...
- Khoảng trống giữa khối đạn vừa đủ cho chốt phụ lọt vào.
- Đầu đạn khi ra khỏi nòng không xoay, nhưng thân đạn xoay nhờ cánh gió và tác động rãnh xoắn nòng súng. Sự thay đổi vị trí của 2 phần theo chiều thứ 3 làm đầu đạn và thân đạn lệch nhau, các chốt phụ rơi ra theo quán tính mà không cần đến lòxo.(nếu 0 có lực xoay mà chỉ đem đâm muối thì vô tư, đầu và thân đạn chỉ chuyển động tịnh tiến cùng hướng, các chốt phụ không thể rơi ra, cơ cấu đầu đạn và thân đạn lúc này trở thành một khối. Kim hỏa sẽ vào vị trí kích nổ, tuy nhiên vẫn còn cách ngòi nổ 1 mức nhất định – He he… đập đầu đạn móp quá, dám vừa bắn là ngòi nổ sẽ bật lên chạm nổ ngay, xạ thủ sẽ 0 có cơ hội rút kinh nghiệm sửa sai nữa)
- Nếu thiết kế đầu đạn và kim hỏa cùng 1 khối, họ sẽ không cần vẽ chi tiết như hình đã minh họa. Lực chạm mục tiêu của đầu đạn khiến kim hỏa nén về phía ngòi nổ, cả hai cách như nhau nhưng độ an toàn là khác biệt.
- Nhiều bác tra cán búa hoặc dao bằng cách tra từ búa vào thân gỗ phía trên. Các chuyên gia Tây Ninh tra búa ngược lại: Đưa thân gỗ vào khớp với lỗ tra cán của búa, họ dùng 1 búa khác táng thật mạnh vào vào đuôi thân gỗ. Phần búa sắt rút ngược vào thân gỗ nhanh gọn và chắc chắn hơn cách đóng đầu búa vào thẳng thân gỗ nhiều. Có lẽ đây là nguyên lý phản lực khi trọng lượng của cán búa nặng hơn thân gỗ. Do đó, Tiahien nghĩ 2 lòxo chặn sẽ trở thành lòxo nén thân đạn vào đầu đạn, tạo thế phản lực cho kim hỏa (trong trạng thái tự do) nảy lên, vượt qua ngưỡng an toàn đến vị trí gây nổ.
Giải thích của bác Tiahien về đoạn tra cán búa rất hình ảnh và dễ hiểu, và quả thực là em chưa nghĩ đến đoạn phần đuôi đạn xoay phần đầu đạn không xoay, nên bác nhắc tới vấn đề đó mới thấy nhiều cái em còn chưa để ý và có thể kiến giải vì thế ngô nghê.

Tuy nhiên, em cũng xin "lý cố" thêm một tẹo. Em cho là chuyển động xoay mà rãnh xoáy gây ra cho đầu đạn và thân đạn là như nhau. Ra khỏi nòng súng thì hai cánh làm tăng chuyển động xoay của thân, nhưng biến dạng theo trục ngang của lò xo là không đáng kể, giữ cho đầu đạn xoay cùng (khó có thể biểu diễn trên hình) và liên kết theo chiều xoay có thể tạm coi là "cứng". Thực ra họ sẽ phải cần tránh lò xo bị xoắn, vì nếu nó xoắn sẽ ảnh hưởng tới chuyển động tịnh tiến của kim hỏa sau này. Cánh gió xoay để làm nhả chốt giữ ngòi nổ, đồng thời cũng để đảm bảo đường đạn.
Đối với các loại đạn có cơ chế kích nổ kiểu khác (đặt thời gian...) thì kết cấu hai phần hay liền phần không quan trọng. Nhưng đối với loại đạn kiểu chạm nổ minh họa trong link đó, thì kết cấu hai phần đảm bảo cho đạn nổ mà không cần có lực tác động lớn. Thay vì phải làm bẹp vỏ đạn thì chỉ cần lực nhẹ hơn nhiều đủ làm di chuyển lò xo mà thôi. Đồng thời cũng không yêu cầu góc tiếp xúc phải ở cỡ vuông góc.
Em vẫn nghĩ là không có bộ phận khóa phụ (trong hình chú thích của bác) vì mấy nguyên do:
- Không thấy thể hiện trong bản vẽ cũng như trong minh họa tiến trình.
- Không nhìn thấy sự cần thiết của khóa phụ. Kim hỏa gắn cứng vào đầu đạn, đầu đạn di chuyển ngược lại làm kim hỏa đập vào ngòi nổ, kích nổ. Em thấy như thế là thỏa đáng rồi, không cần kim hỏa phải lỏng ra nữa.
- Bình thường kim hỏa vẫn ở trạng thái di chuyển được so với đuôi đạn nếu có lực tác dụng, tuy nhiên khoảng cách di chuyển của nó bị giới hạn bởi khe giữa đầu và thân đạn, và không đủ để chạm ngòi nổ nếu chốt ngòi nổ chưa nhả ra. Ý là việc di chuyển của kim hỏa đã được đảm bảo khi có lực tác dụng, nó chỉ cần gặp ngòi nổ đi lên thôi. Kim hỏa có đi xa nữa thì tác dụng cũng chỉ có vậy.
- Nếu như bác nói là khóa phụ được giải phóng khi đạn xoay, thì theo em cơ cấu đó không đủ độ tin cậy, vì nó nhỏ, gần trục, mô men ly tâm yếu.
Theo em nghĩ thì với những quả đạn không nổ, mà căn cứ vào kết cấu của nó như vầy, có thể thấy cầm theo kiểu rút đầu con cào cào/châu chấu là sẽ an toàn. Tuy vậy, giả sử có 100 lý do để quả đạn không nổ, thì có lẽ cũng có bằng ấy lý do để nó nổ trở lại.
