúc phóng : 7000kg.
-Đầu đạn hạt nhân tên lửa có thể mang: 500KT.


« Sửa lần cuối: 14 Tháng Sáu, 2010, 08:56:11 am gửi bởi OldBuff » Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #14 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2010, 02:12:00 pm »

Một số hình ảnh P700 trên tàu ngầm Dự án 949 / 949A ("Granit" / "Antey") - tên theo NATO: Oscar.

Nguồn: www.militaryphotos.net













Logged
tientt82
Thành viên
*
Bài viết: 290


30/4 | 7/5 | 9/5


« Trả lời #15 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2010, 11:37:33 pm »

  Tổ hợp tên lửa chống tăng 9К121 «Cơn lốc» 1992: Противотанковый комплекс 9К121 «Вихрь» 1992.
===========
Bài viết sử dụng tư liêu từ trang rbase.new-factoria.ru ; btvt.narod.ru ; wikipedia Nga
Trong bài viết có thể còn sạn ; mong mọi người góp ý để bài được hoàn chỉnh hơn  Grin
===========

Ảnh : từ trên xuống dưới tên lửa 9A4172 trong ống phóng ; tên lửa 9A4172 với đầu đạn xuyên lõm-nổ mảnh

Tổ hợp tên lửa chống tăng đặt trên máy bay 9К121 «Вихрь» (9K121 Vikhr) được thiết kế để  tiêu điệt các loại xe tăng ; xe thiết giáp (kể cả chúng được trang bị giáp phản ứng nổ) ; các mục tiêu bay tầm thấp với tốc độ lên đến 800 km/h

Việc thiết kế tổ hợp được bắt đầu từ năm 1980; do Viện thiết kế công cụ (tổ chức thiết kế Точность )dưới sự chỉ đạo của giám đốc thiết kế A. Shipunov .Nó được ra mắt vào năm 1992.

Vào năm 2000 ; nó được trang bị cho máy bay tấn công chống tăng Su-25T (Su-25TM, Su-39, 16 quả chia đều cho 2 thiết bị phóng APU-8 ) ; hoặc trực thăng tấn công Ka-50 “cá mập đen” (12 quả treo trên 2 thiết bị phóng APU-6)


Ảnh :Ka-50 trang bị tổ hợp Vikhr


Ảnh :Su-25T trang bị tổ hợp Vikhr


Chính vì giá treo ngoài này ; người ta đã xác định phải giới hạn đường kính thân của tên lửa .Bởi vậy nên tên lửa có độ dài kỷ lục.Điều này góp phần làm giảm lực cản khí động ; và như vậy ; đảm bảo các tính năng kĩ thuật yêu cầu về tốc độ cũng như tầm xa của tên lửa

Năm 1992 ; tại triển lãm Farnborough ; lần đầu tiên ra mắt phiên bản cải tiến Vikhr-M.Nhằm mở rộng phạm vi sử dụng tổ hợp ; người ta tiếp tục hiện đại hóa tổ hợp ; nhằm đưa nó lên xe chiến đấu bộ binh bmp-3 ; hoặc thậm chí cả xe jeep.Hiện nay ; người ta đang đưa nó trang bị cho cả trực thăng Ka-52 ; Mi-28N ; các thiết bị đi kèm đảm bảo cho tổ hợp hoạt động mọi điều kiện thời tiết ; ngày và đêm ; đồng thời đồng bộ hóa tổ hợp với các tên lửa mới phát triển vào những năm 90 như 9M227 ; 9M227O- 1 sử dụng laze dẫn đường ; hoặc các tên lửa sử dụng nguyên lý “ngắm-bắn” như 9M227M1, 9M227F, 9M227O-2 dùng hồng ngoại dẫn bắn; hoặc tên lửa “bắn-quên” như 9M227M2 dùng radar thụ động .Các loại tên lửa mới này sẽ có tầm xa khoảng 12-14 km ; vận tốc sẽ cao hơn chút ít

Ngoài ra cũng có 1 phiên bản tổ hợp đặt trên tàu Vikhr-K ; gồm 1 pháo 30mm AK-306 ; 4 tên lửa chống tăng có điều khiển Vikhr với tầm bắn lên đến 10km . Vikhr-K thường được trang bị trên các tàu tuần tra .

Ở phương tây ; tổ hợp Vikhr có tên mã AT-16 Scallion.

Cấu tạo

Tên lửa siêu âm dẫn bắn bằng laze 9A4172

Hệ thống giám sát-dẫn bắn ngày/đêm I -251 Shkval

Thiết bị phóng đặt trên máy bay APU-8 hoặc APU-6


Ảnh minh họa tên lửa 9A4172

Tổ hợp cho phép bắn đơn hoặc bắn loạt 2 tên lửa .Với vận tốc siêu âm của tên lửa (610m/s) trực thăng sẽ ít nguy hiểm hơn khi tấn công và cho phép tiêu diệt nhiều mục tiêu một lúc.Tên lửa bay hết tầm xa (4km) khoảng 9s.Để so sánh ; ta lấy ví dụ tên lửa chống tăng phóng từ trực thăng mạnh nhất của Mĩ AGM-114K có vận tốc cận âm ; bay hết quãng đường tương tự trong 15s.

Tên lửa có sơ đồ khí động học kiểu “con vịt”; với các cánh hình cung có thể gập lại được.Khi bay ; tên lửa tự quay theo trục của nó.Phần đầu tên lửa có đầu đạn tandem HEAT ;bộ truyền động cánh lái khí động kiểu đóng ; cửa đón gió trước ; 4 cánh lái mũi (được bật ra khỏi các hốc chứa khi tên lửa được phóng). Cũng tại phần đầu tên lửa là ngòi nổ cận đích để tăng tính hiệu quả của tên lửa với các mục tiêu bay.Phía sau nữa là đầu đạn nổ mảnh tập trung .Tiếp nữa là buồng chứa nhiên liệu của động cơ đẩy chính ; động cơ đẩy với 2 vòi phun chéo ; thiết bị điều khiển và bộ thu bức xạ laze.

Khi ở trong ống phóng ; thân tên lửa được khớp rất khít ; 4 cánh lái hình lục giác dược mở bằng cơ cấu cơ khí hình chữ X ; nhìn từ phía đầu tên lửa chúng cong theo chiều kim đồng hồ

Tên lửa được dẫn bắn bằng hệ thống giám sát-dẫn bắn tự động ngày đêm .Khi đến gần vùng có mục tiêu ; phối hợp với việc định vị mục tiêu từ máy tính điện tử tốc độ cao trên trực thăng; ở khoảng cách 12 km ; chế độ quét TV tự động được bật để quét vùng.Khi phát hiện ảnh mục tiêu trên màn hình ; phi công hướng trực thăng về phía đó ; “đóng khung” mục tiêu trong thiết bị giám sát-dẫn bắn ; và nhấn nút theo dõi mục tiêu tự động.Thiết bị giám sát-dẫn bắn sẽ chuyển sang chế độ theo dõi mục tiêu tự động ; và khi trực thăng vào vùng tác chiến hiệu quả của tên lửa ; sẽ tự động phóng tên lửa.Nếu mục tiêu bị che khuất ; thiết bị giám sát mất mục tiêu ; phi công phải lấy lại mục tiêu từ đầu.Khi phóng ; trực thăng được cơ động +-35 độ góc ngang và +5  đến -80 độ góc lên/xuống.

Tên lửa phóng ra khỏi ống phóng bằng 1 liều phóng phụ

Việc dẫn bắn bằng laze kết hợp với hệ thống theo dõi mục tiêu tự động đảm bảo xác suất diệt mục tiêu cao ; gần như không phụ thuộc khoảng cách.Cường độ tia laze dẫn bắn rất nhỏ ; chỉ bằng 1 phần mười ngưỡng cảnh báo của các hệ thống cảnh báo chiếu xạ laser của nước ngoài ; đảm bảo tính bí mật của tổ hợp khi thực hành bắn.Xác suất tiêu diệt các mục tiêu nhỏ ; đang di chuyển ; thuộc lớp xe tăng của tổ hợp Vikhr là 80%

Việc cất giữ ; vận chuyển ; thực hành bắn tên lửa đều sử dụng ống phóng .Nó đảm bảo tuổi thọ tên lửa khi niêm cất trong kho lên đến 10 năm

Với công nghệ đặc biệt ; đầu đạn xuyên lõm-nổ mảnh của tên lửa 9A4172 có thể xuyên thủng (kể cả có hỗ trợ của giáp phản ứng nổ) của hầu hết các xe tăng hiện đại từ bất kì góc tấn công nào.Sức xuyên giáp tối đa là 1000mm.

Bảng tính năng kĩ thuật
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Sáu, 2010, 10:33:37 am gửi bởi tientt82 » Logged

Chúng ta sẽ không lùi ; vì đằng sau là Mátxcơva ...
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #16 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2010, 02:11:39 am »

TÊN LỬA CHỐNG HẠM TỔNG HỢP 3M51(ALPHA) 1993 - Универсальная противокорабельная ракета 3М-51 (Альфа) 1993.





Tên lửa 3M51"Alpha" được thiết kế để tiêu diệt tất cả các loại tầu nổi, trong điều kiện chúng được trang bị hỏa lực tấn công và đối phó mạnh, với sự hỗ trợ đắc lực của hệ thống vô tuyến điện. Tên lửa 3M51"Alpha" có thể được lắp đặt trên tầu chiến, tầu ngầm hoặc máy bay. Tên lửa 3M51"Alpha" được phát triển MKБ (машиностроительное конструкторское бюро - Phòng thiết kế nhà máy chế tạo máy mang tên " Người cải tiến" thành phố Ekaterinbyrg). Tên lửa 3M51"Alpha" lần đầu được trưng bày tại triển lãm vũ khí Abu-Dhibi năm 1993, và cùng năm nó lại tiếp tục được đưa ra giới thiệu tại triển lãm vũ khí "Maks" tại Zhukovsky. Phương Tây giọi tên lửa tên lửa 3M51"Alpha" là : " SS-N-27 "Klub".
 
 Tên lửa 3M51"Alpha" trang bị trên tầu nổi hoạt động theo 3 chu trình. Chu trình 1: Khởi động-phóng : Cung cấp cho tên lửa lấy đà và phóng (Giai đoạn này nếu tên lửa lắp đặt trên máy bay sẽ không có). Chu trình này tên lửa được cung cấp năng lượng bởi 1 động cơ sử dụng nhiên liệu rắn. Chu trình 2 : Tên lửa bay trong quỹ đạo, cung cấp năng lượng cho hành trình của tên lửa là động cơ turbo 2 trục khuỷu (TДД-турбореактивный двигатель двухвальный) R95-300( RDK-300) được phát triển bởi phòng thiết kế " Liên minh". Chu trình 3: Tác chiến, lúc này tên lửa đang bay với tốc độ siêu âm (Khoảng 3M) để chọc thủng lưới phòng không của đối phương với các tên lửa đánh chặn tầm ngắn. Phiên bản tên lửa chống hạm tổng hợp 3M51 trang bị trên tầu nổi có thể được phóng từ giàn phóng thẳng đứng hoặc nằm nghiêng.
 
 Sau khi tên lửa 3M51 được phóng đi, khi tên lửa đạt độ cao 150m bắt đầu xảy ra quá trình tách xuất phát, chuyển sang tăng tốc. Cửa lấy khí  ở đầu tên lửa bắt đầu mở, tên lửa phát động chu trình 2 bởi sự làm việc của động cơ phản lực không khí. Cánh tên lửa mở ra, lúc này tên lửa hạ thấp độ cao ( khoảng 10-15m cách mặt nước biển). Sau khi tên lửa được phóng lên và bay vào quỹ đạo tên lửa bay với tốc độ siêu âm. Khi cách mục tiêu khoảng 30-40km tên lửa bay theo kiểu "Quả đồi" có nghĩa là uốn lượn như sóng. Sau khi nắm bắt được mục tiêu tên lửa tự động tăng tốc với sự trợ giúp của  máy gia tốc sử dụng nhiên liệu rắn. tên lửa bay tới gần mục tiêu tự động hạ thấp độ cao (3-5m) và di chuyển theo hình chữ chi, mục đích vượt qua  xác suất đánh chặn của tên lửa đối phương. Hệ thống điều khiển tên lửa có khả năng chọn phương án tấn công cho tên lửa 1 cách tốt nhất. Ngoài ra để tấn công 1 nhóm tầu nổi, có thể phóng 1 loạt tên lửa 3m51 "Alpha" từ nhiều hướng, mà mục tiêu chụm ở 1 điểm.
 
 Ra đa dẫn đường tìm diệt mục tiêu  (APГ54 ), được phát triển bởi Cty " Radar-MMC" thành phố St-Pertersbyrg. Chiều dài của rada APГ54 là :54-70cm, đường kính của rada là 42cm, trọng lượng 40kg. Rada có khả năng kháng nhiễu cao và hoạt động tốt khi có sóng cấp 5-6 trên biển.
 Tên lửa 3M51"Alpha" phiên bản xuất khẩu : "Alpha" kor.
 Tên lửa 3M51 "Alpha" thường được trang bị trên máy bay có khả năng tác chiến trên biển như : Su 27, Su 30MK2, Su 33, Su 37.




Tên lửa 3M51 "Alpha" trang bị trên máy bay.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Sáu, 2010, 11:35:38 am gửi bởi longtrec » Logged
saruman
Thành viên
*
Bài viết: 540



« Trả lời #17 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2010, 06:12:04 pm »

Bác Long xem lại hộ cái. Theo em khi nói về tốc độ tên lửa thì M là chỉ Mach - vận tốc âm thanh trên cạn (340 m/s) chứ không phải Mile - dặm
Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #18 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2010, 03:45:32 pm »

TÊN LỬA CHỐNG HẠM CÓ CÁNH P-500 " BAZAL" (4K80) - Крылатая противокорабельная ракета П-500 “Базальт” (4К80)



 Tên lửa chống hạm có cánh P-500 " Bazalt" (4k80) được phát triển bởi OKБ-52 ( опытно-конструкторское бюро - Phòng thiết kế thực nghiệm số 52), theo quyết định SM 250-89 ký ngày 28/2/1963. Tên lửa P-500 được chế tạo để chống lại nhóm tầu nổi có kích cỡ, công suất lớn, trang bị hỏa lực mạnh như : Tuần dương hạm, tầu sân bay. Tên lửa P-500 được sản xuất để trang bị cho tầu nổi và tầu ngầm.

  Phác thảo đề án tên lửa chống hạm có cánh P-500 "Bazalt" (4k80) được hoàn thành tháng 12/1963.
 
 Giai đoạn đầu của cuộc thử nghiệm tên lửa P-500 được tiến hành tại bãi thử SM-49 Nenoksa từ tháng 10/1969 đến tháng 10/1970.
 
 Năm 1975 tên lửa P-500 được tiếp nhận trang bị cho tầu ngầm hạt nhân theo đề án 675 ( Đây là đề án thay thế tên lửa P-6 bằng tên lửa P-500).
 
 Năm 1977 tên lửa P-500 được tiếp nhận trang bị đầu tiên cho tuần dương hạm "Kiev" theo đề án 1143. Có 3 tuần dương hạm trong đề án này được trang bị tên lửa chống hạm có cánh P-500 "Bazalt" với 4 ống phóng kép SM-24 với 8 tên lửa P-500 (trực chiến) và 8 tên lửa P-500 (Dự trữ chiến đấu).
 
 Tuần dương hạm thứ 4 được trang bị P-500 theo đề án 1143.4 là "Đô đốc Gorshkov" ( Đề án nâng cấp từ đề án 1143) trang bị 6 ống phóng kép SM-241 với 12 tên lửa.
 
 Tên lửa chống hạm có cánh P-500 được đưa vào trang bị cho lực lượng Hải quân Xô viết với những giai đoạn sau: Tuần dương "Kiev" được trang bị tháng 12/1975. Tuần dương " Misnk " được trang bị tháng 9/1978. Tuần dương  "Novorossisk" được trang bị tháng 8/1978 và cuối cùng là tuần dương" Đô đốc Gorshkov" được trang bị 12/1987.

  Động cơ cho tên lửa P-500 được phát triển từ động cơ được lắp cho tên lửa P-6 trước đó nhưng có công suất đẩy lớn hơn nhiều. Đây là động cơ phản lực không khí Turbo KR-17-300 được phát triển bởi OKБ ГКАТ( опытно-конструкторское бюро - Phòng thiết kế thực nghiệm ) năm 1965. Sau này OKБ-670 ( Phòng thiết kế thực nghiệm 670) nghiên cứu phát triển tên lửa P-500 thành phiên bản P-500P theo đề án СПВРД (сверхзвуковой прямоточный воздушно-реактивный двигатель - Tên lửa siêu thanh động cơ phản lực không khí)  .
 
 Thiết bị phóng cho tên lửa P-500 được phát triển bởi phòng thiết kế đặc biệt nhà máy chế tạo máy tại Leningrag dưới sự lãnh đạo của giám đốc thiết kế Chernetsky.

 Tên lửa P-500 được trang bị trên tuần dương "Vinh quang" theo đề án 1164 năm 1982. Đề án được phát triển bởi phòng nghiên cứu thực hiện đề án phía bắc giám đốc phụ trách đề án A.K Perkov. Đây là 1 đề án trang bị tên lửa P-500 có liên hạn bảo quản rất cao đến 16 năm không cần bảo dưỡng.
 
 Phương tây gọi tên lửa P-500 là : "SS-N-12" Sandbox.


Tính năng kỹ thuật tên lửa P-500 :


- Tầm bắn : 500km.
-Tốc độ: 2-2,5M.
-Chiều dài tên lửa :  11,7m.
-Đường kính lớn nhất của tên lửa : 0,88m.
-Sải cánh : 2,1m.
-Trọng lượng trước khi phóng: 4800kg.
-Trọng lượng phần tác chiến (đầu đạn): 500kg.
  Tên lửa có thể mang đầu đạn thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân.





Tên lửa P-500.




Tên lửa P-500 trang bị trên một trong những tuần dương đề án 1143.





« Sửa lần cuối: 14 Tháng Sáu, 2010, 04:54:12 am gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #19 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2010, 04:01:34 pm »

THÊM 1 SỐ HÌNH ẢNH VỀ TÊN LỬA P-500 " BAZALT".









Phần đuôi tên lửa P-500.



« Sửa lần cuối: 14 Tháng Sáu, 2010, 04:54:59 am gửi bởi longtrec » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM