Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Tư, 2024, 01:11:37 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC  (Đọc 82134 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ngtrunghieuasm
Thành viên
*
Bài viết: 9


« vào lúc: 28 Tháng Năm, 2010, 09:09:07 pm »

"Sau đây em xin mạn phép giới thiệu về tên lửa chống tăng chủ lực của nhà ta, đây là lần đầu em viết bài tham gia diễn đàn có gì sai sót rất mong được chỉ giáo"
Tên lửa chống tăng có điều khiển 9M14 Malyutka, Nato định danh là AT-3, nhà ta gọi là B-72 có lẽ vì nó xuất hiện lần đầu vào năm 1972 trong trận đánh ở Tân Cảnh, Kon Tum.
- AT-3 là bước đột phá mới trong công nghệ tên lửa chống tăng có điều khiển, khối lượng chiến đấu giảm xuống chỉ còn 21kg thích hợp để trang bị rộng rải cho bộ binh chứ không cần phải gắn trên các xe chuyên dụng như các tiền bối AT-1, AT-2 của nó.
- AT-3 có khả năng công kích mục tiêu ở khoảng cách tới 3km, tuy nhiên nó mất tới 25 giây để bay tới vị trí xa nhất. Nhược điểm này khiến các xe tăng hiện đại có đủ thời gian bỏ chạy hoặc tung ra các biện pháp đối phó.
- Để dẫn tên lửa đến mục tiêu trắc thủ phải nằm bất động để điều khiển tên lửa và đòi hỏi họ phải được huấn luyện và ngụy trang rất kỷ nếu không họ sẽ biến thành miếng mồi béo bở cho các loại vũ khí phản công từ xa. Một báo cáo cho biết phải bắn mô phỏng khoảng 2.300 lần thì mới có thể thao tác thành thạo tên lửa cũng như bắn mô phỏng 50 đến 60 lần một tuần để duy trì mức độ kỹ năng.
- AT-3 được điều khiển bằng dây dẫn nên rất dễ bị đứt trong quá trình công kích mục tiêu. Tuy nhiên trong cái rủi có cái may, việc điều khiển bằng dây dẫn khiến nó miễn dịch với tất cả các biện pháp đối phó điện tử của xe tăng hiện đại.
- Đầu nổ lõm nặng 2,6 kg của Malyutka loại cũ chỉ có thể xuyên thủng 400 mm giáp đồng nhất ở góc chạm 60 độ không có khả năng phá cảm ứng nổ. Tuy nhiên với các cải tiến của Malyutka sau này như Malyutka-2, Malyutka-2F và mới nhất là Malyutka-2M, chúng có thể xuyên được 720 mm giáp thép đồng nhất trong trường hợp có giáp phản ứng nổ bảo vệ. Sở dĩ làm được điều này là vì Malyutka được trang bị đầu nổ tandem (đầu nổ phụ để phá giáp phản ứng nổ).
Tuy Nga đã loại bỏ nó ra khỏi trang bị từ rất lâu nhưng với những nước có khả năng tài chính eo hẹp như nhà ta thì nó vẫn còn là một vũ khí chống tăng chủ lực.

« Sửa lần cuối: 29 Tháng Năm, 2010, 04:58:07 pm gửi bởi dongadoan » Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #1 vào lúc: 28 Tháng Năm, 2010, 09:24:28 pm »

Chủ đề hay, nếu bạn ngtrunghieuasm có thể phát triển chủ đề thành các loại tên lửa chống tăng của "nhà ta" thì càng hay!

Tuy nhiên, góp ý một chút:

- Nên bổ sung các tính năng kỹ, chiến thuật của tên lửa và nếu có thể thì quá trình nghiên cứu, chế tạo và sử dụng của nó, đặc biệt là ở VN ta.

- Nếu đã nói đến tổ hợp tên lửa thì Malyutka là loại 9K-11, còn 9M-14M chỉ là tên lửa nói riêng thôi.

- Khối lượng chiến đấu chỉ 21kg thì có vẻ không chính xác lắm, theo tôi thì Malyutka khi chiến đấu nặng hơn nhiều.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #2 vào lúc: 28 Tháng Năm, 2010, 09:45:44 pm »

Tặng bạn cái ảnh chụp trong lớp học chuyên ngành PB:

Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #3 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2010, 12:47:49 pm »

Bạn ngtrunghieuasm không thấy tiếp tục nhỉ? Có bạn nào rảnh thì triển khai tiếp chủ đề này đi, tớ góp tài liệu và "ném đá" cho. Grin
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
ngtrunghieuasm
Thành viên
*
Bài viết: 9


« Trả lời #4 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2010, 02:26:49 pm »

Em đang sưu tầm thêm tài liệu về quá trình tác chiến của AT-3 trong chiến tranh Việt Nam khi nào có đủ tài liệu em sẽ post lên cho mọi người tham khảo.
Có Bác nào chỉ dùm em chèn hình vào bài viết như thế nào? Xin chân thành cảm ơn
Logged
tientt82
Thành viên
*
Bài viết: 290


30/4 | 7/5 | 9/5


« Trả lời #5 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2010, 02:27:47 pm »

Hiệp đồng với bác chủ thớt  Grin Mong các bác góp ý bài nhà em Smiley
Tên lửa chống tăng có điều khiển «Малютка» (Malyutka)

Malyutka GRAU - 9K11 (tổ hợp) 9M14 (tên lửa) (Tên theo NATO AT-3 Sagger) là tên lửa chống tăng có điều khiển thế hệ 1 của Liên Xô
Ảnh : tên lửa 9M14 và bộ điều khiển  9S415 trong tổ hợp 9K11 tại bảo tàng Batey ha-Osef (Tel-Aviv, Israel, 2005)

Loại : ATGM
Tình trạng : hiện vẫn trong trang bị quân đội 1 số nước
Phát triển bởi : КБМ
Thiết kế chính : Sergey Pavlovich
Thời gian bắt đầu phát triển : từ 1960
Thời gian thử nghiệm : 1961-1962
Thời gian được chấp nhận đưa vào sản xuất : 16/9/1963
Nơi sản xuất chính : nhà máy Degtyarev
Thời gian sản xuất :    1962-1984
Được trang bị : Quân đội Liên Xô ; Cuba ; Trung Quốc …
Các biến thể : 9K14M ; 9K14P (Malyutka II)

Lịch sử phát triển tổ hợp

Được phát triển bởi КБМ ("Konstruktorskoye Byuro Mashynostroyenia ) vào năm 1960 ; người thiết kế chính là Sergey Pavlovich.16/9/1963 ; nó được chấp nhận đưa vào trang bị . Tại Liên Xô ; nó tiếp tục được sản xuất cho đến năm 1984 ; với số lượng hơn 300.000.Nó cũng được sản xuất tại TQ ; Yugolasvia

Cuối năm những 60 ; tên lửa tiếp tục được hiện đại hóa và phiên bản này có tên 9M14M .Sau này ; КБМ tiếp tục giới thiệu phiên bản hiện đại hóa của tổ hợp dưới tên Malyutka 2.

Mục tiêu của nó là tiêu diệt xe tăng ; các phương tiện kĩ thuật ; công trình quân sự ; cũng như các mục tiêu mặt đất khác.

Đặc tính kỹ thuật

Hệ thống điều khiển : bằng tay qua dây dẫn
Chiều dài : 860mm
Đường kính thân : 125 mm
Sải cánh : 393 mm
Khối lượng tên lửa : 10.9 kg
Tốc độ bay : 120m/s
Tầm xa :500 – 3000 m
Thời gian bay hết tầm xa tối đa: khoảng 26s
Tốc độ quay đầu đạn trong khi bay : 8.5 vòng/phút
Kiểu đầu đạn : HEAT
Khối lượng đầu đạn :2.6 kg
Sức xuyên đầu đạn :
   ở góc 0 độ : 400 mm
   ở góc 60 độ : 200mm
Xác suất trúng mục tiêu : 0.7 (với xe tăng)

Đặc tính kĩ thuật xe chiến đấu 9P110
Khối lượng : 7.2 tấn
Kíp xe : 2 người

Xe chiến đấu 9P110 trang bị tổ hợp 9k14 trong bảo tàng pháo binh St.-Petersburg



« Sửa lần cuối: 29 Tháng Năm, 2010, 03:11:00 pm gửi bởi tientt82 » Logged

Chúng ta sẽ không lùi ; vì đằng sau là Mátxcơva ...
tientt82
Thành viên
*
Bài viết: 290


30/4 | 7/5 | 9/5


« Trả lời #6 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2010, 04:55:02 pm »

Google thêm thì bên ttvnol.com có đưa 1 clip quân ta bắn atgm fagot
http://ttvnol.com/forum/gdqp/1217107/trang-8.ttvn?v=gq98gw73lfob3chpel17#16047096

Nhà em xin trích dịch 1 chút thông tin về chú fagot này  Grin

"Fagot" ( GRAU - 9K111, tên NATO AT-4 Spigot ) hệ thống tên lửa chống tăng mang vác của Liên Xô/Nga điều khiển bán tự động bởi dây dẫn.
Ảnh:Xạ thủ AT-4 đang ngắm bắn
Mục tiêu của nó là các đối tượng được quan trắc trực tiếp ; cố định hay di động với tốc độ lên đến 60km /h (các xe bọc thép ; lô cốt ; cùng các loại hỏa lực khác của đối phương) ở tầm 2km ; và với phiên bản 9M113 là đến 4 km

Được phát triên ở Tula KBP .Hệ thống ra mắt vào năm 1970 .Hiện có phiên bản nâng cấp 9М111-2 với tên lửa 9М111М được cải tiến tăng tầm và tăng khả năng xuyên giáp

Hệ thống gồm :
-Hệ thống đế phóng mang vác tháo lắp được cùng với thiết bị điều khiển
-Tên lửa 9M111 (9M111-2) trong ống phóng
-Các phụ tùng và phụ kiện nhằm sửa chữa ; tháo lắp hệ thống
-Thiết bị kiểm tra ; phụ trợ khác

Hệ thống dễ sử dụng; nó có thể được mang vác bởi 2 người.Khối lượng xạ thủ số 1 mang là 22.5 kg ; phần đế phóng.Xạ thủ số 2 mang ống phóng chứa 2 tên lửa nặng 26.85 kg

Đặc tính kĩ thuật

Tầm xa : 70-2000 m
Tốc độ bắn : 3 phát / phút
Tốc độ tên lửa trung bình : 186 m / s
Tốc độ tên lửa tối đa : 240 m / s
Thời gian tên lửa bay hết tầm xa tối đa : 11s

Với tên lửa : (đơn vị : mm)

Đường kính : 120
Dài : 863
Sải cánh : 369

Với ống phóng (đơn vị : mm)

Dài : 1098
Rộng : 150
Cao: 205

Khối lượng tên lửa và ống phóng : 13 kg
Khối lượng tên lửa : 11.3 kg
Khối lượng đầu đạn : 2.5 kg

Sức xuyên đầu đạn:
   Ở góc 0 độ : 400 mm
   Ở góc 60 đọ : 200 mm

Các biến thể
   
Tên lửa

9M111 Fagot (NATO: AT-4 Spigot and AT-4A Spigot A) :bản đầu tiên ; đưa vào trang bị năm 1970
9M111-2 Fagot (NATO: AT-4B Spigot B): cải tiến hệ thống điều khiển tên lửa . Tăng tầm xa lên đến 2.5 km . Cải tiến đầu đạn ; tăng sức xuyên lên đến 460 mm giáp đồng nhất
9M111M Factoria (NATO: AT-4C Spigot C) : có đầu đạn tandem độ xuyên giáp khoảng 600 mm với giáp phản ứng nổ

Hệ thống phóng và điều khiển

   9P135 : nặng 22.5 kg .Chỉ có thể sử dụng dòng tên lửa 9M111 Fagot.
   9P135M : để phóng và dẫn bắn 9M111 Fagot và 9M113
   9P135M1:Phiên bản hiện đại hóa cuả 9P135
   9P135M2:Phiên bản hiện đại hóa cuả 9P135
   9P135M3:được đưa vào trang bị năm 1990 ; có thêm kính hồng ngoại với tầm dẫn bắn 2500 m (đêm)
   9S451M2:cải tiến hệ thống phóng với kính nhìn đêm và hệ thống tự động làm mờ ; tránh làm chói xạ thủ
Logged

Chúng ta sẽ không lùi ; vì đằng sau là Mátxcơva ...
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #7 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2010, 04:58:59 pm »

Đã đổi tên topic nhằm hợp lý hóa các bài viết tiếp theo!
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #8 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2010, 10:17:00 pm »

Hồi trước tớ cũng đã thử tổng hợp về các loại tên lửa chống tăng của Nga và đang post dở ở đây, bạn tientt82 có thể tiếp tục không?
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
tientt82
Thành viên
*
Bài viết: 290


30/4 | 7/5 | 9/5


« Trả lời #9 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2010, 10:54:40 pm »

Báo cáo ; rõ  Grin
Cơ mà thế post bên đây hay nối vào bên kia hả bác dongadoan ?
Logged

Chúng ta sẽ không lùi ; vì đằng sau là Mátxcơva ...
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM