Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:02:56 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Quân tình nguyện và Chuyên gia quân sự Việt Nam tại K  (Đọc 196072 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
kc135
Thành viên
*
Bài viết: 287


« Trả lời #150 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2013, 03:43:02 pm »

thưa bác daccong-tinhnhue
Theo ý của tôi. lực lợng HQĐB của ta đã chủ quan khi đánh sâu vào nội địa shihanuk vill mà thiếu sự yểm trợ của pháo tàu(hải yểm) không quân(không yểm).
Nế như lúc đổ bộ lên, ta gặp trục trặc thì phải lo cũng cố vị trí chiến đấu.Nếu địch lại gần thì phải cố sức chiến đấu kết hợp hải yểm và không yểm tối đa.
C130 của E 918 và F 5,A 37 của E 935,937 hoàn tòn đủ khả năng chi viện cho HQĐB.Nhưng rất tiếc là quá muộn.
Có lẻ cán bộ chỉ huy của ta không nghiên cứu tư liệu nước ngoài.nhất là trận đổ bộ Okinawa của đồng minh.
Do đó có thể khẳng định,do lần đầu tiên ta thực hiện tác chiến đổ bộ đường biển nên tổn thất lớn là điều không tránh khỏi.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #151 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2014, 05:02:46 pm »

35 NĂM NGÀY QUÂN TÌNH NGUYỆN VIỆT NAM GIÚP NHÂN DÂN CAMPUCHIA THOÁT KHỎI HỌA DIỆT CHỦNG

KỲ 1: TIẾN VỀ BIÊN GIỚI QUÉT SẠCH QUÂN DIỆT CHỦNG KHỎI TÂY NINH

QĐND Online - Sau giải phóng miền Nam, Trung đoàn 66, Sư đoàn 10, Quân đoàn 3 đóng quân ở thị xã Gia Nghĩa vừa huấn luyện, vừa truy quét bọn phản động Fulro. Đầu tháng 10-1977, trung đoàn được bổ sung nhiệm vụ chuẩn bị đánh địch bảo vệ vùng biên giới Tây Nam tỉnh Đắc Lắc, nay là tỉnh Đắc Nông. Đến giữa tháng 10 cùng năm, đơn vị lại nhận lệnh nhanh chóng cơ động về đội hình sư đoàn chiến đấu bảo vệ biên giới tỉnh Tây Ninh trước các cuộc tấn công khiêu khích của Khơ-me Đỏ.

Càng đi về phía biên giới Việt Nam – Campuchia, tội ác của Khơ-me Đỏ càng hiện rõ trước mắt chúng tôi. Nhà cửa, các công trình công cộng trong các thôn ấp đều bị đốt cháy; những cột nhà đen nhẻm trơ trọi vẫn còn đang bốc khói. Ruộng vườn của nhân dân cũng bị quân địch tàn phá tan hoang, cây cối gẫy đổ ngả nghiêng khô héo. Thi thể người và xác động vật bị giết bốc mùi nồng nặc dưới cái nắng gay gắt của mùa khô vùng biên giới.

Toàn bộ cầu cống ở khu vực giáp biên giới đều bị kẻ thù đánh sập. Trên các trục lộ và đường mòn, Khơ-me Đỏ tổ chức nhiều ổ phục kích, cài đặt các loại mìn chống tăng và bộ binh. Chúng còn sử dụng pháo binh và súng cối bắn vào các khu dân cư và nhiều mục tiêu khác.

Khác với công tác chuẩn bị đánh địch trong những năm kháng chiến chống Mỹ; trước đối tượng và thủ đoạn tác chiến mới của kẻ thù, đơn vị đã tìm ra cách đánh, vận dụng linh hoạt nhiều chiến thuật và biện pháp tác chiến để tiêu diệt địch; giành lại quyền kiểm soát tuyến biên giới, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân, hạn chế thương vong cho cán bộ và chiến sĩ trong đơn vị, cũng như đơn vị bạn đang làm nhiệm vụ trụ bám đánh địch trên địa bàn. Công tác tuyên truyền và giáo dục cần xây dựng ý chí vựơt qua khó khăn trong chiến đấu, khắc phục sự thiếu thốn về lương thực và nước uống, tinh thần đoàn kết, hiệp đồng và phối hợp tác chiến giữa các lực lượng. Đồng thời, các lực lượng còn phải thực hiện tốt chính sách dân vận và địch vận, tù và hàng binh, cũng như kỷ luật chiến trường trên nước ta và nước đối phương.

Sau thời gian ngắn làm công tác chuẩn bị, theo lệnh, Trung đoàn 66 được tăng cường xe tăng và thiết giáp, pháo binh và phòng không... nhận lệnh tiến công trên hướng chủ yếu Sư đoàn 10. Bắt đầu chiến dịch, Trung đoàn sử dụng một tiểu đoàn bộ binh cùng xe tăng và thiết giáp tiến công địch theo trục lộ 22; một tiểu đoàn bộ binh tăng cường vu hồi về hướng Đông vượt suối Ông Hùng, qua xã Tân Lập, tiến sát biên giới đánh vào phía sau quân địch. Lực lượng còn lại làm dự bị, sẵn sàng bước vào tác chiến khi có lệnh.


Trước sự khiêu khích và dã tâm xâm lược Việt Nam của Khơ-me Đỏ, quân đội ta đã buộc phải đánh trả bảo vệ chủ quyển. Ảnh minh họa.

Sau đợt hoả lực bắn phá mãnh liệt vào các trận địa địch, các đơn vị ta bắt đầu tiến công tiêu diệt lực lượng địch chốt giữ phía trước; đánh chiếm địa bàn có lợi để công binh tiến lên khắc phục vật cản, mở thông đường đưa xe tăng và thiết giáp vào đánh địch. Bằng sức mạnh tác chiến hiệp đồng binh chủng, bộ đội ta đã phát triển tiến công nhanh, chiếm lại các địa bàn bị quân địch tạm thời chiếm giữ. Phối hợp với lực lượng tiến công của trung đoàn, các đơn vị trụ bám chiến đấu trong lòng địch cũng nổ súng tiêu diệt quân thù.

Trước sức tiến công mạnh, đòn đánh bất ngờ, cách đánh hiểm cả phía trước, bên sườn và phía sau; phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng tiến công ở ngoài vào, lực lượng trụ bám bên trong đánh ra, quân địch nhanh chóng tan rã và tháo chạy. Sau khi truy kích tiêu diệt kẻ thù tới tận biên giới, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân Campuchia, đơn vị sử dụng hai tiểu đoàn phối hợp với Đồn Biên phòng Xa Mát, lực lượng vũ trang huyện Tân Biên, lập chốt chiến đấu bảo vệ biên giới. Các đơn vị còn lại truy quét tàn quân địch còn đang lẩn trốn.

Sau khi giải quyết địch tại địa bàn, đơn vị đã phối hợp các đơn vị thuộc Sư đoàn 320 tiêu diệt địch ở khu vực Lò Gò, Xóm Giữa, Đông sông Vàm Cỏ. Lực lượng vũ trang quân khu 7 và tỉnh Tây Ninh cũng tổ chức đánh địch ở hướng Đông.

Chỉ sau một ngày chiến đấu, ta đã quét sạch quân địch khỏi tuyến biên giới tỉnh Tây Ninh. “Tuy bị chết nhưng cái nết vẫn không chừa”, chưa đầy mười ngày sau bọn phản động Khơ-me Đỏ lại sử dụng từng toán lính nhỏ, lợi dụng đêm tối và khoảng trống giữa các chốt của ta, lén lút đưa quân sang đặt mìn, tổ chức phục kích trên các trục đường và nương rẫy gần biên giới, sát hại dân thường gây hoang mang lo lắng cho đồng bào ta. Trung đoàn lại phối hợp với chính quyền, xây dựng dân quân, huấn luyện tuần tra canh gác, phá gỡ các loại mìn, giữ vững sản xuất ổn định đời sống nhân dân vùng biên...

(còn nữa)

Thiếu tướng PGS TS BÙI THANH SƠN

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/35-nam-ngay-quan-tinh-nguyen-viet-nam-giup-nhan-dan-campuchia-thoat-khoi-hoa-diet-chung/ky-1-tien-ve-bien-gioi-quet-sach-quan-diet-chung-khoi-tay-ninh/278340.html
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Giêng, 2014, 08:26:38 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #152 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2014, 05:06:33 pm »

35 NĂM NGÀY QUÂN TÌNH NGUYỆN VIỆT NAM GIÚP NHÂN DÂN CAMPUCHIA THOÁT KHỎI HỌA DIỆT CHỦNG

KỲ 2: ĐÁNH ĐỊCH BẢO VỆ VỮNG CHẮC TUYẾN BIÊN GIỚI

QĐND Online - Sau đợt phản công tiêu diệt và quét sạch quân địch ra khỏi tuyến biên giới tỉnh Tây Ninh, Trung đoàn 66 phối hợp với Bộ đội Biên phòng, lực lượng vũ trang địa phương, vừa chốt giữ vừa cơ động đánh địch bảo vệ tuyến biên giới ở Đông trục lộ 22, từ cửa khẩu Xa Mát tới ngã ba công sự. Tuy bị đánh đau, lực lượng bị tổn thất lớn, nhưng tập đoàn phản động Pôn Pốt vẫn chưa từ bỏ âm mưu xâm chiếm lãnh thổ nước ta. Chúng liên tục tập trung quân mở nhiều đợt tiến công, sử dụng thủ đoạn bâu bám đánh nhiều trận cả ngày lẫn đêm, nhằm phá vỡ các chốt bảo vệ biên giới xâm chiếm lãnh thổ nước ta.

Nắm được quy luật hoạt động của địch, chỉ huy và cơ quan trung đoàn lập kế hoạch, lựa chọn phương án tác chiến tiêu diệt địch, bảo vệ vững chắc tuyến biên giới. Được sự chỉ đạo và chi viện hoả lực của sư đoàn, trung đoàn tổ chức nắm địch, tận dụng những khu rừng gần biên bí mật ém sẵn lực lượng. Lợi dụng đêm tối, bãi cỏ tranh và những lùm cây xanh, các mũi tiến công của ta bí mật tiếp cận tiến công vào bên sườn quân địch. Trong đêm tối quân địch cũng tập trung lực lượng, triển khai đội hình để tiến công vào những chốt quan trọng, chiếm giữ địa hình hiểm yếu của ta.


Những người dân vô tội bị giết hại bởi quân Pôn Pốt. Ảnh tư liệu.

Với cách đánh quen thuộc của mấy ngày trước, khi trời vừa sáng quân Pôn Pốt đã nổ súng đánh vào chốt ta. Trong lúc quân địch đang mải mê tập trung lực lượng đánh chiếm chốt ta, chúng bất ngờ bị hoả lực pháo binh của ta chế áp mạnh. Chi viện cho bộ binh đồng loạt tiến công. Bị đánh mạnh cả trước mặt và bên sườn, phần lớn quân địch bị tiêu diệt, số còn lại bỏ chạy về phía sau. Lực lượng địch rút chạy bị hoả lực pháo binh và súng cối của ta tiếp tục sát thương.

Bị thiệt hại nặng, biết không thể tiến công đánh bật các chốt của ta bằng đối đầu trực tiếp, quân Pôn Pốt thay đổi chiến thuật, tìm ra cách đánh mới với tham vọng sẽ sát thương được lực lượng của ta. Chúng sử dụng một bộ phận nhỏ để tiến công vào chốt, lực lượng còn lại “đào hầm độn thổ” bố trí ở hai bên, sẵn sàng đánh vào bên sườn các mũi tiến công hòng sát thương lực lượng ta. Tuy vậy, cách đánh mới của địch không thể lừa được lực lượng trinh sát và bộ binh của ta. Thông tin từ các đài quan sát và chốt báo về cho thấy, lực lượng địch tiến công không mạnh. Vì vậy, trung đoàn chỉ sử dụng hoả lực chi viện, động viên các chốt kiên cường trụ bám, đánh bại các đợt tiến công của địch. Tới gần trưa, không thấy bộ binh ta xuất hiện, quân địch buộc phải rời khỏi nơi “độn thổ” để cơ động tập trung lực lượng tiến công vào chốt của ta.

Tận dụng đội hình chiến đấu của địch lộ trên mặt đất, không có vật che khuất và che đỡ, ngay lập tức các trận địa pháo binh và súng cối của ta khai hoả, quân địch bị thương vong lớn phải rút chạy về phía sau.

Tuy lực lượng bị tổn thất, nhưng quân Pôn Pốt vẫn chưa từ bỏ ý đồ chiếm chốt. Chúng tập trung lực lượng, tìm ra cách đánh khác, để đánh lừa và sát thương lực lượng ta. Để ngăn chặn lực lượng ta tiến công vào bên sườn, quân Pôn Pôt cài đặt khá nhiều mìn chống xe tăng và bộ binh, bảo vệ các mũi tiến công về phía ta. Cách đánh mới của địch bước đầu đã phát huy hiệu quả. Khi bộ binh ta vận động tiến công vào bên sườn quân địch, vấp phải mìn, bộ đội thương vong không tiến lên được. Trước tình huống chiến đấu diễn ra ngày càng quyết liệt, nếu ta xử trí không nhanh và thiếu sáng tạo thì quân địch sẽ nhanh chóng đánh chiếm chốt của ta, gây tổn hại về lực lượng, ảnh hưởng đến tinh thần chiến đấu của bộ đội. Chỉ huy trung đoàn đã nhanh chóng hội ý và đi đến quyết định sử dụng hoả lực chế áp mạnh trong thời gian dài, không cho địch cơ động tập trung lực lượng để tiến công. Đồng thời, động viên bộ đội trên chốt kiên cường trụ bám, đánh địch giữ vững trận địa. Lực lượng cơ động nhanh chóng vòng tránh sâu về bên trái, để tiến công về phía sau đội hình quân địch. Sử dụng một bộ phận pháo binh, súng cối của trung và sư đoàn bắn phá kiềm chế các trận địa pháo cối của địch, bảo vệ bộ đội trong quá trình vận động tiến công. Sau thời gian ngắn bổ sung công tác tổ chức và hiệp đồng tác chiến, pháo binh và súng cối của ta đã phát huy sức mạnh, đánh trúng đội hình tiến công của địch, kiềm chế chặt các trận địa pháo binh của chúng, tạo điều kiện thuận lợi để bộ đội trên chốt, tiêu diệt và đánh tan các đợt tiến công của địch giữ vững trận địa. Lực lượng cơ động vòng tránh qua bãi mìn, đánh vào phía sau đội hình tiến công của chúng.

Sau hơn hai giờ chiến đấu, bộ đội ta đã tiêu diệt và đánh tan các mũi tiến công của địch. Bị đánh mạnh cả phía trước và phía sau, quân địch buộc phải rút chạy, bộ đội ta chuyển sang truy kích đánh sâu vào địa bàn đối phương, phá huỷ sở chỉ huy và căn cứ hậu cần của địch. Sau thời gian dài tập trung lực lượng mạnh, sử dụng nhiều chiến thuật, vận dụng nhiều cách đánh và thủ đoạn chiến đấu, tiến công trực tiếp vào các chốt của ta không thành công, quân địch lại thay đổi chiến thuật và cách đánh mới. Chúng sử dụng lực lượng nhỏ lẻ, lợi dụng đêm tối, tận dụng khoảng trống trong bố trí lực lượng để luồn sâu vào đất ta hòng làm suy yếu lực lượng, tạo thế để đánh bật các chốt của ta. Chúng tổ chức phục kích và cài đặt mìn trên các con đường mòn chi viện, vận chuyển và tiếp tế của ta lên chốt, nhằm sát thương lực lượng, cắt đứt đường vận chuyển, làm suy giảm sức mạnh và tinh thần chiến đấu của bộ đội, sau đó tập trung lực lượng tiến công đánh tan các chốt của ta. Âm mưu và thủ đoạn mới của địch bước đầu đã gây ra thương vong, cản trở tới các hoạt động chiến đấu và bảo đảm của ta. Ngay sau đó, các đơn vị đã tìm ra biện pháp khắc phục. Hằng ngày ta lập ra những tuyến đường mới, để vận chuyển và chi viện cho chốt. Ban đêm các đơn vị bí mật tổ chức lực lượng nhỏ, phục kích trên những đoạn đường dự đoán quân địch sẽ đi vào đặt mìn và phục kích lực lượng ta. Nhờ đó, lực lượng trên chốt được giữ vững. Các đơn vị lại tiêu diệt được địch, bắt được tù binh và thu được vũ khí, làm thất bại thủ đoạn tác chiến mới của chúng.

Ngăn chặn các hoạt động tác chiến của bộ đội ta không thành công, quân Pôn Pốt chuyển sang tìm cách giết hại và gây hoang mang cho người dân. Trong đêm chúng đưa các toán nhỏ sang bí mật cài đặt mìn trên các trục đường, ngoài nương rẫy, đốt nhà, bắn phá các phun ấp giết hại dân thường, phá hoại sản xuất. Các đơn vị trong trung đoàn đã phối hợp chặt chẽ với dân quân ở các phun ấp, tổ chức phục kích đánh địch bảo vệ tính mạng cũng như tài sản của nhân dân, làm cho tình cảm quân dân ngày thêm gắn bó. Để đảm bảo sự bình yên cho nhân dân vùng biên, thực hiện nhiệm vụ sư đoàn giao, toàn trung đoàn vừa đánh địch, vừa ra sức chuẩn bị cho đợt tiến công mới, đánh sâu sang căn cứ đối phương bảo vệ vững chắc biên cương Tổ quốc.

(còn nữa)

Thiếu tướng PGS TS Bùi Thanh Sơn

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/35-nam-ngay-quan-tinh-nguyen-viet-nam-giup-nhan-dan-campuchia-thoat-khoi-hoa-diet-chung/ky-2-danh-dich-bao-ve-vung-chac-tuyen-bien-gioi/281475.html
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Giêng, 2014, 08:29:14 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #153 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2014, 05:09:56 pm »

35 NĂM NGÀY QUÂN TÌNH NGUYỆN VIỆT NAM GIÚP NHÂN DÂN CAMPUCHIA THOÁT KHỎI HỌA DIỆT CHỦNG

KỲ 3: THỌC SÂU ĐÁNH ĐỊCH GIÚP BẠN MỞ RỘNG ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG

QĐND Online - Trước sự tàn sát đẫm máu của bọn diệt chủng Khơ-me đỏ đối với dân tộc Campuchia, và sự xâm phạm trắng trợn lãnh thổ nước ta của tập đoàn phản động Pôn Pốt, đầu tháng 12 năm 1977, những người yêu nước chân chính ở Campuchia đã anh dũng đứng lên lãnh đạo nhân dân vùng dậy đấu tranh, lật đổ chế độ diệt chủng.

Theo yêu cầu của Mặt trận đoàn kết dân tộc Campuchia, Quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với lực lượng vũ trang yêu nước mở cuộc tiến công tiêu diệt địch, giúp  bạn phát triển lực lượng, mở rộng địa bàn hoạt động.

Trung đoàn 66 được tăng cường tiểu đoàn xe tăng và thiết giáp, pháo binh, phòng không, công binh và ô tô vận tải làm nhiệm vụ thọc sâu đánh thẳng vào sở chỉ huy và hậu phương quân khu miền Đông của địch.

Sau hai ngày khẩn trương làm công tác tổ chức và hiệp đồng tác chiến, đúng 4 giờ sáng ngày 21- 12- 1977, đội hình chiến đấu thọc sâu của trung đoàn sẵn sàng bước vào tiến công địch. 5 giờ 30 phút, hoả lực của sư đoàn và quân đoàn bắt đầu bắn phá các mục tiêu của địch. 6 giờ sáng, các đơn vị trong sư đoàn nổ súng tiêu diệt địch, đánh chiếm địa bàn có lợi. 7 giờ, nhận lệnh của sư đoàn, toàn bộ đội hình thọc sâu của trung đoàn bắt đầu hành tiến, tiến công tiêu diệt địch. Phát hiện thấy lực lượng ta, Sư đoàn 4 của địch tổ chức ngăn chặn rất quyết liệt trên trục đường 22, từ Plong đến ngã ba đường số 7.


Tình cảm gắn bó giữa nhân dân Campuchia và bộ đội Việt Nam. Ảnh tư liệu

Trung đoàn ra lệnh cho tiểu đoàn bộ binh cùng xe tăng, thiết giáp, pháo binh và cao xạ nổ súng tiêu diệt địch, tiếp tục phát triển chiến đấu. Trước sức mạnh tiến công bằng tác chiến hiệp đồng binh chủng của ta, quân địch bị tiêu diệt, lực lượng còn lại bị đẩy ra xa hai bên, bộ đội ta nhanh chóng tiến lên đánh chiếm ngã ba đường 22 nối với đường 7, phát triển về phía Sở chỉ huy quân khu miền Đông của địch. Quân địch vội vã điều lực lượng phía sau ra ngăn chặn, chúng rải mìn chống tăng và bộ binh trên các trục đường. Phát hiện trên đường tiến quân có mìn, trung đoàn sử dụng hoả lực và bộ binh đánh địch, bảo vệ cho lực lượng công binh tiến lên khắc phục vật cản để phát triển tiến công. Thấy xe tăng và bộ binh ta tạm dừng, quân địch tổ chức lực lượng đánh vào hai bên sườn, nhằm ngăn chặn không cho bộ đội ta phát triển chiến đấu. Trung đoàn sử dụng hoả lực chi viện cho bộ binh và xe tăng tiêu diệt địch, đánh tan các đợt phản công của chúng, sẵn sàng tiến công.

Khi công binh khắc phục vật cản xong, bộ binh và xe tăng của ta nhanh chóng thọc sâu đánh thẳng vào sở chỉ huy của địch ở Bắc cao điểm 79, phía Tây Bắc Krếch. Quân địch dựa vào công sự và địa hình có lợi trên điểm cao để ngăn không cho xe tăng và bộ binh ta tiến vào. Trung đoàn đã tổ chức đợt hoả lực mạnh, bắn ngắm trực tiếp của xe tăng, pháo binh và phòng không đi cùng, chế áp ghìm đầu quân địch, chi viện cho bộ binh và xe tăng xung phong đánh chiếm Sở chỉ huy quân khu miền Đông.

Sau 30 phút tiến công, bộ binh và xe tăng ta đã tiêu diệt và đánh chiếm được sở chỉ huy của kẻ thù. Gần 10 giờ sáng, lực lượng tác chiến phía trước và lực lượng ngăn chặn của địch bị tiêu diệt, quân phản kích và sở chỉ huy của chúng cũng bị đánh tan. Lực lượng địch còn lại hoảng loạn tháo chạy về phía sau.

 Đánh chiếm được sở chỉ huy quân khu miền Đông của tập đoàn Pôn Pốt, trung đoàn đã nhanh chóng tổ chức lại đội hình chiến đấu, tiếp tục thọc sâu đánh chiếm căn cứ hậu phương mặt trận miền Đông của địch ở khu vực Đầm Be. Lực lượng mạnh của địch ở phía trước nhanh chóng bị đánh tan, lực lượng phía sau chống cự yếu ớt rồi rút chạy. Bộ binh và xe tăng ta chuyển sang truy kích tiêu diệt quân thù.

11 giờ ngày 21-12-1977, bộ binh và xe tăng ta đã làm chủ toàn bộ căn cứ hậu phương của địch. Trung đoàn phát triển tiến công sang Chông Chếch, bắt liên lạc với Mặt trận đoàn kết dân tộc Campuchia. Thấy bộ đội Việt Nam tiến sâu vào đất nước mình chỉ để tiêu diệt kẻ thù, không giết hại dân thường, đốt phá nhà cửa, cướp bóc của cải như bọn Pôn Pốt đã tuyên truyền, nhiều người dân đã trở về các phum, sóc để sinh sống, loại bỏ những sợ hãi ban đầu. Bộ đội Việt Nam còn cấp thuốc chữa chạy cho những người dân bị ốm đau, những người bị bọn Ăng Ca đánh đập. Sau thời gian ngắn, tình cảm giữa nhân dân Campuchia và bộ đội Việt Nam trở nên khăng khít. Họ gần gũi, bày tỏ tình cảm thân mật với bộ đội Việt Nam.

Thông qua phiên dịch, chúng tôi tuyên truyền, vạch rõ tội ác của bọn Khơ-me đỏ, khuyên người dân Campuchia nên đi theo mặt trận đoàn kết dân tộc, đứng lên đánh đổ tập đoàn phản động Pôn Pốt, cứu dân tộc thoát khỏi nạn diệt chủng; xây dựng đất nước hoà bình, thịnh vượng, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc hơn. Bộ đội Việt Nam tiến quân sang đất Campuchia chỉ nhằm trừng phạt kẻ thù, giúp đỡ mặt trận đoàn kết dân tộc. Việt Nam luôn tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân Campuchia và mong muốn xây dựng biên giới hoà bình và hữu nghị.

Trong lúc tình cảm quân dân 2 nước ngày càng gắn bó, thì chúng tôi nhận được mệnh lệnh rút quân về nước. Để đảm bảo cuộc rút quân của trung đoàn được an toàn, suốt chặng đường dài hơn 30km trên đất nước bạn, mọi công tác chuẩn bị của bộ đội diễn ra rất khẩn trương, nhưng vô cùng bí mật, quyết không cho kẻ thù nhận biết tổ chức phục kích, gây tổn thất cho các đơn vị.

Chỉ huy trung đoàn họp bàn để tìm ra phương án rút quân hợp lý và an toàn nhất. Trước giờ rút quân chúng tôi sử dụng bộ binh lùng sục, truy quét, tiến công đẩy địch ra xa. Tận dụng tiếng súng nổ và trời tối, một tiểu đoàn bộ binh cùng xe tăng, pháo binh và cao xạ lui quân trước, chỉ huy, cùng hai tiểu đoàn bộ binh lui quân sau. Đội hình từng khối khi rút quân cách nhau từ 300 đến 500 mét. Mỗi khối tổ chức ra lực lượng đi trước, lực lượng bảo vệ hai bên sườn và lực lượng bảo vệ phía sau. Quá trình rút quân các lực lượng phải tăng cường quan sát để kịp thời phát hiện quân địch bám theo và phục kích, sẵn sàng chuyển sang tiến công tiêu diệt. Do tổ chức rút quân chặt chẽ, lại giữ được bí mật, nên toàn đơn vị trở về nước an toàn, trung đoàn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Theo lệnh của sư đoàn, trung đoàn lại tiếp tục tổ chức chuẩn bị chiến đấu. Lực lượng bộ binh chiếm lĩnh trận địa, củng cố chốt bảo vệ đường biên, các đơn vị hoả lực vào chiếm lĩnh trận địa, lực lượng cơ động vào khu vị trí ém quân sẵn sàng đánh địch bảo vệ biên giới. Chỉ huy các cấp và cơ quan tổ chức rút kinh nghiệm sau đợt tiến cộng, để bổ sung kinh nghiệm tác chiến.    

(còn nữa)

Thiếu tướng PGS TS BÙI THANH SƠN

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/35-nam-ngay-quan-tinh-nguyen-viet-nam-giup-nhan-dan-campuchia-thoat-khoi-hoa-diet-chung/ky-3-thoc-sau-danh-dich-giup-ban-mo-rong-dia-ban-hoat-dong/281509.html
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Giêng, 2014, 08:34:14 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #154 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2014, 08:20:59 pm »

35 NĂM NGÀY QUÂN TÌNH NGUYỆN VIỆT NAM GIÚP NHÂN DÂN CAMPUCHIA THOÁT KHỎI HỌA DIỆT CHỦNG

KỲ 4: ĐƯA CHIẾN TRƯỜNG SANG ĐẤT ĐỐI PHƯƠNG, ĐÁNH ĐỊCH BẢO VỆ VỮNG CHẮC VÙNG BIÊN GIỚI

QĐND Online - Tuy bị đánh sâu đến tận hậu phương của quân khu miền Đông, lực lượng tác chiến phía trước bị tổn thất rất nặng, nhưng tập đoàn phản động Pôn Pốt vẫn chưa từ bỏ ý đồ xâm chiếm lãnh thổ nước ta. Sau thời gian bổ sung lực lượng và bố trí lại thế trận, quân địch sử dụng lực lượng nhỏ bí mật tập kích vào các chốt bảo vệ biên giới, luồn lách vào lãnh thổ cài mìn giết hại dân thường và bộ đội ta. Theo yêu cầu của Mặt trận đoàn kết dân tộc Campuchia, Quân đoàn 3 quyết định đưa chiến trường sang đất đối phương, đánh địch bảo vệ vững chắc vùng biên giới, hỗ trợ cho bạn phát triển lực lượng vũ trang, đẩy mạnh đánh địch.

Để giành quyền chủ động và tạo thế bất ngờ tiêu diệt địch, Sư đoàn 10 quyết định chuyển hướng tiến công về phía Đông, cách đường 22 hơn 10km. Trung đoàn 66 được giao nhiệm vụ tiến công trên hướng chủ yếu, phối hợp với các đơn vị bạn đánh chiếm khu vực phía Bắc đường số 7, từ Mi Mốt qua điểm cao 92 tới điểm cao 108, Phum Sâm, Krếch.


Quân tình nguyện Việt Nam và lực lượng cách mạng Campuchia đã sát cánh phối hợp đánh vào thủ đô Phnôm Pênh.

Sau thời gian làm công tác chuẩn bị, 5 giờ sáng ngày 7-2-1978, toàn trung đoàn bắt đầu tiến công địch. Phát hiện bộ binh và xe tăng của ta, quân địch dựa vào công sự và trận địa tổ chức chống cự. Bằng sức mạnh chiến đấu hiệp đồng binh chủng, bộ binh và xe tăng của ta đã tiêu diệt lực lượng địch phòng ngự phía trước, nhanh chóng thọc sâu đánh thẳng vào sở chỉ huy và lực lượng phòng ngự tuyến sau. Sau gần hai giờ chiến đấu, toàn bộ quân địch phòng ngự ở khu vực Mi Mốt và phía Bắc điểm cao 92 đã bị tiêu diệt. Thế trận phòng ngự của địch bị phá vỡ, trung đoàn đưa thê đội hai vào phát triển tiến công. Bị đánh từ bên sườn và phía sau, quân địch vừa chống cự vừa rút chạy. Lo sợ khu vực địa hình có lợi ở phía Bắc trục đường số 7 bị mất, mặt trận miền Đông của địch sử dụng lực lượng phía sau và xe tăng ra ngăn chặn. Phát hiện xe tăng và bộ binh địch, trung đoàn sử dụng tiểu đoàn bộ binh cùng đại đội tăng tiến công tiêu diệt địch ở điểm cao 62 án ngữ phía Nam đường số 7. Một tiểu đoàn bộ binh cùng đại đội xe tăng đánh chiếm địa hình có lợi ở phía Tây điểm cao 105. Thấy xe tăng và bộ binh phía sau tiến ra, quân địch ở cao điểm 62 ngoan cố chống cự, chúng tập trung hoả lực mạnh để ngăn chặn bộ binh và tiêu diệt xe tăng của ta. Trung đoàn sử dụng pháo binh đi cùng và pháo trên xe tăng bắn ngắn trực tiếp chi viện cho bộ binh tiêu diệt quân địch. Bị hoả lực ta bắn rất mạnh, từ địa hình trên cao, lại ở cự ly gần, công sự của địch bị phá huỷ, lực lượng bị tiêu diệt, số còn lại phải tháo chạy. Thấy bộ binh và xe tăng ta đánh mạnh, lực lượng ở điểm cao 62 rút chạy, bộ binh và xe tăng địch ra phản kích cũng quay đầu rút lui.

Thừa thắng, bộ binh và xe tăng ta chuyển sang truy kích quân địch, phát triển tiến công đánh chiếm Phun Sâm, ngã ba đường 7 và đường 22, phía Nam Krếch. Sau một ngày chiến đấu đầy căng thẳng và quyết liệt, bộ binh và xe tăng của ta đã tiêu diệt, làm tan dã toàn bộ lực lượng địch phòng ngự giữ các điểm cao trên đoạn đường 7; đập tan ý đồ quấy phá vùng biên giới nước ta của kẻ thù, tạo thế để lực lượng vũ trang bạn phát triển tiến công.

Tiêu diệt địch xong, Trung đoàn 66 nhận nhiệm vụ phòng ngự giữ cao điểm 105 và 108, đến Mi Mốt, thu hút lực lượng địch, tạo thế để lực lượng vũ trang của Mặt trận đoàn kết dân tộc tiến công vào sau lưng quân địch. Mất địa bàn quan trọng từ Mi Mốt đến điểm cao 105 và 108, đường chiến lược số 7 chi viện cho các tỉnh miền Đông của địch bị cắt đứt hoàn toàn. Quân địch liên tục tổ chức phản kích đánh chiếm lại. Sau gần hai mươi ngày chiến đấu, kẻ thù sử dụng nhiều chiến thuật và thủ đoạn tác chiến, như: Tiến công chính diện, rồi tập kích vào bên sườn, phục kích ở phía sau, luồn lách cài xen, bu bám đánh phá liên tục cả ngày lẫn đêm... Trung đoàn đã phải sử dụng cả vệ binh để xuất kích, tiêu diệt quân địch luồn lách cài xen.

Nhận thấy không thể đánh bật được các chốt của ta, quân địch thay đổi thủ đoạn tác chiến. Chúng tập trung lực lượng lớn hơn, dùng cách đánh hiệp đồng binh chủng để tiến công vào cao điểm 105. Ban đêm địch sử dụng xe cơ giới đưa thêm pháo binh vào chiếm lĩnh trận địa, vận chuyển gỗ làm thêm trụ cầu Phun Sâm, đưa xe tăng vào tiến công. Được sự chỉ đạo và chỉ huy của sư đoàn, trung đoàn gấp rút chuẩn bị kế hoạch và phương án tiêu diệt địch. Chỉ huy và cơ quan trung đoàn lên chốt động viên bộ đội phối hợp với công binh và vận tải củng cố vững chắc trận địa chiến đấu, bố trí thêm vật cản và tăng cường hoả lực sẵn sàng đánh địch. Sử dụng hai đại đội tăng và thiết giáp, cùng tiểu đoàn bộ binh bí mật ém sẵn ở Bắc cao điểm 105, sẵn sàng tiến công vào bên sườn quân địch.

Sau gần một tuần làm công tác chuẩn bị, quân địch ít tiến công vào các chốt của ta, tạo điều kiện thuận lợi để bộ đội tranh thủ củng cố công sự, bố trí lực lượng sẵn sàng đánh địch. 6 giờ ngày thứ 7, pháo binh địch bắt đầu bắn phá trận địa phòng ngự của ta, tập trung vào điểm cao 105. Ngay lập tức chúng bị pháo binh của sư đoàn đánh trả, hoả lực bắn thẳng của địch trực tiếp bắn phá các chốt chi viện cho bộ binh tiến công. Cùng lúc đó xe tăng của địch cũng xuất hiện, chúng tiến theo đường số 7 để đánh lên cao điểm 105. Trung đoàn bổ sung hiệp đồng, khi đội hình xe tăng địch qua cầu Phun Sâm, thì xe tăng và bộ binh ta mới xuất kích. Không thấy hoả lực ta ngăn chặn, xe tăng địch tiến rất nhanh. Khi đài quan sát báo cáo, chiếc xe tăng đi đầu của địch đã qua cầu Phun Sâm, trung đoàn thông báo để lực lượng cơ động chuẩn bị xuất kích đánh địch. Tiểu đoàn trưởng đã ra lệnh cho xe tăng và thiết giáp xuất kích. Phát hiện thấy xe tăng và bộ binh ta, xe tăng địch quay đầu tháo chạy, trung đoàn ra lệnh cho lực lượng cơ động chuyển sang truy kích. Một chiếc xe tăng địch bị bắn cháy ngay đầu cầu Phun Sâm, cản đường xe tăng ta không tiến lên được. Bộ binh và xe tăng chuyển sang tiêu diệt bộ binh địch đang rút chạy hai bên bờ và dưới lòng suối.

Qua hơn ba giờ chiến đấu, kẻ thù đã bị đánh thiệt hai rất nặng. Ngay đêm hôm đó quân địch tổ chức phá cầu Phun Sâm, ngăn chặn không cho bộ binh và xe tăng ta tiến công. Tập trung lực lượng đánh lớn và đánh vừa ở chính diện theo đường số 7 không thành, quân địch chuyển hướng tiến công lên phía Bắc, đánh vào bên sườn đội hình phòng ngự của sư đoàn. Một tiểu đoàn bộ binh của trung đoàn, cùng với xe tăng và thiết giáp đã chuyển sang làm nhiệm vụ cơ động, để phản kích khôi phục lại một số chốt cho các đơn vị bạn. Phòng ngự kiên cường, giữ vững địa bàn quan trọng ở Đông Nam tỉnh Công Pông Chàm, đã tạo ra thế có lợi để sư đoàn cùng các đơn vị trong quân đoàn chuyển sang tổng tiến công, phối hợp chặt chẽ với lực lượng vũ trang và nhân dân nước bạn tiêu diệt địch, lật đổ chế độ Pôn Pốt.

Thiếu tướng PGS TS BÙI THANH SƠN


http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/35-nam-ngay-quan-tinh-nguyen-viet-nam-giup-nhan-dan-campuchia-thoat-khoi-hoa-diet-chung/ky-4-dua-chien-truong-sang-dat-doi-phuong-danh-dich-bao-ve-vung-chac-vung-bien-gioi/281511.html
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Giêng, 2014, 08:35:50 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #155 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2014, 08:27:53 pm »

"KHÔNG CÓ SỰ GIÚP ĐỠ CỦA VIỆT NAM, CHÚNG TÔI SẼ CHẾT"

   
Hai cựu chiến binh Hồ Đại Đồng, Nguyễn Văn Vĩnh và một quân nhân Campuchia chào tượng đài tưởng niệm quân tình nguyện Việt Nam tại thủ đô Phnom Penh. Ảnh: Nguyễn Huy Minh (chụp cuối tháng 11 năm 2013)

Ngày 7.1.1979, lực lượng giải phóng Campuchia với sự giúp đỡ của bộ đội tình nguyện Việt Nam đã tiến vào Phnom Penh, quét sạch sào huyệt cuối cùng của chế độ Khmer Đỏ. Từ đó, dân chúng Campuchia được giải phóng hoàn toàn khỏi chính quyền diệt chủng tàn bạo vốn khiến gần 2 triệu người mất mạng. Hướng tới kỷ niệm 35 năm ngày chiến thắng Pol Pot (7.1.1979 - 7.1.2014), chuyên trang Hồ sơ sự kiện của Báo Lao Động xin trích giới thiệu phần “Vai trò của Việt Nam” trong cuốn sách “Hun Sen - nhân vật xuất chúng của Campuchia” (tác giả Harish C.Mehta và Julie B.Mehta - NXB Văn học) tới bạn đọc.

1. Với bảy con mắt của ông, người ta nói Hun Sen có thể nhìn thấy trước mọi nước cờ mà các kẻ thù của ông đang dự định thực hiện. Ông đã nói về các con mắt giả khác nhau bằng thủy tinh được Nhật và Liên Xô lắp cho ông sau khi ông bị mù mắt trái trong một trận chiến lớn ngay trước khi Phnom Penh bị thất thủ vào năm 1975: “Tôi có một con mắt Campuchia và sáu con mắt Nhật”.

Khi các lực lượng kết hợp của phong trào kháng chiến - Pol Pot, Sihanouk và Son Sann - lật đổ chính phủ Heng Samrin không thành công và là tiền thân của chính phủ sau này, chính quyền Hun Sen, phong trào ngày càng vỡ mộng và đã phải viện đến cách gọi tên nhỏ nhen, thậm chí là đê tiện, trong số những lời lẽ khác, như “tay sai của Việt Nam”, “bù nhìn”, “kẻ bị giật dây”, “kẻ phản bội” và “Hun Sen chột mắt”.

Ông bị chỉ trích là sự có mặt của bộ đội Việt Nam ở Campuchia là “sự chiếm đóng quân sự”. Những lời khẩu chiến được nói đi nói lại hàng trăm lần đã trở thành biệt ngữ ý thức hệ vốn che đậy đi các vấn đề thực sự của tội diệt chủng và cuộc nội chiến. Những từ này được dùng để chửi mắng những người giải phóng đất nước khỏi chế độ Khmer Đỏ giết người và rồi những lời lẽ ấy đã xức dầu tấn phong Khmer Đỏ lên làm đại diện hợp pháp của Campuchia tại Liên Hợp Quốc.

Phương Tây và hầu hết các nước Châu Á không cộng sản, đã ủng hộ Khmer Đỏ. Họ đã bưng bít tội diệt chủng và làm ngơ trước những tiếng kêu gào công lý bên trong Campuchia và sự đòi hỏi trừng phạt những kẻ gây ra tội ác. Các quốc gia này trở thành vô can với sự thịnh nộ này, họ không nằm trong tầm với của Campuchia. Phong trào kháng chiến đã biết nó có thể thao túng chỉ vì phương Tây và các nước Châu Á phi cộng sản vẫn tiếp tục giữ quan điểm không thay đổi. Điều này đã châm dầu thêm vào cơn tức giận của Hun Sen. Nhưng cơn thịnh nộ của ông đã tạm thời được kìm hãm bởi hy vọng một ngày nào đó Khmer Đỏ sẽ bị đưa ra công lý và sự thật được phơi bày.

Cảnh giác trước sự ủng hộ bất hợp lý và vô lương tâm cho Khmer Đỏ, Chính phủ Việt Nam đã quyết định để bộ đội tiếp tục ở lại Campuchia để đề phòng phe kháng chiến của Khmer Đỏ quay lại cướp chính quyền. Ngay từ đầu, Hun Sen đã biết câu trả lời cho hai câu hỏi độc địa: Kế hoạch của Chính phủ Việt Nam để quân ở lại Campuchia bao lâu? Có phải “sự chiếm đóng” đã là một phần của kế hoạch giải phóng đất nước này không?

Hun Sen nói: “Theo các cuộc thảo luận, chúng tôi đã có kế hoạch bộ đội Việt Nam tấn công và sau đó rút quân ngay vào năm 1979. Chính tôi đã nói với ông Lê Đức Thọ (Ủy viên Bộ Chính trị ĐCS Việt Nam) và những người khác rằng nếu họ rút quân và Pol Pot quay trở lại được thì càng nhiều người sẽ bị giết. Vào thời điểm đó, các lực lượng của Campuchia không đủ sức chống lại Pol Pot và chúng tôi cần thời gian để củng cố các lực lượng và nền kinh tế của mình”.

Không có sự giúp đỡ của Việt Nam, Chính phủ Phnom Penh sẽ không tồn tại. May mắn cho Hun Sen, Hà Nội không bao giờ chao đảo về sự ủng hộ của họ. Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch nói vào tháng 6 năm 1983 là quốc gia của ông sẽ chỉ rút các lực lượng vũ trang khỏi Campuchia sau khi đạt được sự dàn xếp chính trị giữa nước ông và Trung Quốc. Hiệp định đó sẽ bảo đảm là Trung Quốc ngừng viện trợ và trang bị vũ khí cho Khmer Đỏ và Việt Nam sẽ rút 14 vạn quân ra khỏi Campuchia. Thời gian đó, Hun Sen đang giữ một vai trò quan trọng là Bộ trưởng Ngoại giao, ông không muốn để bị cô lập trong hoàn cảnh khi Chính phủ Việt Nam rút các lực lượng của họ về, nhưng Trung Quốc vẫn tiếp tục cung cấp vũ khí cho Pol Pot.

Ông nói thêm: “Chính phủ Việt Nam không muốn để quân ở lại. Phía chúng tôi yêu cầu họ như thế. Sau đó chúng tôi đồng ý họ sẽ thử giảm bớt các lực lượng của họ vào năm 1982. Chính phủ Việt Nam giảm quân số, còn chúng tôi sẽ tăng lực lượng của mình lên. Ngay cả khi là một Bộ trưởng Ngoại giao, tôi vẫn can dự vào một chiến lược như thế. Tôi vẫn còn nhớ cuộc họp các bộ trưởng ngoại giao gồm Campuchia, Lào và Việt Nam ở Hà Nội vào năm 1985, chúng tôi đã đồng ý là các lực lượng bộ đội Việt Nam sẽ rút quân từ 10 tới 15 năm nữa. Nhưng do sự phát triển nhanh chóng của các lực lượng vũ trang Campuchia và các cuộc đàm phán (hòa bình) giữa ông Sihanouk và tôi, chúng tôi đã rút các lực lượng bộ đội Việt Nam sớm hơn”.

Nhưng sự lo ngại vẫn được lặp đi lặp lại là Việt Nam sẽ biến Campuchia thành thuộc địa. Một bản tin trên tờ Bangkor Post vào tháng 6 năm 1983 nói rằng Hà Nội xây dựng “các ngôi làng mở rộng” ở Campuchia, nơi cứ năm gia đình thì có một gia đình người Việt Nam. Trích dẫn “các tài liệu quân sự rất đáng tin cậy”, tờ báo ấy nói rằng các ngôi làng như vậy đã được dựng lên ở Battambang, Koh Kong và ở các tỉnh dọc biên giới của Campuchia với Việt Nam. Nó nêu ra là Việt Nam đang cố đạt 20% sự pha trộn người Việt Nam vào mọi cấp. Chính quyền trung ương Campuchia đang bị kiểm soát chặt chẽ bởi các chuyên gia Việt Nam được vào ở các cấp cao hơn trong chính quyền để giám sát và hướng dẫn các quan chức của chính phủ Phnom Penh .

Ba năm sau, vào tháng 5 năm 1986, Tân Hoa xã nói rằng Chính phủ Campuchia đã bị kèm phía sau bởi một ủy ban có bí số gồm các cố vấn và các chuyên gia Việt Nam, mà không có những người này chính phủ ấy không thể tồn tại chỉ một ngày. Họ cho biết Hà Nội đã thiết lập một “Ủy ban công tác Campuchia” có bí số 487, bộ phận ở hậu trường, không lộ diện cai trị đất nước ấy. Cơ quan thông tấn của Trung Quốc nói ủy ban này đã thao túng chính phủ Heng Samrin và quân đội thông qua các cố vấn của họ.

Hun Sen có đầu óc thực tế về sự cần thiết có bộ đội Việt Nam đóng quân trên đất Campuchia. Họ ở đó để chiến đấu và truy quét Khmer Đỏ. Họ không phải ở đó để trở thành kẻ đi chiếm thuộc địa.

Ông nói: “Không có sự giúp đỡ của Việt Nam, chúng tôi sẽ chết”.

2. Về phía Việt Nam đã tính lầm sự phản ứng của thế giới đối với cuộc phiêu lưu ở Campuchia. Họ dựa vào sự ủng hộ của các thế lực lớn để lật đổ chế độ diệt chủng, nhưng khi sự ủng hộ ấy chưa đi tới cùng, thì cộng đồng quốc tế đã vực dậy cho Khmer Đỏ hồi sinh và giúp phát triển các lực lượng kháng chiến. Hà Nội biết rằng mình đã bị lôi kéo vào cuộc xung đột dai dẳng và hao tiền tốn của. Trước đây kéo quân đi đánh, Việt Nam đã tăng số quân có mặt ở Campuchia lên đến từ 18 vạn tới 20 vạn quân.

Vào đầu thập niên 1980, “Kế hoạch Campuchia hóa” của Tướng Lê Đức Anh đã được thực hiện. Theo chuyên gia quốc phòng Australia Carl Thayer, kế hoạch này liên quan đến các cuộc tấn công vào các vị trí của phe kháng chiến Campuchia ở dọc biên giới theo kế hoạch năm giai đoạn có bí số “K-5” ( kế hoạch 5 năm). Trong toàn bộ kế hoạch, bao gồm bịt kín biên giới Campuchia với Thái Lan, tiêu diệt các chiến binh kháng chiến và xây dựng các lực lượng của Phnom Penh. Nó là một cuộc phiêu lưu tốn tiền, Hà Nội thừa nhận ''vở kịch Campuchia'' đã và đang làm tiêu tán tiền của và bắt đầu suy tính tìm đường lối để rút ra.

Một trong các biểu hiện sớm nhất cho thấy Việt Nam đã xem xét nghiêm túc về việc rút quân đã bắt nguồn từ một người bạn và đồng minh của Hun Sen - Thủ tướng Ấn Độ Rajiv Gandhi, người đã viếng thăm Việt Nam vào tháng 11 năm 1985. Rajiv đã xác nhận Hà Nội đồng ý rút quân khỏi Campuchia vào năm 1990 và ngay cả còn có thể thực hiện điều này sớm hơn. Dù sao đi nữa, việc rút quân đã bắt đầu thậm chí sớm hơn - vào năm 1982, khi Hà Nội chỉ đạo các đơn vị bộ đội rút quân hàng loạt; tuy nhiên, một số quan sát viên quân sự đã bác bỏ điều đó và cho rằng chỉ là sự thay quân. Mặc dù vậy, các quan sát viên bên ngoài thấy quân số của Việt Nam đã giảm từ 14 vạn quân vào năm 1987 xuống còn 10 vạn quân vào năm 1988 và cuối cùng còn 6 vạn quân vào năm 1989.

Việc rút quân của Việt Nam dường như có thể xảy ra khi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Liên Xô - ông Eduard Shevardnadze - phát biểu vào tháng 5 năm 1987 là mô hình của Liên Xô rút quân khỏi Afghanistan trong 22 tháng có thể trở thành mô hình để giải quyết cuộc xung đột của Campuchia. Lời phát biểu dứt khoát nhất đã phát xuất từ Hun Sen, ông đã tuyên bố ở Paris vào năm 1989 là dù vấn đề Campuchia có được giải quyết hay không, Việt Nam sẽ rút quân khỏi Campuchia vào tháng 9 năm 1989.

Ông nói: “Chúng tôi đã rút các lực lượng (Việt Nam) ngay cả trước khi hiệp định (hòa bình Paris) được ký (vào năm 1991)”.

Ông vẫn còn lo ngại là chính phủ của ông sẽ phải đối đầu với một thử thách lớn về khả năng tồn tại sau khi Việt Nam rút bộ đội về. Các nhà ngoại giao cho là Hun Sen sẽ không tồn tại được lâu và Khmer Đỏ sẽ tước lại quyền lực. Họ nói đùa là ông sẽ kéo dài thời gian cầm quyền chỉ bằng thời gian chiếc xe tăng của Khmer Đỏ chạy từ biên giới Thái Lan tới Phnom Penh .

Nhưng ông tin là đất nước ông sẽ ổn định sau lần rút quân cuối cùng của Việt Nam, vì đất nước này vẫn yên ổn sau 6 lần rút quân từng phần trước đây. Bản tường trình về việc rút quân từng phần của Việt Nam vào tháng 5 năm 1983, phóng viên Paul Anderson của tờ United Press International đã viết: “Sau khi chứng kiến sự bắt đầu rút quân Việt Nam khỏi Phnom Penh, các ký giả đã được quyền chọn lựa bay tới biên giới Việt Nam bằng các chuyến bay trực thăng với giá 220 đôla mỗi người hoặc đi bằng xe buýt để xem bộ đội đi qua biên giới. Chỉ chuyến bay đầu của hai chiếc trực thăng này đến kịp buổi lễ rút quân này. Các chuyến xe buýt bị mắc kẹt do tổ chức thiếu chu đáo đã khởi hành trễ. Chiếc trực thăng thứ hai cũng không cất cánh được do muốn chở được nhiều người. Vì háo hức có đồng tiền mạnh, Campuchia đã bán quá nhiều vé cho chiếc trực thăng thứ hai, đã khiến cho chuyến bay bị trì hoãn ở Phnom Penh, buổi lễ ấy đã kết thúc trước khi các ký giả này khởi hành”.

(còn tiếp)

Nguyễn Huy Minh (Tổng hợp)

http://laodong.com.vn/ho-so/khong-co-su-giup-do-cua-viet-nam-chung-toi-se-chet-171443.bld
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Giêng, 2014, 09:05:38 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #156 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2014, 10:28:11 pm »

"KHÔNG CÓ SỰ GIÚP ĐỠ CỦA VIỆT NAM, CHÚNG TÔI SẼ CHẾT" (tiếp theo)


Đài tưởng niệm quân tình nguyện Việt Nam tại thủ đô Phnom Penh.

3. Việc rút quân của Việt Nam vào tháng 9 năm 1989 đã trở thành một sự kiện truyền thông lớn với nhiều phóng viên hạ trại tại các công viên ở Phnom Penh, vì một số khách sạn đã hết phòng. Khi các tờ báo của họ phát hành có các hình ảnh bộ đội Việt Nam đang mỉm cười ngồi trên mui các xe tăng đang bắt đầu chuyển bánh, cho thấy bộ đội Việt Nam trở về thực sự phấn khởi, sau một thập niên họ đã đến Campuchia.

Có một số chuyên gia Việt Nam ở lại để cố vấn cho Campuchia? Hun Sen cho biết: “Đó là một ấn tượng sai lầm. Chúng tôi đã sẵn sàng tự lực. Các cố vấn quân sự, kinh tế và chính trị của Việt Nam đã rút về vào năm 1988 - một năm trước khi rút các lực lượng vũ trang Việt Nam”.

Bằng cách khéo đặt vấn đề xoáy vào trọng tâm, ông hỏi: “Tại sao chúng tôi thực hiện điều đó bằng cách như thế? Chúng tôi có thể hưởng lợi từ các đơn vị bộ đội Việt Nam, những người giúp chúng tôi chiến đấu, nhưng chúng tôi không thể dựa vào suy nghĩ của Việt Nam”.

Hun Sen hết sức lo lắng đã phải dừng lại ở Việt Nam trên đường tới vòng đàm phán hòa bình thứ hai với Sihanouk tại Saint Germain, Pháp vào tháng 2 năm 1988. Ông bày tỏ các mối bận tâm của mình với ông Nguyễn Văn Linh - Tổng Bí thư ĐCS Việt Nam, và họ đã nảy ra ý tưởng đưa các cố vấn về nước trước khi rút các lực lượng vũ trang. Các cố vấn Việt Nam đến Campuchia vào năm 1979, đã rút về nước trong giai đoạn từ tháng 6 tới tháng 8 năm 1988.

Nhưng theo phong trào kháng chiến Campuchia , khoảng 7 tới 8 vạn bộ đội Việt Nam đã ngụy trang là người Campuchia vẫn còn ở lại. Họ khẳng định là các cố vấn dân sự Việt Nam tiếp tục tham gia vào các bộ khác nhau ở Phnom Penh và các sĩ quan Campuchia được đưa sang Việt Nam đào tạo hơn hai năm.

Hun Sen nói: “Vai trò của các cố vấn Việt Nam cũng giống như các cố vấn nước ngoài (trong các đại sứ quán và trong các tổ chức nước ngoài), họ làm việc ở Campuchia suốt tới thập niên 1990. Tôi có cảm tưởng là các cố vấn nước ngoài này đã can thiệp vào các công việc nội bộ của Campuchia nhiều hơn hẳn so với các cố vấn Việt Nam. Các cố vấn Việt Nam chỉ đồng ý giúp chúng tôi ý kiến và để cho những người Campuchia chúng tôi tự đưa ra các quyết định”.

Giống như nhiều nhà lãnh đạo Châu Á, Hun Sen không thể chịu để cho các chính phủ phương Tây và các chuyên gia khu vực của họ lên lớp ông.

Ông nói: “Các cố vấn nước ngoài tới Campuchia - nếu chúng tôi không nghe họ - họ sẽ đe dọa cắt viện trợ chúng tôi. Các cố vấn nước ngoài đang làm những gì họ đã lên án Việt Nam. Họ đối xử giống như những người làm chủ Campuchia. Họ nói Việt Nam chiếm đóng Campuchia, nhưng trong thực tế, Việt Nam đã làm nhiều điều tốt cho chúng tôi. Việt Nam quảng đại với chúng tôi. Vai trò quan trọng nhất của Việt Nam là ngăn chặn chế độ Pol Pot quay trở lại. Còn về mặt chính trị thì do chính người Campuchia đưa ra các quyết định”.

Trước đấy họ để cho Việt Nam xây dựng một kho dự trữ vũ khí lớn cho chính phủ Phnom Penh; còn Liên Xô cung cấp hàng quân nhu. Tướng Vũ Xuân Vinh - Trưởng ban Quan hệ quốc tế của Bộ Quốc phòng Việt Nam - cho biết, Hà Nội đã khuyên Campuchia không nên phát động cuộc tấn công lớn vì làm như vậy sẽ tiêu hao nguồn cung cấp vũ khí; thay vì thế, hãy theo đuổi một chính sách tấn công quân kháng chiến chỉ khi nào bị tấn công.

Các quan sát viên quân đội của Liên Hợp Quốc đã khẳng định rằng lực lượng đặc biệt của Việt Nam tiếp tục hoạt động có giới hạn bên trong Campuchia. Họ nói, quân đội tinh nhuệ của Việt Nam được bố trí ở Seam Reap cho tới đầu năm 1992. Theo các bản tin của báo chí, quân đội Việt Nam đã kéo vào tỉnh Kampot vào tháng 3 năm 1991 để đẩy lùi cuộc tấn công của Khmer Đỏ. Richard Solomon - phụ tá Ngoại trưởng Mỹ - đã phát biểu tại một phiên họp của Thượng viện Mỹ vào tháng 4 năm 1991 rằng Việt Nam đã bố trí lại hàng ngàn cố vấn quân sự, vào khoảng 5.000 tới 10.000 người. Ông ta nói thêm, Việt Nam đã gửi các lực lượng của họ ra vào Campuchia để giải quyết các cam kết riêng.

Heng Samrin và Hun Sen đã bị buộc tội thiết lập hệ thống kinh tế kiểu cộng sản bằng cách tạo cho nhà nước chiếm đa phần trong nền kinh tế một cách không tương xứng, việc làm như vậy được xem là đã đi theo Việt Nam một cách mù quáng.

Hun Sen đã bày tỏ ý đối lập: “Các hệ thống kinh tế của Việt Nam và Campuchia khác nhau. Chúng tôi có một số cố vấn kinh tế Việt Nam, nhưng nền kinh tế của Campuchia khác với Việt Nam. Chúng tôi lắng nghe các ý kiến của họ (Việt Nam), nhưng chúng tôi đưa ra các quyết định của mình. Nhưng hiện nay, nếu chúng tôi không theo những gì họ (phương Tây) nói thì họ sẽ đe dọa cắt viện trợ hoặc đưa ra những lời phản đối kịch liệt trên báo chí”.

Người ta suy đoán rằng Việt Nam đã vận chuyển lấy đi nguồn tài nguyên thiên nhiên của Campuchia trị giá hàng triệu đôla và họ đã lấy gỗ be và caosu trong thời gian họ lưu lại kéo dài ở đất nước này. Hun Sen đã bác bỏ luận điệu đó.

Ông nói: “Điều đó không đúng. Mậu dịch giữa các quốc gia là chuyện bình thường. Việt Nam có thể mua gỗ be và caosu của Campuchia với giá tương đương như các nước khác đã mua loại hàng hóa này của chúng tôi”.

Việt Nam đã phải trả giá cho cuộc phiêu lưu ở Campuchia bằng máu. Sau khi rút các lực lượng của họ vào năm 1989, các quan chức Việt Nam đã đưa ra các bản báo cáo trái ngược nhau về sự tổn thất nhân mạng. Theo một bản ước tính, khoảng 40.000 tới 50.000 bộ đội Việt Nam đã bị tử trận hoặc bị thương ở Campuchia trong thời gian từ 1978-1988.

Một cuộc nghiên cứu đã được trình với Quốc hội ở Hà Nội cho biết, khoảng 67.000 quân Việt Nam đã bị chết hoặc bị thương trong chiến dịch 10 năm ở Campuchia. Các con số cao nhất được Thiếu tướng Nguyễn Văn Thái khẳng định, cho biết khoảng 55.300 bộ đội đã bị chết, 110.000 bị thương nặng và 55.000 bị thương nhẹ, tổng số thương vong trong chiến tranh là 220.300 người.

4. Chính phủ Phnom Penh đã cảm thấy mang nặng ơn nghĩa với Việt Nam. Tổng Bí thư Heng Samrin phát biểu trong bản báo cáo của ông với Đại hội Đảng Cách mạng Nhân dân Campuchia lần thứ năm vào tháng 10 năm 1985 là Campuchia phải tăng cường sự liên minh với Việt Nam, Lào và Liên Xô, vì một sự liên minh như vậy là một “quy luật” để đảm bảo sự thành công của cách mạng Campuchia. Heng Samrin đã cố gắng thay đổi não trạng của những người nghi ngờ sự có mặt của lực lượng bộ đội Việt Nam. Ông cố thuyết phục họ bỏ đi “chủ nghĩa sôvanh thiển cận” là xâm phạm đến tình hữu nghị giữa Campuchia và Việt Nam.

Nhưng nhiều người Campuchia biểu lộ cảm xúc không thiện cảm và chán ghét khi chính phủ chứng tỏ quyền lực của họ. Các bộ và cục được lãnh đạo bởi các quan chức Campuchia và Việt Nam. Khi sự oán ghét lên cao vào năm 1985, dân chúng đã nói thẳng việc ép buộc phải nhập ngũ vào quân đội Campuchia theo luật định là do Việt Nam. Tuy nhiên, dù những người dân Campuchia hay chỉ trích nhất cũng hiểu được rằng chính các chuyên gia của Hà Nội là những người đã giúp xây dựng lại hệ thống giáo dục vốn đã bị Khmer Đỏ phá hủy hoàn toàn.

Kiểu môtýp chống Việt Nam vẫn còn như cái bóng đen đào sâu thêm sự ngờ vực giữa hai quốc gia.

 
Nguyễn Huy Minh (Tổng hợp)

http://laodong.com.vn/ho-so/khong-co-su-giup-do-cua-viet-nam-chung-toi-se-chet-171443.bld
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Giêng, 2014, 09:06:09 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #157 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2014, 09:04:28 pm »

35 NĂM NGÀY QUÂN TÌNH NGUYỆN VIỆT NAM GIÚP NHÂN DÂN CAMPUCHIA THOÁT KHỎI HỌA DIỆT CHỦNG

KỲ CUỐI: TỔNG TIẾN CÔNG GIẢI PHÓNG VÙNG ĐÔNG SÔNG MÊ KÔNG, TẠO THẾ ĐÁNH VÀO PHNÔM PÊNH

Sau khi bàn giao toàn bộ trận địa phòng ngự cho đơn vị bạn, toàn trung đoàn rút về tuyến sau rút kinh nghiệm sau hai năm chiến đấu, bổ sung lực lượng chuẩn bị tác chiến. Giữa tháng 12, sư đoàn chính thức giao Trung đoàn 66 được tăng cường xe tăng, pháo binh, phòng không và công binh... tiến công trên hướng chủ yếu, tiêu diệt địch ở khu vực Đông Bắc Xtưng, thọc sâu đánh chiếm Sở chỉ huy Quân khu miền Đông và Mặt trận đường số 7 ở Mô Lu, phát triển đánh chiếm Suông, Chúp. Phát hiện quân đội ta và lực lượng vũ trang của Mặt trận đoàn kết chuẩn bị đánh lớn trên toàn chiến trường, tập đoàn Pôn Pốt ra lệnh cho quân đội tăng cường lùng sục, tổ chức phục kích trên các trục đường mà bộ binh và xe tăng ta có thể tiến công. Cuối tháng 12, đoàn cán bộ và trinh sát của sư đoàn, trung đoàn bị quân địch phục kích khi đang thực hiện nhiệm vụ nắm địch và nghiên cứu địa hình. Tình huống đó cho thấy, hướng tiến công của trung đoàn đã bị lộ, quân địch sẽ tăng cường lực lượng, tổ chức phòng ngự bịt chặt các con đường, không cho xe tăng, pháo binh và phòng không của ta tiến công.

Thời gian chuẩn bị để chuyển hướng tiến công không còn, thấy rõ khó khăn của trung đoàn, chính ủy và cơ quan sư đoàn xuống tận sở chỉ huy, cùng cán bộ trung đoàn và cơ quan thảo luận để tìm ra phương án khắc phục, đồng thời động viên bộ đội chiến đấu. Đêm 30-12, chỉ huy trung đoàn và tiểu đoàn, cùng trinh sát tổ chức ba mũi nắm địch. Một mũi, có đại đội bộ binh đi cùng để sẵn sàng chi viện cho công binh dò mìn, bảo đảm cho xe tăng và pháo binh vào tiến công, bám ở khu vực nơi xảy ra trận đánh địch phục kích. Một mũi vòng lên phía bắc. Mũi còn lại lùi xuống phía Nam.

Mặc dù đêm tối, cán bộ và trinh sát vẫn miệt mài điều tra địch. Quá nửa đêm chúng tôi đã tìm ra khoảng trống trong bố trí đội hình phòng ngự của chúng, bí mật đưa bộ đội luồn sâu vào bên sườn quân địch gần 1km. Rạng sáng ngày 31-12, trên hướng đường chuẩn bị đưa xe tăng và pháo binh vào tiến công, quân địch phát hiện thấy lực lượng ta. Chúng nổ súng, đại đội bộ binh và hỏa lực đi cùng tiến công tiêu diệt địch. Trong lúc quân địch đang tập trung lực lượng để đối phó ở chính diện, thì bất ngờ bị lực lượng ta từ bên sườn và phía sau đánh tạt sang, chúng hoảng loạn rút chạy. Công binh nhanh chóng khắc phục vật cản, trung đoàn đưa ngay bộ binh, xe tăng và pháo binh đi cùng vào phát triển tiến công.

Quân tình nguyện Việt Nam tiến vào Thủ đô Phnôm Pênh. Ảnh: wikipedia.org.

Phát hiện lực lượng ta tiến công bằng sức mạnh hiệp đồng binh chủng, uy hiếp trực tiếp đến sở chỉ huy sư đoàn, sở chỉ huy mặt trận đường 7 và tiền phương quân khu miền Đông, quân địch sử dụng hỏa lực pháo binh bắn mạnh vào đội hình chiến đấu của trung đoàn, chi viện cho lực lượng phía sau ra phản kích, ngăn chặn rất quyết liệt. Lực lượng bộ binh và xe tăng ta đi đầu bị thương vong không tiến lên được.

Trước tình hình đó, sở chỉ huy nhẹ của trung đoàn vượt lên phía trước nắm địch, tổ chức lại đội hình chiến đấu. Trung đoàn đề nghị sư đoàn và quân đoàn kiềm chế pháo binh địch. Sau 20 phút tổ chức, trung đoàn hình thành hai mũi tiến công: Một mũi cùng xe tăng phối hợp với Sư đoàn 302 của Quân khu 7 đánh ra đường số 7 để tăng cường cho quân đoàn hình thành thế bao vây quân địch; một mũi cùng xe tăng đánh thẳng vào sở chỉ huy của sư đoàn địch ở điểm cao 45.

Đúng lúc đó, không quân và pháo binh ta, đánh phá sở chỉ huy mặt trận và tiền phương quân khu, trận địa pháo binh địch, tạo thuận lợi để trung đoàn phát triển tiến công. 11 giờ, một mũi tiến công của trung đoàn đã đánh ra đường số 7, phát triển tiêu diệt địch ở Chrum, Tà Hiên, Suông, bắt liên lạc với Sư đoàn 320, chốt chặn trục đường 7 không cho địch rút chạy. Mũi thứ hai tiêu diệt sở chỉ huy sư đoàn địch, đánh chiếm sân bay Krếch. Quân địch ngoan cố chống cự, xe tăng và bộ binh ta phải đột phá nhiều lần. Đến gần 3 giờ chiều, trận đánh mới kết thúc.

Ngay chiều hôm đó trung đoàn nhận lệnh của sư đoàn chuẩn bị tiến công, hiệp đồng với đơn vị bạn đánh chiếm sở chỉ huy mặt trận đường 7 và tiền phương mặt trận miền Đông của địch. Tối hôm đó, trung đoàn đang làm công tác chuẩn bị chiến đấu, thì bất ngờ quân địch và sở chỉ huy của chúng ở trong vòng vây rút chạy. Xe tăng và pháo binh của địch lợi dụng đêm tối, đi theo đường xe tăng ta tiến công để thoát ra. Xe tăng địch chạy qua đội hình hành quân vào triển khai tiến công của Trung đoàn 28, tiến vào đội hình chiến đấu của trung đoàn. Đại đội DKZ bố trí hai bên đường, tưởng lầm là xe tăng ta nên không bắn. Khi nhận được lệnh, thì chiếc xe tăng đi đầu của địch đã chạy vào đến sở chỉ huy, vừa đi vừa bắn sang hai bên. Chiếc xe địch lập tức bị trung đội xe tăng dự bị của ta tiến ra chặn đứng, vệ binh và thông tin ở sở chỉ huy nhảy lên bắt sống địch. Chiếc tăng thứ hai bị đại đội DKZ tiêu diệt, một số chiếc bị Trung đoàn 28 bắn cháy. Số xe tăng và xe kéo pháo của địch còn lại, băng qua cánh đồng để chạy ra đường số 7. Tốp đi đầu bị lực lượng chốt chặn của trung đoàn ở Tà Hiên và Suông tiêu diệt. Liên tục bị chặn đánh ở nhiều tầng, quân địch hoảng sợ vứt toàn bộ xe pháo ở ngoài cánh đồng, bỏ chạy thoát thân. Bộ binh địch vòng qua thị trấn Suông, về tới Chúp lại bị Sư đoàn 320 tiêu diệt. Toàn trung đoàn cả đêm vừa đánh địch, vừa làm công tác chuẩn bị chiến đấu tiếp theo. Đến 6 giờ sáng hôm sau, một tiểu đoàn bộ binh của trung đoàn cùng với xe tăng, phối hợp với đơn vị bạn tiến công tiêu diệt sở chỉ huy mặt trận đường 7 và sở chỉ huy tiền phương của quân khu miền Đông ở phía Nam Suông. 11 giờ ngày 1-1-1979, toàn bộ quân địch đã bị tiêu diệt, địa bàn quan trọng ở vùng Đông sông Mê Kông được giải phóng, tạo điều kiện thuận lợi để Sư đoàn 320 vượt sông giải phóng thị xã Công Pông Chàm.

Giải phóng toàn bộ tỉnh Công Pông Chàm, Sư đoàn 10 của Quân đoàn 3, đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị và lực lượng vũ trang của bạn, tiến công vào Thủ đô Phnôm Pênh theo trục đường số 6, lật đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt. Thê đội 1, Trung đoàn 28 và xe tăng đã nhanh chóng tiêu diệt quân địch phòng ngự ở tuyến ngoài, vượt sông Tôn Lê Sáp, thọc sâu đánh thẳng vào Hoàng cung và Bộ Tổng tham mưu quân đội Pôn Pốt. Khi sở chỉ huy và lực lượng đi đầu của Trung đoàn 66 vào đến Phnôm Pênh, thì quân địch kẻ đã bị tiêu diệt, kẻ rút chạy. Theo lệnh của sư đoàn, trung đoàn chuyển sang đánh địch, cùng các đơn vị bạn giải phóng các tỉnh trên trục đường số 6.

Thiếu tướng PGS TS BÙI THANH SƠN

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/35-nam-ngay-quan-tinh-nguyen-viet-nam-giup-nhan-dan-campuchia-thoat-khoi-hoa
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #158 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2014, 09:11:55 am »

phim tài liệu của ina -pháp

1977

http://www.ina.fr/video/CAA7700289601/armee-vietnam-video.html


1979

http://www.ina.fr/video/VDD06001681/se-souvenir-pour-toujours-de-la-solidarite-des-combattants-video.html


1983
http://www.ina.fr/video/CAB8300392701/retrait-troupes-vietnamiennes-du-cambodge-video.html

http://www.ina.fr/video/CAB8300789101/cambodge-le-depart-des-bodois-video.html

1985 Phnom Penh aujourd'hui - có 1 số bạn
http://www.ina.fr/video/CAB8501236001/phnom-penh-aujourd-hui-video.html

Dossier Vietnam Cambodge
http://www.ina.fr/video/DVC8508014001/dossier-vietnam-cambodge-video.html

1989- quân tình nguyện vn


http://www.ina.fr/video/CAB89040666/cambodge-video.html
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Giêng, 2014, 11:00:41 am gửi bởi vietkieu_cuuquocquan » Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #159 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2014, 10:10:13 am »

35 NĂM NGÀY QUÂN TÌNH NGUYỆN VIỆT NAM GIÚP NHÂN DÂN CAMPUCHIA THOÁT KHỎI HỌA DIỆT CHỦNG

KỲ 1: NHỮNG KẺ PHẢN BỘI

LTS: Thế kỷ 20 đã chứng kiến một sự kiện nhân đạo và chính nghĩa hiếm có: Quân đội và nhân dân Việt Nam cứu nhân dân Cam-pu-chia anh em thoát khỏi họa diệt chủng, thực hiện hồi sinh một dân tộc. Nhân dịp kỷ niệm sự kiện ý nghĩa này, Báo Quân đội nhân dân xin giới thiệu loạt bài của Đại tá Lê Liên, nguyên phóng viên của báo, đồng thời cũng là một cựu chuyên gia Quân tình nguyện Việt Nam tham gia giúp đỡ Cam-pu-chia, để độc giả có cái nhìn chân thực về ngày 7-1-1979.

Tháng 2-1963, tại đại hội lần thứ hai của Đảng Công nhân Cam-pu-chia (trước tên là Đảng Nhân dân Cách mạng Cam-pu-chia), Pôn Pốt được chọn kế vị đồng chí Tu Sa-mút, đã bị sát hại trước đó, trở thành Tổng Bí thư của đảng. Từ đây, việc tiếm quyền trong đảng của Pôn Pốt hoàn tất. Tháng 7-1963, Pôn Pốt và hầu hết thành viên ủy ban trung ương rời Phnôm Pênh để thành lập một căn cứ tại tỉnh Ra-ta-na-ki-ri phía Đông Bắc Cam-pu-chia. Pôn Pốt và đồng bọn trung thành từ nhóm sinh viên tại Pa-ri nắm quyền kiểm soát Trung ương đảng, loại bỏ các cựu binh lớn tuổi, những người tích cực ủng hộ sự nghiệp cách mạng ở cả ba nước trên bán đảo Đông Dương. Tháng 9-1966, chúng bí mật đổi tên đảng thành Đảng Cộng sản Cam-pu-chia, những đảng viên cấp thấp của đảng không được thông báo về điều này và các đảng viên cũng không biết cho tới nhiều năm sau. Trong rừng rậm Cam-pu-chia, chúng bắt đầu thực hiện những mưu đồ mang nặng chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, cực đoan.

Quyền lực tối cao trong tập đoàn phản động ở Cam-pu-chia tập trung hầu hết vào 5 tên: "anh Cả" Pôn Pốt (Sa-lốt Sa), Tổng Bí thư từ năm 1963 tới khi chết; "anh Hai" Nuôn Chia (Long Bun-ruốt), "cánh tay phải" của Pôn Pốt; "anh Ba" Iêng Xa-ri, anh em đồng hao của Pôn Pốt; “anh Tư" Khiêu Xam-phon; "anh Năm" Tà Mốc (Chờ-hít Chờ-hun).


Pôn Pốt (đi đầu) khi thành lập lực lượng Khơ-me Đỏ. Ảnh tư liệu.

Pôn Pốt sinh năm 1928 tại tỉnh Kông-pông Thom. Năm 1953, y tham gia Mặt trận Việt Minh, nhưng không chú trọng đến công việc chung, chỉ mưu đồ chia rẽ nội bộ, tranh quyền lãnh đạo trong Đảng Nhân dân Cách mạng Cam-pu-chia. Ngày 17-4-1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc ở Cam-pu-chia. Tập đoàn phản động do Pôn Pốt đứng đầu lập nên nhà nước Cam-pu-chia Dân chủ. Ngày 20-5-1975, Thường vụ Trung ương đảng Pôn Pốt họp quyết định 3 chủ trương lớn: Làm trong sạch nội bộ nhân dân; xác định Việt Nam là kẻ thù số 1, là kẻ thù truyền kiếp; xây dựng xã hội mới của Cam-pu-chia không chợ, không tiền, không trường học, không đô thị, không trí thức, không tôn giáo… Ngày 1-2-1978, y nói rõ trong Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương đảng của y: “Chiến tranh giữa ta và Việt Nam là lâu dài, có tính chất gặm nhấm, ta không đánh nó trước thì sẽ không thắng… Chỉ cần mỗi ngày diệt vài chục, mỗi tháng diệt vài ngàn, mỗi năm diệt vài ba vạn thì có thể đánh 10-15-20 năm. Thực hiện 1 diệt 30, hy sinh 2 triệu người Cam-pu-chia để tiêu diệt 60 triệu người Việt Nam. Phải đưa chiến tranh sang đất nó”.

Nuôn Chia sinh năm 1926 tại tỉnh Bát-tam-bang, là một người gốc Hoa. Khi tập đoàn Pôn Pốt thành lập Cam-pu-chia Dân chủ, y được người Cam-pu-chia biết đến với tên gọi "anh Hai", “nhà tư tưởng” thiết kế mô hình nhà nước, đồng thời là nhà đạo diễn “cánh đồng chết”. Nuôn Chia được Pôn Pốt giao phụ trách công tác đảng và an ninh quốc gia từ năm 1960 khi y giữ chức Phó tổng Bí thư Trung ương đảng. An ninh quốc gia ở đây chủ yếu là trừ khử những “thành phần chống phá cách mạng trong và ngoài đảng”. Khi tập đoàn Pôn Pốt giành được chính quyền năm 1975, Nuôn Chia được làm Chủ tịch Quốc hội, có lúc làm Thủ tướng trong một tháng khi Pôn Pốt tạm nghỉ. Chính Nuôn Chia trực tiếp chỉ đạo quản tù tra tấn và hành quyết những cán bộ bị tình nghi chống lại Pôn Pốt bị giam cầm ở nhà tù Tuôl Sleng.

Iêng Xa-ri sinh năm 1925 tại tỉnh Trà Vinh, Việt Nam. Năm 1957, y tham gia Đảng Nhân dân Cách mạng Cam-pu-chia, giữ các chức vụ chủ chốt trong Thành ủy Phnôm Pênh và Trung ương Đảng. Năm 1963, Iêng Xa-ri được chỉ định vào Bộ Chính trị giữ vị trí thứ tư trong đảng đã đổi tên. Từ năm 1970 đến 1975, y là "cố vấn đặc biệt" bên cạnh Quốc vương Nô-rô-đôm Xi-ha-núc khi ở Bắc Kinh. Sau ngày 17-4-1975, Iêng Xa-ri giữ chức Phó thủ tướng phụ trách đối ngoại trong chính phủ Cam-pu-chia Dân chủ, cùng với Pôn Pốt, Iêng Xa-ri đã gây ra nạn diệt chủng khủng khiếp đối với nhân dân Cam-pu-chia.

Khiêu Xam-phon sinh năm 1931, trong một gia đình nông dân, cha là người Khơ-me, mẹ người Hoa. Sau cuộc đảo chính tháng 3-1970, y tuyên bố ủng hộ Mặt trận Thống nhất Dân tộc Cam-pu-chia do Hoàng thân Nô-rô-đôm Xi-ha-núc đứng đầu, được cử làm Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang giải phóng trong Chính phủ Vương quốc đoàn kết dân tộc Cam-pu-chia do Pen Nút làm Thủ tướng. Năm 1976, y là Chủ tịch Đoàn chủ tịch Nhà nước Cam-pu-chia Dân chủ. Khiêu Xam-phon được coi là kiến trúc sư của Cam-pu-chia Dân chủ.

Tà Mốc, tên thật là Chơ-hít Chờ-hun, sinh năm 1926 trong một gia đình nông dân tại tỉnh Ta-keo, miền Nam Cam-pu-chia. Trước năm 1975, y là ủy viên Quân ủy Trung ương, thường vụ Trung ương Đảng của tập đoàn phản động Pôn Pốt. Tháng 7-1975, Pôn Pốt triệu tập đại hội các bí thư khu ủy để thống nhất quân đội và phân định lại ranh giới. Cam-pu-chia được chia ra làm 7 khu và Tà Mốc phụ trách khu Tây Nam. Năm 1977, Tà Mốc lên nắm chức vụ Tổng Tư lệnh quân đội và đóng vai trò chủ đạo trong một loạt vụ thanh trừng và gây ra nhiều vụ thảm sát. Là “anh Năm” trong lực lượng Pôn Pốt, Tà Mốc đóng vai trò quan trọng trong nạn diệt chủng khiến hàng triệu người chết.

Đối với Việt Nam, tập đoàn phản động do Pôn Pốt đứng đầu đã có những biểu hiện phản bội ngay khi hai nước đang tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Từ cuối năm 1971 đã có những cuộc đụng độ giữa lực lượng vũ trang của bọn Pôn Pốt với Quân tình nguyện Việt Nam. Rất nhiều kho vũ khí của ta bị quân của Pôn Pốt đến lấy trộm, nhiều cán bộ, chiến sĩ đi công tác lẻ, hoặc đơn vị nhỏ đi công tác sâu trong đất Cam-pu-chia, bị chúng bí mật thủ tiêu. Đến cuối năm 1972, chúng yêu cầu Quân tình nguyện Việt Nam ở các vùng, các địa phương Cam-pu-chia rút hết về nước. Đến cuối năm 1973, quân ta về nước hết. Năm 1975, khi Việt Nam vừa thống nhất đất nước, bè lũ Pôn Pốt đã cho quân tiến công đánh sang các đảo, biên giới đất liền Tây Nam đất nước ta. Ngày 3-5-1975, quân Pôn Pốt đổ bộ lên đảo Phú Quốc và đã bị quân và dân ta trừng trị đích đáng, buộc phải rút chạy. Ngày 10-5-1975, quân Pôn Pốt lại đánh chiếm đảo Thổ Chu, bắt đi và thủ tiêu 500 dân thường. Những tháng ngày sau đó, chúng tiếp tục mở rộng chiến tranh xâm lấn ra trên toàn tuyến biên giới Tây Nam của ta.

(Còn nữa)


LÊ LIÊN

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/35-nam-ngay-quan-tinh-nguyen-viet-nam-giup-nhan-dan-campuchia-thoat-khoi-hoa-diet-chung/ky-1-nhung-ke-phan-boi/280598.html
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Giêng, 2014, 10:29:46 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM