Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 12:20:45 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Muôn vàn tình thân yêu  (Đọc 32260 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TuongLinh
Thành viên
*
Bài viết: 874



« Trả lời #50 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2010, 03:59:47 pm »

- Xã viên có hay đau ốm không?

- Mỗi lao động một năm bán cho hợp tác xã mấy tấn phân?

- Có mấy nhóm trẻ?

- Có bao nhiêu giếng nước?

- Các cụ có tổ trồng cây không?

- Chi bộ có bao nhiêu đồng chí? Trong chi bộ có bao nhiêu thanh niên?

- Nhân dân chuẩn bị ăn tết ra sao? Có tiết kiệm không?

Những câu trả lời nào vừa ý Bác thì Bác gật đầu khen. Những điểm nào chưa vừa ý Bác thì Bác nói thêm: Giếng nước còn ít quá, nhà tiêu còn ít quá, ăn tết phải nhớ tiết kiệm…

Rồi Bác quay lại phát kẹo cho các cháu. Mấy chục cháu xúm quanh Bác ríu rít nhận phần, thân thiết như đối với một người ông nội. Bất chợt Bác sờ lên đầu một cháu chừng tám tuổi:

- Cháu phải tắm rửa thật sạch sẽ, lần sau Bác về sẽ cho nhiều kẹo hơn nữa.

… Tất cả những hình ảnh đó còn in sâu trong trí mỗi người dân Phú Diễn.

Bốn năm rồi. Bốn năm đã qua. Vâng theo lời dạy của Bác, phong trào Phú Diễn mỗi ngày lên một cao. Ngay chiều 30 tết năm 1965, sau khi Bác lên xe, tất cả cán bộ, đảng viên, đoàn viên liền đi trồng được trên 140 cây. Mồng 2 tết, toàn thể xã viên đi trồng cây và ra đồng canh tác. Dân quân trở thành “đơn vị quyết thắng”. Phong trào vệ sinh yêu nước chống Mỹ cũng khá, giếng nước nhiều hơn, nhà tiêu nhiều hơn…

Bốn năm rồi. Bốn năm đã qua. Mới đó, hôm nay Bác đã… Nghẹn ngào, đau xót biết mấy. Nữ đồng chí Quỳnh, chấp hành chi đoàn nhắc lại với bạn bè:

- Mình vừa được Bác cho kẹo năm nào, không ngờ hôm này Bác đã…

Một đồng chí nữ du kích còn nhớ rành rọt hôm gặp Bác, sà vào lòng Bác nói: “Bác ơi, Bác cho cháu kẹo với”.

Tất cả, tất cả những cử chỉ, lời nói của Bác vẫn còn nguyên vẹn, tươi rói trong ký ức mọi người.

Chiều mồng 4 tháng 9 toàn chi đoàn ra vun lại gốc đa, quét dọn sạch sẽ. Và trong ba hôm liền, chi đoàn quyết định đào một cái hồ rộng bên cạnh “cây đa Bác Hồ”, xây nhà truyền thống ở giữa. Trong nhà truyền thống sẽ treo một ảnh Bác thật to và trưng bày nhiều hình ảnh đổi mới của quê hương để nói lên rằng: nhờ có Đảng, có Bác mà làng xóm ngày càng sung sướng.

Nhà truyền thống, cây đa Bác Hồ đứng sừng sững đầu làng. Lớp lớp người lớn lên sẽ được hưởng bóng mát như hưởng muôn vàn tình thân yêu của Bác.
Logged

Điều vĩ đại chính là điều giản dị - Sức mạnh chân chính nằm trong sự dịu dàng
TuongLinh
Thành viên
*
Bài viết: 874



« Trả lời #51 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2010, 10:50:08 am »

RA QUÂN GIỮA NGÀY TANG

Nhà văn hóa nằm im lặng dưới gốc đa cổ thụ. Trời mưa dầm dề. Đêm tối mù mịt. Xã viên đứng đầy sân làm lễ truy điệu Bác. Thanh niên chỉnh tề đứng sắp thành hai hàng rào danh dự.

Suốt cả buổi lễ, tiếng khóc không khi nào ngớt. Đồng chí bí thư chi bộ nghẹn lời khi đọc tiểu sử Bác. Hai hàng rào danh dự cúi đầu, im như hai hàng pho tượng. Vô cùng lắng sâu, vô cùng thương tiếc.

Buổi lễ tan, xã viên ra về. Các cụ già chống gậy dắt díu nhau đi trên dường đê sông Hồng trơn như đổ mỡ. Các cụ còn nức nở nhắc lại trên quãng đê này năm nào Bác đi qua… Bác chỉ đi qua thôi, mảnh đất này và tấm lòng những người dân ở đây cũng thấy vinh dự lắm rồi.

Thanh niên ở lại tuyên thế và phát động đợt hoạt động ngắn ngày “biến đau thương thành hành động cách mạng”. Mỗi đồng chí tự nhìn lại mình để xem cần chú ý khắc phục những thiếu sót gì:

- Cô Bình sinh hoạt Đoàn không đều, chưa nghiên cứu sâu kỹ thuật trồng rau. Cô Én mấy lâu vin vào bệnh thấp khớp chểnh mảng công tác Đoàn giao. Anh Đống có trình độ lớp 8 nhưng không chịu nhận làm thư ký đội vì sợ phiền phức…

Đồng chí nào cũng thấy mình cần phải cố gắng hơn để thực hiện tốt lời Di chúc của Bác. Đồng chí nào cũng thấy cần yêu thương đồng chí mình hơn, chân tình giúp đỡ nhau sửa chữa thiếu sót.

Buổi tuyên thệ đang tiến hành dở chừng, bỗng có một cụ già chạy vào khóc nấc lên. Cụ nào đấy? – Cụ Đường, một cụ già gần 70 tuổi, nghèo khổ nhất làng.

Đồng chí bí thư chi đoàn đến đỡ cụ dậy. Nhưng cụ không dậy, cụ cúi phục trước bàn thờ Bác, cụ vừa khóc vừa nói:

- Các cháu! Các cháu cứ để cụ khóc Bác, khóc cả cuộc đời cũng chưa đủ để đền ơn Bác.

Rồi cụ rút từ thắt lưng mình một con dao lưỡi mỏng như chiếc lá giơ lên. Mắt cụ đỏ hoe, ướt nhòa. Tiếng cụ nói vừa xót xa, vừa uất ức, vừa đau thương:

-   Đây! Các cháu nhìn đây! Con dao phay cụ dụng hơn 40 năm nay rồi, bây giờ đã mòn vẹt như thế này. Xưa kia, gia tài điền sản của cụ chỉ có thể. Hồi cụ đi phu rào đồn cho Nhật, một thằng Nhật cướp con dao này đâm chết bà con ta. Cụ định quẳng con dao xuống ao, nhưng nghĩ lại, cụ phải giữ, phải giữ để đâm vào bụng giặc, giữ để trả thù.

Cụ nghiến hai hàm răng, mắt long sòng sọc như đang nhìn vào chính kẻ thù:

- Các cháu ạ… Cụ phải giữ, phải giữ để đâm vào bụng giặc. Cụ nhớ. Cụ còn nhớ lắm chứ. Nhớ cái hồi thằng Tây cao lêu nghêu đá vào ngực phu, thằng Nhật thúc cán kiếm vào hông dân… Bây giờ lại thằng Mỹ, thằng Mỹ giết hại bà con ta. Các cháu hãy nghe theo lời Bác Hồ mà đuổi cho sạch thằng Mỹ. Bác Hồ dạy là đúng các cháu ạ. Đời của cụ giá không có Bác Hồ thì cũng bị chết rục xương trong một đống rác ở ngoại thành Hà Nội rồi.

Cả chi đoàn đều rưng rức, nhìn ảnh Bác qua làn nước mắt. Cụ Đường trao cho chi đoàn con dao. Đồng chí bí thư đưa hai tay đón nhận.

Tiếng thề thực hiện lời Di chúc của Bác âm vang cả gian đình.

Tất cả chi đoàn ghi tên tòng quân, và hứa sẽ đi bất kỳ đâu mà Đảng yêu cầu.

Mấy hôm sau, tám đồng chí trúng tuyển đã lên đường nhập ngũ. Cuộc ra quân giữa ngày tang đã mang một ý nghĩa lớn.
Logged

Điều vĩ đại chính là điều giản dị - Sức mạnh chân chính nằm trong sự dịu dàng
TuongLinh
Thành viên
*
Bài viết: 874



« Trả lời #52 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2010, 06:26:02 pm »

CON MƯƠNG GIỮA “CÁNH ĐỒNG 19 THÁNG 5”

Sau khi nghe lời kêu gọi của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, chi đoàn Việt – Mông quyết định làm con mương dài tưới nước lên các cánh đồng Bản Trang, Đạc Nhất, Đạc Nhì… Con mương mang tên “Nhớ ơn Bác Hồ”.

Không phải ngẫu nhiên mà chi đoàn đào con mương trên vùng đồng ruộng đó. Đã đành rằng, con mương cần thiết tưới nước lên vùng đồng trước đây khô hạn, đất nứt nẻ, lúa nghẹn đòng giữa mùa nắng, rau héo lá giữ mùa hanh. Nhưng, con mương con mang một ý nghĩa khác sâu xa hơn, thiêng liêng hơn.

Bác Hồ đã về nới đây ba lần: Một lần trước ngày Hà Nội cướp chính quyền, một lần hồi đầu kháng chiến chống Pháp, một lần hồi hòa bình mới lập lại. Dấu chân Bác Hồ đã từng in lên những ruộng lầy, những đồng cạn, những bãi phù sa sông Hồng. Từ trên dấu chân đó, ngày nay đã trở thành những cánh đồng rau xanh tươi bát ngát, những cánh đồng lúa vàng thơm ngào những hạt hương cốm.

Bác Hồ trong trí nhớ của những cụ già là một ông Cụ rất giản dị, bận bộ đồ nâu, vai mang khăn gói đã từng sống chan hòa trong lòng dân ở đây trước khi về Ba Đình đọc Tuyên ngôn độc lập. Có lần Bác Hồ ăn vận như người nông dân, gầy gò, gọi đò đi qua bến Sú sang Đông Anh, đò đi chậm, Bác cầm mái chèo lài giùm bà cụ chở đò.

Bác Hồ trong trí nhớ của lứa tuổi hai mươi, hăm lăm là hình ảnh một người ông rất mực hiền hòa, rất mực trìu mến. Tết nguyên đán năm 1956, Bác về giữa sáng mồng một tết. Ô-tô của Bác chạy trên con đê vắt ngang cánh đồng Phú Gia, rồi dừng lại gần Bảo tang. Chẳng ai biết ô-tô của ai? Mấy cháu nhi đồng đang đùa chơi bên vườn chuối chạy lên thì chợt nhận ra Bác. Các cháu reo ầm lên: “Bác Hồ! Bác Hồ!”. Bà con tin cho nhau biết, chạy ùa ra đón Bác. Bác bước vào nhà bà Ái, bên cạnh nhà anh Hai Vẽ - nơi ở của một số đồng chí Trung ương hồi hoạt động bí mật. Bác chúc tết bà con, rồi phát kẹo cho các cháu. Kẹo bọc giấy đỏ, giấy xanh, giấy vàng (có người mãi đến nay vẫn giữ mảnh giấy đó). Cháu nào cũng cố nhón chan chìa tay tới gần Bác. Nhận kẹo xong, chưa cháu nào chịu ăn và không chịu rời Bác. Bác bảo các cháu hát bài “kết đoàn”. Sân nhà bà Ái sáng ấy thật vui.
Logged

Điều vĩ đại chính là điều giản dị - Sức mạnh chân chính nằm trong sự dịu dàng
TuongLinh
Thành viên
*
Bài viết: 874



« Trả lời #53 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2010, 06:53:18 pm »

Một lần nữa, Bác về thăm rất vội. Bác chỉ ở lại vài mươi phút rồi đi ngay. May mắn sao lần ấy có đồng chí nhiếp ảnh cùng đi với Bác chụp một tấm ảnh đúng lúc bốn bạn Tính, Thi, Tửu, Cúc còn nắm tay Bác.

Bao nhiêu kỷ niệm. Bao nhiêu nguồn vui. Hôm nay nỗi nhớ nỗi thương tiếc trào lên lồng ngực mỗi người. Mới đó, mới ngày nào đó thôi… Các cháu giơ bàn tay nhỏ nhắn để Bác đặt kẹo vào đã trở thành những xã viên tiên tiến, những cán bộ Đoàn tích cực, những đội viên thanh niên xung phong nơi tuyến lửa khu Bốn, những chiến sĩ pháo binh, và đặc biệt có Nguyễn Văn Đương là một chiến sĩ không quân Việt Nam. Chắc hẳn giữa những ngày đau thương này, các bạn ấy lội trên đồng lúa, gánh đá trên Trường Sơn, ngồi trên mâm pháo hay bay trên bầu trời Tổ quốc đều nhớ vị ngọt ngào của chiếc kẹo Bác cho và càng ghi sâu vào tâm khảm lời Bác dạy… Bốn bạn cùng chụp ảnh chung với Bác cũng lớn khôn rồi: Tính đi bộ đội, Thi đi thanh niên xung phong, Tửu và Cúc là đội viên du kích thôn đã từng tham gia trực chiến hồi máy bay Mỹ điên cuồng ném bom ở ngoại thành Hà Nội. Mọi người đã lớn, những tấm ảnh còn giữ lại trong nhà Bảo tang, tấm ảnh vẫn in rõ ảnh bốn cháu bé ngây thơ đứng dựa bên mình Bác ấm áp.

Bến đò Sú đã từng đưa Bác qua sông Hồng một sáng nào nay đã mầu mỡ phù sa, dâu xanh bát ngát, thuyền bè tấp nập. Ngồi trên mạn thuyền, bà con say sưa kể chuyện “Ông cụ” năm ấy mang khăn gói, dáng nhanh nhẹn… Và trên cánh đồng Phú Gia, cuộc đời tươi xanh mơn mởn mọc lên, những luống rau tươi non nhảy múa dưới ánh nắng mặt trời. Cánh đồng ấy, ngày xưa Bác từng qua. Để ghi lại kỷ niệm thiêng liêng đó, các xã viên hợp tác xã đề nghị đặt tên là “cánh đồng 19 tháng 5”. Và, bây giờ, để nhớ ơn Bác, chi đoàn thanh niên đào một con mương ngay giữa cánh đồng.

Suốt mấy ngày trời mưa rả rich. Các đoàn viên mang băng tang hai màu đen đỏ lên ngực như mang nỗi đau và mang lời Di huấn của Bác ra đào mương từ mờ sáng tận tối mịt bất chấp trời mưa. Một lá cờ tang cắm cao trên cồn đất. Lá cờ không rủ xuống, lá cờ vẫn bay lên như vẫy gọi, như giục giã những người con gái, những người con trai hãy xông lên, vượt mọi khó khăn, xây dựng cánh đồng, xây dựng làng xóm xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

NGUYỄN NGUYỆT LỆ

NGUYỄN HỮU CUNG

VŨ HẬU LUẬT
Logged

Điều vĩ đại chính là điều giản dị - Sức mạnh chân chính nằm trong sự dịu dàng
Trang: « 1 2 3 4 5 6   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM