Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:09:30 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vũ khí sử dụng trong CTBG Tây Nam và chiến trường K  (Đọc 295977 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #280 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2011, 01:45:32 pm »

 Tôi chứ ai , lâu ngày quên  Grin
 Khoảng tháng 3.1979 đơn vị tôi đã giao trả lại loại súng này rồi không còn dùng nữa , chỉ nhớ loáng thoáng trên đầu nòng trơn như cái ống sắt không có đường khương tuyến lên tận đầu nòng súng và có lau súng M79 bao giờ đâu mà nhớ .
 Ngược lại mảnh M79 thì tôi vẫn còn nhớ đến tận bây giờ , nó để lại sẹo đầy mặt tôi đây này . Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #281 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2011, 01:52:14 pm »

Ơ, thế ra là bác à? Grin

Em đố các bác là tại sao cái báng của khẩu M-79 trông lại là lạ như thế đấy? Có vẻ như nó khác với các khẩu súng khác thì phải? Grin
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
trung-truc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 424



« Trả lời #282 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2011, 08:15:29 pm »

Cái này thì đơn giản thôi, bác svailo. Đây là thiết kế có tính toán của nhà sản xuất nhằm giảm áp suất trong nòng súng sau phát bắn. Khẩu M-79 có nòng dài 375mm và cỡ đạn là 40mm, trong khi đó khẩu AK-47 cỡ đạn 7,62mm mà nòng dài những 415mm. Chưa kể, AK còn trích khí để lùi bệ khóa nòng. Áp suất trong lòng nòng súng khi là hệ kín (đạn đang di chuyển trong nòng và đầu đạn miết vào rãnh khương tuyến tạo kín) là rất lớn, nòng càng dài thì áp suất này càng giảm (theo chiều đi của đầu đạn), M-79 ưu tiên tính năng gọn nhẹ nên nòng súng ngắn, đạn thì to nên nhà sản xuất bắt buộc phải để trơn miệng nòng nhằm giải phóng nhanh áp suất khí thuốc, giúp cho việc tháo vỏ đạn, nạp viên đạn tiếp dễ dàng hơn. . .
Nếu như bác VMH nói thì nhà sản xuất sao không cắt ngắn bớt cái nòng cho tiết kiệm Huh Huh Huh Tui cũng thắc mắc như bác Svailo vậy chứ không có ý khác đâu! Ngày xưa tui thấy lính "VNCH" khi đi hành quân mang M79 cũng nhét ngược một quả đạn nơi miệng nòng. Họ nói cho vật lạ không lọt vô nòng súng và quả đạn ấy là quả đạn được bắn đi đầu tiên khi "hữu sự" Cheesy Cheesy Cheesy
Logged

Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào.
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #283 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2011, 08:24:17 pm »

Nếu như bác VMH nói thì nhà sản xuất sao không cắt ngắn bớt cái nòng cho tiết kiệm
-----------------------------
 Ơ hay, cắt ngắn bớt nòng, bỏ đi phần nòng trơn thì hệ kín vẫn nguyên vẹn, áp suất khí thuốc trong lòng nòng sau phát bắn vẫn cao (thực tế là còn cao hơn vì nòng ngắn đi) và sẽ khó rút cát tút đạn ra, bác ạ! Grin
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
svailo
Thành viên
*
Bài viết: 1129



« Trả lời #284 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2011, 11:06:21 pm »

 ***************88
 Thuật phóng đạn của M79 , khác hoàn toàn các loại súng + pháo khác các bác ạ .
  Đạn AK ,đạn Đại liện ... thậm chí là cả đạn pháo các loại   có Cattut , thì trong cái cattut ấy luôn chứa đầy thuốc súng . Nổ   " Đòang " 1 cái , là đầu đạn bị đẩy bay vọt ra khỏi nòng .

 Nhưng cattut M79 , tuy rất to ( 40ly ) mà lại rỗng không .Phần thuốc súng , chỉ nằm trong 1 buồng rất nhỏ có nhiều lỗ thoát khí , ở chính tâm của đít cattut , áp sát vào hạt nổ . Khi bị kim hỏa đập , hạt nổ phát nổ, kích khối thuốc này cháy ngay , phụt khí vào buồng Cattut . Chiếc cattut rỗng đã trở thành 1 buồng điều áp cho cơ cấu phóng đạn . Khi áp lực khí thuốc cháy đã đủ lớn theo thiết kế , trong khoảng thời gian cực ngắn , thì đầu đạn sẽ bị đẩy tuột ra khỏi cattut  , lao vào nòng , xoắn theo khuơng tuyến và bay đi tới mục tiêu .
  Chiếc cattut rỗng trở thành 1 bình khí nén tức thời , và đầu đạn M79 được phóng đi theo kiểu gần như là bằng khí nén . Cho nên cattut chỉ hơi ấm ấm chứ không nóng bỏng bốc khói như các loại cát tút súng pháo khác , và ta nghe tiếng đầu nòng ( đề pa ) chỉ kêu cái " Toóc " giảm áp khí nén , chứ không " Đoàng " tăng áp đột ngột như AK , Đại liện ... súng pháo .

 Cho nên nòng ngắn nòng dài , mà khuơng tuyến thừa hay thiếu có lẽ cũng mới chỉ là 1 lý do nho nhỏ .
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Bảy, 2011, 11:17:43 pm gửi bởi svailo » Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #285 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2011, 03:26:35 pm »

***************88
 Thuật phóng đạn của M79 , khác hoàn toàn các loại súng + pháo khác các bác ạ .
  Đạn AK ,đạn Đại liện ... thậm chí là cả đạn pháo các loại   có Cattut , thì trong cái cattut ấy luôn chứa đầy thuốc súng . Nổ   " Đòang " 1 cái , là đầu đạn bị đẩy bay vọt ra khỏi nòng .

 Nhưng cattut M79 , tuy rất to ( 40ly ) mà lại rỗng không .Phần thuốc súng , chỉ nằm trong 1 buồng rất nhỏ có nhiều lỗ thoát khí , ở chính tâm của đít cattut , áp sát vào hạt nổ . Khi bị kim hỏa đập , hạt nổ phát nổ, kích khối thuốc này cháy ngay , phụt khí vào buồng Cattut . Chiếc cattut rỗng đã trở thành 1 buồng điều áp cho cơ cấu phóng đạn . Khi áp lực khí thuốc cháy đã đủ lớn theo thiết kế , trong khoảng thời gian cực ngắn , thì đầu đạn sẽ bị đẩy tuột ra khỏi cattut  , lao vào nòng , xoắn theo khuơng tuyến và bay đi tới mục tiêu .
  Chiếc cattut rỗng trở thành 1 bình khí nén tức thời , và đầu đạn M79 được phóng đi theo kiểu gần như là bằng khí nén . Cho nên cattut chỉ hơi ấm ấm chứ không nóng bỏng bốc khói như các loại cát tút súng pháo khác , và ta nghe tiếng đầu nòng ( đề pa ) chỉ kêu cái " Toóc " giảm áp khí nén , chứ không " Đoàng " tăng áp đột ngột như AK , Đại liện ... súng pháo .

 Cho nên nòng ngắn nòng dài , mà khuơng tuyến thừa hay thiếu có lẽ cũng mới chỉ là 1 lý do nho nhỏ .



 Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin

Cối Nã Phá Luân
http://www.napoleon-series.org/military/organization/c_mortars.html

Báng M79
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,18965.msg317266.html#msg317266



Đây là sơ đồ cối Pháp trước cách mạng, tức cối Coehorn Hà lan và Vauban Pháp. Cối này bắn rất gần, vài chục mét, dùng hộ thành, nó quăng đạn cầu xuống để phá xe công thành. Dễ thấy, M79 nhà bác cũng là cối.

Trước khi nói về cối, bác xem ảnh Vô Băng thì dễ hiểu cối ngay thôi mà.  Đức Vương xứ Vô Băng, Nguyên Soái Pháp Sebastien Le Prestre (1633-1707), công trình sư quân sự Pháp, đã để lại nhiều pháo đài được gọi là "kiểu Vô Băng", theo cách hiểu đúng thì "có kiểu thành như vô băng", Vô Băng là cái vùng đất có kiểu thành đó (nay là quận vô băng của Đức), là một căn cứ quân sự Pháp, mà ông nguyên soái đức vương kỹ sư cận thần.... có tên Sebastien Le Prestre xây theo kiểu đó khắp nước Pháp. Hoàn toàn không phải một ông vô băng phát minh ra kiểu thành đó, nhưng nhiều anh nhầm đem quăng văng mạng những cái ngu xuẩn. Thật ra thì kiểu thành hoa thị có tên tầu là đột giác này có từ tám kiếp, cái xứ vô băng ấy cũng lạc hậu.


Vừa rồi xem tv, cái lão làm ra cái huế mini sa sả giảng đạo, là Vauban nhà kiến trúc đề ra cái à la kiểu kiến trúc hiện đại nhất thế giới trong tk19 Grin .  Grin Grin Được thằng MC bóng bàn,
lão vô băng hiện đại nhất tk19 bảo: lão nặn tượng bằng bột đá,
thằng MC bảo: ôi trời ôi, công phu thế, bác mất công nghiền đá ra thành bột cơ à.

Lũ thộn, không ngờ làm nghề MC có thằng ngu thế, ra hàng bán xi măng mua chưa đến 1 ngàn 1 kg bột đá, người ta vẫn trộn màu đổ keo. Những chương trình cặn bã kiểu này thì VTC nó đầu trò
.


Một kiểu tầm bậy nữa là thế này: "Phương thức cấu trúc của loại thành luỹ này xuất hiện khi quân đội nhiều nước trên thế giới vượt qua khỏi thời đại chiến đấu bằng cung tên và gươm giáo, khi họ được trang bị vũ khí bắn đạn đẩy đi bằng thuốc súng.".  Grin Grin Grin Lúc cái ông vô băng ra đời, thì châu Âu đã dùng súng được 2-3 trăm năm. Các bác ccb thì già đi, con cháu càng ngày càng ngu.
http://khoahoc.baodatviet.vn/Home/KHCN/Nhung-phao-dai-noi-tieng-cua-Vauban/20097/47772.datviet


Để hiểu buồng đốt cối, thì bác xem cái sơ đồ thành vô băng thế này. Các góc nhô ra được dùng để đặt cối, như thế, địch đánh vào chỗ nào cũng bị nhiều cối chĩa vào, cối bắn đạn cầu chủ yếu xa vài chục mét phá xe công thành. Lúc bấy giờ, ở Đông Âu, do súng có tầm xa hơn nên kiểu này đã lạc hậu. Lúc đó ở Nga đang phát triển các pháo dã chiến và pháo đài Azop đã là công sự bán dã chiến, bắy đầu hết thời thành quách, nên vô băng chưa ra đời đã lạc hậu.
fortification à la Vauban
http://www.ikonet.com/fr/ledictionnairevisuel/arts-et-architecture/architecture/fortification-a-la-vauban.php






Vì cối bắn gần như thế, nên người ta làm buồng đốt hình cầu, mà mạn phép các bác, em thường gọi là kiểu cổ lọ. Kiểu này cho áp lực khí thuốc cao khi nhồi ít thuốc, đạn méo mó (như đạn cầu đá), hở nòng. Áp lực thuốc đủ thì thuốc mới cháy ổn định không văng đi, khí thuốc nhẹ, đạn rơi gẫy chân xạ thủ.






Đến cách mạng Pháp thì cối Pháp học cối Nga nhiều, tăng liều.




Lại tăng liều nữa, tầm đã xa hàng km rồi




Cái chính người Pháp không học được ở Nga là, tầm xa cần chính xác, đây là kiểu cối nòng xoắn đầu tiên, xoắn lăn chứ không xoắn xoáy như M79 nhà bác



Kiểu buồng đốt lệch kia khắc phục việc đạn nhỏ hơn nòng nẩy tưng tưng gây tản mát, ra đời thời Piotr đại đế, ngang thời gian vô băng sống




Pháo Pháp hồi cách mạng đều học nga nửa vời thế, nên nặng hơn, tầm ngắn, kém chính xác, khó dã chiến, mà dã chiến lúc đó là thời trang, thời trang thời bỏ thành quách. Kiểu nửa vời đó nhập khẩu sang Mỹ có tên "Pháo Napoleon". Truyền thống súng Mỹ từ đây, cối bắn xa hàng km đi tìm chim, nhưng lại đọ tầm xa. Đến nay súng Mỹ vẫn giữ truyền thống dek cần bắn trúng.





Đây là cái đạn M79. Phần thuốc phóng được bọc đệm để nó cháy trong áp cao trước khi tung ra giảm áp. Áp thấp thì thuốc cháy không đều, áo cao thì súng vỡ, đơn giản thế thôi, như cối cổ vậy.


=======================


Lâu nay thấy các bác bàn về súng phóng lựu M79. Tôi xin bổ sung một vài chi tiết:
- Súng phóng lựu M79 hay còn gọi là cối cá nhân (Sau đây gọi tắt là M79) là hỏa lực đi cùng của tiểu đội bộ binh Mĩ và chư hầu. Trong trang bị của tiểu đội Bộ binh mĩ 9 người thường trang bị 1 súng M79, 2 trung liên 5,56 mm; 1 đại liên 7,62 M60 còn lại trang bị AR15. Về thực chất M79 là hỏa lực ở giữa tầm ném của lựu đạn cầm tay và súng cối. M79 do hãng sản xuất vũ khí nổi tiếng của Mĩ Col chế tạo và sau này bán lại bản quyền sản xuất cho hãng SAMSUNG của Hàn Quốc. Là loại vũ khí cá nhân trang bị cho 1 người sử dụng, cấu tạo gọn nhẹ, có thể bắn thẳng hoặc bắn cầu vồng. Sử dụng nhiều loại đạn khác nhau như đạn nổ phá văng mảnh (HE), đạn khói, đạn chiếu sáng, đạn hóa học (CS). Tuy nhiên nó bắn đạn nổ phá văng mảnh là chủ yếu.
- Do là hỏa lực cầm tay đi cùng có thể bắn được mục tiêu sau khối chắn (bắn cầu vồng) lên nó phát huy tốt tác dụng, nhất là trên chiến trường VN (Chiến trường không phân tuyến). Đặc biết trong trận tiến công căn cứ Khe Sanh 1968, M79 đã phát huy tốt tác dụng khi quân ta dùng chiến thuật tiến công vây lấn như khi tiến công cứ điểm ĐBP. Tuy nhiên trên chiến trường VN tuy phát huy tốt khả năng kỹ chiến thuật, nhưng trình độ và bản lĩnh của người bắn là hết sức quan trọng (vì đây là vũ đánh gần).
- Thứ 3 hiện nay chúng ta đã đưa vào trang bị hỏa lực cấp tiểu đội BB (cùng B41, RPĐ, RPK, M79), tuy nhiên súng Mĩ nhưng dùng đạn ta. Hiện tại ta đã sản xuất được đạn M79 nhưng chất lượng kém, không bằng đạn của Mĩ, tỉ lệ đạn không nổ cao.

Lại xin hồn. Dăm ba quả đạn làm ra để tận dụng súng cũ. Mình chưa thấy đơn vị nào chính thức trang bị M79, mà vai trò của nó như súng bắn tỉa, là vũ khí trang bị không thường xuyên.

M79 đã dạy cho Liên Xô một bài học hiếm hoi về vũ khí, đến lượt bác Tầu thấy thích quá lại làm vội. Súng rất nhẹ và nhiều đạn so với B40, B41, M72... nhưng gây những bất ngờ , ví dụ như rót vào lưng địch đang đối đầu trực tiếp gần như không có tiếng nổ và chớp đầu nòng (thật ra là có nhưng bắn gián tiếp không chú ý). Sau 1975 thì Liên Xô lao vào làm vội GP lắp cho AK.

Ta cũng vậy, có trang bị chính thức thì GP, ai dùng M79 làm gì. Đanh Cam thì ai cấm tận dụng.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Bảy, 2011, 03:56:04 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
Lethao1394
Thành viên
*
Bài viết: 418


« Trả lời #286 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2011, 08:57:32 pm »

Cái này thì đơn giản thôi, bác svailo. Đây là thiết kế có tính toán của nhà sản xuất nhằm giảm áp suất trong nòng súng sau phát bắn. Khẩu M-79 có nòng dài 375mm và cỡ đạn là 40mm, trong khi đó khẩu AK-47 cỡ đạn 7,62mm mà nòng dài những 415mm. Chưa kể, AK còn trích khí để lùi bệ khóa nòng. Áp suất trong lòng nòng súng khi là hệ kín (đạn đang di chuyển trong nòng và đầu đạn miết vào rãnh khương tuyến tạo kín) là rất lớn, nòng càng dài thì áp suất này càng giảm (theo chiều đi của đầu đạn), M-79 ưu tiên tính năng gọn nhẹ nên nòng súng ngắn, đạn thì to nên nhà sản xuất bắt buộc phải để trơn miệng nòng nhằm giải phóng nhanh áp suất khí thuốc, giúp cho việc tháo vỏ đạn, nạp viên đạn tiếp dễ dàng hơn.

Còn việc đầu đạn M-79 vừa khít đoạn đầu nòng không rãnh khương tuyến thì càng đơn giản hơn. Gọi là đạn 40mm nhưng thực tế đầu đạn M-79 lớn hơn 40mm, cái có số đo đúng bằng 40mm là khoảng cách của đỉnh các khương tuyến đối diện trong lòng nòng súng. Chỉ như thế, khi dưới áp lực tăng đột biến của thuốc phóng thì đầu đạn có vỏ đồng mềm mới chui vào lòng nòng và xoay miết trên các rãnh khương tuyến, đồng mềm sẽ bịt kín phần lõm của rãnh với tác dụng làm kín để bảo tồn áp suất khí thuốc. Đầu đạn quay theo chiều xoay của rãnh khương tuyến tạo độ xoay của đạn khi ra khỏi miệng nòng làm cho đạn bay ổn định hơn, giảm độ tản mát.

P/s: Ngày trước còn có bác cựu tuyên bố là M-79 nòng trơn cơ! Grin
Em nhớ M79 chỉ có 4 đường khương tuyến thôi, mà độ xoắn cũng lơi và ngắn? em nghĩ đường khương tuyến của M79 ngắn tạo dộ xoay vừa đủ ổn định đường đạn vừa xoay đầu đạn đủ vòng (đạn gián tiếp) giải phóng kim hỏa trên đầu đạn,vì  xoay với vận tốc góc quá lớn dễ kẹt các bánh ren không giải phóng được kim hỏa.Đây là suy nghĩ của em sau khi khám phá đầu đạn gián tiếp
Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #287 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2011, 10:11:20 pm »

Cái này thì đơn giản thôi, bác svailo. Đây là thiết kế có tính toán của nhà sản xuất nhằm giảm áp suất trong nòng súng sau phát bắn. Khẩu M-79 có nòng dài 375mm và cỡ đạn là 40mm, trong khi đó khẩu AK-47 cỡ đạn 7,62mm mà nòng dài những 415mm. Chưa kể, AK còn trích khí để lùi bệ khóa nòng. Áp suất trong lòng nòng súng khi là hệ kín (đạn đang di chuyển trong nòng và đầu đạn miết vào rãnh khương tuyến tạo kín) là rất lớn, nòng càng dài thì áp suất này càng giảm (theo chiều đi của đầu đạn), M-79 ưu tiên tính năng gọn nhẹ nên nòng súng ngắn, đạn thì to nên nhà sản xuất bắt buộc phải để trơn miệng nòng nhằm giải phóng nhanh áp suất khí thuốc, giúp cho việc tháo vỏ đạn, nạp viên đạn tiếp dễ dàng hơn.

Còn việc đầu đạn M-79 vừa khít đoạn đầu nòng không rãnh khương tuyến thì càng đơn giản hơn. Gọi là đạn 40mm nhưng thực tế đầu đạn M-79 lớn hơn 40mm, cái có số đo đúng bằng 40mm là khoảng cách của đỉnh các khương tuyến đối diện trong lòng nòng súng. Chỉ như thế, khi dưới áp lực tăng đột biến của thuốc phóng thì đầu đạn có vỏ đồng mềm mới chui vào lòng nòng và xoay miết trên các rãnh khương tuyến, đồng mềm sẽ bịt kín phần lõm của rãnh với tác dụng làm kín để bảo tồn áp suất khí thuốc. Đầu đạn quay theo chiều xoay của rãnh khương tuyến tạo độ xoay của đạn khi ra khỏi miệng nòng làm cho đạn bay ổn định hơn, giảm độ tản mát.

P/s: Ngày trước còn có bác cựu tuyên bố là M-79 nòng trơn cơ! Grin
Em nhớ M79 chỉ có 4 đường khương tuyến thôi, mà độ xoắn cũng lơi và ngắn? em nghĩ đường khương tuyến của M79 ngắn tạo dộ xoay vừa đủ ổn định đường đạn vừa xoay đầu đạn đủ vòng (đạn gián tiếp) giải phóng kim hỏa trên đầu đạn,vì  xoay với vận tốc góc quá lớn dễ kẹt các bánh ren không giải phóng được kim hỏa.Đây là suy nghĩ của em sau khi khám phá đầu đạn gián tiếp


Xoáy mạnh thì ngòi nhiều răng, xoáy ít ít răng, lo gì. Đường đạn người ta tính thế rồi, đạn M79 vận tốc nhỏ, cần gì xoáy quá. Nhân nói chuyện xoáy, ở đây em đề cập đến mặt khác của nòng xoắn đạn xoáy. Các bác đã biết rồi, đạn cánh đuôi rất cồng kềnh, dài gấp đôi đạn thường, dùng cho cối cá nhân đến là bất tiện.



Mỹ là nước đường đạn tệ nhất trong số các nước phát triển mới làm đạn M79 như thế, mặc dù ý tưởng cối cá nhân này rất hay, nhưng thực hiện lại tồi, nên mất đứt một biên chế súng, trong khi, khi Nga cảm thấy cái hay từ ý tưởng này, thì họ làm thành vũ khí phụ 1,5kg mà tính năng tương đương, không mất biên chế nào. Ấy là vì cái chốt: Mèo không nạp miệng được cho M79.

Ở đây, các bác đều là lính, thì chắc cũng đã chứng kiến, súng AK cũ khi bỏ viên đạn mới tháo khỏi vỏ, chưa bắn, thì đạn lọt thỏm chạy từ đầu đến đít nòng, nhưng đạn bắn rồi thì khít chặt. Đó là do đạn nở thân và xòe váy trong nòng, chấp nhận nòng mòn, nên nòng súng rất bền và chính xác. Người Mỹ 150 năm qua không thể hiểu nổi điều này. Đạn AK mòn đến 0,5mm đường kính vẫn bắn tốt. Các loại súng dùng đạn chì đúc như Berdan hay Mosin nguyên thủy mòn đến 1mm đướng kính vẫn thoải mái, đủ để bắn hàng vạn đạn, trong khi hiếm có súng phát một nào đã từng được bắn một vạn đạn trong đời. Người ta có nhiều kũ thuật đổ chì, làm váy, làm lõi... để các loại đạn khác nhau tăng khả năng nở thân xòe váy.

Gần đây nhờ có Huy Phúc dạy khôn  Grin Grin Grin, mèo hoang cũng biết làm cái váy đổ chì cho dễ xòe , nhưng váy may thế nào, nóng chảy luôn trong nòng ở Afghan, lính kêu um tỏi, lại bỏ.




Đạn cối GP-25, GP-30 làm nở thân hơi phiền, vì trong nó chứa liều phá, nén thân lại để nở thì liều nó phá luôn, đại pháo nạp sau thì chỉ cần làm đai đồng là xong, còn nạp miệng mới khoai, thế nhưng đầu bác học thì thiếu gì cách, nên GP-25/30 vẫn là cối, vẫn nạp miệng, không cần quy lát, và đương nhiên là gọn nhỏ đơn giản. Các bác xem thì thấy ngay, thân đạn có rất nhiều đai ăn xoắn, nhưng thân mềm, thân nó hơi nở ra bằng các khe xen giữa các đai này làm mềm thân, làm nòng xoắn nhưng nạp miệng khá khoai đấy các bác ạ.
Thuốc phá không được đẩy đi, mà nó được treo để....kéo đi  Grin. Cái phụ gia thuốc nổ phá tạo ra tính chất này là bí quyết của việc thân đạn nở mà thuốc không nổ.

http://world.guns.ru/grenade/rus/gp-25-and-gp-30-e.html



VOG-25



VOG-25P, nó nẩy lên mới nổ
http://www.palba.cz/forumfoto/albums/userpics/11085/naboj_40mm_VOG-25P_princip.png




<a href="http://www.youtube.com/watch?v=zo69L4nCdSs" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=zo69L4nCdSs</a>











Đây là đạn Berdan II 1870 nở ra trong nòng, đạn Berdan đúc bằng chì nên dễ nở. Thân đạn phình ra ăn xoắn, còn đuôi đạn mặc váy, váy xòe ra kín khí
http://i972.photobucket.com/albums/ae209/huyphuc1981_nb_1/bai_sung/dan/Fedorv_lsst/nberdan.jpg




Krnka, đầu đạn là model 1857, nó được thiết kế để nở ra trong nòng. Súng Nga M1857 là súng nòng xoắn nạp mệng, nó được hoán cải từ súng nòng trơn cũ, gia công rãnh xoắn bằng cách đóng một loại dao chạy dọc nòng, do dùng bất tiện nên loại súng này ít gặp. Đến năm 1867, súng này hoàn cải lần nữa ở nhà máy Krnka Áo-Hung, lần này là khai hậu, tức mở đuôi nòng hoán cải sang đạn vỏ đồng. Kiểu hoán cải này có ở nhiều nước ngày đó. Trong hình là đầu đạn làm rỗng, khi bắn, khí thuốc làm đầu đạn này nở ra ăn khít nòng. Cái lõm đuôi này được Mỹ gọi là Miniê 1859 vì có một ông sỹ quan Pháp tên thế sang Mỹ kiếm ăn bán vung phát minh mang tên ông  Grin. Đạn kiểu này chuyên dùng cho nòng xoắn nạp miệng, vì là súng hoán cải nên dùng luôn cho vỏ đồng nạp sau.


Súng khác thời đó


Các đạn hiện đại dài thì chỉ làm váy thế này thôi, khi bắn, váy tốc lên rất mềm, kín khí. Có chỗ tốc váy thì hở hang, có chỗ tốc váy lại khít khìn khịt như ...
http://i972.photobucket.com/albums/ae209/huyphuc1981_nb_1/bai_sung/41t9s57094xahjb65ca_tn_800x600.jpg



Đạn Mauser Đức 193x, trong đạn có lõi thép cứng, sau đạn đổ chì, có váy, vỏ bọc đồng mềm, lõi và đuôi chì chèn nhau phình ra như Berdan trên, ăn khít xoắn, còn váy tốc lên kín khí.
http://www.deutsche-kriegsmarine.de/Bilder/Gewehre/Gewehrmunition-2.jpg



Đạn Nga 193z


Mosin nguyên thuủy 1891 đầu đúc chì


Mosin bắt đầu lõi thép vỏ đồng khỏng 1900, lúc này chưa có đường đạn chống trên mũi nhọn 1908

« Sửa lần cuối: 03 Tháng Bảy, 2011, 10:33:57 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
SaigonGuider
Thành viên
*
Bài viết: 540


Kẻ thù buộc ta ôm cây súng...


« Trả lời #288 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2011, 12:11:01 am »

@huyphuc1981_nb: Bác cho SGG hỏi một câu nhé.
So với đạn AK hay đạn pháo, có nhiều loại "đầu đạn" khác nhau, với nhiều tính năng khác nhau - thì dường hư loại M79 này, lại có nhiều "trái đạn" khác nhau (tức là vẫn đảm bảo ứng dụng nhiều tính năng khác nhau)
Điều đó đồng nghĩa với nhiều loại "áp suất liều phóng" khác nhau phải không ạ?

Có thể, cách gọi theo cách hiểu cá nhân SGG dẫn đến không dùng đúng từ chuyên môn. Nhưng hy vọng Bác huyphuc1981_nb hiểu được ý mà SGG muốn nhờ Bác xác nhận giúp!

Thân,
Logged

CHIẾN BINH ĐẤT NUNG - Một đời chinh chiến, đôi khi chỉ vì... một nụ hôn...!

Tôi có một niềm tin: Các ANH rồi sẽ về, dù có... muộn!
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #289 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2011, 12:21:22 am »

@huyphuc1981_nb: Bác cho SGG hỏi một câu nhé.
So với đạn AK hay đạn pháo, có nhiều loại "đầu đạn" khác nhau, với nhiều tính năng khác nhau - thì dường hư loại M79 này, lại có nhiều "trái đạn" khác nhau (tức là vẫn đảm bảo ứng dụng nhiều tính năng khác nhau)
Điều đó đồng nghĩa với nhiều loại "áp suất liều phóng" khác nhau phải không ạ?

Có thể, cách gọi theo cách hiểu cá nhân SGG dẫn đến không dùng đúng từ chuyên môn. Nhưng hy vọng Bác huyphuc1981_nb hiểu được ý mà SGG muốn nhờ Bác xác nhận giúp!

Thân,

 Grin Grin Grin Grin Pháo to thì chia ra liều ra đầu , còn pháo con con này liều đầu gì. Đúng là nó có nhiều loại đạn, AK hay M16 cũng thế. Ngoài đạn sát thương, vạch đường, còn đạn cháy chẳng hạn.
M79 có hai loại đạn chính là sát thương và xuyên lõm có mảnh sát thương, xuyên lõm của nó yếu, nhưng cũng phá được ô tô xe máy  Grin Đầu đạn của nó là đầu chống trên mũi nhọn điển hình, ngòi nhẹ đi trước, thuốc đặc nặng đi sau.






================= Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin

M79 có khương tuyến đến đầu nòng các bác ợ, lâu ngày không dùng các bác quên tịt cả, em không nhớ lắm, nó có 4 gờ xoắn chữ nhật rất hẹp thì phải. Phần không có khương tuyến là phần sau nòng, lúc chổng đít nó lên nạp đạn là thấy. Súng này nhẹ, hôm nào các thủ trưởng bắt mang súng là lôi nó đeo làm đồ chơi ra bãi.



Ôi chèo, đúng là cái dân Mèo Hoang ngớ ngẩn, cái buồng đốt cổ lọ cao áp của cối cổ bắn đạn cầu đá méo, chúng nó đặt tên kêu ơi là kêu "The High-Low system also referred to as the "High-Low Pressure system", the "High-Low Propulsion System", and the "High-Low projection system" Grin Grin Grin Grin Grin. Không cố đi tìm cái ảnh bên trong nòng M79 cho các bác thì không thấy đâu nha, ảnh không thấy, thấy luôn "The High-Low system".  Grin Grin
http://uk.ask.com/wiki/High-Low_System

Hóa ra, trước cách mạng Pháp 1789, người Pháp đùng cối có "The High-Low system". Giờ mới biết, mẹ ghẻ ta văn minh thế cơ ạ  Grin. Có lẽ, "High-Low Propulsion System" do ông Vô Băng phát minh ra cũng nên  Grin.
 Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin

Em đi ngất đây. Grin






===============
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Bảy, 2011, 03:57:12 am gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM