Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:52:35 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vũ khí sử dụng trong CTBG Tây Nam và chiến trường K  (Đọc 296010 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #210 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2010, 05:51:38 pm »

hehe bác huy phuc có thông số trái lựu đạn em chã post không ? ngày xưa chuyên cầm trái này mà mù mờ quá nên không dám dùng thử  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
trung-truc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 424



« Trả lời #211 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2010, 10:15:09 am »

Về loại lựu đạn TQ mà mấy anh post hình lên ở hướng tui đóng quân không thu được nên không rõ. Khoảng giữa năm 1987 E96 có thu được nhiều lựu đạn của TQ cấp cho Pốt, thứ tui thấy nó hình quả cà na đường kính khoảng 40mm vỏ thép màu đen có sọc dọc thân, nhưng là loại giật nụ xoè. Trên đầu có nắp tole sắt vặn ren có roăn cao su chống ẩm. Mở nắp ra thấy bịt lại miệng là tấm giấy dầu mỏng màu xanh hoặc màu đỏ (chọc thủng tấm giấy thì lôi ra dây nụ xoè), loại giấy màu đỏ là loại nổ ngay (dủng để bẫy) loại giấy bịt màu xanh là loại ném nhưng thời gian chỉ 2~3 giây là nổ, do đó phài móc dây nụ xoè vào ngón tay rồi ném mạnh: lựu đạn bay đi, dây nụ xoè còn lại. Anh em E96 cột vào gốc cây rồi dùng dây để giật thử cho nổ mới biết được. Mấy ông E96 gạ tui đổi 1 quả M67 lấy 4 quả cà-na xanh, tui thấy dùng phức tạp quá nên không đồng ý! Nếu hồi đó mấy anh thử cột dây giật thử chắc cũng biết!!!
Logged

Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào.
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #212 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2010, 11:30:36 am »

@trung_truc : hehe năm 87 khi về nước dự đại hội em được thằng đồng hương cho mượn 1 trái lựu đạn giống y như bác tả . Trái này nhìn bên ngoài không giống trái lựu đạn mà em thấy nó giống lọ hoa hay chai rượu hơn ( vì cái nắp vặn giống y như nắp chai  Grin )
Loại này nhỏ gọn đến nổi khi lên máy bay tất cả vũ khí chất nổ đều phải gời lại riêng em đút túi quần lọt qua bọn kiểm soát tỉnh bơ  Grin Chỉ phiền một nổi mình xách lựu đạn về nước giật le với bạn bè mà không ai nhìn ra nó là trái lựu đạn  Grin
Khi em trả lại cho thằng đồng hương xúi nó đem ra suối đánh cá nó cũng không dám vì thấy lạ quá  Grin Chổ bọn em chỉ dám sài loại lựu đạn cầu của VN cho nó lành  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #213 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2010, 12:07:07 pm »

Khỉ, bọn nó đặt chế độ không cho ké link

hehe bác huy phuc có thông số trái lựu đạn em chã post không ? ngày xưa chuyên cầm trái này mà mù mờ quá nên không dám dùng thử  Grin

Nó chính thị là bản sao M67 Mỹ đấy. Đây là trào lưu thiết kế lựu đạn nhỏ ngọn, bi sắt, mảnh dầy đặc nhưng xiên không sâu, kiểu đạn ria. Nhà ta có quả cau. Cái này của anh Tầu có thêm cái nắp chụp kiêm chốt. Thằng ngợm này nó mang cả ổ thì có khi là lắp ngòi ăn tươi để gài.
Kiểu này tồn tại lâu, model 8x, bắt đầu là kiểu 82, tức 无柄手榴弹 81式 = vô bính thủ lựu đạn 82 thức =lựu đạn không chày kiểu 82. Kiểu trong ảnh là kiểu 82-2 hoặc 91, kiểu 98 bỏ phát minh vòng bảo vệ đi, quay về chốt như... người ta. Kiểu mỏ vịt Tầu có vỏ tôn dập, bi nhỏ, thì bắt đầu là 73 thức, nhưng không nhiều, sau các kiểu chày chuối quá thì loại này mới phổ biến, từ hồi Pốt. Kiểu 82 có khá nhiều phiên bản, trong đó, có hai kiểu 82-2 và 82-3 hay gặp, khởi đầu cho kiểu mỏ vịt "nghiêm chỉnh", thay thế loại chày quá cổ và các kiểu mỏ vịt Tầu tự phát minh. Tức là, phiên bản 82 sinh ra sau chiến tranh Biên Giới, Tầu cũng như Mèo, lại vứt hết phát minh phát kiến phát ong nội địa được liếm bóng loáng, đi copy cho lành. Kiê4ur 81 lựu đạn và 81 súng trường là đặc sản của thời Đặng tiểu bình.

Model 82-1/2/3 là khởi đầu cho kiểu mà các bác post , tức kiểu lựu đạn mỏ vịt nhẹ, vỏ tôn dập, sát thương bằng bi thép rời hoặc dập liền lên vỏ. 82/1 là nụ xòe "mỏt vịt kiểu tầu", 82/2 là thử nghiệm nặp chụp phát minh Tầu, sau được dùng. 82/3 là bắt chước Nga Mỹ =lành mạnh nhất.
http://www.quansuvn.net/index.php/topic,16395.msg246663.html#msg246663


Trong khi model 82-4.. lại bắt chước kiểu trái na Liên Xô hay Mỹ (như MK-II Mỹ hay dùng ở Vịt, F-1 Liên Xô).



Quay về dòng 82-2
http://www.zerose.com/club/read.php?tid=616
Người Tầu không dập liền bi lên vỏ như Mỹ, mà đúc bi trong keo nhựa bên trong vỏ tôn, như nhà ta
Total weight: 260 g diameter: 48 mm Length: 85 mm Charge: 62 grams TNT
Fragment: 330 radius: 6m delay 2.8-3.8 seconds (đẳng mỏ vịt)
Thường, các lựu đạn mỏ vịt nhẹ đầu lắp RDX, nhưng anh tầu tiết kiệm dùng TNT như thủ pháo nặng !!!


84

91



98. May quá, người tầu đôi khi cũng thấy "chẳng giống ai" có vẻ lạc hậu. Cái này lại lặp lại Tây Âu 300 năm qua, phát kiến phát ong, la liếm, tự sướng một hồi, rồi lại quay về sao y bản chính Đông Âu. Rồi lại phát kiến phát ông, cải tiến cải lùi.... và lại chẳng giống ai. Mình sẽ làm chuyên luận về tính "vũ khí chẳng giống ai" này từ Âu, Mỹ, để chúng ta nhìn rõ bụng bác Béo.



Khoa học tầu khựa là đại cách mạng văn hóa vô sản. Khoa học gì các đại lý thuyết công xã đại trại, toàn dân làm gang tháp, tận diệt chim sẻ, bơi vượt trường giang... Kiểu này nhập về Vịt khối ra. Mỗi thế hệ chính trị lên, chúng nó lại tổ chức nghiên cứu, rồi chứng minh thời đại của thằng mới là thiên đỉnh, thằng cũ vứt, thế thôi. Cái bệnh này di truyền từ tây Âu đi khắp thế giới, nhưng thật ra, ở đâu cũng có, và tầu mới là thiên đường của khoa học la liếm. Nó là một môn khoa học, môn nghệ thuật siaau đẳng, đáng tiếc sính ra từ đạo nho, gọi là hủ nho, chuyên liếm bóng đồ lởm, một kết hợp của những kẻ hầu hạ hèn nhất là hoạn quan và người biết chữ của đạo nho, mình hay gọi là bồi lưỡi hay là bồi mõm, kiểu các hoạn quan bồi vua chúa cung phi trong việc đó, hầu hạ hết mình với đủ nghệ thuật mà chả biết cuộc sống này dùng để làm gì, vì cái mục tiêu cuộc sống đã bị cắt phéng rùi.

"手榴弹" 77式 = thủ lựu đạn 77 thức (nhà ta thì báo chí hay gọi sai là lựu đạn, xuất phát từ cách gọi tắt của lính cái cụm từ dài kia), thực chất, hiện nay, bên đặc công dùng "pháo tay", hay quân đội dùng lại từ cũ "thủ pháo" là đúng. Lựu đạn=đạn có mănhr văng sát thương (hột lựu), có thể là đạn bắn từ máy bắn đá, súng, bom máy bay tự do, đạn tên lửa, đạn tự hành......... và tất nhiên là ném tay. Ném tay là thủ, tiếng tây "lựu đạn" = trái phá sát thương không có từ riêng, viết cả cụm, còn "trái phá" là grenade, tương đương từ "pháo" trong tiếng tầu và Hán Việt. Như vậy, tiếng ta đúng hơn tiếng tầu, "thủ pháo" , "pháo tay" là đúng nhất. Hồi bắn đầu hình thành khoa học quân sự ở ta, dùng song song "lựu đạn" (xem bài "Đoi Mắt," Nam Cao, tết 1948), và thủ pháo (đầy trong các sách quân sự). Thấy rõ hiện tượng báo chí không chuyên thiên về lựu đạn, còn quân sự chuyên nghiệp là thủ pháo=đúng đắn.


 Chính là cái nụ xòe mà các bác nói, loại lự đạn thô sơ nhất quả đất. Cái cách móc ngón tay vài vòng nụ xòe ấy là "mỏ vịt tầu", để có tác dụng như mỏ vịt, ném ra khỏi tay mới điểm hỏa.  Grin Grin Grin Chốt an toàn dĩ nhiên là vòng nụ xòe đặt trong lỗ chầy. Mảnh sát thương là gang xám đúc.

Kiểu 77. "手榴弹" 77式 = thủ lựu đạn 77 thức. Lựu đạn chầy kiểu 77. 355-385 gram cả pháo, 70 gram TNT, đường kính lớn nhất 48mm, dài cả pháo 171-173mm. Khối lượng mảnh sát thương 270 gram vỏ mgang đúc liền, nhiệt độ làm việc +-40 độ C. bán kính sát thương 7 mét. Điểm hỏa nụ xòe (giật nổ bằng cọ sát). Thời gian cháy 2,8-4 giây (đẳng mỏ vịt, vì vậy, giật xong mới ném như nụ xòe thường là nguy hiểm), đúng như các bác mô tả.
Đây là đẳng cấp lựu đạn chầy mà nhà ta tự làm hồi Kháng chiến 9 năm. Có thể gọi là "mỏ vịt kiểu tầu" . Kiểu 77 thừa kế kiểu 67 mà không cải gì nhiều, là đặc sản của cách mạng văn hóa.

http://baike.zhige.net/doc-view-2723
Hay trang dịch máy
http://translate.google.com/translate?js=n&prev=_t&hl=en&ie=UTF-8&layout=2&eotf=1&sl=auto&tl=en&u=http%3A%2F%2Fbaike.zhige.net%2Fdoc-view-2723



Các bác K quá thông minh, đúng là các bác K đã tự khám phá ra yếu lĩnh của "mỏ vịt kiểu Tầu", dân ta đúng là quá thông thái về chiến trận. Đây, móc ngón tay vào vòng nụ xèo và ném, lựu đạn bay đi, vòng ở lại, có tác dụng như mỏ vịt. Tất nhiên, không ít chiến sỹ cả Tầu lấn Pốt nướng tiểu đội mình vì cái dở người này, người tầu luôn tự hào rằng, chẳng ai làm điều này và thế là họ thông thái nhất quả đất !!! gọi là chẳng giống ai.
Thứ nhất là, hướng ném và tầm ném bị cản lại, riêng về hướng là rất mạnh, các bác biết cái chầy nó quay rồi, khi dây căng ra, cái chầy quay đổi hướng lựu đạn rất mạnh. Thứ hai, nếu có khuyết tật thích hợp ở dây và nụ xòe, lự đận sẽ bay yếu hoặc may mắn khi lệch hướng va phải cái gì đó ngay trước mặt, hoàn toàn không kịp làm bất cứ điều gì.




« Sửa lần cuối: 06 Tháng Chín, 2010, 12:36:26 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #214 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2010, 12:15:04 pm »

hehe cám ơn bác huy phúc  Grin cái trái đầu tiên từ bên trái qua chính là cái trái năm 87 em mang về nước đấy , đến bây giờ mới được nhìn lại nó lần thứ 2  Grin
bác trung trực nhìn xem phải loại bác tả không  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
trung-truc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 424



« Trả lời #215 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2010, 01:52:56 pm »

Cám ơn bác huyphuc1981 đã viết bài chi tiết, đúng là quả 82-1 bên trái đó nhưng lúc tui thấy tại mặt trận thì vỏ cuả nó bằng thép đúc có sọc xuôi sơn đen. Đúng là nó nhỏ gọn dễ cất giấu như lựu đạn mini vậy! Nhưng nhìn không "ngầu" như M26 hay M67 được! Thường dân nhìn chả biết nó là cái gì, thì đâu có đe ai được!!!
Logged

Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào.
trung-truc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 424



« Trả lời #216 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2010, 12:11:47 pm »

Sục sạo trên mạng tìm được loại bom cam của Mỹ sx, mà Quân khí VN đã dùng để cải tiến làm đầu đạn B40 sát thương bộ binh. Được QTNVN sử dụng tại chiến trường K. Loại nầy người Mỹ dùng ống phóng chứ không phải chứa trong bom mẹ như các loại bom bi khác. Vỏ bom bằng thép đúc có sọc xuôi nhằm tạo nhiều mảnh nhỏ khi nổ.
Data for BLU-24/B and -24B/B:
Length: BLU-24/B: 94 mm (3.70 in); BLU-24B/B: 95 mm (3.75 in)
Diameter: body: 70 mm (2.75 in); shroud: 71 mm (2.80 in)
Weight: 726 g (1.6 lb)
Explosive: 119 g (0.26 lb) Cyclotol

Vỏ bom

Quả bom
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Chín, 2010, 12:20:50 pm gửi bởi trung-truc » Logged

Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #217 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2010, 07:28:25 am »

http://www.quansuvn.net/index.php/topic,18217.msg254876.html#msg254876

Phúc ới một cái là lại về đây à ?  Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin

Các bác ở K có bác nào nhớ một số cái B (B40 , B41, RPG, anti tank, hoả tiễn đồng...). Theo lời B trưởng cũ của Phúc , thì có cả B63, chắc là 63 thức, hay cái gì đó... Đặc trưng là khoan đất rất sâu, được mô tả là cày từ hè vào giữa nền nhà. Hồi ấy ta vẫn nhiều B40, mà nó đã chủ yếu là 69 thức , gần giống B41 (Tầu không dược chuỷen giao licese B41, nhưng nhái, theo đánh giá của các chuyên gia, 69 thức điểm hoả không chính xác lắm, dẫn đến giảm sức xuyên - cần chính xác đến phần vạn giây, điều này dẫn đến viẹc phải tăng độ chính xác đường đạn, để bắn chỗ hiểm-> lại dẫn đến cần tăng sơ tốc, vì sơ tốc đạt được trong nòng chính xác, không như tốc độ đạt được bởi tên lửa, đã ra ngoài.

Cái khó là có đến vài kiểu từ B40 Tầu (56 thức), đến B41 Tầu (69 thức và các cải tiến của nó ). Các bác cứ như sở voi là được, bác nèo bảo voi giống đỉa hay giống chổi đều được, giúp em . Grin Grin Grin Grin Grin
Logged

Ờ, ừ, thì ký.
trung-truc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 424



« Trả lời #218 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2010, 09:27:03 am »

Về loại B63 mà bác huyphuc vửa viết trên đó. Tại F309 các E bộ binh đều có thu của Pốt và sử dụng luôn, kể cả B69. Đầu tiên tui nói qua đạn B69: đạn nó giống đạn B40 nhưng đường kính đầu đạn nhỏ hơn, nhưng phần trụ đầu đạn dài hơn, các cánh định hướng thép hình thang vát xéo ngược do đó dễ lắp đạn vào súng hơn B40. Đuôi đạn dài hơn B40 nhưng ngắn hơn B41, do đó không dùng lẫn nhau được. Đạn B69 không có cơ cấu tự huỷ, nên dùng bắn cầu vồng được như B40, nhưng tầm bắn xa hơn.
Theo trí nhớ của tui, khẩu B63 dài hơn khẩu B40 một chút, cỡ nòng khoảng 60mm. Hình thù hơi giống khẩu Bazoka của Mỹ. Đạn thì TQ tổ hợp sẵn trong ống nhựa cứng (dạng nhựa composit). Ống đạn dài độ 550mm, phía đuôi ống bịt kín, phía đầu đạn thì nhìn thấy chóp. Khi bắn ống đạn lắp từ đuôi súng giống như lắp đạn ĐK, nhưng không có khoá nòng. Sau đó kéo một cái nút bên hông súng có hành trình độ 300mm, mở khoá và bắn. Xạ thủ bóp cò thì cái nút lúc nãy bị lò xo ép bật ra tạo xung điện gây nổ tống đầu đạn bay ra phía trước, ống đạn văng ngược phía sau theo luồng lửa hậu. Do tiếng nổ đầu nòng nhỏ, nên xạ thủ có thể vác vai ngắm bắn nhiều phát mà không bị ù tai như B40 hay B41 hoặc B69 (đo đạn có một phần liều phản lực để tăng tốc thêm khi bay ra khỏi súng). Tui có thử đo vết đạn do Pốt bắn gim vào bờ đất: miệng lỗ chưa đến 200mm, xỏ thử cái que dài độ 2,5m và cả cánh tay của tui cầm que mà chưa tới đáy!
Các loại vũ khí của Pốt xài, lính mình đều có xài vì thu của địch đánh địch nhằm tiết kiệm vậy thôi, cũng như lấy mìn 652A, 652B, K58, KP2 của Pốt gài lại Pốt vậy.
Logged

Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào.
OldBuff
Trung tá
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #219 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2010, 01:16:28 pm »

Đã chuyển một số bài hỏi đáp của bạn mrquang về chủ đề "Hỏi nhỏ-đáp khẽ..." bên chuyên mục "Kiến thức quốc phòng".

Đề nghị bạn mrquang đọc kỹ Nội quy Diễn đàn và tham gia thảo luận phù hợp với Chủ đề!
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM