Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:30:38 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vũ khí sử dụng trong CTBG Tây Nam và chiến trường K  (Đọc 295992 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Emchã
Thành viên
*
Bài viết: 36


« Trả lời #200 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2010, 02:03:32 pm »

Đây bác! Smiley
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Tám, 2010, 02:08:55 pm gửi bởi Emchã » Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #201 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2010, 02:28:48 pm »

hehe cám ơn em chã , nó đó  Grin Hồi đó mỗi lần địch bỏ chạy tụi nó thường vất dưới đất cho lính mình lượm nên bọn em nghi đó là loại nổ liền địch gài lính mình  Grin
Năm 89 khi nghe tin rút quân về sẽ bị thu hết súng ống thằng nào không có lựu đạn thì phải ráng đi xin sỏ , đổi chác 1 - 2 trái này để lận lưng  Grin
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Tám, 2010, 02:34:14 pm gửi bởi haanh » Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
Emchã
Thành viên
*
Bài viết: 36


« Trả lời #202 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2010, 02:32:17 pm »

Hehe, 1 chú dân quân ly khai vùng Kashmir Pa-Ấn bị lính Ấn bắt tháng 4-2009. Chú này mang 1 khẩu RPG, đạn và từng đó trái lựu đạn!  Roll Eyes
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Tám, 2010, 02:37:39 pm gửi bởi Emchã » Logged
SaigonGuider
Thành viên
*
Bài viết: 540


Kẻ thù buộc ta ôm cây súng...


« Trả lời #203 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2010, 02:55:33 pm »

Vì vụ này mà cụ em bị kiểm điểm trước D luôn nên mấy cụ mới bảo là kỉ niệm vui. Nên chắc là mấy cụ không đùa đâu Smiley
Sỏi làm sao mà kẹt được hả bác, có điều vừa ra khỏi nòng thì nó đã nát vụn và để lại hậu quả ở 4 đường khương tuyến.
Bác MinhGiang không bịa vì bác ấy nghe người khác nói lại mà. Grin
Nhiều ông hay nói gọn vì nghĩ là người nghe chắc cũng biết qua ít nhất là cơ bản?!
...chỉ dùng lực của hạt nổ mà như vậy không thể đẩy đầu đạn thật ra khỏi nòng, sẽ kẹt nòng, vậy mới dùng một viên sỏi nhỏ hơn nòng ( nên phải dùng đất sét bịt đầu nòng sợ viên sỏi rớt ra )! bắn trộm như vậy thì cự li phải rất gần, vài mét thôi và chỉ nghe tiếng hạt nổ bép!
He... có điều, nếu chỉ nhắm bắn trúng mình con gà thì chưa chắc con gà sẽ... toi, mà nó chạy mất! Grin
hehe... chuyện cũ nhưng em xin hóng hớt chút...
Chắc chắn là mấy CCB không hề nghĩ rằng Bác MinhGiang chỉ hiểu câu chuyện theo kiểu "sẽ không tốn đạn"
Bắn gà bằng viên sỏi thay vì đòm 1 phát đạn không chỉ vì muốn "êm" mà còn muốn đỡ... nát mồi (vậy thì cự ly bắn trộm này cũng không thật gần đâu!)
 
Viên sỏi nhỏ hơn nòng, trong trường hợp này không chỉ mang tính sát thương mà còn nhằm để không bị "kẹt cát tút" sau đó - vừa đủ chắn cho áp lực thuốc súng trả về lỗ trích khí kéo quy-lát bật vỏ đạn ra một chút
Dùng từ "ra một chút" ở đây, bởi vì phần nhiều trường hợp là kẹt cục bộ gây trầy xước trong hộp tiếp đạn, hoặc dập mấu gờ đít đạn - do quy-lát trả về chưa đủ tầm thì hồi lại (lại dập vỏ đạn đang nóng vào đầu nòng phía trong)

Lực đường đạn thật ở đây là từ khối thuốc trong viên đạn đã bỏ đầu đạn, thay bằng hòn sỏi, sỏi đá ong đen là tốt nhất trong trường hợp này(Grin)
Còn cục đất sét bịt đầu nòng trong trường này không phải để hòn sỏi khỏi rớt mà thực ra là để giảm tiếng "phoạch" gây ra do có đầu-đạn-sỏi, tiếng "thoát nổ đầu nòng" này cũng khá to và đặc thù hơn so với bắn đầu đạn giấy nén nguyên liều!

Cũng bởi tiếng "phoạch" đầu nòng giữa trưa hay chớp-nháng-lửa trong đêm đối với trường hợp bắn cát-tút để "mồi thuốc" mà các chú "lính khỉ" bị thủ trưởng phát hiện và kỷ luật là chuyện đương nhiên!

Riêng với cánh quân khí - chỉ cần nhìn các vết đen trên cọng vải đầu que thông nòng thì biết ngay súng này vừa bắn có hay không có đầu đạn!
Đối với AK thì khương tuyến chỉ bị ảnh hưởng trong trường hợp bắn đạn lửa nhiều quá - chứ sỏi đá thì có nhằm nhò gì!
Logged

CHIẾN BINH ĐẤT NUNG - Một đời chinh chiến, đôi khi chỉ vì... một nụ hôn...!

Tôi có một niềm tin: Các ANH rồi sẽ về, dù có... muộn!
trung-truc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 424



« Trả lời #204 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2010, 12:15:00 pm »

Về loại đạn K56 của anh Trungdoangiadinh ở trang 13, lúc ở chiến trường K tui sưu tầm được hơn 30 viên. Loại đạn nầy có chóp sơn đen, đầu đạn thấy rõ khấc phân chia. Nếu cưa dọc đầu đạn tách đôi sẽ thấy lõi thép gồm 2 đoạn: phần mũi nhọn độ 1/3, kế tiếp là khối thuốc nổ màu trắng ngà lớn bằng viên vitamin B1, sau cùng là đoạn lõi thép hình trụ dài độ 2/3, đạn đại liên M30cal của Mỹ sx cũng có mấy thùng hình dáng đầu đạn tương tự (nhưng đạn đại liên của Mỹ nạp sẵn dây, cứ 5 viên đạn xuyên phá kèm 1 viên đạn lửa (đạn vạch đường) cấu tạo đầu đạn cũng tương tự). Riêng tui có bắn thử nghiệm vào thành cống hộp đúc bê-tông: ở cự ly độ 80m, vết đạn phá lớn 1,5 lần so với đạn thường. Bắn vào thân cây dừa (ở rẫy hoang) đầu đạn xuyên qua bay mất giống như đạn thường. Như vậy tui suy luận rằng phải có độ va đập nhất định mới gây nổ đầu đạn. Tui không nghe thấy tiếng nổ đầu đạn khi bắn vào bê-tông, có lẽ tiếng nổ đầu nòng lớn hơn làm tui không nghe. Tui thường lắp băng đạn xuyên phá nầy vào súng, lần duy nhất thấy kết quả là tui bắn trúng khuỷ chân con bò, đạn xuyên phá làm gãy lìa khúc chân luôn. (Vụ bắn con bò là như vầy: Sau khi đi lùng sục vòng về đường rẫy dân K, tui đi chót sắp khuất vào vạt rừng chồi thì ông Quảng (dân Sông Bé) đi trước tui độ 30m có lấy báng súng đẩy con bò con trong bụi chui ra ngáng đường. Lập tức con bò mẹ từ vạt trống bên ngoài độ 100m xồng xộc phi vào hướng tui (ông Quảng đã khuất vào vạt rừng), tui súng đã mang lên vai, chỉ kịp lấy súng mở khoá nã một phát về hướng con bò (bắn thấp để doạ), xui xẻo thế nào đạn lại trúng khuỷ chân cách tui độ 20m thôi. Tui đóng khoá chạy luôn, mấy ông đi trước hỏi: "Mầy bắn cái gì vậy". Tui chĩ nói: "Chạy lẹ lên,tui bắn trúng con bò rồi. Coi chừng dân họ thấy là rắc rối". Quả là tai nạn chiến tranh, hôm sau dân họ mần thịt con bò mà không có kiện tụng chi hết. Thật hú hồn!)
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Chín, 2010, 11:08:56 am gửi bởi trung-truc » Logged

Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào.
svailo
Thành viên
*
Bài viết: 1129



« Trả lời #205 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2010, 01:16:24 pm »

Cơ cấu đạn nổ mảnh và xuyên vỏ thép 2 inches (?)
 

 ********************************88
  Oh ! Đúng loại đạn M79 này rồi Bodoibucket .  M433 - M550
Hình mặt cắt bổ dọc của quả đạn đã khẳng định  : NÓ đúng là đạn lõm . Cái phễu đồng tập trung và định hướng hiệu ứng dòng nhiệt áp cho khối thuốc nổ chính đúc lõm phía sau đầu đạn .
 Hồi 81 , nghi đây là đạn lõm nên bọn mình đã đem bắn thử vào xác chiếc M113 ,trên lộ 68 gần Sầm rông (sư bộ F302 MT 479 ) thấy lỗ xuyên giáp   kim loại bị nung nóng chảy , giống như lỗ đạn B40 nhưng nhỏ và yếu hơn B nhiều , dù vỏ giáp M113  chỉ là hợp kim nhôm . Còn xuyên vỏ thép 2 inches (2,54 cm x 2 = 5,08 cm thép) với loại đạn này thì cũng hơi khó tin . Chắc chỉ là quảng cáo Hoặc là bắn ở điều kiện Tối ưu và điểm chạm phải vuông góc 90 độ với mặt giáp .
 Mình kiếm được 1 dây  6 quả ( thu được của PỐT ở XiemRiep 11/1/1979 ). Bắn thử 1 quả vào xác chiếc M113 , và cắm bia = các tấm gỗ ván sàn dày 2 cm , bắn thử 1 quả nữa , bán kính 5-6 m trước điểm nổ mảnh xuyên qua ngon lành . Loại này chắc đắt tiền và đặc chủng , nên rất hiếm đạn
  Loại này chơi bộ binh thì ngon : nổ to , mảnh nhiều , do hiệu ứng lõm ,thổi tung đất đá ở điểm nổ vung ra rất mạnh , thành nhiều mảnh thứ cấp . Một quả đạn này phải dài gấp rưỡi và nặng gấp đôi loại đạn nổ mảnh chúng ta vẫn thường được cấp phát ,đã bắn thả phanh hồi 78 - 79  đó
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Chín, 2010, 01:39:52 pm gửi bởi svailo » Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #206 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2010, 01:30:50 pm »

Cái khoản tháo đạn AK đổ bớt thuốc có bị "tai nạn" rồi đó. Có chú cùng đại đội của tôi đổ bỏ mất nhiều thuốc nên khi bắn đầu đạn mắc luôn trong nòng trên lỗ trích khí, báo hại phải đem khẩu súng tới quân khí Trung đoàn rỉ tai năn nỉ nhờ xử lý đó.
************************88
   Đúng thế ! Nếu đổ bớt thuốc đi nhiều quá , khi bắn không còn đủ áp lực đẩy đầu đạn ra khỏi nòng thì kẹt đạn là hiển nhiên rồi .
Thế mới đòi hỏi phải có " kinh nghiệm "    Trung-truc  à .
  Xong ! " tai nạn " ấy , khắc phục cũng dễ thôi : Tháo tiếp 1 viên đạn khác , để thuốc lại kha khá 1 chút , nhét 1 cục giấy vào cattut thay cho đầu đạn , lắp vào súng , " bòm " 1 phát nữa , là mọi chuyện lại đâu vào đấy cả ấy mà .


Sau khi khẩu AK tui nói bị kẹt đầu đạn trên lỗ trích khí đó, mấy tên bâu lại vật đủ trò trong đó có lấy viên đạn khác để nhiều thuốc để bùm thử nhưng khí thuốc xịt ngược chỗ lỗ trích khí. Làm khối lùi bật ngược mạnh tưởng đâu là tiêu khẩu súng rồi, chắc là rãnh khương tuyến tốt quá hay sao đó mà đầu đạn kẹt cứng quá. Khi mấy tay quân khí xử xong, tụi nầy có gặng hỏi làm sao xử được, mấy tay nầy chỉ cười mỉm chứ nhất định không khai "bí quyết". Lúc đó súng ngoài biên chế trong hầm Đại đội cả chục khẩu AK, nhưng súng ai mang súng nào đều ghi lại số để quản lý hết. Làm bậy hỏng súng sợ đi K39 "nghỉ mát lắm". Tui cũng nói lại cho rõ là chú nầy dự định mồi thuốc hút bằng đầu đạn lửa bắn vô thân cây nên mới gây cớ sự. Còn tui bắn thành công mấy lần khi lén đi bẫy thú bằng bẫy cò ke với dây điện thoại, dính con chồn chó trên 10kg tui lấy gậy vụt mấy phát nó né hết còn sừng sộ lại, mà xa đơn vị quá nổ súng sợ Pốt tìm đến, nên tui tháo đạn chừa độ 25% thuốc xử con chồn thành công, tiếng nổ cỡ như tiếng vỗ tay thôi.

Cái khoản tháo đạn AK đổ bớt thuốc có bị "tai nạn" rồi đó. Có chú cùng đại đội của tôi đổ bỏ mất nhiều thuốc nên khi bắn đầu đạn mắc luôn trong nòng trên lỗ trích khí, báo hại phải đem khẩu súng tới quân khí Trung đoàn rỉ tai năn nỉ nhờ xử lý đó.
************************88
   Đúng thế ! Nếu đổ bớt thuốc đi nhiều quá , khi bắn không còn đủ áp lực đẩy đầu đạn ra khỏi nòng thì kẹt đạn là hiển nhiên rồi .
Thế mới đòi hỏi phải có " kinh nghiệm "    Trung-truc  à .
  Xong ! " tai nạn " ấy , khắc phục cũng dễ thôi : Tháo tiếp 1 viên đạn khác , để thuốc lại kha khá 1 chút , nhét 1 cục giấy vào cattut thay cho đầu đạn , lắp vào súng , " bòm " 1 phát nữa , là mọi chuyện lại đâu vào đấy cả ấy mà .

Nhét một cục giấy thì khó chắc ăn hơn là lấy một đoạn cây nhỏ, mềm, chuốt một đầu hơi nhỏ rồi xoáy từ từ vô cattut, bẻ bằng miệng, đút vào buồng đạn, thả quy lát thật mạnh là ôke. Nếu trong biên chế có cây AK bắn AT thì xin 1 viên đạn hơi ( Mã tử ) để thông nòng là tuyệt.


Các bạn nói có phần đúng, khi đạn kẹt phía trước lỗ trích khí AK 7,62mm, thì rất khó dùng đạn khác bắn nó ra, kể cả sau lỗ đó một chút. Nguyên nhân là trích khí của AK 7,62 mm là trích khí khí động, chứ không phải áp lực như RPD. Lỗ trích khí của AK 7,62mm rất to, lượng khí vào đó ít, (để tốn ít khí trích) được vì nguyên tắc khí động, dòng khí chuyển động nhanh về trước sẽ mất nhiều thời gian để lộn lại trong ống xiên ngược. Nhờ thế, AK có lỗ trích to tướng, nổi tiếng an toàn, ít tắc, kiểu trích này học trước của Brno ZB 26, trung liên Tiệp Khắc giữa hai thế chiến, tuy rằng người Tiệp không hoàn thiện nổi trích khí này, tức là tìm vị trí và kích thước đúng đắn, do đó, phiên bản Thụy Điển lại xiên xuôi còn Bren (Phiên bản ANh ) lại trích áp lực, sau Brno cũng bỏ. Cũng vì còn nhược điểm nên đòi cuối AK 7,62 bỏ đi, những các phiên bản sản xuất vẫn thích xiên như cũ. CÒn AK 5,45 thì không đủ sức cho lỗ trích kiểu này, nên dùng áp lực, nhưng không có tiết lưu mà lỗ trích thẳng, vẫn mang một chút khí động và cũng lai một chút tiết lưu, thực chất, áp lực lớn nhất để phương án này được chấp nhận là nó dễ gia công số lượng lớn..

Khi bạn lấy viên đạn hơi để bắn, kể cả đạn AK kẹt sau trích (tức đoạn từ buồng đốt đến trích), thì vận tốc chuyển động của dòng khí ở lố trích vẫn còn nhỏ, lượng khí vào lỗ trích lớn, làm gẫy cần piston, do đó, AK không phóng lựu đầu nòng.

Buộc phải lấy que thông nòng mà gõ dần thôi, bí quyết của quân khí là chúng có búa và đồ gá tốt.

Súng AK cũ khi các bạn lấy viên đạn chưa bắn thả vào nòng, nó trôi từ đầu này đến đầu kia. Thế nhưng khi nó kẹt thì lại cực chặt, đó là bí quyết của Đông ÂU mà cho đến nay anh Mèo vẫn không thể hiểu nổi. Đó là sự nở ra của đạn, được Fedorov mô tả trong cuốn "lịch sử súng trường" năm 1940. Trước đậy đạn chì nở bằng áp lực khí thông qua một lỗ từ phía sau đến giữ đầu đạn. Sau này, từ đời Berdan 11mm, thì sự nở kết hợp bởi hai nguyên nhân, nguyên nhân trên và quán tính phần đầu của đầu đạn. Đén các đạn chống trên mũi nhọn như Mosin M1906 thì khối lượng đầu đạn giảm xuống còn 9,5 gram, AK còn 8 gram, quán tính kém đi, phải thiết kế lại lõm đuôi, chỉ phần sau của đầu đạn là nở mạnh (trọng tâm nằm trên vùng này theo thuật chống trên mũi nhọn). Nhờ vậy mà súng mòn hàng ly thì đạn vẫn kín khít chính xác, đây là một trong những điểm cơ bản nhất của kỹ xảo dùng xoắn. Khong có bí quyết này, nòng M16 rất chóng hỏng, thực tế, để đánh giá như AK, tuổi thọ nòng M16 không đến 2 ngàn viên, coi như súng dùng một lần, nó vừa xoáy quá mạnh (không dùng thuật chống trên mũi nhọn), vừa hơi mòn tí đã ảnh hưởng mạnh.

Khi tháo đạn kẹt, phải tháo khóa nòng ra và dùng que thông về phía trước, càng thông về phía sau đạn càng chặt, có thế thôi. Lý do đơn giản là càng đằng sau xoắn càng lớn.

Hồi đánh pốt, súng đạn của ta thua pốt. Về AK thì không nhiều, nhưng về B41 thì ta thua xa vì ta chủ yếu là B40, còn Pốt đã có B41 nhái kiểu 69, và nó cũng có đủ kiểu lai (súng giống giông B41 nhưng phần ngoài đạn như B40), đây là kiểu 59/63 Tầu. Lựu đạn thì lựu đạn Tầu lúc đó cũng đã ngon lành rồi, ta vẫn loại cổ, nặng.
Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #207 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2010, 01:41:30 pm »

Cơ cấu đạn nổ mảnh và xuyên vỏ thép 2 inches (?)
 

  ********************************88
  Oh ! Đúng loại đạn M79 này rồi Bodoibucket .  M433 - M550
Hình mặt cắt bổ dọc của quả đạn đã khẳng định  : NÓ đúng là đạn lõm . Cái phễu đồng tập trung và định hướng hiệu ứng dòng nhiệt áp cho khối thuốc nổ chính đúc lõm phía sau đầu đạn .Hồi 81 , nghi đây là đạn lõm nên bọn mình đã đem bắn thử vào xác chiếc M113 ,trên lộ 68 gần Sầm rông (sư bộ F302 MT 479 ) thấy lỗ xuyên giáp   kim loại bị nung nóng chảy , giống như lỗ đạn B40 nhưng nhỏ và yếu hơn B nhiều , dù vỏ giáp M113  chỉ là hợp kim nhôm . Còn xuyên vỏ thép 2 inches (2,54 cm x 2 = 5,08 cm thép) với loại đạn này thì cũng hơi khó tin . Chắc chỉ là quảng cáo Hoặc là bắn ở điều kiện Tối ưu và điểm chạm phải vuông góc 90 độ với mặt giáp .
  Loại này chơi bộ binh thì ngon : nổ to , mảnh nhiều , do hiệu ứng lõm ,thổi tung đất đá ở điểm nổ vung ra rất mạnh , thành nhiều mảnh thứ cấp . Một quả đạn này phải dài gấp rưỡi và nặng gấp đôi loại đạn nổ mảnh chúng ta vẫn thường được cấp phát , bắn thả phanh hồi 78 - 79  đó


À. Quảng cáo gọi là đạn xuyên tăng. Cái anh Mèo quảng cáo súng ống thì có gì lạ.  Đôi khi, lính của anh đuội quá, trong túi có dăm viên đạn "xuyên tăng" nghe cũng thêm phần dũng cảm. Kiểu này vẫn chưa có trạm truyền nổ chữ U, đặc biệt quan trọng để tăng hiểu quả khi góc chạm tồi, và tăng vọt khả năng xuyên khi góc chạm đúng 90, như vậy, hiệu quả nổ vẫn chưa thể bằng B40, thức thu nhỏ đạn B40 thì vẫn tốt hơn.

Khối chú ngộ độc quảng cáo
http://www.quansuvn.net/index.php/topic,364.msg245574.html#msg245574

Mình cũng có viên đạn này (đã tháo sạch vật liệu nổ), công nhận là nó hơi dài dài. Về sát thương, đúng như bác nói. Khi dùng đạn lõn sát thường thì thường là bắn một nhóm lính đứng trước 1 bức tường, hay bắn xuống đất gần đấy, như thế, liều lõm sẽ tật trung sức thổi đất đá thành mảnh sát thương dầy đặc. Có điều là điều kiện như thế không mấy khi gặp, nên người ta vẫn làm đạn sát thương như thường, tức hình cầu.

Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #208 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2010, 01:57:01 pm »

K44 cháu được nghịch từ bé vì bố cháu là tự vệ nhà máy được phát một khẩu mang về. K44 chính xác là súng cho dân quân tự về mà. Hồi cháu còn bé, tự vệ dùng nhiều loại súng lắm. Có cả K50 với PPSH của Hồng Quân.
Đến đời cháu đi bộ đội thì trong các đơn vị cũng chỉ còn CKC. Nhưng có khẩu lại được gá cái ống ngắm để làm súng bắn tỉa. CKC giờ chắc chỉ dùng làm súng nghi lễ với cả dân quân tự vệ.
Trong đơn vị cháu cũng có đủ loại AK cả Nga cả Tàu nhưng ghét nhất loại AK của Ba Lan hay Tiệp Khắc gì đó, ốp lót tay cũng có tay cầm. Khẩu AK có 2 tay cầm vướng mà lại không đúng yếu lĩnh khi tập. Chả hiểu ai nghĩ ra cái kiểu tay cầm trước đấy để làm gì Huh


Đúng là không đúng yếu lĩnh. Tuy nhiên, nhiều nhà thiết kế súng xung phong châu Âu vẫn thiên về kiểu cầm của MP, như MP40 Đức, thức là bỏ khả năng súng trường mà chỉ giữ lại khả năng xung phong, bắn không cần ngắm ứng dụng trong tầm gần. Cái này là một số nước Đông Âu như Tiệp Khắc, Hung thiết kế và Liên Xô cũng sản xuất để chiều khách hàng. Kiểu bắn này xuất hiện từ MP18 với băng (kiêm tay cầm ) ngang, để lính vừa chạy trong hào, mắt nhèn trước, không ngắm mà bắn loạt trùm lên mục tiêu xuất hiện đột ngột, giành thắng ở tầm rất gần khi xung phong. Volmer hoàn thiện trong các MP của ông , gần như định hình từ MP36, MP40 là MP Volmer được các hãng sản xuất MP theo phái Hitler thống nhất lại thiết kế êể thuận tiện cho các nhà máy khác nhau.

Thật ra, mình tập rồi. Khi mới tập, thì tay cầm trước làm chiến sỹ lười thấy thuận tiện hơn, do không mỏi tay cầm trước, nhưng nó không đủ vững, yêu cầu là phải luyện tay chống lười, đến đó thì mới tấy cái hay của ốp lót. Ngày nay thì bạn cầm băng cũng không có ai lấy gậy chuẩn cối 60 mà quật đít đâu.
Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #209 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2010, 02:07:01 pm »

Hehe, 1 chú dân quân ly khai vùng Kashmir Pa-Ấn bị lính Ấn bắt tháng 4-2009. Chú này mang 1 khẩu RPG, đạn và từng đó trái lựu đạn!  Roll Eyes


Chính thị.
Anh Tầu lại dẫm lại vết chân của các triều đình kích động chiến tranh, qua đó bán súng lởm, can thiệp quân sự. Trước đây, rất nhiều cuộc chiến tranh thực hiện kiểu bán lúa non, tức nhà thầu vũ khí bán giá cao, nhưng chịu tiền, đầu tư vào thắng lợi của cuộc chiến, điển hình như ANh Quốc bán chịu súng cho Nhật trong chiến tranh Nga Nhật.

Cái Châu Âu thì tiên phong vụ này là triều đình August trong chiến tranh Đại Chiến Bắc Âu. Thực ra, không phải trong, mà trước đó, anh không bán súng, mà đánh thuê. Nhờ vậy lãi lờ thâu tóm hết cả các vùng Đức, Đan Mạch, Áo Hung.... ngày nay. Của đáng tội, kết quả của điều đó là đế quốc Ba Lan tan vỡ, Piotr đặc biẹt căm ghét sự phản bội lật lọng, dựng nên nước Phổ và sau này trở thành Đức, Ba Lan thành một nhược tiểu, dân Ba Lan vẫn nhỡ thời đế chế 300 năm trước nên căm dân Nga lắm.

Sau đó, "kỹ nghệ" này lan đến Anh Pháp với các khách hàng là Ottoman và cả Ba Lan (đặt biệt là giữa hai thế chiến, gây sự với cả Hồng Quân). Áo và một vài nước Trung Âu khác cũng hành xử như vậy để các nước Đông Nam ÂU chống lại Ottoman. Sau 200 năm, thì Ottoman tiêu, Áo Hung tiêu tiếp, 250 năm sau, Anh Pháp bị Đức thịt tơi bời, kỹ nghệ này di cư sang Mèo. Bại trận ở Nam Á, nay lại có bác Tầu.

Cái kỹ nghệ này là động lực lơn snhnhất để thiết kế và bán súng lởm. Lởm cho khác, rồi bệnh lởm lây sanh chính quốc, nên mới phải di cư vòng quạnh thế giới như vậy.
Logged

Ờ, ừ, thì ký.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM