Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:35:32 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Muôn vàn tình thân yêu  (Đọc 32212 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TuongLinh
Thành viên
*
Bài viết: 874



« Trả lời #20 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2010, 08:29:12 pm »

Và trên thực tế, trong những lần họp kỳ bộ trong nước hoặc những lúc ra nước ngoài họp trù bị đại hội chúng tôi đã từng ngỏ ý với các đồng chí ở tổng bộ là muốn xúc tiến việc tổ chức Đảng cộng sả và có lần đã được đồng chí Lê Hồng Sơn nhắc lại ý kiến của Bác trước khi Bác rời Trung Quốc: việc tổ chức Đảng là rất cần thiết, nhưng khi chưa có cơ sở, chi bộ chưa có, phong trào đấu tranh chưa có thì chưa thể nào tổ chức Đảng cộng sản ngay được. Quả, với tình hình trong nước lúc bấy giờ chưa thể tổ chức ra Đảng được, song vì tính hăng hái bồng bột của một số thanh niên chúng tôi hồi đó nên trong kỳ đại hội “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội”, tháng 5-1929 đại biểu của kỳ bộ Bắc Kỳ đã nêu lên vấn đề tổ chức Đảng một cách đột ngột. (Thực ra trước đó các đồng chí ở Bắc Kỳ đã bí mật tổ chức Đảng rồi). Hơn nữa, Lâm Đức Thụ một đối tượng mà không nên cho y biết vấn đề đó cũng có mặt ở đại hội này. Vì thế vấn đến đại biểu Bắc Kỳ nêu lên bị cấn không được đại hội bàn đến. Rút cuộc các đại biểu Bắc Kỳ bỏ đại hội ra về. Và cũng từ sau lần đại hội đó ở nước ta đã có ba tổ chức khác nhau: Bắc Kỳ thì tổ chức ra Đông Dương cộng sản Đảng; Nam Kỳ thì tổ chức ra An Nam cộng sản Đảng; còn Tân Việt cách mạng Đảng ở Trung Kỳ và một phần ở Nam Kỳ và Bắc Kỳ thì đổi ra là Đông Dương cộng sản liên đoàn. Tất nhiên cả ba tổ chức đó đều dựa vào đường lối “vô sản hóa” đi vào các nhà máy hầm mỏ, để gây cơ sở phong trào phát triển đảng viên mới cho Đảng mình. Nhưng dù sao trong quá trình phát triển cũng xẩy ra tình trạng tranh giành ảnh hưởng nhau. Tình hình đó được báo cáo ra tổng bộ, đồng chí Lê Hồng Sơn đã đồng ý tổ chức một Đảng cộng sản cho cả nước nhưng rồi không thành. Về sau Quốc tế cộng sản có chỉ thị kêu gọi những người cộng sản ở Đông Dương cần phải chấm dứt chia rẽ, phải hợp lại thành một Đảng cộng sản thống nhất và đến cuối năm 1929 đồng chí Hồ Tùng Mậu vừa ở tù ra lại gửi thư về mời đại biểu ba tổ chức ra Hương Cảng bàn việc hợp nhất nhưng lại vẫn không thành.

Không thể để tình trạng ba bè bảy mối kéo dài mãi như thế được, Bác phải về Hương Cảng bàn bạc với đồng chí Lê Hồng Sơn và tự tay Bác viết thư triệu tập đại biểu của các tổ chức ra Hương Cảng họp. Tôi nhớ gần như nguyên văn bức thư:

Hiện nay, tình hình có sự phân liệt, mời các đồng chí cử hai đại biểu ra bàn chuyện thống nhất.

VƯƠNG

Nhận được thư Bác chúng tôi rất phấn khởi. An Nam cộng sản Đảng họp, nhất trí cử đồng chí Châu Văn Liêm và tôi đi dự đại hội thống nhất Đảng. Chờ một tuần, Trọng con (tức Lý Tự Trọng) liên hệ được tàu thủy bảo chúng tôi đóng vai công nhân làm tàu, xuống tàu “Đại Lợi Hoa” rời Sài Gòn đi Hương Cảng. Tàu cập Hương Cảng vào những ngày giáp tết. Hai chúng tôi đáp xuồng máy lên bờ thì được đồng chí Lê Hồng Sơn đón lên ô-tô buýt về khách sạn và gặp hai đại biểu Đảng cộng sản Đông Dương là Nguyễn Đức Cảnh và Trịnh Đình Cửu ở đó. Ăn Tết nguyên đán xong, tới ngày 6 tháng giêng Âm lịch (tức mồng 3 tháng 2 dương lịch) thì đại hội khai mạc. Cuộc họp được tiến hành rất bí mật. Lâm Đức Thụ lúc này cũng là một vai “trọng yếu” của tổng bộ nhưng cũng không biết và không được dự họp. Theo đồng chí Lê Hồng Sơn cho biết lần này về Hương Cảng, Bác cũng không gặp y. Như thế là lần này, về đại biểu Quốc tế cộng sản có Bác và bốn chúng tôi đại biểu cho Đông Dương cộng sản Đảng và An Nam cộng sản Đảng.

Tới Hương Cảng đã hơn tuần lễ nhưng đến hôm nay và cũng là lần đầu tiên trong đời tôi được gặp Bác. Hồi ở trong nước tôi nghe đồn Nguyễn Ái Quốc là con người mà ai chưa gặp thì hi vọng, gặp rồi thì kính phục. Uy tín tên tuổi Người vang dội đến nỗi kẻ địch rất sợ. Chúng ra lệnh ai nhắc đến tên tuổi Nguyễn Ái Quốc là phạm tội quốc cấm. Bây giờ ra đây được gặp Bác chúng tôi rất ngạc nhiên. Hôm đó chúng tôi đến được một lúc thì có một người trạc tuổi 40 dáng người cao cao thanh thanh. Mình mặc bộ đồ dạ tím kiểu Tôn Trung Sơn đã sờn cũ, chân đi giày da, đầu đội mũ phớt. Tôi nhớ hình như Bác cũng có một cái áo khoác dạ dài đã tàng tàng cũ cũ đúng với vai ký giả Lý Thụy (1) đã ở Trung Quốc hồi đó. Chúng tôi được đồng chí Lê Hồng Sơn giới thiệu cho biết là đồng chí Vương. Thật không ngờ Bác giản dị đến thế!
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
(1) Lý Thụy là tên công khai của Bác ở Trung Quốc hồi đó
Logged

Điều vĩ đại chính là điều giản dị - Sức mạnh chân chính nằm trong sự dịu dàng
TuongLinh
Thành viên
*
Bài viết: 874



« Trả lời #21 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2010, 12:52:28 am »

Vào cuộc họp, phiên đầu chúng tôi tửng chừng sẽ rất sóng gió. Vì đại biểu 2 bên đều mang theo định kiến trước đây cứ muốn giữ lấy tên tổ chức cũ của mình. Phía Đông Dương cộng sản Đảng thì cho An Nam là phong kiến Trung Quốc đặt ra, phía An Nam cộng sản Đảng thì cho Đông Dương là Đông Dương thuộc Pháp (Indochine francaise) gồm cả Miên, Lào rộng quá không thực tế. Cứ kiểu gà tức nhau tiếng gáy, chẳng bên nào chịu bên nào. Bác biết, nếu cứ để cho hai bên tranh luận thì sẽ kéo dài, và có khi cuộc họp sẽ không thành.

Lường được sự diễn biến của công việc, nên từ đầu Bác đã phân tích ngay: “Tôi thấy thật ra bên nào cũng có cái sai, cái phải, một khi đã đồng ý hợp nhất thì lấy một tên cũ nào đó vẫn được, nhưng nếu chưa thông với nhau về quan niệm cứ cho rằng lấy tên cũ là có hàm ý bảo tổ chức ka phải giải tán để sát nhập vào tổ chức mình. Đã thế, chi bằng ta tổ chức cái mới, đătj cho nó một tên mới là ổn nhất. Các đồng chí xem lấy tên là “Đảng cộng sản Việt Nam” có được không? Và Bác nói tiếp: “Về mặt tổ chức, ta cũng không nên quá cầu toàn. Phải như cái sàng sàng gạo. Hạt nào xuống thì xuống, hạt nào ở lại được trên sàng thì mới ở lại. Phải sàng đi lọc lại mới được. Chúng ta rửa tay, cầm đũa cũng vậy thôi. Một tay tự rửa lấy có bao giờ sạch được, phải là hai tay mới rửa sạch được cho nhau. Một ngón tay có cầm nổi đôi đũa đâu. Phải là hai ngón! Có khi phải nhờ đến các ngón an hem khác giúp sức vào thì mới cầm chắc được. Nhiều tay vỗ nên bộp! Phải kết lại thành một khối, phải sàng lọc qua đấu tranh, có đấu tranh mới có sức mạnh!...”

Nghe Bác nói mộc mạc chân tình, tất cả chúng tôi đều thở phào nhẹ nhõm. Đại biểu Đông Dương thì than phục, đại biển An Nam thì phấn khởi và sau này Tân Việt đảng nhập vào cũng sướng bụng. Chúng tôi nghĩ, nếu không được Bác phân tích cho, cứ để hai bên trương gân cổ cãi nhau thì chưa biết đến bao giờ mới sáng rõ vấn đề, có khi lại cắp cặp ra về như lần trước.

Thế là qua hai buổi họp, đại hội đã thành công một cách êm thắm rực rỡ. Trước hôm ra về chúng tôi hỏi Bác khi về nước, lấy danh nghĩa gì để làm việc (để tiến hành tổ chức cái mới vì bây giờ chúng tôi không còn là đại biểu của tổ chức cũ nữa). Bác bảo: “Các đồng chí cứ nói là thay mặt cho tôi”. Nhưng chúng tôi còn muốn biết cặn kẽ hơn nên lại gạn hỏi Bác: “Nói là thay mặt nhưng nói tên là gì được?” Bác cười vui vẻ đáp: “Là đại biểu của đại biểu quốc tế. Tất cả là bình đẳng có gì các đồng chí cứ viết thư cho tôi biết!”.

Hôm chúng tôi xuống tàu về nước, cầm tay Bác mà lòng rưng rưng. Ngồi trên tàu gió to sóng dữ, người mệt mà vẫn thấy khoan khoái tin tưởng lạ thường. Đúng là Bác đã tiếp cho chúng tôi sức mạnh. Từ bấy đến nay, mấy chục năm trời liên tục Bác đã ngày đêm quên tình riêng mưu nghiệp lớn. Bác đã dành tất cả tuổi xanh, tất cả cuộc đời vun vén cho thanh niên ta, cho tân tộc ta. Bác đã đau tất cả nỗi đau của những ai phải thương đau khổ nhục.
Logged

Điều vĩ đại chính là điều giản dị - Sức mạnh chân chính nằm trong sự dịu dàng
TuongLinh
Thành viên
*
Bài viết: 874



« Trả lời #22 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2010, 09:43:04 pm »

Giữa lúc này Bác ra đi, nửa nước còn bóng giặc, đồng bào và các chau thanh thiếu niên nhi đồng miền Nam chưa được đón Bác vào thăm. Ra đi Bác còn phải đau lòng vì cái sứt mẻ về tình đoàn kết ở một vài nước anh em. Tôi nghĩ Bác đã khổ nhiều vì đói vì rét, vì đời tù tội nhưng Bác vẫn cảm thấy không đau khổ bằng nỗi mất mát về tình cảm tâm hồn. Nghe lời trối trăng của Bác mà làm tôi ứa nước mắt. Nỗi lòng thương nhớ Bác đã làm tôi hồi tưởng lại bao kỷ niệm xa xưa – một buổi chiều thu năm 1928 tôi và ba anh em thanh niên trong kỳ bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội vì có việc cần hỏi ý kiến các bậc cách mạng lão thành nên chúng tôi đã rủ nhau từ Sài Gòn ra Huế xin gặp cụ Phan Bội Châu, trên một lá đò sông Hương. Như một người mẹ hiền, cụ Phan đã thân thiết dịu dàng nói với lớp thanh niên chúng tôi rằng:

“Tôi biết, tôi không còn sống được bao lâu nữa, nhưng tre già măng mọc, trước sau tôi vẫn nguyện làm cái trống để anh em đánh và chỉ xin làm cái biển để đón nước bốn phương chảy về”.

Bác Hồ chúng ta không nói là cái trống nhưng Bác đã thề nguyện làm người đầy tớ trung thành của nhân dân. Bác nguyện bạc một mái đầu cho triệu triệu mái đầu xanh. Bác nguyện làm tròn trách nhiệm của một người gieo giống. Bác đã là người gieo giống đầu tiên cho phong trào cách mạng vô sản ở đất nước ta. Những hạt giống đó đã được gieo, được nảy mầm đơm bông kết trái từ hai bàn tay Bác.

Nay ra đi Bác vẫn không quên gửi cho đồng bào ta, cho thanh thiếu niên nhi đồng, cho nhân dân thế giới muôn vàn tình thân yêu của Bác.

“Uống nước nhớ nguồn
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Hai câu cách ngôn mà người Việt Nam ta ai lại không biết. Để thương nhớ Bác tôi xin kể lại một vài hình ảnh, vài điều khuyên bảo của Bác, trên đây để chúng ta cùng nhau khóc Bác, cùng chia sẻ nỗi thương đau và niềm tự hào với Bác. Khóc Bác chúng ta không tiếc nước mắt. Biết thương Bác, biết khóc Bác là ta trút được cái yếu mềm là ta có thêm được muôn vàn tình thương, muôn vàn sức mạnh.

Đời đời nhớ ơn Bác, nhớ ơn Người Cha kính yêu vĩ đại, chúng ta nguyện làm đúng lời di huấn của Người, để bất cứ trên trận tuyến nào trên mảnh đất nào hạt giống cách mạng của Bác đều được nảy mầm, được đơm bông kết trái và sẽ mãi mãi ngàn đời bất diệt

CHU THÀNH

(Ghi theo cảm nghĩ của đồng chí Lý Minh Nghĩa, Viện bảo tàng Cách mạng Việt Nam)
Logged

Điều vĩ đại chính là điều giản dị - Sức mạnh chân chính nằm trong sự dịu dàng
TuongLinh
Thành viên
*
Bài viết: 874



« Trả lời #23 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2010, 10:04:05 pm »

TẤM LÒNG THỢ MỎ

Bác thợ lò Nguyễn Văn Thìn từ từ bước về phía bàn thờ Hồ Chủ tịch. Người công nhân mỏ đứng im, cúi đầu xuống, rồi như không nén nổi xúc động khóc òa lên:

- Bác Hồ ơi!...

Quay về phía anh  em thanh niên đang nước mắt rưng rưng ngồi dưới hội trường, bác Thìn nghẹn ngào nói:

- Mười sáu tuổi tôi đã đi làm mỏ. Nhà tôi có năm anh  em thì mỗi người lưu lạc một nơi, chết mất bốn rồi. Xác chú tôi, bố tôi cũng đều gửi ở mỏ Mạo Khê. Đến tôi nữa tưởng cũng chết đói nốt thì may mắn cách mạng thành công cứu cho sống lại. Đến nay tôi được làm người, làm chủ đất mỏ. Bốn con tôi được học hành đầy đủ sung sướng. Công ơn của Bác, tôi không thể nói hết, không biết đến bao giờ mới đền đáp nổi.

Những tưởng Bác còn khỏe mạnh, Bác còn nhiều lần ra thăm khu mỏ, thăm anh em công nhân chúng tôi cải tiến quản lý đẩy mạnh sản xuất rồi đến ngày nước nhà thống nhất, Bác sẽ vào thăm đồng bào miền Nam.

- Nào ngờ hôm qua đột ngột nghe tin Bác mệt. Đến sáng nay thì tin dữ truyền ra. Bác mất rồi! Cứ mỗi lần bưng bát cơm lên là tôi lại giàn giụa nước mắt không thể nào nuốt được.

Cả hội trường cùng bật lên nức nở. Có người khóc to:

- Bác ơi! Từ nay chúng cháu chẳng được nhìn thấy Bác nữa rồi!

Mùng bốn tháng chín năm một ngàn chín trăm sáu mươi chín. Vùng mỏ chịu tang Bác với nỗi đau thương vô hạn trong lòng. Phố than Hồng Gai, Cẩm Phả, Hà Lầm đứng lặng dưới những ngọn cờ tang, máy ngẩn ngơ trên mặt tầng Đèo Nai, cọc 6. Ở nhà sàng, các chị công nhân ngồi bên băng chuyền tải than chốc chốc lại thổn thức rút khăn lau nước mắt. Sáng nay, tại lễ truy điệu ở nhà máy, nhiều chị đã sổ tóc chit khăn trắng lăn khóc dưới chân ảnh Bác. Dọc đường lớn, không một em thiếu nhi chạy nhảy nô đùa, một đoàn tàu kéo than ra bến cảng. Còn tàu mang trên mình dòng chữ lớn: “Vô cùng thương tiếc Chủ tịch Hồ Chí Minh kính mến”. Nó đau đớn thét lên một hồi còi dài như muốn báo tin buồn của thể kỷ đến tận những nơi xa nhất. Tiếng còi xe ruột đập vào vách núi ngân dài trên sông nước biển cả, núi biển cùng tối sầm dưới những đám mây đen bay vất vả. Mưa rào đổ xuống từng trận. Trời khóc cùng người.

Những người thợ mỏ trẻ tuổi tuy mới bước vào nghề xúc đất đào than nhưng cũng được cha, anh kể lại nhiều lần cho biết khi chưa có Bác, có Đảng thì vùng mỏ cực nhục như thế nào. Ở đây, ngày xưa là địa ngục trần gian. Ở đây, ngày xưa công nhân là nô lệ. Vỉa thàn càng dày bao nhiêu thì những bãi tha ma của phu mỏ càng mở rộng mãi ra… Nhưng có Bác Hồ, Bác đã lên án và tố cáo trước toàn thế giới tội ác dã man của thực dân Pháp đối với công nhân mỏ. Cờ đỏ búa liềm bay trên đỉnh núi bài thơ. Cả vùng mỏ bất khuất sôi sục đi biểu tình, đình công, đấu tranh.
Logged

Điều vĩ đại chính là điều giản dị - Sức mạnh chân chính nằm trong sự dịu dàng
TuongLinh
Thành viên
*
Bài viết: 874



« Trả lời #24 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2010, 01:14:57 am »

Là một người công nhân, Bác Hồ đã xúc than dưới hầm tàu, đứng quét tuyết giữa từng cơn gió bắc cực thổi về cóng buốt. Bác phải nung nóng hòn gạch, ôm vào người ngủ cho qua mỗi đêm giá lạnh. Bác quý hòn than. Bác thông cảm và thương yêu công nhân mỏ vô cùng. Kháng chiến thắng lợi, vùng mỏ vừa được giải phóng, Bác Hồ ra thăm vùng mỏ ngay. Rồi từ đó cho đên nay Bác luôn theo dọi, động viên từng bước đi của phong trào thi đua công nhân vùng mỏ. Và công nhân mỏ mỗi lần nghe lời Bác kêu gọi bao giờ cũng là những người hưởng ứng sôi nổi nhất. Thanh niên vùng mỏ đưa phong trào thi đua “mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt” mạnh mẽ liên tục. Tự vệ khu mỏ là những người đầu tiên bắn cháy máy bay phản lực Mỹ, bắt sống giặc lái.

Thợ mỏ nâng niu ấp ủ biết bao kỷ niệm thân yêu về Bác những lần Người ra thăm khu mỏ. Đặc biệt, sáng mồng một tết năm Ất Tỵ (1965) Bác Hồ đã ra vui xuân với công nhân mỏ than. Gần đây nhất, ngày 15-11-1968 công nhân mỏ được cử một đoàn đại biểu về thủ đô thăm sức khỏe vào báo cáo với Bác thành tích mới nhất trong sản xuất than.

Vũ Văn Tắm đoàn viên thanh niên mỏ Hà Lầm cảm động nhớ lại những giờ phút sung sướng nhất của đời mình. Hôm ấy Bác hiền từ đôn hậu ngồi trước mặt anh. Mái tóc Bác bạc trắng. Chòm râu Bác từng sợ óng ánh rung rinh. Mỗi lần Bác cười đôi mắt hơi nhíp lại, vừa anh minh sáng suốt vừa tràn đầy độ lượng yêu thương. Tắm còn nhớ Bác hỏi rất tỷ mỷ về sản xuất, về đời sống của công nhân. Thấy Bác có ý không vừa lòng vì vùng mỏ còn thiếu rau tươi, công nhân mua hàng còn phải đi xa chờ đợi lâu, đồng chí phụ trách tỉnh Quảng Ninh đứng đậy, xin hứa với Bác từ nay sẽ sửa chữa thiếu sót, phục vụ ngành than tốt hơn. Bác cười chỉ tay:

- Chú hứa với công nhân chứ!

Quay về phía anh chị em công nhân, Bác dặn dò ân cần: “Ngành sản xuất than cũng như quân đội đánh giặc, phải có nhiệt tình cách mạng cao, ý chí quyết đánh quyết thắng rất vững. Phải đẩy mạnh ngành than trở thành một ngành gương mẫu…

Trước bàn thờ Bác, Vũ Văn Tắm khóc nấc lên. Anh cố gắng kể lại một lần nữa những lời dặn dò của Bác cho tất cả anh em trong chi đoàn. Đối với mỗi công nhân ngành than thì ngoài lời Di chúc chung cho cả nước, những lời Bác nói trên đây là những lời dặn dò riêng mà sau này thợ mỏ thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước sẽ mang hết sức mình ra thực hiện cho thật tốt.

Những giọt nước mắt chân thành phần nào làm dịu nỗi đau thương trong lòng. Và lời dặn của Bác có sức mạnh nâng mọi người hăng hái vững vàng tiến lên. Vũ Văn Tắm nhìn lên ảnh Bác. Hình như Bác đang tươi cười khuyên anh cố gắng chế ngự tình cảm mình. Đôi mắt Bác sáng. Vừng trán của Bác mênh mông. Không Bác có mất đâu, Bác vẫn còn sống đây, sống mãi cùng với toàn thể nhân dân, công nhân, thanh niên khu mỏ, Bác theo dõi từng bước chân Tắm đi vào lò. Bác đứng trước mương than khuyến khích anh khoan sâu bắn nặng, làm một thợ lò toàn năng.

Tắm nói:

- Mấy ngày hôm nay tôi luôn luôn tự hỏi mình đã làm được những gì để thực hiện lời Bác dạy và từ nay trở đi cần phải làm gì, làm như thế nào để xứng đáng với công ơn Bác.

Từ sau ngày Bác mất không riêng Vũ Văn Tắm mà tất cả thanh niên công nhân vùng mỏ đều cùng suy nghĩ như trên. Sau giờ phút đau thương, mỗi người đều thấy rõ mình phải hăng hái vươn lên, phải biến đau thương thành hành động cách mạng để xứng đáng với muôn vàn tình thân yêu mà Bác đã để lại. Từng người đều tự kiểm điểm lại xem mình đã thật luôn luôn hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ chưa? Vừa “hồng” vừa “chuyên” chưa? Nguyễn Khắc Trọng thao thức cả đêm không ngủ. Anh ngồi nhìn ảnh Bác, đọc lại di chúc của Bác. Từ một thiếu niên quàng khăn đỏ được vinh dự mang hoa đi đón Bác ra thăm khu mỏ năm 1956 cho đến khi trở thành đoàn viên thanh niên, trở thành một thợ lò đứng nghe Bác nói chuyện ở cọc 3, năm 1965 và cho đến hôm nay đây, Trọng luôn luôn ghi nhớ và quyết tâm thực hiện tốt tất cả những lời dạy của Bác Hồ. Nhưng sự cố gắng của anh chưa được bao nhiêu. Năm nay anh chưa có một sáng kiến nào. Năng suất của anh lên không đều. Tổ sản xuất thanh niên mà anh là tổ trưởng hoàn thành vượt mức kế hoạch khá cao nhưng trong phân xưởng vẫn còn một số tổ ì ạch, chưa tiến kịp phong trào chung.
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Sáu, 2010, 01:27:30 am gửi bởi TuongLinh » Logged

Điều vĩ đại chính là điều giản dị - Sức mạnh chân chính nằm trong sự dịu dàng
TuongLinh
Thành viên
*
Bài viết: 874



« Trả lời #25 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2010, 01:51:17 am »

Trọng viết một thư quyết tâm. Anh đọc to những lời viết trong bản quyết tâm thư trước hội nghị toàn chi đoàn: “Từ này tôi xin cố gắng học tập rèn luyện nhiều hơn nữa để năm 1969 sẽ trở thành một lao động tiên tiến, một chiến sĩ thi đua. Tôi cũng sẽ quyết tâm phấn đấu rèn luyện để cóm thể vào ngày này năm 1970, kỷ niệm một năm Bác mất, tôi sẽ được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Đề nghị tất cả các đồng chi trong chi bộ, chi đoàn hết sức giúp đỡ tôi…”.

Mỗi người một lá thư quyết tâm. Không phải thứ quyết tâm chỉ viết bằng mực thường. Phan Văn Nghị, thợ mỏ Đèo Nai đã trích máu tay làm mực. Máu trong người anh cũng là máu được Bác đã truyền, đã lọc cho đỏ thắm. Nghị viết: “Kính thưa Bác, cháu nguyện là một đoàn viên suốt đời trung thành với lý tưởng của Đảng. Cháu sẽ suốt đời gắn bó với đất mỏ, yêu nghề thợ mỏ…” Nghị viết sôi nổi thiết tha: “Đề nghị các đồng chí phụ trách cho tôi vào bộ đội trực tiếp chiến đấu tiêu diệt giặc Mỹ, giải phóng miền Nam để thỏa lòng mong ước của Bác Hồ. Trong khi chưa được đi chiến đấu, có việc gì khó nhất xin các đồng chí cứ giao cho tôi…”.

Bác Hồ ơi! Thế hệ thanh niên Hồ Chí Minh đang cố gắng vươn lên để nối chí Người. Trên tháp khoan cao, ngọn cờ chít dải băng tang đen dài, nhưng nó vẫn bay. Những ngày vùng mỏ chịu tang Bác là những ngày đau thương nhất, cũng là những ngày mọi người đoàn kết, thương yêu nhau lao động quên mình để đạt năng suất cao nhất. Trên tầng 19-5, mỏ than Hà Tu, ba chiếc máy khoan BU 10, BU 4, BU 5 đập choòng liên tục. Ở tầng dưới, đồng chí Minh sau khi “cá” lại hai mét cuối cùng của lỗ khoan sâu đang cho máy chạy lùi ra để chuẩn bị bắn mìn. Và tầng dưới nữa, giữa moong than đen nhánh, cái máy xúc thanh niên E1. 251 đang quay cần hối hả. Nó không phải gọi nhiều như mọi ngày vì đàn xe gấu vào ra, ra vào rất đều đặn. Trong mười ngày để tang Bác, mỗi ngày ba lần đổ ca, anh em lái máy xúc trẻ tuổ lái ra đứng xếp hàng trên mặt tầng. Ba người thợ trẻ kính cẩn nghiêng mình. Bên cạnh họ, cỗ máy xúc cùi gần xuống, lặng yên. Một phút tưởng nhớ Bác. Sau đó, họ leo lên máy ấn nút điện quay cần… “Bác đã dạy làm than như đánh giặc. Vậy thì đã đánh là phải thắng, đã sản xuất phải hoàn thanh vượt mức kế hoạch”. Nguyễn Văn Vân vừa điều khiển máy vừa nghĩ như vậy.

Máy xúc E1. 251 của anh trước đây là máy chạy điện. Kháng chiến chống Mỹ các anh đã chuyển nó thành máy chạy dầu để có thể giữ vững sản xuất trong mọi tình huống sẵn sàng đánh giặc 5 năm 10 năm 20 năm như lời Bác kêu gọi. Bây giờ, trước tình hình mới, E1. 251 lại trở lại máy chạy điện với công suất cao. Và trong những ngày này, nó là một trong những cỗ máy có năng suất cao nhất.

Hồ Chủ tịch kính yêu đã không còn nữa! Vùng mỏ nén đau thương như thuốc mìn ghim chặt trong lòng đất để khi nổ có sức công phá đất đá thật mãnh liệt, bóc được thật nhiều than. Đêm nay trước hội trường Ba Đình, dòng người vẫn xếp hàng dài chờ đến lượt vào viếng Bác. Ở vùng than, những người thợ mỏ vẫn đang sản xuất đều. Xin Bác cứ ngủ yên. Tất cả những lời Bác di chúc lại, chúng cháu nguyện sẽ làm tròn! Trên mặt trận sản xuất than chúng cháu sẽ xông lên hàng đầu mang về những thắng lợi vinh quang nhất để góp phần cũng giai cấp công nhân, nhân dân và thanh niên cả nước xây dựng nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, thỏa lòng Bác mong ước bấy lâu.

9-1969

LÊ VĂN BA
Logged

Điều vĩ đại chính là điều giản dị - Sức mạnh chân chính nằm trong sự dịu dàng
TuongLinh
Thành viên
*
Bài viết: 874



« Trả lời #26 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2010, 02:39:16 am »

ĐẦU MÁY MI-CA-ĐÔ

Công việc sửa chữa đầu máy xe lửa ở nhà máy xe lửa Gia Lâm vẫn đang vào giai đoạn khẩn trương. Sáng mồng 4-9, theo kế hoạch sản xuất, tổ 5 bước vào kế hoạch đầu tháng bằng chiếc đầu máy Mi-ca-đô hỏng hóc khá nặng. Chiều hôm mồng 3, toàn tổ đã khảo sát mày và đã có kế hoạch phân công. Nhưng lúc này ai còn tâm trạng nào nghĩ đến làm ăn được nữa, anh chị em ủ rũ, kéo nhau tới xưởng. Dọc đường, loa các các đài công cộng cứ nhắc mãi bản thông cáo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ vào tai. Anh nào, chị nấy cứ bàng hoàng như trải qua một cơn ác mộng dữ dội. Xi cũng đi trong đám người làm ca sáng đó. Từ nhà tập thể tới xưởng, Xi không tài nào bỏ được chiếc mùi-xoa cầm ở tay trào ra chảy thành dòng trên đôi má đến nỗi chiếc khăn ướt đẫm.

Trong xưởng lặng lẽ, sau cái đầu tàu nằm trên bệ. Như mọi hôm, giờ đó là tiếng kim khí đã chạm nhau choang choang váng cả tai, rồi tiếng hô, tiếng gọi của anh em trong xưởng. Nhưng hôm nay thì anh em cứ cầm cờ-lê vặn ốc vít mà tay cứ long ngóng như thợ học việc. Nhìn cái đầu Mi-ca-đô rồi nhìn nỗi xúc động của anh em, của bản thân mình đang rạo rực trong cơ thể, tổ trưởng Mai đâm hoảng. Tuy đang buồn, anh cũng lẩm bẩm.

- Chết cháy, nếu cứ tình trạng này thì chiếc Mi-ca-đo này phải tới giữa tháng mới xong nổi. Chẳng ai buồn làm việc nữa. Vào giữa buổi,người thì chia đi làm bàn thờ, người thì chia đi làm băng tang. Chuyện sản xuất gần như gác lại, họ hỏi nhau về tin Bác mất. Họ thì thầm bên tai nhau những mẩu chuyện lượm lặt chưa chính xác. Trong giờ lễ mặc niệm, cả gian phòng vang lên tiếng khóc.

Mất ngày mồng 4, ngày mồng 5 buổi sáng cũng vẫn tình trạng đó. Nhưng tới trưa Xi mới gặp Mai và nói:

- Anh liệu xem có thể hoàn thành Mi-ca-đô đúng kế hoạch không? Tôi chỉ sợ dồn toa là nguy đấy.

- Cô có ý gì khác không! Tôi lo từ ngày qua kia

- Anh đã hỏi ý kiến chi bộ và phân xưởng chưa.

- Đã! Nên cho ý kiến là cần có kế hoạch hành động.

- Tôi cũng nghĩ vậy! Tình cảm của người cách mạng không sướt mướt, mềm yếu được. Thương Bác là một việc trong tim ta. Nhưng nhiệm vụ là một việc trong đầu ta. Chính lúc này hành động đúng nhất là phải làm việc thật tốt để tỏ tình cảm thật sự của mình.

- Ý rất hay!

- Anh báo cáo với các đồng chí trên đi, còn tôi có lẽ tôi cho họp chi đoàn để xác định thái độ. Trong buổi hop, Xi đã nói lên tất cả nhiệt tình sâu nặng của Xi, chị đã nói đúng cái lý của chị. Cả chi đoàn đều nhất trí với ý kiến của Xi.

Logged

Điều vĩ đại chính là điều giản dị - Sức mạnh chân chính nằm trong sự dịu dàng
TuongLinh
Thành viên
*
Bài viết: 874



« Trả lời #27 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2010, 12:18:06 am »

Chiều đó, trong không khí tình cảm thì lặng lẽ, nhưng lao động con người đã trở lại bình thường. Tiếng kim khí đã vang rất đều. Mọi người lại thấy thèm một sự việc mà họ tự khám phá ra. Đó là làm việc càng hăng thì nỗi đau đớn càng dịu lại tan vợi đi và trong lòng từng người đều thấy hơi dễ chịu. Ngày hôm sau Xi mạnh dạn đề nghị với Mai là tăng năng suất để bù lại ngày rưỡi ể oải buổi đầu, quyết tâm bảo đảm cho Mi-ca-đô đúng kế hoạch.

Mi-ca-đo đốt lò vào ngày mồng 8, chậm mất hai giờ.

Mồng 9 là ngày lễ truy điệu Bác. Nhưng mồng 9 cũng là ngày tổ 5 bắt tay vào chiếc đầu xe 196, đầu xe hai của kế hoạch tháng 9. Lưu Hách Mai họp cán bộ tổ lại. Mai đề nghị một hình thức tưởng nhớ Bác bằng hành động của tổ mình. Trong ngày mồng 9 phải đốt xong đầu xe 196 bằng bất cứ giá nào, Xi là người tán thành ý kiến Mai đầu tiên. Chị nói, giọng run rung:

- Anh Mai đã nghĩ đúng! Lòng chúng ta tưởng niệm Bác, nhưng máu chúng ta phải dồn vào nhiệm vụ. Đó là một trong muôn vàn sự nghiệp và công lao mà Bác đã để lại. Chúng ta là thanh niên chúng ta phải tiếp tục không thể để ngừng một giây phút nào.

Ngày mồng 9 bắt đầu. Sau giờ truy điệu Bác trước máy phóng thanh, khi những đội máy bay vút qua thủ đô chào vĩnh biệt xong, toàn bộ tổ 5 trật tự lặng lẽ đi vào phân xưởng và bắt đầu hành động của mình. Tiếng búa choan lên, tiếng kim khí chạm nhau rầm rầm như chưa từng bao giờ nghe thấy. Cao Thị Xi đứng trên buồng lái, buồng lái đã cao, mà bệ tàu lại còn kích cao lên, do đó cô gái như làm việc ở trên cao chót vót. Áo quần, tay chân dầu mỡ, than bụi bê bết anh chị em chỉ còn thấy ở Xi đôi mắt. Một đôi mắt to, sáng, tròn đượm những nét buồn. Thỉnh thoảng Xi lại nghiêng người ra ngoài chỗ chiếc cần ra khoảng không xả hơi. Hơi phụt mạnh đẩy cả những lớp bụi than lơ lưởng trong xưởng ra ngoài xa lắc.

Đợt hành động đầu tiên của tổ 5 thành công. Đúng 9 giờ 30 phút tối ngày mồng 9 tháng 9, mười sáu con người của tổ 5 lặng lẽ đứng trước bàn thờ Bác trong phòng làm việc của tổ. Sau lễ mặc niệm, Xi được toàn tổ cử ra báo cáo với Bác công việc mà tổ đã làm trong ngày hôm đó. Xi run run, câu cuối cùng của chị là:

- Thưa Bác, chúng con đã làm theo lời Bác dạy, vượt kế hoạch từ 36 giờ xuống còn 8 giờ… Và từ nay trở đi chúng con sẽ tiếp tục làm như vậy, vì chúng con là tuổ trẻ của gia cấp công nhân, đã được Bác đào tạo và rèn luyện.

LÊ NGỌC QUÝ
Logged

Điều vĩ đại chính là điều giản dị - Sức mạnh chân chính nằm trong sự dịu dàng
TuongLinh
Thành viên
*
Bài viết: 874



« Trả lời #28 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2010, 12:30:23 am »

ĐỂ BÁC VUI LÒNG

Hôm đó, vào buổi chiều mùa xuân năm 1965, tôi vừa đi làm về thì cứ nghe rào rào, rào rào như một cơn mưa lớn xuất hiện, tiếp đó, tiếng reo hò lan mãi, lan mãi đến tận khu nhà tập thể. Tôi chưa hiểu gì, và vội vàng chạy như bay xuống thang gác.

- Bác đến! Bác đến! – Ai đó bật lên những tiếng reo vui vẻ và hình như nghẹn lại vì xúc động.

Ôi! Bác kia rồi! Ước mơ gặp Bác đến với tôi quá ư đột ngột. Tôi như không bước nổi nữa, cứ đứng sững lại nhìn Bác. Bác đang bước đi, hiền hậu trong bộ quần áo ka-ki và đôi dép cũ. Bác tươi cười nhìn chúng tôi và đi thẳng vào khu nhà trẻ, nhà vệ sinh.

Thấy chúng tôi ăn ở luộm thuộm, Bác hỏi:

- Cô chú nào là người lãnh đạo công nhân ở đây?

Một đồng chí trong ban giám đốc bước ra:

- Thưa Bác, cháu ạ!

Bác phê bình:

- Các cô chú lãnh đạo, phải chú ý đến đời sống của công nhân. Không nên để chỗ ở của công nhân bẩn như thế này. Muốn sản xuất tốt thì phải có sức khỏe tốt. Muốn có sức khỏe tốt thì phải giữ gìn vệ sinh thật tốt.

Bác dặn thêm chúng tôi phải chăm sóc các cháu nhỏ, giữ gìn sạch sẽ chỗ ăn ở của các cháu nhỏ.

Bác quay về nhà máy. Anh chị em công nhân ùa ra vây lấy Bác ngay khi Người mới vào đến cổng nhà máy.

Bác gọi tôi và chị Nga:

- Cháu Nga và cháu Thư đâu, lên đứng bên cạnh Bác.

Nhưng thật rủi ro cho tôi, lúc Bác gọi thì tôi chưa làm sao chen chân lên được. Khi anh em nhường cho tôi vào thì tôi thấy Bác đang quay sang nói chuyện với những người bên cạnh. Tôi cứ đứng sững lại mà nhìn Bácm, nghe Bác nói, quên cả đi lên.

Bác cười rất vui rồi khen ngợi và dặn dò chúng tôi, đại ý lời Bác là: Bác phấn khởi vô cùng khu thấy các cô, các chú, đặc biệt là các cháu gái đã xây dựng thành công nhà máy dệt lớn nhất miền Bắc nước ta. Các cô, các chú, nhất là các cháu gái, phải cố gắng hơn nữa, đưa nhà máy vào sản xuất được tốt để xứng đáng là công nhân nhà máy dệt 8-3, nhà máy lấy tên ngày phụ nữ quốc tế.

Bác lấy một số huy hiệu trong túi ra, cho tôi, chị Nga và mấy người nữa. Còn một số, Bác đưa cho đồng chí lãnh đạo và dặn:

- Bác gửi lại một số huy hiệu, các cô các chú phát hiện thêm, ai là người có thành tích giỏi thì Bác cho mỗi người một cái.
Logged

Điều vĩ đại chính là điều giản dị - Sức mạnh chân chính nằm trong sự dịu dàng
TuongLinh
Thành viên
*
Bài viết: 874



« Trả lời #29 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2010, 01:08:37 am »

Lúc gần ra về, Bác hỏi:

- Tối nay cắt băng khánh thành nhà máy, các cô các chú cử ai?

Chúng tôi thưa với Bác là chúng tôi có ý định mời đồng chí Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị cắt băng. Bác chú ý nghe và lắc đầu:

- Không được! Phải cử cháu nào trẻ nhất, có nhiều thành tích trong việc xây dựng lên cắt băng.

Xong, Bác ra về. Chúng tôi cứ đứng tần ngần, chưa muốn tản ra. Ai cũng còn thấy hồi hộp, sung sướng như những phút đầu gặp Bác.

Năm đó, tôi thuộc lớp thanh niên trẻ của nhà máy. Và, một điều thật bất ngờ đến với tôi: người cắt băng khánh thành nhà máy lại là tôi.

Cho đến bây giờ, tôi vẫn nhớ như in cái cảm giác tối hôm khánh thành nhà máy. Tôi cảm thấy tôi sắp khóc những giọt nước mắt sung sướng khi cầm kéo cắt vào dải băng đỏ.

Từ một công nhân bình thường, tôi đã lớn lên trong sự yêu thương và dạy bảo tận tình của Bác. Sau lần ấy, tôi càng cố gắng hơn trong tất cả nhiệm vụ của mình. Vì thế, một năm sau, tôi được đi dự học lớp bồi dưỡng “Đảng viên trẻ”của Thành ủy mở.

Và lại bất ngờ hơn nữa, tôi được Bác lần thứ hai. Lần này, Bác ở với chúng tôi lâu hơn, tôi được trông thấy Bác nhiều hơn. Bác giảng cho chúng tôi nghe: “Thế nào là người cộng sản” – uống từng lời Bác, tôi thấy mình lớn lên rất nhiều.

Đó là hai lần hạnh phúc nhất của đời tôi.

Thế mà bây giờ Bác đã mất. Tôi khóc lặng người đi khi nghe cái tin phũ phàng ấy. Một phần vì thương tiếc Bác, một phần tôi thấy mình chưa xứng đáng với sự chăm sóc, dạy dỗ hết mực của người.

Tôi cùng với chị em lao vào đợt sản xuất “Biến đau thương thành hành động cách mạng”. Số vải chúng tôi dệt tăng lên so với mức quy định rất nhiều. Chúng tôi đang còn khắc phục nhiều khó khăn hơn, cải tiến kỹ thuật để đưa số vải lên nữa.

Tôi có người yêu đi chiến đấu ở mặt trận. Mỗi lần gặp Bác, tôi thường viết thư khoe với anh ấy. Không ai bảo ai, nhưng chúng tôi ngầm thi đua với nhau trên các lĩnh vực công tác của mình. Nay nghe Bác mất, chắc anh ấy sẽ cùng đồng độ xốc lên nữa, tiêu diệt kẻ thù. Và chắc anh ấy sẽ tin rằng, tôi, vợ của anh ấy đang cùng bao nhiêu người con gái, dùng bàn tay khéo léo của mình dệt thêm vải cho miền Nam, cho những người làm nên chiến thắng.

Trong mỗi công việc hôm nay chúng ta làm đều mang theo một ý nghĩa hết sức giản dị nhưng cũng vô cùng thiêng liêng, cao quý: Để Bác kính yêu vui lòng.

LÊ THỊ MINH KHUÊ
(Ghi theo lời kể của chị Đào Thị Thư, công nhân nhà máy dệt 8-3 Hà Nội)
Logged

Điều vĩ đại chính là điều giản dị - Sức mạnh chân chính nằm trong sự dịu dàng
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM