Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:55:35 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vũ khí sử dụng trong CTBG Tây Nam và chiến trường K  (Đọc 295978 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #290 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2011, 03:58:13 am »



đây rồi. Mấy năm sau khi đã chai vai với cái dây đeo AK, em vẫn gân cổ lên cãi là khương tuyến AK có dạng tam giác, hùi bé đọc sách Tây, thấy có nói đên khương tuyến tam giác (thời cổ), biết mô tê gì đâu, thấy súng của mình có cái gờ xoắn nó một thành cao một thành dốc, thì mình bảo tam giác.  Grin Grin Grin Grin

Các cụ cựu ca (cựu chiến binh K) cũng vậy thui, súng của các bố nó già bằng tuổi.... bố các bố, nên nó không có khương tuyến đầu nòng hay là nòng hoàn toàn... trơn. Hèn nèo các đại trung tiểu ca còn về đây chát chít được, các cựu ca cầm M79 đi mà có đầy hồn tử sĩ quân ta đi theo chăm lo con cháu, thằng bốt nó có ngắm trúng các cựu ca cầm M79, thì cũng bị con ong nó chí cho cái mà nhẹ, nặng là thiên thạch rơi vào bể gáo.  Grin Grin Grin

Thật tình, cố sức lắm mà không tìm được cái ảnh M79 đầy đủ, sớt cả đủ, M79 barrel, M79 groove, M79 break action.... không ra. Các cụ xem tạm, cái thằng Mỹ kia nó cũng như em, khương tuyến M79 chắc chắn tam giác  Grin, nó còn sống thêm năm nữa là khương tuyến M79 không đến đầu nòng. Nó sống thêm 2 năm nữa là M79 nòng trơn.  Grin

ẢNh to http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/6/69/Infantryman_with_M79_Grenade_Launcher_Vietnam.jpg
bé hơn


thằng nữa
http://www.globalsecurity.org/military/systems/ground/m79-pics.htm



Đây là M203, khẩu này em chỉ biết về mặt lý thuyết thôi, nó có nòng 12 inch, M79 là 14.

Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #291 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2011, 04:31:34 am »

Loại đạn.Trong web này ai AK điểm xạ đc 2 viên thì chỉ giáo em với,em sinh sau GP nên chưa rõ tuyệt chiêu đo

Đầu ruồi đội đít điểm đen, chia đôi ánh sáng rồi gì nữa thì em quên rồi?
___________________________________________________________________________________________________________________
_Cự ly 100m.Để thước ngắm 3 giữ cân bằng súng. Đầu ruồi đội đít điểm đen, chia đôi ánh sáng, tỳ vai, áp má, lín thở, bóp cò. ( sâu tay cò không lo tắc cú.) Roll Eyes  Roll Eyes  Roll Eyes


Ôi cheo, các bác nhớ nhầm ra yếu lĩnh lần đầu tiên được bắn rùi, đi bắn bia bài đầu tiên, bia số 4, 100 mét, 3 viên, 30 điểm được về quê xin tiền. Lúc đấy máu về quê lắm, mới đi lính 2 tháng, nhớ nhà chít lin được. Xảo thuật nhà lính là để thước 300 mét, ngắm vào đáy bia có phân rõ trắng đen, đạn ăn từ rốn bia lên vòng 10 cách 25 phân (seo ko ăn xuống dưới rốn bia nhể). Lần đầu tiên trong đời đi bắn đạn thật em có 28 điểm. Bài này bắn phát một thì lo gì tắc cú.

Bác gì nói đúng, để bắn 2 viên đều không tắc cú, không 3 viên, có cái "da tay dính cò", chuẩn.



Lại nói bắn phát một. Về sau này cũng chả nhớ yếu lĩnh. "yếu lĩnh riêng" là ngắm 2 bước, nín thở, bóp đều, em cũng chẳng bao giờ siết (siết lẫy cò kịch laị chạm búa chuẩn bị mở, huấn luyện là siết đều tay rồi mới bóp). Cái chính là thế này, yếu lĩnh ngắm là lấy đường ngắm cơ bản, lấy đường ngắm chính xác, bắt đầu "nín thở siết đều bóp cò", thì mục tiêu lại di chuyển, tâm trí dồn vào việc rê đường ngắm theo mục tiêu, không hơi đâu lo đến cò.

Lần đầu tiên đi bắn trộm là một con gì như con sóc, nhưng lông xám chứ không hung, cách có 3-4 mét. Ngắm nó, nó giương mắt nhìn mình, bòm, nó rụng liền. Đứng dậy thì nhìn chả thấy nó đâu. Ôi trời ôi, cái con bé lần đầu tiên được mẹ cho đi chơi, nó đang ngó xem mình là con gì  Grin Grin, rồi nó giật mình nó ngã, chứ có trúng đâu.

Điểm xạ cũng có tuổi, tầm 3x bắn trúng nhất, sau đó thì chịu, không được như xưa.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Bảy, 2011, 05:16:12 am gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #292 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2011, 11:31:48 am »

Có lẽ, các cụ ca là những người cuối cùng biết bắn ở xứ Vịt.  Grin Grin Grin Grin Bắn chiến nó khác xa vời vợi bắn chơi. Mà bắn chơi bằng súng chiến nó cũng khác xa vời vợi bắn chơi bằng súng chơi.

Em còn nhớ, cái lần giáo viên bảo bắn cách 2,5 thân người (bia số 8, 250 mét, người chạy bộ), giáo viên bảo vận tốc đạn AK là 600 mét / giây. Thằng bé còn chưa là lính hẳn gân cổ lên cãi, AK là 700 mét  giây, nhớ lại cười bò lăn. Bây giờ thì lũ sỹ quan ranh nó cho lính huấn luyện cầm... cổ băng, ngày xưa là ăn cọc chuẩn 60 nát đít.

Thật ra, địch có tư thế chạy ngang ở 250-300 mét là điều cực kỳ không nên bắn, vì lộ mình phí đạn mà tỷ số trúng cực kỳ thấp. Vận tốc tính toán 600, người chạy (3 m/s) ngang đi nửa giây được 1,5 mét, là bốn thân người, loạt 2-3 viên tỷ lệ trúng thấp. Cái điều này nói chuyện với các cụ ca vì chỉ có các cụ đã đánh thật mới biết, mà tất nhiên phải đánh thật nhiều trận vẫn sống mới biết. Cái này là cái dở của huấn luyện lính nhà ta, dập khuôn những cái ngu xuẩn kiểu tầu khựa hồi chống Mỹ. Lính tầu đánh chết người cực kỳ nhiều là vì những ẩu xị trong xây dựng phương pháp huấn luyện kiểu này. Các cụ cựu ca chắc nắm rõ yếu líng huấn luyệnt hồi cha anh, huấn luyện rất hở võ, vừa đi dọc trường sơn vừa huấn luyện tiếp bắn thực tế, rồi sống qua 1-2 trận là khôn ra rất nhanh. Có những đơn vị nổi danh huấn luyện khắt khe thời đó, như ba linh toi, thì các cụ hồi đấy lại không viết nhật ký như dân tây, nên sự thật cứ mờ dần, con cháu thời bình , thì đứa nào nhanh tai sẽ nghe lỏm được, trước khi các bác già đem kỹ thuật huấn luyện thiện chiến về gặp các tử sỹ.




Nó thế này, bắn bia số 8 với điểm đón 1,5-2,5 thân người là bắn thằng nó đang chạy về đơn vị ta, tấn công ta, hay bỏ chạy khỏi ta, nó chỉ xiên xiên thôi, chứ không không bắn ngang. Nhưng từ sách in cho đến bài giảng mà các sỹ quan dập khuôn từ trường luộc ninh quân đều làm như là đang biểu diễn người chạy ngang, mà quả thật, tời kéo bia số 8 là kéo ngang, đơn giản là vận tốc với chiều dài tời sẽ đắt tiền nếu kéo đúng xiên xiên.

Ở khoáng cách 250-300 mét nên chuyển sang phương pháp battle rifle, súng trường đối kháng Mauser Mosin thời WW1, đừng dùng chức năng xung phong của súng làm gì. Chuyển sang xung phong là tuyến của súng ngắn liên thanh, súng xung phong trước khi có AK, tức 100 mét. Thật ra, không ai chuyển nấc phát một và liên thanh lúc đó, mà quyết tâm chiến đấu sẽ tự biến đổi cách bóp cò, bởi vì hai kiểu chiến đấu đó không có giới hạn rõ ràng như một với hai, ở xa vẫn để liên thanh chẳng sao, như các cục ca giữ chốt thì phải để liên thanh. Mà điều quan trọng nhất trong quyết tâm tiêu diệt mục tiêu xa phải biến đổi tự động trong tâm của mình, khác với quyết tâm tiêu diệt mục tiêu gần, quyết tâm xung phong cận chiến.

Những người thiết kế súng đã làm ra khẩu súng có 2 chức năng "súng trường" và "súng xung phong", ở khoảng cách 250-300 ra xa mới là tuyến xuất phát xung phong, vị trí cống hiến của trung liên, hay AK làm trung liên, tức nằm lại trợ chiến. Đối kháng tức là  lấy đường ngắm cơ bản, lấy đường ngắm chính xác, bám mục tiêu, chọn thời cơ, nín thở siết-bóp cò, bình tĩnh quyết trúng, chứ không như cận chiến tiêu diệt nhanh mục tiêu xuất hiện đột ngột. Thât ra, khi đã bắn xuya rồi, thì không ai nhớ mình bóp cò thế nào, vì toàn tâm bám mục tiêu, bóp cò là một hệ thần kinh khác điều khiển, động tác này cũng như động tác dùng key board, đã sai những ngày đầu thì rất khó sửa, luyện đúng những ngày đầu thì nó nhập tâm vào hệ thần kinh bản năng, như các cụ ca sản xuất các cháu (  Grin), mắt nhìn chỗ khác chứ ai nhìn... cò. Phương pháp đối kháng bắn phát một tấm xa rất cần thời cơ, địch mà đứng yên trong nửa giây là khả năng trúng đạt gần 100% (bia số 4, địch nằm bắn hay đứng trong công sự), trong khi địch di chuyển thì khả năng trúng này sụt giảm, và về gần như không khi địch chạy ngang. Cũng may là địch không phí người làm bia, ít trúng, nhưng có bắn dốt thì 10-20 loạt cũng có thằng đi kiểu đó.

Đấy là yếu quyết để AK không làm đường tỳ vai thẳng bằng cách treo cao đường ngắm, như cái quai xách của M16. Khi làm súng trường phát một, thì cái báng cổ điển của Mauser, Mosin là xịn nhất, thước ngắm đầu ruồi thấp, gần đường trục nòng. Điểm tỳ vai cổ điển thấp hơn trục nòng làm súng nẩy, nhưng sự nẩy của súng bắt đầu chỉ sau khi viên đạn đầu tiên đạn ra khỏi nòng-theo quán tính, trước đó, khẩu súng chưa chuyển động đáng bao (1/4 mm), chưa làm thịt vai đàn hồi đáng kể, coi như chuyển động tự do, chuyển động này đã không đáng bao, mà cân bằng của nó lại phụ thuộc vào bố trí khối lượng súng, nên các súng bắn tỉa cực xuya như SVD có những vật nặng trên báng để thay đổi bố trí khối lượng này, làm súng lùi cân. Việc tì chạy vai (dùng tay trước ấn chặt súng vào vai), là để giảm chuyển động của súng khi búa nẩy.

Sau khi viên đạn đầu đi, thì thật ra nẩy của phản lực vẫn nhỏ, nẩy lớn nhất là khối lùi bệ khóa nòng đập vào phía sau. Ở AKM được bù bằng nòng vát, ngày nay là mũi tuye.

Ở khoảng cách gần , khi loạt liên thanh trở nên quan trọng, vì nẩy súng lại không ảnh hưởng nhiều.






Hồi trước, có một lũ lợn cóp nhặt các bài viết của Huy Phúc làm thánh mớ cám, ví như, StG là tên chỉ súng ngắn  Grin Grin Grin . Thật ra thì em viết là, StG là chỉ vũ khí chủ lực của lính (lựu đạn dao găm là phụ), chứ không phải súng trường, vì G cũng có thể là dáo. StG là súng ngắn là vì trên vỏ súng dập chữ MP. StG44 là tên biên chế của súng MP44. Ví dụ K54 là tên biên chế nhà ta của TT-33, theo 54 thức nhà tầu. Chúng nó đọc đoạn trên rồi nói AK không bắn xa như M16 !!! mà là AK 7,62mm !!! Thật ra, thì nòng mới của M16 bằng mức bỏ nòng của AK. Mức tối thiểu của nòng AK là 3/4 số đạn bắn trúng bia số 4 và số đạn trúng phải chụm ngực bia, 250 mét, trong thực tế thay bằng 100 mét bia thử súng 150mm cho tiết kiệm trường bắn, thật ra là hơn tiêu chuẩn nòng mới của M16, kể cả M16A2 bắn đạn bỉ FN SS109 (NATO 5,56x45). Nòng AK tốt hơn mức phải bỏ thì vô cùng, ví như AK-74 bắn ngoài trời 250 mét 3 viên chui một lỗ 18mm (tất nhiên bắn bằng kính, súng trên giá), có tiền thì mua nòng tốt nữa, ít tiền thì làm nòng rẻ thôi.
AK-47, phép màu của chàng David
http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/AK47-phep-mau-cua-chang-David-ky-2/20098/129951.datviet

M16 được thiết kế sai, nó chụm loạt hơn AK do đường tì vai thẳng, nhưng ở khoảng cách 250-300 nó thiết kế dùng loạt diệt mục tiêu, vì độ tản mát phát một của nó quá lớn. G11 Đức cười vào mũi điều đó bằng đạn nhỏ 4xxmm, đặt súng trong ống lùi tự do trong loạt 3 viên, đạt yêu cầu như NATO 5,56 mà đạn nhẹ hều, băng 150-200 viên vẫn như thường. Cái súng 30 viên, loạt 6 viên, băng.... giáp 3 loạt. Thật ra, số đạn yêu cầu để mỗi loạt có một viên trúng cao hơn nhiều.

Tính nẩy loạt của AK đây, thật ra, khi bắn đúng yếu lĩnh, nó chụm loạt hơn nhiều M16 vì tư thế cầm chắc chắn, không hiểu sao dân sa mạc có huyền thoại AK nầy 6 độ
http://www.izhmash.ru/media/AK_eng.flv


 Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin
Bọn lợn nhái Huy Phúc này thì còn nhiều.
Logged

Ờ, ừ, thì ký.
SaigonGuider
Thành viên
*
Bài viết: 540


Kẻ thù buộc ta ôm cây súng...


« Trả lời #293 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2011, 01:19:41 pm »

Căng thẳng, căng thẳng quá...
SGG chỉ hé tí mồm ý hỏi "Vì M79 có nhiều quả đạn tính năng khác nhau nghĩa là áp suất liều phóng cũng khác nhau có phải không?"
... mà... Bác huyphuc1981_nb làm một tràng dài đến cả những thứ hình như cũng không có trong cái tai tồ "... sử dụng trong CTBG Tây Nam và chiến trường K" luôn rồi.

hic, chưa kịp hỏi câu 2 về lý do "4-5cm thiếu đường khương tuyến" thì bây giờ phải lùng bùng với ý nghĩ "có đường khương tuyến tam giác nhưng lại... mau mòn"

Từ từ thôi, từng bước thôi, đại gia quân khí ôi... trẻ như em đây còn xém... "tẩu hỏa..." nói chi mấy ông anh già kia... Ủa mà đâu mất hết trơn rồi cà...?!?!

Dù sao cũng phải cảm ơn với nhiều điều mới được biết thêm
(p/s: Mà nè... nói gì thì nói, sao dưng không lại "mắng lợn từ xa" ở chốn này thì... kẹt quá - cái nick của bạn nào há phải tầm thường? Góp ý chân tình kiểu rất lính đó nghen)


Trân trọng,
Logged

CHIẾN BINH ĐẤT NUNG - Một đời chinh chiến, đôi khi chỉ vì... một nụ hôn...!

Tôi có một niềm tin: Các ANH rồi sẽ về, dù có... muộn!
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #294 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2011, 01:39:42 pm »

Căng thẳng, căng thẳng quá...
SGG chỉ hé tí mồm ý hỏi "Vì M79 có nhiều quả đạn tính năng khác nhau nghĩa là áp suất liều phóng cũng khác nhau có phải không?"
... mà... Bác huyphuc1981_nb làm một tràng dài đến cả những thứ hình như cũng không có trong cái tai tồ "... sử dụng trong CTBG Tây Nam và chiến trường K" luôn rồi.

hic, chưa kịp hỏi câu 2 về lý do "4-5cm thiếu đường khương tuyến" thì bây giờ phải lùng bùng với ý nghĩ "có đường khương tuyến tam giác nhưng lại... mau mòn"

Từ từ thôi, từng bước thôi, đại gia quân khí ôi... trẻ như em đây còn xém... "tẩu hỏa..." nói chi mấy ông anh già kia... Ủa mà đâu mất hết trơn rồi cà...?!?!

Dù sao cũng phải cảm ơn với nhiều điều mới được biết thêm
(p/s: Mà nè... nói gì thì nói, sao dưng không lại "mắng lợn từ xa" ở chốn này thì... kẹt quá - cái nick của bạn nào há phải tầm thường? Góp ý chân tình kiểu rất lính đó nghen)


Trân trọng,

Căng jề, bác gái nhà nghiêm quá nhể.


À, các loại đạn của nó thì bác có thể tìm trên nét mà, dưới đây em lấy link phổ biến của global security. Phổ biến dùng hai loại đạn sát thương và xuyên lõm-sát thương. Ngòi của nó rất nhậy, là ngòi chạm nổ quán tính. Ngòi nhậy nhưng đặc điểm của ngòi quán tính giống như B40, là phải đủ quán tính mới nổ, tức đập vào lá cây bùn đất nước đạn không dừng đột ngột thì không nổ, nên đất đạn rơi vãi rất nhiều, nguy hiểm. Nhậy ở đây có nghĩa là đạn tin cậy, nhưng người ta không thể làm viên đạn chạm vào hạt mưa cũng nổ giết xạ thủ.

Trong chiến tranh Việt Nam, loại đạn phổ biến nhất là nổ mạnh sát thương HE-FRAG = fragmentation. Nói ngắn là đạn phá sát thương. Đạn lõm là HE-DP = dual purpose, nó cũng nhiều mảnh sát thương nhưng thêm liều lõm có tấm tích năng xuyên giáp, các mảnh sát thương bố trí xung quanh đạn, đạn này bắn thủng M113 khá dễ, với các ô tô xe máy thường là thừa đủ nhưng với loại xe này cần bắn trúng chỗ hiểm nó lới liệt.

Sau này có thêm cả đạn ria. Đạn xuyên phá (ngòi nồ chậm, xuyên vào trong hầm mới nổ Buckshot), đạn sáng...





Spin delay không hoàn chỉnh: tội ác chống lại loài người
M79 có ngòi spin delay, khi bắn, đạn quay mạnh, làm khối nặng quay trong đầu quay tụt lại. Khối này quay đủ số vòng so với đầu thì hết bánh răng cưa, kim hỏa mới có thể tiến tới hạt nổ, đầu đạn mới sẵn sàng được kích nổ bằng chạm nổ. Như thế, ở một koảng gần người bắn đầu đạn không thể bị kích nổ nếu như va phải cái gì đó, an toàn cho người bắn. Đồng thời, quán tính xoáy mạnh khi bắn có tác dụng như mở chốt an toàn của đầu đạn được cài từ lúc sản xuất. Chức năng ngòi M79 không có là tự huỷ như B41 hay GP-25.

Đây là một phần trong những nguyên nhân làm đầu đạn bắn rồi rơi vãi rất nhiều, nó rất đẹp, sau một thời gian dài lăn lóc có khi nó đủ vòng quay sẵn sàng kích nổ, trẻ em thấy đẹp, cầm lên chơi nghịch là nổ.


Điều ghê sợ nhất là: Phần lớn số đầu đạn không bị kích nổ vì va phải vật cản trong tầm an toàn đã tự giải phóng ngòi nổ, vì vận tốc của đầu đạn thấp 76m/s, đầu đạn không bị va đập làm hỏng, khối quay trong ngòi vẫn tiếp tục quay khi đầu đạn bị va trong tầm an toàn nằm lại, nó giải phóng ngòi mà không phát nổ vì đạn đã nằm lại không va vào đâu lần nữa, nhưng lại sẵn sàng phát nổ chỉ cần rơi hay ném, thậm chí đá phải, vì đầu đạn có ngòi được thiết kế cho vận tốc thấp. Đầu đạn có màu rất đẹp và bền, bắt mắt, dễ nhận, trông như màu vàng, nên trẻ em rất thích.
Các nước khác đều có ngòi an toàn chậm, ngòi spin delay, nhưng đều có chức năng an toàn, ví dụ, GP-25 Nga , B41 có ngòi tự hủy. B40 có đầu đạn lớn và số phát bắn ít, nếu đạn không nổ thì cả ta và địch đều thu gom tháo ngòi hủy đạn, các đqạn lớn nhiều đạn có cấu trúc kiểu này, dù có quên thì nó cũng khó phát nổ và sớm bị phân huỷ, khó phát nổ như bắn vào lưới B40 đạn B40 không nổ.

Còn M79 có số lượng đầu đạn không nổ nhiều kinh khủng. Phiên bản liên thanh 40mm càng để lại rất nhiều đạn có kiểu ngòi ăn bớt kỹ thuật này đã giải phóng kim hoả nhưng chưa nổ. Thêm nữa, rất nhiều đạn không nổ vì lỗi cơ cấu spin delay, nó va vào mục tiêu ngoài khoảng an toàn, nhưng spin delay vẫn chưa nhả kim hoả, mà vẫn tiêp tục làm việc rồi nhả kim hoả sau khi đạn đã đưng im.

Sơ tốc của đạn M79 rất thấp, 76m/s (khoảng trên 200 km/h), ngòi chạm nổ, nên khi ngòi đã giải phóng thì nó rất nhậy, ném mạnh là nổ, đây là vấn để nam giải làm hàng vạn trẻ em của chúng ta chết và tàn tật nặng. Một số lượng lớn súng M79 và súng liên thanh cũng 40mm để lại rất nhiều đầu đạn chưa nổ vì nguyên nhân này, 40 năm nay. Đáng lý ra phải phổ biến nguyên lý đạn M70 để nhiều người biết nhắc nhở trẻ em và cả người lớn.

Spin delay
http://www.patentgenius.com/patent/6142080.html





Các đạn lựu 40mm
Súng phóng lựu 40mm Mỹ có 2 loại tầm gần và xa, dùng 2 loại vỏ đạn 40x46mm và 40x53mm. M79 dùng  40x46mm, còn có tên khác là " 40mm Low-Velocity Grenades".

Các loại đạn có mặt trong chiến tranh Việt Nam
40mm Low-Velocity Grenades http://www.inetres.com/gp/military/infantry/grenade/40mm_ammo.html

http://www.globalsecurity.org/military/systems/munitions/40.htm
http://mm-grenade.com/40mm.html




Về áp suất liều thì đương nhiên, tất cả các loại cối đều thế, súng bắn đạn viên cũng vậy, không loại đạn nào giống như loại đạn nào, áp suất thay đổi nhiều.

Về khương tuyến, bác này chẳng biết đùa gì, chắc bác gái nghiêm quá  Grin Grin Grin
Các cựu ca dùng toàn đồ mòn nên bác thì bảo nó không có khương tuyến, bác thì bảo nó có khương tuyến không đến đầu nòng...

Thế này, loại súng này có khương tuyến khoảng 300mm, đến tận đầu nòng, khương tuyến chữ nhật hẹp. Trong nòng phần ổ đạn trơn không khương tuyến, hai hình hai thằng Mỹ đứng trên là hai hình minh họa khương tuyến đến đầu nòng, các cựu ca bấm vào link hình to là thấy Rõ. Cái thằng Mỹ ở Vịt Ngan nó cầm khẩu súng mòn gần hết phần đầu nòng, nhưng thằng ở Afghan khương tuyến mới mòn hơi nghiêng.

vỏ đạn nửa gờ, tức vừa có gờ vừa có rãnh móc vỏ.

Vì súng rất cũ, nên nó mòn, khương tuyến chữ nhật thành tam giác (phía cạnh sau gờ khương tuyến sau mòn nhiều hơn trước). Riêng súng này đầu nòng mòn nhanh hơn đuôi nòng là có vấn đề trong thiết kế nòng pháo cối, vì vận tốc đạn của pháo này nhỏ.




Chi tiết
Đạn có vỏ đồng, thép hay nhôm. Súng này nguội nên làm vỏ đạn nhôm rất tiện, nhẹ, dẻo, kín khít, vì vỏ đạn có tác dụng như cái van một chiều ngăn khí phun về sau, khi bắn nó nở ra ép vào thành ổ đạn (nòng), nên đàn hồi và dẻo là điều cần thiết. Vỏ thép cho súng bắn đạn viên thì quá dài khó làm (AK có cái này cũng là một đặc sắc đi trước thời đại, làm vỏ đạn nhẹ đi 3 gram, đạn Mosin còn 22 gram trong khi NATO 7,62x51mm là 25 gram), nhưng súng này không khó làm vì tỷ lệ dài rộng của vỏ đạn nhỏ, dễ dập. Tuy nhiên, truyền thống Mỹ là vỏ đạn đồng, quen làm, nên vỏ đồng nhiều.

Vỏ đầu đạn mạ  sáng đẹp như vàng nên trẻ em rất thích, đây là lớp mạ đồng rồi sơn phủ bằng một loại sơn gần như không màu, rất bền, tạo ra mầu rất đẹp, nhiều em tai nạn. Đầu đạn có đai ăn xoắn, khương tuyến cắt đai này như pháo lớn.

Đây là sơ đồ M430A1 (40x53mm). Đầu đạn lõm nổ xuyên-sát thương. Liều phóng đạn này khá đặc biệt, nó nằm trong vỏ chắc bằng nhôm đúc, đi qua tiết lưu để phun từ từ ra đẩy đầu, đảm bảo thuốc cháy trong áp cao, cháy tốt, mà áp trong nòng lại thấp, đúng chính xác như buồng đốt cối cổ lọ trước cách mạng Pháp 1879 . Copper liner là tấm trích năng liều lõm bằng đồng, dùng để xuyên. Rotating band là đai đạn ăn xoắn. M549 FUSE là một loại ngòi có tính năng như các ngòi spin delay khác dùng trên cối 40mm.





Mầu vỏ đồng mà mầu đầu đạn đặc trưng của M79 hay dùng ở chiến tranh Việt Nam, màu đầu đạn rất đẹp, vỏ đạn đồng. Trong ảnh là "M79 Revolver", Milkor MGL (Milkor là tên hãng, Multiple Grenade Launcher), do Nam Phi sản xuất, dùng trong quân Mỹ bằng mã tên M32.
Ảnh to http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/9/9e/M32_Grenade_Loading.jpg


các mầu đạn khác



M433 1971, xuyên lõm -  sát thương, HEDP. HE=nổ mạnh, dùng RDX. DP=dual purpose, 2 mục đích là xuyên lõm sát thương. Nặng 230 gram, sơ tốc 76 m/s . đạn đã bắn với vết khương tuyến.



ngòi spin delay model 550, M550 Fuze.
http://www.dtic.mil/ndia/2009fuze/VAlyonmohan.pdf


===========











NHân đây nói thêm về "The High-Low system"
cối trước cách mạng Pháp, cối thời Vô Băng http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,16395.msg317339.html#msg317339

Đây là mình chứng về một sự ngu xuẩn của ngành vũ khí Mỹ, được các thể loại rẻ tiền suả váng hoàn cầu. Người Mỹ đặc trưng là hay nhận vơ các phát minh của thế giới về mình, sĩ hão, đăng ký số lượng các bản phát minh lớn nhất thế giới. Ví dụ, người Mỹ đăng ký phát minh hết toàn bộ khẩu AK, với đủ các chi tiết, kể cả bộ điều hoà tốc độ bắn bằng cò-búa rất ưu việt của AK. Hay ví dụ khác, đèn sợi đốt người Mỹ nhận do Edison phát minh, mặc dù ông này chỉ nỗ lực phát triển bóng đèn dây tóc than chì mà không tăng thêm được cái gì, bóng đèn dây tóc than chì được châu Âu phát minh vào khoảng 180x, được dùng ở Anh và Edison vướng vào vụ kiện cáo về bản quyền cái này. Còn bóng đèn dây tóc sợ volphram thì do một nhà khoa học Nga phát minh và đem bán cho GE  1890-1906.

Vì sự ngu xuẩn này mà Mỹ là nước đánh đâu chạy tụt dép đấy, nhưng lại xừng là xiêu kường số một hoàn cầu.

Đã biết, cối từ cổ trước cách mạng Pháp đã có cái mà người Mỹ gọi rất kêu là "High-Low system" . Đây là buồng đốt kín cao áp, nếu liều cối quá nhỏ, cho thuốc cháy trong nòng thì áp quá thấp để thuốc cháy đủ ổn định, nên người ta nhồi thuốc vào một cái lọ thắt cổ ở đáy nòng, để áp lực trong lọ cao, thuốc cháy ổn định. Khi có cách làm cho cối chính xác hơn, thì người ta bỏ cái lọ thắt miệng đó, thay bằng cái phễu loe miệng, vì liều đã nhiều, áp trong nòng cao, làm thắt miệng như cũ thì nổ buồng đốt.


Hoá ra, trước cách mạng Pháp, người ta đã dùng cái mà người Mỹ tuyên là "High-Low system" được áp dụng lần đầu tiên trên thế giới ở M79.  Grin Grin Grin Grin

Đám giẻ rách trên nét thì tuyên khẩu Pansarskott m/68 Miniman cũng "High-Low system"  Grin Grin Grin Grin. Phì cười, đây là khẩu súng thuỵ điển mà đời sau của nó là m/86 được Mỹ mua license là nay là B40/B41 tiêu chuẩn của Mỹ có tên Mỹ là AT4 (anti-tank).

Miniman cũng là chuyển từ áp cao sang áp thấp, nhưng nó không ngu xuẩn như M79, điều này cũng như là ưu thế của trích khí DP với SVT.

M79 tiết lưu, họ dùng một lỗ nhỏ để khí nóng không chuyển nhanh từ buồng đốt ra ngoài, như cối Pháp trước cách mạng, thắt cổ lọ lại tiết lưu. Lỗ tiết lưu là vent khoan trong kim loại vỏ đạn rất dầy



Miniman sử dụng thuật phóng hoàn toàn khác, thuật phóng không giật khí động. Thuốc cháy trong buồng áp cao đằng sau, đi qua một tuye hướng lên trước, biến áp lực thành vận tốc tiến về trước, thổi vào đít đầu đạn tạo áp cao, quay về sau, qua tuye thoát thổi ra sau, tuye thoát tạo phản lực đẩy súng tiến về trước cân bằng với giật từ buồng cháy. Buồng cháy và tuye buồng cháy là một phẩn của vỏ đạn
http://home.swipnet.se/~w-42039/pansarskott_m68.htm



Hình 1 là mô tả thuật phóng của Miniman  Pansarskott m/68
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,1136.msg14216.html#msg14216




 Grin Grin Grin Grin
Miniman đương nhiên với Mỹ là một vũ khí quan trọng với Mỹ, vì đời sau của nó là m/86 được Mỹ mua license thành AT4.  Grin Grin Grin Vậy lên cái ống phụt ngang của M79 cùng hàng với "High-Low system" Miniman. (cả các đời Miniman tương đương B40). Trong khi Miniman là thuật phóng khí động phức tạp (thuật khí động toàn phần).

Cối Pháp thời Vauban có "High-Low system" , hết chỗ nói.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Bảy, 2011, 08:30:07 am gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
SaigonGuider
Thành viên
*
Bài viết: 540


Kẻ thù buộc ta ôm cây súng...


« Trả lời #295 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2011, 04:15:19 pm »

...
Về áp suất liều thì đương nhiên, tất cả các loại cối đều thế, súng bắn đạn viên cũng vậy, không loại đạn nào giống như loại đạn nào, áp suất thay đổi nhiều.

Về khương tuyến, bác này chẳng biết đùa gì, chắc bác gái nghiêm quá  Grin Grin Grin
Các cự ca dùng toàn đồ mòn nên bác thì bảo nó không có khương tuyến, bác thì bảo nó cớ khương tuyến không đến đầu nòng...

Thế này, loại súng này có khương tuyến khoảng 300mm, đến tận đầu nòng, khương tuyến chữ nhật hẹp. Trong nòng phần ổ đạn trơn không khương tuyến, đạn nửa gờ, tức vừa có gờ vừa có rãnh.

Vì súng rất cũ, nên nó mòn, khương tuyến chữ nhật thành tam giác (phía cạnh sau gờ khương tuyến sau mòn nhiều hơn trước). Tiêng súng này đầu nòng mòn nhanh hơn đuôi nòng là có vấn đề trong thiết kế nòng pháo cối, vì vận tốc đạn của pháo này nhỏ.
...

Đấy, đấy... phải là một bài trả lời quá đẹp, quá đủ thông tin, đúng tiêu chuẩn "kiến thức vũ khí-đạn về M79" không nào? Mà cũng là đúng chuẩn của huyphuc1981_nb cách đây mấy năm về trước nữa  Grin Grin Wink
Còn mấy thứ thừa thừa như tít trên kia thì... nên tách thớt thành "chuyên đề" mới... sướng (nhiều khi Bác nên PM cho mod hỗ trợ chuyện tạo chuyên đề này!)

Bởi chắc chắn rằng, ở đây, "mấy ông anh già tây nam" ở đây cũng chỉ cần biết về M79 là như thế thôi mà!
Cảm ơn Bác Huyphuc1981_nb nhiều lắm!

Thấy SGG gọi mấy ông anh theo kiểu trên kia thì phải biết là SGG cũng... thích đùa - còn chuyện liên quan tới vợ hả... hic... tớ quen môt nguyên tắc vui "Ra đường phải nễ quân giai - Về nhà thấy vợ quần dài là... treo!"  Grin Grin Grin

Mà nói gì thì nói - SGG này cũng vote một phiếu theo ý kiến của Bác svailo ở chỗ "3-4 phân không có hoặc lơi cố ý khương tuyến đầu nòng M79" đó huyphuc1981_nb ơi!

Tiếc rằng quá khứ đã qua. Nếu Bác có điều kiện thì quan tâm lại xem - cũng chưa hề thấy thông tin liên quan về điều này - kỹ thuật - trên Net cả bạn ạ!

Thân,


Ghi chú: Điều chỉnh thông tin do hiểu nhầm thư mục gốc!
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Bảy, 2011, 06:03:50 pm gửi bởi SaigonGuider » Logged

CHIẾN BINH ĐẤT NUNG - Một đời chinh chiến, đôi khi chỉ vì... một nụ hôn...!

Tôi có một niềm tin: Các ANH rồi sẽ về, dù có... muộn!
vietcong91
Thành viên
*
Bài viết: 68


« Trả lời #296 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2011, 08:25:59 pm »

Cho em hỏi, tại sao Mỹ không còn duy trì kiểu 1 lính với M79 nữa, và M203 lại không đóng vai trò như vậy !
Logged
luongalon
Thành viên
*
Bài viết: 75


« Trả lời #297 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2012, 10:06:24 am »

pốt sau này tập kích có 1 loại bắn như b40 nhưng vỏ súng bằng composit,nổ rất đanh,khác hẳn tiếng ùng oàng của b40,nghe các bác ở bộ binh nói là b72 của tàu,không biết thực hư thế nào,các bác thử tìm hình của nó xem sao,
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #298 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2012, 05:07:50 pm »

pốt sau này tập kích có 1 loại bắn như b40 nhưng vỏ súng bằng composit,nổ rất đanh,khác hẳn tiếng ùng oàng của b40,nghe các bác ở bộ binh nói là b72 của tàu,không biết thực hư thế nào,các bác thử tìm hình của nó xem sao,

hehe loại này chổ em gọi là B63 bác ạ , nó giống M72 của Mỹ bắn xong 1 viên là bỏ luôn súng .
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
linh_8_78_88_68
Thành viên
*
Bài viết: 793

Chí làm trai dặm nghìn da ngựa....


« Trả lời #299 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2012, 11:47:22 am »

[quote author=binhyen1960
  ...
 Súng M79 như cái ống không có rãnh xoắn , trong chiến đấu sợ nhất là M79 bắn bắn trúng người thôi còn lại nó nổ bên cạnh cách khoảng 1 2m thì chẳng nhằm nhò gì đâu , trên vai BY vẫn còn 2 vết mảnh M79 , bác Hồng C trưởng còn cái sẹo to tướng trên mặt 
*************************88

 Còn 6 loại đạn mà mình nói ,mới chỉ là 6 loại đạn nổ mảnh mà lính ta được phát và đã dùng . Chứ nghe quân khí nói : M79 còn rất nhiều loại đạn khác nữa : Đạn pháo sáng , Đạn khói , Đạn hơi cay (hóa học)... Riêng đạn nổ mảnh cũng có hơn 10 loại mạnh ,yếu khác nhau . Mình thấy gớm nhất là loại đạn dài ( cỡ >10cm) đầu tròn thò lõ , như đầu ... c...(lính ta hay gọi bậy vậy) thân có 3-4 gờ vành tròn như 3-4 cái sec-măng , dài nhất , nặng nhất , nổ to nhất trong các loại đạn M79 mình biết . Loại này sát thuơng khá ác đấy BinhYen à . Bọn mình đã cắm bia bắn thử : trong khoảng bán kính 5-6m các tấm gỗ ván sàn dày 2cm ,làm bia , hầu như bị xuyên thủng . Còn các loại đạn nổ kia thì kém hơn hẳn .
  Nhưng loại đạn này hiếm lắm ,Cuối 81 mình kiếm được 6 quả , toàn để dành ( Với lại cũng không có cơ hội để dùng ) Hình như nó còn là đạn lõm hay sao ấy . Lính mình bắn nghịch vào xác chiếc M113 ở bên trái đường , gần tới Sầm rông (Yta262 và các cựu F302 có còn nhớ cái xe cháy này không ? Năm 1983 nó mới được đưa đi mà ) thấy lỗ xuyên thủng thành xe như lỗ đạn B. vậy .Tuy nhỏ hơn .
[/quote]



- Loại mà bác Svailo nói, lính VNCH gọi là "đầu C...ngựa", loại này là chạm nổ: khi ta nấp sau gốc cây, nạp đạn này và nhắm trên ngọn và khi chạm lá cây nó sẽ nổ chụp từ trên xuống khó mà giữ mạng. Thứ này rất hiếm, không thấy trang bị cho bộ đội ta ở bên K. Tuoc_b41 đã từng chơi với mấy thứ này từ nhỏ (10 tuổi) nhưng chưa bao giờ tìm được 1 quả lép thuộc loại này?

- Loại trái sáng cũng không thấy trang bị (có thể không có yêu cầu hay không có trong kho).

- Loại phản xung phong (hình như 20 viên vi bằng chì, nếu tuoc_b41 còn nhớ đúng vì đã mổ xẻ), có trang bị lúc bên K nhưng hiếm khi xài.

- Loại trái cay: Anh Chương có 1 quả, đã xài dọc lộ 68....


Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM