Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 09:58:48 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC  (Đọc 82088 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #10 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2010, 10:58:30 pm »

Post ở đây ấy chứ, bên kia đóng rồi! Grin
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
tientt82
Thành viên
*
Bài viết: 290


30/4 | 7/5 | 9/5


« Trả lời #11 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2010, 02:04:27 pm »

Nhà em mới xem lại bên ttvnol ; thấy có thông tin về vấn đề nâng cấp at-3 nhà ta ; thấy mừng mừng ; không biết có phải bản Малютка 9K14-2 này không
Hi vọng là đúng  Grin
Bài dịch này còn có thiếu sót ; mong các bác góp ý  Smiley
Малютка (MALYUTKA) 9K14-2

Tổ hợp tên lửa chống tăng MALYUTKA 9K14-2 là phiên bản hiện đại hóa của biến thể MALYUTKA 9K14 ; nó có nhiều khác biệt với 9K14 vì được áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến trong chế tạo tên lửa và được thay kiểu đầu đạn mới .Được phát triển bởi Kolomna KBM
Tổ hợp được thiết kế nhằm tiêu diệt các xe tăng hiện đại và các xe thiết giáp khác ; các công trình kỹ thuật ; các kiểu công sự ; lô cốt ; kể cả trong điều kiện đối phương gây nhiễu hồng ngoại

Phiên bản trước của nó – tổ hợp MALYUTKA ; là 1trong những loại ATGM đầu tiên được trang bị của LX ; trong vòng khoảng 30 năm ; MALYUTKA đã có mặt trong quân đội của hơn 40 nước trên thế giới . Các biến thể của nó được sản xuất ở Ba Lan, Tiệp Khắc, Bulgaria, Trung Quốc, Iran, Đài Loan và các nước khác. Hiện tại KBM đang đề xuất các giải pháp kéo dài thời gian hoạt động của tất cả các phiên bản của tổ hợp này.Đối với các tên lửa không được họ sản xuất là 1 năm ; còn “hàng chính hãng” là không dưới 10 năm

MALYUTKA 2 sẽ không bỏ rơi các phiên bản trước ; việc nâng cấp chúng sẽ tùy yêu cầu của khách hàng.Khả năng xuyên giáp được cải thiện đáng kể ; việc điều khiển cũng trở nên dễ dàng hơn với hệ thống dẫn bắn bán tự động có khả năng chống nhiễu mới . Tuy nhiên ; không cần đào tạo lại các xạ thủ ; vì các nguyên tắc điều khiển vẫn như cũ . Chi phí cho việc nâng cấp rẻ hơn 2 lần so với việc mua mới các loại ATGM có chức năng tương tự.
Bảng điều khiển tên lửa được đơn giản hóa tối đa ; các chức năng cơ bản được chuyển cho các thiết bị ; bao gồm khối điều khiển của xạ thủ ; bộ nguồn ; khối thu-khuếch đại tín hiệu.

Tín hiệu điều khiển và điện nguồn được dẫn bởi 3 sợi cáp nhỏ chống thấm đặc biệt dài 3200m ; được gia cố chịu lực bởi 36 sợi lụa.

Hệ thống điều khiển là hệ đơn kênh.Cánh và vỏ đầu đạn được làm từ 1 loại nhựa đặc biệt ; động cơ đẩy ; con quay hồi chuyển ; hệ thống điều khiển khí truyền ; mũi đầu đạn ; đều được làm từ kim loại.Điều này giúp hạ giá thành rất nhiều.Dẫn bắn cho tên lửa có 2 chế độ : bán tự động và thủ công (theo nguyên tắc 3 điểm).Tổ hợp đã vượt qua thử nghiệm trong môi trường khí hậu khắc nghiệt trong 3 tháng ; không hề có sự biến dạng dù nhiệt độ lên đến 50 độ C .Nếu được bảo quản tốt trong kho ; thời gian sử dụng lên đến 10 năm.

MALYUTKA 2 đã được gia tăng sức xuyên giáp và vận tốc vận tốc trung bình .Nó có thể được phóng từ các bệ phóng thông thường ; kiểm tra việc điều khiển qua các bộ điều khiển từ các tổ hợp MALYUTKA cũ. Có nhiều kiểu đầu đạn : đạn HEAT ; tandem HEAT ; đạn nhiệt áp .Đầu dò cũng được cải tiến .

Động cơ nhiên liệu rắn 2 buồng đốt của tên lửa cũng được hiện đại hóa trong quá trình bay và khởi động tên lửa


tổ hợp MALYUTKA-2 cũng có phiên bản lắp trên máy bay Mi-8TV3 .


Nhà em có thắc mắc là nhiễu hồng ngoại có liên quan gì đến điều khiển tên lửa bằng dây ạ  Huh

« Sửa lần cuối: 30 Tháng Năm, 2010, 10:57:05 pm gửi bởi tientt82 » Logged

Chúng ta sẽ không lùi ; vì đằng sau là Mátxcơva ...
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #12 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2010, 02:34:13 pm »

Nhà em có thắc mắc là nhiễu hồng ngoại có liên quan gì đến điều khiển tên lửa bằng dây ạ
------------------------------------
 Liên quan ở cái này:

Dẫn bắn cho tên lửa có 2 chế độ : bán tự động và thủ công (theo nguyên tắc 3 điểm)

 Grin

Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
tientt82
Thành viên
*
Bài viết: 290


30/4 | 7/5 | 9/5


« Trả lời #13 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2010, 03:14:25 pm »

À à ; đúng rồi ; cái chế độ bán tự động dùng hồng ngoại bù lệch giống AT-4 phải không bác dongadoan  Grin
Logged

Chúng ta sẽ không lùi ; vì đằng sau là Mátxcơva ...
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #14 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2010, 03:17:59 pm »

Đương nhiên từ MCLOS sang SACLOS là phải có cái gì đó giúp tên lửa tự chỉnh hướng rồi!  Grin
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
tientt82
Thành viên
*
Bài viết: 290


30/4 | 7/5 | 9/5


« Trả lời #15 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2010, 10:19:50 pm »

Chính thức là nhà mình chỉ có Malyutka và Fagot thôi hả các bác  Sad
Nhà em không tìm được nguồn nào cho thấy mình có loại đời cao hơn
Hì hì ; nhưng mà thêm mấy hình ảnh để các bác nào có hứng độ tên lửa Grin


Tên lửa 9M14
Chú thích :1 - đầu đạn HEAT 2 - động cơ đẩy khởi động 3- ống xả động cơ khởi động 4- Cuộn dây cáp tín hiệu 5 - Động cơ chính 6- Cánh thay đổi được (cánh cụp cánh xòe) 7 - ống xả động cơ chính 8-bộ phận lái  Huh 9 - Con quay


Tên lửa Malyutka 2-M


Tên lửa 9M14 và bệ phóng 9P111


Bảng điều khiển 9S415 và kính ngắm quang học 9SH16 (có khả năng zoom 8x Grin)

À quên ; nguồn mấy bài của nhà em là từ wiki Nga ; airwar.ru ; warfare.ru ; ptyr.narod.ru ...
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Năm, 2010, 10:40:44 pm gửi bởi tientt82 » Logged

Chúng ta sẽ không lùi ; vì đằng sau là Mátxcơva ...
heavenshield92
Thành viên
*
Bài viết: 331



« Trả lời #16 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2010, 04:32:15 am »

Chính thức là nhà mình chỉ có Malyutka và Fagot thôi hả các bác  Sad
Còn Con Cua nữa chứ nhỉ

Phá lán gà thì không biết bây giờ còn dùng không, nhưng ngày xưa thì có

Mi-24A của ta thời đánh Polpot, có thể nhìn thấy 2 quá Phá lán gà và các ống phóng S-8
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Năm, 2010, 04:42:07 am gửi bởi heavenshield92 » Logged
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #17 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2010, 09:20:32 am »

Tốc độ quay đầu đạn trong khi bay : 8.5 vòng/phút
Các bạn xem lại thông số này nhé.
Thời gian sống của vũ khí có 25s mà 8,5 vòng/phút thì việc quay này chả có ý nghĩa gì?
Hợp lý hơn, có lẽ là "trong một giây"?
Logged
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #18 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2010, 09:31:57 am »

Tốc độ quay đầu đạn trong khi bay : 8.5 vòng/phút
Các bạn xem lại thông số này nhé.
Thời gian sống của vũ khí có 25s mà 8,5 vòng/phút thì việc quay này chả có ý nghĩa gì?
Hợp lý hơn, có lẽ là "trong một giây"?

Cũng có thể quay kiểu ấy bác nhé! Như thế nó sẽ quay khoảng 4 vòng nếu bay kịch tầm Wink

Thực tế tài liệu pháo tên lửa B-72 nói đạn của nó quay khoảng 8,5 vòng/giây trong hành trình.
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #19 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2010, 10:05:33 am »

Gửi các đ/c và các bạn quan tâm tới quá trình phát triển PTUR của Liên Xô (4 phần)

http://www.youtube.com/watch?v=ufeO-2BKaws&NR=1
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM