Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:10:24 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vũ khí sử dụng trong CTBG Tây Nam và chiến trường K  (Đọc 295980 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dksaigon
Thành viên
*
Bài viết: 1027


« Trả lời #20 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2010, 09:28:36 pm »

He.. giờ mới thấy tùm lum đạn M79! mà cái hình minh họa không biết của loại nào? loại nổ thường, cái đầu vàng là cái nắp nhôm chụp trái đạn tròn vo bên trong thôi! ( trong hình cũng thấy cái đầu chụp còn cách quả đạn một khoảng trống )
Đầu chụp bị va đập móp hay chủ động đâm muối hột nó còn chưa đụng tới đầu đạn, nhưng có lẽ nó đã có 1 lực tác động nhất định đến cơ chế nổ, như làm cho kim hỏa rời vị trí an toàn?
Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #21 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2010, 10:16:36 pm »

Mình nhìn cái hình cấu tạo trên mình vẫn chưa hiểu , chưa tìm ra kíp nổ nằm ở chổ nào để kích được thuốc nổ chính ( main explosive matrerial ) . Vì toàn bộ hệ thống kíp đều bọc kín trong khối kim loại tách rời với thuốc nổ chính . Các bác chỉ mình với , từ hồi nào đến giờ , mình vẫn cứ thắc mắc cấu tạo của đầu đạn M 79 thế nào mà khi bắn lép , chỉ cần đụng nhẹ có khi nổ . Hoặc là chỉ cần đập móp đầu là bắn găm trực tiếp ở cự ly gần hơn 10 mét vẫn nổ tốt . Vì vậy bọn mình lấy trái đạn đâm muối ăn cho nó móp đầu
Bác Hai xem cái hình động ở đây sẽ hiểu cơ cấu gây nổ của đạn M79:

http://science.howstuffworks.com/grenade3.htm
Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #22 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2010, 11:15:49 pm »

 Cám ơn Bodoibucket . Nguyên tắc cũng đơn giản và tương tự như B 40 . Vậy mà mấy ông lính VNCH hù mình cứ bảo là khi bắn ra khỏi nòng rồi chỉ cần làm lăn đầu đạn nửa vòng là nổ , làm mình cũng hơi run . KỲ lên ngọn núi Hồng Trinh Sát làm cướp cò một trái M79 , đầu đạn bay xuống đất quay vòng vòng rồi nằm yên không nổ , mình định lượm theo bỏ túi quần để về nghiên cứu , nhưng nhớ lại mấy ông lính VNCH bảo thế mình không dám đụng vào sợ nhút nhít nó nổ . Bây giờ xem nguyên lý hoạt động té ra , vòng xoay phải đủ tốc độ thì chốt ly tâm mới đủ bung ra để đưa kim hoả đến gần kíp nổ , rồi phải có cú va chạm nữa mới đủ điều kiện làm cho nó phát nổ . Như vậy mấy ông bác sỹ cứ bình tỉnh mà mỗ thoải mái khi có đầu đạn M79 ghim vào người , chỉ cần khi gắp ra đừng để va chạm mạnh vào phía đầu của quả đạn là vẫn an toàn . Với cấu tạo như vậy chỉ cần bắn ghim thẳng mạnh vào vật cứng là nổ tất , không cần phải đủ vòng quay . Như vậy mới thấy cái mạng của anh em mình còn lớn khi nghe lời mấy ông lính VNCH chỉ dẩn bảo đập cho dập đầu bắn dễ nổ , cũng còn may anh em mình chỉ lấy đâm muối ăn thôi mà cái đầu bằng nhôm nó cũng móp méo , cái ca nhôm của mình cũng mo cái đít ca vì đâm muối trộn bột ngọt . Chứ nếu mà đập mạnh có khi nó tức bung cái lò xo ly tâm ra , làm cho kim hỏa đưa gần hạt nổ , sau đó chỉ cần đâm muối thêm một phát nữa là rủ nhau về đồi 81 luôn rồi .
Logged
Kon tiahien
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 535


« Trả lời #23 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2010, 12:14:40 am »

Khẩu M79 và trái đạn đầu vàng Tiahien từng cầm nghịch trên tay nhưng chưa bao giờ bắn thử.
Tổng hợp các bài của BY, bác SVL, bác DK, Hai ruộng và nhất là xem đường link của Bd bucket mình tạm hiểu:
M79 cấu tạo gồm 2 phần đầu và thân.
-Trong trạng thái tĩnh,
Đầu đạn M79 được giữ an toàn ở 2 cấp:
1- Kim hỏa ở vị trí khóa, lòxo giãn không cho đầu đạn đẩy kim hỏa vào vị trí phát nổ. (chú ý đầu kim hỏa có vẽ biểu tượng 1 chốt giữ)
2- Ngòi nổ ở thân đạn cũng ở vị trí khóa. Chốt khóa chính là  2 lò xo ly tâm thắng được lực đẩy của lò xo thứ 3 ở đáy ngòi nổ.

Cơ cấu nổ gồm 2 thành phần:
  1-Viên đạn đi qua nòng nhờ thuốc nổ phụ (0 có trong hình, cát tút được giữ lại) rãnh xoắn trong nòng tạo đà xoay cho viên đạn(do bác SVL đã tả về nòng súng). Viên đạn xoay tạo lực ly tâm đủ cho 2 khối nặng đầu 2 lò xo chôt giữ dịch chuyển ra ngoài tâm viên đạn. Lúc này lò xo kích thắng lực giữ nên đẩy kíp nổ về trước tạo thế  chờ  nổ (khi đạn ra khỏi nòng)
  2-Trên đường di chuyển, sức nén và xoáy ở đầu đạn gia tăng làm giải phóng 2 chốt phụ vào khe trống,(có thể cả chốt ở đầu kim hỏa cũng lõng ra) Kim hỏa trong trạng thái tự do. Khi đầu đạn chạm mục tiêu, đầu đạn nén mạnh vào thân đạn, đẩy kim hỏa vào vị trí phát nổ. Hai lò xo an toàn trở thành 2 lo xo tạo phản lực cho kim hỏa (đẩy mạnh thêm- kiểu tra cán búa: đóng từ cán cho búa lùi vào) đánh vào hạt nổ gây nổ cho đạn.
Cho nên Hai ruộng dùng đạn M79 đâm muối ăn chưa chắc đã làm giải phóng chốt phụ của kim hỏa. Còn bắn trực xạ phải đập đầu đạn chỉ nghe mấy ông lính VNCH nói thôi, chứ Tiahien chưa thấy bao giờ Grin Grin

« Sửa lần cuối: 01 Tháng Sáu, 2010, 08:38:58 am gửi bởi Kon tiahien » Logged
ongbom_f2
Thành viên
*
Bài viết: 912


« Trả lời #24 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2010, 10:45:59 am »

He.. giờ mới thấy tùm lum đạn M79! mà cái hình minh họa không biết của loại nào? loại nổ thường, cái đầu vàng là cái nắp nhôm chụp trái đạn tròn vo bên trong thôi! ( trong hình cũng thấy cái đầu chụp còn cách quả đạn một khoảng trống )
Đầu chụp bị va đập móp hay chủ động đâm muối hột nó còn chưa đụng tới đầu đạn, nhưng có lẽ nó đã có 1 lực tác động nhất định đến cơ chế nổ, như làm cho kim hỏa rời vị trí an toàn?

Liên quân 719 mượn thớt của lão binhyen để làm sáng tỏ cái vụ anh em nhà binhyen chơi M79 với Pốt. Có 20 loại đạn đấy bác dk à .Đừng la làng nghe lão BY. Wink
Em kiếm được cái này, bác nào rành Anh ngữ giải dùm em cái. Dốt thì chịu phải đi nhờ vả các bác. Grin



Logged
bschung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 870


"Mùa sang khấp khểnh tôi về...! "


« Trả lời #25 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2010, 11:07:14 am »

   Bác kontia hien đâu rồi ! kinh nghiệm đầy mình ,dich nhanh lên đi !
Công nhận là choáng ! ở k quân mình chỉ chơi có 1 số lọai đạn sát thương thông thường như các bác mô tả thôi , vậy hồi trước 1975 chắc quân giải phóng  phải được nếm đủ loại rồi !
Logged

Nhân sinh bất như ý sự thường bát-cửu
ongbom_f2
Thành viên
*
Bài viết: 912


« Trả lời #26 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2010, 11:37:52 am »

   Bác kontia hien đâu rồi ! kinh nghiệm đầy mình ,dich nhanh lên đi !
Công nhận là choáng ! ở k quân mình chỉ chơi có 1 số lọai đạn sát thương thông thường như các bác mô tả thôi , vậy hồi trước 1975 chắc quân giải phóng  phải được nếm đủ loại rồi !

Bác sỹ Chung đâu rồi ! kinh nghiệm đầy mình, tìm nhanh lên đi ! Tìm trong tư liệu Quân Y có sự kiện các bác quân y e29-f307 mổ lấy đầu đạn M79 trong bụng một chú đội. Công nhận nghe thấy ...choáng. Grin
Logged
VietPo`Lut´
Thành viên
*
Bài viết: 397


Bé bé bồng bông


« Trả lời #27 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2010, 11:40:43 am »

hehe em thì lại nghĩ là có 1 số loại đạn sau này mới có tùy theo mục đích sử dụng cụ thể ở chiến trường mà phát triển thêm anh Chung à. Còn thời chống Mỹ thì cũng chỉ có khoảng chục loại là cùng, đấy là em suy luận thế chứ sự thật nó có bao nhiêu loại đã được sử dụng tại chiến tranh VN thì phải chờ mấy chú CCB KCCM vào xác nhận mới biết được.

Mà thôi các chú ơi, để Đại trưởng cháu tiếp tục hành quân thôi không TL lại cho leo cột điện thì ngại lắm, cháu đã bị rồi nên đến bây giờ vẫn còn sợ. Đi sâu vào M79 Đậu Phộng đề hơi xa mất rồi, quay trở lại Mũi Chính Diện thôi, cứ thế này có khi bên Kiến Thức Quốc Phòng lại bị mất khách mất hì hì. Smiley)
Logged

Hoàng Sa, Trường Sa mãi mãi thuộc về Viêt Nam                  Paracel Island and Spratly Island is belong to Viet Nam                 Paracel Inseln und Spratly Inseln gehoeren zu Viet Nam
Kon tiahien
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 535


« Trả lời #28 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2010, 01:48:12 pm »

   Bác kontia hien đâu rồi ! kinh nghiệm đầy mình ,dich nhanh lên đi !
Công nhận là choáng ! ở k quân mình chỉ chơi có 1 số lọai đạn sát thương thông thường như các bác mô tả thôi , vậy hồi trước 1975 chắc quân giải phóng  phải được nếm đủ loại rồi !
Nhiều từ KT quân sự ít phổ biến nên Tiahien dịch thử cầu âu vậy Grin
Bảng thứ 2 cũng tương tự vậy, hình như nhiều loại là pháo sáng, pháo hiệu, đạn cay và đạn khói...
Logged
Hungnt_E1F2
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1072


« Trả lời #29 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2010, 03:04:57 pm »

Sửa lỗi tí:
Candela là đơn vị đo độ sáng,
Các lọai pháo hiệu/pháo sáng màu đỏ, trắng, vàng ... có độ sáng đo bằng candela, candlepower có thể dịch độ chói sáng hay cường độ sáng, hay dịch là mức độ sáng là nến (đèn cầy)
Thí dụ dòng cuối của KTH dịch lại là: loại đạn pháo sáng trắng (white star parachute) có độ chói sáng 90000 candela trong bán kính 200m, cháy sáng kéo dài trong 40 giây / 90000 candelpower, 656ft (200m) in diameter for 40 seconds
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Sáu, 2010, 04:10:51 pm gửi bởi Hungnt_E1F2 » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM